Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phân tích đặc điểm của báo chí in và báo chí in cần làm gì để thu hút công chúng trong bối cảnh truyền thông hiện nay?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.67 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG ĐẠI CƯƠNG
Tên đề tài:
Phân tích đặc điểm của báo chí in và báo chí in cần làm gì để thu hút cơng
chúng trong bối cảnh truyền thơng hiện nay?

Giảng viên: ThS. Vũ Trà My
Sinh viên: Khuất Yến Nhi – 20030145
Nguyễn Khắc Quang – 21030443
Khổng Thị Hà My – 21031406
Nguyễn Hải Yến – 21030920
Trần Tiến Đạt – 19030328
Nguyễn Thịnh Nguyên Bách – 20030800
Trần Ngọc Sơn – 20030883
Nguyễn Tam Hà – 20030816
Đào Thu Trang – 21032178
Nguyễn Thúy Hiền - 21032135

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2022
1


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BÁO IN..................................................................3
1.1. Khái niệm báo chí in ...................................................................................3
1.2. Hồn cảnh ra đời của báo in........................................................................3
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA BÁO IN .................................................................4
2.1. Tính đại chúng và đa dạng .............................................................................4


2.2. Tính chuẩn xác, cụ thể ...................................................................................5
2.3. Tính ngắn gọn, súc tích và định lượng ............................................................6
2.4. Tính khn mẫu và đặc thù ...........................................................................7
2.5. Tính thẩm mỹ và biểu cảm .............................................................................8
CHƯƠNG 3: BÁO IN CẦN LÀM GÌ ĐỂ THU HÚT CÔNG CHÚNG TRONG BỐI
CẢNH TRUYỀN THÔNG HIỆN NAY? ................................................................ 10
3.1. Thay đổi về hình thức của báo in.................................................................. 10
3.1.1. Các tờ báo in tăng thêm số lượng trang báo ............................................. 10
3.1.2. Các tờ báo in thay đổi khổ giấy in báo...................................................... 10
3.1.3. Tăng định kỳ phát hành báo in ................................................................ 11
3.2. Các tờ báo in thay đổi về nội dung................................................................ 12
3.3. Thay đổi về nền tảng phát hành báo in ......................................................... 13
3.3.1. Nền tảng trực tiếp ................................................................................... 13
3.3.2. Nền tảng trực tuyến ................................................................................ 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 15

2


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BÁO IN
1.1.

Khái niệm báo chí in
Báo in là ấn phẩm định kì chuyển tải nội dung thơng tin mang tính thời sự và được

phát hành rộng rãi trong xã hội thông qua các công cụ như máy in, mực in và giấy in. Căn
cứ vào định kì xuất bản, tính chất nội dung thơng tin, hiện nay báo in ở nước ta có hai loại
là báo và tạp chí. Bao gồm: báo hàng ngày, báo nhiều kì trong tuần, báo một số kì trong
tuần, báo tuần, báo nửa tháng, báo hàng tháng. Tạp chí là những ấn phẩm định kì có nội
dung chun sâu vào một hay một số vấn đề, lĩnh vực của đời sống xã hội, khoa học kĩ

thuật,… Định kì xuất bản của tạp chí có thể là 1 tuần, nửa tháng, 1 tháng, 2 tháng. Cũng có
tạp chí xuất bản 3, 4, 5 hoặc 6 tháng/kỳ.
1.2.

Hoàn cảnh ra đời của báo in
Báo in ra đời của vào cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, đánh dấu một bước ngoặt

lớn cho việc thông tin các sự kiện, vấn đề đang xảy ra trong xã hội. Nó được đánh dấu bằng
sự ra đời của công nghệ in, đặc biệt là chiếc máy in của Gutenburg cho phép chuyển tải
các thông tin và kiến thức lên trên giấy. Vào nửa đầu thế kỷ XVII, những tờ báo in mới bắt
đầu được xuất bản có tính định kỳ, chủ yếu đưa tin về Châu Âu.

