Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học NHU cầu VIỆC làm THÊM của SINH VIÊN đại học THỦ dầu một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.09 KB, 16 trang )

ĐH THỦ DẦU MỘT
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:
NHU CẦU VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Anh Vũ
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn Phong
Trần Thanh Bình
Đào Thị Xuân Thảo
Trần Thị Kiều Anh
Phan Trường Việt
Nguyễn Mai Kim Cương
Nguyễn Thị Linh
Lê Nguyễn Trường An
Bình Dương, tháng 6 năm 2015
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1 Ý nghĩa thực tiễn
2.2 Ý nghĩa lý luận
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
4.2 Khách thể nghiên cứu
4.3 Phạm vi nghiên cứu:
4.3.1 Phạm vi về nội dung
4.3.2 Phạm vi về không gian
4.3.3 Phạm vi về thời gian


5. Mục đích nghiên cứu, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1 Mục đích nghiên cứu
5.2 Mục tiêu nghiên cứu
5.2.1 Mục tiêu tổng quát
5.2.2 Mục tiêu cụ thể
5.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận
6.2 Phương pháp nghiên cứu
7. Hệ thống khái niệm và cơ sở lý thuyết của đề tài
7.1 Hệ thống khái niệm chính có liên quan đến đề tài
7.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài
8. Câu hỏi nghiên cứu
9. Khung phân tích
10. Bố cục đề tài
PHẦN NỘI DUNG DỰ KIẾN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong xã hội hiện nay vấn đề việc làm luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, được
không chỉ báo giới, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp quan tâm mà nó đã
ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường
đang không ngừng tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm để đạt được mục đích cao đẹp
của họ trong tương lai.
Xét về năng lực hành vi, sinh viên là một phần quan trọng trong độ tuổi lao
động. Họ có thể lực, trí lực rất dồi dào. Xét về mục đích, sinh viên đi học là mong
có kiến thức để có thể lao động và làm việc sau khi ra trường.
Hiện nay, đông đảo sinh viên nói chung đã nhận thức được rằng có rất nhiều
cách thức học khác nhau và ngày càng có nhiều sinh viên chọn cách thức học ở
thực tế. Đó là đi làm thêm. Việc làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng

nhỏ lẻ mà đã trở thành một xu thế, gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của
sinh viên ngay khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường. Sinh viên đi làm thêm
ngoài vì thu nhập, họ còn mong muốn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, học
hỏi thực tế nhiều hơn…. Và sở dĩ việc làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế
là vì đối với sinh viên, đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay, kiến
thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy cũng như
khả năng làm việc của họ sau tốt nghiệp.
Với mong muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nhu
cầu việc làm thêm của sinh viên đại học Thủ Dầu Một” làm đề tài nghiên cứu của
mình.
2. Ý nghĩa của đề tài:
 Ý nghĩ thực tiễn:
− Tạo ra cái nhìn tổng quan nhất về đề tài “Nhu cầu việc làm thêm của
sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một”.
− Có thể ứng dụng rộng khắp cả nước để tìm hiểu vấn đề việc làm thêm
của sinh viên hiện nay.
− Chỉ ra các mặt lợi và các mặt hại của vấn đề dể đề ra các giải pháp thiết
thực nhất.
 Ý nghĩa lý luận:
− Lý luận khoa học sẽ trở thành kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn. Nó
hướng dẫn chỉ đạo cho việc sinh viên tham gia vào hoạt động làm thêm
ngoài giờ, nó vạch ra phương pháp cụ thể để hoạt động đó để đi đến
thành công. Giúp cho sinh viên xác định được đúng mục tiêu để hành
động có hiệu quả hơn, tránh được những sai lầm vấp váp.
− Đồng thời tạo nên sức mạnh vật chất, điều chỉnh hoạt động làm thêm,
giúp cho sinh viên trở nên tự giác, chủ động, tiết kiệm được thời gian
công sức hạn chế các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên.
− Đòi hỏi sinh viên phải đề ra những dự kiến sự vận động và phát triển
của xã hội trong quá trình làm việc ngoài giờ. Nếu các dự kiến không
đúng nó sẽ dẫn đến những sai lầm, hậu quả xấu trong quá trinh sinh viên

