Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
Tiểu luận: “ Giá trị của truyền thống dân tộc trong quá trình phát triển đất nước
theo định hướng XHCN”
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Mỗi dân tộc có những truyền thống riêng trong quá trình phát triển và xây dựng
đất nước. Trải qua hơn bốn nghìn năm xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam
đã hình thành một hệ nhưng giá trị truyền thống, đó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần
dân tộc; tình đoàn kết, tương thân tương ái lẫn nhau; là những giá trị về gia đình, văn
hóa, phong tục tập quán… và rất nhiều những hệ giá trị quý báu mà cha ông ta đã đúc
rút và truyền lại cho các thế hệ sau. Trải qua một thời gian dài như vậy, những giá trị
truyền thống của dân tộc vẫn không hề bị mất đi mà ngược lại nó càng được bảo tồn
và phát huy trong đời sống của nhân dân.
Điều đó đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn vấn đề kế thừa các giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc, tạo tiền đề cho việc xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới phù
hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Khi đề cập đến việc xây dựng nền văn hóa vô
sản, Lênin đã từng chỉ rõ: "Không phải là nghĩ ra một thứ văn hóa vô sản mới mà là
phát triển những kiểu mẫu ưu tú, những kết quả tốt nhất của nền văn hóa hiện tồn, xét
theo quan điểm thế giới quan của chủ nghĩa Mác và những điều kiện của đời sống và
của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trong thời đại chuyên chính vô sản"
Trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và nhất là sau thời kỳ
đất nước ta giành được độc lập dân tộc, những giá trị truyền thống dân tộc lại càng
được khơi dậy và ăn sâu vào mỗi con người, đi vào cuộc sống của người dân như
những giá trị tinh thần, trở thành sức mạnh chiến đấu để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Xã hội càng phát triển thì truyền thống dân tộc càng được củng cố và phát huy.
Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi trọng vấn đề phát huy giá trị
truyền thống dân tộc, coi đây là một trong những công tác nghiên cứu và là một nhiệm
vị chính trị mà Đảng và nhân dân cùng tiến hành để khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh
thần đoàn kết sức mạnh, làm cho truyền thống dân tộc được củng cố vững mạnh. Báo
cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội VIII khẳng định: "Trong điều
kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và
Trang 1
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán
tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc".
Hiện nay, những giá trị truyền thống dân tộc, bên cạnh sự phát triển,
cũng cố và đc giữ gìn thì cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, và xu thế
toàn cầu về kinh tế - xã hội, những giá trị truyền thống của dân tộc ta đang bị đe dọa
và bị làm xấu đi. Vì vậy, làm sao phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc Việt
Nam theo định hướng Xã hội chủ nghĩa phù hợp với sự phát triển của còn người – xã
hội Việt Nam tính quy luật chung đó có những biểu hiện đặc thù tùy theo từng lĩnh
vực và điều kiện lịch sử - cụ thể của từng dân tộc. Việc nhận thức sâu sắc các giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc và định hướng việc kế thừa nó một cách đúng đắn là đòi
hỏi tất yếu và cấp bách. Cũng như xu thế phát triển của thế giới cùng với các quốc gia
trong khu vực đang là một vấn đề lớn đặt ra hiện nay.
Chính vì tính cấp thiết như vậy nên chúng tôi chọn vấn đề “Giá trị của truyền
thống dân tộc trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề Giá trị truyền thống dân tộc trong quá trình phát triển đất nước theo
định hướng XHCN đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà chính trị, triết học, xã hội
học, sử học, dân tộc học trong và ngoài nước. Đã có nhiều bài viết đề cập đến nội dung
này trên các báo, tạp chí thể hiện quan điểm của các tác giả về truyền thống dân tộc
hiện nay. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu và các bài viết của các tác giả chỉ đề
cập đến những khía cạnh của truyền thống dân tộc hoặc đi sâu vào một truyền thống tự
hào của dân tộc như truyền thống yêu nước, truyền thống gia đình, truyền thống văn
hóa Việt Nam… chứ chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về truyền thống
dân tộc nói chung theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước, cùng với những nghiên cứu có
giá trị của các tác giả, chúng tôi tiếp thu có chọn lọc những thành quả của các nhà
khoa học và bám sát yêu cầu thực tiễn đối với vấn đề giá trị truyền thống theo định
hướng XHCN.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Trang 2
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
Mục đích của đề tài là làm rõ sự phát triển, hạn chế và tồn tại những giá trị
truyền thống của Việt Nam hiện nay, đồng thời cũng đưa ra nhưng phương hướng để
phát huy những giá trị truyền thống này, trở thành sức mạnh để phát triển đất nước
trên con đường xây dựng CNXH của Việt Nam.
4. Giới hạn nghiên cứu đề tài
Đề tài không đi sâu phân tích các giá trị truyền thống mà chỉ khái quát các vấn
đề của giá truyền thống dân tộc theo định hướng XHCN, tầm quan trọng của giá trị
truyền thống dân tộc đối với sự phát triển xã hội.
5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở lý luận của đề tài là các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam liên quan đến vấn đề giá trị
truyền thống dân tộc trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các tác phẩm, các công trình nghiên cứu của các
nhà khoa học trong và ngoài nước, nhất là các nhà triết học, sử học, dân tộc học, văn
hóa học của Việt Nam có liên quan trực tiếp đến nội dung đề cập trong đề tài.
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu
tài liệu, chú ý vận dụng tổng hợp các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú ý sử dụng phương pháp lịch
sử và lôgic, phân tích và tổng hợp. Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp hệ
thống, phương pháp đối chiếu, phương pháp điều tra xã hội học trên cơ sở quán triệt
nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Góp phần vào việc nhận thức vai trò, tác dụng to lớn và lâu dài của các giá trị
truyền thống trong sự phát triển của xã hội Việt Nam.
Góp phần làm sáng tỏ việc định hướng quá trình hình thành các giá trị truyền
thống dân tộc của con người và xã hội Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảm, đề tài còn có 3 chương với
10 mục.
Chương I: Một số vấn đề về giá trị truyền thống
Chương II:Giá trị truyền thống ở Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa
Trang 3
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
Chương III: Phương hướng xây dựng và phát huy truyền thống dân tộc theo định
hướng XHCN
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁ TRỊ TRUYỀN THÔNG
1.1. Giá trị truyền thống là gì
Theo nghĩa tổng quát nhất, truyền thống đó là những yếu tố của di tồn văn hoá,
xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục tập quán, thói quen lối
sống và cách ứng sử của cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên
ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài.
Lịch sử cho thấy rằng truyền thống mang trong bản thân nó tính hai mặt rõ rệt:
Một là: truyền thống góp phần suy tôn, giữ gìn những gì là quý giá, là cốt cách, là nền
tảng cho sự phát triển, cho sự vận động đi lên của cộng đồng dân tộc. Xét từ mặt này
thì truyền thống mang ý nghĩa giá trị tích cực, là cái góp phần tạo nên sức mạnh, là
chổ dựa không thể thiếu của dân tộc trên đường đi tối tương lai.
Hai là: truyền thống đồng thời cũng còn là mảnh đất hết sức thuận lợi cho sự
dung dưỡng, duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi mà điều kiện và
hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi. Mặt thứ hai này có tác dụng không nhỏ trong việc kìm
hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển của một quốc gia, dân tộc nào đó, nhất là khi
quốc gia, dân tộc này hạn chế giao lưu hoặc thi hành chính sách đóng cửa với thếi giới
bên ngoài vì các lý do khác nhau.
Nói cách khác, khi nói đến giá trị truyền thống là nói đến những truyền thống
nào đã có sự đánh giá, đã được thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, đã có sự chọn
lọc, sự phân định và khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với cộng đồng trong
những giai đoạn lịch sử nhất định.
