LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh
+. Phòng tổ chức.
+ Phòng tài vụ.
+ Phòng kế hoạch vật tư.
+ Phòng kỹ thuật.
Khối lượng công việc của công nhân sản xuất bao gồm:
+ Công việc trải cắt.
+ Công việc giác mẫu.
+ May.
+ Là.
+ Thùa, đính.
Sửa chữa cơ, điện.
Trong tổng số công việc ở trên chỉ có một số công việc đã được định
mức đó là:
+ Trải cắt.
+ Thùa, đính.
+ Là.
+ may.
Tổng số mức đã có trong đó :
- Mức theo nhóm tổng hợp là mức số lượng người làm việc được xây
dựng cho công việc trải cắt, thùa, đính, phục vụ.
- Mức theo nhóm phân tích là mức thời gian xây dựng cho công việc là,
may.
Nhìn chung, định mức lao động tại công ty chỉ xây dựng cho công việc
của công nhân sản xuất còn với lao động quản lý chưa có mức được xây dựng.
3. Phân tích phương pháp xây dựng mức.
Để xây dựng mức lao động có căn cứ khoa học thì việc xác định các mức
phải dựa trên các phương pháp khoa học. Trong quá trình xây dựng mức phải
biết phân chia quá trình lao động ra các bộ phận hợp thành một cách tỷ mỷ, hợp
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh
lý và chính xác đồng thời tính đúng, tính đủ các loại hao phí cần thiết để hoàn
thành sản phẩm theo từng bước công việc.
Tại Công ty may Thanh Hoá cán bộ định mức đang sử dụng phương
pháp phân tích khảo sát để xây dựng mức lao động.
Khi nhận được sản phẩm mẫu khách hàng gửi đến, cán bộ công nghệ
thuộc phòng kỹ thuật phân tích yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm sau đó phân chia
các bước công việc trong quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở 28 máy 1 kim,
1 máy 2 kim và 40 lao động ở mỗi dây chuyền sản xuất.
Qúa trình xây dựng được tiến hành như sau:
Bước 1: Cán bộ định mức tại phòng kỹ thuật sẽ tiến hanh phân chia dây
chuyền công nghệ theo các bước công việc và theo mức độ phức tạp của kết cấu
sản phẩm.
Bước 2: Cán bộ định mức sẽ yêu cầu một số công nhân chuyên may mẫu
có trình độ tay nghề, chuyên môn khá tiến hành may lần lượt các bước công việc
của cả dây chuyền sản xuất đồng thời tiến hành bấm giờ các bước công việc đó.
Bước 3: Cán bộ định mức nộp bảng xây dựng mức cho cán bộ phòng kế
hoạch tổng hợp để báo cáo hội đồng định mức công ty quyết định đơn giá sản
phẩm.
Bước 4: Cán bộ kế hoạch tính đơn giá tiền lương cho từng bước công
việc có điều chỉnh cho phù hợp với thu nhập của người lao động.
Bước 5: Đưa định mức có cả đơn giá tiền lương xuống các tuyến sản
xuất để áp dụng thực hiện.
