Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tự học của sinh viên khoa lý trường đại học sư phạm tphcm trong quá trình giảng dạy môn cơ học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.93 MB, 94 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
“TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỖ CHÍ MINH

woOœ

DƯƠNG ĐÀO TÙNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA LÝ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM TRONG QUÁ
TRÌNH GIẢNG

DẠY MÔN

CƠ HỌC ĐẠI CƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VẬT LÝ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THẾ DÂN

TP. Hồ CHÍ MINH - NĂM 2003


LỜI CẢM ƠN
Là học viên cao học khoá 11- ngành phương pháp giảng dạy vật ly.
Chúng tơi bày tỏ lịng cảm ơn chan thành nhất đến.


© Ban Giám hiệu, phịng khoa học công nghệ- sau đại học, ban chủ nhiệm khoa Lý
trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điễu kiện giúp đỡ trong quá trình

làm luận văn.

© Các thây cơ đã tận tình giảng dạy, các giảng viên đồng nghiệp và các em sinh viên
đã góp nhiều ý kiến chân thực, bồ ích.
& Dai biệt chúng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tiến sĩ Phạm Thế Dân đã tận

tâm hướng dẫn , chỉ bảo những kiến thức q báu để hồn thành luận văn.

Š Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tơi mong được sự góp ý của cá
thây, cơ và các bạn.

© Sau cùng chúng tơi cám ơn hội đồng chấm luận văn cao học ngành vật lý của
trường đại học sư phạm thành phố Hỗ Chí Minh.

Một lần nữa kính chúc sức khoẻ đến q thây cơ.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....
MỤC LỤC

MO DAU
1- Lý do chọn đề tài.
2-Mục đích nghiên cứu:

3-Khách thể nghiên cứu:.


H)

4-Đắi tượng nghiên cứu:

1

3-Giả thuyết khoa học.

11

6-Nhiệm vụ của đề t‹

11

7-Một số quan điểm phương pháp luận:

1

8- Phương pháp nghiên cứu:

12

a)Phương pháp nghiên cứu lí luận:

12

b)Phương pháp điều tra :

12


©)Phương pháp quan sắt phỏng vấn:

12

4) Phương pháp thực nghiện:

l3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HOAT DONG TY HQC CỦA SINH VIÊN. 14

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề tự học.
1.1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề tự học thời kỳ cận đại.

1
1

1.2. Vấn đề tự học trong giai đoạn hiện đại

l5

1.2. Cơ sở lí luận về hoạt động tự học của sinh viên.

16

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm tự học của sinh viên.

16

1.2.2. Mối quan hệ thầy - trị trong q trình tự học của sinh viên.


18

1.2.3. Vai trò của động cơ trong quá trình tự hoc.

21

1.2.4. Kĩ năng tự học.

22


Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM TPHCM...
26
2.1. Khảo sát và phân tích kết quả nhận thức của giáo viên và sinh viên về vẫn đề tự.

họ

26

2.1.1. Mục đích khảo sắt:

26

2.1.2. Nội dưng khảo sát

26

2.1.3. Phương pháp khảo sát và tiến hành.


26

2.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tự học của sinh viên.
2.2.1. Khái niệm về chất lượng tự học.

35

2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

36

2.2.3. Nguyên nhân khách quan.

36

2.3. Một số nhận xét qua thực trạng điều tra hoạt động tự học của sinh viên ĐHSP TP.

HCM.

38

Chương 3: MỘT SÓ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG TỰ HỌC CUA
SINH VIÊN NĂM I KHOA LÝ ĐHSP TPHCM TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG

DẠY BỘ MƠN CƠ HỌC ĐẠI CƯƠNG.

...40

3.1. Đặc điểm của bộ mơn cơ học đại cương trong khố trình đào tạo sinh viên khoa
Lý trường Đại học sư phạm thành phố


È Chí Minh...

40

3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tự học của sinh viên năm

1 khoa Vật lý trường ĐHSP Tp.HCM.

41

3.2.1. Sử dụng phối hợp các biện pháp giáo dục động cơ tự học, tự rèn luyện cho sinh
vién nam I khoa Ly, tạo điều kiện đề họ trở thành người thầy giáo tương lai.

42

3.2.2. Hình thành những kĩ năng tự học cho sinh viên.

4

3.2.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp nâng cao chất lượng tự học của sinh viên khoa
Lý ĐHSPTPHCM

Chương 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...
4.1. Mục đích thực nghiệm.

60


4.2. Đối tương thực nghiệm.


4.3. Quy trình thực nghiệm. .
4.4. Kết quả thực nghiệm và phân tích...
Kết luận và

kiến ngh

TÀI LIỆU THAM KHẢO...

PHU LUC...


1- Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phướng pháp dạy học ở đại học đã được
nhiều nhà khoa học nghiền cứu cả về lí luận lẫn thực tiễn. Tuy ý kiến cịn khác nhau ở một
số vấn đề, nhưng các nhà khoa học đều thống nhất: trong các hình thức tổ chức dạy học ở

đại học thì hình thức tự học có vai trò quan trọng nhất.

Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, chất lượng sinh viên ra trường của đại học
nói chung và của đại học sư phạm nói riêng, đều có nhiều vấn đề phải bàn đến. Sinh viên
các nước tiên tiến trên thế giới, sau khi ra trường là thích ứng nhanh với thị trường lao động
phát triển hết sức sôi động, và đa dạng về nhu cầu. Trong khi đó, sinh viên của chúng ta khi
nhận cơng việc mới thường bị các nhà tuyển dụng phàn nàn là mắt nhiều thời gian và công,
sức đề đào tạo lại. Nguyên nhân là chất lượng đào tạo còn thấp, cụ thê: do chương trình đào.
tạo chưa thích ứng kịp với thị trường, sinh viên không đủ kiến thức và kĩ năng cần thiết
đáp ứng công việc. Chúng ta đang trong q trình khơng ngừng nỗ lực phấn đấu nâng uy tín
của Việt Nam khi tham gia nhiều lĩnh vực trên diễn đàn Quốc tế, thì khơng chỉ hàng hóa

ln chuẩn mà sức lao động cũng phải chuẩn. Vì vậy giáo dục đại học đòi hỏi phải đổi mới


rất nhanh, nếu không chúng ta sẽ rất thua thiệt: khi nguồn nhân lực có trình độ, kĩ năng và
kiến thức khơng đáp ứng yêu cầu thì làm sao cạnh tranh nỗi với các nước - trước mắt là các
nước trong khu vực ASEAN.

