Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích cặp phạm trù nội dung và hình thức. Thực tiễn áp dụng cặp phạm trù “nội dung – hình thức” trong vấn đề thương hiệu, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.94 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU

1

B. NỘI DUNG

2

I. Cơ sở lý luận

2

1. Khái niệm: nội dung, hình thức

2

2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung - hình thức

3

a. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức

3

b. Nội dung giữ vai trị quyết định đối với hình thức

3

trong q trình vận động phát triển của sự vật
c. Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung



4

3. Ý nghĩa phương pháp luận

5

II. Vận dụng cặp phạm trừ này vào phát triển

6

thương hiệu trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam
1. Thực tiễn áp dụng cặp phạm trù “nội dung – hình thức”
trong vấn đề thương hiệu, trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
2. Một số giải pháp để giải quyết vấn đề
thương hiệu của nước ta hiện nay.
III. KẾT LUẬN
C. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

6
10
15
16

A. MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu rộng với kinh
tế khu vực và trên thế giới; gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các Hiệp



định thương mại tự do đa phương, song phương được ký kết (FTA).Cùng với
những cơ hội thuận lợi, quá trình này cũng đặt ra những khó khăn thách thức
khơng nhỏ. Đó là, cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt khơng chỉ ở thị trường nước
ngoài mà ngay cả thị trường trong nước. Đặc biệt là cạnh tranh về chất lượng,
thương hiệu sản phẩm hàng hóa, nếu chúng ta khơng thực hiện hiệu quả chiến lược
phát triển thương hiệu bền vững thì sản phẩm hàng hóa của chúng ta khơng có chỗ
đứng trên thị trường trong và ngoài nước.
Chúng ta hướng tới mục đích xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia
có uy tín về hàng hố và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao;. Tăng
cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước
đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Từ đó có chiến lược xây dựng,
phát triển  thương hiệu hàng hóa sản phẩm của mình có chất lượng cao, có uy tín,
góp phần nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; chinh
phục người tiêu dùng và là niềm tự hào của người Việt Nam trong quá trình hội
nhập. Đây chính là vấn đề mà cặp phạm trù "Nội dung - hình thức" của Triết học
Mác đề cập tới. Thơng qua đó vận dụng cặp phạm trù "Nội dung - hình thức" để
giải quyết vấn đề thương hiệu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam.

B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm: Nội dung và hình thức
a. Thế nào là nội dung
Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố
tạo nên sự vật, hiện tượng.
b. Thế nào là hình thức
Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện
và phát triển của sự vật, hiện tượng ấy là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền
vững giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và khơng chỉ là cái

biểu hiện ra bên ngồi, mà còn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện
tượng.


Một tác phẩm văn học được in thành sách đều có kích thức, hình dáng,
màu sắc... là hình thức bề ngồi; hình thức bên trong của tác phẩm được in trong
cuốn sách đó, như bố cục của tác phẩm, hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ, phong
cách... được dung để diễn đạt nội dung, những vấn đề của cuộc sống mà tác phẩm
đó muốn nói lên. Đây chính là hình thức mà CNDVBC muốn đề cập đến trong cặp
phạm trù nội dung và hình thức.
Ví dụ: Nội dung của một cơ thể động vật là toàn bộ các yếu tố vật chất như tế bào,
các khí quan cảm giác, các hệ thống, các quá trình hoạt động của các hệ thống,...
để tạo nên cơ thể đó. Hình thức của một cơ thể động vật là trình tự sắp xếp, liên kết
các tế bào, các hệ thống, tương đối bền vững của cơ thể. Hay mỗi phân tử nước:
Các yếu tố vật chất làm cơ sở cấu thành nên nó là 2 nguyên tử hyđrô và 1 nguyên
tử ôxy (nội dung), cách thức liên kết hóa học của chúng là H - O - H (hình thức),...
2. Mối liên hệ biện chứng giữa nội dung - hình thức
a. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức
Nội dung là những mặt, những yếu tố, những q trình tạo nên sự vật, cịn hình
thức là hệ thống các mối liên hệ tơng đối bền vững giữa các yếu tố của nội dung. N
ội dung và hình thức ln gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất.
Khơng có hình thức nào tồn tại thuần tuý không chứa đựng nội dung, ngược lại
cũng khơng có nội dung nào lại khơng tồn tại trong một hình thức xác định. Nội
dung nào có hình thức đó.
Nội dung và hình thức khơng tồn tại tách rời nhau, nhưng khơng phải vì thế mà lúc
nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau. Khơng phải một nội dung bao
giờ cũng chỉ đọc thể hiện ra trong một hình thức nhất định, và một hình thức luôn
chỉ chứa một nội dung nhất định, mà một nội dung trong q trình phát triển có thể
có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, một hình thức có thể thể hiện nhiều nội
dung khác nhau.

