Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Hành động nhận xét qua lời thoại nhân vật trong văn xuôi của phùng quán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.36 MB, 121 trang )

BQ GIAO DUC VA DAO TAO
1

ỪNG ĐẠI HỌC DO!

Á

HỖ THỊ THANH MAI

HÀNH ĐỘNG NHẬN XÉT
QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT
TRONG VAN XUOI CUA PHUNG QUAN
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam.
Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỈ

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRÀN THANH VÂN

2022 | PDF | 121 Pages


ĐỒNG THÁP, 2022


LOICAM DOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu

và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng
bố trong bắt kỳ một cơng trình nào khác.


Tác giả luận văn

Hồ Thị Thanh Mai


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình thực hiện và hồn thiện luận văn, tơi nhận được sự giúp
đỡ tận tình, nghiêm túc, sự góp ý quý báu, lời động vi „ khích lệ chân thành của
giảng viên hướng dẫn Tiến sĩ Trần Thanh Vân. Nhân dịp này, xin gửi đến cô lời

cảm ơn sâu sắc nhất.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Đồng.

“Tháp, phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Đồng Tháp và Ban giám hiệu,

đồng nghiệp ở trường THPT TP Sa Đéc đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hồn.

thành luận văn này. Ngồi ra, luận văn của tơi hoàn thành cũng nhờ sự hỗ trợ về
mọi mặt của gia đình cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn trong lớp Cao học
ngôn ngữ Việt Nam 2020 ~ 2022.
Tac gia luận văn xin chân thành biết ơn!

Đồng Tháp, tháng 12 năm 2022

Tác giả luận văn
(®)

Hồ Thị Thanh Mai



MỤC LỤC
0009909090015...
LOI CẢM ƠN...

...........

MỤC LỤC

BANG Ki HIEU CAC CHU’ VIET TÁT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

DANH MỤC BẢNG.
MO DAU

1. Lý do chon đề tài.

2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

3. Mục đích nghiên cứ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu...
6. Đóng góp của đề tài

7. Cầu trúc của luận văn.
Chương 1. TONG QUAN TINH Hi

NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

LY THUYET CUA DE TAI


1.1. Tổng quan tỉnh hình nghiên cứu.

1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ và hành động.
nhận xét...
4
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về văn xi của Phùng Qn....
7

1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.2.1. Lý thuyết hội thoại..........

9
9

1.2.2. Lý thuyết hành động ngôn ngữ.............

we 23

1.2.3. Hành động nhận xét.

„29

1.2.4. Khái quát về con người, sự nghiệp và văn xuôi của Phùng Quán......33
1.3. Tiểu kết

.43


iv
Chuong 2. CAU TRUC CUA HANH DONG NHAN XET QUA LOL


THOẠI NHÂN VẬT TRONG VĂN XUOI CUA PHUNG QU.
2.1. Cấu trúc của hành động nhận xét trực tiếp qua lời thoại nhân vật trong văn.

xuôi của Phùng Quan

2.1.1. Các thành tổ trong cấu trúc của hành động nhận xét trực tiếp
2.1.2. Mơ hình cấu trúc của hành động nhận xét trực tiếp

-44
-45

.63

2.2. Cấu trúc của hành động nhận xét gián tiếp qua lời thoại nhân vật trong văn.

xuôi của Phùng Qn
.T5
2.2.1. Mơ hình cấu trúc 1: hành động nhận xét gián tiếp với hình thức là một

câu cảm thần.

.76

2.2.2. Mơ hình cầu trúc 2: hành động nhận xét gián tiếp với hình thức là một
câu nghỉ vấn........................
"
80

2.3. Tiêu kết


.81

“Chương 3. NOI DUNG CUA HANH DONG NHAN XET QUA LỜI THOẠI.
NHAN VAT TRONG VAN XUOI CUA PHUNG QUAN.
83
3.1. Kết quả thống kê nội dung của hành đông nhận xét qua lời thoại nhân vật

trong văn xuôi của Phùng Quán.
.83
3.2. Nội dung của hành động nhận xét qua lời thoại nhân vật trong văn xi của
Phùng Qn
84
3.2.1. Nhận xét về phẩm chất.

ính cách.....

3.2.2. Nhận xét về cách ứng xử
3.2.3. Nhận xét về trình độ, tài nghệ

84

-

-

-90
9

3.2.4. Nhận xét về hiện thực đời sống.


3.2.5. Nhận xét về hình thức, vẻ bể ng‹
3.3. Tiểu kết

7

7

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRINH CUA TAC GIA.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

106


BANG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TÁT
SỬ DUNG TRONG LI

VAN

Nội dung viết tắt

'Kí hiệu viết

“Chủ thể thực hiện hành động nhận xét

Spl

Chủ thể tiếp nhận hành động nhận xét


Sp2

Nội dung nhận xét

ND

Phu từ diễn tả ý nghĩa nhận xét

P

Tir tinh thai cuối cấu trúc thể hiện hành động.

TIT

Động từ ngữ vi thể hiện hành động nhận xét

ĐTNV

Dấu hiệu (phương tiện) chỉ dẫn hiệu lực ở lời

IFIDs

nhận xét


vi
DANH MUC CAC BANG
Số hiệu.

-


Tên bảng

Trang
bảng
Bảng 1.1 | Bảng thống kê số lượng hành động nhận xét theo quan hệ | 40
thân - sơ

Bảng 1.2 | Bảng thống kê hành động nhận xét của nhân vật nam và nữ |
trong văn xuôi Phùng Quán

41

Bảng I.3 | Bảng thống kê hành động nhận xét theo quan hệ địa vị, thứ |_ 42
bậc, tuổi tác trong văn xuôi Phùng Quán.