Dic thi của quá trình học ở đại học là sinh viên phải biết tự học, đây là một đặc điểm
khác cơ bản với cách học ở phổ thông. Tự học là hoạt động nhận thức của người học dưới
sự chỉ đạo của giáo viên, đó cũng chính là quá trình tự đào tạo trong nhà trường. Sinh viên
tiếp nhận tri thức khoa học với đầu óc phê phán, có thể khẳng định, có thể phủ định, hồi
nghỉ khoa học, có thể đào sâu hoặc mở rộng . Quá trình học đại học là quá trình xây dựng
một tác phong làm việc khoa học cho suốt cả thời gian công tác sau này khi sinh viên ra
trường.

Trong xu hướng đổi mới giáo dục, số lượng trường, số lượng sinh viên phát triển
khơng phải là chính yếu, mà chất lượng giáo dục mới là mục tiêu hàng đầu, là dấu son trên
từng chặng đường, đặt "dấu ấn" cho cả một thế hệ mai sau. Điều này là đặc biệt quan trọng,


nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi chất lượng giáo dục đang cần được quan tâm đến nhiều.
hơn.

Ở nước ta việc đổi mới và cập nhật chương trình giảng dạy cịn là cơng việc chậm
chạp. Các nước xung quanh ta như Thái Lan, Malaysia, Singapo... đã có nền giáo dục được
đánh giá là có chất lượng tốt hơn Việt Nam! Nếu chúng ta khơng mạnh mẽ, nhanh chóng
trong việc nâng cao chất lượng của toàn ngành giáo dục, mà trước mắt là chất lượng sinh

viên khi ra trường thì sẽ ảnh hưởng lâu dài và quyết định tới toàn bộ sự phát triển xã hội nói

chung.


Vi du, trường Đại học Califonia trong một năm đã loại ra khỏi chương trình đảo tạo
của trường này 5000 mơn học, tất nhiên phải có số lượng mơn học mới tương đương đưa
vào thay thế. Đề làm được việc này, họ đã sử dụng rất nhiều kết quả các đề tài nghiên cứu

khoa học, ở nhiều lĩnh vực khác nhau: khoa học cơ bản, khoa học xã hội... Ngồi nội dung
đào tạo ln đổi mới tập nhật, sinh viên của họ được rèn luyện những kĩ năng đảm bảo khi
ra trường không phải học thêm (hoặc rất ít) bất cứ cái gì mà vẫn thích ứng được với thị

trường lao động phát triển ngày càng nhiều và da dạng.[Báo Tuổi Trẻ 07/08/03]

Với cơ chế thị trường, chắc chắn sinh viên của chúng ta sẽ có những chuyển biết

mục đích, động cơ học tập và tự bản thân sinh viên phải có ý thức tự giác, tích cực học hỏi
trong nhà trường để thành đạt trong cuộc sống. Phấn đấu trong học tập là con đường tốt nhất

để mỗi sinh viên đạt tới vị trí xã hội xứng đáng với năng lực của họ. Trước những địi hỏi

như vậ

, nhà trường phải thay đơi nhiều về nội dung, phương pháp đào tạo để có những sản

phẩm ngày càng tốt hơn cung cấp cho thị trường lao động, đáp ứng sự phát triển xã hội. Vấn
tày không chỉ riêng đối với các trường đại học nói chung, mà đặc biệt có tầm quan trong

đối với đại học sư phạm nói riêng vì sản phẩm của trường là những thầy giáo tương lai - ảnh
hưởng đến cả một thế

hệ giáo dục của đất nước.

Trong thời đại ngày nay, thời đại phát triển siêu tốc của khoa học - công nghệ và cạnh

tranh quyết liệt trong môi trường tồn cầu hóa, chất lượng sản phẩm trở thành u cầu sống
cịn của bất kì lĩnh vực nào. Khoa học quản lí nhằm khơng ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm ngày càng trở nên có ý nghĩa, trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia.
Hiện nay việc áp dụng quản lý chất lượng trong giáo dục và đào tạo đang là xu thế mới của

nền giáo dục tiên tiến.


Nghị quyết TW2 (khóa VIHI) đã chỉ rõ: "Giáo dục đảo tạo nước ta còn nhiều yếu kém,

bắt cập cả về qui mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả; chưa đáp ứng được những đòi hỏi lớn
'và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc, thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa"
Một trong những nguyên nhân đã được chỉ ra là: "Cơng tác quản lí giáo dục đào tạo có
những mặt yếu kém". [26, 27]
Nhiều ý kiến đánh giá cơng tác quản lí chất lượng giáo dục đảo tạo ở nước ta chưa
thực sự được quan lâm đúng mức. Vấn đề quản lí như thế nào để nâng cao chất lượng giáo

dục đảo tạo nói chung và chất lượng đào tạo của sinh viên ngành sư phạm nói riêng đang trở
thành một địi hỏi bức thiết. Vì thế việc đổi mới phương pháp dạy ở đại học theo hướng phát
huy vai trò của người học là một nhu cầu cấp bách hơn bao giờ hết.
“Theo số liệu bộ kế hoạch và đầu tư, chỉ số chất lượng giáo dục nước ta ở mức thấp là

3,79. So với Hàn Quốc là 6,91; Trung Quốc là 5,73 và Thái Lan là 4.04. Đứng thứ 11 trong
tổng số 12 nước, đứng sau cả một số nước trong khu vực như: Mahiysia, Philippin, Thái

Lan... Một chuyên gia giáo dục quốc tế nói: " Việt Nam muốn phát triển nhanh thì phải học

lại cách học, cách dạy theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo từ người học và người dạy.

[Báo SGGP 06/10/2003]

Luật giáo dục đã xác định 4 định hướng đổi mới phương pháp dạy học là: phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động tình cảm tâm lý đem lại niề

hứng thú học tập.[26]

Vui,

Nghị quyết TW2 (khoa VIII) cũng đã chỉ rõ: " ổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo.
dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, ròn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của

người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá

trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là

sinh viên đại học..."[26]

'Ngày 20/04/1999 Bộ trưởng Bộ giáo dục - đảo tạo đã ra chỉ thị số 15 về việc đẩy mạnh
hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư phạm. Trong đó
nhân mạnh:


+ Giáo viên các trường sư phạm cần đưa hoạt động đổi mới nội dung, phương pháp.
giảng dạy, học tập trở thành cơng việc thường xun và coi đó là một tiêu chuẩn đánh giá
cán bộ.
+ Đối với sinh viên: có ý thức xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài
gắn lí thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, biến q trình


đảo tạo thành q trình tự đào tạo

Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Rabubin, Makiguchi, Nguyễn Cảnh Toàn,
Nguyễn Kỳ, Hà Thế Ngữ... đã khẳng định : tự học là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với

quá trình đảo tạo - học tập ở trường đại học nhất là các trường sư phạm. [12,17, 23, 25]

“Trên thực tế , vấn đề tự học của sinh viên ở các trường đại học nói chung và sinh viên

sư phạm nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Đa số sinh viên hiện nay khơng tích cực
đọc sách, tìm kiếm tri thức mới mà thụ động trơng chờ vào bài giảng trên lớp, điều này.