3


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA BÁO IN
2.1. Tính đại chúng và đa dạng
Chính vì báo in hướng tới đơng đảo quần chúng nhân dân nên ngơn ngữ của báo in
có tính chất dễ hiểu vì là ngơn ngữ của đại đa số độc giả. Ngay cả những lập luận phức tạp
nhất cũng ln được tác giả trình bày đơn giản, dễ hiểu để mọi người dù trình độ hiểu biết
đến đâu cũng có thể đọc và hiểu một cách rõ ràng. Tuy không đa dạng như báo điện tử
nhưng báo in ngày nay ln nỗ lực hết mình để đa dạng hóa cách thức truyền tải thơng tin
đến độc giả. Đặc biệt, bài viết có thêm các hình ảnh cụ thể, bảng thống kê,… để người đọc
có thể hình dung điều này một cách sinh động nhất. Nội dung thông tin của từng loại báo
in phong phú, đa dạng nhằm thu hút sự chú ý của từng thế hệ độc giả đối với các thể loại
khác nhau. Phải nói rằng, khơng có loại hình báo chí nào theo kịp được báo in về mặt này,
bởi sự đa dạng của nó.
Báo in bao gồm nhiều chủng loại như: Nhật báo là những tờ báo xuất bản hằng ngày,
có thể phát hành vào buổi sáng, trưa, tối,..; Tuần báo là các tờ báo xuất bản định kỳ tuần
một số; Báo thưa kỳ là những tờ báo xuất bản nhiều kỳ trong tuần, tháng; Nguyệt san là

những tờ báo, tạp chí xuất bản theo chu kỳ tháng một số; Bán nguyệt san là những tờ báo
hoặc tạp chí đặt tên theo chu kỳ xuất bản 15 ngày một số; Đặc san là những tờ báo, tạp chí
xuất bản định kỳ hoặc khơng định kỳ và được xuất bản trong những điều kiện cụ thể như
các dịp lễ tết, các sự kiện chính trị trọng đại; Phụ san là những tờ báo hay tạp chí xuất bản
thêm số phụ định kỳ hoặc khơng định kỳ; Báo Nhân Dân dành cho cán bộ, đảng viên và
những ai quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội trong và ngoài nước; Báo thiếu nhi, báo
phụ nữ, báo tiền phong... có đối tượng phục vụ là thiếu nhi, học sinh... Ngồi ra cịn có nội
san, chun san, tập san, chuyên đề, bản tin và các loại tạp chí khác.
Tính đánh giá trên báo in thể hiện rất rõ qua ngôn ngữ đậm nét của những lời nhận
xét, đánh giá. Bởi có nhiều bạn đọc đến với báo in khơng chỉ muốn nắm bắt thơng tin nhanh
chóng, kịp thời mà còn muốn biết những hướng dẫn, phân tích chuyên sâu về sắc thái trên
báo in. Chính lợi thế này mà nó đã giúp báo in đứng vững và cạnh tranh với các loại hình
báo chí khác trong sự phát triển nhanh chóng vượt bậc của khoa học công nghệ.
4


2.2. Tính chuẩn xác, cụ thể
Ngơn ngữ của mỗi phong cách phải đảm bảo tính chính xác. Nhưng với ngơn ngữ báo
chí, phẩm chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chức năng của báo chí là định hướng
dư luận. Ngay cả một lỗi nhỏ nhất trong từ ngữ cũng có thể khiến người đọc khó hiểu hoặc
hiểu sai thơng tin, tức là có hậu quả xã hội nghiêm trọng khó lường. Chẳng hạn, một nhà
báo viết bài có câu: “Chúng tơi chia tay với tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt–
Trung”. Rõ ràng từ "với" ở đây khơng được chấp nhận (vì cụm từ "chia tay với..." diễn tả
ý nghĩa "từ bỏ, tạm biệt"), nên thay bằng từ "trong".
Để sử dụng ngơn ngữ chính xác, nhà báo ít nhất phải đáp ứng hai yêu cầu: Thứ nhất,
nhà báo phải giỏi tiếng mẹ đẻ, cụ thể: nắm vững ngữ pháp, có từ vựng lớn và khơng ngừng
phát triển; thành thạo ngữ âm; hiểu biết về phong cách. Thứ hai, bám sát thực tế và nguyên
bản để phản ánh, không tưởng tượng, thêm bớt. Hai yêu cầu này có mối quan hệ rất mật
thiết với nhau. Ngơn ngữ hay nhưng xa rời thực tế, ngôn ngữ chỉ biết “khóc” trong trống
rỗng, thiếu hơi ấm của cuộc sống, đã có cuộc chinh phục mạnh mẽ người đọc. Ngược lại,

