Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phương Pháp Giảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.01 KB, 13 trang )

MÔN: LÝ LUẬN GIẢNG DẠY MÔN VĂN
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG
BÀI THUYẾT TRÌNH: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG BÌNH
I.

Khái quát:
Nội dung phong phú của tri thức văn học với tính chất là một mơn nghệ
thuật ngơn từ,  địi hỏi phải có những phương pháp  đặc thù, đa dạng để
học sinh lĩnh hội tri thức một cách vững chắc đáp ứng sự phát triển về thẩm
mĩ, đạo đức, trí tuệ. Để cảm thụ sâu sắc một tác phẩm văn chương,  để giờ
văn mang đậm chất văn chương thì giáo viên không chỉ nêu câu hỏi,  không
chỉ đàm thoại,  mở vấn đề mà còn phải hướng dẫn học sinh biết cách nhận
xét, đánh giá bình phẩm tác phẩm văn học. Có nghĩa là giáo viên phải chú ý
tới phương pháp giảng bình trong giờ văn.
 Giảng bình là một phương pháp giảng dạy quen thuộc trong hệ thống
phương pháp dạy học văn chương truyền thống .Truyền thống giảng bình
trong đời sống văn hoá dân tộc ta đã trở thành một truyền thống tốt đẹp .
Thời xưa các cụ vẫn thường bình theo lối xướng hoạ, các sĩ tử tập trung lại
các văn miếu để bình. Dạy văn chú ý tới giảng bình là để tiếp tục phát huy
truyền thống bình văn của ơng cha ta từ xưa. Mặt khác có giảng bình thì
mới làm cho học sinh có tâm hồn trong sáng hơn,  ni dưỡng tâm hồn
nhuần nhị để học sinh có hứng thú tao nhã đó.
1. Khái niệm:
 Giảng: thiên về giảng giải, phân tích, làm sáng rõ các ngữ liệu bằng kiến
thức của cá nhân hướng đến một đối tượng cụ thể.
 Bình: lấy ra một chi tiết, tình huống, hình ảnh, âm thanh… có giá trị biểu
đạt, sau đó chỉ ra sự độc đáo, giá trị gợi cảm, ý nghĩa sâu xa mà nó mang
lại qua lời đánh giá. Phương pháp bình thì thanh thốt, bay bổng và dễ lơi
ćn người học hơn so với những phương pháp khác và việc in đậm dấu
ấn bình giảng của người giảng dạy trong lời giảng sẽ khiến cho cá nhân
cảm thụ nội dung một cách dễ dàng hơn.


 Bình giảng là một phương pháp dạy học sử dụng lối nói văn chương mang
tính khoa học ngôn luận để diễn thuyết, giảng giải những chi tiết nội dung,


nghệ thuật, hình ảnh qua câu chữ của một tác phẩm nghệ thuật. Phương
pháp này ngoài chức năng chính là truyền đạt kiến thức còn có nhiệm vụ
giúpngười học có thể vừa cảm thụ văn chương vừa cảm thụ ý nghĩa mà tác
phẩm đó mang lại.
2. Cơ sở hình thành của phương pháp giảng bình:
 Theo thuyết phát triển nhận thức của học sinh và lí thuyết hành vi, mục đích
chính của việc dạy học là giáo viên sẽ trở thành người hỗ trợ học tập, tạo ra
môi trường thuận lợi để học sinh có cơ hội vận động trí óc, kích thích tư duy
chứ khơng chỉ đơn giản là người nhận thụ động thơng tin, học sinh sẽ tích
cực xây dựng bài học theo sự hiểu biết của mình.
 Cịn trong thuyết kiến tạo thì tư tưởng cốt lõi của thuyết kiến tạo là: tri thức
được xuất hiện thông qua việc chủ thể nhận thức tự cấu trúc vào hệ thống
bên trong của mình, tri thức mang tính chủ quan.
 Vì thế khi thiết kế phương pháp dạy học nói chung và phương pháp giảng
bình nói riêng, yêu cầu chính là cần tạo sự tương tác giữa người học và đối
tượng học tập, để giúp người học xây dựng thơng tin mới dựa vào cấu trúc
tư duy của chính mình, đã được chủ thể tự điều chỉnh và chọn lọc. Qua đó
phương pháp giảng bình đã hoàn thành một nửa nhiệm vụ trong quá trình
tương tác là cung cấp nguồn nguyên liệu để học sinh chọn lọc và kích thích
tư duy hỗ trợ tri thức chủ quan để việc học khơng chỉ là sự khám phá mà
cịn là sự giải thích, cấu trúc mới tri thức.
3. Thực trạng sử dụng phương pháp giảng bình hiện nay:
 Giáo viên lên lớp, bao giờ cũng phải chú ý thời gian sao cho hợp lí để trong
một tiết học ( 45 phút ) có thể truyền đạt hết nội dung kiến thức cho học
sinh. Đây là một yêu cầu mang tính bắt buộc mà giáo viên vẫn coi là trở
ngại lớn nhất cho quá trình giảng bình của mình.