không phủ hợp với bản chất dạy - học ở đại học. Có nhiều ngun nhân để lí giải thực trạng
này, trong đó lí do cơ bản là sinh viên chưa nhận thức đúng tim quan trọng của tự học, chưa
được trang bị kĩ năng tự học. Vì vậy, trong quá trình dạy học ở trường đại học sư phạm,
muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả tự học cho sinh viên, ngoài việc chú trọng cải thiện
các điều kiện học tập (tài liệu, trang thiết bị, hệ thống phịng lab...) thì quyết định hơn cả là

phải nâng cao năng lực tự học, đặc biệt là hệ thống các kĩ năng tự học. Việc tìm những biện

pháp nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên sư phạm có ý nghĩa lớn về mặt lí luận và

thực tiễn, khơng những nâng cao hiệu quả dạy học và đảo tạo ở trường mà còn rèn luyện
cho sinh viên có đủ năng lực học tập lâu dài, suốt đời

Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi và chỉ khi tạo ra được năng lực
sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Luật
giáo dục ghi rõ: "Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự
học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng
thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng..."[26]. Như vậy, phương pháp dạy

và học ở các trường đại học, cũng như ỏ trường sư phạm cần thực hiện theo ba định hướng
trong đó quan trọng nhất là bồi dưỡng năng lực tự học, tự đào tạo.
“Từ những phân tích trên, chúng tơi chọn đề tài: "MỘT SÓ BIỆN PHÁP NÂNG CAO.

CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÈỀN KHOA LÝ TRƯỜNG ĐẠI

HỌC SƯ PHẠM TPHCM TRONG Q TRÌNH GIẢNG DẠY MƠN CƠ ĐẠI CƯƠNG",


với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng được những
yêu cầu mới của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2-Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của sinh viên năm thứ I

khoa Lý trường Đại học sư phạm TP HCM trong q trình giảng dạy mơn cơ đại cương.
3-Khách thể nghiên cứu:

Q trình dạy học mơn cơ học đại cương cho sinh viên năm thứ I khoa Lý trường Đại
học sư phạm TPHCM.
4-Đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động tự học của sinh viên năm thứ I khoa Lý trong quá trình học tập môn cơ học.
đại cương.
5-Giả thuyết khoa học:
Chất lượng tự học của sinh viên năm thứ I khoa Lý được nâng cao nếu thực hiện đồng

bộ, khoa học việc giáo dục
động cơ học tập với việc bồi dưỡng kĩ năng tự học, tổ chức cho
sinh viên thực hiện độc lập các bài tập lý thuyết và thực hành đa dạng, cải tiến quá trình dạy

học theo hướng dạy - tự học.
6-Nhiệm vụ của đề tài:
\$Tìm hiểu cơ sở lí luận của hoạt động tự học và khảo sát thực trạng hoạt động tự học
của sinh viên năm thứ I khoa Lý trường Đại học sư phạm TPHCM.
\$Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng tự học của sinh viên năm thứ ì khoa

Lý trường Đại học sư phạm TPHCM.

T-Một số quan điểm phương pháp luận:

*$Hoạt động tự học là một bộ phận không thể tách rời quá trình dạy học ở đại học. Nó
có tầm quan trọng đặc biệt, trực tiếp quyết định chất lượng, hiệu qua của quá trình đào tạo.

%Hoat dong tur hoc ciia sinh viên đại học sư phạm phản ánh sự nỗ lực, tự vận động
của cá nhân nhưng không tách khỏi hoạt động dạy và vai trò chỉ đạo của giáo viên. Ngoài
học tri thức, sinh viên sư phạm phải học nhân cách làm người thầy tương lai


\& Trong q trình tự học, sinh viên phải có động cơ học tập đúng đắn và nắm vững các.

kĩ năng tự học, để hình thành và phát triển năng lực tự học
8- Phương pháp nghiên cứu:
a)Phương pháp nghiên cứu lí luận:

Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích tơng hợp phân loại, hệ thống hóa, khái
qt hóa... trong các tài liệu liên quan gồm.

~ Các văn kiện Đảng cộng sản Việt Nam về lĩnh vực giáo dục.
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh liên
quan tới đề tài.


~ Các cơng trình nghiên cứu về giáo dục học, tâm lý học và khoa học ífiáo dục của các
lác giả trong và ngoài nước.
b)Phương pháp điều tra :
~ Đối tượng điều tra: sinh viên khoa Lý, Hóa, Tốn đại học sư phạm TPHCM và một

số giáo viên trong trường.
~ Nội dung điều tra:

Xây dựng và sử dụng 02 mẫu phiếu trưng cầu ý kiến trên sinh viên và giáo viên nhằm.

tìm hiểu nhận thức về

+ Ý nghĩa, tầm quan trọng của tự học.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học.

+ Động cơ tự học của sinh viên sư phạm.
+ Mức độ thực hiện các hành động tự học.
+ Mức độ cần thiết của các kĩ năng tự học.

©)Phương pháp quan sát phỏng vấn:

~ Tiến hành quan sát giờ tự hoc trong qui định và ngoài giờ qui định của sinh viên.
~ Trao đổi tọa đàm với sinh viên và giáo viên về kinh nghiệm tự học
~ Dùng các phương pháp thống kê tốn học đề xử lí số liệu.


4) Phương pháp thực nghiệm:
~ Mục đích thực nghiệm: kiểm tra giả thuyết của lí luận.
- Nội dung thực nghiệm: tổ chức một số hình thức tự học cho sinh viên Lý I theo

hướng dạy - tự học.
~ Quy trình thực nghiệm:
+ Chọn lớp đối chứng và thực nghiệm.

+ Xác định thực trạng ban đầu của sinh viên trước khi tác động.
+ Soạn các tài liệu thực nghiệm.
+ Tiến hành tác động sư phạm ở lớp thực nghiệm.
+ Kiểm tra, đánh giá.
+ Xử lí số liệu và phân tích kết quả.
Cấu trúc luận án bao gồm phần mở đầu, 4 chương, kết luận của luận án, phần danh

mục tài liệu tham khảo và các phụ lục. Bốn chương của luận án là:
Chương 1 : Cơ sở lí luận về hoạt động tự học

Chương 2 : Thực trạng tự học của sinh viên Đại học sư phạm TPHCM.
Chương 3 :Một số biện pháp nâng cao chất lượng tự học của sinh viên năm I khoa Ly

Đại học sư phạm TPHCM trong q trình giảng dạy mơn cơ đại cương.
Chương 4 : Thực nghiệm sư phạm.


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH

VIÊN
'h sử nghiên cứu vấn đề tự học.
1.1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề tự học thời kỳ cận

đại.