nếu hiểu rõ thực tế mà ngơn ngữ khơng tốt thì không thể truyền đạt thông tin hiệu quả như
mong muốn, thậm chí có khi mắc phải những sai lầm gây hại cho người khác, cho xã hội.
Nhà báo không chỉ đạt hiệu quả giao tiếp cao thông qua việc sử dụng đúng từ ngữ trong
cơng việc mà cịn góp phần khơng nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, bởi
vì số lượng người tiếp nhận sản phẩm báo chí khơng chỉ lớn đến mức khơng nhận diện
được (đặc biệt là trẻ em). Họ ln coi báo chí như ngọn hải đăng trong ứng xử với ngơn
từ, chính vì vậy ngơn ngữ báo chí ngày càng được coi trọng. Tiếng Việt càng hồn thiện
thì càng có điều kiện để phát triển.
Tính cụ thể của báo in chính là tạo ra sự xác định cho đối tượng được đề cập đến. Mỗi
đối tượng được nhắc đến trong tác phẩm báo in đều phải được xác định cụ thể như tên tuổi,
nghề nghiệp, chức vụ,… tại sao nói cần thiết những thơng tin đó. Bởi vì khi lên mặt báo
phải cụ thể như vậy thì người đọc mới có thể hình dung và kiểm chứng một cách rõ nét
nhất. Tất nhiên thì trong báo in vẫn cịn những khuyết điểm như ảnh minh họa đính kèm
cịn mang tính chung chung chưa cụ thể…
5


2.3. Tính ngắn gọn, súc tích và định lượng
Hiện nay xu hướng của các độc giả đó chính là họ muốn nắm thơng tin nhanh chóng
chứ khơng phải đọc một bài báo tít dài lê thê vì họ khơng có nhiều thời gian, muốn đọc
lướt qua một cái là có thể nắm rõ được tình hình sự việc. Hiện tại nhiều tác phẩm báo chí
trên báo tin vẫn cịn tít dài, nội dung dài nhưng đã có sự thay đổi và cải tiến rất nhiều.
Chính vì vậy hiện nay ngơn ngữ trên báo in đang càng ngày ngắn gọn nhưng khơng đánh
mất đi ý nghĩa của nó, đậm chất thơng tấn để cho người đọc nắm được thông tin nhanh
nhất. Dù ngắn gọn nhưng vẫn phải đảm bảo đúng nghĩa, đó chính là đặc điểm vơ cùng quan
trọng của báo in.
Ví dụ: thị trường vật liệu xây dựng: Xi măng “nóng” – Sắt thép “lạnh” (Báo Thanh
Niên, 18/1/2006)
Báo chí chính là sự cơ đọng thơng tin một cách chính xác nhất gửi đến người đọc.
Phần lớn độc giả khơng có nhiều thời gian để đọc từng vấn đề, thậm chí họ chỉ nghe lướt

qua hoặc đọc lướt qua vài dòng chữ đầu để hiểu thông tin. Cho nên, ngôn ngữ báo chí càng
ngắn gọn càng súc tích thì lại càng tốt. Tuyệt đối không được dài lê thê, lan man như văn
xuôi hay tiểu thuyết sẽ khiến đọc giả chán nản khi đọc.
VD: Nhan đề bài viết thường được quy định tối da không quá 12 chữ.
Bảo Quân đội nhân dân được quy định: Tin vắn có dung lượng khơng quá 30 chữ, tin
trong khối tin các trang trong không quá 120 chữ và tin trang nhất không quả 150 chữ. Bài
chính trang trong khơng q 1000 chữ, trang nhất không quá 1500 chữ...
Ngắn gọn cũng là một ưu thế của báo chí. Trên một trang báo, với những thơng tin,
những bài viết ngắn gọn, tờ báo đó có thể đăng tải được nhiều thông tin, thu hút người đọc
đến với họ thay vì tìm mua những tờ báo khác. Đó chính là ưu thế trong cạnh tranh thơng
tin.
Hiện tại, khơng ít báo u cầu phóng viên, cộng tác viên khi viết bài không được phép
vượt quá một lượng chữ nhất định. Đối với những bài "không đặt trước", biên tâp viên
buộc phải chỉnh lý, cắt xén cho thích ứng với việc công bố. Rồi ngay trong số các cơ sở
6