Thí dụ, q trình sản xuất ra một sản phẩm có thể bao gồm những yếu tố nội dung
giống nhau như: con người, công cụ, vật liệu. Nhưng cách tổ chức, phân công
trong quá trình sản xuất có thể khác nhau. Như vậy, nội dung quá trình sản xuất
được diễn ra với những hình thức khác nhau. Hoặc cùng một hình thức tổ chức sản
xuất như nhau nhưng được thực hiện trong những ngành, những khu vực, với
những yếu tố vật chất khác nhau. sản xuất ra những sản phẩm khác nhau. Vậy là
một hình thức có thể chứa dựng nhiều nội dung khác nhau


b. Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động
phát triển của sự vật
Vì khuynh hướng chủ đạo của nội dung là biến đổi, cịn khuynh hướng chủ đạo của
hình thức là tương đối bền vững, chậm biến đổi hơn so với nội dung. Dưới sự tác
động lẫn nhau của những mặt trong sự vật, hoặc giữa các sự vật, với nhau trước hết
làm cho các yếu tố của nội dung biến đổi trước; còn những mối liên kết giữa các
yếu tố của nội dung, tức hình thức thì chưa biến đổi ngay, vì vậy hình thức sẽ trở
nên lạc hậu hơn so với nội dung và sẽ trở thành nhân tố kìm hãm nội dung phát
triển. Do xu hướng chung của sự phát triển của sự vật, hình thức khơng thể kìm
hãm mãi sự phát triển của nội dung mà sẽ phải thay đổi cho phù hợp với nội dung
mới.
Ví dụ, lực lượng sản xuất là nội dung của phương thức sản xuất cịn quan hệ
sản xuất biến là hình thức của quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất biến đổi chậm
hơn, lúc đầu quan hệ sản xuất cịn là hình thức thích hợp cho lực lượng sản xuất.
Nhưng do lực lượng sản xuất biến đổi nhanh hơn nên sẽ đến lúc quan hệ sản xuất
lạc hậu hơn so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sẽ trở thành yếu tố
kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Để mở đường cho lực lượng sản xuất phát
triển, con người phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù
hợp với lực lượng sản xuất. Như vậy sự biến đổi của nội dung quy định sự biến đổi
của hình thức.
c. Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung

Hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác
động trở lại nội dung. Sự tác động của hình thức đến nội dung thể hiện ở chỗ: Nếu
phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung
phát triển; nếu khơng phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự
phát triển của nội dung.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, hình thức của sự vật, hiện tượng do nội dung của nó quyết định, là kết
quả những thay đổi của nội dung và để đáp ứng những thay đổi đó thì sự thay đổi
hình thức phải dựa vào những thay đổi thích hợp của nội dung quyết định nó; do
vậy, muốn biến đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải tác động, làm thay đổi nội
dung của nó.,
Thứ hai, hình thức chỉ thúc đẩy nội dung phát triển khi nó phù hợp với nội dung
nên để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển nhanh, cần chú ý theo dõi mối quan