Bảng 2.1 | Bảng thống kê hành động nhận xét trực tiếp và hành động |_ 44
nhận xét gián tiếp trong văn xuôi Phùng Qn

Bảng 2.2 | Bảng thống kê các nhóm tính từ trong nội dung mệnh đề |_ S1

của lời thoại chứa hành đông nhận xét trực tiếp

Bảng 2.3 | Bảng thống kê mơ hình cấu trúc hành động nhận xét trực |

63

tiếp trong văn xuôi của Phùng Quán.
Bảng 2.4 | Bảng thống kê mơ hình cấu trúc hành động nhận xét gián|_


76

tiếp trong văn xuôi Phùng Quán
Bang 3.1 | Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ các nhóm nội dung của lời |

thoại nhân vật chứa hành động nhận xét trong văn xuôi
Phùng Quán

83


MO DAU
1. Lý do chọn đềt

1-1. Ngữ dụng học được hiểu là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ trong

hoạt động sử dụng. Trong đó, lí thuyết về hành động ngôn ngữ là một trong.
những vấn đề quan trọng, được các nhà ngôn ngữ học quan tâm. Hiện nay,
đề nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trong giao tiếp cũng như trong văn học
nghệ thuật đã được nhiều cơng trình thực hiện. Tuy nhiên, nghiên cứu về hành
động nhận xét, đặc biệt là hành động nhận xét qua lời thoại nhân vật ở các tác

phẩm văn chương vẫn là một vấn đề cần được tiếp tục làm rõ.
1.2. Phùng Quán là cây bút nỗi bật của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ơng.

sáng tác cả thơ và văn xi, nhưng được người đọc chú ý nhiều
phẩm văn xuôi viết

bởi những tác


hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong kháng chiến

chống thực dân, đế quốc. Các nhân vật trung tâm trong tác phẩm văn xuôi của

Phùng Quán đều kết tỉnh những phẩm chất cao đẹp của nhân dân Việt Nam anh
hùng trong cuộc kháng chiến. Họ đã đi vào tâm hồn người đọc bằng chính sự.
bình đị nhưng rất đỗi cao quý của mình. Vì thế, dù trang văn của Phùng Qn đã

sắp lại nhưng trái tìm độc giả vẫn cịn thổn thức. Đi sâu nghiên cứu nghệ thuật
sử dụng ngôn ngữ của nhà văn trong sáng tác chính là việc làm cần thiết đối với

những người làm công tác nghiên cứu ngơn ngữ nói chung và u mến văn
chương Phùng Quán nói riêng.
1.3.

Khao sat lời thoại của nhân vật trong sáng tác của Phùng Qn, chúng,

tơi nhận thấy có rất nhiều hành động ngôn ngữ như hành động trần thuật, hành
động hỏi, hành đông hồi đáp, hành động cam kết, hành động nhận xét... Trong.

những hành động ấy, hành động nhận xét khơng chỉ nỗi bật vì số lượng nhiều mà.
cịn có thể đi kèm với các hành động ngơn ngữ khác. Khơng chỉ vậy, trong số.
những cơng trình nghiên cứu về Phùng Quán đã có, hằu hết các

tác giả đi vào.

nghiên cứu dưới góc độ văn học mà ít đào sâu nghiên cứu văn xi Phùng Qn

dưới góc độ ngữ dụng học, nhất là hành động nhận xét qua lời thoại của nhân vật.



Vì những lí do nêu trên, chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu “ảnh động.
nhận xét qua lời thoại nhân vật trong văn xuôi của Phùng Quán
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hành động nhận xét qua lời thoại
nhân vật trong văn xuôi của Phùng Quán.

2.2. Phạm vi nghiên cứu.
Để hoàn thiện dé tai này, chúng tôi tiến hành khảo sát các lời thoại nhân.
vật có chứa hành động nhận xét trong văn xi của Phùng Quán. Tư liệu mà.

chúng tôi thu thập nghiên cứu là các tác phẩm sau:

1. Tuổi thơ đữ dội (2013). Hà Nội: NXB Văn hoc.
2. Vượt Côn Đảo (2016). Hà Nội: NXB Văn học.

3. Dũng sĩ Chép còm (27/4/2020).
"Nguồn: https/aztruyen.com/trayen/dung-si-chep-com-30036850/
. Mục đích nghiên cứu.
~ Từ kết quả thống kê, mơ tả, phân tích hành động nhận xét qua lời thoại

nhân vật trong văn xuôi của Phùng Quán, đề tài hướng tới mục đích làm sáng tỏ
về mặt cấu trúc và nội dung của hành động nhận xét.

~ Rút ra một số đặc trưng sử dụng ngôn ngữ của Phùng Quán thông qua
hành động ngôn ngữ này.

.4. Nhiệm vụ nghiên cứu.

~ Tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.

~ Thu thập ngữ liệu lời thoại nhân vật có chứa hành động nhận xét trong
tác phẩm văn xi của Phùng Qn.

~ Phân tích mơ tả các hành động nhận xét qua lời thoại nhân vật trên hai mặt
cấu trúc và nội dung, từ đó rútra đặc trưng ngôn ngữ của nhà văn Phùng Quán.


5. Phương pháp nghiên cứu
$.1. Phương pháp thống kê, phân loại

Chúng tôi dựa vào phương pháp này đẻ tiến hành thống kê, phân loại những.

hành động nhận xét qua lời thoại nhân vật trong văn xuôi của Phùng Quán, sau đó đi
vào phân tích cấu trúc và nội dung của hành động ngơn ngữ nhận xét.

Š.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu và phổ biến trong suốt quá.

trình thực hiện. Phương pháp này giúp chúng tơi phân tích ngữ liệu và đưa được

những kết luận khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn nhất định.

3.3. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa
Chúng tôi sử dụng phương pháp này dé tiến hành phân tích các nhóm ngữ

nghĩa của hành động nhận xét trong lời thoại nhân vật
ở văn xuôi của Phùng Quán.
6. Đóng góp của đề tài


Luận văn là cơng trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu hành động nhận xét qua lời

thoại nhân vật trong văn xuôi của Phùng Quán dưới góc nhìn Ngữ dụng học. Vì
vậy, đề tà

nghĩa cả về lí luận và thực tiễn.

'Về lí luận: Đề tài góp phần bổ sung một số vấn đề lí thuyết hội thoại, cụ thể là

lí thuyết hành động ngơn ngữ thể

hiện ở văn bản nghệ thuật.

Về thực tỉ
lhững kết quả nghiên cứu của đề tài là ngữ
cho việc nghiên cứu giảng dạy và học tập môn Ngữ dụng học..

liệu quan trọng.