Ngay từ thời kì cơ đại, nhiều nhà giáo dục lỗi lạc cũng đã nhận thấy vai trò quan trọng.


của tự học.

+ Khổng Tử (551 -479 TCN) đã quan tâm tới việc kĩch thích sự suy nghĩ của học trị
khi dạy học. Ơng nói "Khơng tức giận vì muốn biết thì khơng gợi mở cho, khơng bực vì
khơng rõ thì khơng bày vẽ cho. Vật có bồn gốc, bảo cho biết một góc mà khơng suy ra ba

góc kia thi không dạy cho nữa ..."[Luận ngữ]

+ Socrate (469 - 391 TCN) đã để ra phương pháp tìm tịi phát hiện ra chân lý bằng
cách đặt câu hỏi cho người học trị tự tìm ra kết luận.
Sang thời kì cận đại vấn đề tự học được quan tâm nhiều hơn nhưng do nhiéu y
kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học kĩ thuật mà một thời gian dài, việc tự học chủ yếu vẫn

giới hạn trong sự ghi nhớ lời thar

đó làm mục tiêu cuối cùng của việc học.

+ Nhà sư phạm vĩ đại Tiệp Khắc J.A.Comexki (1592 -1670) ông tổ của nền sư phạm
cận đại, người đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của giáo dục đã khẳng định:"Khơng
có khát vọng học tập thì khơng thể trở thành tài năng" [9]. Nhiều tác giả đã nghiên cứu tự
học dưới nhiều góc độ khác nhau, đã có nhiều tư tưởng, nhiều cơng trình nghiên cứu khoa
học về vấn đề tự học. [4, 13]

+ Vào thế kỷ thứ VIII - XIX, các nhà giáo dục lỗi lạc như Rutxo (1712 -1778),
Pestalôgi (1746- 1827), Dixtecvec (1790- 1866), Usimxki (1824-1890), trong khi quan tâm
tới sự phát triển trí tuệ, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của học sinh đã nhấn mạnh cách
làm cho người học giành lấy tri thức bằng con đường tự khám phá, tìm tịi. Điều đó bắt buộc

người học độc lập suy nghĩ, tìm kiếm tri thức. [6]


+ Dixtecvec (1790 - 1866) nhắn mạnh: "Người thầy giáo tồi truyền đại chân lý, người
thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý. Giáo viên khơng chỉ truyền thụ tri thức có sẵn, mà
cịn định hướng tơ chức cho học sinh tự mình khám phá ra tri thức mới".[4]


Các nước Tây Âu và Mỹ sau chiến tranh thế giới lần 2 đã quan tâm tìm kiếm phương,
pháp giáo dục mới. J.Deway (1859 - 1925), nhà sư phạm Mỹ nỗi tiếng đầu thé ky XX yêu
cầu bổ sung vào vốn tri thức của học sinh những tri thức ngoài sách giáo khoa và lời giảng
của giáo viên, đề cao hoạt động của học sinh đặc biệt là hoạt động thực tiễn J.Deway đề

xướng: "Học sinh là mặt trời, xung quanh nó qui tụ mọi phương tiện giáo dục".[26]

+ Dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biến chứng, nhiều nhà giáo dục ở các nước

Đông Âu và Liên Xơ (cũ), khơng những khẳng định vai trị to lớn của hoạt động tự học như
Barunup, Retzke, Ilina, Rubakin, Smilman, Lubixuna... mà cịn quan tâm tới nhiều khía
cạnh tơ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học. Các tác giả nhấn mạnh: Giáo dục
động cơ hoạt động đúng đắn là điều kiện cơ bản đề học sinh tích cực, chủ động trong tự học.

[8, 21, 22, 26]

1.1.2. Vấn đề tự học trong giai đoạn hiện đại.

Các nhà giáo dục hiện đại đã di sâu vào nghiên cứu khoa học giáo dục và đã khẳng
định vai trò to lớn của hoạt động tự học.
+ Makiguchi - nhà sư phạm nỗi tiếng của Nhật trong những năm 30 của thế kỷ XX cho.

rằng: Giáo dục là quá trình hướng dẫn tự học mà động lực của nó là kĩch thích người học
sáng tạo ra giá trị để đạt tới hạnh phúc cho bản thân và cho cộng đồng

[ 16]

+ Năm 1986, hai nhà giáo dục Án Độ là S.D.Sharman và Shakti Ahmed đã có tác
phẩm "Phương pháp dạy học ở đại học". Trong đó trình bày hoạt động tự học là một hình
thức dạy - học có hiệu quả cao. Thông qua thực hiện các nhiệm vụ nhận thức được thiết kế,
để hồn thành mục đích, nhiệm vụ đã xác định. Đó là q trình điều khiển hoạt động tự học
của sinh viên một cách gián tiếp. [16]
+ Gần đây, tiến sĩ R.R.Singh (Ấn

) đưa ra quan niệm về "Quá trình nhận biết học -

day". Tác giá cho rằng người học phải là những người tham gia tích cực vào q trình nhận
biết - học - dạy. Ơng nhấn mạnh:

người học là lực lượng tích cực, là lực lượng chủ đạo

trong quá trình học kiến thức và việc họ tự khai thác được các tiềm năng của bản thân trong

quá trình học là điểm chủ yếu cho định hướng giáo dục. Tuy nhiên tác giả vẫn khẳng định
giáo viên giữ vai trị quyết định trong q trình nhận biết - học - dạy.[ 18]

+ Các nhà giáo dục học Việt Nam như Nguyễn Cảnh Toàn [23, 24], Phan Trọng Luận
[26], Nguyễn Kỳ [12], Hà Thế Ngữ [17], Đặng Vũ Hoạt [9], . khi nghiên cứu hoạt động


đổi mới dạy học theo hướng "Lấy người học làm trung tâm", đã coi tự học như một chia
khóa vàng của Giáo dục Việt Nam trong thời đại bùng nỗ thơng tin. Các tác giả cho rằng:
trả lại vị trí vốn có của người học là phát huy nội lực của người học dưới sự điều khiển định

hướng của giáo viên. Các tác giả khẳng định : "Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử


dụng năng lực trí tuệ và các phâm chất đạo đức đề chiếm lĩnh một lãnh vực tri thức nào đó

của nhân loại, biến những tri thức của nhân loại thành những trí thức của chính mình."[9]
'Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những tác phâm và những bài nói chuyện của Người, nhất
là trong lĩnh vực giáo dục đã đề cập rất sâu sắc về vấn đề học tập và tự học của học sinh, của

người cán bộ cách mạng. Chính cuộc đời và sự nghiệp của Người là tắm gương sáng ngời
của ý chí, quyết tâm trong học tập và rèn luyện trong gian lao để đạt tới đỉnh cao của tài
năng và đạo đức. Bác Hồ đã động viên toàn dân: "Phải tự nguyện,
tự giác xem công việc
học tập là nhiệm vụ của người cách mạng, phải cố gắng hoàn thành cho được, do đó mà tích

cực, tự động hồn thành kế hoạch học tập."[7]

