Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN ĐIỆN Đối tượng huấn luyện: Người làm công việc vận hành đường dây dẫn trên không (A)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.45 KB, 24 trang )

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN ĐIỆN

PHẦN LÝ THUYẾT
CHUYÊN NGÀNH
Đối tượng huấn luyện: Người làm công việc
vận hành đường dây dẫn trên không (A)

Hà Nội, năm 2023


MỤC LỤC
BẬC 1 AN TOÀN ĐIỆN (A1).............................................................................3
1. Nhận biết các mối nguy hiểm khi làm việc gần đường dây có điện:................3
2. Quy trình vận hành khi làm việc gần đường dây đang có điện:........................3
3. Quy trình xử lý sự cố đường dây dẫn điện khi làm phụ việc:...........................3
4. Biện pháp an toàn khi kiểm tra hành lang hoặc làm việc gần đường dây có
điện:.......................................................................................................................4
BẬC 2 AN TỒN ĐIỆN (A2).............................................................................8
1. Nhận biết các mối nguy hiểm khi làm việc trên đường dây được bố trí cắt
điện:.......................................................................................................................8
2. Quy trình vận hành, xử lý sự cố khi làm việc trên đường dây được bố trí cắt
điện:.......................................................................................................................8
3. Biện pháp an tồn khi làm việc trên đường dây được bố trí cắt điện:...............8
4. Biện pháp an toàn khi chặt, tỉa cây gần hành lang bảo vệ an tồn đường dây
đang có điện:.........................................................................................................9
5. Biện pháp an tồn khi làm việc trên cao:........................................................10
BẬC 3 AN TỒN ĐIỆN (A3)...........................................................................12
1. Nhận biết các mối nguy hiểm khi làm việc trên đường dây hạ áp có điện, đi
chung cột với các đường dây cao hạ áp khác:.....................................................12


2. Nhận biết các mối nguy hiểm khi làm việc trên đường dây cao áp được bố trí
cắt điện theo phân đoạn, đi chung cột hoặc giao chéo với đường dây đang vận
hành:....................................................................................................................12
3. Quy trình vận hành, xử lý sự cố khi làm việc trên đường dây được bố trí cắt
điện nhưng đi chung cột hoặc giao chéo với đường dây đang vận hành:...........13
4. Biện pháp an toàn khi kiểm tra đường dây đang vận hành:............................15
5. Biện pháp an toàn khi làm việc trên đường dây được bố trí cắt điện nhưng gần
nơi có điện:..........................................................................................................16
6. Biện pháp an toàn khi chặt, tỉa cây vi phạm hành lang bảo vệ an tồn đường
dây đang có điện:.................................................................................................16
BẬC 4 AN TOÀN ĐIỆN (A4)...........................................................................18
1. Nhận biết tất cả các mối nguy hiểm trong quản lý vận hành đường dây:.......18
2. Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây có điện:.......................18
3. Quy trình điều tra sự cố:..................................................................................19
1


4. Biện pháp an toàn khi làm việc trên đường dây có điện:................................19
BẬC 5 AN TỒN ĐIỆN (A5)...........................................................................22
1. Đánh giá rủi ro về tai nạn trong quản lý vận hành đường dây:.......................22
2. Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây khi phối hợp nhiều đơn
vị công tác:..........................................................................................................22
3. Phối hợp an tồn nhiều đơn vị cơng tác khi kiểm tra đường dây dẫn điện:....23
4. Phối hợp an tồn nhiều đơn vị cơng tác khi làm việc trên đường dây dẫn điện
đã cắt điện hoặc có điện:.....................................................................................23
5. Phối hợp an tồn nhiều đơn vị cơng tác khi chặt, tỉa cây trong và gần hành
lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện:............................................................23
6. Phối hợp an toàn nhiều đơn vị công tác khi làm việc trên cao........................23

2



BẬC 1 AN TOÀN ĐIỆN (A1)
1. Nhận biết các mối nguy hiểm khi làm việc gần đường dây có điện:
Cơng việc làm gần đường dây trên không đang vận hành bao gồm:
- Làm việc trên đoạn đường dây trên không đã cắt điện, nhưng giao chéo
với đường dây trên không đang vận hành.
- Làm việc trên đoạn đường dây trên khơng đã cắt điện nhưng có chiều dài
từ 2,0 km trở lên đi bên cạnh hoặc song song và cách đường dây trên không
đang vận hành với khoảng cách nhỏ hơn quy định như sau:
Cấp điện áp đường dây trên không
(kV)

Khoảng cách nhỏ hơn (m)

