Đề bài: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ giao
thông vận tải:
Bài làm
Cơ quan thanh tra nhà nước là cơ quan thuộc hệ thống các cơ quan hành chính
được thành lập để thực hiện hoạt động thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp
luật, quyền hạn của cá nhân, cơ quan tổ chức thuộc thẩm quyền của cơ quan
hành chính và tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp
luật theo quy định của pháp luật. Thanh tra Bộ Giao thông vận tải là một bộ
phận trong hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước
Thanh tra Bộ giao thông vận tải là cơ quan trực thuộc Bộ giao thông vận tải,
được thành lập năm 1955, thực hiện chức năng thanh tra nhà nước và thanh tra
chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải
Về tổ chức, hiện nay Thanh tra Bộ giao thông vận tải có:
Chánh thanh tra: Nguyễn Văn Hào; các Phó chánh thanh tra gồm: Đinh Thị
Hương, Trịnh Việt Lộc, Nguyễn Tiến Sức, và các thanh tra viên
Trong đó: Chánh thanh tra do Bộ trưởng bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức sau khi thống nhất với Tổng thanh tra. Chánh thanh tra có nhiệm vụ, quyền
hạn sau:
+ Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ Giao thông vận tải; trực tiếp quản lý, điều hành cơ quan Thanh tra Bộ thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Quyết định này và các quy định
khác của pháp luật.
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
+ Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thanh tra theo thẩm
quyền.
1
+ Quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định
thanh tra hoặc phân công Thanh tra viên thuộc hệ thống tổ chức Thanh tra giao
thông vận tải thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
+ Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tạm đình chỉ thi hành quyết
định sai trái về công tác thanh tra của cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý trực
tiếp của Bộ Giao thông vận tải.
+ Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Kiểm tra, xác minh, ra quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế quyết định
xử lý vi phạm của Chánh Thanh tra Cục, nếu có căn cứ xác định quyết định đó
trái pháp luật hoặc gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân.
+ Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét trách nhiệm, xử lý
người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng; phối hợp với
người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc xem xét trách nhiệm, xử lý người có
hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
+ Căn cứ báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra để kết luận về nội
dung thanh tra, đối với trường hợp Chánh Thanh tra Bộ ra quyết định thanh tra.
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ giao thông vận tải tổ chức các Phòng thanh tra giúp việc cho
Chánh thanh tra gồm có:
+ Phòng Tổng hợp: Tham mưu giúp chánh thanh tra bộ quản lý nhà nước về
công tác thanh tra, các hoạt động quản lý hành chính nội bộ, tổ chức cán bộ,
quản lý tài chính, công tác tiếp dân
+ Phòng thanh tra I: giúp Chánh thanh tra Bộ trong lĩnh vực đường bộ, hàng
không
+ Phòng thanh tra II: giúp chánh thanh tra Bộ quản lý trong lĩnh vực đường
thủy nội địa, đường sắt, hàng hải
2
+ Phòng thanh tra III: giúp Chánh thanh tra Bộ quản lý trong thanh tra hành
chính, tiến hành công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và các hoạt động tuyên
truyền, phổ biến pháp luật
Giữa các phòng thuộc Thanh tra Bộ có sự phối hợp trong hoạt động để bổ sung,
hoàn thiện công tác thanh tra của bộ cũng như phối hợp với các cơ quan tổ chức
khác nhằm đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trong hoạt động giao thông vận tải
Thanh tra Bộ giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
+ Tham gia xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về công tác
thanh tra; chủ trì hoặc tham gia xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải trình
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có
thẩm quyền ban hành.
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với
cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải; thanh tra các vụ việc khác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao.
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành giao thông vận tải của cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước; xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định của pháp luật.
+ Tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, chống tham nhũng, thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí; giúp Bộ trưởng tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
+ Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đối với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc
quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trong việc thực hiện các quy
định của pháp luật về thanh tra, chương trình, kế hoạch công tác, nghiệp vụ
thanh tra.
