Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tính khoa học tính cách mạng tính nhân văn trong tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.17 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
ĐỀ TÀI: TÍNH KHOA HỌC TÍNH CÁCH MẠNG TÍNH NHÂN VĂN
TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Tính khoa học trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
Tính khoa học trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là sự đúng đắn nhất, hợp quy
luật khách quan nhất. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã gắn kết hai cuộc cách mạng dân
tộc và giai cấp lại với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đó chính là đúng
đắn nhất, hợp quy luật khách quan nhất.
Quy luật chung của thời đại là gì? Là chế độ thực dân cũ và mới đều bị lên án, giải
phóng các dân tộc bị áp bức đã chín muồi trên toàn thế giới, cách mạng giải phóng
dân tộc là cấp bách. Nhưng rồi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc sẽ đi tới đâu?
Con đường đúng đắn nhất là đi theo chủ nghĩa xã hội, tức là tiến lên cách mạng
giai cấp. Tại sao lại là tiến lên chủ nghĩa xã hội? Chủ nghĩa tư bản là kẻ đi xâm
lược, gieo đau thương tang tóc cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Cho nên sau
khi dân tộc được giải phóng đi theo con đường chủ nghĩa tư bản là đi vào đường
chết. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng con người và dân tộc tới tận cùng.
Thế giới luôn vận động. Không thể chủ nghĩa tư bản lại vận động đến chủ nghĩa tư
bản, mà phải vận động đến một hình thái xã hội, một chế độ kinh tế cao hơn, là xã
hội xã hội chủ nghĩa.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã đúng vì khoa học và hợp quy luật thời đại. Trong nội
dung vấn đề quá đọ lên chủ nghĩa xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh đã khoa học khi
chỉ ra rằng: chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của
nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy. Người cũng luôn chủ trương một nền
kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ, luôn chủ trương bước đi phải dần
dần không nóng vội.
Hồ Chí Minh đã nói nôm na, dễ hiểu về cái đích cuối cùng của chủ nghĩa xã hội,
đó là quy luật cao nhất. Từ một nền kinh tế lạc hậu của một nước chậm phát triển
đi lên chủ nghĩa xã hội, tức là có một nền công nghiệp hiện đại và phát triển cao thì
phải có bước đi từ từ, phù hợp, không nóng vội, và phải coi trọng kinh tế nhiều
thành phần là đúng quy luật và khoa học.
Cũng rất khoa học khi Hồ Chí Minh chú trọng xây dựng Đảng để lãnh đạo cách


mạng thành công.
Ngoài ra Người còn chủ trương nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa
cá nhân, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đó là những tóm lược khái quát về những mặt thể hiện tính khoa học trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Sau đây ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu từng khí cạnh vấn đề.
Ở câu 1 ta đã chứng minh quan hệ biện chứng giữa tính dân tộc và tính giai cấp
trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tại sao cuộc cách mạng giải phóng dân tộc lại gắn
liền với cách mạng giai cấp dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là do có sự gắn kết và
hợp nhất giữa phong trào yêu nước và phong trào công nhân. Vì hai phong trào đều
có chung một mục tiêu. Khi giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và có phong trào
đấu tranh, kể cả đấu tranh lúc đầu là đấu tranh kinh tế, và sau này là đấu tranh
chính trị, thì phong trào công nhân kết hợp ngay từ đầu và kết hợp liên tục với
phong trào yêu nước. Cơ sở của vấn đề kết hợp ngay từ đầu, liên tục, chặt chẽ giữa
hai phong trào này là do xã hội nước ta tồn tại mâu thuẫn cơ bản giữa toàn thể dân
tộc V iệt Nam với bọn đế quốc tay sai. Vì vậy, giữa hai phong trào này đều có một
mục tiêu chung, yêu cầu chung: giải phóng dân tộc, làm cho Việt Nam được hoàn
toàn độc lập, xây dựng đất nước hùng cường. Hơn nữa, chính bản thân phong trào
công nhân, xét về nghĩa nào đó, lại mang tính chất của phong trào yêu nước, vì
phong trào đấu tranh của công nhân không những chống lại ách áp bức giai cấp mà
còn chống lại ách áp bức dân tộc. Phong trào công nhân ở các nước thuộc địa vừa
mang lợi ích của giai cấp công nhân, vừa mang lợi ích của dân tộc, phong trào
công nhân hòa quyện với phong trào yêu nước. Ranh giới giữa hai phong trào này
chỉ còn mang tính tương đối. Chính tính công nhân của phong trào yêu nước ở Việt
Nam đã khắc phục những hạn chế của phong trào yêu nước thông thường (không
có lãnh đạo, không có lí luận, không có bản sắc giai cấp) mang lại thắng lợi cao
nhất. Vì thế đấu tranh giải phóng dân tộc đi liền với đấu tranh giải phóng giai cấp,
và quan trọng hơn cả là hai cuộc cách đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tại sao
lại cần đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng? Kinh nghiệm đấu tranh giải phóng dân tộc

đã cho chúng ta thấy một cuộc cách mạng muốn thành công thì phải có đảng lãnh
đạo soi đường. Chính vì thế, mục tiêu ra đời của Đảng cộng sản là vận động và tổ
chức dân chúng, làm cho quần chúng nhân dân nhận rõ tình hình, đường lối, định
rõ phương châm chiến đấu. “Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như
người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Một vấn đề rất quan trọng cần lưu ý là
Đảng là Đảng của giai cấp công nhân, song cũng là Đảng của toàn dân tộc, vì như
ta đã nói ở trên, phong trào yêu nước và phong trào công nhân đã hòa hợp, đồng
nhất và thúc đẩy, hỗ trợ cho nhau, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động và của dân tộc là một. Vì giai cấp công nhân là giai cấp mang sứ mệnh
lịch sử là giải phóng dân tộc, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, nên Đảng
mang bản chất của giai cấp công nhân, tức là mang bản chất của giai cấp mà nó đại
biểu. Nhưng quan niệm Đảng không những là Đảng của giai cấp công nhân mà còn
là Đảng của toàn dân tộc có ý nghĩa lớn đối với cách mạng Việt Nam. Đảng đại
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
diện cho lợi ích của toàn dân tộc cho nên nhân dân Việt Nam coi Đảng cộng sản là
Đảng của chính mình. Trong thành phần của mình, ngoài công nhân, còn có những
người ưu tú trong giai cấp công nhân,trí thức và các thành phần khác. Đảng ta cũng
đã khẳng định rằng, để đảm bảo và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, Đảng
luôn gắn bó trực tiếp với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc
trong tất cả các thời kì cách mạng. Hồ Chí Minh rèn luyện Đảng luôn luôn chú
trọng tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc. Sức mạnh của Đảng
không chỉ bắt nguồn từ giai cấp công nhân mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp nhân
dân lao động khác.
Sau khi tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc cho nhân dân ta, Hồ Chí
Minh đã xúc tiến thành lập một chính Đảng cách mạng chân chính ở Việt Nam và
Người đã cùng Trung ương Đảng ta trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đưa sự nghiệp
đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam vượt qua mọi gian khổ, khó khăn, đi
từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh đã dành trọn cho nhân dân, cho đất nước, cho sự