Biểu số 7: Quá trình xây dựng mức cho mã hàng 828947
STT
Bước công việc trong quá trình
sản xuất
Hệ số
kỹ thuật
Thời
gian quy
đổi
Định
mức lao
động ca
Lao
động
1 May túi hậu hoàn chỉnh 1.1 11' 16 1.5
2 May 2 túi dọc hoàn chỉnh +ghim
túi
1.05 9' 54 1.5
3 May khoá ống L/c 1.1 11'30" 43 1.6
4 Chắp dọc 1 4'8" 100 0.7
5 chắp đũng 1 2'30" 175 0.4
6 Chắp giáng 1 2'30" 175 0.4
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh
7 May chu gấu hoàn chỉnh 1.05 8'45" 58 1.2
8 May cạp hoàn chỉnh 1.1 18' 28 2.4
Tổng số 3 tuyến 28 máy 1 kim 67'23"
9 Máy 2 kim diên dọc + đũng quần 1.05 4'50" 105 2
10
Thùa khuyết (2) Di bọ 9 1 3'25" 525 0.4
11
Xâu dây 0.9 1'10" 420 1.5
12
Cắt chun + nhặt chỉ Di bọ 0.9 1'30" 525 0.4
13
Sang gấu đường may + túi
(TYCKT)
0.9 2'30" 210 1
14
Bổ túi hậu + bấm túi dọc 0.9 1' 1050 0.3
15
Đổi hàng 0.9 30" 2000 0.1
16
Nhận hàng 0.9 30" 2000 0.1
17
Vắt sổ 0.9 4'30" 116 1.8
18
Tẩy bẩn, kiểm hang nhập kho 0.9 4'55" 105 2
19
Là chi tiết 1 2'40" 210 1
20
Là thành phẩm 1 2'40" 210 1
21
Tổ trưởng 4 3'40" 210 1
22
Kỹ thuật + Thu hoá 7 6'50" 210 4
Tổng số 108’,3’’
40 lao động
Đường truyền công nghệ có định mức cho từng bước công việc khi xây
dựng xong sẽ được đưa xuống các tổ sản xuất để bố trí lao động và tiến hành
thực hiện sản xuất. Trong quá trình sản xuất các bộ phận nào thấy có những bất
hợp lý (mức chưa phù hợp) thì bộ phận đó sẽ có kiến nghị yêu cầu điều chỉnh
mức khi đó cán bộ định mứcmới tiến hành điều chỉnh. Việc thay đổi mức là rất
khó khăn, phức tạp bởi phải thông qua 2 bộ phân ở 2 phòng kế hoạch vật tư và
kỹ thuật công nghệ.
Qua biểu 7 Xây dựng mức cho mã hàng 828947 ta thấy có một số ván đề
chưa chưa được hoàn chỉnh trong quá trình xây dựng mức.
Thứ nhất là việc phân chia đưởng chuyền công nghệ thành các bước
công việc chưa được chi tiết. Như ở bước công việc may cạp hoàn chỉnh nếu ta
để như vậy không phân chia thành các bước công việc chi tiết hơn có thể làm
cho người thực hiện tại công đoạn này rất khó hoàn thành mức và dễ dẫn đến
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh
làm ách tắc trên tuyến sản xuất do dồn máy. Ở bước công việc này ta có thể chia
ra làm 3 bước công việc như sau:
- Gắn chun vào cạp.
- Diễu cạp máy Kansai.
- Diễu cạp máy 2 kim.
Điều này tạo ra tính chuyên môn hoá cao hơn trong sản xuất và có khả
năng để nâng cao năng suất lao động, tránh được tình trạng dồn máy dẫn đến
ách tắc trên tuyến.
- Thứ hai về việc xác định thời gian hao phí cho các bước công việc còn
có chỗ chưa hợp lý. Ví dụ như ở bước công việc bổ túi hậu + bấm túi dọc thời
gian để thực hiện là 1 phút như vậy là nhiều bởi việc bổ và bấm túi đơn giản vì
đã có đánh dấu sẵn vào các vị trí cần bổ trên vải và người công nhân chỉ cần
thao tác đơn giản là dùng máy để thực hiện. Hay như ở bước công việc chắp dọc
thời gian định mức là 4'8" cũng là nhiều bởi vì công việc chắp dọc mức độ phức
tạp không cao (hơn nữa công nhân may chỉ cần may 2 đường thẳng) không đòi
hỏi thời gian sắp xếp, điều chỉnh vải nhiều. Hơn nữa đường may không có
đường vòng, uốn lượn mà toàn là đường thẳng nên không đòi hỏi nhiều thao tác
động tác cho công việc này.
- Thứ ba qua việc theo dõi tình hình thực hiện mức của công nhân đối
với mã hàng 828947 ta thấy tỷ lệ hoàn thành mức của công nhân chưa cao.
