Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích đặc điểm của tội phạm rửa tiền với ý nghĩa là tội phạm có tính chất quốc tế.Phân tích các dấu hiệu của tội chống loài người theo quy chế Rome

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.58 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
A - Đặt vấn đề……………………………………………………..
B - Giải quyết vấn đề……………………………………………...
Câu 1……………………………………………………………
Câu 2……………………………………………………………
C - Kết thúc vấn đề………………………………………………..
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………...

1

Trang
2
2
2
6
9
10


A - ĐẶT VẤN ĐỀ
Hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm là vấn đề có tính chất
toàn cầu, nhất là trong bối cảnh trên thế giới hiện nay, tình hình tội phạm
đang diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, việc tìm hiểu
về luật hình sự quốc tế là rất cần thiết. Quan tâm đến vấn đề này cũng như
đáp ứng yêu cầu của môn học, em xin lựa chọn đề bài số 8 để tìm hiểu. Đề bài
như sau:
1. Phân tích đặc điểm của tội phạm rửa tiền với ý nghĩa là tội phạm có
tính chất quốc tế.
2. Phân tích các dấu hiệu của tội chống loài người theo quy chế Rome.
Liên hệ với quy định về tội phạm này trong Bộ luật hình sự Việt Nam.


B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 1: Phân tích đặc điểm của tội phạm rửa tiền với ý nghĩa là tội phạm
có tính chất quốc tế
Tội phạm rửa tiền được xếp vào một trong những loại tội phạm có tính
chất quốc tế. Có nhiều cách định nghĩa về tội phạm rửa tiền, theo như Lực
lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) - một tổ chức được công
nhận là tổ chức đặt tiêu chuẩn quốc tế cho những nỗ lực về chống rửa tiền đưa ra định nghĩa súc tích cho thuật ngữ “rửa tiền” là : “Mục đích của phần
lớn các hoạt động phạm tội là tạo ra lợi nhuận cho các cá nhân hoặc tổ chức
thực hiện hoạt động đó. Rửa tiền là quá trình xử lý những khoản thu tội phạm
này để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của chúng. Quá trình xử lý này hết
sức quan trọng vì nó tạo điều kiện cho tội phạm thụ hưởng được những khoản
lợi nhuận này mà không lo ngại tới nguồn gốc của chúng”.
Dựa vào định nghĩa trên, ta thấy các đặc điểm của tội phạm rửa tiền với
ý nghĩa là tội phạm có tính chất quốc tế như sau:
- Tội phạm rửa tiền mang tính chất phái sinh
- Tội phạm rửa tiền có mục đích nhằm hợp pháp hóa số tiền , tài sản bất
hợp pháp dưới các hình thức khác nhau.
2


- Tội rửa tiền chủ yếu mang tính chất kinh tế.
- Tội rửa tiền có nhiều khả năng mang tính chất xuyên quốc gia.
Để hiểu rõ hơn về loại tội phạm này, sau đây em xin phân tích các đặc điểm
trên
Thứ nhất, tội phạm rửa tiền mang tính phái sinh. Tội phạm trước
(nguồn) là tội phạm tiền đề để phát sinh hành vi rửa tiền. Tội phạm nguồn
của tội rửa tiền là hành vi phạm tội chính, từ đó đã tạo ra những đồng tiền mà
khi đã được rửa thì sẽ dẫn t ới hành vi phạm tội rửa tiền. Trong 40 khuyến
nghị về chống rửa tiền (Bốn mươi khuyến nghị), FATF đã hợp nhất các định
nghĩa mang tính chuyên môn và lập pháp về rửa tiền trong Công ước Viên và

Công ước Palécmô và liệt kê 20 loại hành vi phạm tội phải được đề cập đến
trong các tội phạm nguồn của tội rửa tiền. 20 loại tội đã được chỉ định là:
tham gia vào một nhóm tội phạm có tổ chức và kiếm tiền bằng những thủ
đoạn bất chính; khủng bố, bao gồm cả việc tài trợ cho khủng bố; buôn bán
người và chuyên chở lén lút người di trú; bóc lột tình dục, bao gồm cả bóc lột
tình dục trẻ em; buôn bán bất hợp pháp ma tuý và các chất hướng thần; buôn
lậu vũ khí; buôn lậu hàng hoá trộm cắp và các hàng hoá khác; tham nhũng và
hối lộ; gian lận; làm tiền giả; làm giả và vi phạm quyền tác giả của các tác
phẩm; phạm tội về môi trường; giết người, gây thương tích nặng; bắt cóc trẻ
em; giam giữ và bắt làm con tin một cách bất hợp pháp; cướp hoặc trộm cắp;
buôn lậu; tống tiền; giả mạo giấy tờ; cướp biển; mua bán tay trong và thao
túng thị trường.
Đồng thời, FATF mô tả các kiểu hay các loại tội phạm được coi là tội
phạm nguồn của tội rửa tiền, nhưng mỗi nước có quyền tự quyết định phương
pháp hình sự hoá của riêng mình. Điều này có thể đạt kết quả tốt bằng việc
xem xét:
• Tất cả các tội phạm;
• Tiêu chí về loại tội nghiêm trọng hoặc mức hình phạt tù có thể áp
dụng đối với tội phạm nguồn (cách tiếp cận theo ngưỡng, mức). Đối với cách
3