nghiệp đấu tranh giải phóng con người, giải phóng nhân loại cần lao, thoát khỏi
mọi áp bức, bất công, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Cũng chính
vì vậy mà vần đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam
đã được Người quan tâm, nung nấu suốt cả đời. Đề cập đến tư tưởng của Người về
vấn đề nêu trên, chúng tôi xin trình bày khái quát một số quan điểm lớn sau đây:
Thứ nhất, giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam - một nước thuộc địa nửa phong
kiến, trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh đuổi quân
xâm lược, đánh đổ bọn tay sai, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hoà
bình và thống nhất đất nước.
Độc lập, tự do, hoà bình và thống nhất đất nước là khát vọng cháy bỏng của người
dân mất nước. Bởi, mất nước là mất tất cả. Sống trong cảnh nước mất, nhà tan, mọi
quyền lực nằm trong tay quân xâm lược và bọn tay sai thì quyền sống của con
người cũng bị đe doạ chứ nói gì đến quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của mọi
người. Nếu có, đó chỉ là thứ tự do cướp bóc, bắt bớ, giết hại và tù đày của quân
xâm lược và bọn tay sai. Chính vì vậy mà “Không có gì quý hơn độc lập tự do”,
một trong những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam đã trở
thành chân lý của dân tộc Việt Nam và của cả nhân loại có lương tri.
Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân – tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã trở
thành mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó được quán triệt
trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam và nó được thể hiện nổi bật trong các
thời điểm có tính bước ngoặt lịch sử.
Khi trả lời câu hỏi của nữ đồng chí Rôdơ, thư ký Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã
hội Pháp, họp ngày 29 tháng 12 năm 1920: Tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Quốc
tế III? Hồ Chí Minh trả lời: “Rất giản đơn. Tôi không hiểu chị nói thế nào là chiến
lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác. Nhưng tôi hiểu rõ một điều: Quốc tế
III rất chú ý đến vấn đề thuộc địa… Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc
tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu.”
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cũng ngay tại nước Pháp, giữa năm 1922, sau khi làm việc với Bộ trưởng Bộ

Thuộc địa Pháp Anbe Xarô, Hồ Chí Minh đã nói thẳng với ông ta mong muốn của
mình và của nhân dân Việt Nam rằng: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào
tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập…”
Năm 1945, đứng trước thời cơ mới của cách mạng nước ta, khi nói chuyện với
đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh khẳng định: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã
tới, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho được
độc lập.”
Năm 1966, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không
quân và hải quân, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10
năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp
có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn
độc lập tự do.”
Hồ Chí Minh coi mục tiêu đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do của đồng bào là
lẽ sống của mình. Quyền độc lập dân tộc không tách rời quyền con người và độc
lập là điều kiện tiên quyết để mang lại hạnh phúc cho mọi người dân của đất nước
mình. Đồng thời, độc lập dân tộc còn là điều kiện để dân tộc Việt Nam được quyền
sống bình đẳng với các dân tộc khác trên thế giới và các dân tộc trong nước ta
được chung sống bên nhau một cách bình đẳng, hoà thuận và cùng nhau đi tới cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Thứ hai, sau khi giành được độc lập dân tộc phải đưa đất nước tiến lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội, nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội, xoá bỏ nghèo nàn
và lạc hậu, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người, mọi dân
tộc.
Giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam nếu chỉ dừng lại ở cuộc đấu
tranh để giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân thì sự nghiệp cách mạng đó
mới chỉ đi được một chặng đường ngắn mà thôi. Bởi có độc lập, có tự do mà nhân
dân vẫn đói khổ, thì nền độc lập tự do ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Hồ Chí Minh đã thấu hiểu cảnh sống nô lệ, lầm than, đói rét và tủi nhục của nhân
dân các dân tộc Việt Nam trong thời thực dân, phong kiến. Bởi vậy, một trong
những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định của sự nghiệp giải phóng xã hội,

giải phóng con người, theo Hồ Chí Minh là phải xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu,
vươn tới xây dựng cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc thật sự cho tất cả mọi
người.
Đó là ước nguyện, là ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh và là ước nguyện mong
mỏi bao đời nay của nhân dân các dân tộc Việt Nam. Người nói: “Tôi chỉ có một
sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành.”
Thực hiện được ước nguyện đó, theo Hồ Chí Minh chính là nhằm giải quyết một
cách triệt để và thiết thực vấn đề dân tộc ở một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Thế nhưng đi về đâu và xây dựng một xã hội như thế nào để thực hiện được ước
nguyện đó nhân dân các dân tộc Việt Nam cũng như cho cả nhân loại bị áp bức,
bóc lột? Đó là điều trăn trở, ưu tư không chỉ ở Hồ Chí Minh mà ở tất cả những
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
người có lương tri, trọng đạo lý, trọng nghĩa tình khác. Sự bắt gặp và điểm tương
đồng trong tư duy giữa Hồ Chí Minh với những người sáng lập ra học thuyết cách
mạng và khoa học của thời đại cũng chính là ở chỗ đó.
Chứng kiến cảnh sống lầm than, khổ cực, bị bóc lột tới thậm tệ của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động ở thuộc địa và chính quốc, chứng kiến cảnh sống trái
ngang của bọn tư sản, thực dân giàu có và gian ác, nên con đường giải phóng xã
hội, giải phóng con người mà cả Hồ Chí Minh và C. Mác, Ph. Ăngghen, V. I.
Lênin đều khẳng định là phải tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, chứ
không phải là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, càng không phải là quay trở lại
chế độ phong kiến.
Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định trước sau như một, là chỉ có chủ nghĩa
xã hội mới có đủ cơ sở và điều kiện để thực hiện công cuộc giải phóng con người
một cách triệt để và thiết thực. Tức là thực hiện được đầy đủ các quyền của con
người, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của tất
cả mọi người.