Bảng 8: Tình hình thực hiện mức của công nhân đối với mã hàng 828947
Tỷ lệ hoàn thành mức (%)
Tên mã hàng
Tên đơn
vị thực
hiện
Số người
thực hiện
<80
80-89 90-99 100-109
Tổ 1 40 12.5
22.5 30 35
Tổ 4 40 10 30 27.5 30.5
Quần thể thao
828947
Tổ 5 40 7.5 15 37.5 40
% so với tổng số
120 10 22.5 31.7 35.8
Số công nhân hoàn thành và vượt mức mới chỉ chiếm 35,8% trong tổng
số 120 công nhân thực hiện mức. Trong khi đó số công nhân không hoàn thành
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh
mức (dưới 80%) vẫn còn chiếm 10% trên tổng số 120 người. Tỷ lệ người không
hoàn thành mức 64,2% cao hơn so với tỷ lệ người hoàn thành vượt mức (35,8%)
là 28,4%. Như vậy mức xây dựng cho mã hàng 828947 vẫn còn chưa được phù
hợp với người công nhân tuy nhiên đây chỉ là một nguyên nhân trong số nhiều
nguyên nhân như còn do khả năng, thái độ của người lao động hoặc do sự phân
công bố trí lao động dẫn đến việc công nhân không hoàn thành mức.
Với phương pháp xây dựng mức như vậy có một số nhược điểm:
- Độ chính xác thời gian tác nghiệp của từng bước công việc không cao.
Bởi vì, khi tiến hành bấm giờ bước công việc người thực hiện các thao tác động
tác là một công nhân may mẫu có trình độ tay nghề bậc III. Trong khi đó bậc thợ
trung bình của các công nhân khác trong công ty thấp hơn . Do vậy mà mức xây
dựng chỉ phù hợp với người may mẫu mà lại không phù hợp với người trực tiếp
sản xuất. Hơn nữa, khi xây dựng mức còn phải căn cứ vào đặc điểm, tâm sinh lý
của người thực hiện sau này chứ không phải căn cứ vào người may mẫu đồng
thời cũng phải căn cứ vào điều kiện cụ thể giữa thời gian may mẫu và thời gian
trực tiếp sản xuất (thời gian áp dụng mức).
- Các bước công việc được chia theo đường truyền công nghệ thiếu tỉ mỉ
còn dồn máy hoặc chia lẻ không đáp ứng được yêu cầu sản xuất gây ách tắc
đường truyền công nghệ, sản phẩm tồn đọng trên truyền nhiều. Điều này ảnh
hưởng đến năng suất lao động và khả năng hoàn thành mức của người lao động.
Đồng thời làm mất tính cân đối trong sản xuất.
- Trong mức chưa tính đúng, tính đủ thời gian hao phí cho bước công
việc của sản phẩm như: thời gian phục vụ kỹ thuật, phục vụ tổ chức, thời gian
nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết. Đặc biệt khi có những yếu cầu bổ sung của
khách hàng cho sản phẩm làm tăng thời gian tác nghiệp của người lao động
nhưng không được tính vào định mức lao động.
Tóm lại để nâng cao năng suất lao động làm cơ sở để phân công lao
động hợp lý trong các tuyến sản xuất thì Công ty may Thanh Hoá cần có sự thay
đổi trong quá trình xây dựng mức lao động.
4. Áp dụng, theo dõi và điều chỉnh mức.
Trên cơ sở mức đã được xây dựng, cán bộ định mức sẽ đưa mức xuống
từng bộ phận sản xuất để công nhân tiến hành thực hiện mức lao động.
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh
Ở Công ty may Thanh Hoá không bố trí cán bộ chuyên trách về công tác
định mức lao động mà chỉ phân công một phần công việc tại các phòng ngiệp
vụ.
- Phòng kỹ thuật phân chia đường truyền công nghệ của sản phẩm theo
từng bước công việc có hao phí thời gian cho từng công việc này.
- Phòng vật tư xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
- Phòng kế hoạch tính đơn giá tiền lương cho các bước công việc của sản
phẩm.
- Tuy không theo dõi chuyên trách nhưng sổ sách của từng phần công việc
được lưu trữ đầy đủ. Điều này giúp cho công ty có được sự so sánh giữa các mã
hàng với nhau và một số mã hàng tương đối giống nhau, tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác định mức lao động.