+ Quản lý, chỉ đạo về công tác, tổ chức và hoạt động nghiệp vụ thanh tra đối
với Thanh tra Cục thuộc Bộ Giao thông vận tải, chủ trì, phối hợp với Thanh tra
3
Cục hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra Sở Giao
thông vận tải (hoặc Sở Giao thông công chính);
+ Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản
lý ngành giao thông vận tải; kiến nghị đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những
quyết định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra.
+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định
xử lý sau thanh tra.
+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
thanh tra cho Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, tổ
chức thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
+ Phối hợp với Thanh tra các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp và
các cơ quan liên quan trong quá trình thanh tra và thực hiện công tác phòng
ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo; công tác phòng ngừa, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải.
+ Quản lý tổ chức, biên chế, tài chính, tài sản được giao theo quy định.
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải giao.
Hoạt động của Thanh tra Bộ giao thông vận tải phải tuân thủ theo quy định,
trình tự, thủ tục của pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực công
khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của các cơ
quan tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra
Nội dung hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ giao thông vận tải bao gồm:
+ Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải: là hoạt động thanh tra việc
chấp hành pháp luật về giao thông vận tải ( bao gồm cả các điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên có liên quan đến an toàn an ninh và phòng ngừa ô nhiễm
4
môi trường về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông
vận tải) đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam, và cá nhân, cơ quan, tổ
chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Thanh tra việc chấp hành
pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng hải và
hàng không, gồm:
Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Phương tiện thiết bị giao thông vận tải và các biện pháp bảo đảm an toàn
giao thông vận tải
Hoạt động đăng kí, đăng kiểm, kiểm định phương tiện, thiết bị giao thông
vận tải
Điều kiện, tiêu chuẩn và bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy tờ khác của
người điều khiển, tham gia vận hành phương tiện, thiết bị giao thông vận tải
Đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy phép
điều khiển phương tiện giao thông vận tải
Hoạt động vận tải và các dịch vụ hỗ trợ vận tải
Các hoạt động chuyên ngành khác thuộc phạm vi quản lý của bộ giao
thông vận tải
+ Thanh tra hành chính là hoạt động của Thanh tra Bộ thanh tra các tổ chức,
cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng hoặc các đối tượng khác
thuộc thẩm quyền quản lý của cấp dưới khi cần thiết;
+ Thanh tra theo chương trình, kế hoạch: là hoạt động thanh tra được tiến
hành trên cơ sở chương trình, kế hoạch thanh tra được Chính phủ, Thanh tra
Chính phủ phê duyệt.
+ Thanh tra đột xuất là hoạt động thanh tra khi phát hiện hoặc nhận được tin
báo tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Bộ trưởng giao cho
+ Hoạt động tuần tra, kiểm soát, quản lý, theo dõi thường xuyên của lực
lượng Thanh tra Bộ giao thông vận tải là biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ
5
nhằm mục đích kịp thời nắm bắt tình hình, phát hiện những việc làm tốt, đồng
thời phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về giao thông vận tải. Việc tuần tra,
kiểm soát, quản lý, theo dõi thường xuyên phải được thực hiện theo kế hoạch do
Bộ trưởng hoặc Chánh Thanh tra Bộ phê duyệt trên cơ sở nhiệm vụ, kế hoạch
chung.