110

100

220

150

500

200

- Làm việc trên đường dây trên không đã cắt điện nhưng đi chung cột với
đường dây trên khơng đang vận hành.
- Khoảng cách an tồn đối với lưới điện hạ áp xoay chiều là 0,3 m. Khi làm

việc gần thiết bị điện không bọc cách điện hoặc điểm hở trên lưới điện nếu
không đảm bảo khoảng cách an tồn này thì phải sử dụng các biện pháp cách
điện.
- Các mối nguy bao gồm: Phóng điện khi vi phạm khoảng cách an tồn,
cảm ứng.
2. Quy trình vận hành khi làm việc gần đường dây đang có điện:
Áp dụng quy trình vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa đường dây
trung áp trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam được ban hành theo quyết
định số 267/QĐ-EVN ngày 04/03/2019 trong Điều 24. Khoảng cách an tồn
phóng điện theo cấp điện áp quy định tại khoản 1,2 và 3 điều 10 của Nghị định
14/2014 (Quy phạm Trang bị điện Bộ Cơng Thương phần II)
3. Quy trình xử lý sự cố đường dây dẫn điện khi làm phụ việc:
Khi kiểm tra phát hiện thấy dây đứt rơi xuống đất hoặc cịn lơ lửng nhóm
kiểm tra phải tìm mọi biện pháp báo cắt điện ngay và ngăn mọi người khơng
được đến gần vị trí dây rơi xuống đất với khoảng cách nhỏ hơn 10m. Trường
3


hợp sự việc xảy ra tại nơi có người và xe cộ qua lại thì phải cử người đứng gác
và báo ngay cho lãnh đạo đơn vị quản lý đường dây hoặc điều độ Công ty Điện
lực biết để kịp thời xử lý giải phóng hiện trường đảm bảo an toàn cho người và
xe cộ đi lại. Nếu giao cho người khác đứng gác thì phải giải thích kỹ biện pháp
an toàn cho người đứng gác biết.
4. Biện pháp an toàn khi kiểm tra hành lang hoặc làm việc gần đường dây có
điện:
* Biện pháp an tồn khi kiểm tra hành lang:
- Đi kiểm tra đường dây trên không, thiết bị điện bằng mắt thì được phép
làm việc 01 người. Phải xem như đường dây trên khơng đang có điện, kiểm tra
tiến hành trên mặt đất, ban đêm phải có đèn soi, chú ý dây dẫn bị chùng võng và
đứt, rơi.

- Khi thấy dây dẫn đứt, rơi xuống đất hoặc cịn lơ lửng phải có biện pháp để
khơng cho mọi người tới gần dưới 10 m, kể cả bản thân. Nếu là nơi có người
qua lại thì phải cử người cảnh giới và báo ngay cho trực ca điều độ (hoặc trưởng
ca vận hành lưới điện, nhà máy điện) biết. Nếu giao cho người khác cảnh giới
thì phải giải thích kỹ biện pháp an toàn cho người cảnh giới biết.
- Khi trèo lên cột phải kiểm tra sơ bộ tình trạng của móng cột và cột. Cấm
trèo phía đặt tay xà có sứ đỡ dây dẫn.
- Khi tiến hành đo nối đất đường dây trên khơng đang vận hành thì phải
đảm bảo các điều kiện sau: Trời khơng có mưa, giơng, sét. Nếu đường dây trên
khơng có bảo vệ bằng dây chống sét thì khi tháo dây nối đất phải mang găng tay
cách điện, hoặc trước khi tháo, đầu dây nối đất ở cột phải được nối tắt tạm thời
vào một cọc nối đất bằng một đoạn dây dẫn có tiết diện tối thiểu 10 mm2.
* Làm việc gần đường dây có điện:
- Đảm bảo khoảng cách an tồn điện:
+ Khi thực hiện công việc, Đơn vị công tác phải đảm bảo khoảng cách an
toàn điện theo quy định.
- Khi khơng có rào chắn tạm thời, khoảng cách an tồn điện đối với điện
cao áp xoay chiều không nhỏ hơn quy định tại bảng sau:
Cấp điện áp (kV)

Khoảng cách an toàn về điện (m)

Từ 01 đến 15

0,70

Trên 15 đến 35

1,00
4



Trên 35 đến 110

1,50

220

2,50

500

4,50

Khoảng cách an toàn đối với lưới điện hạ áp xoay chiều là 0,3 m. Khi làm
việc gần thiết bị điện không bọc cách điện hoặc điểm hở trên lưới điện nếu
không đảm bảo khoảng cách an tồn này thì phải sử dụng các biện pháp cách
điện.
- Khi có rào chắn tạm thời, khoảng cách an tồn từ rào chắn đến phần có
điện cao áp xoay chiều không nhỏ hơn quy định tại bảng sau:
Cấp điện áp (kV)

Khoảng cách an toàn về điện (m)

Từ 01 đến 15

0,35

Trên 15 đến 35


0,60

Trên 35 đến 110

1,50

220

2,50

500

4,50

- Khoảng cách cho phép nhỏ nhất đến phần có điện cao áp xoay chiều
phải bảo đảm tương ứng theo cấp điện áp công tác quy định ở bảng sau:
Cấp điện áp (kV)

Khoảng cách an toàn về điện (m)

Trên 1 đến 35

0,6

Trên 35 đến 110

1,0

220


2,0

500

4,0

- Khoảng cách an tồn phóng điện theo cấp điện áp đối với thiết bị, dụng
cụ, phương tiện (trừ xe chuyên dùng cho công tác sửa chữa điện) quy định tại
bảng sau:
Cấp điện áp (kV)

