BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG ĐÌNH TỊA
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA
SINH VIÊN KHOA LÝ TRONG Q TRÌNH
GIẢNG DẠY MƠN ĐIỆN ĐẠI CƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2003
LỜI CẢM ƠN:
Là học viên cao học khóa 11, chúng tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc nhất đến:
- Ban giám hiệu trường đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Phịng Khoa học cơng nghệ - Sau đại học.
- Ban chủ nhiệm Khoa Vật lý.
Đã tạo điều kiện giúp đỡ cho chúng tơi trong q trình làm luận văn. Cảm ơn các thầy cơ
đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian học tập. Cảm ơn các đồng nghiệp, các em sinh viên
đã góp ý kiến cho luận văn.
Đặc biệt,chúng tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tiến sĩ Phạm Thế Dân đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ cho chúng tơi hồn thành luận văn.
Luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tơi mong được góp ý kiến của các
thầy cơ và các bạn đồng nghiệp.
Sau cùng, chúng tôi cảm ơn hội đồng chấm luận văn cao học. Một lần nữa xin kính chúc
sức khỏe đến các thầy cơ.
3
BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
1. ĐC : Đối chứng.
2. TN
: Thực nghiệm.
3. GV : Giáo viên.
4. SV
: Sinh viên.
5. Tr
: Trang
4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN: ............................................................................................................................. 3
BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT ....................................................................................................... 4
MỤC LỤC .................................................................................................................................... 5
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 9
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................................................. 9
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. ........................................................... 10
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC. .............................................................................................. 10
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 10
6.CÁC QUAN ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP LUẬN. ................................................................... 10
7.CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU...................................................... 11
7.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận: ................................................................................. 11
7.2.Phương pháp quan sát phóng vấn : ............................................................................... 11
7.3.Phương pháp điều tra. ................................................................................................... 11
7.4.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. ............................................................................. 12
7.5.Phương pháp thực nghiệm sư phạm. ............................................................................ 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN VÀ
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. .................................................................................. 13
1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề tự học. .................................................................................. 13
1.2.Những cơ sở lý luận về hoạt động tự học và tổ chức hoạt động tự học của sinh viên . 18
1.2.1.Khái niệm và đặc điểm hoạt động tự học của sinh viên ............................................ 18
1.2.2.Tổ chức hoạt động tự học của sinh viên. ................................................................... 19
5
1.2.3.Vị trí, vai trị tự học của sinh viên trong quá trình đào tạo ở trường đại học sư phạm.
............................................................................................................................................ 19
1.2.4.Vai trò của động cơ tự học. ........................................................................................ 21
1.2.5. Kỹ năng tự học là yếu tố cần thiết cho việc tổ chức hoạt động tự học của sinh viên.
............................................................................................................................................ 22
1.2.6. Hoạt động tự học của sinh viên trong trường đại học. ............................................. 24
1.2.6.1.Mối quan hệ giữa người dạy và người học trong quá trình tự học của sinh
viên. ................................................................................................................................. 24
1.3.Thực trạng về hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh. ......................................................................................................................... 31
1.3.1.Nhận thức về vị trí và vai trị của hoạt động tự học: ................................................. 32
1.3.2.Nhận thức về các yểu tố ảnh hưởng tới hoạt động tự học cửa sinh viên................... 33
1.3.3.Thực trạng về động cơ tự học. ................................................................................... 35
1.3.4.Thực trạng về kỹ năng tự học của sinh viên. ............................................................. 36
Kết luận của chương 1: ......................................................................................................... 40
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH
VIÊN KHI GIẢNG DẠY BỘ MÔN ĐIỆN ĐẠI CƯƠNG. .................................................... 41
2.1.Một số đặc điểm của bộ môn điện đại cương. ................................................................ 41
2.1.1.Môn điện đại cương có lịch sử phát triển khá sớm và đạt được những thành tựu đáng
kể......................................................................................................................................... 41
2.2.Một số biện pháp tể chức hoạt động tự học của sinh viên khi giảng dạy môn điện đại
cương. ..................................................................................................................................... 44
2.2.1.Biện pháp thứ nhất: sử dụng phối hợp các biện pháp giáo dục động cơ tự học và rèn
luyện để trở thành nhà giáo tương lai. ................................................................................ 45
6
2.2.1.1.Tạo điều kiện để sinh viên hình thành và phát triển động cơ tự học trong
quá trình dạy học. ............................................................................................................ 45
2.2.1.2.Xây dựng ý thức nghề nghiệp cao quý cho sinh viên................................. 47
2.2.2.Biện pháp thứ hai: hình thành và bồi dương cho sinh viên những kỹ năng tự học. .. 47
2.2.2.1.Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học. ........................................................... 48
2.2.2.2.Kỹ năng nghe giảng. ................................................................................... 50
2.2.2.3.Kỹ năng đọc sách và đọc tài liệu trong hoạt động tự học. ......................... 51
2.2.2.4.Kỹ năng giải bài tập vật lý trong hoạt động tự học. ................................... 52
2.2.2.5.Kỹ năng khái quát hóa. ............................................................................... 53
2.2.2.6.Kỹ năng hệ thống hóa. ................................................................................ 54
2.2.2.7.Kỹ năng ghi chép tài liệu đã nghiên cứu. ................................................... 54
2.2.2.8.Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá trong hoạt động tự học của sinh viên. .. 56
2.2.3.Biện pháp thứ ba: Thiết kế và giao cho sinh viên tự nghiên cứu một số nội dung của
môn điện đại cương. ........................................................................................................... 57
2.2.4.Biện pháp thứ tư: Thiết kế hệ thống bài tập vật lý nhằm tố chức hoạt động tự học
