Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Giáo trình hướng dẫn tìm hiểu về nền kinh tế thị trường trọng điểm của nước ta và cách định mức kỹ thuật lao động phần 5 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.24 KB, 9 trang )

LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh

- Khâu cắt bán thành phẩm: đã có sự sai sót ở khâu cắt mẫu đương nhiên là
có sai sót ở khâu cắt bán thành phẩm. Đây là khâu có nhiều sai sót dẫn đến
người công nhân may rất vất vả. Từ sản xuất công nghiệp may hàng loạt chuyển
sang may đơn chiếc (vừa may vừa sửa) ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản
phẩm và thực hiện mức của người lao động.
*Quản lý chất lượng.
Một trong các yếu tố doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế thị trường cạnh
tranh đầy khắc nghiệt hiện nay là chữ tín về chất lượng sản phẩm. Sản phẩm sản
xuất ra phải được yêu cầu chất lượng sản phẩm và phải chịu trách nhiệm đến tận
tay người tiều dùng. Công tác quản lý chất lượng tại Công ty may Thanh Hoá
còn một số điểm bất cập.
1/ Về nhận thức của một số cán bộ tại bộ phận KCS: Một số cán bộ ở bộ
phận kiểm tra chất lượng sản phẩm nhận thức đúng về yếu tố chất lượng của sản
phẩm cho nên đôi khi đã nhập cả hàng chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng vào kho.
2/ Chỉ đạo kiểm tra chất lượng sản phẩm. Việc này không được làm thường
xuyên nghiêm túc. Xử lý người may không đảm bảo chất lượng thiếu nghiêm
khắc. Công ty chưa có hình thức phạt đối với công nhân may sai mà chỉ buộc
người may sai phải tiến hành sữa chữa chỗ may sai của bản thân.
7.4. Tình hình tổ chức và phục vụ nơi làm việc.
Mức độ hợp lý trong sản xuất và tổ chức lao động có ảnh hưởng rất lớn đến
sức khoẻ và hoạt động của người lao động trong sản xuất. Muốn cho người lao
động hoàn thành mức lao động và năng suất lao động thì công tác tổ chức và
phục vụ nơi làm việc phải được làm tốt. Bởi tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc
sẽ tạo điều kiện cho người lao động tiết kiệm được thời gian nhờ vào việc hạn
chế được những thao tác, động tác thừa, giảm thời gian lãng phí tăng thơì gian
tác nghiệp sản phẩm dẫn đến không những hoàn thành mức mà còn có thể vượt
mức đề ra.
Qua quá trình khảo sát cho thấy trình độ tổ chức và phục vụ sản xuất còn ít
nhiều chưa hợp lý, do vậy mà còn thời gian lãng phí còn nhiều, cụ thể là:


Việc phục vụ năng lượng cho công nhân sản xuất đôi khi không được liên
tục. Tình trạng mất điện do hỏng hóc, trục trặc tại một trong hai phân xưởng
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh

trong khi công nhân đang làm việc không phải là hiếm. Vì vậy thời gian mà
công nhân phải nghỉ để chờ sữa điện không phải là ngắn (ít nhất là sau hơn một
giờ mới có điện trở lại) do vậy mà lãng phí không phải là nhỏ.
Bên cạnh đó việc phục vụ chuẩn bị sản xuất, phục vụ vận chuyển bốc dỡ
phục vụ kiểm tra nghiệm thu sản phẩm còn ít nhiều chưa hợp lý.
Bộ phận thống kê nghiệm thu sản phẩm giao cho bộ phận KCS kiểm tra.
Tuy nhiên trên thực tế công nhân vẫn phải rời khỏi vị trí làm việc để đi nộp sản
phẩm thậm chí công nhân còn phải chờ đợi khi giao hàng do vậy thời gian lãng
phí không phải là ít.
Tại bộ phận KCS (được bố trí ngay trong phân xưởng sản xuất) sản phẩm
sẽ được kiểm tra. Nếu sản phẩm còn sai hỏng ở bộ phận nào thì bộ phận KCS sẽ
dùng loa yêu cầu người công nhân ở bộ phận đó lên nhận sản phẩm về sửa lại
mà không có người phục vụ mang xuống cho họ. Điều đó sẽ gây ra sự lãng phí
về thời gian bởi để người công nhân phải đi để nhận sản phẩm.
Trong quá trình lao động công nhân vẫn phải xuống phòng trải cắt để nhận
bán thành phẩm về may. Bởi khâu phục vụ chưa tốt, người phục vụ không
thường xuyên theo dõi xem lúc nào thì công nhân may hết số lượng bán thành
phẩm ban đầu do họ mang đến lúc đầu ca sản xuất cho nên khi hết công nhân
thường phải đi lấy bán thành phẩm. Sỡ dĩ có việc xảy ra là do công ty có quy
định yêu cầu người phục vụ phải cung cấp đầy đủ số lượng bán thành phẩm
theo kế hoạch sản xuất cho công nhân sản xuất của từng ca làm việc tuy nhiên
không có quy định rõ ràng về thời gian yêu cầu lúc nào thì phải cung cấp, công
ty không quy định thời gian vì mỗi mã hàng thì lượng bán thành phẩm là khác
nhau, nhịp điệu sản xuất khác nhau. Do vậy thời giờ cung cấp nguyên vật liệu
chủ yếu là do người phục vụ tự điều chỉnh và họ thường hay ước chừng khoảng
thời gian nào thì sẽ hết nguyên vật liệu để mang đến. Nhưng không phải lúc nào

họ cũng ước đoán đúng do vậy mỗi mã trọng lượng nguyên vật liệu cần cung
cấp khác nhau cho nên đôi khi công nhân phải xuống lấy bán thành phẩm.
Bảng 9: Tình hình phục vụ công nhân may tại Công ty may Thanh Hoá.

Tỷ lệ % công nhân phải tự phục vụ
STT
Tình hình phục vụ công nhân
làm việc
Phân xưởng I Phân xưởng II
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh

1 Công nhân phải đi để nhận bán
thành phẩm
47% 30%
2 Công nhân phải chờ đợi để
nghiệm thu sản phẩm
34% 42,5%
3 Công nhân phải đến KCS để
nhận sản phẩm hỏng
100% 100%0
Nhìn vào biểu trên ta thấy với 47% ở phân xưởng may I và 30% công nhân
ở phân xưởng II phải tự đi để nhận bán thành phẩm về may đặc biệt là việc
100% công nhân ở cả hai phân xưởng đều phải đến bộ phận KCS để nhận sản
phẩm hỏng cho thấy lượng thời gian hao phí quá nhiều do chế độ phục vụ chưa
hợp lý.
7.5. Điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là một yếu tố tác động không nhỏ đến sức khoẻ, sự
hứng thú, khả năng làm việc đồng thời có tác động trực tiếp đến việc hoàn thành
hay không hoàn thành mức lao động.
Nhìn chung về điều kiện kinh doanh tại Công ty may Thanh Hoá là tương

đối tốt tuy nhiên cũng còn một số yếu tố có tác động không tốt tời sức khoẻ và
khả năng lao động của công nhân như:
- Tính đơn điệu trong sản xuất: do đặc điểm sản xuất là hàng loạt lớn cộng
với nó là sự chuyên môn hoá cao trong sản xuất bởi vậy quá trình sản xuất sản
phẩm được chia ra thành rất nhiều công đoạn và mỗi người công nhân gần như
chỉ đảm nhiệm một công đoạn nhất định và mỗi người công nhân gần như chỉ
đảm nhiệm một công đoạn nhất định. Do đó, hoạt động sản xuất hay nói cách
khác là các thao tác và động tác của công nhân được lặp đi lặp lại nhiều lần
trong ca và nhiều ngày trong tuần, tháng dẫn đến tính đơn điệu trong sản xuất
khá cao. Điều này dễ gây ra sự nhàm chán trong sản xuất, giảm hứng thú trong
lao động và do vậy khả năng thực hiện mức không cao.
- Môi trường sản xuất:
Môi trường lao động của công nhân Công ty may Thanh Hoá mặc dù đã
được cải thiện nhưng thực tế vẫn còn chịu ảnh hưởng của nóng, bụi
Biểu số 11: Một số yếu tố chủ yếu của môi trường lao động tại Công ty may
Thanh Hoá so với tiêu chuẩn của Bộ LĐTBXH

LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh

STT
Yếu tố tiếp xúc * Tiêu chuẩn của bộ
LĐTBXH
Thực trạng của công
ty
1 Nóng 18 - 30
o
C 28 - 33
o
C
2 Bụi 10 mg/m

3
12 mg/m
3

3 ồn 90 dBA 90 dBA
4 ánh sáng 250 Lux 300 Lux
* Hướng dẫn phân loại nghề nặng nhọc độc hại Việt nam.
Từ biểu trên ta thấy rằng một số yếu tố mà người lao động tiếp xúc thuộc
về môi trường lao động đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (trừ tiếng ồn). Yếu tố
ánh sáng chiếu tại nơi làm việc là 300 Lux vượt quá tiêu chuẩn cho phép vì vậy
dễ gây ra sự loá mắt cho người lao động khi làm việc. Bụi sợi vải, bông rất nguy
hiểm và có ảnh hưởng lớn đối với sức khoẻ của người lao động. Nó gây ra các
bệnh về phổi và mắt. Tổng hợp các yếu tố sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ từ đó
tác động không tốt tới khả năng làm việc của người lao động.
7.6. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi.
* Về thời giờ làm việc:
Về cơ bản, Công ty may Thanh Hoá áp dụng đúng chế độ thời gian làm
việc do Nhà nước quy định. Tuy nhiên việc quy định thời gian bắt đầu ca làm
còn cứng nhắc chưa có sự linh hoạt. Vào mùa đông cũng như mùa hè buổi sáng
bắt đầu làm việc vào lúc 7h và buổi chiều làm việc lúc 1h. Đây là quy định có
tính cứng nhắc bởi vì cùng với sự chuyển đổi mùa là sự chuyển đổi thời tiết, khí
hậu. Như vào mùa hè trời nhanh sáng và thời tiết thì nóng bức cho nên việc bắt
đầu làm việc vào 7h là hơi muộn. Hơn nữa vào mùa hè buổi chiều thường kéo
dài do vậy làm việc từ 1h là sớm thời gian nghỉ trưa cuả công nhân không đảm
bảo hồi phục khả năng làm việc.
Về thời gian làm thêm: công nhân cũng thường xuyên phải làm thêm giờ
do thời hạn hợp đồng ngắn mà khối lượng công việc thì nhiều. Tuy nhiên công
ty trả công làm thêm giờ cho công nhân theo đúng luật định.
*Về thời gian nghỉ ngơi.
Có thể nói thời gian nghỉ tuần, tháng năm của công nhân Công ty may

Thanh Hoá được thực hiện nghiêm túc. Nếu vào thời kỳ có nhiều đơn đặt hàng
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh

thì công nhân sẽ phải làm thêm giờ, thêm ngày và tiền công được thanh toán đầy
đủ. Tuy nhiên chế độ nghỉ giải lao của công nhân còn ít nhiều chưa hợp lý. Điều
đó thể hiện ở việc công ty cho công nhân nghỉ giải lao tại chỗ với lý do là loại
hình sản xuất hàng loạt cho nên công nhân không nên nghỉ giải lao giữa Công ty
may Thanh Hoá để đi lại. Nhưng trên thực tế, đa số công nhân muốn nghỉ giải
lao giữa Công ty may Thanh Hoá để họ có thể gặp gỡ nhau chuyện trò, trao đổi
về công việc nhằm làm giảm sự căng thẳng và mệt mỏi sau nhiều giờ ngồi làm
việc. Theo kết quả điều tra ngẫu nhiên 50 công nhân lao động trực tiếp cho thấy
43 công nhân ( chiếm 86% số công nhân được điều tra) muốn có thời gian nghỉ
giải lao giữa Công ty may Thanh Hoá.
Như vậy chế độ làm việc nghỉ ngơi của công ty còn có nhiều điểm chưa
phù hợp với nhu cầu của công nhân đây là điều không có cơ lợi vì sẽ không kích
thích được công nhân hàng hải sản xuất và thực hiện tốt các mức đề ra.
Tóm lại, qua phân tích thực trạng về công tác định mức lao động tại Công
ty may Thanh Hoá ta thấy nổi lên một số tồn tại hạn chế sau:
- Phương pháp xây dựng mức còn chưa hợp lý
- Theo dõi và điều chỉnh mức chưa thường xuyên và kịp thời
- Bộ máy làm công tác định mức còn yếu về chuyên môn và thiếu về số
lượng
- Các điều kiện hỗ trợ người lao động thực hiện mức chưa được tốt











LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh










LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1
Phần I:Một số vấn đề lý luận liên quan tới công tác định mức kỹ
thuật lao động trong doanh nghiệp. 3
I. Khái niệm, vị trí và nhiệm vuu của định mức kỹ thuật lao động
trong doanh nghiệp. 3
1. Khái niệm về mức lao động. 3
2. Các loại mức lao động. 4
3. Định mức kỹ thuật lao động - Khái niệm và vai trò. 5
3.1. Khái niệm định mức kỹ thuật lao động. 5
3.2. Vai trò của định mức kỹ thuật lao động. 6
4. Yêu cầu. 8
5. Nội dung của công tác định mức lao động. 9

5.1. Xác định quá trình sản xuất ra sản phẩm. 10
5.2. Phân loại thời gian làm việc. 12
3. Tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động. 14
II. Các phương pháp định mức lao động. 16
1. Các phương pháp tổng hợp 16
2. Nhóm các phương pháp phân tích 17
2.1. Phương pháp phân tích tính toán. 17
2.2. Phương pháp phân tích khảo sát. 18
2.3. Phương pháp so sánh điển hình. 19
3. Cách tính mức lao động 19
3.1. Tính mức thời gian. 19
3.2. Tính mức sản lượng. 20
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh

Phần II: Phân tích thực trạng công tác định mức lao động tại công
ty may Thanh Hoá. 22
I. Vai nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty may
Thanh Hoá. 22
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 22
2. Đặc điểm Công ty. 25
2.1. Về cơ cấu mặt bằng. 25
2.2. Đặc điểm bộ máy quản lý. 25
2.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị công nghệ. 26
2.4. Đặc điểm thị trường và khả năng cạnh tranh. 30
2.5. Đặc điểm về lao động. 31
II. Phân tích thực trạng công tác định mức lao động tại Công ty may
Thanh Hoá. 36
1. Các loại mức đang áp dụng tại công ty. 36
2. Tổng khối lượng công việc của Công ty. 36
3. Phân tích phương pháp xây dựng mức. 37

4. Áp dụng, theo dõi và điều chỉnh mức. 41
5. Phân tích tình hình hoàn thành mức của công nhân. 43
6. Đặc điểm bộ máy làm công tác định mức tại Công ty may Thanh Hoá. 46
7. Các điều kiện hỗ trợ người lao động thực hiện mức 46
7.1. Tình hình cung cấp nguyên vật liệu và ký kết hợp đồng 46
7.2. Máy móc thiết bị 47
7.3. Về quản lý 48
7.4. Tình hình tổ chức và phục vụ nơi làm việc. 49
7.5. Điều kiện lao động. 51
7.6. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi. 52
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh



×