Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý của phòng nội vụ đối với cán bộ, công chức xã, thị trấn ở huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.22 KB, 31 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Phần 1: BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC TẬP
I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP
Thực hiện quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành bởi Quyết định
số: 04/QĐ-BGD&ĐT ngày 11 tháng 02 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành quy chế tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt
nghiệp đại học và cao đẳng hệ chính quy và Quyết định số: 1918/QĐ-HCQG ngày
30 tháng 12 năm 2005 của Giám đốc Học Viện Hành Chính Quốc Gia về việc ban
hành quy chế tổ chức kiếm tập, thực tập cho sinh viên Đại học Hành chính hệ
chính quy; phòng đào tạo Học Viện Hành Chính cơ sở Thành Phố Hồ Chí Minh đã
tổ chức cho sinh viên các lớp Đại học Hành chính hệ chính quy KS6 thực tập theo
kế hoạch như sau:
1.Thời gian thực tập:
Thời gian thực tập từ ngày: 16/03/2009 đến ngày 15/05/2009 gồm:
 07 tuần thực tập tại cơ quan (Phòng Nội vụ Ủy ban nhân dân Huyện Quỳnh
Lưu – Khối 3, Thị trấn Cầu giát, Quỳnh Lưu, Nghệ An).
 01 tuần viết Báo cáo Thực tập.
Thời gian phân bổ cụ thể như sau:
 Tuần 1 và 2:
Tiếp cận công việc, nghiên cứu tổng quan về cơ quan thực tập, chỉnh sửa hoàn
thiện đề cương BCTT theo hướng dẫn của Giảng viên.
 Tuần 3 và 4:
Nghiên cứu tài liệu, tiếp cận cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan, nghiên cứu
các Văn bản tổ chức bộ máy chính quyền, văn bản quy định về tổ chức quản lý cán
bộ, công chức xã, thị trấn.
 Tuần 5 và 6:
Thực hiện công tác thống kê chất lượng cán bộ, công chức xã, thị trấn tại 43
xã, thị trấn của UBND Huyện Quỳnh Lưu.
Giúp cô chú soạn thảo văn bản quản lý nhà nước, sắp xếp hồ sơ cán bộ, công chức.
Đi thực tế ở UBND xã Quỳnh Phương, xã Quỳnh lương, Thị Trấn Cầu giát…,
xem xét về thực tiễn làm việc, đánh giá chất lượng cán bộ,


 Tuần 7:
Tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu nội dung về công tác quản lý cán bộ, công
chức xã, thị trấn của Huyện Quỳnh Lưu. Nghiên cứu tìm các giải pháp, gặp mặt
Chủ tịch UBND Huyện, đề xuất các nguyện vọng, cùng bác Chủ tịch và Chú
Trưởng Phòng Nội Vụ thảo luận các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công
tác quản lý các bộ, công chức xã, thị trấn của Huyện Quỳnh Lưu.
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
 Tuần 8:
Viết hoàn thiện báo cáo thực tập, tiếp thu nhận xét của lãnh đạo phòng Nội Vụ
trong quá trình thực tập, kiến nghị với lãnh đạo phòng về quá trình thực tập. Tổ
chức buổi liên hoan nhỏ, giao lưu văn hóa, văn nghệ với các cô chú, anh chị trong
cơ quan nhân lễ kỷ niệm 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cảm ơn lãnh
đạo cơ quan và tập thể cán bộ, công chức, nhân viên UBND, chia tay để lại nhiều
tình cảm tốt đẹp giữa nhóm thực tập với cơ quan UBND huyện.
2. Địa điểm thực tập:
Tại Phòng Nội vụ Ủy ban nhân dân Huyện Quỳnh Lưu – Khối 3, Thị trấn Cầu
giát, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
II.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA UBND HUYỆN
QUỲNH LƯU – TỈNH NGHỆ AN
1.Tổng quan Huyện Quỳnh Lưu
Quỳnh Lưu hiện nay là một huyện thuộc phía bắc của tỉnh Nghệ An:
- Diện tích đất tự nhiên: 60.706 ha
- Diện tích đất dùng vào nông nghiệp là : 15.427,64 ha
- Dân số tính đến năm 2007 là hơn 360.000 người
- Quỳnh Lưu có đường biên giới dài 122km, trong đó đường biên giới đất liền
88km và 34 km đường bờ biển.
Khoảng cách từ huyện lỵ là thị trấn Cầu Giát đến tỉnh lỵ là thành phố Vinh
khoảng 60Km. Phía bắc huyện Quỳnh Lưu giáp huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá), có
chung địa giới khoảng 24km với ranh giới tự nhiên là khe Nước Lạnh. Phía nam và

tây nam Quỳnh Lưu giáp với Diễn Châu và huyện Yên Thành với ranh giới khoảng
31km. Vùng phía nam của huyện Quỳnh Lưu có chung khu vực đồng bằng với hai
huyện Diễn Châu và Yên Thành (thường gọi là đồng bằng Diễn-Yên-Quỳnh). Phía
tây, huyện Quỳnh Lưu giáp huyện Nghĩa Đàn với ranh giới khoảng 33km được
hình thành một cách tự nhiên bằng các dãy núi kéo dài liên tục mà giữa chúng có
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
nhiều đèo thấp tạo ra những con đường nối liền hai huyện với nhau. Phía đông,
huyện Quỳnh Lưu giáp biển Đồng. Đã có bài thơ mô tả cảnh núi non trùng điệp,
nhấp nhô của huyện Quỳnh Lưu như sau:
“Nghệ, Thanh phân giới từ đây,
Đón đưa núi nọ non này gần xa
Đường mây văng vẳng tiều ca
Líu lo chim nói gió hoà đìu hiu
Nhấp nhô đá dựng giữa đèo,
Trời Nam mảnh biếc một chiều giăng ngang”.
(Lê Hữu Trác – Phó bảng Phan Võ dịch)
Về núi:
- Núi Trụ Hải ở địa phận xã Quỳnh Lâm cũ, nay thuộc xã Quỳnh Văn
- Núi Bào Đột ở địa phận xã Bào Giang cũ, nay là xã Quỳnh Lâm.
- Núi Tùng Lĩnh còn gọi là núi Rừng Thông ở xã Quỳnh Tụ cũ nay là xã
Quỳnh Xuân và Quỳnh Văn.
- Núi Thất Tinh
- Núi Long Sơn ở địa phận làng Nhân Sơn thuộc xã Quỳnh Hồng
- Núi Qui Lĩnh ở trên bờ biển thuộc xã Hiền Lương cũ này là xã Quỳnh Lương
và Quỳnh Bảng.
- Núi Tiên Kỳ hay còn gọi là núi Cờ Tiên cũng nằm trên bờ biển thuộc xã Hoàn
Nghĩa nay là Tiến Thuỷ.
- Núi Xước thuộc địa phận xã Quỳnh Lộc và Quỳnh Lập
- Gò Điệp ở xã Quỳnh Văn