đi làm việc ngoài giờ học.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Tìm việc làm thêm bán thời gian khi còn đi học luôn là một đề tài thu hút được nhiều
sự quan tâm. Nhiều người cho rằng tuổi trẻ dễ thích thú với công việc mới lạ mà quên đi
trách nhiệm học hành, một số khác cho rằng tự lập tài chính sớm là tốt.Ý kiến nào cũng
được dựa trên những lý lẽ riêng không thể phủ nhận, quyết định thế nào là phụ thuộc vào
sự lựa chọn của mỗi người. Để có cái nhìn tổng quan nhất về việc làm thêm của sinh
viên, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát những đề tài liên quan đến
“việc làm thêm”.
Với trình độ là sinh viên năm nhất, lần đầu tiên được tiếp cận với bộ môn phương pháp
nghiên cứu khoa học.Trong quá trình tìm kiếm tài liệu không khỏi vấp phải những sai
lầm, các bài nghiên cứu trùng lập nhau, các thành viên gặp nhiều khó khăn trong quá
trình tìm kiếm đề tài.Nhóm chúng tôi vẫn tìm đầy đủ các tập tài liệu có liên quan đến
“nhu cầu việc làm thêm của sinh viên”, sau thời gian làm việc nghiêm túc và khoa học
nhóm chúng tôi đã hoàn thành công việc nghiên cứu. Một số bài nghiên cứu đã chứng
minh được những lợi ích thiết thực của việc làm thêm nhưng đồng thời cũng có những
đánh giá chính xác các ảnh hưởng tiêu cực mà việc làm thêm tác động đến đời sống của
sinh viên. Đồng thời đưa ra các giải pháp, hỗ trợ cho sinh viên để hạn chế các tác động
tiêu cực ảnh hưởng đến nghiệp học của sinh viên.
Tại đề tài nghiên cứu “tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên
trường đại học Cần Thơ” năm 2012.Qua việc khảo sát đối tượng sinh viên có đi làm
thêm, nghiên cứu cũng đưa ra được những yếu tố của việc đi làm thêm tác động đến kết
quả học tập như làm cho sinh viên không có nhiều thời gian học bao gồm cả việc học ở
lớp, tự học và cả những giờ học bài, bên cạnh đó việc đi làm thêm còn ảnh hưởng đến sức
khỏe của phần lớn sinh viên. Đề tài đã chỉ ra tác động tiêu cực của việc làm thêm tới việc
học, cụ thể là điểm trung bình học kì của sinh viên trước và sau khi đi làm thêm chênh
lệch nhau tới 0,12 điểm (số liệu điều tra năm 2012). Như vậy, có sự khác nhau về kết quả
học tập ở những sinh viên trước khi đi làm thêm và sau khi đi làm thêm.Bên cạnh đó yếu
tố thời gian, số giờ làm thêm có sự tác động ngược chiều lên kết quả học tập. Số giờ làm
thêm tăng lên đồng nghĩa với việc số giờ tự học sẽ giảm hoặc không có. Theo kết quả