Mỗi dân tộc trên khắp hành tinh này, dù ở trình độ văn minh cao hay thấp, dù
đã phát triển hay đang phát triển thì cũng đều có những truyền thống đặc trưng của
riêng mình và do đó có hệ thống giá trị truyền thống riêng của mình. Hệ thống giá trị
đó chích là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất qua các thời đại lịch sử khác nhau
Trang 4
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
của dân tộc để làm nên bản sắc riêng. Nó được truyền lại cho thế hệ sau và cùng với
thời gian, cùng với sự tiến triển của lịch sử sẽ được bổ sung bằng các giá trị mới.
Trong hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam có không ít những giá trị mà chúng
ta có thể bắt gặp ở các dân tộc khác. Điều đó cũng thật dễ hiểu bởi vì trong cái dân tộc
không bao giờ nằm ngoài cái nhân loại.
1.2 Cái gì có thể được coi là truyền thống
Chúng ta thấy chỉ có những gì có thể đảm bảo sự tồn tại của con người, chỉ có
những gì có thể thoả mãn nhu cầu nhân sinh mới có thể thừa nhận là có giá trị. Tương
tự chỉ có những lý tưởng (văn hoá, tôn giáo, đạo đức) và những phương tiện (kỹ thuật,
kỹ năng, khoa học) có thể giúp ích bảo tồn những giá trị đó, mới có thể được gọi là
truyền thống. Truyền thống không bao giờ có thể có nếu nó chỉ là một sự kiện, một
hiện tượng tự nhiên hoặc một sự áp đặt từ bên ngoài bắt chúng ta theo.
Tóm lại, chúng ta chỉ chấp nhận những gì chúng ta nâng niu. Từ đây, cái được
coi là truyền thống chỉ khi nào nó trở thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống
chúng ta; chỉ khi nào nó bảo tồn cuộc sống chúng ta và chỉ khi nào nó có khả năng
phát triển cuộc sống của chúng ta. Do đó, cái gì có thể được gọi, được coi hay được
mệnh danh là truyền thống phải được xem xét từ ba khía cạnh của cuộc sống con
người: truyền thống như là một phần của cuộc sống, truyền thống như là phương tiện
để bảo tồn cuộc sống và truyền thống như là sức mạnh định hướng phát tiển cuộc
sống. Nói tóm lại, truyền thống không thể được nhận thức ngoài văn cảnh cảu các giá
trị bởi lẽ sự hình thành của truyền thống cũng tuân theo mô hình giống như mô hình
hình thành giá trị.
1.3 Giá trị và giá trị truyền thống
1.3.1 Những lý do phải quan tâm đến giá trị truyền thống nhân loại nói chung và
Châu Á nói riêng.
Mặc dù giá trị và giá trị truyền thống không phải là đề tài mới nhưng những
điều mới mẽ được đặt ra ở đề tài này, lâu nay luôn chiếm vị trí đáng kể trong các sinh
hoạt học thuật. Ở đây hầu như lúc nào cũng có những vấn đề xứng đáng được gọi là
cấp bách hay là thời sự. Những vấn đề đó đương nhiên rất cần phải tranh cãi về
phương diện nhận thức và đòi hỏi phải được nghiên cứu thật sâu trong các khoa học xã
hội và các khoa học nhân văn.
Trang 5
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
Ngày nay, khi những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đạt tới mức
vượt ra ngoài sự tưởng tượng của không ít người thì cùng với điều đó, sự biến động
của các xã hội cũng mạnh mẽ và nhanh chóng đến mức không có cơ may nào mà lại
không đi kèm với những nguy cơ. Bên cạnh những giá trị văn minh to lớn mà con
người được hưởng, những hiểm hoạ cũng rình rập một cách thường trong tất cả các xã
hội, nhất là các xã hội nghèo đói chậm phát triển.
Hiện thời, mỗi khi đón nhận các thành tựu mới của nền văn minh, cái mà con
người buộc phải quan tâm trước hết là những giá trị của những thành tựu đó chứ
không phải là bản thân các thành tựu – những giá trị trực tiếp và những giá trị tiềm ẩn,
những giá trị tích cực và những giá trị phát sinh có thể trở thành các phản giá trị, v.v…
Những bài học kinh nghiệm của các xã hội công nghiệp và thị trường, thái độ thiếu
xây dựng của một vài lập trường sô vanh lớn và nhỏ, những tình huống bi hài của các
cộng đồng thiếu dân chủ và chậm phát triển… rõ ràng đã làm cho việc quan tâm tới
các giá trị trở nên đặc biệt sâu sắc và có ý nghĩa. Trên thực tế, những tranh cãi nóng
bỏng và căng thẳng về sự lựa chọn giải pháp cho chiến lượt bảo vệ môi sinh về con
đường và thách thức thoát ra khỏi cơn bão tài chính Châu Á; về vai trò của Trung
Quốc trong những thập kỷ tới đây; về sự đụng độ giữa các nền văn minh hay là về tính
độc đáo của các truyền thống Châu Á,… hết thảy đều là do những lo lắng sâu sắc về
mặt giá trị.
Nhiều nhà tư tưởng có uy tín đã khẳng định, lối thoát cho những lo lắng của con
người về giá trị của sự phát triển hoá ra nằm ở truyền thống, hay nói một cách thoả
đáng hơn nằm ở văn hoá mà trong đó truyền thống là một nhân tố đáng kể. Kinh
nghiệm của các xã hội đã đạt tới trình độ phát triển cao cho thấy rằng bằng cách không
lãng quên truyền thống, khai thác các giá trị nhân bản của truyền thống, làm cho các
giá trị hiện đại ăn nhập không mâu thuẩn các giá trị truyền thống…. Đó là con đường
tự nhiên và tất yếu mà các xã hội dù muốn hay không dù nhận thức được hay chưa
nhận thức được cũng đều phải thực hiện để đạt tới phát triển bền vững. Rõ ràng với
tính cách là các khuôn mẫu văn hoá, giá trị truyền thống ngay cả trong điều kiện phức
tạp hiện thời của quá trình phát triển. Xã hội càng phức tạp thì lại càng làm cho truyền
thống lộ rõ khả năng tác động tích cực của nó.
1.3.2 Giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá
Trang 6
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
Toàn cầu hoá là cơ hội lớn để văn hoá Việt Nam học hỏi và phát huy các giá trị
của mình. Song người Việt Nam cũng lo toan khôn xiết trước các thách thức to lớn của
toàn cầu hoá đối với các giá trị truyền thống Việt Nam. Việt Nam nhất thiết phải mở
cửa, phải hội nhập để đón nhận những giá trị mới của nhân loại, đó là lẽ sống còn của
dân tộc. Nhưng mở cửa là để hội nhập, để phát triển chứ không phải trở thành cái bóng
mờ của nền văn hoá khác. Cho nên vấn đề đặt ra cho nước ta trong xu thế toàn cấu hoá
là phải giữ được độc lập dân tộc, giữ được cơ cấu sinh thành nội tại của các giá trị
truyền thống mà ta đã có.
Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế thế giới thông qua làn sóng xuất khẩu có
khả năng làm năng động hoá các giá trị Việt Nam xưa nay vẫn xem nặng về nghĩa, nhẹ
về lợi, tạo nên sự cạnh tranh mới trong hệ thống giá trị dĩ hoà vi quý. Nền văn hoá của
người Việt không trọng thị sự buôn bán, cho nên chưa xát lập được các tri thức về thị
trường hiện đại nên khi tham gia hội nhập trong nền kinh tế toàn cầu nó có thể được
các quyền lực toàn cầu dạy cho các bài học mới và cũng có thể bị các quyền lực thị
trường ấy lấn lướt các giá trị mà cả ngàn năm nhân dân ta mới tạo dựng được.