đào tạo nhà báo cũng có khơng ít nơi, khi tuyển sinh, đòi hỏi đối tượng dự thi phải thử
nghiệm khả năng định lượng của mình thơng qua việc viết một hay một số văn bản với độ
dài cho sẵn.
Tính định lượng của ngơn ngữ báo chí giúp cho nhà báo rèn luyện được thói quen chủ
động trong việc sáng tạo tác phẩm. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện
thời gian cũng như khơng gian được dành cho việc công bố chúng.
Việc làm cho một tờ báo trở nên gắn gọn, súc tích để có hàm lượng thơng tin nhiều
nhất cũng là xu thế phát triển mới của báo chí hiện đại ngày nay.
2.4. Tính khn mẫu và đặc thù
Khác với các loại hình báo chí khác thì tính khn mẫu ở báo in thể hiện ở chỗ là một
bài báo nó ln phải trả lời và làm rõ hết các vấn đề cụ thể là “Bao giờ, ở đây, cái gì, ai, vì
sao…”. Tất nhiên cũng phải tùy vào lượng thông tin, nhưng chung quy lại thì các bài báo
thường có khn mẫu chung trong cách viết và trình bày cụ thể.

Ví dụ: Cơ quan chức năng thống kê ít nhất 153 người thiệt mạng và 133 người khác
bị thương do vụ giẫm đạp ở phường Itaewon, sau khi đám đông khổng lồ đổ về khu giải trí
này để tổ chức lễ hội Halloween vào đêm 29-10 (Báo Thanh niên, 20/10/2022).
Trước hết, cần phải làm rõ khái niệm "khn mẫu". Đó là những cơng thức ngơn từ
có sẵn, được sử dụng lặp đi lặp lại nhằm tự động hố quy trình thơng tin, làm cho nó trở
nên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Khn mẫu bao giờ cũng đơn nghĩa và mang sắc thái
biểu cảm trung tính. Chúng bao gồm nhiều loại và có mặt trong nhiều phong cách chức
năng của ngôn ngữ.
Giao tiếp báo chí khơng thể thiếu khn mẫu vì nó tiết kiệm thời gian và công sức
cho chủ thể sáng tạo, thích ứng với việc đưa tin câp nhât, tức thời.
Song, khác với khn mẫu trong văn bản hành chính và văn bản khoa học, khn mẫu
báo chí khơng cứng nhắc, bất di bất dịch mà rất linh hoạt, uyển chuyển. Chẳng hạn, một
thông tin trên báo về nguyên tắc phải thoả mãn 6 câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bao giờ?
7


Như thế nào? Tại sao? nhưng thứ tự trả lời cho các câu hỏi đó có thể được sắp xếp khác
nhau tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Bên cạnh đó, các thành tố khn mẫu trong ngơn ngữ báo chí lại ln kết hợp hài hồ
với các thành tố biểu cảm cho nên ngơn ngữ báo chí thường rất mềm mại, hấp dẫn chứ
không khô khan như ngôn ngữ trong văn bản khoa học và văn bản hành chính, là nơi người
ta chỉ sử dụng thuần nhất các thành tố khuôn mẫu mà thôi.
- Các tin, bài thường có một số cơng thức chung trong cách viết, cách trình bày.
VD: + Đối với bài: Tít chính, sa- pơ, tít phụ, nội dung, ảnh, hộp thơng tin (box), biểu
đồ...
+ Đối với tin: Tít, chữ viết tắt tên của cơ quan báo (Quân đội nhân dân, Hà Nội mới,
Lao động,...), nội dung thơng tin.
- Nhiều phóng viên rập khn nhau trong cách mở đầu tin. Ví dụ:
Tít tin là: "Khẩn trương triển khai Đề án dạy, học ngoại ngữ ở địa phương", sau đó sẽ
mở đầu tin bằng câu: "Đó là chỉ thị của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân..."