Do không có cán bộ chuyên trách về công tác định mức lao động, nên
những lao động khi chuyển xuống áp dụng vào sản xuất đôi khi không hợp lý
trong quá trình sản xuất vì không giao nhiệm vụ này cho ai.
Thông thường khi sản xuất xong các mặt hàng, hội đồng định mức công ty
mới họp thông qua đơn giá tiền lương chung cho sản phẩm. Trên cơ sở đó cán
bộ bán chuyên trách phòng kế hoạch tính đơn giá tiền lương cho từng bước công
việc.
Cách tính:
Đơn giá bộ phận ĐG
bp
= ĐG x
Trong đó :
ĐG : Đơn giá tiền lương chung cho sản phẩm
T : tổng thời gian sản xuất sản phẩm
T
bp
: thời gian hao phí bộ phận
Tính toán xong đơn giá tiền lương cho các bước công việc của sản xuất các
tổ sản xuất ở các phân xưởng tham gia điều chỉnh đơn giá bộ phận.
Ví dụ: khi phân chia bộ phận may túi hợp áo Jacket đơn giá bộ phận này là
450 đ theo chi phí lao động ghi trong phiếu bấm giờ. Nhưng tổng đơn giá của cả
T
bp
T
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh
áo chỉ có 9000 đ. Do vậy để 450 đ cho bộ phận may túi là hơi cao các tuyến sản
xuất đề nghị chỉnh đơn giá xuống cho hợp lý với các bộ phận khác.
Qua phân tích quá trình đưa mức xuống áp dụng theo dõi và điều chỉnh
mức ta thấy có một số ưu nhược điểm.
Ưu điểm:
Việc điều chỉnh mức sau khi tính đơn giá tiền lương dựa theo phương pháp
phân tích tình hình thực tế thực hiện mức đã giải quyết được những sai sót trong
bấm giờ khi xây định mức.
Nhược điểm:
Không kích thích được người lao động tăng năng suất lao động và hoàn
thành mức lao động. Bởi tâm lý chung là họ sợ may nhanh mày nhiều thì cũng
chỉ được hưởng mức đơn giá tiền lương bình quân được xây dựng sẵn. Do vậy,
những người có tay nghề cao thì không muốn hoàn thành vượt mức đồng thời lại
không có biện pháp buộc hoặc khuyến khích những người có tay nghề thấp
hoàn thành mức bởi họ không hoàn thành mức thì tiền lương của họ vẫn bằng
các bộ phận khác cùng thực hiện công việc như họ nhưng hoàn thành mức cao
hơn.
Khi có những yêu cầu thay đổi, bổ sung thêm về yêu cầu kỹ thuật của sản
phẩm đồng thời theo yêu cầu của khách hàng, mức lao động cũng chưa được
điều chỉnh hợp kịp thời ảnh hưởng đến việc hoàn thành mức lao động.
5. Phân tích tình hình hoàn thành mức của công nhân.
Qua khảo sát thực tế ở một tổ sản xuất thuộc phân xưởng may I về tình
hình thực hiện mức lao động của công nhân may trong 4 mã hàng từ 5 - 4 đến
ngày 17/4 năm 2000 có kết quả như sau:
Biểu số 9: Kết quả thực hiện mức lao động tại tổ 1 phân xưởng may I.
Tỷ lệ hoàn thành mức (%)
ST
T
Mã hàng
Tổng
số
mức
< 80 80 - 89 90 - 99
100-
109
110-
119
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh
1 Áo Jacket
4376
38 4 6 15 9 4
2 Áo Jacket
4342
38 4 3 13 15 3
3 Áo Jacket Bo
ty
38 4 14 19 1
4 Áo Jacket 848
38 4 3 10 17 4
Cộng 152 12 16 52 60 12
% so với tổng
số
100 7.9 10.53 34.2 39.5 7.9
Nhìn vào kết quả khảo sát thực tế ở bảng trên ta thấy:
- 28 công nhân không hoàn thành mức chiếm 18,43% đây chủ yếu là số
công nhân mới tuyển vào bổ sung cho số công nhân nghỉ việc vì các lý do khác
nhau như: Nghỉ ốm, nghỉ đẻ, thôi việc, chuyển công tác. Số công nhân mới này
được công ty đào tạo theo hình thức kèm cặp tại các lớp học cạnh trong một thời
gian ngắn để đưa vào sản xuất cho kịp tiến độ cho nên tay nghề còn non yếu đặc
biệt là các thao tác, động tác còn chậm chạp, vụng về độ chính xác không cao
dẫn đến không hoàn thành được mức lao động đặt ra.