điều tra, thì việc làm thêm ảnh hưởng nhiều đế sức khỏe. Khi số liệu chỉ ra rằng hơn 40%
(số liệu điều tra năm 2012) số lượng sinh viên của trường này có tình trạng sức khỏe
không được bảo đảm cho việc học. Ngoài ra nhiều sinh viên chưa đáp ứng được sự cân
đối giữa việc học và việc làm thêm.với tỉ lệ khá cao là 38,6% (số liệu điều tra năm 2012)
Với đề tài nghiên cứu tương tự với đề tài trên “nghiên cứu tác động của việc đi làm thêm
đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Cần Thơ” của Âu Kim Ngân dưới sự
hướng dẫn của thạc sĩ Nguyễn Phạm Tuyết Anh.Qua kết quả khảo sát về mục đích mà các
bạn sinh viên tham gia làm thêm, phần lớn sinh viên cần được bổ sung thêm những kinh
nghiệm và kĩ năng thực tế vì những điều này thường được các nhà tuyển dụng quan tâm,
có ảnh hưởng lớn đến khả năng tìm việc làm thêm của các bạn. Đồng thời chỉ ra nguyên
nhân chủ yếu của hoạt đông đi làm thêm của sinh viên là cần thêm khoản thu nhập để
trang trải cho các khoản chi phí học tập, và sinh hoạt. Thay vì ham vui và hao phí thời
gian vô ích, thì quyết định đi làm thêm của sinh viên đa phần là những quyết định có mục
đích chính đáng. Đề tài trên còn bổ sung thêm giá trị thu nhập từ công việc làm thêm.
Định dạng công việc, thời gian và năng lực của từng người là 3 yếu tố quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp tới thu nhập từ việc làm thêm.
Với việc nghiên cứu các tác động của việc làm thêm đến công việc học tập cũng như các
ảnh hưởng tiêu cực của việc làm thêm đến cuộc sống của sinh viên. Chúng tôi đã nhận ra
1 thực trạng mà sinh viên nào cũng gặp phải đó là mức độ công bằng trong công việc làm
thêm có tỉ lệ thuận với mức tiền lương của họ hay không. Với đề tài “khảo sát mức tiền
lương trong việc làm thêm của sinh viên đại học Ngân Hàng TP.HCM”của nhóm kinh tế
lượng T03: Võ Bắc Thành, Bùi Anh Thịnh, Hồ Minh Quý dưới sự hướng dẫn của giảng
viên Lê Hoàng Oanh. Trong quá trình sinh viên tham gia vào hoạt động làm thêm, mục
tiêu đầu tiên, họ hướng tới tạo thêm nguồn thu nhập để trang trải cho cuộc sống của sinh
viên. Tiền lương là một yếu tố quan trọng, là thành quả xứng đáng mà mỗi sinh viên được
nhận trong quá trình tham gia vào hoạt động làm thêm. Ta có thể thấy, khi mà chi tiêu
tăng thì mong muốn kiếm thêm một công việc có thu nhập cuả sinh viên sẽ có xu hướng
tăng theo và tất nhiên tiền lương càng cao sẽ càng hấp dẫn hơn. Do vậy, giá trị thu nhập
cũng ảnh hưởng đến mức độ tiền lương của công việc làm thêm và nó tác động cùng
chiều với nhau. Như vậy, mức độ công việc tỉ lệ thuận với mức độ tiền lương.

Bên cạnh đó sinh viên đi làm thêm cần suy xét đến thời khoảng thời gian giữa các năm
học của mình để có thời gian cân đối nhất giữa việc học và việc làm thêm. Báo cáo kết
quả nghiên cứu đề tài “sự lựa chọn việc làm thêm của sinh viên năm 3 trường đại học
kinh tế TP.HCM” do nhóm sinh viên: Đặng Trần Vũ Linh, Hồ Vũ My My, Hồ Hữu Phát,
Nguyễn Thị Trúc Thảo, Đỗ Thị Ngọc Trang, Lê Hiếu Vân.; dưới sự hướng dẫn của giảng
viên Nguyễn Phương Nam. Đã đề cập đến cấp thiết của việc làm thêm đối với sinh viên
không chỉ năm ba nói riêng mà là quãng đời sinh viên nói chung. Nhưng năm ba là thời
điểm tốt nhất để sinh viên hòa nhập, tham gia vào hoạt động làm thêm ngoài giờ học vì
các sinh viên đã có khoảng thời gian là 2 năm để học hỏi, có kiến thức căn bản với những
môn chuyên nghành, cũng như đã hình thành được những yếu tố cần có ngoài việc học
ra, sự lựa chọn công việc sẽ có phần khác hơn so với các năm khác của sinh viên
Như vậy, thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học trên, kết quả nghiên cứu một phần
giúp cho các bạn sinh viên định hình được điều mình có thể làm có được khi đi làm thêm;
giúp những sinh viên chưa từng làm thêm có thể biết được những công việc nào là phù
hợp với mình. Giúp cho sinh viên trả lời được một số câu hỏi như là: làm thêm có ảnh
hưởng đến công việc hiện tại hay không? Không biết công việc này có giúp mình trang bị
thêm kinh nghiệm cho nghành đang học hay không? Và con nhiều câu hỏi khác nữa
Trong các đề tài nghiên cứu mà nhóm tham khảo, có 2 phương pháp nghiên cứu được
sử dụng nhiều nhất là: phương pháp thu thập số liệu (sơ cấp và thứ cấp) và phương pháp
phân tích số liệu. Áp dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, so sánh, kiểm
định T-test, phân tích bảng chéo, phương pháp kiểm định, quy hồi đa biến.
Đề tài “khảo sát mức tiền lương trong việc làm thêm của sinh viên ĐH Ngân Hàng” đã
đưa ra các giải pháp được rút ra từ mô hình: “Các bạn nên lựa chọn những công việc
mang tính chất bán thời gian hoặc tạm thời, liên quan trực tiếp đến những gì mình đang
học tại trường đại học coi công việc đó là bước thực hành đầu tiên để chuẩn bị cho nghề
nghiệp sau này. Chẳng hạn bạn là sinh viên khoa ngoại ngữ bạn có thể tìm những công
việc như dịch thuật, hoặc làm hướng dẫn viên cho khách nước ngoài, nếu khoa báo chí
bạn có thể làm cộng tác viên viết và đăng những bài báo cho các tạp chí hoặc các trang
mạng điện tử…
Có nhiều cơ hội hơn để tích lũy kinh nghiệm và tạo được các mối quan hệ cần thiết để có