2.5. Tính thẩm mỹ và biểu cảm
Ngơn ngữ trên báo in ln ln được đảm bảo tính thẩm mỹ, vì ngôn ngữ của báo in
vô cùng phong phú, chứa đựng các thơng điệm giàu tính biểu cảm, màu sắc và cả hình ảnh.
Chúng ta có thể thấy rõ đặc điểm xun suốt của báo in đó chính là ngơn ngữ ln ln
hướng tới cái đẹp. Thậm chí những hình ảnh trong báo in cũng ln cố gắng trình bày sự
sinh động của cuộc sống.
Ví dụ: Câu chuyện của một người con nhớ người mẹ đã ra đi vào những ngày tháng
mình khơng thể ở bên cạnh... cũng bình thường, khơng phải quá ngang trái như những tình
huống éo le khác nhưng sao mà lay động lòng người. (Báo Thanh niên, 11/03/2022).
Ngồi ra, ngơn ngữ báo chí khơng hề khơ khan như nhiều người vẫn nghĩ, vì nếu chỉ
áp dụng cách viết khơng cảm xúc, báo chí rất khó để khiến người đọc có thể ghi nhớ thơng
tin. Tính biểu cảm trong ngơn ngữ báo chí được lấy từ các ca dao, tục ngữ, thành ngữ để
8


biểu đạt hay những phép so sánh, ẩn dụ, hoán dụ để bộc lộ cảm xúc. Công chúng sẽ dễ
dàng ghi nhớ những thơng tin đó hơn, so với những dịng từ ngữ khơ khan mang tính thơng
báo.
Ví dụ như:
+ Ngơn ngữ giàu hình ảnh, so sánh: Chuyển dịch lớn trong "vòng cung lửa" (Nhân
Dân cuối tuần, 15-06-2012), Đừng dựng dậy "thây ma" lịch sử (Quân đội nhân dân, 2-22003)
+ Ngôn ngữ giàu âm thanh: Tiếng kèn rẻ lạc điệu (Báo Qn đội nhân dân 25-052000)
+ Ngơn ngữ đầy tính chơi chữ: Yên Thế - Thế sao yên! (Quân đội nhân dân 2002)
Thời điểm xuất bản tin, bài; vị trí tin bài..., đó đều là những sự biểu đạt, cách đưa
thông điệp phi ngôn ngữ của bảo in. Điều này được thể hiện rõ đối với các báo chính trị,
khi tất cả các tin, bài, ảnh nội chỉnh đều đã được sắp xếp các vị trí nhất định. Chẳng hạn,
cách sắp xếp tin, bài quan trọng của báo Nhân dân, Quân đội nhân dân theo thứ tự từ trên
xuống dưới, từ trái sang phải, bài "đinh" bao giờ cũng ở giữa trang. Chỉ cần một số bảo nào
đó, các vị trí ấy bị đảo lộn thì bạn đọc sẽ có cảm giác "hình như có chuyện gì đó bất thường,
chuyện gì đó khơng ổn"...

Ví dụ như: Trên báo Nhân dân, khơng bao giờ có chuyện tin về Tổng bí thư, Chủ tịch
nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội bị xếp xuống đáy trang.