Cũng chính vì vậy mà con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và độc lập phải gắn liền
với chủ nghĩa xã hội trở thành nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, và là
mục tiêu chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt
hai phần ba thế kỷ và mãi mãi về sau.
Xuất phát từ hoàn cảnh của Việt Nam, đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông
nghiệp nghèo nàn, hậu quả của bọn thực dân, phong kiến để lại rất nặng nề nên Hồ
Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc,
ngày càng sung sướng, ai nấy được học hành, ốm đau có thuốc, già không lao động
thì được nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xoá bỏ… tóm lại,
xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ
nghĩa xã hội.”
Thứ ba, phải thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và đoàn kết, giúp đỡ lẫn
nhau cùng tiến bộ trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Lịch sử của Việt Nam đã chứng minh trong cộng đồng các dân tộc ở nước ta khồng
hề có dân tộc lớn (dân tộc nhiều người) đi áp bức, bóc lột dân tộc nhỏ (dân tộc ít
người), mà quan hệ giữa các dân tộc với nhau là quan hệ anh em, ruột thịt. Truyền
thống quý báu đó của dân tộc Việt Nam như Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Đồng
bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Giarai hay Êđê, Xơđăng hay Bana… đều là
con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng
khổ cùng nhau, nó đói giúp nhau.”
Bên cạnh việc lên án thủ đoạn đê hèn của bọn thực dân, phong kiến dùng chính
sách “chia để trị” nhằm chia rẽ các dân tộc Việt Nam và để kìm hãm các dân tộc
trong vòng nghèo nàn và dốt nát, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tính ưu việt của chế độ
mới để nhằm giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc ở Việt Nam: “Chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước ta là: Các dân tộc đều bình đẳng và phải đoàn kết chặt chẽ,
thương yêu giúp đỡ nhau như anh em. Đồng bào miền xuôi phải ra sức giúp đỡ
đồng bào miền ngược cùng tiến bộ về mọi mặt.”
Hậu quả của chế độ thực dân phong kiến và các thế lực thù địch chống phá cách
mạng để lại ở Việt Nam là rất nặng nề; để khắc phục hậu quả đó nhằm thực hiện
5

Website: Email : Tel : 0918.775.368
quyền bình đẳng giữa các dân tộc và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho
đồng bào miền xuôi cũng như miền ngược, Hồ Chí Minh luôn coi trọng tình đoàn
kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc anh em ở trong nước. Bởi, chỉ
có trên cơ sở đoàn kết mới tạo nên sức mạnh to lớn cho cách mạng Việt Nam để
thực hiện thắng lợi các mục tiêu của cách mạng đã đề ra.
Sau khi chủ trì Hội nghị Trung ương lần thức Tám (5 – 1941), nhận thấy cơ hội
cứu nước đang đến gần, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào cả nước, trong thư
Người viết: “…Hỡi các bậc phú hào yêu nước, thương nòi! Hỡi các bạn công nông,
binh, thanh niên, phụ nữ, công chức, tiểu thương! Trong lúc này quyền lợi dân tộc
giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và
bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa bỏng.”
Hồ Chí Minh chẳng những là người quan tâm đến đoàn kết dân tộc, mà chính
Người là hiện thân của sự đoàn kết đó, là người trực tiếp tổ chức khối đại đoàn kết
toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện gây chia rẽ, hiềm khích, kỳ
thị dân tộc để thực hiện tình đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Bài
học kinh nghiêm về đoàn kết trong cách mạng Việt Nam được Người tổng kết
thành 14 chữ vàng như sau:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Để thực hiện quyền bình đẳng và xây dựng tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng
tiến bộ trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, xuất phát từ hoàn cảnh và điều
kiện sống của các dân tộc ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến
đồng bào dân tộc ít người, sống ở miền núi, vùng sâu và vùng xa của đất nước.
Bởi, theo Người so với đồng bào sống ở miền xuôi, vùng đồng bằng và đô thị, thì
đời sống của đồng bào ở miền núi, xét trên mọi phương diện, còn thấp và gặp rất
nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, miền núi và vùng sâu, vùng xa của đất nước ta,
là nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, trình độ sản xuất và văn hoá của nhân
dân nơi đây còn rất thấp. Nơi ăn, chốn ở, trường hợc, cơ sở y tế và giao thông đi lại
còn nhiều khó khăn và thiến thốn. Bên cạnh đó, do trình độ dân trí thấp nên những