Năm 2011 vừa qua, Thanh tra Bộ giao thông vận tải vừa tổ chức hội nghị tổng
kết công tác năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012; tổng kết năm năm thực
hiện Luật phòng chống tham nhũng; sơ kết giai đoạn I chiến lược quốc gia về
phòng chống tham nhũng đến năm 2020
Theo đó trong công tác thanh tra chuyên ngành năm 2011, Thanh tra Bộ giao
thông vận tải đã tổ chức chỉ đạo và triển khai nhiều cuộc thanh tra, tập trung vào
các lĩnh vực như: Quản lý và đầu tư các dự án đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái
xe; tổ chức hoạt động thu phí đường bộ, bảo vệ kết cấu đường bộ;… Qua đó các
đơn vị thanh tra cấp cơ sở đã thu hồi 3 giấy phép đào tạo lái xe, 3 giấy phép kinh
doanh vận tải, đình chỉ 4 cơ sở đào tạo lái xe, 9 đơn vị kinh doanh vận tải, kiến
nghị xử lý 31 đăng kiểm viên… Hoạt động thanh tra trong lĩnh vực đường bộ,
đường thủy, đường sắt, hàng hải, hàng không và 63 cơ sơ giao thông vận tải đã
thực hiện 32000 cuộc thanh tra, kiểm tra; phát hiện 210000 vụ vi phạm với số
tiền xử phạt gần 198 tỷ đồng; tước quyền sử dụng hơn 47000 giấy phép lái xe và
bằng thuyền trưởng; tạm giữ gần 2000 phương tiện vi phạm
Trong 5 năm thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, Thanh tra Bộ đã
phát hiện 11 vụ, đề nghị khởi tố 44 cá nhân về tội tham nhũng. Điển hình là vụ
tham nhũng tại ban quản lý dự án 18 (PMU 18), các cơ quan bảo vệ pháp luật đã
khởi tố 11 người, xử lý kỉ luật hành chính 12 người, đưa ra xét xử 8 vụ, kết án
tham nhũng 32 người. Số vụ tham nhũng xử lý hành chính là 9 vụ, xử lý kỉ luật
về hành chính 119 người. Tài sản tham nhũng được phát hiện gần 4 tỷ đồng, đã
thu hồi được 2 tỷ đồng
Trong thanh tra hành chính, thanh tra Bộ đã rà soát, sửa đổi, điều chỉnh nội
dung chưa phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật và chế độ chính sách;
6
sửa đổi, bổ sung về tổ chức quản lý, thể chế, định chế và các tiêu chuẩn, quy
chuẩn
Năm 2011, Thanh tra Bộ đã tổ chức 3 khóa tập huấn, đào tạo nghiệp vụ báo chí
cho hơn 120 cán bộ thuộc lực lượng thanh tra giao thông để thực hiện công tác
tuyên truyền, thiết lập và duy trì trang thông tin điện tử của Thanh tra Bộ nhằm
tuyên truyền chính sách, pháp luật về thanh tra, kiểm tra pháp luật về giao thông
vận tải và công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phối hợp với đài truyền
hình Việt Nam tuyên truyền các chuyên đề về hoạt động thanh tra
Bên cạnh những mặt đã đạt được, hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ cũng
còn không ít những khó khăn, và tồn tại chưa được giải quyết như: chưa có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị; thanh tra nhiều nhưng còn dàn trải
chưa có chiều sâu; có sự chồng chéo trong hoạt động nên hiệu quả đạt được
chưa cao. Do đó, trong năm 2012, với việc xác định là “ Năm chất lượng công
trình và Năm an toàn giao thông”, Thanh tra Bộ sẽ tập trung vào các công trình,
dự án trọng điểm của ngành, thanh tra việc quản lý và sử dụng đồng vốn Nhà
nước của các dự án, cũng như thực hiện giám sát, kiểm tra chất lượng công
trình. Cùng với đó là việc tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản mà
Bộ trưởng đã đề ra về công tác phòng chống tham nhũng, đẩy mạnh công tác
thanh tra, nâng cao tinh thần chủ động, sáng tạo trong hoạt động và phối hợp
giữa các đơn vị và lực lượng thi hành pháp luật khác, tránh sự chồng chéo, xây
dựng và kiện toàn đội ngũ thanh tra về năng lực và phẩm chất
7
KẾT LUẬN
Ngành giao thông vận tải là ngành đặc thù, được nhà nước giao nhiệm vụ quản
lý nhà nước về vận tải cũng như đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, do đó ngành
có nhiều vấn đề nhạy cảm có các rủi ro và nguy cơ tham nhũng cao. Chính vì thế
lực lượng thanh tra Bộ giao thông vận tải nói riêng và Thanh tra giao thông vận
tải nói chung có vai trò nòng cốt trong việc phát hiện các biểu hiện tiêu cực, làm
trong sạch bộ máy, và đội ngũ cán bộ ngành Giao thông vận tải
8