9


CHƯƠNG 3: BÁO IN CẦN LÀM GÌ ĐỂ THU HÚT CÔNG CHÚNG TRONG BỐI
CẢNH TRUYỀN THÔNG HIỆN NAY?
3.1. Thay đổi về hình thức của báo in
3.1.1. Các tờ báo in tăng thêm số lượng trang báo
Trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển, bước vào thời kỳ 4.0 báo in có nguy cơ
bị mất độc giả bởi những hạn chế về độ phát tán thông tin và khả năng giải mã thông điệp.
Công cuộc đổi mới để giữ lấy mình trong sự cạnh tranh khốc liệt với các loại hình truyền
thơng đại chúng hiện đại vẫn là một bài tốn hóc búa đối với các nhà làm báo in trên thế
giới cũng như ở Việt Nam.
Những tờ báo in trên thế giới đã nhanh chóng tìm bước đi mới cho mình với nhiều sự
thay đổi như: thay đổi phương thức tổ chức thơng tin, tăng cường sử dụng hình ảnh chụp
hoặc hình vẽ đồ họa, quảng bá thương hiệu sản phẩm…
Các tịa soạn có tiếng cũng chú trọng hơn trong việc tăng số lượng trang trong các ấn
phẩm của mình hoặc ra thêm phụ trang thơng tin hoặc quảng cáo, dịch vụ xã hội để phục
vụ độc giả. Việc tăng trang giúp cho các tòa soạn báo truyền tải thông tin được nhiều hơn,
sâu rộng hơn, đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận thông tin đa dạng của công chúng.
Ở các nước phát triển đa số các ấn phẩm nhật báo hoặc tuần báo có con số từ vài chục
đến hàng trăm trang (tính cả phụ trang quảng cáo, dịch vụ xã hội). Ở Việt Nam, các tờ báo
in có tên tuổi như: Nhân dân, Lao động, Hà Nội mới, Sài Gịn giải phóng, Tuổi trẻ, Thanh
niên, đã và đang tăng thêm trang thông tin và phụ trang quảng cáo và dịch vụ xã hội.
3.1.2. Các tờ báo in thay đổi khổ giấy in báo
Theo quy ước tiêu chuẩn quốc tế, các khổ báo truyền thống gồm các khổ giấy như
sau: 1
- Khổ giấy A2 (42,0 x59,4 cm)

- Khổ giấy A3 (29,7 x 42,0 cm)
1

Dương Xuân Sơn, Các loại hình báo chí truyền thơng, tr.111-115

10


- Khổ giấy A4 (21,0 x29,7 cm)
Với các quy chuẩn này, báo in đã được in thành nhiều ấn phẩm tới tay của các độc
giả. Vì sự bất tiện trong q trình đọc nên nhiều tịa soạn đã thay đổi khuôn khổ giấy để
thu hẹp chiều rộng và chiều dài của khổ báo tạo tiện ích cho độc giả khi đọc báo trên các
phương tiện giao thông hoặc ở không gian hẹp.
Việc các tòa soạn phá vỡ quy chuẩn này để tạo ra những khổ giấy riêng cho ấn phẩm
báo in nhằm tạo sự tiện ích cho độc giả, gây ấn tượng với bạn đọc đồng thời tạo ra phong
cách hình thức ấn tượng cho ấn phẩm. Phần lớn báo chí được đọc trên các chuyến tàu, xe
buýt, máy bay hay tại phòng nghỉ giải lao. Sử dụng các tờ báo khổ to trên các phương tiện
giao thơng, hay phịng chật chội đông người trở nên bất tiện hơn. “Thay đổi là cách thức
duy nhất để thu hút bạn đọc mà nếu làm đúng thì có thể giúp duy trì số bạn đọc và xây
dựng sự tin tưởng của độc giả đối với tờ báo’’ 2
Ở Việt Nam, một số tờ báo, tạp chí như: Saigon Times, Thời báo Vi tính (UBND Tp.
HCM), Thế giới phụ nữ, Mực tím, thời trang Trẻ, Hoa học trò, Học trò cười, … đã sử dụng
những khổ báo mới lạ, tạo phong cách về hình thức ấn phẩm rõ rệt, đồng thời giúp cho độc
giả tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn khi sử dụng ấn phẩm báo in.
3.1.3. Tăng định kỳ phát hành báo in
Việc tăng trang, thay đổi khổ giấy, các tòa soạn báo in Việt Nam và thế giới hiện nay
bắt đầu chú trọng tăng định kỳ xuất bản báo. Nếu như những năm cuối thế kỷ XX, số lượng
các tờ nhật báo cịn chiếm số ít các quốc gia trên thế giới thì nay đã phát triển rầm rộ. Ngay
ở Việt Nam, những năm cuối cùng của thế kỷ XX số lượng nhật báo chỉ có gần 10 ấn phẩm,
nay đã tăng lên con số vài chục. Các tòa soạn nguyệt san, bán nguyệt san, hoặc tuần báo

nay đã tăng thềm nhiều kỳ xuất bản trong tuần. Việc các tòa soạn chú trọng tăng kỳ phát
hành là để đáp ứng những nhu cầu như: đưa tin nhanh hơn về các sự kiện, vấn đề xảy ra;

2

Dương Xuân Sơn, Các loại hình báo chí truyền thơng, tr.111-115.