cơ hội xin việc nhiều hơn. Đồng thời trong quá trình làm thêm sinh viên sẽ nhận ra
nghành mình đang học có phù hợp hay không, nếu không phù hợp các bạn cũng có thể dễ
dàng chuyển hướng và tiếp tục tìm kiếm nghành nghề phù hợp với bản thân”.
Trong đề tài nghiên cứu “phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại Học
Cần Thơ” cũng đã đề cập tới những giải pháp giúp đỡ và hỗ trợ cho sinh viên như : “nâng
cao hiệu quả của các trung tâm giới thiệu việc làm. Cung cấp thêm nhiều thông tin về
việc làm thêm. Cần có thêm nhiều công việc dành cho sinh viên”.
Trong nghiên cứu “ khảo sát thực trạng làm thêm của sinh viên Đại Học Tây Nguyên”.
Đã có những kiến nghị mà sinh viên cần biết về mối quan hệ giữa việc học và việc làm
thêm: “công việc bán thời gian sau giờ học của sinh viên bên ngoài xã hội này không hề
đơn giản, mất nhiều thời gian nên các sinh viên cần biết phân bổ sắp xếp thời gian, công
việc để việc làm thêm không ảnh hưởng đến kết quả học tập, bởi vì các mục đích chính
của sinh viên là tích lũy kĩ năng chuyên môn, những kiến thức trên giảng đường. Còn
việc tham gia vào hoạt động là thêm chủ yếu là tăng thêm kinh nghiệm thực hành nhưng
đồng thời kiếm được mức lương hợp lí để trang trải cho cuộc sống sinh viên”.
Còn đối với đề tài “tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên
trường Đại Học Cần Thơ” của nhóm tác giả Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Châu Thị Lệ
Duyên, Hoàng Minh Trí. Đã có những đề xuất cụ thể và rõ ràng: “Đối với trường Đại học
Cần Thơ nên thành lập một trung tâm hỗ trợ về việc làm thêm cho các bạn sinh viên có
nhu cầu, như vậy sinh viên sẽ cảm thấy an tâm hơn với công việc và nhà tuyển dụng. Đối
với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên: liên kết súc tiến với các trung tâm việc làm hoặc các
đơn vị có nhu cầu tuyển dụng, cần có những buổi thảo luận trao đổi về những tác động
tiêu cực mà sinh viên có thể vấp phải. Đối với các đơn vị tuyển dụng lao động cần công
khai thông tin tuyển dụng và yêu cầu công việc một cách chính xác nhất để sinh viên có
thông tin rõ ràng và tìm kiếm công việc phù hợp với chuyên nghành
Từ nghiên cứu trên ta có thể áp dụng nó trên phạm vi cả nước tại các trường đại học,
nơi các sinh viên có nhu cầu hiểu biết hơn về việc làm thêm. Qua đó loại bỏ tính tự phát,
và hiểu biết đơn giản của vấn đề.
Qua việc dử dụng chính 2 phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập số liệu (sơ cấp
và thứ cấp) và phương pháp phân tích số liệu. Áp dụng các phương pháp nghiên cứu