Về sông:
- Sông Thai
- Sông Hoàng Mai
Về khí hậu và thời tiết:
Quỳnh Lưu nằm trong khu vực nhiệt đới nhưng lại ở miền biển nên thường
nhận được ba luồng gió:
- Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và Mông
Cổ, từng đợt thổi qua Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ tràn về, bà con gọi là gió
bắc.
- Gió mùa Tây Nam ở tận vinh Băng-gan tràn qua lục địa, luồn qua các dãy
Trường Sơn, thổi sang mà nhân dân thường gọi là gió Lào nhưng chính là gió
tây khô nóng.
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
- Gió mùa Đông nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào nhân dân gọi là gió nồm
Khí hậu Quỳnh Lưu chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Mùa này tiết trời nóng
nực, nhiệt độ trung bình 30C, có ngày lên tới 40C.
- Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 dương lịch năm sau. Mùa
này thường có gió mùa đông bắc, mưa kéo dài.
Cư dân ở Quỳnh Lưu
Thời nguyên thuỷ cách chúng ta 5-6000 năm đã có cư dân trên đất Quỳnh
Lưu. Họ sống trên các đồi điệp, đã để lại một nền văn hoá mà các nhà khảo cổ học,
sử học gọi là “Văn hoá Quỳnh Văn”.
Người nguyên thuỷ sống ở Quỳnh Lưu từ văn hoá Quỳnh Văn (sơ kỳ đồ đá mới)
đến văn hoá Đông Sơn (đồ đồng) ở Đồi Đền (Quỳnh Hậu).
Vùng ven biển do có các dòng hải lưu xuôi ngược, do có hiện tượng sóng
nhào, gió, sự bồi tụ của các loại nhuyễn thể nói chung là trầm tích biển, cát, phù sa,
… nên hình thành các dải cồn cát nên cư dân đến cư trú sớm hơn vùng đồng bằng.
Ví dụ như ở Tiến Thuỷ, ở Quỳnh Lương, Quỳnh Lộc, Quỳnh Lập,…

Suốt thiên niên kỷ thứ nhất đến đầu thiên niên kỷ thứ hai, cư dân trên địa bàn
Quỳnh Lưu đã lan dần từ vùng bán sơn địa phía tây và phía tây bắc xuống các cồn
gò, các rệ đất ven núi, ven đồi. Nước biển lùi đến đâu, họ đắp đập ngăn mặn đến
đó, lập trang trại đến đó.
Suốt cả đời Lý và đời Trần là thời gian mà tiền nhân của cư dân Quỳnh Lưu
hiện tại đã chế ngự thiên nhiên, tích cực kinh dinh đất Quỳnh Lưu ở vùng giữa và
vùng hạ huyện. Đây là thời gian không chỉ Quỳnh Đôi ra đời mà Quỳnh Yên, An
Hoà, Quỳnh Hồng, Quỳnh Bảng, Quỳnh Giang, Quỳnh Diễn, Quỳnh Châu, Quỳnh
Thạch, Quỳnh Mỹ, Sơn Hải, Quỳnh Hưng, Quỳnh Bá, đều có người cư trú. Như
vậy, vào cuối đời Trần, tuy còn thưa thớt nhưng khắp địa bàn Quỳnh Lưu đều có
cư dân sinh sống.
Từ đời Lê trở về sau, trên địa bàn Quỳnh Lưu việc khai khẩn được đẩy mạnh
hơn. Song dù là người ở ngoài Bắc vào hay là người từ các làng xã cũ ở Quỳnh
Lưu san ra, cũng chỉ là chen vào những vùng đồng bằng nước mặn, dân cư thưa
thớt như Phú Minh (Quỳnh Minh) là từ Thổ Đôi xuống; Hiền Lương (Quỳnh
Lương) là từ Cự Tân sang.
Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, cư dân Quỳnh Lưu lại có hiện tượng
ngược lại: Là không từ miền Tây hay Tây Bắc xuống nữa mà các xã vùng giữa và
vùng biển lại chuyển cư lên để lập xã mới. Chưa kể những xã có hiện tượng “đắm
dân”, bốn xã mới đã ra đời là: Quỳnh Thắng, Quỳnh Tân, Ngọc Sơn, Tân Sơn.
Điều này là do tăng trưởng dân số, xong cũng là còn là do tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, con người chế ngự thiên nhiên được mạnh mẽ hơn.
Trong cư dân Quỳnh Lưu, ngoài người bản địa, còn có người từ Trung Quốc
sang mà rõ nhất là họ Hồ từ đời Hồ Hưng Dật, có người từ ngoài Bắc từ Thanh
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Hoá vào, có người từ Hà Tĩnh ra hay các huyện khác ở Nghệ An đến. Có người
Việt, có bà con dân tộc ít người (người Man Thanh). Họ đến Quỳnh Lưu vào nhiều
thời điểm khác nhau với nhiều lý do khác nhau nhưng giờ đây thời gian đã xoá
nhoà gốc gác xa xưa của họ. Họ chỉ biết mình là người Quỳnh Lưu, đi đâu, ở đâu

cũng nhớ mình là người Quỳnh Lưu, địa đầu xứ Nghệ của Tổ quốc Việt Nam
Khái quát tình hình kinh tế huyện Quỳnh Lưu
Trong điều kiện thời tiết và tình hình chung có mặt không thuận, song nền
kinh tế Quỳnh Lưu đã chuyển dịch đúng hướng và phát triển với tốc độ khá cao.
Tổng giá trị sản xuất năm 2000 đạt 1.195,5tỷ đồng, tăng so với năm 1995 là
48,76%. Các lĩnh vực kinh tế đều phát triển, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng
tỷ trọng CN-Xây dựng và Thương mại-dịch vụ.
Tỷ trọng nông-lâm- ngư- nghiệp năm 1996 là 56,2%, đến năm 2000 là 51%,
CN-XD từ 13,5% nay là 16%, Thương mại - dịch vụ từ 30% lên 33%. Thu nhập
bình quân đầu người từ 1,7 triệu đồng năm 1995 lên 2,977 triệu đồng năm 2000. Tỷ
lệ hộ giàu từ 23,1% lên 26,1%, hộ nghèo đói từ 23,8% còn 11,6% năm 2000.
Một số ngành nghề truyền thống của huyện:
- Làm muối: Thanh Đàm Đông, Thanh Đàm Trung (Quỳnh Thuận), Thượng
Yên, Văn Thai, Trung Yên, Thanh Sơn, Qui Hoà,…
- Làm gạch ngói: Cẩm Trường (Quỳnh Yên), Ngoã Trường (Quỳnh Diễn),…
- Lấy đá nung vôi xây nhà: Quỳnh Tụ (Quỳnh Xuân), Ngọc Huy (Mai Hùng),
Thiện Ky (Quỳnh Thiện), Vĩnh Lộc (Quỳnh Lộc),…
- Đục đá thành các công cụ: Yên Lưu, Đồng Bến (Quỳnh Giang), Thiện Ky…
- Thợ mộc, thợ ngoã: Phú Nghĩa Thượng, Phú Nghĩa Hạ, Phú Minh, Bèo Hậu,
Thanh Dạ,…
- Nuôi tằm làm tơ: Thạch Động (Quỳnh Thạch), Quỳnh Đôi, Phú Nghĩa Hạ,
Phú Phong, Phú Mỹ,…
- Dệt tơ lụa, dệt vải: Quỳnh Đôi, Nhân Sơn, Phú Nghĩa Thượng và Hạ,
Thượng Yên, Bèo Hậu, Ngọc Đoài, Thạch Động…
- Làm nón: Thanh Sơn, Song Ngọc…
- Làm nước mắm: Thanh Đoài, Ngọc Lâm, Phú Nghĩa Thượng và Hạ, Phương
Cần, Tân An, Văn Thái…
- Đóng cói xay: Tri Lân (Quỳnh Ngọc), Mỹ Hoà (Quỳnh Mỹ), Ngọc Huy
(Mai Hùng )….
- Đóng thuyền: Phú Nghĩa Thượng, Phú Nghĩa Hạ, Văn Trường, Nhân