thủ tục lạc hậu, mê tín, di đoạn còn rất nặng nề.
Hơn nữa, khu vực miền núi nước ta – nơi làm ăn sinh sống chủ yếu của đồng bào
các dân tộc ít người, là nơi giáp biên giới với số nước láng giềng, xa đồng bằng,
địa bàn hiểm trở, dân cư thưa thớt, nhiều vùng vốn là căn cứ địa cách mạng quan
trọng của cách mạng Việt Nam trước đây. Bởi vậy, quan tâm đến đồng bào dân tộc
ít người vừa thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Hồ Chí Minh trong chế độ mới, vừa
có ý nghĩa kinh tế và quốc phòng to lớn đối với cả hiện tại và tương lai của đất
nước.
Sự quan tâm, giúp đỡ đối với đồng bào các dân tộc ít người theo Hồ Chí Minh, là
trách nhiệm của toàn Đảng và toàn dân, của tất cả các cấp, các ngành, từ Trung
ương đến địa phương, bằng những việc làm cụ thể và thiết thực.
Thứ tư, phải đoàn kết, thương yêu người Việt Nam sống ở nước ngoài và thân
thiện với người nước ngoài sống ở Việt Nam.
Vì nhiều lý do khác nhau, dẫn đến một thực tế của đời sống thế giới, là người dân
của nước này đến cư trú và làm ăn sinh sống ở nước khác và ngược lại. Giải quyết
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thực trạng đó ở mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi chính đảng, thậm chí với từng nhà
lãnh đạo có những quan điểm và chủ trương chính sách khác nhau.
Đối với người Việt Nam sống xa Tổ quốc, Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết,
thương yêu họ, kêu gọi họ hướng về quê hương đất nước, nơi quê cha, đất tổ của
mình, vì tất cả bà con đều là “con Lạc cháu Hồng” của đất Việt. Đồng thời, Người
cũng kêu gọi và khuyên nhủ bà con phải giữ mối quan hệ thân thiện với nhân dân
các nước và thực hiện tốt luật pháp của họ. Trong những năm chiến tranh và cách
mạng, với lòng yêu nước, thương dân, Hồ Chí Minh đã thu phục được nhiều trí
thức tài ba về nước phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, trong đó có người đã trở
thành anh hùng của Việt Nam.
Đối với người nước ngoài sống ở Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn thể hiện thái độ ôn
hoà và thân thiện với họ. Trong Lời tuyên bố với quốc dân sau khi đi Pháp về (23
tháng 10 năm 1946), Hồ Chí Minh nêu rõ:

“Người Pháp ở Pháp đối với ta rất thân thiện, thì người Việt ở Việt đối với người
Pháp cũng nên thân thiện. Đối với quân đội Pháp ta phải lịch sự. Đối với kiều dân
Pháp ta phải ôn hoà. Để tỏ cho thế giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh. Để
cho số người Pháp ủng hộ ta càng thêm đông, sức ủng hộ càng thêm mạnh. Để cho
những kẻ thù khiêu khích muốn chia rẽ, không có thể và không có cớ mà chia rẽ.
Để cho công cuộc thống nhất và độc lập của chúng ta chóng thành công.”
Đối với người Hoa sống ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng thể hiện quan điểm trước
sau như một là đoàn kết, thân thiện và bảo vệ tài sản, tính mạng cũng như quyền
làm ăn chính đáng của họ trên đất nước Việt Nam, như công dân Việt Nam. Theo
Người, chẳng phải hôm qua hôm nay người Hoa kiều mới đến Đông Dương. Họ đã
ở đây, họ đã luôn giữ một địa vị rất quan trọng trong đời sống kinh tế của Đông
Dương. Nhưng chưa bao giờ lại có những cuộc xung đột giữa người Việt Nam với
người Hoa trên đất nước Việt Nam.
Trong “Thư gửi anh em Hoa kiều” nhân ngày Độc lập 2 – 9 – 1945, Hồ Chí Minh
nêu rõ: “Hai dân tộc Trung - Việt chúng ta, mấy ngàn năm nay, huyết thống tương
thông, chung nền văn hoá, trong lịch sử vẫn được gọi là hai nước anh em; hơn nữa,
đất nước liền kề, núi sông kế tiếp, càng như môi vớI răng che chở cho nhau. Ngót
trăm năm nay, đế quốc xâm lược Viễn Đông, giặc Pháp cưỡng chiếm nước ta, lấy
đó làm bàn đạp xâm lược Trung Quốc. Hai dân tộc anh em phương Đông chúng ta
lại chịu chung nổi khổ cực bị áp bức và xâm lược.”
Xuất phát từ quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc và hai nước anh em, trong thư, Hồ
Chí Minh đã nhấn mạnh đến chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta đối với
bà con Hoa Kiều đang làm ăn, sinh sống ở Việt Nam: “Chính phủ nhân dân lâm
thời Việt Nam đã lập tức tuyên bố xoá bỏ mọi luật pháp của Pháp trước đây áp đặt
lên Hoa kiều, xác định chính sách cơ bản là bảo đảm tự do, hoan nghênh Hoa kiều
cùng nhân dân Việt Nam chung sức xây dựng nước Việt Nam mới.
Mong rằng anh em hai nước chúng ta thân mật đoàn kết, có việc gì thì giải quyết
với nhau theo nguyên tắc hợp pháp lý với thái độ kính trọng nhường nhịn lẫn nhau,
không được vì những việc tranh chấp nhỏ của cá nhân mà gây điều bất hạnh ngăn
cách giữa hai dân tộc…”

Ngoài ra, đối với các dân tộc và quốc gia khác trên thế giới, quan điểm của Hồ Chí
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Minh là tôn trọng nền độc lập dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của
các quốc gia, dân tộc khác, đồng thời thực hiện quyền bình đẳng giữa các quốc gia,
dân tộc với nhau. Quan điểm đó của Người được khẳng định trong bản Tuyên ngôn
Độc lập bất hủ, ngày 2 – 9 – 1945 rằng: “… tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh
ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
Chẳng đường lịch sử hơn 70 năm qua kể từ ngày ra đời đến nay, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn trung thành với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
và những quan điểm tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân
tộc đề ra chính sách dân tộc đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Chính sách đó vừa
phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam, vừa phù hợp với xu thế
phát triển tiến bộ của nhân loại, nên nó đã được cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam
đón nhận với niềm phấn khởi và đầy tin tưởng, cũng bởi lẽ đó mà cách mạng Việt
Nam có được sức mạnh to lớn để hoàn thành thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Vấn đề thứ hai cần làm rõ là tính khoa học trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở
chỗ Bác chỉ ra cái đích cuối cùng của cuộc cách mạng là Chủ nghĩa xã hội, đồng
thời cũng chỉ ra Chủ nghĩa xã hội đích thực là nhằm nâng cao đời sống vật chất và
văn hóa của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy. Việc đi lên chủ nghĩa xã hội là
cái đích tất yếu của đất nước ta, xét từ học thuyết hình thái kinh tế xã hội của Mac,
từ lòng yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, từ truyền
thống đạo đức, văn hóa lịch sử của con người Việt Nam, và hơn nữa, tiến tới chủ
nghĩa xã hội là con đường chắc chắn nhất để giữ vững nền độc lập dân tộc. Ở Hồ
Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu phấn đấu của Người là
một, đó là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Người có khi trả lời
một cách trực tiếp:”Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách đơn giản và
đễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,