thống kê mô tả, so sánh, kiểm định T-test, phân tích bảng chéo, phương pháp kiểm định,
quy hồi đa biến. Kết quả, từ việc phân tích các đề tài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề
“việc làm thêm của sinh viên”, nhóm chúng tôi đã chỉ ra được thực trạng việc làm thêm
hiên nay, từ đó chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của vấn đề để đề xuất những
giải pháp và hỗ trợ cho sinh viên trong vấn đề “việc làm thêm”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Long (2009), Nhu cầu làm thêm của làm thêm của sinh viên trường
Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội: thực trạng và giải pháp, Tạp chí
tâm lý học, số 9 (126).
2. Nhóm thực hiện SVTH nhóm 18 dưới sự hướng dẫn của giảng viên Phạm Lê
Hồng Nhung (2012), Tiểu luận: phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên
trường Đại Học Cần Thơ.
3. Nhóm kinh tế lượng T03: Võ Bắc Thành, Bùi Anh Thịnh, Hồ Minh Quý dưới sự
hướng dẫn của giảng viên Lê Hoàng Oanh, Tiểu luận khảo sát mức tiền lương
trong việc làm thêm của sinh viên Đại Học Ngân Hàng TP.HCM.
4. Nhóm tác giả: Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Châu Thị Lệ Duyên, Hoàng Minh Trí
(2012), Tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường
Đại Học Cần Thơ.
5. Sinh viên thực hiện: Âu Kim Ngân, Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Phạm Tuyết
Anh (2012), Nghiên cứu tác động của việc đi làm thêm đến kếtquả học tập của
sinh viên trường Đại học Cần Thơ.
6. Nhóm sinh viên kế toán: Lê Văn Thắng, Trần Long Anh, Trịnh Văn Nguyên, Phạm
Cao Phong, Hoàng Mạnh Đạt, Ngọc Đào Quang Dũng, Tuot Chemal dưới sự
hướng dẫn của giảng viên TS Lê Đức Niêm, Khảo sát thực trạng làm việc thêm
của sinh viên đại học Tây Nguyên.
7. (15/10/2004 đến 15/3/2005), Vấn đề việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay.
8. Nhóm sinh viên: Đặng Trần Vũ Linh, Hồ Vũ My My, Hồ Hữu Phát, Nguyễn Thị
Trúc Thảo, Đỗ Thị Ngọc Trang, Lê Hiếu Vân. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn
Phương Nam (2011), Sự lựa chọn việc làm thêm của sinh viên năm 3 trường đại
học Kinh tế TP.HCM

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu: nhu cầu việc làm thêm của sinh viên
4.2. Khách thể nghiên cứu: sinh viên trường Đại Học Thủ Dầu Một
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
• Phạm vi nội dung: nhu cầu việc làm thêm
• Phạm vi về không gian: Đại Học Thủ Dầu Một
• Phạm vi về thời gian: trong năm 2015
5. Mục đích nghiên cứu, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1. Mục đích nghiên cứu:
• Để tăng nhận thức của sinh viên về các tác động việc làm thêm.
5.2. Mục tiêu nghiên cứu:
• Mục tiêu tổng quan:
• Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên Đại Học Thủ Dầu Một
nhằm đưa ra các giải pháp giúp sinh viên tìm được việc làm phù hợp
nhất.
• Mục tiêu cụ thể:
• Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên
• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu làm việc thêm
• Chỉ ra những công việc sinh viên thường làm
• Đề ra những giải pháp giúp sinh viên tìm được việc làm thêm phù hợp
• Cân đối việc đi học và thời gian làm thêm ngoài giờ
5.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
• Phải khảo sát được thực trạng nhu cầu về việc làm thêm của sinh viên
• Đưa ra các lí do tham gia hoạt động làm thêm của sinh viên
• Chỉ ra các tác động tích cực của việc làm thêm
• Vạch ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống sinh viên
• Các tác động tiêu cực đối với tình trạng sức khỏe và khả năng học tập
• Cùng nhau thảo luận đưa ra các thông tin liên quan đến việc làm thêm
cho sinh viên
• Đưa ra những kiến nghị, giải pháp, hỗ trợ cho sinh viên trong vấn đề