Toàn cầu hoá các quan hệ kinh tế sẽ mang lại sự hưởng thụ các sản phẩm vật
chất và tinh thần của nhân loại với một giá rẽ hơn, một tiện nghi phong phú hơn. Song
sự tràn ngập của hàng hoá rất có khả năng làm tha hoá các nhân cách, làm phá sản các
quan hệ lao động, làm rối loạn mhiều giá trị xã hội. Trên thực tế làn sóng xuất khẩu
dồn dập đã tạo ra các tệ nạn làn hàng giả, làn rối, làm ẩu mà hệ thống giá trị truyền
thống nghiêm cấm. Có thể nói rằng trước làn sóng xuất khẩu dồn dập, hệ thống giá trị
của nền văn hoá truyền thống chưa chuẩn bị kịp cho những thay đổi quá nhanh, quá xa
lạ sẽ xảy ra tình trạng gia tăng giá trị thì ít, các giá trị truyền thống bị phá vỡ, bị vượt
bỏ thì nhiều, nguy cơ cổ vật bị đánh cắp, nhân phẩm bị tha hoá, các phản giá trị gia
tăng là không thể tránh khỏi.
1.3.3 Một số quan điểm có tính phương pháp luận trong việc kế thừa phát huy
truyền thống.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, chắc
chắn, không thể theo quy luật giống như các nước phát triển theo chủ nghĩa tư bản.
Chúng ta phải tìm ra cách phát triển theo triết lý phát triển phù hợp với con đường tiến
lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, chưa có tiền lệ trong lịch sử ở
nước ta. Một triết lý phát triển đảm bảo thành công ở nước ta không thể không dựa
Trang 7
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
trên cơ sở phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại, nhất là những thành tựu của văn minh đương đại. Triết lý phát triển chỉ
có thể có được trong quá trình kế thừa, đồng thời làm bộc lộ những biến đổi về chất,
làm cho cái mới nảy sinh từ cái cũ. Rõ ràng, phát triển tất yếu phải có kế thừa và kế
thừa là cơ sở không thể thiếu được của sự phát triển bền vững.
Vấn đề còn lại là ở chỗ kế thừa như thế nào để có phát triển bền vững? Kinh nghiệm
của nhiều nước, nhất là những nước có hoàn cảnh gần giống nước ta, đã tiến hành
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước ta có thể gợi mở nhiều vấn đề rất đáng được coi
trọng. Ở các nước Đông Á đã công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Xingapo… hay đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa như
Malaixia, Trung Quốc… chúng ta đều thấy nước nào cũng
đề ra một triết lý phát triển xuất phát từ thực tế và đặc điểm văn hóa xã hội của đất
nước mình. Tuy cách diễn đạt mỗi nước có khác nhau, nhưng nói chung, bài học kinh
nghiệm rút ra từ các nước nói trên là đều nhấn mạnh ý thức hướng về quốc gia dân tộc,
đề cao tính cộng đồng và bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể coi Nhật Bản là một điển
hình thành công của việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ kinh nghiệm của chính mình, người Nhật Bản đã
đi đến khẳng định: “Không một nước nào có thể tiến triển được mà lại xem thường
quá khứ của mình. Quá khứ áp đặt tiến trình phát triển tiếp theo của một đất nước…
Các chính sách kinh tế thiếu sự nhìn nhận lịch sử chẳng khác gì những trò cực kỳ
phiêu lưu. Một chính sách tỏ ra là thành công đối với Nhật Bản lại có thể bộc lộ là vô
dụng ở Anh, và ngược lại, bởi vì giữa các nước có những sự khác biệt về tính cách, lối
ứng xử của nhân dân và mọi đặc tính văn hóa khác do quá khứ để lại”.
Quá khứ và cả hiện tại của nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa trải
qua giai đoạn phát triển theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Như vậy, chúng
ta đi vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đương nhiên mang những sự khác
biệt về tính cách lối ứng xử của nhân dân và mọi đặc tính văn hóa khác do quá khứ để
lại. Chúng ta không thể bắt chước bất cứ một mô hình phát triển có sẵn nào đó, cho dù
mô hình đó thật sự hay đối với một nước nào đó. Chúng ta phải giải quyết vấn đề của
mình với những cách tiếp cận và quan điểm đúng đắn.
Xưa nay, nói đến sự nhìn nhận và đánh giá truyền thống, người ta thường xuất phát từ
nhiều cơ sở khác nhau. Phải xác định đúng chỗ đứng trong hiện tại, tức là phải xuất
Trang 8
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
phát từ yêu cầu của việc xây dựng một xã hội công nghiệp, hiện đại để nhìn nhận
truyền thống và lựa chọn truyền thống. Có như vậy, chúng ta mới có thể biến truyền
thống thành một động lực của xã hội hiện đại. Hơn nữa, quá trình kế thừa và phát huy
truyền thống nói chung cần phải được tiến hành theo những phương pháp tiếp thu một
cách khoa học thì mới đem lại hiệu quả thiết thực. Vậy những phương pháp đó là gì?
Một là, phải xuất phát từ một xã hội hiện đại thì mới thấy rõ được bộ mặt truyền
thống, từ kết cấu sự vận động đến khả năng mà nó có thể đạt được trong các điều kiện
lịch sử xác định. Chẳng hạn, nếu xem xã hội Việt Nam hiện đại là sự phát triển lên từ
xã hội truyền thống thì hiểu được xã hội Việt Nam ngày nay là điều kiện để thấy rõ
truyền thống của mình.
Hai là, phải kế thừa có phê phán văn hoá truyền thống, không bê nguyên si văn
hoá truyền thống mà cần có sự gạt bỏ, lọc bỏ, vượt qua những hạn chế lịch sử của văn
hoá truyền thống, nghĩa là chỉ tiếp thu những tinh hoa, những hạt nhân hợp lý của nó
để làm phong phú thêm nền văn hoá đương đại và phục vụ tốt nhất cho mục tiêu phát
triển.
Ba là, phải nâng cao những gì đã được kế thừa từ truyền thống lên ngang tầm thời
đại mới ở một trình độ mới, bằng cách bổ sung thêm những tư tưởng mới, thổi thêm
sinh khí của thời đại mới cho phù hợp với hoàn cảnh hiện đại và mới tiếp tục phát huy
tác dụng trong điều kiện mới.
Bốn là, quá trình kế thừa văn hoá truyền thống phải gắn liền với sự phát triển
sáng tạo trong đó kế thừa những yếu tố tích cực chính là tạo tiền đề, tạo động lực cho
sự phát triển và sáng tạo. Điều này cho phép tạo ra nền văn hoá mới vừa mang bản sắc
dân tộc, vừa mang tính thời đại, đồng thời còn tạo ra môi trường thuận lợi để hoà nhập
vào nền văn hoá thế giới
Trang 9
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ
TOÀN CẦU HOÁ
2.1 Nội dung và vị thế của giá trị truyền thống ở Việt Nam.
2.1.1 Giá trị truyền thống trong lịch sử phát triển dân tộc.
Trong suốt lịch sử phát triển của dân tộc cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX, các giá trị truyền thống của Việt Nam đã có một nội dung và vị thế ổn định. Sự ổn
định đó được quy định trực tiếp bởi tinh thần dân tộc với nòng cốt là tinh thần yêu
nước đặc trưng của Việt Nam, nhưng sâu xa hơn và căn bản hơn nó được quy định bởi
cơ sở kinh tế – xã hội đặc thù của dân tộc.
Với cuộc đụng đầu giữa hai nền văn hoá Đông – Tây hồi đầu thế kỷ XX, các
giá trị truyền thống của Việt Nam đã trải qua những biến động sâu sắc và căn bản. Nói
đến giá trị truyền thống Việt Nam là nói đến một hệ giá trị đa dạng tổng hợp và hỗn
dung các giá trị văn hoá bản địa, Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo. Trong đó, sợi chỉ đỏ
xuyên suốt, xâu nối và liên kết các giá trị đó thành một chỉnh thể đa diện là tinh thần
dân tộc, là lòng yêu nước hết sức đặc trưng của Việt Nam. Trong đó Nho giáo, theo
thời gian như chiếc áo khoác mỗi ngày mỗi rộng trùm lên các giá trị khác khiến cho
mọi giá trị truyền thống được cố định, được trình bày theo hình thức của Nho giáo cho
đén khi bị nhà cầm quyền Pháp cáo chung. Vì thế nhiề sự lầm tưởng, đồng nhất các
giá trị khác với Nho giáo đã xảy ra.