Phong…
- Chạm trổ tủ, sập, bàn, ghế,…Phú Nghĩa Thượng, Phú Nghĩa Hạ
- Làm thuốc lào: Thanh Sơn (Ngò), Ngọc Đoài, Song Ngọc, Thuận Yên, Đình
Đỏ, Dị Nậu,…
- Chế biến ruốc: Đông Hồi, Hữu Lập…
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
2. Vị trí Pháp lí
Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện Quỳnh Lưu là cơ quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân (HĐND) Huyện, cơ quan hành chính nhà nước ở Huyện.
UBND Huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định của hiến pháp, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
(HĐND – UBND) năm 2003, các Quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,
Chính phủ và phân công phân cấp quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
UBDN Huyện là cơ quan hành chính nhà nước cấp trên của UBND 43 Xã, thị
trấn thuộc Huyện.
UBDN Huyện tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ
tịch UBND là người đứng đầu UBDN, lãnh đạo, điều hành hoạt động của UBDN.
Chủ tịch UBDN phân công công tác cho các phó chủ tịch và các thành viên khác
của UBDN. Từng thành viên UBDN chịu trách nhiệm cá nhân trong việc tổ chức
điều hành lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và cùng với
các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBDN trước Huyện
Uỷ, HĐND Huyện và UBDN tỉnh.
UBND Huyện có các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Huyện tham mưu
giúp UBDN Huyện thực hiện các chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và
thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBDN Huyện theo
quy định của pháp luật.
UBDN Huyện Quỳnh Lưu thực hiện chế độ sử dụng một con dấu Quốc huy.
Số lượng, cơ cấu các thành viên UBDN Huyện thực hiện theo quy định của
chính phủ và UBDN Tỉnh.

3. Cơ cấu tổ chức
Chủ tịch UBDN có những nhiệm vụ, quyền hạn theo điều 126, 127 Luật tổ
chức HĐND – UBDN năm 2003
Thay mặt UBDN kết luận những vấn đề kế hoạch kinh tế xã hội, các biện
pháp, giải pháp lớn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; xin ý kiến thường trực
huyện ủy, HĐND Huyện UBDN tỉnh những vấn đề quan trọng và có liên quan đến
phạm vi quản lý của huyện (ngoại trừ các quyền quy định tại điều 124 Luật tổ chức
HĐND – UBDN năm 2003).
Khi cần thiết có thể ủy quyền cho các phó chủ tịch hoạc các thành viên
UBDN Huyện, hoặc chủ trương các cơ quan, đơn vị chuyên môn giải quyết công
việc thuộc quyền hạn của chủ tịch UBDN Huyện và chịu trách nhiệm về kết quả
công việc đã được ủy quyền theo quy định pháp luật.
Các phó chủ tịch UBDN Huyện chịu trách nhiệm điều hành, giải quyết các
công việc của UBDN theo lĩnh vực được chủ tịch UBDN phân công theo quy định
tại điều 126 Luật tổ chức HĐND – UBDN năm 2003, bao gồm:
1 – phối hợp liên hệ với các cơ quan chuyên môn cấp trên; chỉ đạo, đôn đốc
các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Huyện, UBDN 43 xã, thị trấn triển khai các
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
mặt công tác của UBDN thuộc khối phụ trách. Triển khai thực hiện kế hoạch
nghành ở Huyện theo hướng dẫn của Sở nghành Tỉnh; tổ chức thực hiện các Nghị
quyết của Huyện Uỷ, HĐND huyện liên quan đến các lĩnh vực được phân công
phụ trách.
2 – Thường xuyên kiểm tra, sâu sát cơ sở, phát hiện và xử lý kịp thời các vấn
đề phát sinh thuộc lĩnh vực được phân công; chủ động phối hợp với các thành viên
khác của UBDN để giải quyết các công việc có liên quan đến trách nhiệm của các
thành viên đó, trường hợp chưa nhất trí thì báo cáo xin ý kiến chủ tịch.
Khi xử lý công việc, phó chủ tịch thay mặt chủ tịch quyết định và báo cáo lại
chủ tịch ý kiến giải quyết của mình.
3 – Tổ chức tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể,

cùng chủ tịch và tập thể UBDN nâng cao chất lượng chỉ đạo và điều hành công
việc có hiệu quả.
Các Uỷ viên UBDN là thành viên UBDN có trách nhiệm tập thể cùng UBDN
và Chủ tịch UBDN Huyện chỉ đạo và điều hành công việc chung của UBDN theo
quy định tại điều 126 luật tổ chức HĐND – UBDN năm 2003 cụ thể:
Nghiên cứu tài liệu chuẩn bị ý kiến tham gia giải quyết những vấn đề thuộc
thẩm quyền của UBDN Huyện trên nguyên tắc tâp trung dân chủ chấp hành kỷ luật
phát ngôn, bảo quản tài liệu, không tiết lộ bí mật theo quy định của nhà nước.
Tham gia ý kiến với các thành viên khác của UBDN để xử lý những vấn đề
liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.
Giải quyết hoặc tham gia ý kiến với UBDN hoặc Chủ tịch UBDN giải quyết
các vấn đề khác.
Được Chủ tịch UBDN ủy nhiệm một số quyền hạn, thay mặt UBDN phối hợp,
liên hệ các cơ quan chuyên môn cấp trên, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị
thộc Huyện và UBDN xã để giải quyết công việc thuộc khối mình phụ trách; chịu
sự chỉ đạo của Chủ tịch UBDN huyện và chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể
UBDN và Chủ tịch UBDN về kết quả công việc được phân công phụ trách.
Uỷ viên UBDN đồng thời là thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực thuộc
UBDN Huyện làm việc với hai tư cách: một là thành viên UBDN, hai là thủ trưởng
các cơ quan chuyên môn giúp việc UBDN.
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
III. TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ - ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
1. Chức năng, Nhiệm vụ, Quyền hạn.
Chức năng
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thành
phố, thị xã thuộc tỉnh ( sau đây gọi chung là UBDN huyện) là cơ quan tha mưu,
giúp UBDN huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức,
bộ máy, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành

chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, hội, tổ chức phi chính phủ; văn
thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ
đạo, quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế và công tác của UBDN huyện, đồng thời
chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ.
Nhiệm vụ, Quyền hạn
Phòng Nội vụ UBDN Huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Trình UBDN huyện ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ
trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
2. Trình UBDN huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài
hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch
sau khi được phê duyệt, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
4. Về tổ chức, bộ máy:
a) Tham mưu giúp UBDN huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện theo hướng dẫn của ủy ban nhân dân
cấp tỉnh và cơ quan chuyên môn cấp trên;
b) Trình UBDN huyện quyết định hoặc tham mưu cho UBDN huyện trình cấp
có thẩm quyền quyết định thành lập, sát nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn
thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Xây dựng đề án thành lập, sát nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp thuộc
UBDN cấp huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định;
d) Tham mưu giúp Chủ tịch UBDN huyện quyết định thành lập, giải thể, sát
nhập các tổ chức phối hợp liên nghành cấp huyện theo quy định của pháp luật.
5. Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
a) Tham mưu giúp Chủ tịch UBDN huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hành
chính, sự nghiệp trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được UBDN tỉnh giao hàng năm;

SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
b) Giúp UBDN huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế
hành chính, sự nghiệp;
c) Giúp UBDN huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ
tự chủ, tụ chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp cấp
huyện và ủy ban nhân dân cấp xã.
6. Về công tác xây dựng chính quyền:
a) Giúp UBDN huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc
bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của UBDN
huyện và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên;
b) Thẩm định các hồ sơ, thủ tục để Chủ tịch UBDN huyện phê chuẩn kết quả
bầu cử các thành viên Uỷ ban nhân dân cấp xã; giúp UBDN huyện trình Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh phê chuẩn kết quả bầu cử các thành viên UBDN huyện theo
quy định của pháp luât;
c) Tham mưu, giúp UBDN huyện xây dựng đề án thành lập mới, sát nhập,
chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để Uỷ ban nhân dân trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét,
quyết định. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành
chính của huyện.
d) Tham mưu giúp UBDN huyện lập hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền quyết
định phân loại đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện;
e) Giúp UBDN huyện trong việc hướng dẫn lập hồ sơ và trình cấp có thẩm
quyền quyết định thành lập, chia tách, giải thể, sát nhập và kiểm tra, tổng hợp báo
cáo về hoạt động của xóm, khối, bản ( sau đây gọi là xóm) trên địa bàn huyện theo
quy định; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ cho
Trưởng, Phó xóm;
g) Tham mưu giúp HĐND và UBDN huyện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng
đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã, thống kê, đánh giá chất lượng đại biểu HĐND,
thành viên UBDN huyện, xã; thống kê chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách,

công chức và cán bộ không chuyên trách cấp xã để tổng hợp báo cáo theo quy
định.
7. Giúp UBDN huyện trong việc hướng dẩn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc
thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp, xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện.
8. Về cán bộ, công chức, viên chức:
a) Tham mưu giúp UBDN huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều động,
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức,
viên chức; cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách cấp xã
theo phân cấp;
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
b) Thực hiện việc quản lý hồ sơ cán bộ, công chức. viên chức và cán bộ
chuyên trách, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;
c) Tham mưu việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo các chương trình, kế hoạch về đề án đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9. Về cải cách hành chính:
a) Giúp UBDN huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn
cùng cấp và ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa
phương;
b) Tham mưu, giúp UBDN huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải
cách hành chính trên địa bàn huyện;
c) Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo UBDN huyện
và UBDN tỉnh.
10. Giúp UBDN huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động
của hội và tổ chức phi chính phủ trên đại bàn.
11. Về công tác văn thư, lưu trữ:
a) Hướng dẫn. kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành chế

độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;
b) Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu nhập, bảo vệ, bảo quản
và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện
và Lưu trữ huyện.
12. Về công tác tôn giáo:
a) Giúp UBDN huyện chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ; kiển tra,
giám sát và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm
vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
13. Về công tác thi đua, khen thưởng:
a) Tham mưu, đề xuất với UBDN huyện tổ chức các phong trào thi đua và
triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn
huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng thi đua – khen thưởng cấp huyện;
b) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế
hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức sơ kết, tổng kết, phát hiện điển hình, đút rút và phổ biến kinh
nghiệm; nhân rộng phong trào thi đua và các điển hình tiên tiến trong toàn huyện,
tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối
tượng thuộc phạm vi quản lý;
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
d) Quản lý, cấp phát hiện vật khen thưởng của huyện theo phân cấp quản lý.
14. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm
về công tác nội vụ theo thẩm quyền.
15. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBDN huyện và
Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn.
16. Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ trên

địa bàn.
17. Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán
bộ công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quy định
của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện.
18. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và
theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
19. Giúp UBDN huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác
khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn sau:
a) Giao cho Chủ tịch UBDN cấp xã quản lý và điều hành chung trên tất cả các
lĩnh vực về công tác nội vụ trên địa bàn;
b) Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đã quy định, Chủ tịch UBDN cấp xã phân
công cụ thể từng cán bộ, công chức đảm nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao;
c) Giao cho công chức Văn phòng – Thống kê đảm nhận việc tổng hợp, thống
kê, báo cáo… về công tác nội vụ trên địa bàn cấp xã. Quản lý, lưu dữ hồ sơ, cập
nhật thông tin theo quy định cho từng cán bộ, công chức, công chức khi có thay
đổi hoặc bổ sung.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBDN huyện.
2. Tổ chức và biên chế
2.1. Phòng Nội vụ có Trưởng phòng và không quá 03 Phó Trưởng phòng.
a) Trưởng phòng Nội vụ: phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước UBDN
huyện, Chủ tịch UBDN huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của phòng.
b) Các Phó Trưởng phòng: căn cứ nhiệm vụ được giao, Trưởng phòng Nội vụ
phân công các Phó Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu
trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Khi Trưởng phòng đi vắng thì một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy
nhiệm điều hành các hoạt động của phòng.

SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
c) Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm,
từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do
Chủ tịch UBDN huyện quyết định theo quy định của pháp luật.
2.2. Biên chế: Biên chế của Phòng Nội vụ do Chủ tịch UBDN huyện quyết
định trong tổng biên chế hành chính của huyện.
Trưởng Phòng Nội vụ có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch UBDN cấp
huyện quyết định về cơ cấu tổ chức, biên chế của phòng. Sơ đồ tổ chức của Phòng
Nội vụ - Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu:
Phòng Nội vụ UBDN huyện Quỳnh Lưu có 1 Trưởng phòng, 2 Phó phòng và 3
nhân viên.
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 12
Trưởng phòng
Phó phòng 2
Nhân viên 1
Phó phòng 1
Nhân viên 3Nhân viên 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Phần 2: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, THỊ
TRẤN CỦA HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
Đặt vấn đề: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhưng đội ngũ cán bộ
có vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của tiến trình cách mạng. Sinh thời
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Cán bộ là nguồn gốc của mọi việc, công việc
thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”.
Thực tiễn cách mạng Việt nam từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã
đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh thắng nhiều
đế quốc hung bạo của thời đại, giành lại độc lập tự do, thống nhất tổ quốc đưa cả
nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, công cuộc đổi mới toàn diện của

đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã thu được nhiền
thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Tình hình chính trị ổn định, khinh tế,
văn hóa xã hội không ngừng phát triển, quốc phòng an ninh được củng cố và tăng
cường. Vị thế nước ta trên trường quốc tế ngày càng được mở sộng, khẳng định.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh thường xuyên chăm lo đến công tác cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”. Đội ngũ cán bộ đã đem mọi chủ trương chính
sách của Đảng, Nhà nước giải thích cho quần chúng nhân dân hiểu rõ và tổ chức
cho quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi. Đồng thời, thông qua đội ngũ cán bộ
mà mọi tâm tư nguyện vọng của nhân dân được phản ánh với Đảng, Nhà nước hiểu
rõ để đề ra chính sách đúng.
Như vậy, đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ cơ sở nói riêng là vô
cùng quan trọng. Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn là người trực tiếp phổ biến
tuyên truyền quần chúng nhân dân mọi chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận dụng các chủ trương chính sách đó cho phù
hợp với hoàn cảnh, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ sở để tổ
chức nhân dân thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật
của Nhà nước, đem lại hiệu quả thiết thực trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi cả nước tiến hành thực hiện tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới vì mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” đòi hỏi đội ngũ cán bộ nói
chung, cán bộ công chức xã, phường, thị trấn nói riêng phải không ngừng nâng cao
trình độ về mọi mặt, có ý thức tự rèn luyện đạo đức, phẩm chất cách mạng, có tác
phong sâu sát, gần gũi nhân dân, có năng lực nắm bắt tình hình và khả năng giải
quyết tốt mọi vấn đề về tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân.
Bảo đảm ổn định chính trị, an ninh trật trự được giữ vững, kinh tế xã hội phát triển,
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.
Từ ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý cán bộ, công chức xã, thị trấn của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ

An”. Làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp.
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, THỊ TRẤN
I. KHÁI NIỆM VỀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC
1. Cán bộ, công chức nói chung
Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương,cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, ở quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh.
Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường
xuyên làm việc trong tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc giao gữi
một chức vụ thường xuyên trong đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
Thẩm phán toàn án nhân dân, kiểm sát viên kiểm sát nhân dân.
Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường
xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải
là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quân nhân quốc phòng; những người làm
việc trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan
chuyên nghiệp.
Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường
trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thư, phó bí thư đảng ủy, người đứng
đầu tổ chức chính trị - xã hội, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp
vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, cán bộ công chức đảm nhận các chức vụ Đảng, Chính quyền, tổ
chức chính trị xã hội và đảm nhiệm một số lĩnh vực chuyên môn phải đảm bảo tiêu
chuẩn có năng lực lãnh đạo, quản lý, có trình độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ,
có đạo đức phẩm chất tốt được tổ chức và nhân dân tín nhiệm bầu cử, bổ nhiệm để
thay mặt tổ chức và nhân dân xử lý, giải quyết các công việc theo quy định của

pháp luật, theo thẩm quyền được giao.
2. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của chính phủ quy định
a. Cán bộ chuyên trách cấp xã bao gồm:
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng Uỷ, thường trực Đảng ủy cấp xã (nơi chưa có
Phó Bí thư chuyên trách công tác Đảng); Bí thư, Phó Bí thư chi bộ xã
(Nơi chưa thành lập Đảng bộ cấp xã)
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
- Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân
- Chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
- Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên
hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân và Chủ tịch Hội cựu chiến binh.
b. Công chức cấp xã bao gồm:
- Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy)
- Chỉ huy trưởng quân sự
- Văn phòng – Thồng kê
- Địa chính – xây dựng
- Tài chính – Kế toán
- Tư pháp – Hộ tịch
- Văn hóa – Xã hội
c. Cán bộ không chuyên trách cấp xã bao gồm:
Trưởng ban tổ chức Đảng, Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng, Trưởng ban
tuyên giáo và 01 cán bộ văn phòng Đảng ủy.
Phó Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy)
Phó chỉ huy trưởng quân sự
Cán bộ kế hoạch – giao thông - thủy lợi – nông, lâm, ngư nghiệp
Cán bộ lao động – thương binh và xã hội.
Cán bộ dân số gia đình và trẻ em

Thủ quỹ - văn thư – lưu trữ
Cán bộ quản lý nhà văn hóa
Phó chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc , Phó các đoàn thể cấp xã, đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến
binh.
Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Chủ tịch Hội chữ Thập đỏ Việt Nam.
d. Cán bộ không chuyên trách ở thôn và Bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố
ở phường, thị trấn.
3. Công tác quản lý cán bộ, công chức
Tại điều 4, pháp lệnh Cán bộ công chức sửa đổi năm 2003 ghi rõ: “Công tác
cán bộ công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng cộng sản Việt Nam,
đảm bảo nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị”. Bởi lý luận và thực tiễn khẳng định: Đảng
cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội Việt
Nam. Quyền lực của Đảng là quyền lực chính trị mà giai cấp công nhân và nhân
dân lao động đã giao phó. Quyền lực đó thể hiện ở chỗ: các cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị theo chức năng của mình đều
phải có trách nhiệm thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chính sách của Đảng, chịu
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
sự kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng các cấp trong việc cụ thể hóa và tổ chức
thực hiện các quan điểm, đường lối đó.
Mặt khác, Đảng thống nhất lãnh đạo vá quản lý cán bộ trong hệ thống chính
trị từ Trung ương đến cơ sở theo Quyết định số 49-QĐ/TW ngày 03-5-1999 của
Bộ chính trị về việc ban hành quy chế phân cấp quản lý cán bộ công chức và tổ
chức bộ máy.
Trên cơ sở quy định của Bộ chính trị, ban thường vụ cấp ủy các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, ban thường vụ các Huyện ủy, Thành Uỷ trực thuộc
tỉnh và ban thường vụ các đảng ủy xã, thị trấn (hoặc đảng ủy – nơi không có ban
thường vụ) đều xây dựng và ban hành quy chế phân cấp quản lý cán bộ công chức

và tổ chức bộ máy của cấp mình.
Đảng lãnh đạo công tác cán bộ đảm bảo nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với
phát huy trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, đơn vị theo phân cấp quản lý
cán bộ. Cấp ủy Đảng mỗi cấp dân chủ bàn bạc, lựa chọn những cán bộ, đảng viên
có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, năng lực công tác và đạo đức lối sống
trong sạch lành mạnh giới thiệu để các tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị xã hội,
nhân dân lựa chọn bầu cử giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, trong các
tổ chức chính trị xã hội theo luật định và quy chế bầu cử của các tổ chức đó. Phát
huy trách nhiệm người đứng đầu cơ quan tổ chức thể hiện ở chỗ: khi dân chủ bàn
bạc của tập thể chưa có sự thống nhất cao theo phương án nào thì ý kiến người
đứng đầu có ý nghĩa quyết định trong các phương án đó.
Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo chính trị và tổ chức cán bộ được biểu hiện
mỗi khi được tổ chức đảng giới thiệu để nhân dân lựa chọn bầu vào các cơ quan
dân cử thì người được bầu cử giữ chức vụ trong các cơ quan đó phải nghiêm chỉnh
chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và tổ chức vận động quần chúng nhân
dân thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng đề ra.
4. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức cấp xã
Công tác cán bộ, công chức cấp xã đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy
đảng, bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5.Trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Nghị định
114/NĐ-CP; các quy định cụ thể về chế độ, chính sách, tiêu chuẩn cán bộ, công
chức cấp xã; các quy định của pháp lệnh chống tham nhũng, pháp lệnh thực hành
tiếp kiệm. chống lãng phí và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
đến cán bộ, công chức cáp xã.
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
6.Tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã
Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội, có năng lực tổ chức và vận động nhân dân có kết quả đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, thạo việc, tận tụy với dân, không tham
nhũng, có ý thức kỷ luật trong công tác, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết
với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm của Đảng, chính sách và
pháp luậy của Nhà nước, có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực sức khỏe
để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra cán bộ, công chức xã, thị trấn phải đảm bảo tiêu chẩn cụ thể do cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN Bộ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ
TRẤN
1. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã
Nghị định 114/2003-NĐ/CP ngày 10-3-2003 quy định nội dung quản lý cán
bộ cấp xã như sau:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy
chế về quản lý cán bộ, công chức.
- Lập quy hoạch và kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ công chức.
- Quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ công chức.
- Quy định số lượng cán bộ công chức cấp xã và hướng dẫn thực hiện.
- Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý cán bộ, công
chức.
- Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
- Thực hiện công tác thống kê cán bộ, công chức, thực hiện công tác thanh tra
kiển tra việc thi hành quuy định về cán bộ, công chức.
- Chỉ đạo, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức.
2.Nội dung quản lý cán bộ công chức cấp xã của Uỷ ban nhân dân huyện
Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo các nội