trước hết là nhân dân lao động”. Có khi Người diễn giải mục tiêu tổng quát này
thành các tiêu chí cụ thể:”Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc,
ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động
được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ ” Kết
thúc bản Tài liệu tuyệt đối bí mật, Hồ Chí Minh viết:”Điều mong muốn cuối cùng
của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam
hòa bình, thống nhất. độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào
sự nghiệp cách mạng thế giới”. Chỉ rõ và nêu bật mục tiêu của chủ nghĩa xã hội,
Hồ Chí Minh đã khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với chế độ xã hội
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đã tồn tại trong lịch sử, chỉ ra nhiệm vụ giải phóng con người một cách toàn diện,
theo các cấp độ: từ giải phóng dân, giải phóng giai cấp, xã hội đến giải phóng từng
cá nhân con người, hình thành các nhân cách phát triển tự do. Tính khoa học trong
tư tưởng Hồ Chí Minh càng thể hiện rõ khi Người xác định các mục tiêu cụ thể của
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:
Mục tiêu chính trị: Chế độ chính trị phải do nhân dân làm chủ, Nhà nước là của
dân , do dân và vì dân. Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với nhân dân, chuyên
chính với kẻ thù của nhân dân. Hai chức năng không tách rời nhau, mà luôn luôn đi
đôi với nhau. Một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải phát huy quyền dân chủ và
sinh hoạt chính trị của nhân dân, mặt khác, lại yêu cầu phải chuyên chính với thiểu
số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại lợi ích của xã hội chủ nghĩa.
Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ con đường và biện
pháp thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp, nâng cao năng lực hoạt động của
các tổ chức chính trị-xã hội của quần chúng, củng cố các hình thức dân chủ đại
diện, tăng cường hiệu quả quản lí của các cơ quan lập pháp, xử lí phân rõ chức
năng của chúng. Mục tiêu kinh tế: kinh tế phải vững mạnh thì chính trị mới ổn
định. Nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công-
nông nghiệp hiện đại, khoa học-kĩ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư
bản được bỏ dần, đoiừ sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.Mục

tiêu văn hóa xã hội: văn hóa là mục tiêu cơ bản của xã hội chủ nghĩa. Văn hóa thể
hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội, đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng,
phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng, phát triển văn hóa nghệ thuật, thực
hiện nếp sống mới, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu.
Để có nền văn hóa như thế ta phải phát huy vốn văn hóa quý báu của dân tộc, đồng
thời học tập văn hóa tiên tiến của thé giới. Phương châm xây dựng nền văn hóa
mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng. Nền văn hóa phải gắn liền với lao động sản
xuất.
Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đào tạo
con người. Bởi lẽ mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất công cuộc xây dựng
chính là con người. Trong lí luận xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí
Minh quan tâm trước hết mặt tư tưởng. Người cho rằng: Muốn có con người xã hội
chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở mỗi con
người là kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mac-Lênin, nâng
cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh đến
trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng; đồng thời Người cũng rất quan tâm đến mặt
tài năng, luôn tạo điều kiện để mỗi con người rèn luyện tài năng cống hiến cho xã
hội. Tuy vậy, Hồ Chí Minh luốn gắn tài năng với đạo đức. Theo Người, “có tài mà
không có đức là hỏng”; dĩ nhiên đức phải đi đôi với tài, nếu không có tài thì không
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thể làm việc được. Cũng như vậy, Người luôn gắn phẩm chất chính trị với trình độ
học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó “chính trị là tinh thần, chuyên môn là
thể xác”. Hai mặt đó gắn bó thống nhất trong một con người. Do vậy tất cả mọi
người đều phải luôn luôn trau dồi đạo đức và tài năng, vừa có đức vừa có tài, vừa
“hồng” vừa “chuyên”. Người còn tạo đièu kiện để con người thể hiện được bản
chất cá nhân. Tôn vinh cá nhân để mỗi người phát huy tính năng động, sáng tạo, tự
chủ. Tất cả các quốc gia chỉ có thể phát triển một cách thực sự và bền vững nhất
chỉ khi dựa vào vai trò con người. Vì con người là chủ thể duy nhất hoạt động có
mục đích và là nguồn lực không bao giờ cạn kiệt.

Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Bác nhận thức được rằng: Đây là một
thời kì chuyển giao, nối tiếp tất yếu của hai tiến trình, chúng ta từ một nền nông
nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Đây là nhận định mang tính thiên tài của Hồ Chí Minh. Phải
nhận thức được chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền nông nghiệp lạc hậu.
Nếu không chú ý, sẽ mang tính chủ quan, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn. Để đi lên
chủ nghĩa xã hội cần từ từ từng bước vững chắc. Chúng ta phủ định biện chứng
chứ không phải phủ định sạch trơn, đồng thời tranh thủ tiếp thu học hỏi khoa học
kĩ thuật.
Để xác định bước đi lên chủ nghĩa xã hội cho phù hợp với Việt Nam, Hồ Chí Minh
đề ra hai nguyên tắc có tính chất phương pháp luận là: một là, xây dựng chủ nghĩa
xã hội là một hiện tuợng phổ biến mang tính quốc tế nên cần quán triệt các nguyên
lí cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin và học hỏi kinh nghiệm các nước anh em; hai
là, xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội xuất phát từ điều kiện
thực tế, đặc điểm dân tộc. Quán triệt hai nguyên tắc trên, Hồ Chí Minh xác định
phương châm thực hiện bước đi trong chủ nghĩa xã hội: dần dần, thận trọng từng
bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nôn nóngvà xcs định các bước đi phải
luôn căn cứ vào các điều kiện khách quan quy định. Hồ Chí Minh nhận thức về
phương châm “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”không
có nghĩa là làm bừa làm ẩu, “đốt cháy giai đoạn”, chủ quan, duy ý chí, mà phải làm
từng bứoc phù hợp với điều kiện thực tế. Trong các bước đi lên chủ nghĩa xã hội,
Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, coi đó là con
đường phải đi của chúng ta, là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội; nhưng công nghiệp hóa không có nghĩa là xây dựng những nhà máy,
xí nghiệp thật t, quy mô cho thật lớn bất chấp những những điều kiện cụ thể cho
phép trong từng giai đoạn nhất định. Theo Người, công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa chỉ có thể thực hiện thắng lợi trên cơ sở xây dựng và phát triển nền nông
nghiệp toàn diện, vững chắc.
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Ở nước ta Hồ chí Minh là người đầu tiên chủ trương nền kinh tế nhiều thành phần
trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Người xác định rõ vị trí và xu
hướng vận động của từng thành phần kinh tế. Nước ta cần ưu tiên phát triển kinh tế
quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy việc cải tạo xã
hội chủ nghĩa. Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữ của nhân dân lao động, Nhà
nước cần đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nó phát triển. Về tổ chức
hợp tác xã, Hồ Chí Minh nhấn mạnh nguyên tắc dần dần, từ thấp đện cao, tự
nguyện cùng có lợi, chống chủ quan, gò ép, hình thức. Đối với nguời làm nghề thủ
công và lao động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất,
ra sức hướng dẫn và giúp họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ đi vào con
đường hợp tác. Đối với những nhà tư sản công thương, vì họ đã tham gia ủng hộ
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có đóng góp nhất định trong khôi phục kinh
tế và sẵn sang tiếp thu, cải tạo để đóng góp xây dựng nước nhà, xây dựng xã hội
chủ nghĩa nên Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải
khác của họ mà hướng dẫn họ làm lợi cho quốc kế dân sinh.