Với sức công phá của nền văn minh kỹ thuật – công nghiệp, sự trợ giúp của nhà
nước bảo hộ Pháp với việc chấm dứt nền giáo dục khoa cử Việt Nam váo thập niên thứ
hai thế kỷ XX và sức chinh phục mạnh mẽ của các học thuyết phương Tây tràn vào
Việt Nam… đã tạo ra xu hướng Tây hoá ngày càng rộng rãi trong đời sống dân tộc. Do
vậy, tình hình tư tưởng khi đó là hết sức phức tạp và thực tế đã có một cuộc đấu tranh
tư tưởng xung quanh vấn đề giá trị diễn ra vào thời kỳ này.
Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam hiện đại vẫn phát triển một cách không bình
thường do quy luật của chiến tranh chi phối khiến cho mọi hệ giá trị cũ cũng phải biến
Trang 10
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
đổi phù hợp với quy luật đó. Vì vậy, hệ giá trị thống nhất truyền thống với hiện đại mà
Đảng Cộng Sản đề ra phần nào bị quy luật thời chiến biến đổi. Xét một cách công
bằng, hệ giá trị này với nòng cốt là tinh thần yêu nước được phát huy đến tột bật kết
hợp với các giá trị lý tưởng của Chủ nghĩa xã hội đã hoàn thành xuất sắt vai trò là
chuẩn mực tinh thần của toà thể nhân dân Việt Nam thời kỳ này. Nhưng với sự chấm
dứt của chiến tranh và sự khởi đầu của thời kỳ mới xây dựng và phát triển đất nước
sau hơn 100 năm bị mất độc lập hoặc bị chia rẽ, hệ giá trị thời chiến tranh đã trở nên
bất cập trước nhiệm vị lịch sử mới của dân tộc, tất yếu hệ giá trị phải biến đổi và tìm ra
vị thế của nó rong bối cảnh mới – bối cảnh toàn cầu hoá.
2.1.2 Nội dung và vị thế của giá trị truyền thống ở nước ta.
Như đã đề cập ở trên chủ nghĩa yêu nước là một đặc trưng căn bản nhất của giá
trị truyền thống Việt Nam. Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự biến đổi hệ giá trị của dân
tộc. Dù hệ giá trị có thay đổi như thế nào thì nó vẫn xoay quanh cốt lõi tinh thần yêu
nước đó. Tinh thần yêu nước là nhân tố quan trọng quy định vị thế và nội dung các giá
trị trong mỗi thời kỳ biến đổi căn bản của lịch sử. Với toàn bộ tính quy định lịch sử
hiện tại Việt Nam đang đi theo con đường phát triển dân tộc và Chủ nghĩa xã hội trong
điều kiện của hoà bình, độc lập, thống nhất.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Việt Nam nằm trong thế bị động khi chạm
chán với các cuộc xâm chiếm phương Đông của các nước tư bản phương Tây. Điều đó
đã dẫn đến sự khủng hoảng về giá trị kéo dài gần nữa thế kỷ. Do yêu cầu đấu tranh và
giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc, các giá trị truyền thống đã biến đổi sâu sắc. Các
giá trị cơ bản của dân tộc được tiếp tục thừa nhận và phát huy như tinh thần yêu nước,
tình đoàn kết dân tộc, các giá trị đạo đức như khiêm tốn, thật thà, chí công vô tư…
Những giá trị đó được kết hợp với các giá trị mới như tinh thần dân chủ, quyền
bình đẳng, tinh thần cộng sản chủ nghĩa, tinh thần làm chủ xã hội… tạo nên một hệ giá
trị mới. Còn các giá trị Nho giáo cũ không được thừa nhận về mặt chính thống nhưng
thực chất chỉ bị che phủ và bị giảm vai trò nhưng vẫn tác động ngấm ngầm trong nhân
dân : Nho giáo với tình cách là học thuyết chính trị – đạo đức luôn đề cao tính thiện
con người, dù bị biến đổi theo thời gian và bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử, hệ tư
tưởng… nhưng đó vẫn là chuẩn mực đạo đức trong ý thú của mọi người; tục thờ cúng
tổ tiên của người Việt kết hợp với đạo đức Nho giáo đã hình thành nên một nghi lễ
lành mạnh của xã hội…
Trang 11
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
Tóm lại trong suốt gần một thế kỷ qua các giá trị truyền thống (tinh thần dân
tộc, lòng yêu nước, ý thức cộng đồng, Nho giáo, Phật giáo…) đã giai nhập vào các giá
trị hiện đại (chủ nghĩa Mác – Lênin, các giá trị công bằng, dân chủ…) làm nên một hệ
giá trị mới của dân tộc và Việt Nam đứng vững trên hệ giá trị đó. Do quá trình toàn
cầu hoá, một cơ hội mang tính toàn cầu mang lại cho mỗi dân tộc là khuyến khích sự
đa dạng và sự chia sẻ các giá trị đạo đức. Điều đó có nghĩa là giá trị của mỗi dân tộc có
cơ hội tìm được vị thế của mình trong giá trị nhân loại.
2.2 Sự chuyển đổi giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hoá.
Trong hai thập kỷ gần đây, quá trình toàn cầu hoá diễn ra với tốc độ nhanh
chóng, nó trở thành một thực thể của thế giới. Thế kỷ XX, nhân loại đã đạt được
những bước phát triển manh mẽ về khoa học, kỹ thuật, kinh tế… nhưng đồng thời
cũng để lại những khoản trống lớn về văn hoá. Quá trình toàn cầu hoá về kinh tế cộng
với sự bùng nổ của thông tin, sự xâm nhập của nhiều loại hình văn hoá… đã đem lại
những lợi ích lớn lao cho con người, nhưng đồng thời cũng báo hiệu nhiều nguy cơ
mới trong quá trình phát triển. Nhận thức rõ điền này nhiều quốc gia trên thế giới đã
xem xét lại vấn đề bản sắc văn hoá một cách nghiêm túc. Ở các nước phương Tây,
Pháp là nước kêu gọi cấm lưu thông các sảm phẩm có lợi cho Mỹ. Ở phương Đông,
Trung Quốc hô hào chống ô nhiễm tinh thần; Nhật Bản tổ chức cuộc họp khu vực
Châu Á bàn về văn hoá dân tộc… Điều này cho chúng ta thấy, chính phủ các nước đã
coi văn hoá là động lực, là mục tiêu, là hệ điều tiết của sự phát triển và Việt Nam
chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật này.
Việt Nam là một nước có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc lại có một diện mạo văn
hoá riêng, những nét riêng này không phá vỡ đặc điển chung của văn hoá Việt Nam
mà đan xen lẫn nhau tạo cho nền văn hoá của chúng ta có sự thống nhất trong đa dạng,
có thể nói bản sắc của văn hoá Việt Nam chính là sự hoà đồng bao dung trong cách
tiếp cận văn hoá. Vì vậy trước xu thế toàn cầu hoá hiện nay, chúng ta phải biết phát
huy những giá trị văn hoá truyền thống và có những bước đi thích hợp cho quá trình
hội nhập của mình: tránh việc bế quan toả cảm như trước đây mà ông cha ta đã từng
làm mà phải mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới cả về văn hoá lẫn kinh tế
nhưng phải đảm bảo là vẫn giữ vừng bản sắc truyền thống lâu đời của dân tộc ta…
Trang 12
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
Ngày nay Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thực hiện chính sách Việt Nam muốn là
bạn và đối tác với tất cả các nước trên thế giới. Đây là sự chuyển đổi của một trong
những giá trị truyền thống của Việt Nam. Đảng đã thực hiện chính sách đổi mới, mở
cửa, xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, thực hiện chính sách hoạch toán kinh
tế, cơ chế thị trường làm cho đời sống nhân dân không ngừng cải thiện, tình hình an
ninh đựoc giữ vững…
Tuy nhiên bên cạnh đó quá trình toàn cầu hoá về kinh tế cộng với sự bùng nổ về
thông tin, sự du nhập tràn lan của các loại hình văn hoá… đã tạo ra một môi trường
mới, những công cụ mới như : internet, điện thoại di động… tạo cho con người có
những điều kiện để tiếp nhận thông tin một cách cập nhật nhưng nếu không biết chọn
lọc thì chúng ta sẽ bị chết đuối trong chính bể thông tin đó. Trong lĩnh vực văn hoá,
toàn cầu hoá đưa lại cho các dân tộc những tinh hoa văn hoá của nhân loại nhưng đồng
thời cũng đưa đến những mặt tiêu cực, mặt trái của nó. Vậy, vấn đề là chúng ta phải
biết chọn lọc và tiếp thu như thế nào cho hợp lý vì ở đây vai trò quyết định chính la
con người.