 Để hoàn thành được nội dung và điều cần truyền đạt khi giảng bình khơng
phải dễ dàng vì thời gian cho một tiết dạy chỉ có 45 phút; thời gian dành cho
các bước ổn định, kiểm tra bài cũ, củng cố, dặn dò đã chiếm khoảng 15
phút, còn lại 30 phút cho một bài giảng văn ( chưa kể theo phân phối
chương trình lại có những tác phẩm quá dài mà thời lượng cũng chỉ có một
tiết ). Với thời gian như thế, giáo viên chỉ có thể đáp ứng yêu cầu về mặt
kiến thức, rất khó để đáp ứng các yêu cầu khác như truyền đạt, tạo sự


đờng cảm cho người học. Vì vậy, vơ tình chúng ta đã biến một giờ dạy học
văn thành một giờ khoa học đơn thuần khơng mang tính sáng tạo. Cũng vì
thế mà khiến học sinh thờ ơ với mơn học, chưa thấy được tầm quan trọng
của bộ môn ngữ văn ở THPT.
 Một số giáo viên khi giảng bình hiện nay cũng chỉ dừng lại ở việc nắm bắt
nội dung kiến thức để truyền đạt chứ chưa chú tâm đến việc xây dựng hệ
thống hướng cho người học nắm được kĩ năng cảm thụ văn chương bằng
các phương pháp hiệu quả để giúp người học cócách học tập và rèn luyện
khả năng phân tích tác phẩm văn chương sao cho tốt nhất.
 Và điều quan trọng là người giáo viên trong giờ lên lớp chưa tạo được
hứng thú, chưa khơi gợi quan tâm từ phía người học. Việc dạy học văn
giống như cách tiếp cận một cơng thức : tìm chi tiết có trong tác phẩm, từ
đó rút ra kết luận, mà văn chương thì bao giờ cũng đẹp, cũng hay, đó là kết
luận cuối cùng. Cịn hay, đẹp như thế nào chưa xuất phát từ cảm nhận của
người học, mà chỉ đơn thuần là nhận xét đánh giá chung chung, có sẵn từ
sách vở được phổ biến qua giáo viên.
 Khác với các bộ môn khác, văn học vừa là một bộ mơn mang tính khn
mẫu khoa học, vừa là bộ mơn mang tính chất sáng tạo của nghệ tḥt. Vì
vậy, kiến thức khơng phải chỉ có sẵn từ sách giáo khoa, giáo viên cần dựa
vào đó mà mở rộng, bổ sung vấn đề để hoàn chỉnh kiến thức. Các tác
phẩm văn học bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố hình tượng. Để nắm