cho sinh viên. ...................................................................................................................... 58
2.2.5.Biện pháp thứ năm: Tổ chức cho sinh viên giải quyết nhiệm vụ học tập theo đề tài
xêmina. ............................................................................................................................... 59
2.2.6.Biện pháp thứ 6: Thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của sinh
viên. .................................................................................................................................... 61
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. ........................................................................... 65
3.1.Khái quát về thực nghiệm sư phạm. ............................................................................... 65
3.1.1.Mục đích và phạm vi thực nghiệm. ........................................................................... 65
3.1.2.Đối tượng thực nghiệm và đối chứng. ....................................................................... 65
3.1.3.Qui trình thực nghiệm................................................................................................ 66
7
3.1.3.1.Tìm hiểu đối tượng: .................................................................................... 66
3.1.3.2.Biên soạn tài liệu gồm: ............................................................................... 66
3.1.3.3.Xác định chuẩn và thang đánh giá:............................................................. 67
3.1.3.4.Tiến hành tác động sư phạm: ...................................................................... 67
3.1.3.5.Đánh giá kết quả tác động sư phạm............................................................ 67
3.2.Kết quả thực nghiệm sư phạm. ....................................................................................... 69
3.2.1.Phân tích kết quả các bài kiểm tra. ............................................................................ 69
3.2.2.Phân tích kết quả bài thi cuối học kì.......................................................................... 75
KẾT LUẬN: ............................................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ....................................................................................................... 82
PHẦN PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 85
8
MỞ ĐẦU
Trên thực tế, vấn đề tự học của sinh viên ở các trường đại học chưa được quan tâm đúng
mức. Theo kết quả điều tra và đánh giá của chúng tơi thì sinh viên trường đại học sư phạm hiện
nay rất lười đọc sách, lười tìm kiếm những kiến thức mới. Nhiều sinh viên có thói quen đến lớp
“với cái đầu rỗng” và chỉ trông chờ vào bài giảng của thầy ở trên lớp. Cách học như vậy chưa
phản ánh đúng bản chất của hoạt động học tập ở một trường đại học. Có rất nhiều nguyên nhân
lý giải cho tình trạng này, trong đó lý do cơ bản là sinh viên chưa nhận thức đúng về ý nghĩa và
tầm quan trọng của tự học, chưa được trang bị những kỹ năng tự học cần thiết. Qua nhiều năm
giảng dạy mơn vật lý đại cương nói chung và mơn điện đại cương nói riêng, chúng tơi đã trình
bày một số kỹ năng tự học cho sinh viên dưới dạng những lời khuyên, những kinh nghiệm rút
ra từ bản thân.Tuy nhiên kết quả cịn rất hạn chế.Vì vậy để nâng cao hiệu quả và chất lượng tự
học của sinh viên thì một mặt phải cải thiện các điều kiện học tập, mặt khác là nâng cao năng
lực tự học, đặc biệt là rèn luyện các kỹ năng tự học cho sinh viên. Chúng tơi cho rằng việc tìm
ra những biện pháp nâng cao chất lượng tự học của sinh viên khi học mơn vật lý đại cương nói
riêng và các mơn học ở đại học nói chung có ý nghĩa lớn về mặt lý luận và thực tiễn, không
những mang hiệu quả dạy học và đào tạo ở trường đại học sư phạm mà còn chuẩn bị cho sinh
viên - người giáo viên tương lai, có đủ năng lực để học để học tập lâu dài, học suốt đời “trong
xã hội học tập”. Nhằm đáp ứng nhu cầu công việc, chúng tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng hoạt động tự học của sinh viên khoa vật lý trong q trình giảng dạy mơn
điện đại cương”.
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Tìm kiếm và đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng tự học của sinh viên nhằm
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên Khoa Vật lý Trường Đại học sư phạm Thành
phố Hổ Chí Minh dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tình hình tự học của sinh viên
hiện nay.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng tự học cho sinh viên.
9
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Khách thể nghiên cứu: quá trình tự học của sinh viên năm thứ hai khoa vật lý trường đại
học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học của sinh viên khoa vật lý
trường đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh .
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.
Chất lượng tự học của sinh viên khoa vật lý trường đại học sư phạm có thể được nâng cao
nếu phối hợp một cách khoa học, hợp lý việc giáo dục động cơ học tập, bồi dưỡng kỹ năng tự
học và tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của hoạt động tự học nói chung và hoạt động tự học của sinh viên
vật lý trường đại học sư phạm nói riêng.
- Khảo sát hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Tìm kiếm và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng tự học của sinh viên Khoa Vật
lý Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trong qúa trình giảng dạy bộ mơn điện đại
cương nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên.
6.CÁC QUAN ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
Hoạt động tự học của sinh viên là một bộ phận hữu cơ của quá trình dạy học ở đại học và
có vai trị quan trong đối với việc phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên và chất
lượng đào tạo của các trường đại học.
Hoạt động tự học của sinh viên, kể cả sinh viên của các trường đại học sư phạm là quá
trình nhận thức tích cực độc lập ở mức độ cao nhưng khơng tách khỏi hoạt động dạy và vai trị
tổ chức điều khiển và chỉ đạo của giáo viên.
Trong quá trình tự học, sinh viên phải nắm vững và vận dụng linh hoạt hệ thống kỹ năng
tự học nhằm giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ học tập.
10
7.CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
7.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nhằm tìm hiểu và phân tích cơ sở lý luận của đề tài, chúng tơi sử dụng phối hợp các
phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá... Các tài liệu liên
quan sau :
- Các tác phẩm của chủ nghĩa Mác -Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh có liến quan đến đề
tài.
- Các văn kiện các nghị quyết của Trung ương Đảng về lĩnh vực giáo dục.
- Các cơng trình nghiên cứu tâm lý học của các tác giả trong nước và ngồi
nước.
- Các cơng trình nghiên cứu về khoa học giáo dục có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2.Phương pháp quan sát phóng vấn :
Tiến hành quan sát giờ tự học trên thư viện và giờ tự học ở nhà của sinh viên nhằm thu
thập về thực trạng hoạt động tự học của người học.
Trao đổi tọa đàm với giáo viên và sinh viên về kinh nghiệm tự học.
7.3.Phương pháp điều tra.
7.3.1.Đối tượng điều tra: Sinh viên Khoa Vật lý các năm thứ 2-3-4; sinh viên Khoa Hóa
năm thứ 2 của Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và một số giáo viên đang
giảng dạy tại trường đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.
7.3.2.Nội dung điều tra: Chúng tơi xây dựng và sử dụng một số mẫu phiếu điều tra đối
với sinh viên và giáo viên bằng cách lập bảng hỏi ý kiến về thực trạng nhận thức động cơ và
phương pháp tự học nhằm tìm hiểu:
- Nhận thức của sinh viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của tự học.
- Động cơ tự học của sinh viên.
11
- Những kỹ năng tự học của sinh viên.
- Chất lượng tự học của sinh viên.
7.4.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Phân tích, khái qt hóa các tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan. Trao đổi mạn đàm
với cán bộ, giáo viên, tham dự các buổi sinh hoạt của lớp học về trao đổi kinh nghiệm tự học ...
Qua đó rút ra tài liệu phục vụ cho đề tài.