7. CẤu trúc của luận văn.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm.

ba chương:
Chương I: Tơng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài

Chương 2: Cấu trúc của hành động nhận xét qua lời thoại nhân vật trong

văn xuôi của Phùng Quán


“Chương 3: Nội dung của hành động nhận xét qua lời thoại nhân vật trong

văn xuôi của Phùng Quán


Chuong 1
TONG QUAN TINH HiINH NGHIEN CUU

VA CO SỞ LY THUYET CUA DE TAI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về hành động ngơn ngữ và hành
động nhận xét
1.1.1.1. Nghiên cứu về hành động ngôn ngữ
Hành động ngôn ngữ là vấn đề trung tâm của Ngữ dụng học. chính vi thé, việc
nghiên cứu về hành động ngôn ngữ đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm.
Việt Nam, các nhà nghiên cứu như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn.
Thiện Giáp, Đỗ Thị Kim Liên được xem là những người đầu tiên nghiên cứu về

Ngữ dụng học và các hành động ngôn ngữ. Những công trình nghiên cứu này đã
đưa ra những vấn để lý thuyết

về hành động ngôn ngữ. Và hiện nay, không chỉ

dừng lại ở phương diện lý thuyết chung, vấn đề nghiên cứu hành đơng ngơn ngữ.

cịn gắn liền với các lĩnh vực giao tiếp cụ thể. Đây cũng là hướng quan tâm của.
nhiều nhà nghiên cứu, như: Nguyễn Thị Thái Hòa, Đào Thanh Lan, Cao Xuân Hải,
Nguyễn Thị Thuỷ, Hà Thị Hồng Mai, Nguyễn Hương Giang.


Tac giả Đỗ H. Châu (1993) trong cơng trình Đại cương ngơn ngữ học, đã
phân biệt hành động ngôn ngữ và biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi và nêu
số dấu hiệu ngữ dụng đánh dấu hiệu lực tại lời của hành vi ngôn ngữ.

Tác giả Nguyễn T. T. Hòa (1996) với đề tài Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ'

nói năng nhóm kluyên, ra lệnh, nhờ chỉ ra được cách phân biệt đầu là động từ ngữ
vi, đầu không phải là đông từ ngữ vi thể hiện hành động ngơn ngữ của nhóm.
khun, ra lệnh, nhờ.
Nguyễn Ð. Dân (1998) trong cuốn Ngit dung hoc khang định biểu thức

ngữ vi và phát ngôn ngữ vỉ là một. Tác giả đã viết “Các phát ngôn ngữ vỉ cũng,

được gọi là biểu thức ngữ vi”.


Nguyễn T. Giáp (1999) qua cơng trình Dựng học Việt ngữ đã quan tâm đến

các vấn đề như: chiếu vật, chỉ xuất, lý thuyết hành đông ngôn ngữ. Trên cơ sở.
những lý thuyết đó, nhiều nhà ngơn ngữ học Việt Nam đã vận dụng vào nghiên cứu

nhiều khía cạnh của tiếng Việt và đạt được những thành tựu nhất định.

Tác giả Đỗ T. K. Liên (2005) trong Giáo mình Ngữ dụng học đã trình bày

những vấn đề về lý thuyết hội thoại như sự quy chiếu và chỉ xuất trong hội thoại,

lập luận trong hội thoại, vận động hội thoại và sự tương tác, các quy tắc hội thoại
Đặc biệt, tác giả đã dành trọn chương Ill trong quyển giáo trình này để trình bay về

các hành động ngơn ngữ. Theo tác giả, hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật
trong truyện ngắn được chia thành 6 nhóm bao gồm: hành động trần thuật, hành.

động ứng xử, hành động ý chí, hành động nói năng, hành động cầu khiến - mệnh.

lệnh và hành động phủ định ~ bác bỏ, từ chối.

Tác giả Đào T. Lan (2005) với bài viết Vai trò của hai động từ mong, muốn
trong việc biểu thị ý nghĩa cẩu khiến ở tiếng Việt, đã chỉ ra mong và muốn là hai

động từ biểu thị ý nghĩa cầu khiến của câu. Đây là hai động từ cầu khiến đặc biệt có
được sự tác động. đồng thời của hai nhân tố: ý nghĩa tự thân của từ và ý nghĩa của.

cấu trúc ngữ pháp.
Tác giả Nguyễn T. Thuy (2009) trong cơng trình Ưiểu thức ngữ vi thể hiện
hành động khen, cảm ơn, xin lỗi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam

đã tập trung nghiên cứu về biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khen, cảm ơn, xin

lỗi qua lời thoại nhân vật đồng thời tác giả cũng chỉ ra vai trò của các hành động.

này trong tác phẩm.

Với luận án tiến sĩ Hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu, tác giả Cao X. Hải (2010)
nghiên cứu sâu về hành động ngôn ngữ trần thuật. Tác giả đã chỉ ra và phân tích

các tiểu loại của hành động trần thuật gồm hành động trần thuật thông báo, hành.
động trần thuật miêu tả, hành động trần thuật giải trình. Từ đó, tác giả khẳng.



định vai trò quan trong của hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong,
truyện ngắn của ba nhà văn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu.
Tác giả Hà T. H. Mai (2012) với đề tài Hành động hỏi trong ca đao của
người Việt đã làm rõ các đặc điểm của hành động hỏi trong ca dao ở các phương,
diện: hình thức, nội dung, văn hố ứng xử...
Nguyễn H. Giang (2020) đã thực hiện Khảo sát hành vi chế trong tác
phẩm phim truyễn hình “Người Hà Nội ”. Tác giả đã nghiên cứu hành vi chê qua
hai khía cạnh trực tiếp và gián tiếp, từ đó rút ra đặc trưng trong sử dụng hành vi

này của các nhân vật trong phim.
1.1.1.2. Nghiên cứu.
lành động nhận xét
Riêng ở mảng nghiên cứu về hành động nhận xét, tác giả Cao X. Hải

(2004) với luận văn Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong

truyện ngắn Chu Lai đã xuất phát từ lí thuyết về hội thoại và hành động ngôn.
ngữ để nghiên cứu về hành động trần thuật, hành động nhận xét, đánh giá và

hành động ứng xử trong một số truyện ngắn của Chu Lai. Đặc biệt, tác giả đã
dành một phần chương 2 trong luận văn đề nghiên cứu sâu về các khía cạnh của

hành
khen
định;
tình;