Như vậy, vấn đề tự học của người học trong lịch sử nghiên cứu đã được các nhà giáo.
dục trong và ngoài nước đề cập đến ở nhiều khía cạnh khác nhau. Các tác giả nhấn mạnh vai

trị to lớn của tự học, tự nghiên cứu trong hoạt động học tập của người học. Để nâng cao
chất lượng, hiệu quả tự học của sinh viên, các tác giả cũng đã xác định: sinh viên có động
cơ học tập và tự học mạnh mẽ, có kĩ năng tự học hợp lý là điều kiện cơ bản đảm bảo hoạt
động tự học có hiệu quả. Đặc biệt, các tác giả quan tâm tới việc thiết kế và tô chức thực hiện

hệ thống bài lập nhận thức, bài tập tự nghiên cứu, thơng qua đó để hồn thành nhiệm vụ học
tập của sinh viên. Tự học là hình thức dạy học ở đại học, là hoạt động nhận thức của người
học dưới sự chỉ đạo của giáo viên, là quá trình tự đào tạo ngồi q trình dạy học ở nhà
trường. Đó là những cơ sở quý báu để chúng ta tiếp thu chọn lọc và vận dựng vào thực tiễn
dạy học hiện nay.
1.2. Cơ sở lí luận về hoạt động tự học của sinh vii
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm tự học của sinh viên.

Tu hoc là quá trình tự giác, tích cực, độc lập chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ
xảo của chính bản thân người học, nhằm hướng tới những mục đích nhất định. Trong q

trình đó, người học thực sự làm chủ thể của nhận thức, nỗ lực huy động các chức năng tâm
lý tiến hành hoạt động nhận thức nhằm đạt được mục tiêu.


'Tự học là một hình thức tổ chức dạy học ở đại học. Đây là dạng tổ chức nhận thức của
cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo do bản thân người học tiến hành ở.

trên lớp hoặc ở ngồi lớp theo hay khơng theo chương trình mà sách giáo khoa qui định. Khi

người học tích cực, tự giác phát huy hết những phẩm chất và năng lực của mình vào quá
trình chiếm lĩnh tri thức thì khi đó họ tiến hành tự học.
Cac nha tam lý học cho rằng: tự học là một quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội về
hoạt động lí luận và thực tiễn của cá nhân, bằng cách thiết lập các quan hệ mới, cải tiến kinh
nghiệm ban đầu, đối chiếu các mơ hình phản ánh hồn cảnh thực tại, biến tri thức của loài

người thành vốn tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của bản thân chủ thể.

'Việc tự học của sinh viên địi hỏi tính độc lập, tự chủ rất cao, sinh viên phải biết vận

dụng các quá trình tâm lý vào điều khiển một cách có ý thức, có lí trí trong cơng việc học
tập của mình.
Q trình dạy học ở đại học là một hệ thống, hoạt động dạy và hoạt động học có mối

quan hệ biện chứng với nhau. Hoạt động học là một nhân tổ trung tâm mang tinh da dang,
mà tự học là một bộ phận không thể tách rời, đảm bao cho sinh viên hoàn thành tốt các
nhiệm vụ học tập
Hoạt động tự học của sinh viên có phạm vi rất rộng, được diễn ra dưới nhiều hình thức.

và mức độ khác nhau như sau:

Mức 1: Hoạt động tự học của sinh viên diễn ra dưới sự điều khiễn trực tiếp của giáo.

viên và những phương tiện kĩ thuật ở trên lớp. Trong hoàn cảnh này, sinh viên phải tự phát
huy những phẩm chất và những năng lực của mình như khả năng chú ý, óc phân tích, năng
lực khái qt hóa, tổng hợp hóa... dé tiếp thu những trỉ thức, kĩ năng, kĩ xảo mà giáo viên
định hướng cho.

Mức 2: Hoạt động tự học của sinh viên diễn ra khi không cỏ sự điều khiễn trực tiếp
của giáo viên. Sinh viên phải tự sắp xếp quỹ thời gian và điều kiện vật chất đề tự lĩnh hội,

ôn tập, tự củng cố, đảo sâu những tri thức hoặc tự rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo ở một
lĩnh vực nào dó theo những yêu cầu trong chương trình đào tạo của nhà trường.

Mức 3 : Hoạt động tự học của sinh viên diễn ra khi khơng có sự diều khiên trực tiếp

của giáo viên, khơng nằm trong chương trình đảo tạo của nhà trường. Sinh viên tự tìm hiểu

trí thức đồ tự thoả mãn những nhu cầu hiểu biết của mình. Ở đây sinh viên phải tự tìm tài


liệu, tự đọc lấy mà hiểu kiến thức trong sách, qua việc hiểu mà tự rút ra kinh nghiệm về tư
duy, tự phê bình về tính cách (thiếu kiên trì, dễ thỏa mãn,...). Đó là tự học ở mức cao nhất.
Như vậy,

mức độ khó khăn đối với người học tăng dần từ mức độ 1 đến mức độ 3.

Song về bản chất, hoạt động tự học là hoạt động nhận thức độc


tích cực, tự giác của

sinh viên. Hoạt động tự học của sinh viên có tầm quan trọng đặc biệt. Nó trực tiếp quyết
định chất lượng, hiệu quả học tập, góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà

trường đại học. Mọi sự tác động của giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học... cũng phải thông qua sự nỗ lực hoạt động của mỗi sinh viên mới có hiệu quả.
Nghia là sinh viên phải biến yêu cầu khách quan thành nhu cầu phát triển chủ quan của bản
thân mình.

Sinh viên khơng chỉ là đối tượng tác động của giáo viên mà còn là chủ thể tích cực.
sáng tạo trong q trình dạy học, thể hiện q trình nhận thức có tính chất nghiên cứu ở đại
học. Họ không chấp nhận chân lý một cách thụ động, áp đặt, có ý thức tự mình giải quyết
các mâu thuẫn bên trong, giữa một bên là nhu cầu hiểu biết ngày càng cao, khối lượng

nhiệm vụ học tập ngày càng lớn... và một bên là điều kiện, năng lực học lập, thời gian tự
học còn hạn chế. Đây là điều khác về bản chất so với hoạt động học tập ở phổ thông.

Mâu thuẫn liên tục nảy sinh, liên tục được giải quyết bởi chính bản thân sự nỗ lực của
sinh viên,

triển từ
nghề nghiệp,

làm cho tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và toàn bộ nhân cách của họ vận động và phát

ến cao. Nhờ vậy, sinh viên thích ứng nhanh với thực tiễn đời sống xã hội, với

phát triển mọi nhu cầu húng thú, đồng thời phát triển hệ thống phương pháp tự


học, tự nâng cao của mình.