Khoảng cách an toàn về điện (m)

5


Trên 1 đến 35

4,0

110

6,0

220

6,0

500


8,0

- Nếu khơng có quy định riêng, khoảng cách an toàn điện đối với điện một
chiều áp dụng như đối với điện xoay chiều.
+ Nếu không bảo đảm được khoảng cách an tồn điện thì phải cắt điện để
cơng tác.
- Thiết lập vùng làm việc an tồn.
Trước khi làm việc gần phần có điện, Đơn vị quản lý vận hành có trách
nhiệm tạo vùng làm việc cho Đơn vị công tác theo quy định sau:
+ Yêu cầu đối với tạo vùng làm việc an tồn: Khơng được ảnh hưởng đến
vận hành của các phần có điện gần vùng làm việc an tồn. Khơng cản trở hoặc
gây khó khăn cho Đơn vị cơng tác trong việc thốt nạn khi xảy ra tai nạn, sự cố.
+ Đơn vị quản lý vận hành và Đơn vị công tác phối hợp xác định ranh
giới vùng làm việc an toàn.
+ Lập rào chắn tạm thời hoặc áp dụng biện pháp phù hợp để Đơn vị công
tác xác định được ranh giới vùng làm việc an toàn bằng trực quan.
- Bàn giao vùng làm việc cho Đơn vị công tác.
- Tiếp nhận, làm việc trong vùng làm việc an toàn
+ Khi tiếp nhận, Người chỉ huy trực tiếp và Người cho phép phải kiểm tra
vùng làm việc an tồn.
+Trong q trình làm việc Đơn vị công tác không được: Vượt qua ranh
giới vùng làm việc an toàn do Đơn vị quản lý vận hành lập và bàn giao cho Đơn
vị công tác. Dịch chuyển, dỡ bỏ rào chắn, biển báo, tín hiệu xác định vùng làm
việc an toàn và các biện pháp an toàn do Đơn vị quản lý vận hành lập.
- Thiết lập cảnh báo an toàn.
+ Tại các khu vực nguy hiểm và khu vực lắp đặt thiết bị điện phải bố trí
hệ thống rào chắn, biển báo, tín hiệu phù hợp để cảnh báo nguy hiểm.
+ Đối với thiết bị điện cao áp lắp đặt ngoài trời phải thực hiện các biện
pháp để những người khơng có nhiệm vụ khơng được vào vùng đã giới hạn: Rào
6



chắn, khoanh vùng hoặc các biện pháp an toàn khác. Biển báo, tín hiệu cảnh báo
“cấm vào” được đặt ở lối vào, ra. Khóa cửa hoặc các biện pháp ngăn chặn khác
được bố trí ở cửa vào, ra.
+ Đối với thiết bị điện cao áp lắp đặt trong nhà phải thực hiện các biện
pháp thích hợp để ngăn chặn những người khơng có nhiệm vụ đến gần các thiết
bị.
+ Đơn vị cơng tác phải đặt các tín hiệu cảnh báo an tồn tại những vùng
nguy hiểm trong q trình thực hiện cơng việc để đảm bảo an tồn cho Nhân
viên đơn vị công tác và cộng đồng.

7


BẬC 2 AN TOÀN ĐIỆN (A2)
1. Nhận biết các mối nguy hiểm khi làm việc trên đường dây được bố trí cắt
điện:
+ Bất kỳ nguyên nhân nào làm cho đường dây đã cắt điện có điện trở lại:
chưa cách ly khỏi các phần có điện từ phía trước, thao tác đóng điện nhầm,
giơng sét, điện cảm ứng lan truyền…
+ Rị điện ở kết cấu kim loại của lưới tạp.
+ Ngã cao tại các vị trí cột gây mất an tồn trong q trình leo cao.
+ Cơn trùng.
+ Rơi đồ do bố trí dụng cụ thi cơng chưa phù hợp; treo puly, buộc dây kéo
sứ, dụng cụ đồ nghề không chắc chắn.
+ Tai nạn do vận hành các thiết bị nâng.
+ Va chạm xe chuyên dùng đang làm việc với các phương tiện giao thơng.
2. Quy trình vận hành, xử lý sự cố khi làm việc trên đường dây được bố trí cắt
điện:

- Làm việc ban đêm phải có đủ ánh sáng.
- Khi có giơng, bão hoặc sắp có giơng, bão Người chỉ huy trực tiếp phải
cho đơn vị công tác ra khỏi khu vực nguy hiểm do đứt dây hoặc gãy đổ cột…
Cấm làm việc trên đường dây khi có gió cấp 6 trở lên và mưa to nặng hạt, nước
chảy thành dòng trên người và thiết bị trừ trường hợp đặc biệt khi có lệnh khẩn
cấp của cấp có thẩm quyền.
- Trường hợp có thơng báo cơn bão khẩn cấp thì phải ngừng cơng việc trên
sửa chữa đường dây (trừ một số cơng việc phải làm để đối phó với bão).
3. Biện pháp an toàn khi làm việc trên đường dây được bố trí cắt điện:
- Phải có nối đất tại nơi làm việc theo Quy trình an tồn điện hiện hành.
- Nếu làm việc vào ban đêm phải có đủ ánh sáng.
- Các cơng việc làm ở trên đường dây điện trên khơng cao áp phải có ít
nhất 02 người thực hiện. Cho phép 01 người tiến hành các công việc như treo
(in) biển báo, sửa chân cột, đánh số cột,… mà không trèo lên cột cao quá 2,0 m
và không sửa chữa các cấu kiện của cột.

