Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.04 KB, 16 trang )

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theo
phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Thăng Long.
3.1. Phương hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Thăng Long trong những năm tới.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong những năm qua, Chi nhánh cần
duy trì những thành tích đã đạt được, hạn chế các khó khăn đang cản trở việc nâng
cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng của ngân hàng. Trong những năm tới,
phương hướng phát triển của Thanh toán quốc tế là hướng tới các mục đích sau:
- Tập trung tất cả các nghiệp vụ trên tinh thần kinh doanh có hiệu quả và
đảm bảo an toàn trong Thanh toán quốc tế.
- Tiếp tục tiếp thị khách hàng về nguồn USD, nhưng phải khéo léo đàm phán
với khách hàng trong trường hợp giá USD bình ổn. Nhu cầu USD trên thị trường
thấp thì phải tìm được cách để khách hàng chuyển ngoại tệ về trong ngày.
- Tiếp thị khách hàng xuất khẩu, trước hết trên tinh thần đảm bảo thực phục
vụ khách hàng chính xác, nhanh, an toàn, hiệu quả, ưu tiên giảm các loại phí về
xuất khẩu, có cách thức tiếp thị tốt. Trong trường hợp đối với khách hàng có hàng
xuất khẩu vượt quá khả năng thì phải trình lên Ban giám đốc để cùng tìm ra hướng
tiếp thị. Cụ thể cho trường hợp này là về tập đoàn than, đây là một khách hàng có
nguồn xuất khẩu lớn nhưng đến nay, Chi nhánh vẫn chưa thể tíêp thị hàng xuất về.
- Kết hợp chặt chẽ các Chi nhánh trực thuộc phục vụ các khách hàng có nhu
cầu về Thanh toán quốc tế nhằm tăng số lượng về khách hàng, tăng doanh số
Thanh toán quốc tế.
Với phòng Thanh toán quốc tế nói riêng, trong nhữg năm tới, nhằm phát triển
dịch vụ ngân hàng nói chung và của phòng nói riêng. Trong xây dựng và thực thi
chiến lược phát triển dịch vụ, ngân hàng một mặt vừa phải đa dạng hoá các dịch
vụ, mặt khác là phải đi liền với đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất
lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng.
Trước hết là phải hết sức quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và có
chiến lược lâu dài phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, theo nguyên lý con
người là yếu tố quyết định. Để nâng cao chất lượng dịch vụ trước yêu cầu hội nhập


thì phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng, trong toàn bộ các chi
nhánh. Có chính sách thu hút người giỏi, người có tài, người có năng lực về hoạt
động dịch vụ ngân hàng từ các ngân hàng khác, các ngành khác và các trường đại
học trong và ngoài nước về. Chính sách thu hút chủ yếu là chính sách đãi ngộ, bố
trí và sử dụng, việc tạo điều kiện phát huy tốt chuyên môn và không khí làm việc
trong chi nhánh. Mạnh dạn áp dụng mô hình thuê chuyên gia nước ngoài trong lĩnh
vực dịch vụ ngân hàng làm việc tại ngân hàng.
Thứ hai là không ngừng nâng cao mức độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.
Một mặt phù hợp với tiềm lực tài chính của ngân hàng, phù hợp với mặt bằng
chung về công nghệ của đất nước, nhưng phải đảm bảo xu thế chung của khu vực
và quốc tế. Cần nhận thức rằng, chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào yếu tố quan
trọng thứ hai này đó là trình độ công nghệ. Có cán bộ giỏi chuyên môn, nhưng hệ
thống máy móc thiết bị không hiện đại, trình độ công nghệ không tiên tiến, không
thể làm nên hệ thống các dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, uy tín để cung cấp
cho khách hàng.
Thứ ba là không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản trị điều hành và
kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Công tác này phải thường xuyên được nâng lên ngang
tầm với trình độ hiện đại của công nghệ. Đồng thời cần thường xuyên rà soát lại
các quy trình, quy định nội bộ trong chi nhánh để hoàn thiện, bổ sung, nâng cấp và
tránh sơ hở dễ bị lợi dụng.
Thứ tư là, thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng. Đánh giá kịp thời các
thông tin ngược chiều, các ý kiến của khách hàng cần được ngân hàng trân trọng,
tốt nhất là có thư cảm ơn, có chính sách khuyến khích khách hàng. Các ý kiến có
giá trị, có ý nghĩa thiết thực nên có phần thưởng cho khách hàng.
Về phương pháp tổ chức quản lý: Giao kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế
hoạch kinh doanh, thường xuyên theo dõi, thông báo tình hình thực hiện chỉ tiêu
của từng cá nhân và cả phòng Thanh toán quốc tế.
Tương lai chung sự phát triển của Chi nhánh trong hệ thống phát triển của
NHNo, Chi nhánh đã nỗ lực để xây dựng và phát triển thương hiệu Agribank với