này, phải bao trùm tất cả các tội được định danh là các “tội nghiêm trọng” căn
cứ vào luật pháp quốc gia hoặc khả năng trừng phạt các hành vi phạm tội với
hình phạt tối đa trên một năm tù giam (đối với các nước có hình phạt tối thiểu,
là trên 6 tháng);
• Danh mục các tội phạm nguồn;
• Kết hợp các cách tiếp cận này.
Thứ hai, tội phạm rửa tiền có mục đích nhằm hợp pháp hóa số tiền ,
tài sản bất hợp pháp dưới các phương pháp khác nhau.

Những thủ thuật được sử dụng để rửa tiền thường được gọi là các
phương pháp hoặc thủ đoạn. Để phục vụ cho mục đích là hợp pháp hóa số
tiền của mình, chúng nghĩ ra rất nhiều phương thức khác nhau để rửa tiền.
Tiền có thể được rửa theo một số cách, từ những khoản tiền gửi nhỏ lẻ vào
những tài khoản ngân hàng rất bình thường (phục vụ cho việc chuyển tiền sau
đó) cho đến mua đi, bán lại những hàng đắt giá như xe hơi, đồ cổ, đồ trang
sức. Cách thức thông thường nhất mà chúng hay làm là tiến hành chuyển một
lượng tiền lớn ra nước ngoài bằng con đường hợp pháp hoặc phi pháp, hợp
pháp hóa khoản tiền đó bằng nhiều cách như gửi tiền vào hệ thống tài chính
quốc gia, đầu tư chứng khoán, sòng bạc, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua bán bất
động sản, ký hợp đồng thật mua bán giả,… sau đó chuyển ngược lại quốc gia
ban đầu hoặc khắp thế giới nhằm đạt được mục đích của bọn tội phạm. Cứ
như vậy, tội rửa tiền diễn ra theo quy trình sau:
- Nhập tiền vào hệ thống tài chính ( đưa tiền vào lưu thông)
- Quay vòng đồng tiền ( trộn lẫn tiền bất hợp pháp vào tiền hợp pháp
nhằm xóa đi nguồn gốc của chúng)
- Hội nhập số tiền đã rửa về với người, tổ chức rửa tiền ban đầu.
Thứ ba, tội rửa tiền chủ yếu mang tính chất kinh tế.
Tội rửa tiền có tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực cua đời sống như xã hội,
chính trị, an ninh, quốc phòng… Đặc biệt nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng

4


đến lĩnh vực kinh tế. Hoạt động rửa tiền diễn ra nhằm mục đích kinh tế và
cũng gây ra những hậu quả xấu cho nên kinh tế. Cụ thể như sau:
• Sự lưu chuyển các luồng tiền trong thế giới ngầm gây ra những đột
biến trong cầu tiền tệ và bất ổn định lãi suất và tỷ giá hối đoái.
• Hoạt động kinh tế ngầm tác động xấu đến hướng đầu tư, chuyển từ
các khoản đầu tư cẩn trọng sang đầu tư rủi ro cao làm giảm tốc độ tăng trưởng