11


cạnh tranh thơng tin với các loại hình báo chí mới, đáp ứng nhu cầu chính đáng của độc
giả.
3.2. Các tờ báo in thay đổi về nội dung
Truớc đây các tòa soạn báo in chủ yếu xuất bản một ấn phẩm định kỳ nhật báo, thưa
kỳ như tuần báo hoặc các ấn phẩm thưa kỳ thì nay đã xuất hiện thêm các số phụ như: số
thứ bảy, số chủ nhật, các tờ chuyên đề, chuyên san, phụ chương,… Việc xuất bản thêm các
ấn phẩm phụ cũng là để hỗ trợ thơng tin chiều sâu cho ấn bản chính, đồng thời cũng là
“chiêu” đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh và thu hút tiềm năng tài chính từ các hoạt động
quảng cáo, dịch vụ truyền thông.
Ở Việt Nam, hầu hết các tịa soạn có uy tín đều xuất bản thêm ấn phẩm phụ và hoạt
động khá hiệu quả. Nhiều ấn phẩm phụ đã tạo được thương hiệu đối với bạn đọc. Ví dụ tịa
soạn báo Nhân dân đã xuất bản thêm các ấn phẩm phụ như: Thời nay, Nhân dân, Chủ nhật,
Nhân dân hàng tháng; báo Lao động có cả ấn phẩm phụ như Lao động chủ nhật. Báo Hoa
học trò xuất bản thêm ấn phẩm Trà sữa cho tâm hồn gồm tuyển tập truyện ngắn hay xuất
bản một số tiểu thuyết tình yêu phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên.
Báo chí nói chung, báo in nói riêng vẫn là cơng cụ quan trọng của các chính trị gia,
doanh nhân, tri thức. Bởi vậy việc cập nhật và thay đổi nội dung của các ấn phẩm nhằm
phục vụ nhu cầu là khơng thể thiếu. Với các chính trị gia, tờ báo, tạp chí là cơng cụ giúp
họ cầm quyền, lãnh đạo, quản lý, điều hành xã hội, do đó khơng nhà chính trị nào từ chối
sử dụng báo chí làm cơng cụ để hoạt động chính trị. Với giới đầu tư, các tờ báo in, tạp chí

là những cuốn “cẩm nang” giúp họ kinh doanh thành đạt. Một nhà đầu tư chứng khốn sẽ
tìm thấy những thơng tin hữu ích về thị trường chứng khốn tồn thế giới cũng như trong
nước thơng qua việc đọc thơng tin, bình luận trên báo in. Với giới tri thức, đặc biệt là các
nhà khoa học, tờ báo, tạp chí là diễn đàn hiệu quả hơn để họ cơng bố sản phẩm khoa học.
Ví dụ như một số tờ báo của các ngành nghiên cứu: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí
Đơng Nam Á, tạp chí nghiên cứu tơn giáo, tạp chí Tia sáng…

12


3.3. Thay đổi về nền tảng phát hành báo in
3.3.1. Nền tảng trực tiếp
Tập trung phát triển và phát hành báo in ở những đô thị lớn, tập trung đông dân cư, vì
ở đó là thị trường lớn với những khách hàng tiềm năng của báo in. Chỉ ở các đô thị phát
triển mới hội tụ các điều kiện cần và đủ cho các loại hình báo chí phát triển, trong đó có
loại hình báo in. Sự cải thiện đời sống của cơng chúng chính là nhân tố tác động trực tiếp
đến thị trường báo chí. Chẳng hạn một số tòa soạn báo in thị trường nào lại ngẫu nhiên
tăng số lượng bản in cho mỗi số báo xuất bản khi chưa biết lượng độc giả của mình là bao
nhiêu, họ là ai, họ cần những thơng tin gì. Các tịa soạn cũng khơng kỳ vọng ở thị trường
là những vùng miền thưa thớt dân cư, kinh tế thấp kém, văn hóa chậm phát triển. Các nhà
kinh doanh báo chỉ cũng sẽ đưa ra câu hỏi về nhu cầu mua báo chí thay vì các thứ thiết
thực hơn. Do vậy báo in chỉ có thể phát triển ở những đơ thị tập trung đông dân cư, những
vùng kinh tế - xã hội phát triển.
3.3.2. Nền tảng trực tuyến
Bước vào thời đại 4.0 các tờ báo in đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn cầu
do sự cạnh tranh quá khắc nghiệt từ truyền hình và báo điện tử.
Sự xuất hiện của các thiết bị đọc sách báo điện tử (Ebook Reader), các công cụ đọc
sách như tablet, kindle, Boox Kepler, Onyx Booox, Kobo, Boox Note, Bibox,… đang gợi
ra những giải pháp mới. Chi phí cho người mua sử dụng các thiết bị điện tử này sẽ giảm
bớt so với việc mua bản giấy. Nhu cầu sử dụng bản điện tử của sách báo sẽ nhận được