động nhận xét, đánh giá như: hành động nhận xét, đánh giá thể hiện sự
— chê; hành động nhận xét, đánh giá thể hiện thái độ khẳng định - phủ

hành động nhận xét, đánh giá thể hiện thái độ đồng tinh - không đồng
hành động nhận xét, đánh giá thể hiện thái độ tin tưởng- nghỉ ngờ.
Với đề tài Hành động nhận xét qua lời thoại nhân vật nam và nữ trong

truyện ngắn Chu Lai, tác giả Trần T. L. Anh (2009) đã nghiên cứu về các kiểu

hành động nhận xét qua lời thoại nhân vật theo thang độ (hành động nhận xét
thể hiện sự khen, chê, khẳng định, phủ định) và theo nội dung ý nghĩa (nhận xét
về hình thức, nhận xét về hành động, tính cách, nhận xét vẻ trình độ, tài nghệ và
nhận xét về sự vật, sự việc).

Đi sâu vào tham thoại chứa hành động nhận xét, tác giả Đặng T.Thu

(2018) thực hiện nghiên cứu những dấu hiệu đặc trưng nhận diện tham thoại
chứa hành động nhận xét cùng cấu tạo và ngữ nghĩa của tham thoại chứa hành


động nhận xét qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng.
Những nội dung này nằm trong luận văn tiến sĩ Tham thoại chứa hành động
nhận xét qua lồi thoại nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng của tắc giả.
Nhu vay, có thể khẳng định, hành động ngơn ngữ nói chung và hành động
nhận xét qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm văn xuôi là một vấn đề thu hút sự.

quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Tuy nhiên, chưa
có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về "Hành động nhận xét qua lời thoại nhân vật
trong văn xi của Phùng Qn”
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu về văn xi cđa Phùng Qn
“Trong nền văn học Việt Nam, Phùng Quán là cây bút đạt được thành công
ở nhiều thể loại như tiểu thuyết, thơ, kí...


Riêng ở mảng văn xuôi, ngay từ tác

phẩm đầu tay “Vượt Côn Đảo”, ông đã giành được giải thưởng của Hội Nhà văn
Việt Nam năm 1955. Tiếp nối sự thành công này, tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội”

cũng đạt được giải thưởng Văn học thiếu nhỉ của Hội Nhà văn Việt Nam năm
1989. Bên cạnh đó, các sáng tác viết cho thiếu nhỉ của ông mà tiêu biểu là
truyện “Dũng sĩ Chép còm” cũng được bạn đọc yêu mến. Điều này chứng tỏ sự.

hấp dẫn từ những tác phẩm văn xuôi của Phùng Quán và khẳng định nghệ thuật
sử dụng ngôn ngữ độc đáo của ông. Văn xuôi Phùng Quán đã trở thành vấn đề
thu hút được sự quan tâm của nhiễu tác giả.

Dưới góc độ văn học, với đề tài Những giá trị đặc sắc trong tiểu thuyết
“Tuổi thơ dữ đội” của Phùng Quán, tác giả Đỗ T. N. Thắng (2006) đã chỉ ra.
những giá trị đặc sắc của nội dung và nghệ thuật cũng như vị trí của cuốn tiểu
thuyết của Phùng Quán trong nền văn học nước nhà thời kỳ đổi mới. Còn Đào T.
M. Hạnh (2013) thực hiện nghiên cứu đề tài Cảm hướng sử thi và cảm hứng thể sự.
trong tiểu thuyết của Phùng Quán. Trong đề tài này, tác giả giới thiệu về cuộc đời

- tiểu thuyết Phùng Quán trong sự vận động của văn xuôi Việt Nam từ sau 1945
đến nay, nhận diện các phương diện biểu hiện của cảm hứng sử thỉ và cảm hứng

thế sự, sự vận động của hai cảm hứng này cũng như thì pháp tiểu thuyết của


Phùng Quán.... qua hai tiểu thuyết Vượt Côn Đáo và Tuổi thơ dữ dội. Tác giả Lê
H. Nga (2013) trong cơng trình Tính sử thị trong tiểu thuyết của Phùng Quán (qua
“Vượt Côn Đảo” và “Tuổi thơ dữ dội”) đã tập trung nghiên cứu về tính sử thì
được biểu hiện qua hệ thống nhân vậ kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu trong hai tác

phẩm văn xuôi của Phùng Quán là “Vượt Cơn Đảo” và “Tuổi thơ dữ dội”. Ngồi
những cơng trình này, vẫn cịn nhiều tác giả khác thực hiện nghiên cứu về văn xi

của Phùng Qnở góc độ văn chương.

Dưới góc độ ngơn ngữ học, tác giả Phạm T. Hạnh (2013) thực hiện luận văn

nghiên cứu đề tài Xưng hô trong tiểu thuyết “Tuổi thơ đữ dội” của Phùng Quán.
“Tác giả đã nêu một số lý thuyết vẻ hội thoại, giao tiếp va chiếu vật, chỉ xuất cùng.

các khái niệm trong văn học có liên quan đến xưng hơ để làm cơ sở lý luận cho.
việc thống kê và phân tích ý nghĩa của từ xưng hơ trong tác phẩm

“Tuổi thơ dữ.

đội”. Đồng thời, tác giả Phạm Thị Hạnh cũng chỉ ra cách xưng hô đã phản ánh "cái
“Tôi nghệ thuật” của nhà văn Phùng Quán.
Tác giả Lê T. K.Thoa (2016) thực hiện đề tài Đặc điểm ngôn ngữ của
Phùng Quán trong tiểu thuyết “Tuổi thơ đữ đội”. Trong phần nghiên cứu của

mình, tác giả xuất phát từ lí thuyết về ngôn ngữ tiểu thuyết và phong cách học tự.

sự để phân tích về một trường văn bản, mã ngôn ngữ học xã hội, hành động và
sự kiện trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ đội”. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu nhận
xét về điểm nhìn, cấu trúc tự sự và tính liên văn bản trong tiểu thuyết. Thơng,

qua việc phân tích các nội dung này, tác giả đã làm nổi bật ngôn ngữ mà Phùng

Quán sử dụng trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ đội”, và từ đó lí giải sự thành công.


của tác phẩm.