7.5.Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Mục đích thực nghiệm: Kiểm tra giả thuyết đã nêu. Nội dung thực nghiệm: Tổ chức các
hoạt động tự học cho sinh viên theo hướng dạy - tự học.
Quy trình thực nghiệm:
- Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện cụ thể của Khoa Vật lý Trường đại học
sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xác định chuẩn và thang đánh giá.
- Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Tiến hành các tác động sư phạm đối với lớp thực nghiệm.
- Kiểm tra đánh giá các kết quả tác động sư phạm.
- Phân tích kết quả.
12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH
VIÊN VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề tự học.
1.1.1.Tư tưởng về vấn đề tự học của người học đã có từ lâu trong lịch sử giáo dục học.
Ngay từ thời kỳ cổ đại nhiều nhà giáo dục học cũng đã nhận thấy vai trò quan trọng của tự học.
Khổng Tử ( 551 - 479 trước công nguyên ), nhà giáo dục học kiệt xuất của Trung Hoa cổ đại đã
từng nói với học trị của mình là: “Khơng tức giận vì khơng muốn biết thì khơng gợi mở cho,
khơng bực tức vì khơng rõ thì khơng bày vẽ cho. Vật có bốn góc, bảo cho biết một góc mà
khơng suy ra được ba góc kia thì khơng dạy nữa”. Ơng đòi hỏi học trò phải biết kết hợp nghe
giảng của thầy và tự nghiên cứu tìm tịi để hiểu biết, phải biết phát huy tính năng động chủ
quan mà học tập .
Nhà sư phạm Tiệp Khắc J.A. Comenxki ( 1592 - 1670 ), ông tổ của nền sư phạm cận đại
đã có nhiều tư tưởng về hoạt động tự học của người học. Khi nói về động cơ ý thức của tự học
ơng đã từng khẳng định: “Khơng có khát vọng học tập thì khơng thể trở thành tài năng”. [10 tr. 101].
Trong thế kỉ thứ XVIII - XIX Các nhà giáo dục học như Rousseau J.J. (1712 - 1778 )
Pestalozzi J.H. ( 1746 - 1827 ) Distervers ( 1790 - 1866 ) và Usinxki ( 1824 - 1890 ) đã quan
tâm đến sự phát triển trí tuệ, tính độc lập, tính sáng tạo của học sinh. Các tác giả cho rằng
người học cần phải giành lấy tri thức bằng con đường tự khám phá, tự tìm tịi [11- tr. 25 - 35].
1.1.2.Các nước phương Tây cũng rất quan tâm tới hoạt động tự học của học sinh, sinh
viên. Ở Pháp, trong đầu thế kỉ XX các nhà giáo dục đã tập trung nghiên cứu tìm kiếm những
phương pháp dạy học dựa trên cơ sở tổ chức thức đẩy hoạt động tự học của học sinh, ví dụ như
“phương pháp lạc quan”.[13 - tr. 99]; phương pháp Montessori [ 27 -tr. 39 - 64 ]; phương pháp
Ademars và Lafendel [13 - tr. 118-130]... Các phương pháp này đã nhấn mạnh vai trò cá nhân
của người học đến mức độ để cho họ phát triển một cách tự do. Tình trạng đề cao quá mức vai
trò của người học đã gặp sự phản đối của một số nhà giáo dục học. Nhằm khắc phục tình trạng
nói trên Decroly đã đưa ra phương pháp “lương tâm tri thức”[ 27 - tr. 62-90], ở đó người học tự
13
lĩnh hội tri thức đã được lựa chọn và tổ chức thành môi trường hoạt động gần giống với môi
trường thực có chứa tri thức cần truyền thụ. Song phương pháp này khơng khả thi vì q phức
tạp và tốn kém khi phải tổ chức, xây dựng môi trường sống sao cho đạt được mục đích dạy học.
Những phương pháp trên chủ yếu dựa vào hoạt động tự học của người học. Nhưng do nhấn
mạnh quá mức vai trò cá thể, vai trò của người học, hạ thấp vai trò của người giáo viên nên đã
làm phức tạp hóa quá tành dạy học.
Ở Mỹ, ngay từ năm 1920 tại trường Dalton đã đưa ra và áp dụng kế hoạch dạy học mới
gọi là kế hoạch Dalton [13]. Theo kế hoạch này giáo viên chỉ có nhiệm vụ vạch ra những công
việc phải làm và ký hợp đồng thực hiện với người học. Người học sẽ quyết định kế hoạch, thời
gian biểu thực hiện. Hoạt động học tập là sự tự học của người học trong các phịng thí nghiệm
theo từng bộ mơn và được kiểm sốt bằng các lá phiếu. Kế hoạch này sau đó cũng bị phê phán
là đã thu hẹp khoảng cách giữa giáo viên và học sinh và tách rời giữa dạy học với giáo dục.
Vào đầu những năm 50, của thế kỷ XX, ở các nước Âu, Mỹ, các nhà giáo dục đã quan
tâm tìm kiếm phương pháp giáo dục mới dựa vào tư tưởng “Lấy học sinh làm nhân vật trung
tâm” (Learner centred approach) do J. Dewey đề xướng [ 8 ] và đã đưa vào thực nghiêm như
“phương pháp tích cực” (Methodes actives), “phương pháp hợp tác” (Methodes
coopeưatives)... Theo phương pháp tích cực hóa, người học không lĩnh hội tri thức bằng nghe
thầy giảng giải mà tự học, tìm tịi qua đó lĩnh hội tri thức và giáo viên gợi sự chú ý ,kích thích,
thúc đẩy cho học sinh tự hoạt động [21]. Như vậy, “Thầy trở thành người trọng tài,đạo diễn,
thiết kế tổ chức việc làm, giúp đỡ học sinh biết cách làm, biết cách học”[ 22 - tr. 37]. Còn theo
phương pháp hợp tác , hoạt động của mỗi cá nhân có mục đích và nhiệm vụ riêng, nhưng do họ
được phối hợp thống nhất với nhau để đạt được mục tiêu chung. Người học hợp tác với nhau để
lĩnh hội tri thức, việc tự học của cá nhân trong tập thể là hoạt động chủ yếu [18 ]. Các phương
pháp theo tư tưởng này đòi hỏi rất cao và chủ yếu dựa vào hoạt động tự học của người học. Tuy
nhiên các phương pháp trên cũng có hạn chế là khơng thể áp dụng cho mọi loại tri thức, đồng
thời các phương pháp trên địi hỏi nhiều thời gian, trình độ tổ chức, thiết kế chương trình của
giáo viên, năng lực và tính tự giác của người học...