8


- Khi có giơng, bão hoặc sắp có giơng, bão Người chỉ huy trực tiếp phải
cho Nhân viên đơn vị cơng tác ra khỏi khu vực nguy hiểm có thể xảy ra do đứt
dây hoặc đổ, gãy cột, lũ quét, lở đất.
- Cấm làm việc trên đường dây điện trên khơng khi bắt đầu có gió cấp 6 trở
lên hoặc có mưa nặng hạt, nước chảy thành dịng trên người và thiết bị điện.
- Khi công tác trên chuỗi sứ, chỉ cho phép người di chuyển dọc chuỗi sứ
sau khi đã xem xét kỹ chuỗi sứ, khơng có vết nứt ở đầu sứ hay các phụ kiện
khác, các móc nối, khố, chốt cịn tốt và đủ. Người làm việc phải sử dụng dây an
toàn phụ cài chặt vào xà hoặc đầu cột.
- Khi tiến hành công tác trên đường dây điện trên không vượt đường sắt,
đường bộ, đường sông phải áp dụng các biện pháp như sau:

+ Giao chéo với đường sắt, đường sông phải báo trước cho cơ quan quản
lý đường sắt, đường sông và mời đại diện của họ tới điểm công tác để phối hợp,
đảm bảo an toàn cho hai bên và cộng đồng.
+ Giao chéo với đường bộ phải cử Người cảnh giới cầm cờ đỏ (hoặc đèn
đỏ nếu là ban đêm), đứng cách nơi làm việc với khoảng cách hợp lý về hai phía
để báo hiệu. Nếu có nhiều xe qua lại thì phải bắc giàn giáo.
- Được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ.
- Tuân thủ biện pháp an toàn khi làm việc trên cao.
4. Biện pháp an toàn khi chặt, tỉa cây gần hành lang bảo vệ an toàn đường
dây đang có điện:
- Việc chặt cây ở gần đường dây điện trên không phải thực hiện những quy
định như sau:
+ Người chưa huấn luyện và kiểm tra, chưa có kinh nghiệm không trực
tiếp chặt cây.
+ Người chỉ huy trực tiếp phải thông báo cho Nhân viên đơn vị công tác
biết về nguy hiểm khi trèo lên cây, khi cây và dây thừng tiếp xúc hoặc vi phạm
khoảng cách an toàn với dây dẫn.
+ Cấm chặt cây khi có gió cấp 4 trở lên. Cấm cưa cây sẵn hàng loạt rồi
làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ cây kia. Cấm đứng ở phía cây đổ và
phía đối diện. Để tránh cây khỏi đổ vào đường dây điện trên khơng phải dùng
dây thừng buộc và kéo về phía đối diện với đường dây điện trên không.
+ Khi chặt cây phải chặt cành mục, cây mục trước, khi cây sắp đổ, cành
sắp gẫy phải báo cho người xung quanh biết.

9


+ Khi sử dụng dụng cụ để chặt cây phải dùng dây để buộc chuôi dụng cụ
(dao, cưa,…) với cổ tay tránh rơi vào người khác. Dây an toàn phải được mắc,
quàng vào cành cây hoặc thân cây chắc chắn.

+ Trường hợp sử dụng cưa máy, sào cách điện để cưa cây, cắt cây thì
người thực hiện phải được huấn luyện thành thạo quy trình sử dụng cưa máy,
sào cắt cây. Khi cưa cây phải có biện pháp tránh cưa rơi xuống đất gây nguy
hiểm cho người bên dưới.
+ Phải cắt điện đường dây điện trên không khi chặt cây, chặt cành có khả
năng đổ, rơi vào đường dây điện trên khơng. Nếu khơng cắt điện thì phải có biện
pháp để hạ cây, cành an toàn
5. Biện pháp an toàn khi làm việc trên cao:
* Nhận diện mối nguy khi làm việc trên cao: Ngã cao; rơi thiết bị, dụng cụ,
vật liệu xuống, trượt đổ thang, sập giàn giáo.
* Trang bị cá nhân:
- Làm việc trên cao bắt buộc phải đeo dây an toàn, dù thời gian làm việc rất
ngắn (trừ trường hợp làm việc trên mặt bằng, sàn thao tác có lan can bảo vệ chắc
chắn). Dây đeo an tồn phải móc vào vị trí chắc chắn ngay phía trên vị trí làm
việc sao cho chiều cao rơi là nhỏ nhất (để giảm động năng rơi). Phải xem xét để
đảm bảo rằng khoảng khơng gian bên dưới vị trí đó khơng có các vật cản có thể
gây ra va chạm người trong tình huống bị rơi.
- Quần áo bảo hộ lao động phải gọn gàng, tay áo buông và cài cúc, đội mũ
an toàn cài quai, đi giầy bảo hộ phải buộc dây, đeo dây an toàn, mùa rét phải
mặc đủ ấm.
* Điều kiện sức khỏe:
- Người làm việc trên cao phải có chứng nhận đủ sức khỏe của Cơ quan y
tế có thẩm quyền, tuân thủ Quy định sức khỏe của người lao động làm việc trên
cao thuộc Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam và các quy định sửa đổi bổ
sung thay thế sau này.
- Người đang ốm đau hoặc đã sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn
khơng được phép làm việc trên cao.
- Người chỉ huy trực tiếp phải đánh giá sơ bộ tình trạng sức khoẻ của người
chuẩn bị làm việc trên cao, nếu bình thường mới được phép làm việc.
- Người làm việc trên cao nếu thấy sức khỏe không thể tiếp tục cơng việc