được nội dung tác phẩm, người giáo viên phải suy ngẫm để nắm được các
nhà văn, nhà thơ xây dựng hình tượng nào trong tác phẩm, từ hình tượng
đó, các tác giả muốn đưa đến cho người đọc vấn đề gì trong đời sống xã
hội, đồng thời nó có tác dụng như thế nào trong q trình giáo dục con
người nói chung. Đồng thời, phải hướng dẫn học sinh cảm thụ được cái
hay, cái đẹp của tác phẩm.
II. Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy văn:
1. Phân loại các cách giảng bình:
Mục đích của người bình là làm sao truyền cảm ý kiến của mình về tác
phẩm văn chương đến được người nghe, làm cho người nghe cùng suy
nghĩ như mình và phù hợp với ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
Có nhiều cách giảng bình : bình bằng hồi ức, một kỉ niệm riêng có liên quan
đến một yếu tố được bình, làm cho yếu tố ấy sống dậy; có thể bình bằng


cách so sánh với những câu thơ khác; cũng có khi bình bằng cách đọc diễn
cảm đoạn thơ, câu thơ…Sau đây là mợt sớ những cách bình cụ thể :
a. Bình bằng hồi ức:
- Giáo viên kể cho học sinh nghe những kỉ niệm, những xúc động của chính
bản thân mình khi được đọc tác phẩm đó.
Ví dụ: giảng bình bài “Cảnh khuya” giáo viên kể : “ Tơi cịn nhớ mãi cái sung
sướng của tối, lần đầu tiên được nghe hai câu thơ :
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
   Sung sướng vì được nghe lại những câu thơ hay, nhưng sung sướng
hơn nữa vì những câu thơ hay ấy lại là của Bác. Cô đã đọc rất nhiều vần
thơ về thiên nhiên, từ ánh trăng thương nhớ của Nguyễn Du, cảnh ao thu
trong veo của Nguyễn Khuyến, đến con nai vàng ngơ ngác của Lưu Trọng
Lư, cánh cò phân vân của Xuân Diệu, ánh trăng ngẩn ngơ buồn của Huy
Cận. Nhưng đọc bài thơ “ Cảnh khuya” của Bác thấy thơ Bác, thơ của một

người chiến sĩ cách mạng sao thấy thiên nhiên thơ Bác thơ mộng quá, yêu
kiều quá. Kỉ niệm đó đối với tơi thật sâu sắc và mỗi lần đọc bài thơ này tôi
thấy xúc động bồi hồi trước tâm hồn nghệ sĩ rất đẹp đẽ của Người.
- Bình như lời tâm sự:
Chẳng hạn, bình hai câu thơ “Sống trong cát chết vùi trong cát / Những trái
tim như ngọc sáng ngời” của Tố Hữu, Hoài Thanh viết: “ Khi đọc đến câu
“Sống trong cát chết vùi trong cát”, tơi tưởng chừng như nghe lại câu nói
ghê người của Kinh Thánh đạo Gia Tô : “Thân cát bụi trở về cát bụi”, một
câu nói đè nặng lên đời sống của hàng triệu người trong hàng nghìn năm
và đã đè nặng lên đời sống của tôi trong những năm dài thê thảm. Tơi có
cảm giác lại như sắp rơi vào vực thẳm của những tư tưởng chán chường
tuyệt vọng. Tơi khơng ngờ tiếp theo đó lại là câu : “Những trái tim như ngọc
sáng ngời”. Bàn tay rất khỏe của nhà thơ đã giữ tôi cùng đứng lại với anh
trên miệng vực. Thiếu nhiệt tình, thiếu lạc quan cách mạng, không thể đứng
vững như thế này ở nơi biên giới giữa thiên đường và địa ngục”.
   Cách bình trên tạo cho học sinh sự hứng thú muốn tìm hiểu cái hay, cái
đẹp của tác phẩm.Nhưng lời tâm sự, chuyện riêng tư phải có ý nghĩa tiêu
biểu, tích cực hướng học sinh đến giá trị chân thiện mỹ.
b. Bình bằng lời khen:


- Lời bình cũng có thể là một lời khen, chê trực tiếp nhưng có ý nghĩa khái
quát về giá trị bài văn, bài thơ.
Chẳng hạn, khi bình mấy câu thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu, Hoài
Thanh nhận xét :
“Hãy cùng nhau đọc lại một ít câu trong phần đầu bài Việt Bắc:
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai

Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già
Lời thơ cứ tự nhiên đi vào tâm trí ta như những gì vốn rất xưa trong đời
sống của dân tộc. Nhưng thực ra khơng có một cái nhìn mới về cuộc đời,
về con người, khơng thể có những lời thơ ấy. Cho nên xưa mà mới. Mới
thực sự, không phải mới một cách rẻ tiền và lộ liễu.”
Bình về một bài thơ trong “Nhật kí trong tù”, Xuân Diệu nhận xét: “Khi người
bạn tù của Hồ Chủ tịch đắp một cái chăn bằng giấy, Nhật kí có hai câu thơ
trần trụi mà xót xa :
“Sách xưa, sách cũ bồi thêm ấm,
Chăn giấy cịn hơn chẳng có chăn”.
Một vài câu thơ giản dị như thế mà sâu thăm thẳm một lòng nhân đạo, rất
mực yêu thương trân trọng con người, đó là cái chất lớn trong thơ Nhật kí
trong tù”.
Cái hay của cách bình này là làm thơ như đang nói chuyện mà vẫn thật trữ
tình nên thơ. Làm thơ như đang trực tiếp đánh giá. Qua một cuộc trao đổi
suy nghĩ mà vẫn diễn đạt đủ nội dung. Cái hay của tác phẩm được nâng
cao.
b. Bình theo con đường đối chiếu, so sánh:


- Giáo viên khi bình văn thơ phải có nhiều vốn liếng và sự hiểu biết rộng rãi
các tác phẩm thơ văn để tạo cho lời bình của mình có sức nặng hơn. Đọc
nhiều biết rộng giúp cho người bình đối chiếu được dễ dàng mà sâu sắc.
   Ví dụ khi bình trăng trong thơ Bác qua bài “ Ngắm trăng”, “ Cảnh khuya”,
giáo viên so sánh trăng trong thơ Bác và trăng trong thơ Nguyễn Du,
Nguyễn Khuyến để thấy được vẻ đẹp độc đáo của vầng trăng trong thơ
Người.
Hoặc khi bình về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến
của Quang Dũng, giáo viên so sánh với hình ảnh người lính trong bài Đồng

chí của Chính Hữu để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng ấy qua
nét bút tài hoa, lãng mạn của Quang Dũng.  
    Cụ thể hơn khi so sánh hình tượng “Đất nước” trong hai bài thơ cùng tên
của nhà văn Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm, ta thấy được sự thể
hiện hình tượng đất nước giàu đẹp, nhân dân anh hùng. Đất nước của
Nguyễn Đình Thi đi suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống pháp, được
liên hệ với quá khứ và mở rộng tới tương lai về một đất nước hiền hòa mà
bất khuất, vươn dậy thần kì trong chiến thắng huy hoàng. Thật là một cảm
hứng mang màu sắc hiện đại, sôi nổi.
“Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những b̉i ngày xưa vọng nói về…
Ơi những cánh đờng q chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
Đặc biệt là hình ảnh đất nước trong ánh sáng của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng trong chiến thắng chói lòa:
“Nước Việt Nam từ trong máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.”


Còn với Nguyễn Khoa Điềm hình tượng đất nước trong thơ ông lại mang
đậm màu sắc văn hóa dân gian truyền thống. Nhà thơ đã dùng một đất
nước của ca dao, thần thoại để thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân
Dân” xuyên suốt. Tuy so với cách thể hiện hiện đại của Nguyễn Đình Thi,
bài thơ còn bình dị và quen thuộc nhưng lại mới mẻ khi gợi ra một đất nước
vừa gần gũi vừa đậm chất thơ bởi những chất liệu từ văn hóa dân gian
mang giá trị trường tồn vĩnh cửu. Gương mặt đất nước được thể hiện qua
phong tục tập quán, từ lời kể của bà, lời ru của mẹ, từ muối mặn, gừng cay,
từ những giọt mồ hôi vất vả, tảo tần.