- 52 công nhân có tỷ lệ hoàn thành mức từ 90 - 99% số công nhân này
chủ yếu là những công nhân thực hiện các công đoạn khó trong dây chuyền sản
xuất sản phẩm hay phải sửa chữa sản phẩm lỗi hỏng như: may cổ áo, gấu, kháo
ngực…
Ngoài những lý do thuộc về phía công nhân dẫn đến không hoànthành
mức còn phải kể đến công tác xây dựng mức. Mức xây dựng cho số công nhân
này chưa được phù hợp nó chưa dựa trên cơ sở căn cứ vào khả năng của từng
công nhân và mức độ phức tạp của từng công đoạn sản xuất. Hơn nữa khi xây
dựng mức chưa tính hết các yếu tố phát sinh trong quá trình sản xuất như: lệch
bán thành phẩm. Do vậy, những công nhân thực hiện tại các bộ phận này khó
hoàn thành mức lao động của cán bộ xây dựng mức.
- 60 công nhân hoàn thành mức từ 100 -109% chiếm tỷ lệ 39,5% số công
nhân này chủ yếu đảm nhận các công đoạn tương đối dễ không đòi hỏi độ phức
tạp như ở bộ phận trang trí túi áo, may túi, đính, trang trí hoa văn hình hoạ…
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh
- 12 công nhân hoàn thành mức cao nhất từ 110-119% chiếm tỷ lệ 7,9%
là những công nhân xuất sắc trong tổ có tay nghề giỏi, thâm niên nghề cao từ 4-
5 trở lên, nhanh nhẹn sức khoẻ tốt.
Tuy nhiên xét về mặt số lượng sản phẩm sản xuất được tính trên ngày
công của công nhân tham gia lao động thì tỷ lệ này là quá thấp. Các mã hàng
4376, 4342 chỉ đạt 0,8 - 0,9 sản phẩm trên ngày công lao động.
Áo Jacket Bo ty đạt 1,15 sản phẩm/ngày công lao động.
Áo Jacket 848 1,3 sản phẩm/ngày công lao động.
Qua khảo sát thực tế và qua phân tích ở trên ta có một số nhận xét như
sau:
1/ Chất lượng đội ngũ công nhân sản xuất chưa cao do khâu tuyển chọn
công nhân chưa được quan tâm và chưa có sự phối hợp đồng bộ gữa phân xưởng
sản xuất và người tuyển chọn. Hơn nữa công tác đào tạo công nhân cũng chưa
được quan tâm và chưa được giám sát, theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển tay
nghề của công nhân trong quá trình đào tạo. Công nhân sau khi được đào tạo
một thời gian ngắn sẽ được đưa vào sản xuất và nếu chưa thực hiện được công
việc thì lại chuyển quay lại để đào tạo thêm. Tuy nhiên việc kiểm tra chưa được
thường xuyên chặt chẽ cho nên nhiều khi công nhân tay nghề còn non kém vẫn
được tham gia sản xuất và đây là nguyên nhân dẫn đến việc công nhân khó hoàn
thành mức.
2/ Phân công lao động trong công ty vẫn chưa được hợp lý: Một số công
nhân có tay nghề cao chưa được bố trí vào những nơi mà mức độ phức tạp của
công việc phù hợp với tay nghề của họ. Trong khi đó một số người có trình độ
tay nghề thấp lại được bố trí vào những khâu đòi hỏi trình độ tay nghề cao.