thì phải báo cho Người chỉ huy trực tiếp biết. Trường hợp người làm việc trên
cao khơng tự xuống được thì Người chỉ huy trực tiếp phải có phương án trợ
giúp.
10


* Khơng làm việc trên cao ngồi trời như làm việc trên giàn giáo cao, ống
khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 2 tầng trở lên trong điều
kiện thời tiết sau:
- Giơng bão có gió từ cấp 5 trở lên hay trời mưa to tạo thành dịng hoặc có
giơng sét.
- Trời nắng nóng với nhiệt độ trên 38 0C và không được trang bị phương
tiện che nắng, làm mát.
- Trời tối không đủ ánh sáng.
* Các hành vi bị cấm khi làm việc trên cao:
- Sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cách tung,
ném.
- Cho vào túi quần, áo các dụng cụ, vật liệu nặng. Mang vác dụng cụ, vật
liệu nặng lên cao cùng với người.
- Đùa nghịch, nói chuyện riêng, làm việc riêng, làm những việc ngoài
nhiệm vụ được phân công.
- Sử dụng điện thoại di động trong quá trình lên hoặc xuống.
- Leo trèo, đi lại tùy tiện (như trên mặt tường, mặt dầm, giàn và các kết cấu
lắp ghép khác, leo trèo qua lan can an toàn, leo trèo theo giàn giáo, đu bám vào
dây treo để lên và xuống…).
* Các chỉ dẫn bắt buộc:
- Để dụng cụ làm việc vào chỗ chắc chắn hoặc làm móc treo vào vị trí cố
định, sao cho khi va đập mạnh khơng rơi xuống phía dưới (mặt đất, mặt bằng,
sàn thao tác).

- Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc hạ xuống phải dùng dây trực tiếp
hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải giữ một đầu dây và
khơng đứng gần sát vị trí làm việc tính theo phương thẳng đứng.
- Chỉ được mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc-nơ-vít, cờlê, mỏ-lết, búa con nhưng phải đựng trong túi đựng đồ chuyên dùng.
- Làm việc trên những mái nhà trơn, dốc phải có biện pháp an tồn để tránh
trượt ngã.
- Khi lên xuống và di chuyển phải đi đúng tuyến quy định.

11


BẬC 3 AN TOÀN ĐIỆN (A3)
1. Nhận biết các mối nguy hiểm khi làm việc trên đường dây hạ áp có điện, đi
chung cột với các đường dây cao hạ áp khác:
a) Đối tượng nhận diện:
- Tại các vị trí có đường dây trung áp đi phía trên (giao chéo, gần, song
song) khơng đạt khoảng cách an tồn khi làm việc.
- Trên 01 trụ có bố trí từ 02 đường dây hạ áp thuộc 02 trạm biến áp khác
nguồn (khi cắt nguồn trạm biến áp này, trạm biến áp kia vẫn còn điện).
- Trụ néo lưới của 02 đường dây hạ áp khác nhau, mà khi công tác trên
đường dây hạ áp này khơng đảm bảo khoảng cách an tồn hoặc không thể che
chắn đường dây hạ áp kia, không có biển cảnh báo cố định.
- Trụ khơng an tồn khi sửa chữa điện cho khách hàng (dây nhánh, cầu
chì phức tạp, sử dụng dây trần).
- Tại các vị trí trụ gây mất an tồn trong q trình leo trụ: Trụ khơng có
lỗ ty trèo, khơng qng được dây an toàn hoặc hộp chống ngã cao, dây nhợ
chằng chịt (dây nhánh, cáp, thùng công tơ không đúng quy định kỹ thuật hệ
thống đo đếm, cáp viễn thông, panô, biển quảng cáo, nhà cửa bao trùm trụ điện).
- Tại các vị trí trụ khơng đảm bảo tính chịu lực khi làm việc: Nguy cơ
đứt, mất dây néo tại vị trí góc; Trụ nghiêng, móng trụ bị xâm hại, sạt lở có khả

năng ngã đổ; Xà, phụ kiện bằng kim loại bị mục sét, có nguy cơ gãy, tuột.
b) Các mối nguy tương ứng.
- Phóng điện do vi phạm khoảng cách an toàn.
- Điện giật do tiếp xúc các điểm hở hoặc rị điện.
- Ngã cao do các vị trí trụ gây mất an tồn trong q trình leo.
- Cột đổ, ngã; dây. dẫn tuột, đứt mất an toàn cho người làm việc và người
tham gia giao thông.
- Côn trùng.
2. Nhận biết các mối nguy hiểm khi làm việc trên đường dây cao áp được bố
trí cắt điện theo phân đoạn, đi chung cột hoặc giao chéo với đường dây đang
vận hành:
- Điện giật do rò điện, cảm ứng.
12