1.1.3.Ở châu Á cũng có nhiều nhà giáo dục đã quan tâm, chú ý đến hoạt động tự học của
học sinh.
14
Ngay từ những năm 30 của thế kỷ này, nhà sư phạm người Nhật bản là Makiguchi đã có
tác phẩm “giáo dục vì cuộc sống sáng tạo”.Với quan niệm cho rằng: “giáo dục xét như quá
trình hướng dẫn tự học” [ 26 - tr. 19] mà động lực của nó là kích thích người học sáng tạo ra giá
trí để đạt tới hạnh phúc của bản thân và của cộng đồng.
Năm 1986, hai nhà giáo dục Ấn Độ là S.D. Sharma và Shakti R. Ahmed đã có tác phẩm
“Phương pháp dạy học ở đại học”. Trong đó hoạt động tự học được trình bày như là một hình
thức dạy học có hiệu quả cao. Thơng qua thực hiện các nhiệm vụ nhận thức được thiết kế để
hồn thành mục đích, nhiệm vụ dạy học đã được xác định. Đó là quá trình điều khiển hoạt động
tự học của sinh viên một cách gián tiếp [ 35 - tr. 79-123].
Gần đây, tiến sĩ R.R. Singh (Ẩn Độ ) đưa ra quan niệm về “Quá trình nhận biết -học dạy”. Tác giả cho rằng người người học phải là những người tham gia tích cực vào q trình
nhận biết -học -dạy. Ơng nhấn mạnh : việc công nhận người học là lực lượng tích cực, đúng là
lực lượng chủ đạo trong quá trình học kiến thức và việc họ tự nhận ra các tiềm năng của bản
thân trong q trình đó là điểm tựa chủ yếu cho việc định hướng lại giáo dục.Tuy nhiên tác giả
vẫn khẳng định giáo viên vẫn giữ vai trị quyết định trong q trình nhận biết -học -dạy.
Như vậy, vấn đề tự học của người học đã được các nhà giáo dục nước ngoài đã đề cập đến
ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đó là nhấn mạnh vai trò to lớn của tự học, tự nghiên cứu trong
hoạt động học tập của người học. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của tự học ,hoàn thành tốt
nhiệm vụ học tập của sinh viên, các tác giả đã đề cập đến các biện pháp sư phạm khác nhau
như: sinh viên phải có động cơ học tập và tự học mạnh mẽ, có kỹ năng tự học hợp lý coi như là
điều kiện cơ bản đảm bảo cho hoạt động tự học có hiệu quả. Đặc biệt, các tác giả quan tâm đến
việc thiết kế và tổ chức thực hiện hệ thống bài tập nhận thức, bài tập tự nghiên cứu , thơng qua
đó để hồn thành nhiệm vụ học tập của sinh viên. Tự học là hình thức dạy học ở đại học, là
hoạt động nhận thức của người học dưới sự chỉ đạo của giáo viên, là q trinh tự đào lạo ngồi
q trình dạy học ở nhà trường... Đó là những cơ sở quý báu để chúng ta tiếp thu, chọn lọc và
vận dụng vào thực tiễn dạy học ngày nay.
1.1.4.Ở Việt nam, hoạt động tự học của học sinh và sinh viên cũng được đề cập đến trong
lịch sử giáo dục và nhà trường qua các khía cạnh khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch
sử xã hội nhất định.
15
- Dưới chế độ phong kiến, nền giáo dục của nước ta ảnh hưởng tư tưởng giáo dục của
phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là tư tưởng nho giáo. Trong một thời gian dài, một số tư
tưởng tiến bộ về phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh của các nhà giáo dục học đã bị
mai một dần. Quá trình học tập thường được chú ý tới việc học chữ, học kiến thức của thầy.
Hoạt động của người học ít được chú ý tới. Học sinh ln gắn chặt với thầy giáo và làm theo
thầy, học theo thầy như một cái máy. Cách học như vậy đã được Roger Gal khái quát “Người ta
tìm thấy sự bắt chước đúng mà không cần độc đáo, người ta học thuộc lòng, người ta lặp lại
đồng thanh với nhau” [12 - tr.44].
- Dưới thời Pháp thuộc, cùng với chính sách xâm lược, khai thác bóc lột nước ta, thực dân
Pháp đã dùng chính sách “ngu dân” để cai trị. Vì vậy chúng ta chỉ được hưởng một nền giáo
dục hạn chế. Mọi động lực kích thích con người độc lập sáng tạo đều bị bóp nghẹt. Hoạt đơng
tự học của người học không được chú ý tới. Như Georger Dumontier - tên cáo già thực dân đã
thừa nhận: “Viêc truyền bá một nền học vấn đầy đủ cho người bản xứ là hết sức dại dột [8 tr.10]. Đại đa số người dân mất nước Việt Nam lúc đó đều mù chữ.
- Dưới thời Mỹ - ngụy ở miền Nam, một số nhà giáo dục có tư tưởng tiến bộ đã quan tâm
đến vấn đề tự học như: Thiêm Giang Trần Kim Bảng [4], Nguyễn Duy Cần [8], Nguyễn Hiến
Lê [24],.. Tuy nhiên các tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống, tồn diện
hoạt động tự học, nhất là tự học của sinh viên đại học. Họ chỉ mới nêu lên một số phương pháp
tự học mang tính kinh nghiệm cá nhân nhằm giúp người học tự trau dồi học vấn ngoài sự đào
tạo ở nhà trường.
Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có những bước tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng
kể trên nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học giáo dục, trong đó hoạt động tự học của người
học đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm chú ý tới.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những tác phẩm và những bài nói chuyện của người, nhất
là trong lĩnh vực giáo dục đã đề cập rất sâu sắc về vấn đề học tập và tự học của học sinh, của
người cán bộ cách mạng. Chính cuộc đời và sự nghiệp của người là tấm gương sáng ngời về ý
chí quyết tâm trong học tập và rèn luyện để đạt tới đỉnh cao của tài năng và đạo đức. Người
nói: “Phải tự nguyện, tự giác xem công việc học tập là nhiệm vụ của người cách mạng, phải cố
16
gắng hồn thành cho được, do đó mà tích cực, tự động hoàn thành kế hoạch học tập” [33tr.187].
- Trong tài liệu hướng dẫn cán bộ giảng dạy trẻ, tác giả Đặng Bá Lãm [18] đã đề xuất các
biện pháp sư phạm của giáo viên để nâng cao chất lượng tự học của sinh viên là: Hướng dẫn
phương pháp tự học, hình thành thói quen đọc sách, có kế hoạch kiểm tra việc tự học của sinh
viên.