việc làm thêm
• Cân đối việc học với việc làm thêm ngoài giờ để không ảnh hưởng đến
kết quả học tập
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
6.1. Phương pháp luận:
• Phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất đó là triết học duy vật biện
chứng. Sở dĩ triết học Macxit đóng vai trò là phương pháp luận chung
nhất là do các nguyên lý thế giới quan chính là sự đúc kết, tổng kết
những gì là cơ bản nhất, sâu sắc nhất, khoa học nhất về tự nhiên, xã hội
và tư duy. Không thể thiếu được nguyên lý chung nhất là nguyên lý thế
giới quan. Điều đó cũng có nghĩa chúng ta phải xác định đúng vị thế, vị
trí, vai trò của triết học để tránh quay trở lại triết học tự nhiên.
• Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích là nghiên cứu
các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ
phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt,
từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết
mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.

6.2. Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp thu thập số liệu
o Số liệu thứ cấp
o Số liệu sơ cấp
• Phương pháp phân tích
7. Hệ thống khái niệm và cơ sở lý thuyết của đề tài:
7.1. Hệ thống khái niệm chính có liên quan đến đề tài:
• Nhu cầu (Needs): là trạng thái thiếu hụt 1 điều gì đó cần được thỏa
mãn. Đây có thể là các yêu cầu thiết yếu (ăn, ở, mặc, đi lại, yêu
thương…) hay các yếu cầu cao cấp (giáo dục, thể thao, giải trí, làm
đẹp, tự hoàn thiện…).
• Công việc làm thêm ( công việc làm thêm ): là những công việc

ngoài giờ học, hưởng thù lao theo ngày, giờ hoặc theo khối lượng
công việc cụ thể nào đó, giúp trang trải cho những chi phí về việc
học cũng như các chi tiêu hàng ngày. Ví dụ, làm nhân viên nhà
hàng,bảo vệ, gia sư và những công việc mang tính chuyên môn
cao như báo cáo thuế, kế toán theo đợt.
• Sinh viên: là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Ở đó
họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị
cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những
bằng cấp đạt được trong quá trình học. Quá trình học của họ theo
phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và
trung học.
7.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài:
− Áp dụng thuyết nhu cầu của Maslow:
• các đối tượng mong muốn được thỏa mãn với nhu cầu của thực tại.
• Ví dụ, các bạn sinh viên luôn muốn có một việc làm thêm để trang trải
cho tri phí học hành và cuộc sống, sinh hoạt.
• Cách tiếp cận dựa trên thuyết nhu cầu có ý nghĩa quan trọng.
• Thứ nhất, sinh viên vẫn luôn cảm thấy thiếu thốn về tình cảm và vật
chất khi phải đi học xa nhà. Họ thiếu đi các nguồn lực để đáp ứng cho
nhu cầu của bản thân như kinh tế và tinh thần. Sinh viên phải tự lập
hoàn toàn.
• Thứ hai việc đáp ứng nhu cầu con người chính là động cơ thúc đẩy con
người tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội. Từ chính tính thực
tế của vấn đề, sinh viên cần có một công việc để kiếm thêm nguồn thu
nhập cho bản thân. Họ tham gia vào các hoạt động sản xuất hoặc theo
cách gián tiếp, đồng thời việc làm thêm con đáp ứng nhu cầu về sự trải
nghiệm, tạo ra sự tự tin cho sinh viên. Nhưng nếu không đáp ứng được
nhu cầu của mình thì họ cũng mất dần động cơ tham gia đóng góp cho
xã hội, thay vào đó là các hành vi chống đối và phá hoại như nghiện hút,
trộm cắp, gây rối.