- Ngã cao tại các vị trí cột gây mất an tồn trong q trình leo cao.
- Phóng điện do vi phạm khoảng cách an toàn.
- Khi tháo hay lắp dây dẫn thì phải đề phịng khả năng dây bật lên trên
đường dây điện trên khơng có điện gây phóng điện.
- Dây dẫn và dây chống sét sắp đưa lên cột phải được nối đất, nếu là đường
dây điện trên khơng giao chéo thì phải nối đất ở hai phía chống giật điện do cảm
ứng.
- Cột đổ, ngã.
- Côn trùng.
- Rơi đồ do bố trí dụng cụ thi cơng chưa phù hợp, không chắc chắn.
- Tai nạn do vận hành các thiết bị nâng;
- Tai nạn nơi có các phương tiện giao thơng tham gia.
3. Quy trình vận hành, xử lý sự cố khi làm việc trên đường dây được bố trí cắt
điện nhưng đi chung cột hoặc giao chéo với đường dây đang vận hành:
a) Khi làm việc trên đường dây điện trên không đã cắt điện nhưng đi chung

cột với đường dây điện trên không đang vận hành phải thực hiện những quy
định sau đây:
- Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không
nhỏ hơn quy định như sau:
Cấp điện áp đường dây điện trên không
(kV)

Khoảng cách nhỏ nhất (m)

Từ 1 đến 35

3,0

66

3,5

110

4,0

220

6,0

500

8,5

- Đối với đường dây điện trên không điện áp đến 35 kV khi khoảng cách

giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch nhỏ hơn 3,0 m quy định trong bảng trên
nhưng phải lớn hơn từ 2,0 m trở lên thì cho phép tiến hành cơng việc có trèo lên
cột ở mạch đã cắt điện khi mạch kia vẫn còn điện (trừ việc kéo dây chống sét)
13


song phải áp dụng các biện pháp ngăn ngừa khả năng vi phạm khoảng cách theo
quy định với mạch đang mang điện trong quá trình làm viêc.
+ Người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra đúng tuyến đường dây điện trên
khơng đã được cắt điện, đồng thời phải có đủ các loại biển báo an toàn, cờ để
treo ở các cột hai đường dây điện trên không đi chung và thực hiện đủ, đúng các
biện pháp an toàn khi trèo cao theo quy định.
- Khi làm việc trên đường dây điện trên không cao áp đến 35 kV đã cắt
điện nhưng phía dưới có đường dây điện trên khơng hạ áp đi chung cột đang vận
hành, trong trường hợp không thể cắt điện đường dây điện trên không hạ áp ở
phía dưới để căng, kéo dây đường dây điện trên khơng phía trên thì phải được
lập thành phương án cụ thể, được Cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Cấm làm việc khi có gió cấp 4 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm
ra dây dẫn trên cột, cuộn dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng kim
loại.
b) Khi làm việc trên đường dây điện trên không đã cắt điện nhưng giao
chéo với đường dây dẫn điện trên không đang vận hành phải thực hiện những
quy định sau đây:
- Nếu người và phương tiện làm việc không vi phạm khoảng cách an toàn
cho phép hoặc áp dụng các biện pháp an tồn phịng tránh khác thì khơng phải
cắt điện đường dây điện trên không ở gần với đường dây điện trên không sẽ làm
việc.
- Khi tháo hoặc nối dây trong khoảng cột giao chéo với đường dây điện
trên khơng đang vận hành thì phải cắt điện các đường dây điện trên khơng ở
phía dưới đường dây điện trên không sửa chữa.

- Trường hợp không thể cắt điện đường dây điện trên khơng ở phía dưới
để căng, kéo dây đường dây điện trên khơng phía trên thì cho phép làm giàn
giáo để cách ly với đường dây điện trên khơng có điện. Trong trường hợp này
giàn giáo phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định, đảm bảo khoảng cách an tồn đối
với đường dây điện trên khơng có điện. Trong thời gian làm giàn giáo phải cắt
điện đường dây điện trên khơng phía dưới và việc làm giàn giáo này phải được
lập thành phương án cụ thể, được Cấp có thẩm quyền của Đơn vị cơng tác phê
duyệt.
- Nếu có tháo hay lắp dây dẫn thì phải đề phịng khả năng dây bật lên trên
đường dây điện trên không có điện, bằng cách dùng dây thừng chồng qua dây
dẫn ở cả hai đầu và ghì xuống đất. Dây dẫn và dây chống sét sắp đưa lên cột
14


phải được nối đất, nếu là đường dây điện trên khơng giao chéo thì phải nối đất ở
hai phía.
- Khi thi công, khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa dây cáp thép (cáp
hãm, kéo) và dây chằng thép tới dây dẫn của đường dây điện trên khơng đang có
điện được quy định như sau:
Cấp điện áp (kV)