Tính cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
Cách mạng là thay đổi tận gốc. Phải tiến lên chủ nghĩa xã hội, không để cách mạng
đi lạc con đường chủ nghĩa xã hội. Đó là tính cách mạng điển hình trong tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Người cũng đặt ra vấn đề phải có “Đảng cách mệnh”, phải có Đảng cộng sản. Đây
là minh chứng hùng hồn cho tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì trong các cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc trước đó chưa hề có một cuộc đấu tranh nào có Đảng mang bản
sắc giai cấp lãnh đạo.
Hồ Chí Minh cũng đưa vào khái niệm ”trung với nước, hiếu với dân”. Đó là cuộc
cách mạng phù hợp với tư tưởng đạo đức của dân tộc.
Người dân từ nô lệ, được làm chủ, đó là cách mạng.
Sau đây ta sẽ phân tích từng khía cạnh trong nội dung này.
Theo quan điểm của Mác-Lênin, sự hình thành Đảng chính trị là quy luật phong
trào đấu tranh giai cấp. Theo quy luật, các giai cấp tham gia cuộc đấu tranh giai

cấp muốn đạt đến thắng lợi phải thành lập tổ chức lãnh đạo, có người lãnh đạo soi
đường. Đảng chính trị là bộ phận lãnh đạo, ưu tú, tiến bộ, tiên phong của một giai
cấp, đại diện cho giai cấp lãnh đạo giai cấp đó đi đến thắng lợi. Sự hình thành
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đảng cộng sản là vai trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân. Sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân là lãnh đạo xã hội thực hiện cách mạng xã hội, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người. Và giai cấp công nhân muốn thành công thì phải có
Đảng cộng sản dẫn đường.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, thứ nhất: Đảng cộng sản ra đời vì sự sống còn
của dân tộc. Đó là do Việt Nam là một nước thuộc địa, Đảng cộng sản ra đời không
thuần túy vì giai cấp công nhân mà vì cả dân tộc. Thứ hai: Đảng ra đời có nhiệm
vụ trực tiếp tổ chức và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng thắng lợi. Theo Hồ Chí
Minh: Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có đảng lãnh đạo để nhận
rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng. Cách mạng là cuộc đấu
tranh rất gian khổ. Lực lượng kẻ địch rất mạnh. Muốn thắng lợi thì quân chúng
phải tổ chức rất chặt chẽ, chí khí phải kiên quyết.Vì vậy phải có Đảng tổ chức và
giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh, để đánh đổ kẻ địch, giành lấy
chính quyền”. Đảng cần giác ngộ lí tưởng xã hội chủ nghĩa cho quần chúng, thực
hiện đại đoàn kết toàn dân để phát huy lí tưởng và sức mạnh quần chúng. Thứ ba:
Đảng cần tổ chức đoàn kết quốc tế. Cách mạng thuộc địa muốn thắng lợi ngoài sự
liên kết giữa các tổ chức, tầng lớp trong nước mà còn cần liên kết với vô sản quốc
tế.
Cơ sở để Đảng cộng sản giữ vai trò là nhân tố hàng đầu chính là bởi Đảng được
trang bị lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, đảng viên của Đảng cộng sản là những người
ưu tú, tiến bộ nhất trong giai cấp công nhân và cả xã hội. Và một yếu tố rất quan
trọng đó là Đảng cộng sản được cả nhân dân tin tưởng, ủng hộ.
Về vấn đề tại sao giai cấp công nhân lại là lực lượng mang sứ mệnh lich sử: Hồ
Chí Minh chỉ rõ đặc điểm của giai cấp công nhân là: kiên quyết, triệt để, tập thể,
có tổ chức, có kỉ luật. Lại vì là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, ánh trách