Nhu vay, cho đến thời điểm này, các cơng trình nghiên cứu về sáng tác của
Phùng Qn từ góc độ ngơn ngữ học chưa nhiều. Đặc biệt, chưa có cơng trình.

nào nghiên cứu hành động ngơn ngữ nói chung và hành động nhận xét nói riêng

qua lời thoại nhân vật trong các tác phẩm văn xuôi của Phùng Quán. Điều này.
đã thúc đẩy chúng tôi đi sâu nghiên cứu về hành động nhận xét qua lời thoại


nhân vật trong văn xuéi cia Phiing Qu:

Đồng thời, những cơng trình của các

nhà nghiên cứu trước đó là tiền đề quan trọng đẻ chúng tôi triển khai đề tài

nghiên cứu của mình.

1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.2.1. Lý thuyết hội thoại

1.2.1.1. Khái niệm hội thoại

Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến của

ngơn ngữ. Các hình thức hành chức khác nhau của ngơn ngữ đều được giải thích

dựa vào hình thức hoạt động căn bản này. Hội thoại được xảy ra khi một nhân
vật đưa ra lời trao và nhân vật khác đưa ra lời đáp bằng ngôn ngữ, cả hai làm

thành một chu trình khép.
Khi nghiên cứu về hội thoại, có khá nhiêu tác giả đã đưa ra định nghĩa

như sau:

Từ điển tiếng Việt định nghĩa:

“Hội thoại là sử dụng một ngơn ngữ để nói

chuyện với nhau. Sách dạy hội thoại tiếng Nga” (Hồng Phê và cs., 2003).

Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học lại định nghĩa:

*Hội thoại là

hoạt động giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao
đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đích được đặt ra” (Nguyễn N.Ý và

es, 2008).

Tác giả Nguyễn Ð. Dân (1998) cho ring: “Trong giao tiếp hai chiều, bên này.

nói, bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trị của hai bên thay đổi: bên nghe
lại trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại”.
Theo tác giả Đỗ T. K. Liên (1999): “Hội thoại là một trong những hoạt

động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ.
cảnh nhất định mả giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành

vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định”.


Như vậy, các nhà nghiên cứu đều có điểm giống nhau khi đưa ra khái

niệm hội thoại: hội thoại là hoạt động dùng ngơn ngữ để giao tiếp, có sự tương.


10
tác giữa các nhân vật giao tiếp nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Trên thực tế,
hội thoại tồn tại ở hai dạng: dạng thứ nhất là lời ăn tiếng nói thể hiện trong sinh

hoạt giao tiếp hàng ngày của con người (biểu hiện qua ngôn ngữ âm thanh);

dang thir bai là lời trao đáp của các nhân vật hội thoại đã được chủ thể nhà văn

tái tạo lại trong tác phẩm văn chương (biểu hiện qua chữ viết). Trong phạm vỉ
luận văn này, chúng tôi đề cập đến dạng hội thoại thứ hai, nghĩa là các cặp trao —

đáp qua lời thoại nhân vật đã được nhà văn mô phỏng và thể hiện trong tác phẩm
văn xuôi.

1.2.1.2. Vận động hội thoại
Thơng thường, vận động hội thoại thường có ba nhân tố: sự trao lời, sự

trao đáp và sự tương tác.

a. Swe trao lời
Trao lời là sự vận động của người nói SpI hướng lời nói của mình về phía

người nghe Sp2. Khi thực hiện trao lời, để làm cho hoạt động trao lời thêm kết
quả, người nói SpI ngồi sử dụng các yếu tố ngơn ngữ cũng có thẻ dùng thêm


ánh mắt, cử chỉ điệu bộ... hướng về phía người nghe hoặc tự hướng về mình

làm những dấu hiệu bổ sung cho lời nói.

Trong traolời, sự có mặt của người nói là tất yếu. Sự có mặt đó thể hiện ở

từ xưng hơ ngơi thứ nhất, ở tình cảm thái độ, quan điểm của người nói trong nội
dung của lượt lời trao.

Cùng với sự có mặt của người nói, tình thế trao lời ngầm ẩn rằng người

nghe tất yếu phải có mặt đi vào trong diễn ngơn của người nói. Người nghe

(người nhận) có thể có mặt một cách tường minh và cũng có thể có mặt một
cách hàm ẩn.
(1) Thằng bé mặt mũi liền láu, thè lưỡi ngoẹo đâu nói:

~ Lúc nghe hẳn đá loạc xoạc vơ mẫy cái tơi lá, tao tưởng tim rung mat bay a.

(1, tr. 215)


"

Ở ví dụ trên, người nói Spl la thang bé. Trong lượt trao lời cia Spl, su

có mặt của người nói được thể hiện qua từ xưng hơ zao cùng với thái độ của

người nói qua biểu thức rưởng tim rụng mắt. Người nói Sp1 hướng lời nói


đến người nghe Sp2 là những người bạn của mình qua từ xưng hơ bay. Tinh

cảm thân thiết của người nói hướng đến người nghe được biểu hiện bằng tỉnh

thái từ cuối phát ngơn là ø. Ngồi sử dụng ngơn ngữ, trong lượt trao lời trên,

người nói cịn kết hợp với cử chỉ rhè lưỡi ngoẹo đâu. Tắt cả đã thể hiện thái

độ lo sợ của người nói sau khi vượt qua sự tra hỏi gắt gao của tên Bảo vệ
quân ~ tay sai bọn lính Pháp.
b. Sự trao đáp
Theo tác giả Đỗ T. K. Liên (1999), “Đáp lời hay còn gọi là trao đáp là
lời của người nghe dùng để đáp lại lời của người nói. Khi lời trao khơng có.

lời đáp thì khơng thành cuộc thoại”

Như vậy, có thể hiểu rằng cuộc thoại chính thức bắt đầu khi người nghe.