Do mục đích và phạm vi của dề lài, chúng tôi chỉ xem xét hoạt động tự học của sinh
viên ỏ mức độ 1 và 2, tức là hoạt động tự học của sinh viên dưới sự điều khiển trực tiếp

hoặc gián tiếp của giáo viên. Sự tô chức, điều khiển của giáo viên được tiến hành thông qua

việc giao cho sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập và giải quyết các bài tập nhận thức
Như vậy, hoạt động tự học mà chúng tôi xét ở đây khơng tách rời vai trị chủ đạo của giáo
viên.
1.2.2. Mối quan hệ thầy - trị trong q trình tự học của sinh viên.

Quá trình dạy học ở đại học luôn vận động, phát triển và tuân thủ những qui luật nhất
định. Trong hệ thống qui luật đó thì hoạt

động dạy và hoạt động học phải thống nhất biện

chứng với nhau, là qui luật cơ bản của quá trình dạy học. Vì vậy cũng như hoạt động học


nói chung, hoạt động tự học của sinh viên có mói quan hệ biện chứng và thống nhất với hoạt

động của giáo viên, tức là khơng tách khỏi vai trị chỉ đạo của người thầy.

Sự tác động qua lại, gắn bó chặt chẽ với nhau giữa hoạt động học của sinh viên và hoạt
động dạy của giáo viên sẽ quyết định sự tồn tại và vận hành của quá trình dạy học. Mặc dù
hoạt động tự học chủ yếu thuộc

về vai trị tự giác, tích cực, độc lập của sinh viên, nhưng vai


trò định hướng, tổ chức điều khiên và quản lý, kiểm tra, đánh giá của giáo viên cũng trực
tiếp quyết định đến kết quả tự học của người học.

Giáo viên có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên hoàn thành nhiệm vụ tự học
đồng thời thường xuyên theo dõi kiểm tra, đánh giá kết quả tự học, từ đó điều chinh q

trình nhận thức của họ và điều chỉnh q trình giảng dạy của chính giáo viên. Vai trò chỉ
đạo của giáo viên đối với hoạt động tự học của sinh viên không giống như khi trực tiếp tiến

hành các hình thức dạy học khác (diễn giảng, xêmina, thực hành, thực tập...) mà là sự chỉ

đạo gián tiếp thông qua các nhiệm vụ tự học giao cho sinh viên.

Giáo viên khơng hồn tồn phó mặc cho sinh viên, cũng không làm thay cho sinh viên
trong hoạt động tự học của họ, mà là tổ chức và điều khiên gián tiếp. Vì vậy giáo viên phải

biết đặt ra cho sinh viên những mục tiêu vừa sức, bảo đảm cho sự trưởng thành và tự nhận
biết
mức độ tiến bộ của họ. Làm như vậy là giáo viên đã kĩch thích cho sinh viên nảy
sinh hứng thú tự học, phát triển mọi năng lực làm chủ hoàn toàn hoạt động nhận thức của
mình. Giáo viên khơng cịn là "ống dẫn thông tin" mà trở thành chất xúc tác của q trình
dẫn thơng tin.

Đồng thời với vai trị điều khiển của mình, giáo viên cịn có nhiệm vụ giúp sinh viên
có được những kĩ năng tự học cần thiết để thực hiện thành công các hoạt động tự học của

mình. Đây khơng phải là cơng việc đơn giản trong tổ chức hoạt động tự học của sinh viên.

về vấn đề này, Makiguchi đã gợi ý: "Muốn nắm được cách dạy người khác, bản thân người


thầy phải tìm ra cách học của chính mình. Một khi giáo viên đã tìm được cách học hữu hiệu
nhất, họ sẽ hiểu rằng, đó chính là phương pháp phải dùng để hướng dẫn người học".[ 16]
'Thơng qua những hình thức dạy - học cơ bản ở đại học như: diễn giảng, xêmina, thực
hành và tự học thì vai trỏ tích cực, chủ động của sinh viên được tăng dẫn còn vai trò trực
tiếp của giáo viên thì giảm dần đến gián tiếp ở hình thức hoạt đơng tự học của sinh viên.

Chúng tơii có thể phân tích rõ điều này như sau


+ Khi tiến hành diễn giảng (thuyết trình), giáo viên hoàn toàn chủ động về nội dung,

phương pháp, tiến độ và nặng về độc thoại. Sinh viên ít có cơ hội tham gia vào tiến trình
khám phá tri thức, các tri thức được giáo viên truyền tới sinh viên một cách tuần tự, sinh

viên chỉ cần ghi nhớ, hiểu đúng tư tưởng của giáo viên. Giáo viên là chủ thể của buổi học.

Phương pháp diễn giảng ở đại học tiện lợi cho số đông sinh viên đề tiết kiệm thời gian, tạo

được cảm hứng và rất kinh tế, nhưng dưới góc độ lưu trữ thơng tin thì phương pháp này có
kết quả rất thấp, người học chỉ giữ được 5% lượng thông tin.[16, 25]
+ Khi tiến hành buồi học xemina, vấn đề học

tập đã được sinh viên chuẩn bị trước và

được đưa ra trao đơi, tranh luận trước nhóm, trước tập thê lớp dưới sự điều khiên trực tiếp

của giáo viên. Sinh viên có điều kiện để phát huy sáng kiến, tự trình bày quan điểm của
mình, tức là họ đã chủ động trong nhận thức. Nhưng các vấn đề tranh luận có giới hạn, theo

kế hoạch và tiến độ của giáo viên, và thường giáo viên sẽ là người đưa ra kết luận cuối


cùng. Ở đây, sinh viên không có điều kiện lĩnh hội tri thức theo cách riêng của mình. Trỉ
thức khoa học trong xemina được sinh viên cùng nhau khám phá nhưng vẫn phải hướng vào
làm rõ nội dung bài giảng của giáo viên. Như vậy, ở hình thức này, sinh viên đã hoạt động
tích cực hơn, giáo viên khơng cịn độc thoại, áp đặt như trong bài giảng
Theo thống kê thì khi áp dụng phương pháp này người học lưu trữ được 50% lượng
thông tin[16, 25]
+ Ở mức độ thực hành, sinh viên van dung tri thức dưới sự chỉ đạo trực liếp của giáo
viên, làm chủ và tự điều khiển hoạt động học tập của mình. Ở đây, nội dung bài học vẫn do
giáo viên xác định và điều khiển. Giáo viên không phải đan dắt sinh viên từng bước, nhưng
vẫn có nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên đi theo trình tự, nội dung và cách thức đã chuẩn bị
trước. Tri thức khoa học trong buổi học chứa đựng ở đối tượng nhưng là đối tượng được

giáo viên lựa chọn và chuẩn bị. Khi sử dụng phương pháp thực hành, người học luôn lưu trữ
được 75% lượng thơng tin.[ 16, 25]
+ Đối với hình thức tự học: sinh viên hoàn toàn chủ động cả về nội dung, phương,

pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện các hành động. Giáo viên giao nhiệm vụ nhận thức cho
sinh viên thực hiện. Tri thức khoa học của sinh viên cần lĩnh hội trong tự học không chi nim