nhiệm đánh đổ chủ nghĩa tư bản và đế quốc, để gây dựng một xã hội mới, giai cấp
công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác-
Lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục tầng lớp khác.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằg, sở dĩ giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo
cách mạng Việt Nam còn là vì: Giai cấp công nhân có chủ nghĩa Mác-Lênin. Trên
nền tảng đấu tranh, họ xây dựng nên Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin Đảng đề ra
đường lối, chủ trương, khẩu hiệu cách mạng, lôi cuốn giai cấp nông dân và tiểu tư
sản vào đấu tranh, bồi dưỡng họ thành những phần tử tiên tiến.
Người dân sau một thời gian dài chìm trong tăm tối của cuộc đời nô lệ nay đã được
đứng lên làm chủ đất nước. Hồ Chí Minh khẳng định lực lượng xã hội cơ bản để
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hưởng thụ và thực hiện xây dựng xã hội chủ nghĩa là quần chúng nhân dân. Với
chủ nghĩa xã hội, dân là chủ và dân làm chủ. Nhân dân được xác định rõ vai trò, vị
trí: dân là chủ. Đây là một cuộc cách mạng về nhận thức. Dân đã được đặt lên vị trí
tối cao, đi từ tư tưởng than dân truyền thống. Với tư tưởng than dân truyền thống,
nhà nước gần gũi, gắn bó với nhân dân, lấy dân làm gốc, nhưng chưa đặt dân làm
chủ. NHưng với Hồ Chí Minh thì dân là chủ, đưa nhân dân đến tối cao triệt để của
quyền lực. Đồng thời Người cũng đề cập đến trách nhiệm và nghĩa vụ của dân: dân
làm chủ. Tất cả những khái quát trên đều gắn liền với thực tế, mang hơi thở cuộc
sống, từ cuộc sống khái quát thành lí thuyết, rồi lại đem lí thuyết ấy soi lại thực
tiễn.
Tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
Yêu con người, Hồ Chí Minh mang hạnh phúc đến cho con người. Đó là tính nhân
văn.
Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến con người. Tất cả những gì mà Người làm trong
cả cuộc đời: từ con đường đấu tranh giải phóng dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội, từ
kiên trì xây dựng Đảng, từ xây dựng nền văn hóa mới, từ xây dựng khối đại đoàn
kết dân tộc đều là vì con người. Người nói:”Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do,

đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó là mục tiêu
tổng quát của Hồ chí Minh về chủ nghĩa xã hội. Và cũng chính là tính nhân văn
cao cả trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong lòng một dân tộc giàu truyền thống
nhân ái. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh lúc đầu thể hiện ở những yêu cầu nhân
bản bao quát nhất. Đó là tư tưởng đòi lại cho con người những gì mà con người
vốn có, trước hết là quyền được sống, theo nghĩa "người ta sinh ra ai cũng có
quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc". Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
được nâng lên tầm cao hơn khi ở Người hội tụ những tư tưởng tiến bộ toàn nhân
loại, trong đó có các hệ tư tưởng nhân văn Phục hưng, Khai sáng. Đặc biệt, tư
tưởng nhân văn Hồ Chí Minh chỉ thật sự trở thành lý luận khoa học, học thuyết
vững chắc khi Người thấm nhuần tư tưởng cộng sản chủ nghĩa của các lãnh tụ
thiên tài C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I Lênin.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tất cả tình thương yêu cho dân tộc Việt Nam. Khi trở
thành lãnh tụ của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Người không màng danh lợi
cá nhân, suốt đời chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân, cho sự trường tồn của dân
tộc và sự phát triển của đất nước. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh bao quát toàn
bộ cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc,
hạnh phúc cho nhân dân. Tư tưởng đó được kết tinh thành một tuyên ngôn bắt hủ
không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với toàn thể loài người tiến bộ:
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Không có gì quý hơn độc lập, tự do.
Để thực hiện lý tưởng nhân văn đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra con đường
đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội". Giải phóng dân tộc là mục tiêu số một khi đất nước còn nô lệ. Vì vậy, ham
muốn tột bậc của Người là "làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do". Độc lập, tự do trở thành bản chất cao quý trong tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh, trở thành ngọn cờ chiến đấu và mục tiêu suốt đời hy sinh,
cống hiến của Người. Bởi đó là điều kiện tiên quyết đem lại hạnh phúc và tiến bộ

cho nhân dân Việt Nam.
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh vô cùng rộng lớn, nhưng tựu chung lại vẫn là tình
yêu thương con người. Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh đã trở thành lẽ
sống của Người, yêu thương con người gắn với tin ở con người, dùng sức của con
người để giải phóng cho con người, vì con người và phục vụ con người.
Người từng nói: "Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề là vấn đề ở đời và làm người ở đời
và làm người phải là thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp
bức".
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh xuất phát từ tình yêu thương của những
người đồng cảnh ngộ, mất nước, bị nô lệ, cùng chung số phận bị áp bức bóc lột, đi
tìm lối thoát cho dân tộc. Khi bôn ba nơi hải ngoại, chứng kiến cảnh bị áp bức bóc
lột của công nhân, của nhân dân lao động các nước tư bản chủ nghĩa, chứng kiến
cảnh bị áp bức của nhân dân các thuộc địa khác, tình yêu thương con người ở
Người mở rộng sang yêu thương những người cùng cảnh ngộ, những người lao
động nghèo đói, những người thuộc các dân tộc Việt Nam. Xuất phát từ tình yêu
thương ấy mà Người đã đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc, giải phóng khỏi
mọi áp bức, bất công. Mục tiêu của Hồ Chí Minh đã từng nói rõ trong lời ra mắt
của báo Người cùng khổ (Le Paria) năm 1921: "đi từ giải phóng những người nô lệ
mất nước, những người lao động cùng khổ đến giải phóng con người".
Với mục tiêu được xác định, Người trở về nước thực hiện sự nghiệp giải phóng dân
tộc Việt Nam khỏi ách áp bức của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Với đường lối
đúng đắn mà Người đề ra, tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc vào một Mặt trận thống
nhất và tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế, nhân dân ta đã đánh đuổi đế
quốc thực dân, giải phóng dân tộc, nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất và xây
dựng cuộc sống mới.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Người đề ra những
nhiệm vụ cấp bách là diệt giặc đói và diệt giặc dốt cùng với việc chống giặc ngoại
xâm. Trước mắt phải xóa đói nghèo, làm cho kinh tế phát triển "làm cho người
nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu và người khá giàu thì giàu thêm". Kinh tế
có phát triển, đời sống đồng bào có ấm no thì đất nước mới cường thịnh. Người