hệ giữa nội dung đang phát triển với hình thức ít thay đổi, và khi giữa nội dung với
hình thức xuất hiện sự khơng phù hợp thì trong những điều kiện nhất định phải can
thiệp vào tiến trình khách quan, đem lại sự thay đổi cần thiết về hình thức để nó trở
nên phù hợp với nội dung đã phát triển và bảo đảm cho nội dung phát triển hơn
nữa, khơng bị hình thức cũ kìm hãm.
Thứ ba, một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện và ngược lại nên cần sử
dụng mọi hình thức có thể có, mới cũng như cũ, kể cả việc phải cải biến các hình
thức vốn có, lấy hình thức này bổ sung, thay thế cho hình thức kia để làm cho bất
kỳ hình thức nào cũng trở thành cơng cụ phục vụ nội dung mới. V.I. Lênin kịch liệt
phê phán thái độ chỉ thừa nhận các hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ, chỉ muốn làm theo
hình thức cũ; đồng thời cũng phê phán thái độ phủ nhận vai trò của hình thức cũ
trong hồn cảnh mới, chủ quan, nóng vội, thay đổi hình thức cũ một cách tùy tiện,
vơ căn cứ.
II. Vận dụng cặp phạm trừ này vào phát triển thương hiệu trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

1. Thực tiễn áp dụng cặp phạm trù “nội dung – hình thức” trong vấn đề
thương hiệu, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Thương hiệu về bản chất là uy tín, danh tiếng của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ hoặc
của doanh nghiệp mà khách hàng nhận biết, nhớ đến thông qua nhãn hiệu hàng hoá
và những yếu tố ẩn chứa bên trong nhãn hiệu đó. Rõ ràng, thương hiệu là một tài
sản vơ hình của doanh nghiệp, nó là tổng hợp của nhiều yếu tố, những thành quả
mà doanh nghiệp đã tạo dựng được trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của
mình. Sự nổi tiếng của thương hiệu là một lợi thế trong kinh doanh và là một bảo
đảm cho lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp. Vì thế, xây dựng và phát triển
thương hiệu là một vấn đề hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp để có thể
cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài,
nhất là trong điều kiện chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Theo đánh giá của Tổ chức định giá thương hiệu quốc gia Brand Finance,
giá trị thương hiệu Việt Nam tăng 226%, từ 141 tỷ USD (năm 2016) lên 319 tỷ
USD (năm 2020); xếp hạng thương hiệu Việt Nam đã tăng 17 bậc (từ vị trí thứ 50
năm 2016 lên vị trí thứ 33 năm 2019) và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh.Năm
2021, Bộ Cơng Thương triển khai các hoạt động thiết thực, như: 1- Tổ chức chuỗi
sự kiện Tuần lễ thương hiệu quốc gia năm 2021 chào mừng Ngày Thương hiệu
Việt Nam (ngày 20-4); 2- Truyền thông, quảng bá về Chương trình "Thương hiệu


quốc gia Việt Nam” và các sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia tại “Triển lãm
hybrid Tuần lễ thương hiệu quốc gia Việt Nam 2021 tại Singapore - sản phẩm
Halal và thực phẩm chế biến” và tuyên truyền, quảng bá tại Tuần văn hóa các nước
tại Hà Lan…; 3- Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai hoạt
động xét chọn sản phẩm tham gia trưng bày tại Triển lãm thế giới Expo 2020
Dubai và xây dựng bộ sản phẩm truyền thông (video clip TVC, ấn phẩm sách điện
tử,…) về Chương trình “Thương hiệu quốc gia Việt Nam” và sản phẩm đạt thương
hiệu quốc gia Việt Nam, Chương trình thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam
trình chiếu tại Triển lãm và trên cổng thông tin điện tử của Triển lãm; 4- Phối hợp