nhiều ưu đãi hơn so với bản thường, ví dụ khi mua bản sách điện tử sẽ có giá giảm từ
khoảng 20-50%.
Việc “số hóa” nội dung của báo in, chuyển từ đọc bản giấy sang đọc online giống như
báo mạng với những nội dung tóm tắt, ngắn gọn hơn. Hoặc chuyển sang phát hành dạng
sách trực tuyến, sách ebook cũng là một cách để báo in phát triển bên cạnh việc cải thiện
và phát hành trực tiếp.

13


Mặc dù các thiết bị điện tử đã phát triển hỗ trợ cho q trình đọc sách nhưng thực tế
khơng phải độc giả nào cũng thích đọc báo, sách trên các thiết bị điện tử. Tỉ lệ lớn công
chúng Việt Nam vẫn ưa chuộng đọc báo in hơn đọc báo trên mạng, nhưng sự xuất hiện và
phổ biến của báo mạng làm họ thay đổi cách mua báo. Nếu trước đây họ mua nhiều tờ để
nắm được nhiều thông tin khác nhau thì bây giờ họ sẽ chọn mua một số tờ báo thích nhất
để đọc kỹ, cịn lại sẽ bổ sung những thông tin khác thông qua tin tức trên báo mạng. Các
dịch vụ tổng hợp tin tức phát triển ngày càng đa dạng và nhắm đến từng nhóm đối tượng
cơng chúng khác nhau. Một tin tức của phóng viên ngay lập tức sẽ được hiển thị trên các
trang tin điện tử tổng hợp trên Internet. Xu hướng này giúp tiết kiệm công sức, thời gian
và tiền bạc cho tòa soạn và độc giả.
Xuất bản điện tử là xu thế tất yếu trong tương lai song ở Việt Nam xuất bản điện tử
vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn như tình trạng vi phạm bản quyền trong lĩnh vực xuất
bản và kinh doanh sách, báo điện tử đang làm nản lòng các doanh nghiệp và NXB muốn
phát triển các xuất bản điện tử bởi từ lâu vấn nạn khơng bản quyền, phát tán miễn phí trên
nhiều diễn đàn, trang mạng trong và ngồi nước. 3
Báo in vẫn cịn hi vọng trong tương lai, bởi không một kỹ thuật hiện đại nào có thể
thay thế được mức độ tiện lợi của nó: dễ xem, dễ vận chuyển, giá rẻ, tái chế được là những
ưu điểm không thể phủ nhận của báo in. Điều quan trọng là các tòa soạn cần đưa ra và phát
triển các mơ hình đào tạo được doanh thu từ báo mạng để bù đắp chi phí và tiếp tục duy trì
cả báo in và báo điện tử.


3

Việt Nhật, ‘’Xuất bản điện tử: Mở ra chân trời mới cho ngành Xuất bản – Xu hướng tất yếu của tương lai’’,
/>
14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Xuân Sơn (2014). Các loại hình báo chí truyền thơng. NXB Thơng tin và
Truyền thơng.
2. Đinh Thị Đơng (2012). Báo in có khả năng phân tích, bình luận, lý giải sâu rộng và
đầy đủ các vấn đề, sự kiện, (Truy cập 14/12/2022).
3. Việt Nhật, ‘’Xuất bản điện tử: Mở ra chân trời mới cho ngành Xuất bản – Xu hướng
tất yếu của tương lai’’, (Truy cập 14/12/2022).

15



×