“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi.
Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn.
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu.
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng
Đất Nước có từ ngày đó…”
Cách so sánh như vậy làm cho giá trị bài thơ thêm nổi bật.
 Phạm vi so sánh, đối chiếu các  bài văn, bài thơ không chỉ hạn chế trong
mối quan hệ những bài văn, bài thơ, những câu văn câu thơ tương đồng;
có khi liên hệ đối chiếu với thực tế cuộc sống hoặc tâm trạng cuộc đời tác
giả để làm cho lời bình tăng thêm sức thuyết phục.
Chẳng hạn khi bình câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu “ Làm ơn há dễ trông
người trả ơn”, ta đối chiếu ý nghĩa  câu thơ với cuộc đời thực, với tư tưởng
nhân nghĩa của Đồ Chiểu thì lời bình càng có sức nặng, đặc biệt làm cho
người đọc tin tưởng ở tiếng nói của nhà phê bình.


d. Bình theo hình thức giả thuyết, thay thế:
Tác phẩm văn học thường có những điểm nút, những từ ngữ chìa khố,
những mạch ngầm để mở đường thưởng thức văn bản, khiến tác phẩm
được phân biệt rõ ràng. Như vậy khi giảng, cần chú ý tới những chỗ trống,
chỗ lạ hoá, khác thường trong văn bản, đặc biệt là cách cấu tạo hình
tượng, các chi tiết giàu ý nghĩa, các từ ngữ dùng đắt hoặc kết hợp đặc biệt
trong thơ ca. Phương thức thay thế và đặt giả thuyết sẽ góp phần nhấn
mạnh và diễn giải cho học sinh hiểu ý nghĩa của những mấu chốt từ ngữ
quan trọng đó.
Chẳng hạn, bình câu thơ “Cậy em, em có chịu lời,” trong đoạn trích “Trao

duyên” (“Truyện Kiều”), Lê Trí Viễn viết:
“Cậy em, em có chịu lời,
          Người ta hỏi : tại sao Nguyễn Du khơng dùng nhờ mà dùng cậy ?
Khơng dùng nhận mà dùng chịu ? Chính vì giữa các từ ấy có một sự sai
biệt khá tinh vi. Đặt nhờ vào chỗ cậy, không những thanh điệu câu thơ sẽ
nhẹ đi, âm thanh không đọng ở chữ thứ nhất của câu thơ nữa, làm giảm đi
phần nào cái quằn quại khó nói của Kiều, mà ý nghĩa hi vọng tha thiết của
một lời dối dăng, ý nghĩa nương tựa gửi gắm của một tấm lòng tuyệt vọng,
đồng thời cũng là ý nghĩa tin tưởng thân mật ở một mối tình ruột thịt, những
ý nghĩa đó sẽ gần như mất đi.
Cịn chịu và nhận thì dường như có vấn đề tự nguyện hay khơng tự
nguyện. Nhận lời có lẽ là có nội dung tự nguyện ở trong, hay ít ra cũng là
có ý kiến của người nhận lời. Chịu lời thì hình như chỉ có một sự nài ép
phải nhận vì khơng nhận khơng được.Trong tình thế của Vân bấy giờ chỉ có
chịu lời chứ làm sao có thể nhận lời được”.
e. Bình bằng cách liên hệ thực tế của nhà văn:
Thực tế từ cuộc sống luôn tạo được động lực to lớn cho nhận thức và còn
là kết quả kiểm nghiệm cho mỗi chân lý. Mặt khác, nhờ có hoạt động liên hệ
thực tế mà các giác quan con người ngày càng được hoàn thiện; năng lực
tư duy lơgíc khơng ngừng được củng cố và phát triển.
Phương pháp liên hệ thực tế sẽ là cơ sở đánh giá để kiểm nghiệm những lý
thuyết và bài giảng từ giáo viên đến nhận thức của học sinh. Giúp học sinh
tiếp thu tốt hơn bài giảng bình.