2.3 Giữ vững giá trị truyền thống ở Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá
2.3.1 Xu thế toàn cầu hoá hiện nay – một thách thức đối với giá trị truyền thống
dân tộc.
Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia, trở
thành xu thế chung của thế giới, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, bất kể nước
đó giàu hay nghèo, mạnh hay yếu, phát triển hay chậm phát triển, phương Tây Hay
phương Đông, là xu hướng xích lại gần nhau, hợp tác với nhau giữa các nước để tạo ra
sự phát triển.
Hình thức toàn cầu hoá rất phong phú, đa dạng và diễn ra dưới nhiều cấp độ
khách nhau. Có cấp độ bao gồm cả kinh tế và chính trị như liên minh Châu  (EU), có
cấp độ chủ yếu liên kết về kinh tế nhu hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Phổ
biến là sự liên kết có tính chuyên ngành của các tổ chức thế giới như tổ chức thương
mại thế giới (WTO), tổ chức văn hoá giáo dục liên hợp quốc (UNESCO), tổ chức y tế
thế giới (WHO)…
Toàn cầu hoá nếu diễn ra một cách công bằng thì có lợi cho nhiều dân tộc, tuy
nhiên trong thực tế toàn cầu hoá không phải diễn ra một cách thuận lợi đối với tất cả
các nước, nhất là đối với các nước nghèo trong đó có nước ta. Bởi phần vì các nước,
Trang 13
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
các tập đoàn kinh tế và chính trị thế giới đều xuất phát từ lợi ích của chính mình để
giải quyết các vấn đề toàn cầu mà không có sự đối sử công bằng, hợp lý đối với các
phía đối tác, phần vì khả năng hạn chế của các nước kém phát triển nên không đủ thế
và lực để giải quyết các vấn đề có liên quan tới mình. Bởi vậy nguy cơ bị nhất thể hoá,
bị phương Tây hoá và do dó đi đến mất quyền độc lập, tự chủ của dân tộc là nguy cơ
có thể sảy ra.
So với nguy cơ này, nguy cơ đánh mất giá trị truyền thống dân tộc, đi đến cái
chết của nền văn hoá dân tộc càng có nhiều khả năng xuất hiện. Đây đó trên thế giới,
người ta đã gióng tiếng chuông cảnh tỉnh bởi một số dân tộc, giá trị truyền thống tuy
có lịch sử lâu đời song lại thường là không hấp dẫn đối với lối sống hiện đại, nhất là
đối với tầng lớp trẻ. Mặt khác, các sinh hoạt văn hoá mới của thế giới được du nhập và
thì vàng thau lẫn lộn, tốt xấu đều có, nếu không có sự chỉ đạo sáng suốt dễ đi đến lấn
át giá trị cũ, lâu dần thay thế giá trị cũ của dân tộc, làm mất bản sắc văn hoá dân tộc.
Mất giá trị truyền thống dân tộc là mất cơ sở để tự khẳng định mình, mất điều kiện tự
tin và sáng tạo.
Toàn cầu hoá là hiện tượng mới mẻ và phức tạp vừa mang lại cho ta những cơ
hội mới để phát triển (sự phát triển của khoa học công nghệ như vũ bảo đạt được
những thành tựu kỳ diệu, đưa lại năng suất lao động gấp trước nhiều lần, những tiện
lợi nhiều mặt về thông tin, đi lại, hưởng thụ, hợp tác… làm con người cảm thấy gần
nhau hơn phụ thuộc vào nhau hơn) nhưng đồng thời đi kèm với nó cũng không ít khó
khăn (văn hoá tư tưởng cũ đang sống bình yên khi có văn hoá tư tưởng mới đến tất yếu
sẽ sảy ra đụng độ… ) cho nên phân biệt thế nào là cơ hội, thế nào là nguy cơ là một
vấn đề khó, biến cái đang diễn thành cơ hội để lợi dụng càng khó hơn. Bởi vậy nguy
cơ và cơ hội cá thể tồn tại bên nhau, đan xen nhau, có khi lại là nguyên nhân của nhau.
Đứng ngoài chúng ta khó có thể nhận biết, chỉ có xông vào với một sự sáng suốt và
quyết tâm mới chiếm được cái này và loại được cái kia, mới có thể bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc, những giá trị truyền thống dân tộc.
Trước xu thế toàn cầu hoá văn hoá Việt Nam có cơ hội để thẩm định lại mình,
có điều kiện để tiếp xúc, thử nghiệm và lựa chọn các văn hoá khác. Kết quả sẽ như thế
nào là phụ thuộc vào sự nhìn nhận của chủ thể văn hoá – con người Vịêt Nam trước
các hiện tượng mới mẽ đầy thách thức và chông gai của thế giới, của đất nước.
Trang 14
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
2.3.2 Chủ động đón nhận thách thức của toàn cầu hoá để hội nhập với thế giới,
đưa giá trị truyền thống dân tộc di lên một bước
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã nhiều lần gặp thách thức, có thách thức từ
phía thiên nhiên: hạn hán, bão lụt…, có thách thức từ phía xã hội: nạn ngoại xâm, các
cuộc cát cứ chia rẽ đất nước… và nhiều lần dân tộc ta đã vượt qua nhờ đó mà giữ gìn
được sự sinh tồn và phát triển nhưng cũng đã có nhiều lần dân tộc ta không vượt qua
được thử thách như chủ trương cải cách để phù hợp với trào lưu thế giới ở thế kỷ XIX
không trở thành hiện thực. Tất cả các sự việc thành công hay thất bại đều có ý nghĩa
của một bài học đối với thách thức được coi là chưa chừng có đối với chúng ta – xu
thế toàn cầu hoá hiện nay và nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, các giá trị truyền
thống dân tộc, trở thành cái bóng mờ của người khác là do xu thế này gây nên.
Xu thế toàn cầu hoá hiện nay buộc dân tộc ta phải tham gia vào các công việc
chung của thế giới mà đối tượng phải đối phó không phải là một, mà là nhiều phía,
nhiều thành phần, nhiều mức độ khách nhau. Xu thế này còn đưa dân tộc ta vào cuộc
đấu tranh quyết liệt vừa có tính khu vực, vừa có tính toàn cầu, trong khi thế và lực của
ta chưa đủ, nhưng không được thua chỉ có thể và phải thắng.
Bài học lịch sử đã dạy cho dân tộc ta một cách nhìn, một thái độ và một việc
làm thích hợp. Đó là xem toàn cầu hoá như một xu thế khách quan, xu thế đó vừa tạo
ra thời cơ vừa có nguy cơ do vậy dám đương đầu , chủ động đón nhận và phấn đấu để
có nhiều cơ hội, nhiều dịp may, ít nguy cơ, ít rủi ro. Không lúc nào bằng lúc này, con
người dân tộc phải kiên cường, phải thông minh, linh hoạt và sáng tạo. Theo lối mòn
chì chỉ chuốc lấy thất bại.
Hơn mười năm nay đảng và nhà nước ta đã thực hiện đường lối mở cửa, hội
nhập, tham gia liên doanh, liên kết kinh tế, kêu gọi đầu tư, tạo thông thoáng để thu hút
đầu tư, thực hiện đa phương, đa dạng hoá quan hệ quốc tế… Cần phải khẳng định các
việc làm đó và còn phải phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện hơn nữa.