Những năm 80 của thế kỷ XX, giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cùng với một nhóm nhà
nghiên cứu khoa học đã thực hiện đề tài nghiên cứu về hệ đại học vừa học vừa làm để đào tạo
giáo viên và đã đào tạo được nhiều khóa giáo viên phổ thơng bằng phương pháp tự học có
hướng dẫn thực tập làm giáo viên. Đề tài đã rút ra nhiều kết luận về vai trò tổ chức hoạt động
tự học đối với việc phát huy lỗ lực chủ quan của người học.
Gần đây, các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt [28], Nguyễn Ngọc Bảo [5]... đã chỉ rõ
các biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động tự học là: Hình thành ý thức tự học, bảo
đảm thời gian tự học, bồi dưỡng phương pháp tự học, bảo đảm các điều kiện vật chất cho tự
học, kiểm tra thường xuyên...
Tóm lại, qua việc nghiên cứu những tư tưởng về hoạt động tự học trong lịch sử giáo dục
học, chúng tôi thấy: Đã từ lâu vấn đề tự học được nhiều nhà giáo dục học quan tâm tới.Trong
các công tành kể trên, các tác giả đã có cách nhìn tồn diện sâu sắc về tự học từ vai trò, đặc
điểm, bản chất của các kỹ năng tự học trong quá trình dạy học đến các biện pháp tổ chức để
đảm bảo cho hoạt động tự học đạt kết quả cao.Các tác giả cũng cho rằng việc giáo dục động cơ
và việc hình thành cho học sinh hệ thống các kỹ năng tự học là một trong những biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng tự học của sinh viên.Tuy nhiên, việc giáo dục động cơ
và hình thành những kỹ năng tự học được các tác giả xem xét còn rải rác ở các cơng trình
nghiên cứu, chưa tập trung và sắp xếp thành hệ thống. Vì vậy, để nâng cao chất lượng hiệu quả
hoạt động tự học của sinh viên sư phạm hiện nay, cần phải tiếp thu những kinh nghiệm quí báu
về giáo dục động cơ hứng thú học tập và bồi dưỡng kỹ năng tự học cho sinh viên. Đồng thời,
phải xem xét việc hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên sư phạm trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học đại học theo hướng dạy - tự học.
17
1.2.Những cơ sở lý luận về hoạt động tự học và tổ chức hoạt động tự học của sinh viên
1.2.1.Khái niệm và đặc điểm hoạt động tự học của sinh viên
Tự học ( Self-leaning ) là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học bằng
hành động của chính mình để đạt được những mục đích nhất định.
Tự học là một hình thức tổ chức dạy học ở đại học. Trong quá trình dạy học, sinh viên có
thể tiến hành hoạt động tự học dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi sinh viên tự mình huy
động mọi phẩm chất năng lực, tiến hành các hoạt động tìm tịi, khám phá độc lập nhằm mục
đích chiếm lĩnh tri thức là họ tiến hành hoạt động tự học. Hoạt động tự học của sinh viên có thể
diễn ra dưới sự điều khiển gián tiếp của giáo viên, khi đó sinh viên là chủ thể nhận thức tích
cực, phải huy động mọi phẩm chất tâm lý cá nhân tiến hành các hành động học tập để lĩnh hội
tri thức theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Khi khơng có giáo viên điều khiển trực tiếp, sinh viên tự mình sắp xếp kế hoạch, sử dụng
các điều kiện vật chất và nhất là huy động năng lực bản thân để ôn tập, củng cố, đào sâu, mở
rộng và hoàn chỉnh tri thức, hoàn thành nhiệm vụ học tập do giáo viên giao cho. Đồng thời lĩnh
hội tri thức mới. Như vậy là sinh viên tự học dưới sự điều khiển gián tiếp của giáo viên nhằm
hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ dạy học và chương trình đào tạo của nhà trường.
Trong q trình học tập, ngồi những hoạt động học tập được tiến hành dưới sự tổ chức
và điều khiển của giáo viên, sinh viên còn tiến hành hoạt động tự học nhằm đáp ứng nhu cầu
hiểu biết riêng, bổ sung và mở rộng tri thức ngồi chương trình đào.tạo đã quy định của nhà
trường.
Do mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xem xét hoạt động tự học
của sinh viên ngoài thời gian lên lớp trong quá tành dạy học và luôn đặt dưới sự tổ chức, điều
khiển gián tiếp của giáo viên nhằm đạt được mục đích dạy học. Hoạt động tự học như vậy là
một hình thức tổ chức dạy học trong mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức tổ chức dạy học
khác của quá trình dạy học. Vì vậy, hoạt động tự học được nói tới ở đây là quá trình độc lập, nỗ
lực tìm tịi khám phá tri thức của sinh viên dưới sự tổ chức và điều khiển gián tiếp của giáo
viên nhằm cũng cố, mở rộng, đào sâu những tri thức đã lĩnh hội được. Sự chức, điều khiển của
giáo viên trong trường hợp này được tiến hành thông qua việc giao các nhiệm vụ tự học, các
18
bài tập nhận thức được thiết kế nhằm mục đích giảng dạy và hướng dẫn sinh viên hoàn thành
các nhiệm vụ đó. Sinh viên độc lập thực hiện các hành động tự học do chính nhiệm vụ học tập
đặt ra, nhưng không tách khỏi sự tổ chức điều khiển và kiểm tra của giáo viên. Điều đó thể hiện
rõ mơi quan hệ bản chất giữa giáo viên và sinh viên, giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong
quá trình dạy học.
1.2.2.Tổ chức hoạt động tự học của sinh viên.
Tổ chức hoạt động tự học của sinh viên bao gồm cả sự tổ chức, điều khiển của giáo viên
và sự tự tổ chức, tự điều khiển của sinh viên trong sự thống nhất với nhau nhằm mục đích cuối
cùng là giúp sinh viên tiến hành hoạt động tự học đạt kết quả tốt.
Hoạt động tự học của sinh viên có nhiều khâu, nhiều bước và được tiến hành thông qua
các hành động học tập của chính bản thân sinh viên .Vì vậy, khi tổ chức hoạt động tự học của
sinh viên, giáo viên phải làm cho sinh viên biết tự sắp xếp, bố trí các cơng việc sẽ tiến hành
trong thời gian tự học, sinh viên biết huy động các điều kiện, phương tiện cần thiết để hồn
thành từng cơng việc, biết tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả hoạt động tự học của mình.