Chẳng hạn, bình hai câu thơ “Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi, / Này của
Xuân Hương mới quệt rồi.”, Lê Trí Viễn viết: “Miếng trầu kia phải chăng chỉ
là miếng trầu ? Cái “của Xuân Hương” kia cũng chỉ là miếng trầu với công
bửa cau, rọc trầu, quệt vôi, têm lại, và chỉ có thế ? Khơng, đó cịn là cái
khác, sâu xa, quan trọng bội phần : đó là thân phận Xn Hương, con

người, chiếc thân, tấm lịng, tình cảm. Nguyễn Hữu Tiến bảo nữ sĩ mặt rỗ
huê mè, (lấm chấm như hạt mè – hạt vừng), Nguyễn Văn Hanh cho nữ sĩ
người cao lớn, khỏe mạnh, đầy sức sống.(Hai vị chỉ bịa, chẳng có căn cứ
gì). Điều có thể tin là từ con người đến tình cảnh, bên ngồi, bên trong,
Xn Hương đánh giá mình có lẽ cũng là loại quả cau nho nhỏ và miếng
trầu hơi, và tí vơi thêm vào cho đủ bộ cũng chỉ là quệt, đúng với lời dân gian
gọi động tác ấy. Bình thường mà mấp mé tầm thường.Khơng thấy thơ nào
nói nữ sĩ có nhan sắc. (…) Xuân Hương này không đẹp, không giàu, tài
cũng may đủ hầu đơi ba vần với bậc tài danh, tình cảnh thì xin miễn nói.
Xn Hương này chỉ có tấm lịng sẵn sàng rộng mở, sẵn sàng mời mọc,
đón nhận. Xuân Hương này luôn khao khát, luôn muốn chia sẻ… Miếng
trầu đã quệt vơi và têm rồi.Lịng này đã năm đợi bảy chờ. Ai là khách đó,
biết cho nhau khơng ?”.
2. Ngun tắc và những nhược điểm cần tránh khi sử dụng phương
pháp giảng bình.
 Do đặc thù của phương pháp bình giảng mang đậm dấu ấn cá nhân nên
điều cần thiết nhất là phải nói thế nào cho đúng, cho “trúng” vấn đề cần
hướng người học đến.
 Nếu bình chưa đến là khơng đạt, cịn nói nhiều q sẽ dẫn đến việc bị lan
man và thiếu căn cứ.
 Nói quá nhanh, quá dài, không có trọng tâm sẽ làm cho bài văn bị lỗng,
khơng lắng đọng được kiến thức trong tâm trí học sinh.
 Phải chú ý đến mối quan hệ đan xen lẫn nhau giữa học sinh và giáo viên;
giữa tác phẩm và học sinh khi sử dụng phương pháp này:
 Kiến thức và nội dung giảng bình cần phù hợp với hệ thống chương trình
học tập.
 Kiến thức và nội dung giảng bình cần phù hợp với đối tượng học sinh,
ngoài ra còn cần phải quan sát, thăm dò phản hồi của người học để điều
chỉnh lời giảng sao cho hiệu quả.
 Giáo viên phải hiểu và cảm thụ sâu sắc tác phẩm