Thực tế trong mấy năm vừa qua nhiều thành tựu về văn hoá của thế giới, nhất là
văn hoá đương đại do sự đa dạng và mới mẻ thường chinh phục được nhiều người, đặt
biệt là thế hệ trẻ. Nhưng Việt Nam khác với nhiều nước chúng ta không thể thay thế
các giá trị truyền thống đã làm nên bản sắc văn hoá Việt Nam, bản lĩnh dân tộc Việt
Nam: tinh thần yêu nước, tính cộng đồng, lòng nhân ái, lối sống thanh bạch, cần cù,
Trang 15
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
giản dị… Và mặc dù các luồng văn hóa tư tưởng bên ngoài vào Việt Nam theo nhiều
hướng, nhiều kênh, nên chúng ta cần cảnh giác vì về đại thể các luồn văn hoá tư tưởng
ấy mang hai loại: giá trị và phản giá trị và chúng ta chỉ có thể chấp nhận cái giá trị và
bài trừ cái phản giá trị.
Toàn cầu hoá như một dòng nước lớn đang lan truyền khắp mọi miền đất của
hành tinh. Đứng trong đó thì phải bơi theo nó, có bản lĩnh sẽ không sợ chết chìm, có
sự thông minh sẽ sáng tạo sẽ tranh thủ được nhiều sơ hội, tránh được khỏi nhiều nguy
cơ. Giá trị truyền thống và giá trị hiện đại dân tộc có thể qua đây mà được giữ gìn,
nâng cao va phong phú hoá.
Chương 3:PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG
DÂN TỘC THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế, đã
diễn ra sự "phục hưng" trong lĩnh vực văn hoá. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống như
quan hệ trong gia đình, làng xóm, lễ hội, phong tục tập quán có lúc bị xem thường
đang dần dần được khôi phục. Mặc dù vậy, kinh tế thị trường với khuynh hướng
"thương mại hoá", với sự xáo trộn hơn về bậc thang giá trị, sự phục hồi những hủ
tục cũng đang tác động ráo riết. Hơn lúc nào hết, việc bảo tồn và phát huy những giá
trị văn hoá truyền thống đang trở nên ngày càng bức thiết và đây không phải là trách
nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Nói như tác giả Trần Ngọc
Thêm, "một môn học về văn hoá dân tộc với mấy chục tiết trong nhà trường chỉ là
những hạt mưa, trong khi thông tin ngoài xã hội hàng ngày là những cơn lũ: thử điểm
xem trên các phương tiện thông tin đại chứng hàng ngày có bao nhiêu fim, bài có nội
dung giáo dục về văn hoá dân tộc và có bao nhiêu vụ án đầy tình tiết giật gân và bạo
lực. Việc giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống phải dựa trên nguyên tắc lựa chọn
và duy trì nguyên vẹn những cái gì? Cái gì cần dẹp bỏ? Cái gì cần bổ sung, làm mới?
3.1.Phương hướng về pháp chế
3.1.1. Xây dựng và vận dụng bảng giá trị văn hoá:
Chúng ta biết rằng, không có một nền văn hoá nào lại không có những giá trị
chuẩn của xã hội đó. Nói cách khác, chuẩn giá trị xã hội là cái không thể thiếu. Vấn đề
là ở chỗ, chuẩn giá trị đó phải như thế nào? Lấy cái gi làm cơ sở, làm nền tảng ?
Trang 16
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
Theo kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á thì phải diễn đạt những chuẩn
mực này một cách ngắn gọn mà dễ hiểu, phải vừa chặt chẽ lại vừa sinh động để cho
mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể thấm nhuần, có thể thực hiện được. Bên cạnh đó,
về mặt nội dung, chuẩn giá trị xã hội phải làm thế nào để vừa thể hiện được sự kết hợp
hài hoà giữa các giá trị truyền thống và các giá trị tiên tiến mà trong đó các giá trị
truyền thống luôn luôn làm nền tảng, làm cơ sở cho các giá trị mới.
Ví dụ, nếu như trước đây, tinh thần yêu nước truyền thống lấy độc lập dân tộc
làm mục tiêu cao nhất với phương châm "tất cả cho tiền tuyến" thì ngày nay, yêu nước
phải là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc là nấc thang để tiến
tới mục tiêu cao hơn là mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển kinh tế, củng
cố tiềm lực quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Có xây dựng
được một nền kinh tế vững mạnh mới tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật ngang tầm với
trình độ văn minh thế giới. Trong xây dựng kinh tế, yêu nước chính là cố gắng phấn
đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện, lao động để làm ra ngày càng nhiều của cải vật chất
cho xã hội. Mỗi cá nhân dù ở cương vị nào, cũng phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
của mình. Lợi ích không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm biết hưởng các quyền lợi
nhưng phải cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Yêu nước trong bối cảnh
hiện nay phải gắn liền với độc lập, tự chủ về kinh tế, tạo ra cơ sở cho hội nhập kinh tế
quốc tế có hiệu quả; mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả sẽ tạo điều kiện
cần thiết để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tránh được sự lệ thuộc vào đối tác
trong quá trình hội nhập. Yêu nước ngày nay phải kết hợp chặt chẽ với việc chống
tham nhũng, bởi vì nó chính là kẻ thù vô cùng nguy hiểm.
Như vậy, yêu nước ngày nay là đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài
năng của từng người, từng tập thể và cả cộng đồng dân tộc để bảo vệ độc lập dân tộc,
gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong
sự phát triển đất nước; vươn lên mạnh mẽ trong sản xuất, kinh doanh theo phương
châm "ích nước lợi nhà"; tăng cường đoàn kết dân tộc cùng nhau xây dựng đất nước
giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, phải chăng một bảng giá trị sẽ gồm những
giá trị xã hội sau để có thể đáp ứng được những yêu cầu trên:
Trang 17
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
Một là: Độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội; Hai là: Tự lập, tự cường, lập thân,
lập nghiệp; Ba là: Hoà đồng dân tộc, khoan dung văn hoá; Bốn là: Nếp sống văn minh,
môi trường trong sạch; Năm là: Cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động; Sáu là:
Suốt đời học tập, thích ứng với cái mới; Bảy là: Giữ gìn gia đình, Bảo vệ Tổ quốc.
Đây chính là sự bổ sung, làm mới những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt
Nam.
Bất cứ một bảng giá trị văn hoá nào cũng phải được sự đồng tình, ủng hộ và sự thực
hiện của nhân dân.
3.2.2. Xây dựng các khuôn mẫu ứng xử và thể chế xã hội - văn hoá mới
Từ những chuẩn giá trị vừa nêu trong bảng giá trị trên cần phải được cụ thể hoá
thành những nội dung phù hợp cho từng lớp đối tượng như học sinh, thanh niên, công
nhân, nông dân, trí thức, cán bộ, doanh nhân, v v để xây dựng các tập thể văn hoá
cho từng đơn vị (từng cộng đồng) văn hoá. Với các làng, xã thì nên đưa nó vào trong
nội dung của hương ước mới.
Bên cạnh đó, phải xây dựng quy chế văn hoá nơi cộng đồng, phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh của từng địa phương. Dần dần, các chuẩn giá trị đó sẽ tạo thành các khuôn
mẫu ứng xử và thói quen trong cuộc sống. Khi đã trở thành khuôn mẫu ứng xử và thể
chế xã hội - văn hoá thì nó sẽ có thể hình thành và định vị khung của lối sống đạo đức
của từng người, từng gia đình, nhà trường, doanh nghiệp, công sở đồng thời nó sẽ
góp phần duy trì sự ổn định của các chuẩn mực của lối sống đạo đức đó trong điều
kiện xã hội đầy sự biến động.
3.3.3. Chủ động phòng chống lối sống thực dụng, sự băng hoại đạo đức, sự đảo
lộn các bậc thang giá trị xã hội và sự phá hoại phong tục tập quán truyền thống
và cách mạng.
Song song với giải pháp xây dựng là các giải pháp về phòng chống văn hoá độc
hại, các tệ nạn xã hội, sự phá hoại truyền thống dân tọc. Trong cơ chế thị trường thì
đây là một việc làm rất khó, khó ở chỗ là khó tách bạch giữa cái tiêu cực và tích cực.