Tự tổ chức hoạt động tự học của sinh viên là quá trình sinh viên tự sắp xếp, bố trí các
cơng việc tự học theo một trình tự hợp lý, phân phối thời gian cho từng công việc, lựa chọn địa
điểm và phương tiện, tự huy động năng lực cá nhân để hoàn thành từng công việc, tự điều tra
và tự điều chỉnh hoạt động tự học của mình để hồn thành tốt nhiệm vụ tự học đặt ra.
Như vậy việc tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên của các trường sư phạm thể hiện ở
vai teo tự tổ chức của sinh viên trong bố trí, sắp xếp các cơng việc , phân phối thời gian tự học ,
biết huy động mọi năng lực và phương tiện để thực hiện được kế hoạch tự học dưới sự tổ chức
và điều khiển của giáo viên . Kết quả tổ chức hoạt động tự học của sinh viên có liên quan chặt
chẽ với động cơ học tập , các kỹ năng tự học của sinh viên, vai trò tổ chức, điều khiển của giáo
viên cũng như các hoạt động khác cổ liên quan đến hoạt động tự học .
1.2.3.Vị trí, vai trị tự học của sinh viên trong quá trình đào tạo ở trường đại học sư
phạm.
Quá trình đào tạo ở trường sư phạm thực chất là quá trình cung cấp kiến thức khoa học bộ
môn, đồng thời bồi dưỡng và rèn luyện nghề sư phạm cho sinh viên thông qua hoạt động cơ
19
bản là hoạt động dạy học. Hoạt động dạy học ở trường sư phạm nói riêng và trường đại học nói
chung về bản chất là tổ chức, điều khiển người học tự chiến lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng kỹ
xảo và những cơ sở của nghề nghiệp.Vì vậy, hoạt động tự học của sinh viên sư phạm chiếm
một vị trí quan trọng trong q trình dạy học cũng như đào tạo của nhà trường sư phạm.
Tự học, tự đào tạo là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả học tập của
người học. Quá trình dạy học bao gồm hai mặt quan hệ hữu cơ, đó là hoạt động dạy của người
dạy và hoạt động học của người học. Người dạy đóng vai trị tổ chức, lãnh đạo, điều khiển và
định hướng hoạt động cho người học. Người học vừa là đối tượng tác động của dạy học, vừa là
chủ thể của q trình đó. Trong khi các dạng hoạt động khác của con người hướng vào việc làm
thay đổi đối tượng, khách thể của hoạt động thì hoạt động học tập, rèn luyện làm cho chính chủ
thể hoạt động thay đổi. Bằng hoạt động tự học, mỗi học sinh tự hình thành và phát triển nhân
cách của mình, khơng ai có thể làm thay mặc dù trong dạy học và giáo dục ln có sự định
hướng của giáo viên. Tác động của người dạy - giáo viên (ngoại lực) chỉ có thể được phát huy
thơng qua hoạt động tích cực, tự lực, chủ động sáng tạo của người học - tự học (nội lực). Như
vậy trong quá trình dạy học và đào tạo, tự học có vai trị quan trọng và được biểu hiện ở chỗ:
- Tự học là hoạt động giúp sinh viên lĩnh hội vững chắc hệ thông những tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo. Các nhà tâm lý học và giáo dục học trên thế giới vẫn thường nhấn mạnh đến vai trò của
chủ thể trong nhận thức hiện thực khách quan, họ đề cao nguyên lý học và công việc của từng
cá thể. Thực chất của quá trình thu nhận tri thức phải là quá trình tư duy bên trong của bản thân
chủ thể như Anhstanh đã từng nói: “Kiến thức chỉ có được do tư duy của con người” [10]. Quá
trình tự học khác hẳn với quá trình học tập thụ động nhồi nhét, áp đặt theo phương thức thông
tin - tiếp thụ. Quá trình tự học diễn ra đúng quy luật của hoạt động nhận thức, đó là hoạt động
đòi hỏi cá nhân phải phát huy cao độ những phẩm chất và năng lực của mình để phản ánh thế
giới khách quan, đặc biệt là năng lực tư duy trừu tượng. Kiến thức tự học là kết quả của hứng
thú, của tìm tịi, của lựa chọn, của định hướng, ứng dụng. Chính vì vậy mà kiến thức tự học bao
giờ cũng vững chắc, bền lâu, thiết thực và sáng tạo .
Tự học là hoạt động giúp sinh viên rèn luyện để phát triển năng lực nhận thức, hình thành
và phát triển các phẩm chất trí tuệ. Tự học khơng chỉ giúp cho sinh viên tích lũy được vốn tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo mà trong quá trình độc lập giải quyết các thao tác trí tuệ của sinh viên
20
làm cho các thao tác trí tuệ của sinh viên cũng trỏ nến thành thạo và vững chắc, giúp sinh viên
khơng ngừng phát huy tính tích cực, chủ động trong nhận thức. Từ đó hình thành các phẩm
chất hoạt động trí tuệ cần thiết như: tính định hướng, tính bề rộng, tính chiều sâu, tính linh
hoạt, tính mềm dẻo, tính độc lập, tính phê phán, tính khái qt… Khơng những vậy, tự học cịn
giúp cho sinh viên hình thành niềm tin khoa học, bồi dưỡng hứng thú khoa học, rèn luyện ý chí
phấn đấu, tính kiên trì, óc phê phán, bồi dưỡng hứng thú khoa học, lòng say mê nghiên cứu
khoa học... và những phẩm chất nhân cách khác.
Tự học, tự rèn luyện là con đường quan trọng nhất để sinh viên sư phạm ngày nay -người
giáo viên sau này, khơng ngừng nâng cao trình độ của mình.
Tóm lại, trong quá trình dạy học ở đại học, tự học chiếm một vị trí quan trọng và có vai
trị to lớn. Nếu nhà trường và các thầy cô giáo bồi dưỡng cho sinh viên ý chí và năng lực tự học
cần thiết thì sẽ khơi dậy tiềm năng to lớn vốn có của họ, tạo nên năng lực nội sinh vốn có của
q trinh học tập, vươn lên trên những kích thích bên ngồi như biện pháp thi đua, khen thưởng
trách phạt. Khả năng tự học chính là “nội lực” là nhân tố giữ vai trò quyết định chất lượng đào
tạo. Tuy nhiên, nói như vậy khơng có nghĩa hồn tồn hạ thấp vai trò của người thầy giáo và
tập thể sinh viên trong trường. Thầy cô và bạn bè trong lớp có vai trị quan trọng trong việc
định hướng, động viên, cổ vũ cho sinh viên tự học đúng hướng.