các việc làm thiết thực như:
- Bảo vệ và bảo hộ bản quyền sở hữu thương hiệu Agribank trong nước và
quốc tế.
- Quảng bá hình ảnh, củng cố uy tín, nâng cao vị thế, chiếm lĩnh thị phần, mở
rộng thị trường của Agribank trong nước, trong khu vực và quốc tế.
- Tạo niềm tin vững chắc về chất lượng sản phẩm dịch vụ đối với cả Ngân
hàng và khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh của các dịch vụ sản phẩm của
Agribank.
- Việc xây dựng và phát triển thương hiệu của Agribank đảm bảo: Đúng pháp
luật Việt Nam, pháp luật các nước có liên quan và công ước quốc tế, đúng định
hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; Có tính thống nhất toàn hệ thống;
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá, bình xét thi
đua khen thưởng.
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Thanh toán quốc
tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long.
3.2.1. Giải pháp về con người.
Con người trong mọi lĩnh vực luôn đóng vai trò trung tâm cho nên để nâng
cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng thì việc đầu tiên là phải chú trọng đến việc
đào tạo nguồn nhân lực cung cấp các dịch vụ này.
Tiềm lực con người là vô cùng to lớn, có nhiều tiềm ẩn cần được khai thác
triệt để và có hiệu quả nhất. Người cán bộ ngân hàng chính là bộ mặt thể hiện hình
ảnh, chất lượng sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng.
Trong công tác thanh toán quốc tế, đặc biệt là trong thanh toán quốc tế theo
phương thức Tín dụng chứng từ thì yếu tố con người, cụ thể ở đây là các cán bộ
thanh toán quốc tế với sự vững vàng về nghiệp vụ chuyên môn, tính thận trọng và
những kinh nghiệm của họ chính là tấm chắn bảo vệ sự an toàn cho các hoạt động
cung cấp dịch vụ của ngân hàng trong thanh toán quốc tế.
Tính chất phức tạp của nghiệp vụ thanh toán quốc tế đòi hỏi các cán bộ phải
có năng lực chuyên môn cao, có sự am hiểu về nhiều lĩnh vực, nắm bắt được các