Khoảng cách nhỏ nhất (m)

Đến 35

2,5

110

3,0


220

4,0

500

6,0

- Nếu dây chằng có thể dịch lại gần dây dẫn đang có điện ở khoảng cách
nhỏ hơn khoảng cách được quy định tại Bảng trên thì phải dùng dây néo để kéo
dây chằng đủ cách xa dây dẫn. Dây cáp thép (cáp kéo) phải bố trí sao cho khi bị
đứt cũng khơng thể văng về phía dây dẫn đang có điện.
- Khi sử dụng thiết bị, dụng cụ, phương tiện (trừ phương tiện phục vụ sửa
chữa nóng) làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải đảm
bảo khoảng cách an tồn phóng điện theo cấp điện áp theo quy định tại bảng
sau:
Cấp điện áp (kV)

Khoảng cách an toàn về điện (m)

Trên 1 đến 35

4,0

110

6,0

220


6,0

500

8,0

4. Biện pháp an toàn khi kiểm tra đường dây đang vận hành:
- Đi kiểm tra đường dây điện trên khơng, thiết bị điện bằng mắt thì được
phép làm việc 01 người. Phải xem như đường dây điện trên không đang có điện,
kiểm tra tiến hành trên mặt đất, ban đêm phải có đèn soi, chú ý dây dẫn bị chùng
võng và đứt, rơi.
- Khi thấy dây dẫn đứt, rơi xuống đất hoặc cịn lơ lửng phải có biện pháp để
không cho mọi người tới gần dưới 10 m, kể cả bản thân. Nếu là nơi có người
15


qua lại thì phải cử người cảnh giới và báo ngay cho trực ca điều độ (hoặc trưởng
ca vận hành lưới điện, nhà máy điện) biết. Nếu giao cho người khác cảnh giới
thì phải giải thích kỹ biện pháp an toàn cho người cảnh giới biết.
- Khi trèo lên cột phải kiểm tra sơ bộ tình trạng của móng cột và cột. Cấm
trèo phía đặt tay xà có sứ đỡ dây dẫn.
+ Trời khơng có mưa, giơng, sét.
+ Nếu đường dây điện trên khơng có bảo vệ bằng dây chống sét thì khi tháo
dây nối đất đất phải mang găng tay cách điện, hoặc trước khi tháo, đầu dây nối
đất ở cột phải được nối tắt tạm thời vào một cọc nối đất bằng một đoạn dây dẫn
có tiết diện tối thiểu 10 mm2.
5. Biện pháp an toàn khi làm việc trên đường dây được bố trí cắt điện nhưng
gần nơi có điện:
Cơng việc làm gần đường dây điện trên không đang vận hành bao gồm:

- Làm việc trên đoạn đường dây điện trên không đã cắt điện, nhưng giao
chéo với đường dây điện trên không đang vận hành.
- Làm việc trên đoạn đường dây điện trên không đã cắt điện nhưng có chiều
dài từ 2,0 km trở lên đi bên cạnh hoặc song song và cách đường dây điện trên
không đang vận hành với khoảng cách nhỏ hơn quy định như sau:
Cấp điện áp đường dây
điện trên không (kV)

Khoảng cách nhỏ hơn (m)

110

100

220

150

500

200

- Làm việc trên đường dây điện trên không đã cắt điện nhưng đi chung cột
với đường dây điện trên không đang vận hành.
6. Biện pháp an toàn khi chặt, tỉa cây vi phạm hành lang bảo vệ an tồn
đường dây đang có điện:
- Tn thủ biện pháp an tồn khi làm việc trên cao.
- Khơng vi phạm khoảng cách an toàn đối với từng cấp điện áp.
- Việc chặt cây phải tuân thủ những biện pháp an toàn sau:


16


+ Người chưa huấn luyện và kiểm tra, chưa có kinh nghiệm không trực
tiếp chặt cây.
+ Người chỉ huy trực tiếp phải thông báo cho Nhân viên đơn vị công tác
biết về nguy hiểm khi trèo lên cây, khi cây và dây thừng tiếp xúc hoặc vi phạm
khoảng cách an tồn với dây dẫn.
+ Cấm chặt cây khi có gió cấp 4 trở lên. Cấm cưa cây sẵn hàng loạt rồi
làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ cây kia. Cấm đứng ở phía cây đổ và
phía đối diện. Để tránh cây khỏi đổ vào đường dây điện trên khơng phải dùng
dây thừng buộc và kéo về phía đối diện với đường dây điện trên không.
+ Khi chặt cây phải chặt cành mục, cây mục trước, khi cây sắp đổ, cành
sắp gẫy phải báo cho người xung quanh biết.
+ Khi sử dụng dụng cụ để chặt cây phải dùng dây để buộc chuôi dụng cụ
(dao, cưa,…) với cổ tay tránh rơi vào người khác. Dây an toàn phải được mắc,
quàng vào cành cây hoặc thân cây chắc chắn.
+ Trường hợp sử dụng cưa máy, sào cách điện để cưa cây, cắt cây thì
người thực hiện phải được huấn luyện thành thạo quy trình sử dụng cưa máy,
sào cắt cây. Khi cưa cây phải có biện pháp tránh cưa rơi xuống đất gây nguy
hiểm cho người bên dưới.
+ Phải cắt điện đường dây điện trên không khi chặt cây, chặt cành có khả
năng đổ, rơi vào đường dây điện trên khơng. Nếu khơng cắt điện thì phải có biện
pháp để hạ cây, cành an toàn.