Sp2 nói ra lượt lời đáp lại lượt lời của người nói Spl. Tuy nhiên, không phải.
lúc nào sự trao đáp cũng chỉ là ngơn ngữ. “Sự hồi đáp có thể là hồi đáp bằng.

lời hay hồi đáp bằng những yếu tố kèm ngôn ngữ (điệu bộ. cử chỉ, nét mặt, nụ.

cười,..). Trao đáp là cái lõi của hội thoại” (Đỗ H. Châu, 1993)

(2) Chức cằm hai bàn tay dăn deo xương
xấu của lão, nức nở:

- Tôi mỗ


côi cha từ bé, tôi xin nhận đồng chí là cha tơi

Lao Hoc dua tay xoa đầu Chức âu yếm.

= Con! Con lại mô côi một lẫn thứ hai nữa rồi.
(2, tr. 131)

Ở ví dụ (2), nhân vật Chức đóng vai người trao lời đưa ra hành động nói:

“Téi mồ cơi cha từ bé, tơi xin nhận đồng chí là cha tợ". Hành động này hướng về

phía người nghe là lão Học nên lão đã đáp lai: “Con! Con lại mô côi một lần thứ.

ai nữa rôi”. Lời đáp của nhân vật lão Học sau sự trao lời nhận cha của Chức ấn
chứa sự thương xót dành cho Chức: vốn mồ cơi, mới nhận cha mà giờ lại sắp mo

côi cha lần thứ hai. Bởi vì lão Học sẽ nhảy xuống biển, hy sinh bản thân để


12
thuyền được nhẹ bớt nhằm đưa những anh em tù vượt Côn Đảo vẻ với đất liền.
Sự trao đáp của nhân vật lão Học có sự kết hợp giữa lời nói với cử chỉ đưa tay
xoa đầu âu yêm nhằm biểu lộ cảm xúc của mình.

Khi lời trao của người nói được đáp lại bằng lời đáp của người nghe thì vận

động của hội thoại được diễn ra liên tục với sự thay đổi của vai người nói và vai
người nghe cho đến khi cuộc thoại kết thúc.


c. Sự tương tác

Tác giả Đỗ T. K. Liên (2005) cho rằng:

“Tương tác có nghĩa là tác

động vào nhau, làm cho nhau biển đổi trong quá trình hội thoại giữa các nhân
vật giao tiếp”

Trong hội thoại, sự tương tác luôn xảy ra bởi sự luân phiên lượt lời giữa

các vai giao tiếp. Về các phương diện tương tác hội thoại, một hội thoại có hai
phương diện cơ bản: một là tương tác về nhân vật giao tiếp, hai là tương tác với

chính cuộc thoại. Trong cuộc thoại, các nhân vật giao tiếp luôn tương tác với

nhau, lựa chọn dùng từ xưng hô tương ứng với nội dung cuộc thoại. Trước khi
giao tiếp, người nói và người nghe có sự hiểu biết nhau, giữa họ có một khoảng.

cách nhất định về mối quan hệ thân sơ hoặc sự khác biệt về địa vị xã hội. Trong.
quá trình tham gia hội thoại, các nhân vật có sự điều phối những khoảng cách,
khác biệt này để điều hoà hội thoại trở nên nhịp nhàng. Tuy nhiên, khi các nhân

vật không thể giải quyết được những khoảng cách, khác biệt này hoặc không.
thống nhất được về quan điểm thì cuộc thoại đi đến căng thẳng, xung đột.
(3) Anh tổ trưởng thốt lên:
~ Thằng nỉ gớm thật!
~ Mi là thằng gan già!

Gương mặt một mỏi của Mừng vụt tươi lên. Em tưởng đó là lời khen

~ Dạ...

Em chạy gân suốt cá đêm, mà phải toàn lủi trong bụi rậm. Em mệt.

quá. Các anh cho em về lán ngủ một giắc, rỗi chút nữa em về đội. ~ Mừng nói,
cặp mắt ríu lại, xắm nắm định bước vơ lán.


13
~ Ngủ à? ~ Anh tổ trưởng quắc mắt giận dữ. ~ Trói cổ nó lại!

Mừng đứng khựng lại, vẻ mặt ngơ ngắc nhìn anh:
~ Em làm chỉ mà trồi em?
~ Làm Liệt gian gián điệp chớ còn làm chỉ?
(1,t.672)
Cuộc thoại trên có hai nhân vật giao tiếp: anh tổ trưởng tổ gác tiền tiêu

chiến khu Hoà Mỹ và Mừng ~ một đội viên Đội Thiếu niên trình sát Trung đoàn.

“Trần Cao Vân. Các nhân vật luân phiên lượt lời với nhau. Đoạn thoại chứa đựng

sự chuyển biến về tâm lí, tình cảm của các nhân vật. Trước đó, Mừng bị nghỉ
ngờ là Việt gian, là một tên gián điệp ranh ma, xảo quyệt đã cùng với đồng bọn
giết chết bốn anh lính gác, trộm đi tắm bản đỏ bố phòng chiến khu tối mật rồi bỏ.

trốn. Cho nên trong lượt lời của mình, anh đội trưởng chuyển từ thái độ ngạc

nhiên khi thấy Mừng dám trở lại chiến khu sang thái độ giận dữ trước sự trơ tráo.
của Mừng. Còn về phần Mừng, ban đầu em vui sướng trước lời nói của đội


trưởng, nhưng sau đó lại ngỡ ngàng nhận ra ý nghĩa thực sự và bỉ kịch lớn của
cuộc đời mình sau lời nói đó. Thái độ, tâm lý của hai nhân.
đã có sự thay đổi
trong suốt quá trình diễn ra cuộc thoại. Điều này cho thấy sự tương tác lẫn nhau
giữa các nhân vật khi giao tiếp.

Nhu vay, trong một cuộc hội thoại, sự trao lời, sự trao đáp và sự tương tác

gắn bó chặt chẽ với nhau. Đây là 3 vận động đặc trưng cho một cuộc thoại.
Những quy tắc cấu trúc và chức năng trong hội thoại đều bắt nguồn từ 3 vận
động trên và chủ yếu là vận động tương tác.
1.2.1.3. Các đơn vị hội thoại

Cũng như các đơn vị trong ngữ pháp, hội thoại cũng có các đơn vị của
chúng, gồm: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại, tham thoại và hành động ngôn
trung (hay cịn gọi là hành vi/ hành động ngơn ngữ).