 Giáo viên phải tỉnh táo để tiếng nói của mình khơng lấn át tiếng nói cất lên
từ chính tác phẩm.
 Kết hợp nhuần nhuyễn giữa giảng và bình
 Khi giảng bình cần chú ý kĩ năng lời ít, ý sâu.
 Phải thường xuyên rèn luyện năng lực bình; phải gương mẫu, chịu khó và
mạnh dạn. Trong một giờ giảng văn ít nhất phải có một lời bình dù ngắn
hay dài. Nhất thiết không được bỏ qua phương pháp này. Bởi nếu bình hấp
dẫn sẽ đem đến chất nhân văn, tạo khơng khí văn chương, tránh khơ khan,
kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, từ đó học sinh bắt chước tập
bình văn thơ.
 Sau mỗi giờ dạy giáo viên nên giới thiệu cho học sinh những lời bình hay
của các nhà phê bình văn học để học sinh học tập, cảm thụ.
 Giáo viên phải dành một thời gian nhất định để gợi ý, hướng dẫn học sinh
bằng cách nêu bài tập để học sinh luyện tập về kiểu bình một chi tiết, bình
từ hình ảnh.
 Kết hợp với phân môn làm văn qua bài viết của học sinh để đánh giá khả
năng bộc lộ ý kiến riêng của học sinh về một vấn đề trong tác phẩm. Giáo
viên nên biểu dương, khen ngợi những học sinh có lời bình hay để tạo
hứng thú cho học sinh bình.
III. Kết luận:
Để cảm thụ sâu sắc một tác phẩm văn chương,  để giờ văn mang đậm chất
văn chương thì giáo viên không chỉ nêu câu hỏi,  không chỉ đàm thoại,  mở
vấn đề mà còn phải hướng dẫn học sinh biết cách nhận xét, đánh giá bình
phẩm tác phẩm văn học. Đó là mục đích quan trọng của phương pháp
giảng bình trong việc dạy học văn.
Để đạt kết quả cao khi sử dụng phương pháp này trong giảng dạy cần tuân
thủ các nguyên tắc và kĩ năng cơ bản để không làm chất lượng của
phương pháp bị thay đổi, không hoàn thành hiệu quả.

IV. Ứng dụng:
      Sau đây là việc vận dụng phương pháp giảng bình vào tác
phẩm Thương vợ của Trần Tế Xương văn học 11 – tập 1. Với thời gian 1
tiết giáo viên giúp học sinh hiểu được nội dung nghệ thuật của tác phẩm
một cách nhanh nhất. Thông qua việc đọc, phân tích, bình giảng giáo viên
giúp học sinh hiểu được đây là một bài thơ trữ tình – trào phúng đậm sắc


thái dân gian đầy cảm động. Để bộc lộ lòng thương quý , biết ơn và trân
trọng vợ mình, nhà thơ đã cực tả nỗi nhọc nhằn lao khổ của bà Tú, người
phụ nữ đã một thân một bóng tần tảo nuôi con và chồng. Qua đây, ông ca
ngợi đức tính đảm đang, lịng hi sinh thầm lặng của vợ.
 Như đã nói Thương vợ là bài thơ cảm động viết về vợ khi cịn sống – một
đề tài ít được đề cập trong văn học trung đại Việt Nam.Vì vậy cơng việc của
giáo viên là phải giúp học sinh khám phá vẻ đẹp của hình ảnh người vợ
trong bài thơ.Qua đó, giúp học sinh cảm nhận nhân cách cao đẹp của nhà
thơ qua cái tình thương yêu ấy. Giáo viên  phải lựa chọn các chi tiết, những
điểm sáng của bài thơ để bình. Ta có thể bình vẻ đẹp của bà Tú : đảm
đang, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh và giàu lịng vị tha. Bình về
nhân cách của Tú Xương qua lời chửi ở cuối bài thơ; hoặc bình nét đặc sắc
nghệ thuật trong thơ Trần Tế Xương : kết hợp giữa tính chất trào phúng và
trữ tình…
       Cơng việc giảng bình được tiến hành như sau :
- Đối với giáo viên : khi soạn giáo án, chép lời bình của các nhà phê bình
văn học nhận xét về bà Tú, về Tú Xương để giới thiệu cho học sinh.
Đọc và nghiên cứu kĩ phần mình giảng bình, viết lời bình.
Tiến trình bài giảng :
Giáo viên cho học sinh đọc diễn cảm sáu câu thơ đầu, nếu học sinh khơng
đọc được thì giáo viên đọc mẫu.
  Giáo viên u cầu học sinh hình dung miêu tả bằng lời hình ảnh bà Tú :