kinh tế.
• Hoạt động rửa tiền làm giảm tính hiệu quả của các công cụ tiền tệ của
chính phủ, kích thích các hành vi tội phạm kinh tế như trốn thuế, thâm ô, mua
bán nội gián, gian lận thương mại, tăng tính bất ổn của nền kinh tế.
• Các giao dịch ngầm làm suy giảm hiệu quả kinh tế của các giao dịch
hợp pháp, gây mất lòng tin đối với thị trường.
• Hệ thống ngân hàng tài chính bị suy yếu, thậm chí có thể bị thao túng
bởi các băng nhóm tội phạm.
• Các con số thống kê bị bóp méo, gây khó khăn cho việc hoạch định
chính sách và giảm hiệu quả điều tiết của chính phủ.
Thứ tư, tội rửa tiền có nhiều khả năng mang tính chất xuyên quốc
gia.
Tội rửa tiền có thể diễn ra ở bất cứ nước nào, đặc biệt là những nước có nền
tài chính phức tạp. Bởi vì những giao dịch tài chính quốc tế phức tạp có thể bị
lợi dụng để tạo thuận lợi cho rửa tiền và tài trợ cho khủng bố cho nên các giai
đoạn khác nhau của quá trình rửa tiền xảy ra ở nhiều nước khác nhau. Ví dụ,
các giai đoạn của quá trình rửa tiền là nhập tiền vào hệ thống tài chính, quay
vòng đồng tiền, hội nhập số tiền về với người rửa tiền có thể xảy ra ở ba nước
khác nhau; mỗi giai đoạn hoặc cả ba giai đoạn đó cũng có thể được dịch
chuyển khỏi hiện trường ban đầu của tội phạm. Tội rửa tiền có khả năng là
mang tính chất xuyên quốc gia cũng vì những nguyên do như rửa tiền trong
nội bộ một quốc gia thì khó tiến hành, rửa tiền xuyên quốc gia cũng mang lại
những khả năng lớn hơn như khả năng che dấu nguồn gốc bất hợp pháp dễ
5


dàng hơn của tiền và tài sản. cũng nhiều khả năng biến đôi một lượng tiền bất
hợp pháp lớn hơn thành tiền hợp pháp. Bên cạnh đó, ta cũng thấy rằng những
người phạm tội rửa tiền còn xuất phát từ các tội phạm nguồn mang tính chất
quốc tế; hơn nữa, chủ thể thực hiện của tội này thường là các doanh nhân, các

chính trị gia nên tội phạm nguồn cũng chứa đựng nhiều khả năng mang tính
chất xuyên quốc gia.
Câu 2: Phân tích các dấu hiệu của tội chống loài người theo quy chế
Rome. Liên hệ với quy định về tội phạm này trong Bộ luật hình sự Việt
Nam.
Tội chống loài người theo quy chế Rome được quy định tại điều 7 của
Quy chế Rome.
"Điều 7
Tội chống lại loài người
1. Trong Quy chế này, “tội phạm chống loài người” là một trong các
hành vi sau đây được thực hiện như một phần của hành động tấn công trực
tiếp nhằm vào thường dân có quy mô lớn hoặc có hệ thống với nhận thức tấn
công là để:
(a) Giết người;
(b) Hủy diệt;
(c) Bắt làm nô lệ;
(d) Trục xuất hoặc cưỡng ép di chuyển dân cư;
(e) Bỏ tù hoặc có hình thức khác tước đoạt tự do thân thể con người
một cách nghiêm trọng trái vi phạm quy tắc cơ bản của luật pháp quốc tế;
(f) Tra tấn;
(g) Hiếp dâm, bắt làm nô lệ tình dục, cưỡng ép mại dâm, ép buộc mang
thai, cưỡng ép triệt sản hoặc bất kỳ hình thức bạo lực tình dục nào khác có
tính chất nghiêm trọng tương tự;
(h) Ngược đãi bất kỳ nhóm hoặc tập thể người nào có chung đặc điểm
vì lý do chính trị, chủng tộc, dân tộc, sắc tộc, văn hóa, tôn giáo, giới tính như
6


được định nghĩa tại khoản 3, hoặc những lý do khác được thừa nhận rộng rãi
là bị cấm theo luật quốc tế, liên quan đến bất kỳ hành vi nào nêu tại khoản

này hoặc bất kỳ tội phạm nào thuộc quyền tài phán của Tòa án;
(i) Đưa người đi biệt tích;
(j) Phân biệt chủng tộc;
(k) Các hành vi vô nhân đạo khác có tính chất tương tự cố ý gây nhiều
đau đớn hoặc tổn thương nghiêm trọng cho
thân thể hoặc sức khỏe về mặt tinh thần hay thể chất.
2. Các từ ngữ sử dụng tại khoản 1 được hiểu như sau:
…..
3. Trong Quy chế này, thuật ngữ “giới tính”được hiểu là hai giới, nam
và nữ trong xã hội. Ngoài ý nghĩa này ra, thuật ngữ “giới tính”không mang ý
nghĩa nào khác."
* Phân tích các dấu hiệu đặc trưng của tôi chống loài người theo
quy chế Rome
- Khách thể của tội phạm
Hành vi chống loài người xâm phạm đến những quyền cơ ban nhất của con
người. Đặc biết cần lưu ý đối tượng của tội này là thường dân.
- Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan khách quan của tội chống loài người là "tấn công trực
tiếp nhằm vào thường dân có quy mô lớn hoặc có hệ thống". Tính chất của
hành vi tấn công do người phạm tội thực hiện không phải là hành vi tấn công
thông thường, đơn lẻ hay quy mô nhỏ lẻ tẻ mà phải có "quy mô lớn và có hệ
thống". Hành vi khách quan này có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau như
giết người, hủy diệt, trục xuất hoặc cưỡng ép di chuyển dân cư, bắt làm nô
lệ…
- Chủ thể
Chủ thể của phạm tội là người có năng lực trách nhiệm hình sự nếu đủ tuổi và
nhận thức. Đồng thời, đảm bảo tuân theo các quy định tài điều 26 (Loại trừ
7