3/ Tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất: Chỉ đạo sai về tác nghiệp kỹ thuật, bán
thành phẩm cắt lệch sai quy cách không đúng với yêu cầu kỹ thuật, may sai, lệch
còn xảy ra trong nhiều mã hàng do vậy mà tỷ lệ sai hỏng khá cao 5%. Cho nên
năng suất lao động của công nhân chưa cao so với một số đơn vị cùng ngành,
thu nhập của công nhân còn thấp.
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh
6. Đặc điểm bộ máy làm công tác định mức tại Công ty may Thanh Hoá.
Để công tác định mức vừa nhanh vừa chính xác phù hợp với người lao
động đòi hỏi phải có một tổ chức làm công tác định mức hoàn chỉnh, giữa các
thành viên phải phối hợp một cách đồng bộ, nhịp nhàng phải có sự phân công
lao động và công việc một cách hợp lý đồng thời phải có sự kết hợp công việc
giữa mọi người trong bộ phận định mức. Tuy nhiên hiện nay tại Công ty may
Thanh Hoá bộ máy làm công tác định mức thật đơn giản và có thể cho là còn
thiếu, còn chưa hợp lý chưa phù hợp vói khối lượng công việc cần định mức tại
công ty. Cả công ty có 3 phân xưởng may chia ra làm 14 tổ trong đó cơ sở I (tại
thành phố Thanh Hoá) có 12 tổ vậy mà chỉ có một người làm định mức là cô
Trần Thị Nguyệt, nhưng lại không phải là cán bộ được đào tạo chuyên môn về
định mức lao động mà là người được đào tạo về kỹ thuật công nghệ. Đây là
điểm chưa hợp lý trong việc phân chia chức năng nhiệm vụ cho các bộ phận
trong công ty đặc biệt là công tác định mức lao động. Điều này gây ra nhiều khó
khăn cho công tác định mức bởi với khối lượng công việc cần định mức, số mức
cần xây dựng so với số lượng người thực hiện xây dựng mức là quá chênh lệch.
Nó có thể dẫn đến việc tính các mức thiếu chính xác, không phù hợp với người
lao động do vội vàng và do ít được kiểm tra theo dõi thường xuyên.
7. Các điều kiện hỗ trợ người lao động thực hiện mức
7.1. Tình hình cung cấp nguyên vật liệu và ký kết hợp đồng
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là ký kết hợp đồng với khách
hàng sau đó nhận nguyên vật liệu và các thông số kỹ thuật về loại sản phẩm nào
đó từ phía khách hàng rồi sau đó mới tiến hành sản xuất.
Tình hình cung cấp nguyên vật liệu của phòng kế hoạch vật tư đôi khi còn
gây khó khăn trong sản xuất. Nguyên phụ liệu đôi khi cung cấp còn chưa đầy đủ
và thiếu đồng bộ.
Ví dụ: Tháng 3 năm 2000, 2 mã hàng 460 và 424 gia công cho xí nghiệp
may 27/7 Nam Hà chỉ vì thiếu vải phối bạc mà 4 tổ thuộc phân xưởng I phải chờ
đợi, chuyển đổi mặt hàng làm ách tắc sản xuất và ứ đọng hàng trên tuyến rất lớn.
Hoặc mã hàng 6197 do thiếu nguyên vật liệu nên chỉ sử dụng 2 tổ sản xuất mà
vẫn phải sản xuất cầm chừng để chờ đợi.
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh
7.2. Máy móc thiết bị
Yêu cầu của may xuất khẩu đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm, mẫu
mã sản phẩm lại thường xuyên thay đổi, chất liệu vải cũng rất phức tạp loại trơn
bóng lại có loại tuyết nhung. Nếu thiết bị máy mà không tốt sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm.
Về mặt bố trí máy móc thiết bị của công ty còn nhiều mặt mất cân đối:
- Máy may bằng 2 kim tuy được trang bị máy mới của Nhật thay thế cũ của
Cộng hoà dân chủ Đức, Liên Xô trước đây nhưng đồ gá đi theo để đảm tính
đồng bộ và quy chuẩn trong sản xuất công nghiệp vẫn còn thiếu.