1.2.4.Vai trò của động cơ tự học.
Mọi hoạt động của con người đều là hoạt động có mục đích, được thúc đẩy bởi động cơ
của hoạt động đó. Động cơ hoạt động là lực đẩy trực tiếp, là nguyên nhân trực tiếp của hành
động, tạo nên khát vọng, hứng thú, giúp chủ thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt tới mục
đích đã định. Vì vậy, động cơ hoạt động sẽ quyết định kết quả của hoạt động đó.
Hoạt động tự học cũng giống như các hoạt động khác, được thúc đẩy bởi hệ thống động
cơ học tập nói chung và động cơ tự học nói riêng. Động cơ tự học cũng có nhiều cấp độ khác
nhau, bắt đầu từ sự thỏa mãn nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ tự học, tự khẳng định mình,
mong muốn thành thạo nghề nghiệp tương lai, cho tới cấp độ cao hơn là thỏa mãn nhu cầu hiểu
biết, lòng khao khát tri thức...
21
Tuy nhiên, “động cơ tâm lý không phải là cái thuần túy tinh thần ở bên trong cá thể. Nó
phải được vật thể hóa” (hiện thân, bám vào ) ở đối tượng của hoạt động. Điều đó có nghĩa là
động cơ phải có một hình thức tồn tại vật chất, hiện thực ở bên ngồi. Với ý nghĩa đó, đối
tượng của hoạt động chính là nơi hiện thân của động cơ hoạt động ấy [14].
Mọi động cơ đều có nguồn gốc từ bên ngồi, được hình thành từ những tác động bên
ngồi và được cá nhân hóa thành hứng thú, tâm thế, niềm tin của mỗi cá nhân. Hình thành động
cơ hoạt động cho cá nhân phải bắt đầu từ xây dựng các điều kiện bên ngoài cho phù hợp với
nhận thức tình cảm của cá nhân. Đó chính là quá trình chuyển vào trong của các điều kiện,
những yêu cầu có nguồn gốc từ bên ngồi thành động cơ hoạt động của cá nhân.
Sự nảy sinh động cơ tự học lúc đầu xuất phát từ ý thức trách nhiệm bắt buộc phải hoàn
thành các nhiệm vụ học tập đã thúc đẩy động cơ tự học của sinh viên. Chính trong q trình tự
học, chính nội dung tri thức khoa học làm nảy sinh trong sinh viên lòng khát khao hiểu biết sâu
sắc, ham muốn và say mê tự nghiên cứu thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của mình. Động cơ tự học
khơng thể áp đặt từ bên ngồi mà phải được hình thành bên trong mỗi cá nhân và trong chính
q trình sinh viên lĩnh hội tri thức trong học tập. Những động cơ có thứ bậc ngày càng cao sẽ
thúc đẩy mạnh mẽ tính tích cực nhận thức của sinh viên trong tự học.
Như vậy, động cơ tự học của sinh viên quyết định kết quả tự học của họ trong quá trình
đào tạo. Động cơ học tập để có nghề nghiệp bền vững sẽ là cơ sở phát triển động cơ tự học của
sinh viên. Hứng thú nhận thức và nhu cầu phát triển nghề thầy giáo tương lai tạo nên ở sinh
viên sự mong muốn khát khao chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và rèn luyện nghề
nghiệp trong suốt quá trình đào tạo.
1.2.5. Kỹ năng tự học là yếu tố cần thiết cho việc tổ chức hoạt động tự học của sinh viên.
Theo các nhà tâm lý học, kỹ năng tự học là hệ thông những thủ thuật, những thao tác, đảm
bảo cho con người sãn sàng và có năng lực hồn thành cơng việc một cách có ý thức, độc lập
với chất lượng cần thiết trong thời gian tương ứng với những điều kiện mới. Nói cách khác kỹ
năng là những phương thức thể hiện hành động thích hợp tương ứng với mục đích và những
điều kiện hoạt động hình thành những thói quen tốt, hạn chế những thói quen xấu trong hoạt
động nói chung và hoạt động tự học của sinh viên nói riêng. Các nhà giáo dục học đã coi kỹ
22
năng học tập của sinh viên là một loại kỹ năng chuyên biệt của hệ thốhg các kỹ năng sư phạm,
sử dụng để lĩnh hội tri thức nói riêng, phát triển trí tuệ nói chung trong q trình học tập [34].
Kỹ năng tự học là khả năng thực hiện có kết quả của một hay một nhóm hành động tự học
bằng cách vận dụng các tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những
điều kiện cho phép. Như Krupskaia đã nói: “Tự học, cịn có nghĩa là dựa vào những khái niệm
mình đã có, coi đó là hạt nhân, rồi tổ chức quanh nó những khái niệm mới gắn liền với hạt nhân
cơ bản [32]. Kỹ năng tự học có những đặc trưng sau:
- Kỹ năng tự học là tổ hợp các cách thức hành động tự học được người học nắm vững, nó
biểu ở mặt kỹ thuật của hành động tự học và mặt năng lực tự học của mỗi cá nhân. Có kỹ năng
tự học là có năng lực tự học ở mức độ nào đó.
- Kỹ năng tự học có liên hệ chặt chẽ với kết quả học tập. Nó là yếu tố mang tính mục
đích, ln hướng tới mục đích của hành động tự học và có ý nghĩa quyết định đến kết quả tự
học.
- Kỹ năng tự học là yếu tố cần thiết để sinh viên thực hiện có kết quả hoạt động tự học.