“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đị đơng
Một dun hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
  Giáo viên nêu câu hỏi học sinh tập bình : Em có nhận xét gì về hình ảnh
bà Tú qua những hình ảnh thơ “ quanh năm buôn bán ở mom sông, nuôi đủ
năm con với một chồng, lặn lội thân cị…”
Sau khi học sinh có ý kiến nhận xét, phân giải, giáo viên có thể bình một
cách khái quát như sau :
   Chỉ sáu câu thơ nhưng từ ngữ được sử dụng rất chọn lọc, biểu hiện một
phong cách độc đáo của thơ Trần Tế Xương : giản dị mà tinh tế và sâu sắc.


Bà Tú làm công việc buôn bán quanh năm, lại ở mom sơng, đó là cái vất vả
của thời gian buôn bán suốt năm suốt tháng không nghỉ ngơi dù nắng hay
mưa, đó cịn  là cái vất vả của khơng gian ở cái thế chênh vênh nguy hiểm
của phần đất nhô ra ở bờ sông, cho thấy bà Tú gian truân, cơ cực biết
chừng nào!
   Vất vả thế là để “ni đủ năm con với một chồng”.câu thơ đã nói được
một cách cụ thể công lao to lớn của bà Tú : Nuôi đủ, năm, một. Như vậy là
bà Tú đã ni đủ sáu người. Đọc câu thơ ta cịn thấy thấp thoáng nụ cười
tự trào của nhà thơ qua cách tính đếm : năm con với một chồng – cách
đánh giá mình sống nhờ vợ như lũ con : “năm con với một chồng”, ý thơ có
cái gì rất gần gũi với câu ca dân gian “Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”, biết
đánh giá đúng thực trạng kém cỏi của mình, biết cơng lao vợ phải ni
mình và cả năm đứa con, đó là nét đẹp nhân cách của Tú Xương.
  Hai câu thực đã khắc họa thành cơng hình ảnh bà Tú vất vả ở chi tiết nghệ
thuật “lặn lội thân cò”. Ý thơ gợi nhớ đến câu ca dao :

“Con cị lặn lội bờ sơng
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”
Rồi “Con cị mà đi ăn đêm”…Cả câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
làm hiện lên trong trí tưởng tượng của ta hình ảnh một bà Tú lặn lội đêm
hơm  bn bán vất vả để nuôi con, nuôi chồng giống như biểu tượng hình
ảnh những con cị trong thơ ca dân gian.Biểu tượng đó cịn sâu đậm thêm
khi ta đọc tiếp câu thơ : “Eo sèo mặt nước buổi đị đơng”. Câu thơ tuy
khơng trực tiếp trích lời ca dao nhưng vẫn đâu đây thấp thống ý tình :
“ Con đi mẹ dặn câu này
Sơng sâu chớ lội đị đầy khoan sang”
Đó là lời mẹ dặn thân gái giữ mình. Song, ở đây chỉ vì chồng con mà bà Tú
phải đành lịng làm ngơ trước lời dặn ấy.Hơn ai hết nhà thơ đã thầm cảm
thương cho cảnh ngộ và cả sự hi sinh thầm lặng của vợ mình.
  Đến hai câu luận, cái vất vả cực nhọc của “thân cò” đã được nâng lên
thành cái vất vả, cực nhọc của cả một số phận, là định mệnh của cả một
kiếp người nên nặng nề và cơ cực biết bao.Nổi lên từ hai câu thơ là đức
tính hi sinh, nhẫn nhịn âm thầm của bà Tú.Đây cũng là đức tính truyền
thống của người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay.
  Bài thơ không phải là lời tự bạch của bản thân bà Tú mà là lời kể, lời tả bà
Tú của Tú Xương. Nhà thơ kể lại, tả lại chân dung một bà Tú thật đẹp : đảm


đang, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, giàu lịng vị tha. Cịn cái tình
thương nào chân thật và sâu sắc hơn thế.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×