quyền tài phán đối với người dưới 18 tuổi), điều 27 ( nguyên tắc bình đẳng
trước pháp luật), điều 30 (yếu tố tâm thần).
- Mặt chủ quan
Lỗi của tội này là lỗi cố ý tức là khi thực hiện hành vi tấn công nói trên, người
phạm tội ý thức được việc mình đang làm, nghĩa là biết được mình tấn công là
để "giết người" hoặc "hủy diệt" hoặc ép buộc làm nô lệ"…
- Hình phạt
Người phạm tội sẽ chịu hình phạt quy định tại điều 77 Quy chế Rome.
* Liên hệ với quy định về tội phạm này trong Bộ luật hình sự Việt
Nam
Bộ Luật Hình sự Việt Nam cũng đã quy định về tội này tại điều 342
như sau
"Điều 342. Tội chống loài người
Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà có hành vi tiêu diệt
hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống
văn hóa, tinh thần của một nước, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm
phá hoại xã hội đó, cũng như có những hành vi diệt chủng khác hoặc những
hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình."
Sự khác biệt có thể thấy rõ giữa tội chống loài người được quy định
trong BLHS Việt Nam và trong quy chế Rome là về hành vi khách quan của
tội này. Điều 342 quy định hành vi khách quan của tôi chống loài người
nhưng những hành vi đó quá trừu tượng như hành vi "phá hoại cuộc sống văn
hóa, tinh thần của một nước, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá
hoại xã hội đó". So sánh với quy định tương ứng tại điều 7 quy chế Rome thì
những hành vi này không được coi là hành vi khách quan của tội chống loài
người. Đồng thời, điều 342 cũng chưa quy định về các hành vi của tội này
như hủy diệt, bắt làm nô lệ, trục xuất hoặc cưỡng ép di dân, tra tấn, ngược đãi

8



ép buộc mang thai… Vậy ta thấy rằng về mặt khách quan của tôi chống loài
người theo điều 342 BLHS Việt Nam và theo điều 7 của Quy chế Rome mang
nhiều điểm khác biệt.
Về chủ thể, người phạm tội theo điều 342 BLHS Việt Nam phải có đủ
năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo
bộ luật hình sự Việt Nam.
Về hình phạt, BLHS Việt Nam cũng có quy định là "phạt tù từ mười
năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình". Trong khi đó, quy chế
Rome không quy định hình phạt tử hình với tội này.
Như vậy, BLHS Việt Nam còn nhiều điểm chưa tương thích với Quy
chế Rome trong quy định về tội chống loài người, đặc biệt là về mặt hành vi
khách quan.

C - KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trên đà hội nhập quốc tế, pháp luật cũng là một trong những lĩnh vực
cần được quan tâm và điều chỉnh sao cho tiến gần hơn đến với các chuẩn mực
quốc tế tuy nhiên cũng phải phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Bộ luật hình sự
nước ta cũng cần có sự điều chỉnh phù hợp như trên. Trên đây là sự tìm hiểu
của em về vấn đề đề bài trên. Bài làm của em còn nhiều thiếu sót em mong
được thầy cô chỉ bảo thêm.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật hình sự quốc tế, nhà xuất bản Công an nhân dân,Chủ biên Th.s
Nguyễn Thị Thuận, Hà Nội- 2007.
2. Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế, nxb Chính trị quốc gia, Ts

Dương Tuyết Miên Chủ biên, Hà Nội- 2011.
3. Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố,
Paul Allan Schott, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội- 2007.
4. Hoàn thiện một số quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, bảo đảm
tương thích với quy chế Rome về toà án hình sự quốc tế, Trần Quang Tiệp,
Kiểm sát. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 01/2007, tr. 46 - 49.
5. Một số vấn đề về tội phạm quốc tế và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia :
Kỳ I, Dương Tuyết Miên, Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao, Số
5/2012, tr. 28 - 33.

10



×