từng nói: Tôi thấy các cháu bụng ỏng, mắt choẹt, tôi hết sức đau lòng". Người yêu
cầu những người lãnh đạo chính quyền phải chăm lo đến đời sống nhân dân, phải
chăm lo từ việc "tương cà, mắm muối của dân", không được áp bức quần chúng
nhân dân.
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Người chăm lo đến việc nâng cao dân trí, chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ, phát
triển giáo dục. Người từng nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Người yêu
cầu đảng cầm quyền phải chăm lo đến nâng cao trình độ học vấn cho nhân dân,
chăm lo phát triển mọi mặt của dân tộc ta. Người thường nói chế độ thực dân đã
dùng mọi thủ đoạn ngu dân để đầu độc dân tộc ta, để hủ hóa nhân dân ta bằng
những thói xấu như lười biếng, gian xảo, tham ô. Cho nên phải làm sao để dân tộc
Việt Nam trở thành một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc
xứng đáng với nước Việt Nam độc lập, "sánh vai với các cường quốc năm châu".
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn ở nhân dân Việt
Nam mà ở tình bác ái bao la. Người từng vạch rõ: "Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ
bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả
những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ Phải thực hành chữ
Bác-Ái". Người còn nói "Lòng yêu thương của tôi đối với nhân dân và nhân loại
không bao giờ thay đổi" và trước lúc đi xa, Người viết "Đầu tiên là vấn đề con
người" và "Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng,
cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào
thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế".
Chăm lo, bồi dưỡng, phát huy sức mạnh của con người, tin tưởng vững chắc vào
khả năng và phẩm giá tốt đẹp của con người. Cách mạng Tháng Tám thành công,
tại cuộc họp đầu tiên của ủy ban nghiên cứu kế hoạch, kiến quốc, Hồ Chí Minh nêu
rõ mục tiêu của Nhà nước là: "Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho
dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành". Người còn nói: "Chúng ta đã hy sinh
phấn đấu để giành độc lập. Chúng ta đã tranh được rồi Chúng ta tranh được tự
do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì .

Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ".
Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng kiệt xuất của các anh hùng, hào kiệt của dân tộc như
Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi về sức mạnh của nhân dân "Khoan thư sức dân để
làm kế bền gốc, sâu rễ", "đẩy thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân".
Người còn kế thừa tư tưởng nhân văn "lấy dân làm gốc" và chủ nghĩa nhân đạo
hiện thực của học thuyết Mác để hình thành tư tưởng nhân văn mới, tin tưởng
mãnh liệt vào sức mạnh, tính chủ động, sáng tạo của quần chúng nhân dân và lòng
tôn trọng, kính trọng nhân dân lao động. Người nói "Trong bầu trời không có gì
quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của
nhân dân".
Trong điều kiện bị đế quốc thực dân thống trị, kẻ thù đàn áp dã man, cùng với
chính sách ngu dân của chúng, người dân các nước thuộc địa tưởng chừng không
thể gượng dậy nổi, song Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tin tưởng ở nhân dân mình, dân
tộc mình " đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương đang dấu một cái
gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến "
và sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ cần
phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi. Trong quá
trình đấu tranh, Người đã làm cho nhân dân thế giới nhận thức rõ vấn đề thuộc địa,
đoàn kết giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc là giúp đỡ cho chính mình.
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Người nhận thấy rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng,
"người là gốc của làng nước", "nước lấy dân làm gốc", "gốc có vững cây mới bền",
"xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân". Người còn nói rằng: "Dân như nước, mình
như cá", "lực lượng nhiều là ở dân hết". "Công việc đổi mới là trách nhiệm ở dân".
Do đó, Người yêu cầu "Đem tài dân, sức dân, của dân, làm lợi cho dân".
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện. Con người không phải là
thần thánh, có cả cái tốt và cái xấu. Bởi vậy, theo Người phải "làm cho phần tốt
trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi". Người
yêu cầu phải thức tỉnh, tái tạo lương tâm, đánh thức những gì tốt đẹp trong con

người. Ngay cả đối với những người lầm đường lạc lối, Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng rất khoan dung, độ lượng: "Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài.
Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế
này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta
phải khoan hồng đại độ".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng xây dựng "con người mới" vì đây là động
lực quyết định hướng đi lên của xã hội Việt Nam tương lai. Người đòi hỏi phải có
chiến lược trồng Người. Con người mới vừa là nhân vừa là quả của quá trình đấu
tranh xây dựng xã hội mới. Theo Người, con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam
phải có tinh thần làm chủ xã hội "đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan gánh
vác, không ỷ lại, không ngồi chờ". Con người mới phải có tri thức văn hóa và khoa
học, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Con người mới phải có phẩm chất đạo đức
cách mạng "cần, kiệm, liêm, chính', "Chí công, vô tư". Phải nghiêm khắc chống
chủ nghĩa cá nhân. Nhưng chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là phủ định lợi
ích chính đáng của cá nhân. Người nói: "Mỗi người đều có tính cách riêng, sở
trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình. Nếu lợi ích cá nhân đó
không trái với lợi ích tập thể thì không phải là xấu".Theo Người, con người mới
Việt Nam là con người phải mang đậm truyền thống dân tộc, đồng thời giàu chất
quốc tế xã hội chủ nghĩa.
Một điểm rất nổi bật là tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có tính vượt thời đại. Đó là
sự tuyệt đối tin tưởng vào thắng lợi ngày mai, lo cho tương lai của đất nước. Trong
chiến tranh ác liệt, vận mệnh đất nước lâm nguy, nhưng với nhãn quan duy vật
biện chứng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy được thắng lợi tất yếu của cách mạng Việt
Nam. Thật hiếm thấy ở một vị lãnh đạo quốc gia nào mà sự quan tâm đến con
người, đến nhân dân lại được đặt lên tầm lớn lao, sâu sắc nhưng hết sức cụ thể,
thiết thực như ở Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tính nhân văn cao cả trong tư tưởng Hồ
Chí Minh là đặt hạnh phúc nhân dân lên trên hết. ở Hồ Chí Minh, nhân dân không
phải là một khái niệm chung chung, mơ hồ mà là cộng đồng Việt Nam, là đồng
bào, là từng con người, từng cuộc đời, từng hoàn cảnh cụ thể. Cho đến lúc đi xa,
Người chỉ nghĩ đến sự đoàn kết toàn dân, sự phát triển và tiến bộ của Đảng, của

dân tộc; Người vẫn dành muôn vàn tình thương yêu cho mọi người.
Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình mẫu của con người nhân văn
của thời đại mới. Trong con người Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa lòng yêu
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thương con người với lòng tin, sự tôn trọng và ý chí cùng hành động triệt để giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
17

×