dung sau đây:
- Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và từng bước
thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức cấp xã.
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
- Tổ chức việc thi tuyển hoặc xét tuyển, quyết định tuyển dụng, điều động,
miễn nhiệm, cho thôi việc công chức cấp xã và quản lý hồ sơ công chức cấp
xã theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Tổ chức việc thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ
đối với cán bộ, công chức.
- Tổ chức việc thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đại ngộ
đối với cán bộ, công chức.
- Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, thị trấn.
- Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức cấp xã.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về cán bộ, công chức cấp xã.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức cấp xã.
- Thống kê số lượng, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trong
phạm vi huyện quản lý.
3. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã của Uỷ ban nhân dân cấp

Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo các nội dung
sau đây:
- Trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn.
- Thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức.
- Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, công chức.
- Đề nghị tổ chức cấp có thẩm quyền khen thưởng cán bộ, công chức.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức theo quy định của
pháp luật.
- Thống kê số lượng, đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ, công
chức.

- Nội dung công tác quản lý cán bộ, công chức xã, phường thể hiện mối quan
hệ bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về công tác cán bộ và trách nhiệm
quản lý trực tiếp đối với đội ngũ cán bộ,công chức thể hiện sự phân cấp rõ
ràng, cụ thể của cấp cơ sở và cấp trên cơ sở.
- Để thực hiện tốt công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, trước hết cấp
ủy Đảng các cấp phải cụ thể hóa bằng quy chế phân cấp quản lý cán bộ,
công chức trên cơ sở thống nhất sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và phát huy
vai trò quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân các cấp. Thực hiện đúng
nguyên tắc tập trung dân chủ tập thể và trách nhiệm của người đứng đầu
trong công tác quản lý cán bộ, công chức.
- Thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức trên cơ sở quy hoạch cán bộ,
kế hoạch đào tạo, bố trí cán bộ, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, nhận
xét cán bộ, công chức, lấy thước đo hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
được giao làm yếu tố cơ bản trong đánh giá cán bộ, công chức tốt hay chưa
tốt.
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, THỊ
TRẤN Ở HUYỆN QUỲNH LƯU – TỈNH NGHỆ AN
I.THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, THỊ TRẤN Ở
HUYỆN QUỲNH LƯU – TỈNH NGHỆ AN:
1. Số lượng cán bộ, công chức xã, thị trấn
Trong những năm gần đây, thực hiện bước chuyển biến mới về cán bộ, công
chức xã, thị trấn, số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng
được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt trong năm 2004 và 2005, thực hiện Nghị định 114
và 121 của Chính phủ, tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Quỳnh lưu nói riêng đã
sắp xếp, bố trí cán bộ cấp xã cơ bản đủ tiêu chuẩn theo quy định. Đã chỉ đạo,
hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai thực hiện thông qua việc rà soát đối

tượng, tiêu chuẩn, chức danh và trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ để bố trí,
sử dụng. Những đối tượng là cán bộ cấp xã theo Nghị định số 09 của Chính Phủ đã
có bằng cấp chuyên môn được tiếp tục bố trí và chuyển xếp vào nghạch công chức,
những cán bộ chưa có bằng cấp chuyên môn thì tạm thời bố trí và cho nợ đến năm
2006 nếu không có bằng cấp chuyên môn thì tuyển dụng người khác đủ tiêu chuẩn
để thay thế. Số lượng công chức còn thiếu tổ chức thi tuyển, xét tuyển để bố trí đủ
số lượng theo quy định.
Theo Nghị Định số 121/2003/NĐ-CP Số lượng cán bộ chuyên trách, công
chức cấp xã quy định tại khoản 1 và 2 Điều 2 của Nghị định này được quy định
như sau:
1. Đối với xã đồng bằng, phường và thị trấn:
- Dưới 10.000 dân được bố trí không quá 19 cán bộ, công chức;
- Từ 10.000 dân trở lên, cứ thêm 3.000 dân được bố trí thêm 01 cán bộ, công
chức, nhưng tối đa không quá 25 cán bộ, công chức.
2. Đối với xã miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo:
- Dưới 1.000 dân được bố trí không quá 17 cán bộ, công chức;
- Từ 1.000 dân đến dưới 5.000 dân được bố trí không quá 19 cán bộ, công
chức;
- Từ 5.000 dân trở lên, cứ thêm 1.500 dân được bố trí thêm 01 cán bộ, công
chức, nhưng tối đa không quá 25 cán bộ, công chức.
3. Việc bố trí thêm cán bộ, công chức cấp xã ở mỗi xã tăng theo số dân do
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
2. Về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn ở huyện Quỳnh
Lưu
Về tuổi đời:
- Dưới 35 tuổi: 169/860 chiếm 20%
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
- Từ 35 – 45 tuổi: 478/860 chiếm 55,6%
- Từ 46 - 55:198/860 chiếm 22%

- Trên 55: 15/860 chiếm 1,74%
Trình độ văn hóa:
- Tiểu học: 0/860 chiếm 0%
- Trung học cơ sở: 55/860 chiếm 6,4%
- Trung học phổ thông: 805/860 chiếm 93,6%
Trình độ lý luận chính trị:
- Sơ cấp:
- Trung cấp: 305 chiếm 35,5%
Trình độ chuyên môn:
- Trung cấp, cao đẳng: 330/860 chiếm 38,4%
- Đại học: 72/860 chiếm 8,4%
Qua bảng số liệu về trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã chúng
ta thấy trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức xã, thị trấn của huyện Quỳnh
Lưu là đang còn thấp. Chủ yếu là ở trình độ trung cấp, thậm chí một số cán bộ
chưa qua một lớp bồi dưỡng nào về chuyên môn. Trong năm 2005 căn cứ vào đề
án tuyển dụng công chức cấp xã đã được Sở Nội vụ phê duyệt, Phòng Nội vụ
huyện đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện và là cơ quan chuyên môn trực
tiếp tổ chức xét tuyển, thi tuyển công chức cấp xã và đã tuyển dụng được một số
cán bộ có trình độ chuyên môn đại học. Hiện nay hầu hết ở các xã đều có công
chức có trình độ đại học làm việc. Tuy nhiên. Do mới bưới đầu làm quen với công
việc nên một số công chức đã chưa bắt nhịp được với công việc và hoàn thành
nhiệm vụ được giao chưa cao.
Thực tế đã cho thấy rằng, công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ, chuẩn hóa, trẻ
hóa công chức cấp xã đã có nhiều cố gắng. Nhưng so với yêu cầu cán bộ vẫn chưa
được đáp ứng.
Nhìn chung, trình độ mọi mặt: Văn hóa, về Lý luận, về chuyên môn nghiệp vụ
còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ, công chức trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII)
và kết luận Trung ương 6 (khóa IX). Do đó, khả năng nắm bắt và vận dụng các
quan điểm đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước vào lãnh đạo, chỉ