Do vậy, cần nhìn nhận thấy những hạn chế trong nhận thức, luật pháp, chính sách và
biện pháp hành chính để có những biện pháp thích hợp phòng chống lại những tiêu cực
nảy sinh trong xã hội.
Trang 18
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
Cách chống tham nhũng của người Trung Quốc chỉ xoay quanh có tám chữ:
không thể, không dám, không muốn, không cần, nghĩa là: Không thể: Làm thế nào để
thể chế, cơ chế - chính sách phải không tạo điều kiện cho nạn tham nhũng xuất hiện.
Không dám: Pháp luật phải thật nghiêm khắc cho những người vi phạm phải thân bại
danh liệt để kẻ khác phải thấy sợ và không dám vi phạm. Không muốn: Phải giáo dục
về vấn đề này để giúp họ có một lập trường tốt, không vì ham muốn đồng tiền mà bị sa
sút nhân cách. Không cần: Nhà nước phải tạo điều kiện về vật chất cho cán bộ để họ
có đủ điều kiện sống mà không cần tham nhũng
Có lẽ, chúng ta nên tham khảo quan điểm đó, coi nó như một giải pháp trong
việc chống tham nhũng nói riêng, mở rộng trong việc chống những thói hư, tật xấu và
tiêu cực trong xã hội nói chung. Để đạt được những yêu cầu "xây" và "chống" cần phải
kiện toàn Ban chỉ đạo nếp sống văn minh từ Trung ương đến cơ sở, xây dựng hội đồng
giám định và định hướng việc chấn hưng phong tục tập quán cổ truyền trong việc xây
dựng nền văn hoá mới.
Thành lập uỷ ban chuyên trách chống những hiện tượng tiêu cực trong văn hoá đồi
truỵ, lai căng, hủ tục bằng các hình thức thanh tra văn hoá. Uỷ ban đó phải có sự
phối hợp và tham gia của ngành văn hoá, công an và các tổ chức đoàn thể khác.
3.2. Phương hướng về xã hội
3.2.1. Xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, gia
đình văn hoá, làng văn hoá.
Chúng ta đều biết, gia đình là nơi duy trì nòi giống và giáo dưỡng tình cảm của
con người. Đặc biệt, gia đình là nơi duy trì gia phong cũng như nuôi dưỡng các giá trị
văn hoá truyền thống khác của dân tộc.Vì vậy, việc xây dựng gia đình văn hoá là hết
sức cần thiết. Nội dung của các tiêu chí xây dựng các gia đình văn hoá phải phản ánh
đạo lý dân tộc. Ngoài việc dựa trên cơ sở tiêu chí mà Nghị quyết TW5 đưa ra thì cần
cụ thể bằng những điểm sau:
- Gia đình hoà thuận, trên kính dưới nhường, giữ gìn gia phong, quan hệ tốt với xóm
giềng, phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách"; "tối lửa tắt đèn có nhau".
- Nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là phổ cập giáo dục (THCS).
Trang 19
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
- Đảm bảo môi trường vệ sinh sạch sẽ; nhà cửa, nước sạch, nhà tắm, nhà vệ sinh.
- Ổn định và phát triển kinh tế gia đình bằng những việc làm lương thiện, khôi phục
những ngành nghề truyền thống.
- Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình (mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con), tạo điều kiện
cho các thành viên lao động, học tập rèn luyện tốt, chống lại những thói hư tật xấu, hủ
tục,
- Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng
như quy ước của làng, địa phương
Bên cạnh việc xây dựng gia đình văn hoá, cần xây dựng phong trào làng văn hoá để
giáo dục, bồi dưỡng tính cộng đồng, tính tích cực chính trị - xã hội, tinh thần văn hoá
và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, chủ nghĩa cá nhân có đất để phát
triển. Vì vậy, việc xây dựng các phong trào văn hoá quần chúng, bảo tồn các di tích
lịch sử văn hoá, xây dựng hương ước và làng văn hoá mới và các phong trào xã hội,
đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, xoá đói giảm nghèo,vv có tác dụng bồi dưỡng tính cộng
đồng cho con người và phát huy truyền thống đoàn kết cũng như tính nhân văn, lòng
khoan dung cho họ, hướng họ đến với cái Thiện, cái Mỹ.
Cần nhân rộng kiểu thiết chế văn hoá có hiệu quả do phát huy được sức mạnh
tổng hợp từ cơ sở như các hình thức câu lạc bộ "cụm văn hoá - thể thao" theo cụm dân
cư. Nó sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự chuyển biến mạnh mẽ trong lối sống cộng đồng
ở một số đông các khu dân cư, cán bộ , công nhân
Còn ở nông thôn, việc xây dựng hương ước cũng có ý nghĩa tương tự, song phải thực
sự đề cao, chú trọng các phong tục tập quán địa phương để xây dựng đạo đức và lối
sống mới; Cần tổ chức tốt các lễ hội mang tính truyền thống của từng địa phương
3.2.2. Giữ gìn thuần phong mỹ tục và xây dựng nền phong hoá mới
Thuần phong mỹ tục một khi được xây dựng tốt sẽ nuôi dưỡng tính thiện với
tính chất là cái gốc của con người trong thời kinh tế thị trường và đồng thời nuôi
dưỡng bản sắc văn hoá dân tộc với tính chất là cái gốc của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc và Nhật Bản là những nuớc có nhiều nét tương
đồng với văn hoá nước ta có thể giúp giữ gìn được gia phong và những nét đẹp của
Trang 20
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
văn hoá truyền thống như cách cư xử, xưng hô của các thành viên trong gia đình hoặc
với người trên, người cao tuổi.
Cũng cần phải nghiên cứu, phân tích so sánh những phong tục cổ truyền trong
giao tiếp xã hội, trong hội hè, trong kiến trúc với quan điểm thẩm mỹ hiện nay để kế
thừa và phát huy nhằm duy trì và phát huy những gì là tốt đẹp.
Đồng thời, cần thẩm định lại những nét văn hoá từ bên ngoài thâm nhập nhằm
tiếp thu những gì phù hợp với văn hoá, với quan điểm thẩm mỹ của người Việt nam.
Ví dụ, hiện nay trong lễ phục của người Việt Nam chỉ phổ biến áo dài đối với nữ còn
đối với nam thì hầu như chưa có. Có lẽ đây cũng là một điểm mà các nhà văn hoá cần
nghiên cứu để thay đổi.
Bên cạnh, việc giữ gìn thuần phong mỹ tục cũng cần phải đánh giá đúng những
nét mới phát sinh trong các tập tục để khẳng định cái đẹp chân chính, phù hợp và loại
trừ những gì không phù hợp với văn hoá truyền thống, qua đó bổ sung thêm những giá
trị mới cho văn hoá truyền thống.
Cần phải đưa ra những giải pháp cụ thể có tính chất khả thi như hình thành các văn
bản quy ước có tính pháp lý về từng mặt, từng lĩnh vực của sinh hoạt văn hoá (hôn,
tang, tế, hội). Có thể bằng biện pháp hành chính, pháp luật khắc phục, loại bỏ những
yếu tố tiêu cực; điều chỉnh, sửa chữa những bất cập; khuyến khích phát huy những cái
tốt, cái tích cực mới mẻ có tính sáng tạo.
3.3. Phương hướng về giáo dục
• Giáo dục lẽ sống và lối sống
Đặt trọng tâm vào việc phát huy tinh thần yêu nước, lý tưởng độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội, hoài bão lập thân, lập nghiệp nhằm đưa đất nước sớm
tình trạng kém phát triển như Đại hội X của Đảng yêu cầu. Cụ thể, nên thành lập các
câu lạc bộ theo địa phương, theo đoàn thể quần chúng, theo địa vị nghiệp vụ, vv
Tổ chức các buổi thảo luận, học tập gương điển hình về lẽ sống tiến bộ, nhất là
của các anh hùng liệt sĩ, của những nhân vật tiêu biểu. Tổ chức thành lập thư viện, tủ
sách, hoạt động báo chí, biểu diễn để giáo dục lẽ sống và lối sống.