14

a. Cuộc thoại
Cuộc

thoại gồm một số cặp trao đáp tạo nên, có sự thống nhất về chủ

đề, về hình thức. Tác giả Đỗ H. Châu (1993) cho rằng: “Cuộc thoại là đơn vị

lớn nhất bao trùm, tính từ khi các thoại nhân gặp nhau, khởi đầu nói cho đến
lúc chấm dứt”.
Để xác định cuộc thoại cần phải dựa vào một số nhân tố sau:


~ Nhân vật: một cuộc thoại được xác định bởi sự đương diện liên tục của
những người hội thoại. Khi số lượng hay tính chất của người hội thoại thay đổi
thi sé xuất hiện một cuộc thoại mới.
~ Sự thống nhất về thời gian và không gian.

~ Sự thống nhất về chủ đề: một cuộc thoại phải theo một hướng nhất định
về chủ đề, là ội dung tốt lên từ tồn.
;uộc thoại.
(4) Chứ thắc mắc hỏi cụ

= Ong ơi, nhìn trăng hoặc mặt trời mà tùm ra phương hướng đã đành, vì

mỗi thứ chỉ có

một. Nhưng sao thì co man v6 van thé kia, ngơi sao nào cũng

nhấp nha nhấp nháy đều lượt, biết nhìn vào ngơi nào mà tìm?

Cu Sop ct

~ Hịn đá biết nói cho cái tai biết nghe châu ạ. Bằu trời đêm với hàng
triệu ngơi sao cũng giống như cuốn sách chỉ chít những chữ đối với người

Người biết chữ nhìn vào sách sẽ đọc được đủ điều nghĩa lý, chuyện lạ, việc
hay. Người khơng biết chữ nhìn vào chẳng khác gì nhìn mặt bùn đáy ao. Cháu
«, mọi việc trên đời, cả những cái dé nhdt mà muốn hiểu biết cho thấu đáo
cũng đều phải khổ công học hỏi. Từ chuyện sao trên trời, đến chuyện ngọn

rong, chuyện có, là dễ a? Cháu thứ kể cho ơng nghe xem đáy nước có bao

nhiêu giỗng rong, bên bờ nước có bao nhiêu loại có nào? Đây là chưa kẻ đến
những cái khó hơn, như tiếng nói, tập tục, những bài hát, điệu múa...
giống cỏ, loại rong.

của mỗi

(@,tr.27)


15

Cuộc thoại trong ví dụ (4) diễn ra giữa Chép cịm và cụ Sộp về cách nhìn sao

trên trời dé tìm phương hướng. Từ đó, cụ đã truyền dạy cho Chép còm bài học về lẽ
sống lớn: "mọi việc trên đời, cá những cái đễ nhất mà muốn hiểu biết cho thấu đáo.
cũng đều phải khổ công học hỏi". Qua câu trả lời của mình, cụ Sộp cho thấy sự am.

hiểu sâu rộng khơng chỉ về cách nhìn sao mà cịnlà về đạo sống ở đờ
Ngồi ba nhân tố trên, thơng thường trên bề mặt hình thức cịn có phần
mở thoại, thân thoại, kết thoại. Nhưng trong thực tế nghiên cứu, không phải bắt

cứ cuộc thoại nào diễn ra cũng có đầy đủ ba phần như thế. Bởi vậy, chúng ta nên.

tùy theo tính chất của từng cuộc thoại để xác định ranh giới
b. Đoạn thoại
Tác giả Đỗ H. Châu (1993) cho rằng: “Doan thoại là một đoạn của cuộc

thoại do một hoặc một số cặp thoại liên kết với nhau về đề tai và về đích có tính
hồn chỉnh bộ phận để có thể cùng với các đoạn thoại khác làm cho cuộc thoại


thành cơng, tức đạt được đích”.

Cịn Đỗ T. K. Liên (2005) lại định nghĩ:

'Đoạn thoại là

mảng diễn

ngôn do một số cặp trao - đáp liên kết chặt chẽ về ý nghĩa và về mục đích ngữ
dụng. Về ý nghĩa:

đó là sự liên kết về chủ đẻ. Về mục đích ngữ dụng: tính duy.

nhất về đích”.

Trong một cuộc thoại có 3 loại đoạn thoại: đoạn mở thoại, đoạn thân

thoại, đoạn kết thoại.

~ Đoạn mở thoại: đoạn mở thoại thường có tính cơng thức, mang tính đưa.

đầy, nhằm mục đích tạo lập quan hệ là cơ bản.
(5)

Thưa bà con dân ao, nếu bà con không chấp chúng tôi là một bây trẻ

ranh, trứng đồi khơn hơn cá, thì chúng tơi có lời thưa.
~ Được, được! Có gì chú cứ nỏi..

(3, tr. 39)


Nhân vật Chép còm trong đoạn mở thoại trên đã dùng hành vi dua diy,

rào đón nếu bà con không chấp chúng tôi là một bẩy trẻ ranh, trứng địi khơn


16
hơn cá, thì chúng tơi có lời thưa sau lời chào thưa bà con dân ao đề chuẩn bị
tâm thế cho người nghe đón nhận

nội dung mà Chép cịm sắp trình bày.

~ Đoạn thân thoại: đoạn thân thoại thường có. thể chỉ một đoạn thoại hoặc.

một số đoạn thoại. Mỗi đoạn thoại có sự thống nhất về chủ đề, phạm vi hiện

thực. Tuy nhiên, trong một cuộc thoại có nhiều đoạn thoại, thì mỗi đoạn thoại có
thể có những chủ đề nhỏ, phản ánh những mặt, những khía cạnh, bình diện khác.
nhau nhằm làm sáng tỏ chủ đề lớn.

(6) Em phơi từ bao giờ mà khô được thể này?
~ Dạ, em phơi từ bữa lâu rơi... hễ hơm mơ có nắng là em đem ra phơi. Em

phải trẻo lên nóc nhà trải phơi trên mái ngồi.