với Đài Truyền hình Việt Nam mở chuyên mục “Thương hiệu quốc gia Việt Nam”
phát sóng trên kênh VTV1 và triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá
về thương hiệu quốc gia trên các phương tiện thơng tin đại chúng.
Ngồi ra, Bộ phối hợp và hỗ trợ các bộ, ngành khác triển khai nhiều đề án thuộc
Chương trình “Thương hiệu quốc gia Việt Nam” nhằm nâng cao năng lực xây
dựng và phát triển thương hiệu, tuyên truyền, quảng bá cho thương hiệu quốc gia
và các sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia trên các phương tiện truyền thơng ở
trong và ngồi nước.
Thực hiện tun truyền, quảng bá chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm tiêu biểu của
các địa phương tại thị trường nước ngồi (như thanh long Bình Thuận, cà phê Sơn
La, cà phê Buôn Mê Thuột, cà phê Khe Sanh, cà phê Cầu Đất, vải Thanh Hà, vải
Lục Ngạn, chè Shan tuyết, xồi n Châu) bằng các sản phẩm truyền thơng điện tử
video clip, flip book,… nhằm tăng cường quảng bá, giới thiệu thương hiệu sản
phẩm Việt Nam trên toàn thế giới (1).
Những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thành công trong việc xuất
khẩu một số mặt hàng vào các thị trường truyền thống. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp vẫn quá chú trọng về số lượng, trong khi vấn đề thương hiệu chưa thực sự
được quan tâm, nên một số nơng sản Việt Nam có chất lượng và uy tín cao trên thị
trường thế giới, như nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột, gạo Nàng
Hương… thường bị các doanh nghiệp nước ngồi sử dụng trên những sản phẩm
khơng có xuất xứ Việt Nam.
Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa nhận thức được đầy đủ về tầm
quan trọng, ý nghĩa của vấn đề thương hiệu và vai trị của nó đối với bản thân sự
phát triển của mình. Quan niệm về thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam
phần lớn vẫn xuất phát từ mục tiêu ngắn hạn, lợi ích trước mắt, dưới sức ép của
doanh số, thiếu tầm nhìn dài hạn và thậm chí cịn mang tính cảm tính. Trên thực
tế , nhiều doanh nghiệp khơng nhận thức rõ sự cần thiết tạo dựng và phát triển


thương hiệu nên đã khơng có chiến lược thương hiệu một cách rõ ràng, vì vậy lãng

phí nhiều thời gian và có thể bỏ mất nhiều cơ hội thuận lợi. Qua nhiều điều tra và
khảo sát, số doanh nghiệp hiểu biết về thương hiệu, nhãn hiệu vẫn còn hạn chế.
Khảo sát hơn 500 doanh nghiệp của Bộ Công Thương tại Báo cáo khảo sát doanh
nghiệp - Bộ Công Thương năm 2020 cho thấy, ấn tượng về hình ảnh biểu trưng
cho sản phẩm hàng hóa Việt Nam cịn mờ nhạt do chỉ có 20% doanh nghiệp đầu tư
xây dựng thương hiệu và chỉ chú trọng đăng ký tại Việt Nam, chưa đăng ký tại thị
trường nước ngoài, thiếu quan tâm khai thác và quản lý thương hiệu. Công tác
quảng bá xúc tiến hình ảnh trên các phương tiện thơng tin đại chúng chưa được
doanh nghiệp thực hiện đồng bộ, cịn ít xuất hiện logo có giá trị cao. Uy tín và chất
lượng sản phẩm là hai yếu tố thường được chú trọng đầu tiên khi nhắc đến thương
hiệu (63,4%). Tuy nhiên, gần 50% doanh nghiệp khơng có bộ phận chun trách
về tiếp thị hoặc thương hiệu; 49% doanh nghiệp do ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo
thực hiện. Những người có vai trò quản lý thương hiệu hầu hết đều được đào tạo
trong nước, trừ một số rất ít (dưới 5%) được đào tạo tại nước ngồi. Có đến 20%
doanh nghiệp khơng đầu tư chi phí cho việc dựng thương hiệu. Trên 70% doanh
nghiệp đầu tư dưới 5% doanh số cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu...