Cải tiến nội dung và lề lối sinh hoạt các đoàn thể các tổ chức trong khối mặt trận Tổ
quốc nhằm dùng nhân tố tiến bộ tích cực chế ngự nhân tố lạc hậu, tiêu cực.Điều đặc
Trang 21
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
biệt quan trọng là các cá nhân là cán bộ các cấp, các đảng viên, các nhân sĩ phải tự
giác thực hành biểu hiện lẽ sống theo tiêu chí, tiêu chuẩn cán bộ, đảng viên. Kiên
quyết đấu tranh và xử lý nghiêm khắc với tất cả các đối tượng (bất kể cấp nào, chức
nào) làm trái với lẽ sống tiến bộ, chà đạp lên đạo đức truyền thống.
Tất cả đều phải quán triệt 3 khâu: Tư tưởng, tổ chức và hành động trong mọi mặt của
các tổ chức, các ngành nghề, đoàn thể
• Giáo dục lòng nhân ái, tính cộng đồng
Việc giáo dục lòng nhân ái, tính cộng đồng sẽ thu được kết quả tốt nếu như tiến
hành những biện pháp như:
Khẳng định, nêu cao gương tốt về lòng nhân ái, tính cộng đồng qua các hình
thức sinh hoạt câu lạc bộ, phương tiện truyền thông đại chúng, qua họ tộc…Có hình
thức động viên, khen thưởng kịp thời những người vật, những hành động tiêu biểu một
cách thoả đáng. Hành pháp thật nghiêm minh và phải cương quyết không khoan
nhượng, không hữu khuynh, mù quáng đối với những ai xúc phạm đến quyền của công
dân, của cộng đồng; Lồng ghép nội dung này vào chương trình các môn học phổ thông
(các môn khoa học xã hội), các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường, đặc biệt, cần
quan tâm hơn đến các môn lịch sử và giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông
• Giáo dục truyền thống:
Chúng ta biết rằng, truyền thống bao giờ cũng tồn tại với hai mặt của nó cho
nên phải tạo dư luận, dùng dư luận để phân tích, khẳng định, vận dụng, kế thừa, phát
huy cái tốt, cái phù hợp và ngược lại để loại trừ cái xấu, cái ác.
Ngoài dư luận còn phải dùng đến các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí,
phim ảnh, biểu diễn, truyền hình Ví dụ, tăng cường nghiên cứu viết sách lịch sử,
sáng tác những kịch bản hay về lịch sử để dựng phim, bởi vì, đó là con đường trực tiếp
nhất về giáo dục truyền thống. Đồng thời, tại các công sở, đường phố, hàng quán, nơi
cộng cộng cần quy định cụ thể việc sử dụng ngôn ngữ, một nét quan trọng thể hiện sự
tự tôn dân tộc (vì điều đầu tiên làm nên bản sắc của một dân tộc chính là ngôn ngữ).
Vì vậy, cần phải dùng chữ Việt, sau đó mới dùng thêm ngôn ngữ khác vì hiện nay
chúng ta thấy hàng trăm bảng, biển mà nếu người Việt Nam không biết tiếng Anh,
tiếng Pháp thì không biết được đó là gì. Ở Trung Quốc, người ta sẵn sàng phiên âm ra
Trang 22
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
tiếng Trung Quốc cả những mặt hàng nhập ngoại để mọi người dân dễ hiểu, đồng thời
là thể hiện sự tự tôn cũng như tính giáo dục cao. Ví dụ: Cocacola được viết là “Khả
khẩu khả lạc” (Vừa ngon vừa thích thú) chữ Cocacola viết nhỏ hơn ở phía dưới. Hoặc
Pepsicola được viết là "Bách khẩu khả lạc" Đây cũng là một điều chúng ta cần học
hỏi và tham khảo, dù là chuyện nhỏ nhưng nó lại mang ý nghĩa lớn.
Bên cạnh đó, để giáo dục truyền thống một cách có hiệu quả cần cải tiến một
cách có định hướng các hương ước, tộc ước cần giữ cái gì, loại bỏ cái gì, cải thiện,
bổ sung cái gì ? (bởi vì văn hoá Việt Nam là văn hoá cộng đồng làng xã, cộng đồng
huyết thống, họ tộc).
Cần đưa việc giáo dục truyền thống vào nội dung giảng dạy của nhà trường. Việc giáo
dục truyền thống phải được tiến hành thường xuyên nhằm giúp con người có sức đề
kháng với những "căn bệnh" về vật chất và tinh thần mà mặt trái của cơ chế thị trường
và toàn cầu hoá tạo ra. Đồng thời, cần khắc phục những mặt tiêu cực của di sản như
thái độ độc đoán, gia trưởng
3.4. Phương hướng về đầu tư
Việc xã hội hoá về đầu tư là phương châm cơ bản, lâu dài song trước mắt Nhà
nước cần đầu tư hỗ trợ tập trung vào việc đầu tư xây dựng những giá trị vật thể và phi
vật thể đóng vai trò định hướng được lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội như
phim ảnh, công trình văn hoá - lịch sử quan trọng của Quốc gia, phong trào xây dựng
"nếp sống văn minh, gia đình văn hoá"
Ví dụ như việc trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử; làm phim về lịch sử, in sách
hoặc thi viết, thi tìm hiểu về lịch sử hay tìm hiểu văn hoá truyền thống trên các phương
tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình )
Như vậy, phải qua giáo dục về văn hoá truyền thống để làm cho lớp trẻ "hiểu"
và từ "hiểu" đến chỗ "cần" rồi phải "tự thân vận động". Nói cách khác, trang bị cho thế
hệ trẻ những kiến thức về văn hoá truyền thống, giúp họ có ý thức để rồi họ tự ý thức
về những điều cần làm với những giá trị quý báu của văn hoá truyền thống dân tộc /.
Trang 23
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
KẾT LUẬN
Trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, hầu như nước nào cũng đứng
trước thử thách của phát triển. Chúng ta chủ trương tìm kiếm con đường phát triển
riêng phù hợp với đặc điểm lịch sử, văn hóa truyền thống của riêng mình. Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là hiện tượng mới ở nước ta. Để nhiệm vụ đó được tiến triển
nhanh chóng, chúng ta cần phải ra sức kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc đã
được hình thành và hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Sự nghiệp đổi mới của chúng
ta diễn ra trong thời đại mở cửa và hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế, trong đó
có đời sống văn hóa. Mở cửa và hội nhập về văn hóa là quá trình giao lưu, học hỏi, là
quá trình “cho” và “nhận” các giá trị văn hóa, tinh thần giữa các dân tộc. Chỉ có đứng
vững trên những quan điểm phương pháp luận khoa học, chúng ta mới kế thừa và phát
huy mạnh mẽ những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của dân tộc, góp phần quan trọng
đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]-C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.
52.
[2]- Đảng cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị Quốc gia, năm 2006.
[3]- H. J. Sandkuehler (chủ biên), Bách khoa thư triết học, Nxb Felix Meiner,
Hămbuốc, tr. 197 (tiếng Đức).
[4]- I. Cantơ, Siêu hình học về đức lý, Nxb Suhrkamp, Phrăngphuốc a. M., 1968, tr.
432 (tiếng Đức).
[5]- G. W. F. Hêghen, Triết học pháp quyền, Nxb Suhrkamp, Phrăngphuốc a. M.,
1986, tr. 298 (tiếng Đức).
[6]- Tạp chí triết học, Cao Thu Hằng, Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu
đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay.
[7] Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Giá trị truyền thống trước
những thách thức của toàn cầu hóa, NXB CTQG, Hà Nội, 2002.
[8] Albert Ainstein, Thế giới như tôi đã thấy, Đinh Bá Anh, Nguyễn Vũ Hào, Trần
Tiến Cao Dũng dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, 2006.
[9] Hồ Sỹ Vịnh, Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội,
1999.
Trang 24
Nhóm 9: Đỗ văn Long - Nguyễn Văn Hạnh - Đặng Xuân Điệp
Trang 25