Trong quá trình dạy học, kỹ năng bao giờ cũng mang tính khái quát và được sinh viên sử
dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống khác nhau. Chỉ trên cơ sở tri thức và
những. thói quen đã được luyện tập một cách nhuần nhuyễn và chỉ thơng qua luyện tập có mục
đích, đặc biệt trong hành động có tính chất tự lực thì mới hình thành hệ thống kỹ năng tự học
cho sinh viên. Nói một cách khác, kỹ năng chỉ được hình thành trên cơ sở hệ thống các tri thức
tương ứng với nó, trong điều kiện được rèn luyện thường xuyên. Thực chất của việc hình thành
các kỹ năng học tập là làm cho học sinh nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm
làm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong bài tập, trong nhiệm vụ học tập cụ
thể. Hoạt động tự học của sinh viên không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo mới mà còn hướng vào cả việc tiếp thu những tri thức của chính bản thân hoạt động, nói
cách khác là tiếp thu được cả phương pháp giành tri thức đó. Hoạt động tự học của sinh viên
được tiến hành bởi các hành động tự học nhằm giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể, trong những
điều kiện cụ thể. Hành động tự học của sinh viên được thực hiện bằng hệ thống các thao tác trí
tuệ (so sánh, phân tích, trừu tượng hóa, khái qt hóa...) tùy thuộc vào những mục đích, điều
23
kiện, tri thức kỹ năng mà sinh viên đã có. Những thao tác trí tuệ tham gia thực hiện những hành
động này chính là những hành động được tổ chức lại và trở thành phương thức chiếm lĩnh,
hoàn thành các nhiệm vụ tự học khác. Nhờ kỹ năng này mà sinh viên không thụ động tư duy
theo sự dẫn dắt trực tiếp của thầy, khơng sao chép máy móc những kết luận, những khái niệm,
những định luật, định lý mà họ chiếm lĩnh chúng bằng các hoạt động tự khám phá theo phương
thức riêng của mình. Như vậy, trong quá trình tự học sinh viên ln tìm được những cách học
phù hợp với điều kiện riêng của mình, vận dụng chúng một cách linh hoạt, sáng tạo trong
những trường hợp cụ thể, những điều kiện cụ thể. Do đó trong hoạt động tự học ln địi hỏi ở
sinh viên tính chủ động, tính sáng tạo trong cách học hơn là những tri thức thu lượm được. về
vấn đề này, các nhà tâm lý học đã khẳng định: Mục đích của tự chủ trí tuệ khơng phải là biết
nhắc lại hay bảo tồn các chân lý đã có, mà phải là học cách chiếm lĩnh các chân lý bằng chính
bản thân mình. Trong giáo dục trí tuệ phải dẫn dắt học sinh tự xây dựng cho mình những cơng
cụ để làm biến đổi cái chất bên trong, nghĩa là biến đổi thực sự chứ khơng phải là hình thức bên
ngồi [34].
Vì vậy, để sinh viên thực hiện có kết quả hoạt động tự học, điều quan trọng là sinh viên
phải có đựơc hệ thống các kỹ năng tự học. Chính những kỹ năng tự học giúp cho sinh viên
hoàn thành những nhiệm vụ học tập của mình và làm thỏa mãn những nhu cầu nhận thức của
chính bản thân mình. Và đến lượt nó, chính những nhiệm vụ học tập được sinh viên ý thức đầy
đủ, cùng với sự khao khát tìm tịi chiếm lĩnh tri thức mới lại đặt sinh viên vào tình huống phải
tìm ra những phương thức chiếm lĩnh mới. Như vậy, kỹ năng tự học luôn được hoàn thiện để
giúp sinh viên biến động cơ học tập thành kết quả cụ thể làm cho sinh viên vững vàng hơn, tự
tin hơn trong học tập. Kỹ năng tự học là điều kiện vật chất bên trong tạo ra kết quả học tập.
1.2.6. Hoạt động tự học của sinh viên trong trường đại học.
1.2.6.1.Mối quan hệ giữa người dạy và người học trong quá trình tự học của sinh viên.
Quá trình dạy học ở đại học bao gồm hai hoạt động thông nhất biện chứng với nhau: hoạt
động dạy và hoạt động học. Hoạt động dạy của người thầy giáo nhằm lãnh đạo, tổ chức, điều
khiển quá trình nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và nghiên cứu khoa học của người học trong các
lĩnh vực khoa học. Hoạt động của người học là sự tự giác , tích cực huy động mọi chức năng
tâm lý từ cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy đến tình cảm, ý chí hành động nhằm
24
chiếm lĩnh tri thức. Hoạt động học tập của sinh viên đại học có nhiều nét khác với học sinh phổ
thông. Sinh viên tự giác nắm vững những tri thức khoa học liên quan đến nghề nghiệp tương lai
của mình, đồng thời, họ phải dần dần tham gia vào quá trình tự tìm ra chân lý mới trong lĩnh
vực nghề nghiệp bằng cách tiến hành nghiên cứu khoa học thông qua các bài tập nghiên cứu
như: các niên luận, các khóa luận, đề án tốt nghiệp... Trong q trình nhận thức, sinh viên phải
phản ánh được bản chất và những quy luật của thế giới khách quan vào ý thức của mình. Sự
phản ánh đó mang tính khách quan về nội dung, đồng thời, sinh viên phải có cách thức phản
ánh riêng của mình, có cách sắp xếp trình bày tri thức thu lượm được theo cách riêng của mình.
Đây là một điểm thể hiện tính độc lập sáng tạo riêng của mỗi cá nhân trong học tập. Như vậy,
hoạt động học của sinh viên đại học là hoạt động thể hiện trình độ tư duy lý luận cao, thể hiện
tính độc lập cao, thể hiện bản lĩnh cao trong việc đề ra và bảo vệ ý kiến của mình. Tuy nhiên
hoạt động đó khơng tách rời khỏi vai trị tổ chức, điều khiển và định hướng của người thầy.
Chúng ta có thể nói rằng: Bản chất của q trình dạy học ở đại học là quá trình nhận thức có
tính chất nghiên cứu của sinh viên dưới sự chỉ đạo của thầy giáo nhằm đạt được các nhiệm vụ
dạy nghề, dạy phương pháp và dạy lý tưởng nghề nghiệp [35]. Quá trình dạy học ở đại học thực
chất là q trình dạy - tự học, trong đó bao gồm hoạt động dạy của người thầy (ngoại lực) và
hoạt động tự học của trò (nội lực).
Mối quan hệ giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động tự học của trò là mối quan hệ giữa
nội lực và ngoại lực [34].
Hoạt động tự học của trò là hoạt động tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra, tự điều
chỉnh:
- Bản thân người học tự tìm hiểu vấn đề, tìm thập thông tin, xác định vấn đề, đưa ra các
giả thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề thích hợp nhất. Sau đó, người học thử nghiệm các
giải pháp đề ra, tự tìm ra kiến thức mới, cách giải quyết vấn đề mới và tạo ra những sản phẩm
ban đầu có tính chất cá nhân của mỗi người học.
- Người học tự thể hiện các sản phẩm của mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự trình bày
và bảo vệ ý kiến cá nhân của mình trước tập thể lớp và thầy cơ. Qua đó tạo ra sản phẩm có tính
chất xã hội.
25