~ Trời đất! ~ Đội trưởng kêu lên giọng không giắu được sợ hãi. - Mái nhà

lầu ba tằng trơn tuột, lỡ trượt chân một cái thì cịn gì là người!
~ Dạ... phơi trên đó cao, nhiều nắng, nhiều gid, lá mau khô...


sợ phơi ở dưới các bạn không bit, lỡ nghịch vứt đi...

với lại em

~ Nếu gặp phải một cây bút bút cao gắp ba ngơi lầu mỉ liệu em có dám

trêo lên hái không”

~ Đạ cao mấy em cũng trèo...

miễn là cho mạ em được lành bệnh.
(1, tr.70)

Đoạn trên là phần thân thoại của cuộc thoại, diễn ra giữa hai nhân vật là

anh đội trưởng và Mừng. Chủ đề cuộc thoại của họ xoay quanh việc Mừng phơi

lá bút bút mà mình hái được để dành chữa bệnh hen suyễn cho mẹ. Qua cuộc.

thoại, anh đội trưởng cảng thêm tin yêu chú đội viên nhỏ của mình.

~ Đoạn kết thoại: đoạn kết thoại thường là tổng kết cuộc thoại, kết luận về

một đề tài kèm theo lời cảm ơn, lời chúc, từ biệt, xin lỗi, hứa hẹn.
(1) - Anh nói thiệt à anh? ~ Giọng thằng Thúi như reo lên. ~ Ui uủ, tui lỡ
miệng, anh đừng giận tui mà tội. Ra từ anh cho tui theo anh vơ Vệ quốc đồn
với! Đi ở bản kẹo gừng mãi cũng cực lắm anh nở.


17


~ Được, nhất định tau sẽ giới thiệu mi vô Vé quốc đồn. Chi thì ngủ cái
đầ, tau bn ngủ ríu cả mắt...

(,t.361)

Đoạn thoại giữa Lượm và thằng Thúi được kết lại bằng lời hứa mang
tính chắc chắn của Lượm về việc sẽ giới thiệu Thúi vào Vệ quốc đoàn qua từ.
nhất định, đồng thời Lượm cũng nêu ý định ở thời điểm hiện tại của mình là

ngủ cái đã vì buẳn ngủ ríu cả mắt. Chính vì thễ, thằng Thúi khơng nói gì
thêm mà hai đứa ơm nhau, dựa vào tường ngủ ngồi trong ca-sô chật hẹp, tối

tam, do day.

c. Cặp thoại

Tác giả Đỗ H. Châu (1993) đưa ra định nghĩa: “Cặp thoại là đơn vị lưỡng

thoại (do hai thoại nhân góp phần xây dựng) nhỏ nhất tạo nên đoạn thoại và qua
đoạn thoại mà góp phần tơ chức nên cuộc thoại”.
Tác giả Đỗ T. K. Liên (2005) cho rằng: “Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại

tối thiểu, cũng tức là cặp thoại kế cận, gồm đơn vị dẫn nhập và hành vi hỏi đáp.
Cặp thoại được hiện thực hoá qua tham thoại trao đáp”.
'Về nguyên tắc, một cặp thoại ít nhất phải do hai tham thoại tạo nên. Tham.

thoại thứ nhất ở lượt lời người trao gọi

tham thoại dẫn nhập, tham thoại thứ


hai ở lượt lời người đáp gọi là tham thoại hồi đáp.

(8) - Anh tên là gì?

~ Tên là Bằng - Lê Bằng, cịn bé thì gọi là Bằng thỏ lò mũi, vào bộ đội

tiểu đội gọi là Bằng gà chọi.
(2, tr. 118)

Trong cặp thoại trên, lời trao là một câu hỏi, còn lời đáp cung cấp rõ

thông tin về tên gọi trong từng giai đoạn cuộc đời của Bằng.
Như

thực tế,

ìy, thơng thường cặp thoại thường gồm có hai tham thoại nhưng

trường hợp cặp thoại chỉ có một tham thoại khi mà người nghe thực

hiện một hành động vật lí thay cho hành động ngơn ngữ như gật đầu, lắc đầu,

xua tay...


18

d. Tham thoại


Trong phần lý thuyết hội thoại, tác giả Đỗ T. K. Liên (2005) khẳng định:

“Tham thoai là đơn vị đơn thoại do một cá nhân nói ra, cùng với tham thoại
khác tạo thành cặp thoại”.
Còn tác giả Đỗ H. Châu (1993) cho rằng khái niệm tham thoại là:

"hẳn

đóng góp của một thoại nhân vào một cặp thoại”. Ơng cũng khẳng định: Một
tham thoại do một hoặc một số hành động ngơn ngữ tạo nên” . Trong đó, c‹

một hành động chủ hướng làm nịng cốt và có thể có thêm một hoặc một số hành
động phụ thuộc. Hành động chủ hướng là hành động có chức năng trụ cột, quyết
định hướng của tham thoại và quyết định hành động đáp thích hợp của người đối
thoại. Cịn hành động phụ thuộc có nhiều chức năng khác nhau như củng cố, giải
thích, biện minh, đánh giá...nhằm bỏ trợ cho hành động chủ hướng.

(9) Cá Mãng đặn với theo:
~ Các chú nhớ là đừng bảo ta mách nhé (1). Lồn tính thích

muốn dây vào việc đời, nêu biết ta mách bảo, anh ta sẽ giận...

dật, không

(2)
(3, tr. 68)

Tham thoại của nhân vật cá Măng chứa hai hành động ngôn ngữ: hành
động chủ hướng (1) là hành động yêu cầu Chép còm, Rơ nhọ, Lóc hoa khơng.
mách với cá Cóc việc Măng chỉ đường đến hang cá Cóc; hành động phụ thuộc

(2) là hành động tran thuật giải trình để làm rõ sự việc.
e. Hành động ngôn ngữ: nội dung này chúng tơi sẽ trình bày cu thé mye 1.2.2.
1.2.1.4. Các ngun tắc hội thoại
Bản chất của hội thoại là sự tương tác giữa các lượt lời của cả người
nói và người nghe. Muốn cho một cuộc thoại thành công, mỗi bên hội thoại
cần tuân thủ những nguyên tắc hội thoại nhất định. Các nguyên tắc hội thoại
thường được các nhà nghiên cứu đề cập đến là: nguyên tắc cộng tác, nguyên
tắc lịch sự, nguyên tắc luân phiên lượt lời, nguyên tắc thương lượng, nguyên.

tắc liên kết...


×