Nước ta có lợi thế và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp, thuận lợi để sản
xuất các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới chất lượng cao, đa dạng, đặc trưng theo
từng vùng, miền. Tuy nhiên, việc đưa nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế
đang đối diện nhiều thách thức, nhất là nguy cơ mất thương hiệu do chưa được
đăng ký bảo hộ trước đó. Trên thực tế, số lượng sản phẩm nơng sản của Việt Nam
đã xây dựng được thương hiệu và được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cả
trong nước và thị trường quốc tế còn hạn chế. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ hàng xuất khẩu
Việt Nam tiêu thụ qua hệ thống phân phối trực tiếp của các doanh nghiệp Việt
Nam trên các thị trường trọng điểm (EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc…), còn lại chủ yếu
xuất qua các trung gian phân phối. Thương hiệu hàng Việt Nam cịn mờ nhạt trong
con mắt người tiêu dùng nước ngồi. Lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu của
Việt Nam chủ yếu vẫn dựa trên giá cả, chưa dựa nhiều vào giá trị.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tính cạnh tranh

cao địi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng, phát triển, quảng bá và
bảo vệ thương hiệu ngay từ thị trường trong nước. Thời gian vừa qua, nhiều doanh
nghiệp đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công tác này. Tuy
nhiên, việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam cịn
mang tính tự phát, nhỏ lẻ và thiếu tính chuyên nghiệp, đồng bộ. Nội dung các chiến
lược thương hiệu không được định vị một cách rõ ràng, dẫn đến hiệu quả của việc
xây dựng và phát triển thương hiệu không cao.Việc xây dựng chiến lược và kế


hoạch xây dựng phát triển thương hiệu  thường ít có sự đóng góp của các đơn vị tư
vấn chuyên nghiệp vì doanh nghiệp chưa tin tưởng và hài lịng khi sử dụng dịch
vụ. Dịch vụ của đơn vị tư vấn nước ngoài chưa được sử dụng nhiều, nhưng các
doanh nghiệp đã sử dụng đều có mức độ hài lịng cao hơn so với dịch vụ trong
nước.
2. Một số giải pháp để giải quyết vấn đề thương hiệu của nước ta hiện nay.
Để có được sự thành cơng, doanh nghiệp cần chú trọng vào tất cả yếu tố cả bên
ngoài lẫn bên trong, nếu chỉ chú trọng vào xây dựng sản phẩm, con người và các
yếu tố bên trong mà không chủ ý đầu tư phát triển thương hiệu thì chưa chắc doanh
nghiệp có thể thành cơng dù họ xây dựng được sản phẩm hoàn hảo. Ngược lại, nếu
chỉ đầu tư phát triển thương hiệu mà quên đi cải tiến sản phẩm, chiến lược kinh
doanh, phát triển con người thì chắc chắn khách hàng của họ sẽ không tin dùng
Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ln giữ vai trị quyết định, muốn doanh nghiệp
phát triển thì trước hết phải có những chiến lược đúng đắn và sự nỗ lực hết mình
của tồn thể nhân viên. Thương hiệu chỉ là phần hỗ trợ cho sự phát triển đó, sau
khi đã thay đổi về chất của doanh nghiệp để phát triển thì sự thay đổi thương hiệu
phù hợp sẽ tạo nên những thành cơng rực rỡ hơn cho doanh nghiệp.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần thiết nhận biết vai trò của thương hiệu, tạo sự phù
hợp giữa thương hiệu và các yếu tố của doanh nghiệp để doanh nghiệp thu được lợi
ích cao nhất, và theo thời gian khi mà thương hiệu khơng cịn phù hợp thì cần có
những cải tiến để thương hiệu ln thể hiện được vai trị to lớn của nó trong sự

phát triển của doanh nghiệp. Một số giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, về nhận thức: xây dựng thương hiệu trước hết cần phải được bắt đầu từ
trong tư duy và nhận thức, từ chính hồi bão và ước mơ của chủ thương hiệu. Cần
nhận thức đúng về vai trò của thương hiệu trong từng thời kỳ phát triển của doanh
nghiệp đồng thời cũng cần nhận thức rằng việc xây dựng thương hiệu không phải
là việc của riêng giám đốc thương hiệu hay của nhân viên chuyên trách nào mà đó
là trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của mỗi cán bộ nhân viên trong
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ chuyên gia về xây dựng
thương hiệu, giỏi về kinh doanh, hiểu biết về sản phẩm và có kiến thức về sở hữu
cơng nghiệp, có óc thẩm mỹ trong thiết kế nhãn hiệu cho sản phẩm, không ngừng
nâng cao kiến thức cho đội ngũ bán hàng, mậu dịch viên. Để mỗi nhân viên là một
đại sứ cho thương hiệu của mình người lãnh đạo cần triển khai các chương trình