- Máy chuyên dùng: những sản phẩm may mặc xuất khẩu có các đường
diềm trang trí ảo: 6, 8 ly rất nhiều nhưng máy chuyên dụng 2 kim để thực
hiện công việc này còn thiếu. Mỗi tuyến sản xuất chỉ có một máy đáp ứng được
40 - 50 % nhu cầu.
Một số máy khác như máy di bọ, máy thùa khuyết mỗi phân xưởng chỉ
được bố trí mỗi loại một máy. Khi máy hỏng hoặc sản phẩm có nhiều bộ phận
phải di bọ thì không đáp ứng được cho 6 tuyến sản xuất làm.
- Bàn là hơi: May xuất khẩu yêu cầu phải là cho phẳng đường may, thành
phẩm yêu cầu rất cao. Trong đường truyền công nghệ luôn bố trí hai thợ là một
là chi tiết áo, một người là thành phẩm nhưng bố trí ở phẩn xưởng mỗi tổ chỉ có
1/2 bàn là hơi và một bàn là nhiệt. Nếu sản phẩm yêu cầu không được là bàn là
nhiệt thì rất ách tắc cho sản xuất, công nhân phải chờ đợi là chi tiết trên tuyến là
điều không thể tránh khỏi và sản phẩm ra không thể nhập kho được và thiếu bàn
là. Điều này làm cho sản phẩm ách tắc trên tuyến nhiều từ đó buộc các tổ sản
xuất phải làm thêm giờ để đảm bảo tiến độ sản xuất.
Một số đồ gá chuyên dùng:
+ Ke viền may trang trí
+ Cứ may các loại nắp túi
+ Cứ nam châm diềm trang trí các đường diễu 1,2 - 1,5cm.
Trang bị còn thiếu nhiều. Điều này ảnh hưởng đến việc hoàn thành mức
của người lao động.
LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn Träng Minh
7.3. Về quản lý
* Quản lý kỹ thuật.
Quản lý kỹ thuật là một trong những hoạt động quan trọng nhất của công ty
may. Trong nhiều năm nay lãnh đạo công ty đã quan tâm chỉ đạo, song vẫn là
khâu yếu hiện nay của công ty.
Đường truyền công nghệ của công ty chậm được khắc phục những nhược
điểm:
- Sản phẩm ách tắc trên tuyến nhiều
- Tính chuyên môn hoá trên truyền chưa cao
- Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm từ người công nhân đến tổ trưởng tổ sản
xuất, nhân viên kỹ thuật của tổ sản xuất nắm không vững, sản phẩm làm ra
không biết đúng sai.
Quản lý kỹ thuật là một khâu quan trọng và cần được chỉ đạo xuyên suốt
trong cả quá trình sản xuất của công ty, từ nguyên liệu đến trải cắt may và hoàn
thành. Tuy nhiên sự chỉ đạo đó chưa thống nhất theo một tiêu thức nhất định,
chưa bám chắc yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
Cụ thể ở công đoạn:
- Ở khâu nguyên liệu: chất lượng nguyên vật liệu chưa được kiểm tra kỹ
càng xem nó có chịu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và hoá
học tại nơi làm việc hay không? Và nó có ảnh hưởng gì đến quá trĩnh sản xuất?
Ví dụ xác định độ co rút của vải khi qua là.
- Khâu may mẫu đối: có may mẫu đối chính xác, khi chỉ đạo sản xuất mới
chuẩn và không bị sai hỏng. Ở khâu này phòng kỹ thuật của công ty vẫn còn để
sai hỏng xảy ra.
- Khâu cắt may: Đây là khâu quyết định đến năng suất của cắt và may. Khi
cắt mẫu còn để sai nhiều thiếu kiểm tra, thiếu sự ăn khớp đồng bộ trong các chi
tiết của sản phẩm. Đồng thời lại thiếu sự tính toán khoa học các chi tiết biến
dạng, co dãn trong quá trình sản xuất
Ví dụ: khi trần bông, vải co bao nhiêu, bông dài rộng bao nhiêu để có sự ăn
khớp đảm bảo kích thước theo yêu cầu kỹ thuật.