ở nhiệm vụ tự học được giao mà cịn có nhiều dạng phong phú khác, gắn liền với hoạt động

tương lai của sinh viên. Ở hoạt động tự học, vai trò giáo viên càng mờ nhạt, vai trò chủ thể
nhận thức của sinh viên càng rõ rệt hơn, đối tượng nhận thức độc lập, ngày càng gắn liền


với thực tiễn. Sinh viên có khả năng diễn đạt, trình bày lại những tri thức đã lĩnh hội được.
Độ lưu trừ thông tin ở người học khi áp dụng hình thức này dat 90%. [16, 25]
1.2.3. Vai trị của động cơ trong quá trình tự học.
Hoạt động nào của con người cũng đều có mục đích, và được thúc đây bởi động cơ của

hoạt động. Động cơ hoạt động chính là ngun nhân trực tiếp, duy trì hứng thú, khát vọng,
giúp chủ thể vượt qua mọi khó khăn để đạt tới mục đích đã định. Do vậy, động cơ hoạt động
sẽ quyết định kết quả của hoạt động.

Hoạt động học tập nói chung và hoạt động tự học nói riêng của sinh viên có hệ thơng.
động cơ phong phú, đa dạng. Trong tự học, động cơ hoạt động có nhiều cấp độ khác nhau,
At đầu từ sự thỏa mãn nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ tự học, tự khẳng định mình, giành

kết quả cao trong học tập, khát vọng nắm vững tri thức, khơng bằng lịng với kiến thức đã

có...

Giáo sư Phạm Minh Hạc viết: "Động cơ tâm lý không phải là cái thuần tuy tỉnh thần ở'

bên trong cá thể. Nó phải được vật thể hóa (hiện thân, bám vào) ở đối tượng của hoạt động.

Điều đó có nghĩa là động cơ phải có một hình thức tồn tại vật chất, hiện thực ở bên ngoài.

Với ý nghĩa đó, đối tượng của hoạt động chính là nơi hiện thân của động cơ hoạt động

ấy I7]

Động cơ tự học của sinh viên được hình thành dẫn trong quá trình họ đi sâu vào chiếm

lĩnh đối tượng học tập. Trong q trình tự học, chính nội dung trỉ thức khoa học làm nảy
sinh trong sinh viên lòng khao khát hiếu

biết, ham muốn và say mê nghiên cứu, thỏa mãn

nhu cầu hiểu biết của mình.


Rõ ràng, động cơ hoạt động tự học khơng có sẵn, khơng thể áp đặt từ bên ngồi mà
phải được hình thành dẫn chính trong q trình chiếm lĩnh đối tượng học của sinh viên.

Trước hết, động cơ tự học phải được cụ thể hóa thành những nhiệm vụ tự học. Thông
qua các hành động tự học để hồn thành những nhiệm vụ đó. Dan din làm nảy sinh ở sinh
viên lòng khao khát hiểu biết sâu sắc, ham muốn và say mê tự nghiên cứu, càng đi sâu vào
khám phá chiếm lĩnh đối tượng học tập và tri thức khoa học. Động cơ tự học cũng nâng dần
từ cấp độ thấp lên cấp độ cao hơn, điều này sẽ thúc đây ngày càng mạnh mẽ tính tích cực
nhận thức của sinh viên trong tự học.


“Tóm lại, động cơ tự học của sinh viên quyết định kết quả tự học của họ trong quá trình
đào tạo. Mục đích có nghề nghiệp bền vững khi ra trường chính là cơ sở phát triển động cơ:
tự học của sinh viên. Kết quả hoạt động tự học sẽ tác động cụ thể vào kết quả học tập của

sinh viên. Đặc biệt đối với sinh viên sư phạm, động cơ hoạt động tự học của sinh viên còn

ảnh hưởng tới sự hình thành phẩm chất nhân cách của người thầy giáo tương lai.

1.2.4. Kĩ năng tự học.
+ Về khái niệm kĩ năng: các nhà giáo dục học đã coi kĩ năng học tập của sinh viên là
một loại kĩ năng chuyên biệt của hệ thống các kĩ năng sư phạm và được sử dụng để lĩnh hội
trí thức, phát triển trí tuệ trong q trình học lập. Khái niệm kĩ năng cịn là vấn đề có nhiều ý

kiến khác nhau, nhưng tựu chung chia làm hai nhóm

+ Nhóm ]: xem xét kĩ năng nghiêng về mặt kĩ thuật hành động, coi kĩ năng là một
phương tiện thực hiện hành động. Người có kĩ măng là người nắm được tri thức về hành
động và thực hiện hành động theo đúng u cầu của nó mà khơng tính đến kết quả của hành


động

+ Nhóm 2: xem xét kĩ năng nghiêng về năng lực con người, coi kĩ năng là năng lực
thực hiện một công việc, tạo ra kết quả trong điều kiện cụ thể. Quan niệm này chú ý tới kết

quả của hành động.

Các ý kiến trên không mâu thuẫn với nhau. Đó chỉ là các quan niệm khác nhau về kĩ

năng: các tác giả đưa ra khái niệm: "Kĩ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành
động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động với
những điều kiện cho phép. Kĩ năng thể hiện trình độ các thao tác tư duy, năng lực hành
động và kĩ thuật của hành động".[22, 25]
'Thực hiện hành động tự học, sinh viên khơng sao chép máy móc mà họ ln có hành
động tự khám phá, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những cách học vào từng trường

hợp cụ thê- Nguyễn Kỳ đã viết : "Một cấu trúc trí khơn tốt hơn là khối lượng tri thức tích

lũy được" [12]. Trong đó "Cấu trúc trí khơn" với nghĩa là phương pháp học, hay cách học
mà kĩ năng tự học là thành phẩn cơ bản.[ 1, 14]
+ Đặc trưng của kĩ năng tự học


- Kĩ năng tự học là tổ hợp cách thức hành động tự học được người học nắm vững biểu hiện ở mặt kĩ thuật của hành động tự học và mặt năng lực tự học của mỗi cá nhân. Có
ỡi năng tự học là có năng lực tự học ở mức độ nào đó.
Kĩ năng tự học là yếu tố mang tính mục dích, ln hướng tới mục đích của hành động.
tự học và có ý nghĩa quyết định đến kết quả tự học.
sHệ thống các kĩ năng tự học:


Trong q trình tự học, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn phương
pháp, hình thức tự học hợp lý là cần thiết. Song điều quan trọng là sinh viên phải có hệ

thống kĩ năng tự học, tương ứng với các hành động tự học như: kĩ năng ghi chép, ki nang
đọc sách, kĩ năng nghiên cứu tài liệu, kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch,

hệ thống

hóa và khái quát hóa.
Hệ thống các kĩ năng tự học có thể chia làm 3 nhóm chính

Nhóm 1: Nhóm kĩ năng kế hoạch hóa, bao gồm các kĩ năng: xác định mục tiêu, nội

dung và trình tự các công việc cần làm,
phối thời gian hợp lý cho từng công việc.

lập kế hoạch và thực hiện

kế hoạch, kĩ năng phân

Nhóm 2: Nhóm kĩ năng thực hiện kế hoạch, bao gồm các kĩ năng đọc sách, đọc tài

ghi chép, kĩ năng giải bài tập nhận thức. ... Trong đó đặc biệt quan trọng là kĩ năng hệ
thống hóa và khái quát hóa.