nội bộ như: tổ chức nhiều buổi chia sẻ tầm nhìn cho nhân viên; tổ chức huấn luyện
về thương hiệu cho tất cả mọi người trong doanh nghiệp. Từng vị trí cơng việc của
doanh nghiệp phải hiểu được vai trị của họ trong việc bảo vệ và phát triển thương
hiệu, mỗi nhân viên phải có ý thức được rằng mỗi một ứng xử khơng khéo có thể
làm tổn thương đến thương hiệu.
Thứ hai, doanh nghiệp cần hiểu rằng cơ sở của thương hiệu là sản phẩm, chất
lượng dịch vụ và văn hóa doanh nghiệp. Sản phẩm, dịch vụ tồi là cách nhanh nhất
để làm mất thương hiệu trên thị trường. Vấn đề cốt lõi trong việc giữ gìn và phát
triển thương hiệu bền vững là phải kết hợp hoàn hảo giữa chiến lược thương hiệu
với chiến lược sản phẩm và giữ vững văn hóa doanh nghiệp. Thương hiệu là hình
ảnh của sản phẩm, dịch vụ, của văn hóa doanh nghiệp và chất lượng của hình ảnh
này chính là phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ và dấu ấn văn hóa riêng
của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xây dựng được uy tín và hình ảnh thương
hiệu bằng cách khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc
khách hàng, xây dựng mạng lưới phân phối, đưa thương hiệu đến với người tiêu
dùng, đảm bảo sự gần gũi giữa thương hiệu và khách hàng. Bên cạnh đó, các

doanh nghiệp cần không ngừng đầu tư vào nghiên cứu phát triển, tạo sản phẩm
mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Phối hợp, lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại từ Trung
ương đến địa phương; các tổ chức quốc tế, hiệp hội, doanh nghiệp tổ chức các hoạt
động xúc tiến thương mại gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng
cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu và tham gia vào những khâu có giá trị
cao trong chuỗi giá trị tồn cầu.Chương trình “Thương hiệu quốc gia Việt Nam”
ngoài việc lựa chọn các thương hiệu dẫn đầu như hiện nay, cần lựa chọn, khai thác
cả những sản phẩm độc đáo, có chỉ dẫn địa lý ở các địa phương, tích hợp các giá
trị, tri thức bản địa và thương mại hoá. Việc mở rộng thương hiệu quốc gia, mở
rộng các thương hiệu tập thể mang chỉ dẫn địa phương, vùng miền sẽ có tính
khuếch trương mạnh. Thương hiệu sản phẩm gắn với các vùng, miền sẽ có tác
dụng quan trọng thúc đẩy xuất khẩu. Cần đưa vào chiến lược thúc đẩy xuất khẩu,
gắn kết thương hiệu vùng, miền với thương hiệu quốc gia.

Thứ ba, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một thương hiệu hàng hóa và
đăng ký bảo hộ thương hiệu ngay vì điều đó là một đảm bảo lâu dài cho việc xây
dựng những giá trị cho tương lai, cho sự cạnh tranh của doanh nghiệp với thị
trường, và quan trọng là tạo cho doanh nghiệp hành lang an toàn để tránh những
trở ngại trong con đường kinh doanh và đầu tư của mình. Khi doanh nghiệp tạo