đạo tổ chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng, xây dựng hệ
thống chính trị cơ sở thiếu tính sáng tạo, còn có biểu hiện bảo thủ trì trệ, mang
nặng chủ nghĩa kinh nghiệm “xưa bày, nay làm” do đó hiệu quả đem lại trong công
tác lãnh đạo, quản lý chưa cao.
Một số bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức năng lực công tác hạn chế, né
tránh, buông lỏng hoặc xuôi chiều trong thực hiện chức trách, trách nhiệm được
giao, phong cách làm việc quan liêu, xa rời quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó,
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
một số cán bộ thiếu chịu khó học tập, nâng cao trình độ nhận thức dẫn đến mang
nặng bảo thủ, trì trệ, làm việc thiếu kế hoạch, thiếu dân chủ, không đản bảo nguyên
tắc, bị chi phối bởi quan hệ cá nhân, bà con dòng họ, cục bộ địa phương.
3. Về phẩm chất đạo đức
Thực hiện các Nghị định của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị
trấn. Từ năm 2004 đến nay, huyện nhà đã có những chuyển biến cơ bản về đội ngũ
cán bộ, công chức xã. Tuy nhiên, đa số cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn là bộ
đội xuất ngũ và cán bộ về hưu, đã được rèn luyện, thủ thách nên có bản lĩnh chính
trị vững vàng, lối sống trong sạch, giải dị, quan tâm chăm lo đến sự nghiệp chung.
Phần đông đội ngũ cán bộ, công chức trưởng thành từ phong trào thực tiễn, do đó
kinh nghiệm và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức hoạt động thực tiễn đem lại
hiệu quả cao trong phát triển kinh tế - xã hội.
Đại bộ phận có ý thức rèn luyện đạo đức,, phẩm chất, có phong cách, lối
sống giải dị, trung thực, khiêm tốn, được quần chúng nhân dân tín nhiệm.
Song do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, một số bộ phận nhỏ cán bộ cơ sở
đã có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức lối sống, có thái độ quan liêu, hách
dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chức quyền làm trái quy định của
nhà nước, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, gây bất bình trong xã hội.
Cán bộ là nhân tố quyết định, song ở cơ sở hiện nay, đội ngũ cán bộ còn yếu
về năng lực, trình độ và cả phẩm chất đạo đức nên chất lượng và hiệu quả hoạt
động đưa lại chưa cao.

4. Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, thị trấn
Tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn, Đảng và Nhà nuớc ta có
những chế độ, chính sách khác nhau đối với cán bộ cơ sở. Nhìn chung, các chế độ,
chính sách đã thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước đến đội ngũ
cán bộ, công chức cơ sở, tạo điều kiện để họ phát huy trí lực, hoàn thành nhiệm vụ.
Từ khi thực hiện chế độ cán bộ, công chức cấp xã theo quy định mới (Nghị định số
121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với
cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn) chế độ, chính sách đối với cán bộ, công
chức cấp xã đã có những thay đổi khác biệt so với chế độ sinh hoạt phí trước đây
theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP của chính phủ. Thực hiện theo chế độ, chính sách
theo quy định mới đã tạo cho cán bộ cơ sở tâm lý ổn định, yên tâm công tác, tạo
điều kiện cho họ ý thức được trách nhiệm của mình và hoàn thành tốt nhịêm vụ
được giao.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên
môn, quản lý hành chính nhà nước và bồi dưỡng theo các chức danh đồi với cán
bộ, công chức cấp xã đang được các cấp Uỷ Đảng, chính quyền quan tâm đúng
mức.
chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở được quy định cụ thể, rõ ràng
nhằm khuyến khích, động viên cán bộ cơ sở nâng cao trình độ, năng lực công tác,
đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới hiện nay.
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Chuyển xếp vào ngạch, bậc lương chuyên môn đối với công chức cấp xã.
Sau khi rà soát, bố trí công chức cấp xã, uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn lập
danh sách đề nghị chuyển xếp ngạch, bậc lương chuyên môn đối với công chức
cấp xã kèm hồ sơ công chức báo cáo uỷ ban nhân dân huyện qua phòng Nội vụ.
Phòng Nội vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện tổng hợp đề nghị
chuyển xếp ngạch, bậc lương công chức xã kèm theo hồ sơ gửi về Sở Nội vụ thẩm
định, xếp ngạch, bậc lương bằng văn bản trước khi Uỷ ban nhân dân huyện ra
quyết định bổ nhiệm, xếp ngạch, bậc lương đối với công chức cấp xã.

Trong những năm qua Phòng Nội vụ huyện Quỳnh Lưu đã làm tốt công tác
giải quyết chính sách cho cán bộ, công chức cấp xã:
- Về chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, hưu trí, đã giải quyết kịp
thời, đối với cán bộ có trình độ chuyên môn đại học thời gian nâng lương là 3 năm,
cán bộ có trình độ chuyên môn là trung cấp thời gian là 2 năm. Về chế độ hưu trí,
một số cán bộ chưa đến tuổi nghỉ hưu nhưng do tinh giảm biên chế hay do sức
khoẻ không thể tiếp tục làm việc đã giải quyết theo chế độ.
- Vấn đề khó khăn hiện nay, là việc giải quyết chế độ chính sách đối với cán
bộ thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng giáo dân. Vì đại bộ phận cán bộ làm việc
ở đây là người dân tộc, trình độ chuyên môn thấp, hầu hết là không có bằng cấp.
Hồ sơ về quá trình công tác của cán bộ không được lưu trữ, nên khó khăn về giải
quyết chế độ hưu.
II.NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý cán bộ công chức cấp xã
vẫn còn biểu hiện một số tồn tại, thiếu sót, hiệu quả hoạt động chưa cao, nguyên
nhân của những tồn tại là:
- Việc phân cấp, quản lý cán bộ công chức thiếu cụ thể, rõ ràng nên trong
công tác quản lý còn lúng túgn. Bản thân của hệ thống chính trị cơ sở còn mang
nặng tư tưởng của cơ chế tập trung, quan niêu, chưa chủ động khắc phục những
yếu kém của mình, chậm đổi mới, thường ỷ lại trông chờ vào cấp trên, buông lỏng
việc quản lý và rèn luyện cán bộ, công chức; coi nhẹ công tác quy hoạch, đào tạo
cán bộ cơ sở, hành chính hoá các hoạt động của Đảng, đoàn thể, quan niêu, thiếu
sâu sát. Vì vậy, chưa phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân để tạo thành sức
mạnh tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội.
- Công tác tuyển dụng công chức cấp xã, còn tồn tại một số vấn đề đó là:
 Thiếu cơ chế, chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực đã được
đào tạo từ các trường Đại học, cao đẳng.
 Chưa nghiên cứu kỹ đắc điểm văn hoá làng xã, do đó việc tạo nguồn
cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở xã, thị trấn sẽ gặp khó khăn.
 Khi xây dựng đề án chưa xem xét kỹ vào nhu cầu thực tế của từng địa