văn bản luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế, có vốn ngoại ngữ tốt, có kinh
nghiệm cũng như tinh thần học hỏi làm mới mình.
Từ thực tế đó, yêu cầu Chi nhánh phải chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo
và bồi dưỡng cán bộ:
- Quá trình tuyển dụng đầu vào cho Ngân hàng phải được thực hiện một cách
nghiêm túc, công tâm để có thể tìm ra được những cán bộ thanh toán quốc tế thực
sự có năng lực, đáp ứng được nhu cầu cần thiết hiện tại của Chi nhánh. Chi nhánh
rất cần phải chú trọng đến công tác tuyển dụng nhằm thu hút được đội ngũ cán bộ
có trình độ chuyên môn cao, có khả năng thích nghi với mọi môi trường làm việc,
có tâm huyết cũng như niềm đam mê tận tụy với công việc.
Có thể nói, hiện nay việc tuyển dụng được một cán bộ thanh toán quốc tế là cả
một quá trình phức tạp. Nguyên nhân là do chất lượng nguồn nhân lực chưa đủ để
đáp ứng được nhu cầu của công việc, trong khi khối lượng công việc rất lớn và đòi
hỏi thực tế là phải có thêm nhân lực để có thể cùng chia sẻ gánh vác công việc.
- Rà soát và bố trí đội ngũ cán bộ kinh doanh đối ngoại đảm bảo tính chuyên
trách và chuyên môn nghiệp vụ. Không thể để các cán bộ bị chồng chéo công việc,
hay một người phải đảm nhận quá nhiều công việc bên cạnh công tác chuyên môn
của mình, bởi như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công tác của cán bộ nói riêng,
từ đó ảnh hưởng đến quá trình hoạt động chung của toàn bộ Chi nhánh. Mỗi một
cán bộ là một phần của Ngân hàng, do đó, Chi nhánh phải tạo mọi điều kiện để
mỗi người được làm đúng công việc chuyên môn của mình, đảm bảo công tác đạt
được hiệu quả cao nhất, đem đến sự thoả mãn hài lòng cao nhất cho khách hàng.
- Thực hiện chế độ khuyến khích kịp thời, thưởng phạt nghiêm minh góp phần
nâng cao trách nhiệm trong công việc của mỗi cán bộ, đồng thời tạo môi trường và
điều kiện làm việc để họ có thể phát huy tối đa năng lực, phát huy được tính độc
lập trong phạm vi công việc mà họ đang đảm trách.
- Tiếp tục công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thanh toán
quốc tế, cử cán bộ đi học trong và ngoài nước để học tập kinh nghiệm, nâng cao
trình độ, cập nhật kiến thức nghiệp vụ cũng như các kiến thức liên quan phục vụ
cho công việc.

- Bố trí và phân bổ công việc hợp lý đúng người, đúng việc, đúng khả năng,
không gây dư thừa nguồn lực cũng không gây giao quá nhiều trách nhiệm cho một
cá nhân, khiến công việc có thể bị chồng chéo làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn
thành công việc của các cán bộ thanh toán quốc tế cũng như các cán bộ ngân hang
khác.
- Hoàn thiện và nâng cao hơn nữa tác phong làm việc công nghiệp, xây dựng
phong cách giao dịch của cán bộ ngân hàng.
Chiến lược con người là một giải pháp quan trọng trong trước mắt và lâu dài,
chiến lược này phải được tiến hành đi đôi với thực hiện hiện đại hoá công nghệ
ngân hàng thì mới có thể thực sự mang lại hiệu quả làm việc cao cũng như đem lại
sức cạnh tranh cho Chi nhánh.
3.2.2. Giải pháp về công nghệ.
Việc ứng dụng các khoa học, công nghệ tiên tiến hiện đại chính là xu hướng
của các ngân hàng hiện nay. Các ngân hàng đang tiến tới mục đích đẩy ngân hàng
cùng các dịch vụ ngân hang đến tận nhà, mang tính tự phục vụ - Selfservices ngày
càng cao và đầy tiện lợi. Công nghệ càng tiên tiến hiện đại thì khả năng đáp ứng
nhu cầu cho khách hàng ngày càng cao. Do đó sẽ nâng cao được chất lượng phục
vụ, chất lượng cung cấp dịch vụ của Ngân hàng đến tận từng khách hàng. Có thể
nói công nghệ là một trong những nhân tố làm nên sức cạnh tranh của Ngân hàng.
Công nghệ là chìa khoá mở ra những thành công mới giúp ngân hàng ngày càng
phát triển.
Hiện nay ở Chi nhánh có ứng dụng công nghệ IPCIS - Dự án thanh toán nội
bộ ngân hàng và Kế toán khách hàng. Hệ thống này đem lại nhiều lợi ích cho dịch
vụ ngân hàng cũng như tiết kiệm tối đa thời gian cho giao dịch, thuận tiện, nhanh
chóng cho khách hàng và tăng khả năng tích hợp các hệ thống nghiệp vụ đơn lẻ,
cũng như các chức năng khác của ngân hàng.
Tuy nhiên đến nay, chỉ mới có hội sở chính và 3/9 ngân hàng trực thuộc được
ứng dụng chương trình này. Trong thời gian tới, Chi nhánh Thăng Long cần phải
cho ứng dụng đồng bộ hệ thống IPCIS cho tất cả các ngân hàng trực thuộc. Bên

×