Nhóm 3: Nhóm các kĩ năng kiểm tra đánh giá. Bao gồm các kĩ năng xác định nội dung
kiểm tra, đánh giá, xây dựng chuẩn mực kiểm tra, đánh giá, chọn cách thức thực hiện, so
sánh đối chiếu.

«Vai trị của kĩ năng tự học

Trong q trình học tập, kĩ năng bao giờ cũng mang tính khái quát và được sinh viên
sử dụng một cách linh hoạt sáng tạo trong các tình huống khác nhau. Hệ thống kĩ năng tự

học hình thành trên cơ sở tri thức và những thói quen đã được luyện tập một cách nhuần
nhuyễn, có mục đích. Nói khác di, kĩ năng chỉ được hình thành trên cơ sở hệ thống các tri
thức tương ứng với nó, trong điều kiện được rèn luyện thường xuyên.
Hoạt động tự học của sinh viên không chỉ hướng vào việc tiếp thụ những tr thức, kĩ
năng, kĩ xảo mới tương ứng mà còn hướng vào việc tiếp thu những tr thức của chính bản
thân hoạt động, nói cách khác tiếp thu được cả phương pháp giành tri thức đó. Hoạt động tự


học của sinh viên được tiến hành bởi các hành động tự học nhằm giải quyết một nhiệm vụ

cụ thể trong những điều kiện cụ thê. Hành động tự học của sinh viên được thực hiện bằng hệ

thống các thao tác trí tuệ (so sánh, phân tích, trừu tượng hóa, khái qt hóa...), tuy thuộc vào
những mục đích, điều kiện, tri thức, kĩ năng mà sinh viên đã có. Những thao tác trí tuệ tham
gia thực hiện những hành động này chính là những hành động được tổ chức lại và trở thành
phương thức chiếm lĩnh, hoàn thành các nhiệm vụ tự học khác. Nhờ những kĩ năng này mà

sinh viên không thụ động, tư duy theo dẫn dắt trực tiếp của giáo viên, không sao chép những,
kết luận, những khái niệm, những định luật, định lí mà họ chiếm lĩnh chúng bằng các hoạt

động tự khám phá theo phương thức riêng của mình. Như vậy, trong quá trình tự học, sinh
viên ln tìm được những cách học phù hợp với điều kiện riêng của mỗi người, vận dụng
chúng một cách linh hoạt, sáng tạo trong những trường hợp, điều kiện cụ thể.
Thực chất của việc hình thành các kĩ năng trong tự học là hướng dẫn cho sinh viên
nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đồi, sáng tỏ những thông tin

chứa đựng trong bài tập, trong nhiệm vụ học tập cu thé. Do đó trong hoạt động tự học, ln

địi hỏi sinh viên tinh chủ động, sáng tạo trong cách học hơn là những tri thức thu lượm
được. Các nhà tâm lí học đã khẳng định: mục đích của làm chủ trí tuệ không phải là biết
nhắc lại hay bảo tồn chân lý đã có, mà phải là học chiếm lĩnh bằng chính bản thân

mình.[17,25]

Nhu vay, dé tự học đạt chất lượng và hiệu quả, sinh viên phải có tri thức và kĩ năng tự
học, là điều kiện vật chất bên trong đề sinh viên biến động cơ tự học thành kết quả cụ thể và

làm cho sinh viên tự tin vào bản thân mình, bơi đường và phát triển hứng thú, duy trì tính
tích cực nhận thức trong hoại động tự học của họ.
Kết luận của chương 1:

+ Nghiên cứu những đặc điểm về hoạt động, tự học trong lịch sử giáo dục ở nhà
trường, cho thấy rằng hoạt động này từ lâu đã được quan tâm đến và nghiên cứu theo nhiều

hướng khác nhau. Tự học là quá trình tự giác, tích cực, độc lập chiếm lĩnh tri thức, hình
thành kĩ năng, kĩ xảo của chính bản thân người học. Trong q trình đó, người học thực sự
là chủ thể của nhận thức, nỗ lực huy động các chức năng tâm lý, tiến hành hoạt động nhận
thức nhằm đạt mục tiêu đã định. Hoạt động tự học của sinh viên được thực hiện ngồi giờ
lên lớp, trong q trình dạy học và phải đặt dưới sự chỉ đạo của giáo viên.


+ Đặc điểm cơ bản của dạy và học ở trường đại học là tính giao lưu suy nghĩ, giao lưu
nhận thức và trí tuệ sinh động, là một cuộc đối thoại đa chiều giữa thầy và trò, giữa trò với
trò, giữa nhận thức cũ và nhận thức mới, giữa cái đã biết và chưa biết, giữa cái khăng định

và hồi nghỉ mà ở đó ai cũng trình bày ý kiến riêng của mình về cùng một vấn đề trên cơ sở

tự học, tự nghiên cứu trước đó.


+ Động cơ tự học và kĩ năng tự học là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định chất
lượng học tập và chất lượng tự đào tạo của sinh viên, quyết định chất lượng "sản phẩm" khi
ra trường. Việc nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên là vấn đề có ý

nghĩa lớn trong cơng cuộc đổi mới phương pháp dạy -học ở trường đại học hiện nay.

+ Đặc biệt đối với sinh viên sư phạm, vì "sản phẩm" khi ra trường đóng vai trị cực kì
quan trọng, là nhân tố chính tác động đến nền giáo dục của cả một xã hội, có ảnh hưởng tới
cả một thế hệ

. cho nên việc nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viên đại học sư phạm là

yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết, mang ý nghĩ sống còn. Chất lượng của sinh viên đại học
sư phạm khi ra trường là bộ mặt giáo dục, là nền tảng của xã hội trong tương lai. Muốn

được vậy thì trường sư phạm phai thực sự là "máy cái", là công nghiệp nặng của ngành giáo

dục


×