được một thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình và đăng ký bảo hộ thương
hiệu thì doanh nghiệp có thể độc quyền khai thác nó, tạo ra ưu thế trong kinh
doanh, để bảo vệ uy tín doanh nghiệp, tạo điều kiện để thực hiện hiệu quả việc
quảng cáo, hướng dẫn tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ từ đó làm tăng doanh thu,
lợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng có thể chuyển nhượng cho đối tượng khác
hoặc tính gộp giá trị thương hiệu vào tài sản doanh nghiệp khi liên doanh, liên kết
căn cứ vào thị phần, sự ổn định, tính quốc tế, xu hướng phát triển và sự bảo hộ
thương hiệu của doanh nghiệp.nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ

trợ doanh nghiệp Việt Nam chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu với hàng
hóa có thương hiệu, giá trị gia tăng cao. Tăng cường cơ chế hợp tác toàn diện với
hệ thống phân phối lớn ở các thị trường khu vực. Có cơ chế, chính sách nhằm động
viên, khuyến khích doanh nghiệp, hiệp hội và người Việt Nam ở nước ngoài từng
bước xây dựng kênh phân phối hàng hóa Việt Nam tại nước sở tại. Chú trọng tập
huấn, đào tạo lại việc ứng dụng các kỹ năng nghiên cứu thị trường, marketing, kỹ
năng đàm phán quốc tế, nghiệp vụ kỹ thuật ngoại thương, trình độ ngoại ngữ, ứng
dụng tin học, nâng cao tay nghề… đối với các doanh nghiệp.
Thứ tư, nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển thương
hiệu. Nhà nước cần có chương trình tổng thể tầm quốc gia nhằm tăng cường nhận
thức và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu,
quảng bá và phát triển thương hiệu. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ như:
khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng
thương hiệu, đơn giản hố thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp đăng ký thương hiệu nhanh chóng, hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo, huấn
luyện, cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương
hiệu, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu
thương hiệu, có chính sách bảo vệ hình ảnh đất nước, con người, sản phẩm hàng
hố Việt Nam thơng qua thương hiệu sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với các hiệp hội chun ngành,
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ
Thương mại)… để tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ về xúc tiến thương mại, quảng
bá sản phẩm, thu thập thông tin, chắp nối các kênh phân phối, tư vấn pháp luật…
Hy vọng rằng, với những gợi mở mang tính chiến lược trên các doanh nghiệp Việt
có cơ sở nền tảng để thay đổi từ tư duy chiến lược đến thực thi cụ thể các cơng cụ,
qua đó phát triển thương hiệu bền vững và lâu dài.
III. Kết luận


Nắm vững được cặp phạm trù “nội dung và hình thức” để dụng vào quá

trình xây dựng và phát triển thương hiệu ở nước ta là rất cần thiết vì khó có thể giải
quyết được những tồn tại trong một sớm, một chiều. Các doanh nghiệp cần phối
hợp đồng bộ nhiều giải pháp dựa trên việc nâng cao nhận thức, tư duy của chính
mình cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành các cấp với những chính sách,
hành động cụ thể, kịp thời.
Xu thế hội nhập ngày một sâu rộng hơn vào nền kinh tế với mối quan hệ đa
dạng giữa các quốc gia, giữa các tổ chức đã giúp các thương hiệu có thêm nhiều cơ
hội học tập những kinh nghiệm quý giá trong quá trình phát triển nhưng cùng với
đó thì cạnh tranh ngày một gay gắt và khốc liệt .Thêm nữa, khi người tiêu dùng
ngày một thơng minh hơn với những địi đỏi đa dạng và phát triển khơng ngừng
của mình thì việc tiếp tục nghiên cứu, tìm tịi, áp dụng những phương thức mới, tiết
kiệm và hồn tồn có thể đem lại hiệu quả trở nên vô cùng quan trọng để giúp các
thương hiệu phát triển hơn, chiếm lĩnh được thị trường cũng như tâm trí khách
hàng.


C. Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo tình Triết học Mác Lênin, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Sự thật
2. Nguyễn Phú Trọng (2007), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Quan niệm và giải pháp phát triển, Tạp chí Cộng sản
3. Nguyễn Thị Hồng Lan (2023), Xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh
nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Tạp chí Cộng sản
4. Nguyễn Thị Lan Hương, Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam, Tạp chí
điện tử Lý luận Chính trị



×