• Thứ ba, tiếp cận theo thuyết nhu cầu sẽ giúp sinh viên trang tải cuộc
sống tốt hơn giảm thiểu các kinh phí khác, đồng thời tránh được khả
năng thiếu hụt nguồn lực kinh tế đáp ứng cho việc học tập.
− Tiếp cận trên quan điểm trao đổi
• Trước hết quan điểm trên cho rằng hành vi của con người là hợp lí. Đó
là cách con người chọn chỉ bỏ ra ít nhất để thu về nhiều nhất.
• Ví dụ, sinh viên có thể hi sinh thời gian tự học để đi làm ngoài giờ kiếm
thêm thu nhâp.
• Giả thuyết thứ hai, một khi con người đã đạt được một cái gì đó, họ ít
muốn tăng thêm cái mà xứng đáng với cái giá phải trả. Tuy nhiên vẫn có
thể khôi phục lại được.
• Các bạn sinh viên đi làm thêm thường bị cám dỗ của đồng tiền vì vậy
mà có những người xa đà vào việc kiếm tiền mà quên việc học. Kiến
thức học tập dần giảm sút họ bắt đầu đề cao việc học.
• Giả thuyết thứ ba, luôn chờ đợi sự cân bằng giữa cho và nhận. Những
người trong quan hệ trao đổi hi vọng một sự đáp lại công bằng.
• Sinh viên tin rằng họ sẽ nhận được một mức lương xứng đáng với công
sức và thời gian mình đã bỏ ra từ người chủ của mình. Nếu công bằng
hoặc được đáp ứng hơn thì sinh viên cảm thấy thỏa mãn trong mối quan
hệ đó. Nếu cảm thấy không tồn tại sự công bằng sinh viên đó sẽ từ bỏ,
rút khỏi công việc đó.
8. Câu hỏi nghiên cứu:
1. Thực trạng đi làm thêm của sinh viên trường Đại Học Thủ Dầu Một như thế nào?
2. Nguyên nhân chủ yếu khiến sinh viên tham gia làm thêm là gì?
3. Những công việc nào thường được sinh viên chọn để làm nhất?
4. Tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên như thế nào?
5. Tác động tích cực và tác động tiêu cực của việc đi làm thêm?
6. Giải pháp nào giúp sinh viên nâng cao kết quả học tập dù phải đi làm thêm?
9. Khung phân tích:
10. Bố cục đề tài:

Lời mở đầu
Phần 1: việc làm thêm đối với sinh viên dưới góc độ nhìn nhận, đánh giá của các
tổ chức và cộng đồng xã hội.
Phần 2: Phương pháp luận.
Phần 3: Việc làm thêm đối với sinh viên qua kết quả điều tra xã hội học phân tích,
đánh giá của nhóm nghiên cứu.
Phần 4: Một số giải pháp nhằm khuyến khích và quản lí việc làm thêm đối với
sinh viên Đại Học Thủ Dầu Một hiện nay .
Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Phạm Tuyết Anh (2013), Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của
sinh viên ĐH Cần Thơ.
2. Quỳnh Anh (2008), Thái độ học tập của sinh viên Khoa tâm lý học, ĐH Khoa Học Xã Hội
Và Nhân Văn Hà Nội.
3. Gordon Marshall (1998), Từ điển Xã hội học Oxford, Nxb ĐHQG Hà Nội, Bùi Thế Cường
và cộng sự dịch (2010).
4. Đỗ Thu Hà (2010), Nghiên cứu việc sử dụng qũy thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên
ở một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội, Viện khoa học giáo dục VN,
/>ngoai-gio-len-lop-cua-sinh-vien-o.html, đọc ngày 25/02/2015.
5. Nguyễn Văn Huyên (2003), Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa
hiện nay, , />nam/van-hoa-ung-xu-voi-moi-truong-xa-hoi/1653-nguyen-van-huyen-loi-song-nguoi-viet-
nam-duoi-tac-dong-cua-toan-cau-hoa.html, đọc ngày 26/02/2015
6. Phạm Linh (2014), Nam sinh viên làm thêm bị nhóm thanh niên đánh túi bụi, Báo mới
Online, />bui/59/14935440.epi , đọc ngày 25/02/2015.
7. Hoàng Thị Ngọc Mai (2013), Báo dân trí, Vận dụng lý thuyết Tháp nhu cầu trong việc
giáo dục trẻ, , />nhu-cau-trong-viec-giao-duc-tre-730439.htm, đọc ngày 26/02/2015.
8. Merriam-Webster (2015), Student, ,
đọc ngày 25/02/2015.
9. Phạm Ngọc Long Mi (2013), Thực trạng làm thêm của sinh viên trường ĐH Thủ Dầu
Một và một số giải pháp.

10. Long, Nguyễn Xuân (2012), Nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học ngoại ngữ -
Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Tâm lý học số 9.
11. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Lao động.

×