phương nên tuyển dụng công chức một số xã thừa chức danh này nhưng
một số xã lại thiếu chức danh khác.
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CỦA PHÒNG NỘI VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, THỊ
TRẤN Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
1.Tiếp tục thực hiện tồt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ căn hoá, trình đô lý luận và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán
bộ công chức xã, thị trấn.
Thông qua phong trào hành động cách mạng của các đoàn thể chính trị - xã
hội, phong trào sản xuất kinh doanh dịch vụ của quần chúng để giới thiệu, lựa chọn
những thanh niên, đoàn viên tiên tiến, tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, dám nghĩ,
dám làm, có ý chí vươn lên làm giàu hợp pháp để đưa vào quy hoạch tạo nguồn
cán bộ, công chức ở cơ sở xã, thị trấn.
Lựa chọn, quy hoạch, tạo nguổn cán bộ phải thực sự đảm bảo dân chủ, công
tâm, đảm bảo sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng về công tác cán bộ, chống tư tưởng
chục bộ, bàn vị, cầu toàn trong thực hiện quy hoạch.
Mặt khác, cấp uỷ Đảng, chính quyền các cơ sở xã, thị trấn cần có chính sách
để thu hút đội ngũ sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, sinh viên đã tốt
nghiệp đại học, cao đẳng chưa tìm được việc làm bổ sung nguồn cán bộ, công
chức.
Công tác quy hoạch phải gắn với công tác đào tạo và sử dụng cán bộ. Qua
thực trạng, đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay còn rất nhiều bất cập cả về tuổi đời, cả về
trình độ và năng lực công tác. Vì vậy, công tác quy hoạch đào tạo phải gắn với việc
tuyển dụng, sử dụng, thay thế, tạo nguồn kế cận. Tránh tình trạng đào tạo mà
không sử dụng gây lãnh phí nguồn lực, gây tâm lý không yên tâm, không muốn
gắn bó với địa phương.
Trước mắt, các cấp Uỷ Đảng, chính quyền xã, thị trấn trên xơ sở tiêu chuẩn
cán bộ, công chức, quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16-01-2004

của Bộ nội vụ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, lý
luận, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức đương chức, đương
nhiệm hiện nay.
Phòng Nội vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện và trực tiếp xây dựng đề
án về quy hoạch đào tạo cán bộ, công chức cấp xã. Cán bộ xã được gửi đi học phải
nằm trong quy hoạch và phải có quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải được các cấp Uỷ
Đảng, chính quyền quan tâm đặc biệt, tích cực trẻ hoá và từng bước chuẩn hoá đội
ngũ cán bộ, công chức cơ sở. Phấn đấu đến hết năm 2010, 100% cán bộ, công chức
cấp xã đạt trình độ Trung cấp chính trị trở lên đối với đồng bằng và sơ cấp đối với
miền núi, vùng cao. Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo hướng đào tạo cơ
bản, bồi dưỡng theo chức danh, đảm bảo tính thiết thực.
Nâng cao mặt bằng dân trí, mở rộng mạng lưới giáo dục trên địa bàn, đặc biệt
là mở các trường, lớp dân tộc nội trú để thu hút con em đồng bào dân tộc nhằm tạo
nguồn cán bộ cho những xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện chính sách thu
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Nội vụ UBND Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
hút những người được đào tạo chuyên môn, nhất là sinh viên tốt nghiệp các trường
Đại học và Cao đẳng về làm cán bộ, công chức cấp xã.
Thực hiện tăng cường, luân chuyển cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện về công tác tại
cơ sở nhất là với những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn thiếu cán bộ tại chộ.
Các trường hợp cán bộ, công chức chưa đủ tiêu chuẩn nhưng còn trẻ và có
triển vọng phát triển thì phải thực hiện đào tạo, bồi dưỡng để trong công tác phải
có đủ tiêu chuẩn theo quy định. Trường hợp cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn mà tuổi đã
cao nhưng còn sức khoẻ và uy tín thì phải tiếp tục bố trí nhưng chuẩn bị thay thế
ngay.
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Thực hiện phân cấp quản lý nhân sự; xây dựng cơ cấu chức danh, tiêu chuẩn
nghiệp vụ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp trên cơ sở phân tích chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việt và cơ cấu tổ

chức của từng địa phương.
Tiếp tục sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ công chức, phù hợp đủ số lượng, có
phẩm chất năng lực thực thi công vụ, thạo việc, tận tuỵ phục vụ nhân dân.
Xiết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính; xây dựng và áp dụng chế độ thanh tra,
kiểm tra công chức, công vụ ở các cấp kể cả trách nhiệm của người đứng đầu cơ
quan, đơn vị.
Xây dựng và ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức cho từng năm.
Nâng cao năng lực hệ thống các trường và các trung tâm đào tạo - bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức, viên chức của tỉnh, huyện.
Trang bị đồng bộ các công cụ quản lý nguồn nhân lực bằng công nghệ thông
tin.
2. Xây dựng quy chế làm việc, quy chế phân cấp quản lý cán bộ, quy chế
nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm. Thực hiện nghiệm túc chế độ khen
thưởng, bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở.
Cơ quan quản lý cán bộ, công chức cấp huyện có kế hoạch chỉ đạo các ban,
phòng tham mưu về công tác tổ chức và cán bộ hướng dẫn xây dựng quy chế làm
việc của cấp ủy, chính quyền, các mối quan hệ giữa cấp ủy, chính quyền, các đoàn
thể chính trị - xã hội. Cấp ủy Đảng các xã, thị trấn căn cứ hướng dẫn xây dựng
được quy chế làm việc của cấp ủy, của ủy ban nhân dân, của các đoàn thể,… một
cách dân chủ, thiết thực để thực hiện, tránh sự chồng chéo, bao biện và né tránh
nhiệm vụ trong các tổ chức ở cơ sở.
Cấp ủy các cơ sở Đảng xây dựng quy chế phân định trách nhiệm trong tổ chức
quản lý cán bộ, công chức, giữa Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân. Trên cơ sở đó thực
hiện đánh giá, nhận xét, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng những cán bộ,
công chức có thành tích cao trong công tác. Thực hiện miễm nhiệm, bãi nhiệm
những cán bộ, công chức làm việc cầm chừng, trách nhiệm và hiệu quả thấp, có
SVTH: Phan Văn Hiếu – lớp KS6C – Học Viện Hành Chính Trang 25

×