17


BẬC 4 AN TOÀN ĐIỆN (A4)
1. Nhận biết tất cả các mối nguy hiểm trong quản lý vận hành đường dây:

- Điện giật do rò điện.
- Ngã cao do sử dụng dây an tồn khơng đúng quy trình.
- Phóng điện do vi phạm khoảng cách an toàn.
- Cột đổ, ngã.
- Cơn trùng.
- Đuối nước.
2. Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây có điện:
- Phải có đủ tài liệu quản lý kỹ thuật.
+ Đề án thiết kế kỹ thuật thi cơng cơng trình đường dây (kể cả các cơng
trình phụ trợ).
+ Tài liệu thay đổi thiết kế, các văn bản thay đổi thiết kế và bảng kê
những thay đổi thiết kế liên quan.
+ Tài liệu kỹ thuật, lý lịch, catalog, hướng dẫn lắp đặt vận hành và bảo
dưỡng, biên bản thí nghiệm xuất xưởng, biên bản thí nghiệm hiệu chỉnh các vật
tư thiết bị lắp đặt trên đường dây.
+ Các hồ sơ pháp lý liên quan như:
Văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công.
Giấy phép cấp đất xây dựng và các văn bản thoả thuận của các cơ quan
quản lý chuyên ngành.
Hồ sơ đền bù (có khối lượng và giá trị đền bù cho từng hộ có xác nhận
của chính quyền địa phương)...
+ Hồ sơ thi công (nhật ký thi công, các biên bản thí nghiệm …).
+ Hồ sơ nhà cửa, cơng trình nằm trong hành lang tuyến.
+ Các biên bản nghiệm thu từng phần (phần ngầm, phần nổi ...) của các
đơn vị thi cơng lắp đặt, thí nghiệm và giám sát cơng trình.
+ Biên bản nghiệm thu tổng hợp đưa cơng trình vào vận hành.
+ Hồ sơ hồn cơng.
18



- Phải có đủ số lượng, chất lượng trang thiết bị, dụng cụ, vật tư dự phịng
theo quy định.
- Có đầy đủ các biển báo an toàn cần thiết.
- Thực hành thuần thục các biện pháp an toàn khi thực hiện quy trình vận
hành cũng như xử lý sự cố.
3. Quy trình điều tra sự cố:
* QĐ 736/EVN ngày 9/6/2021 - Quy trình điều tra sự cố nhà máy điện,
lưới điện và hệ thống điện trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam;
4. Biện pháp an toàn khi làm việc trên đường dây có điện:
* Những cơng việc làm việc trên đường dây cao áp đang mang điện:
- Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 2,0 m, khơng tháo dỡ cấu kiện
cột.
- Cơng việc có trèo lên cột từ 2,0 m trở lên và cách dây dẫn cuối cùng theo
chiều thẳng đứng tối thiểu bằng khoảng cách quy định tại Điều 5 Quy trình an
tồn điện (cụ thể như: đặt, tháo thiết bị đếm sét, thay thanh giằng, sơn và sửa
chữa cục bộ trên cột).
- Công việc có trèo lên cột ở vị trí cao hơn quy định về khoảng cách tại
điểm nêu trên (cụ thể như: sơn xà và phần trên của cột, gỡ tổ chim, kiểm tra dây
dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các phụ kiện khác).
* Vệ sinh cách điện đường dây dẫn điện trên không cao áp khi đang vận
hành:
- Vệ sinh cách điện từ 110kV trở xuống bằng dụng cụ chuyên dùng.
* An toàn khi làm việc trên đường dây cao áp đang có điện:
- Khi tiến hành cơng việc phải tuân thủ các biện pháp an toàn khi làm việc
trên cao và đảm bảo khoảng cách an toàn cho phép.
- Sử dụng tấm che: Trên đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 35kV,
khi khoảng cách giữa dây dẫn và cột điện nhỏ hơn theo quy định trên, cho phép
tiến hành các công việc trên thân cột nhưng phải dùng các tấm che bằng vật liệu
cách điện phù hợp cấp điện áp.
- Việc sửa chữa đường dây dẫn điện trên không không cắt điện chỉ được

phép tiến hành khi đã kiểm tra dây dẫn và cột điện bền chắc, đảm bảo an toàn.

19



×