Tải bản đầy đủ (.doc) (173 trang)

Nâng Cao Vai Trò Của Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam Trong Quá Trình Cơ Cấu Lại Tổ Chức Tham Gia Bảo Hiểm Tiền Gửi Yếu Kém.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 173 trang )

BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
------------

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI
VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CƠ CẤU LẠI
TỔ CHỨC THAM GIA BẢO HIỂM TIỀN GỬI
YẾU KÉM

Chủ nhiệm: TS. Phạm Bảo Khánh


HÀ NỘI – 2022


BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
------------

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI
VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CƠ CẤU LẠI
TỔ CHỨC THAM GIA BẢO HIỂM TIỀN GỬI
YẾU KÉM

Chủ nhiệm:
Thư ký khoa học:
Các thành viên tham gia:

TS. Phạm Bảo Khánh
Th.S Hoàng Thị Ánh Ngọc
Th.S Dương Quốc Long
Th.S Nguyễn Thanh Huyền
Th.S Phạm Thị Hồng Nhâm


Th.S Hà Ngọc Lâm
Th.S Kiều Thị Cẩm Tú
Th.S Nguyễn Thu Phương
C.N Trần Hoài Thu


HÀ NỘI – 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu “Nâng cao vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong quá
trình cơ cấu lại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi yếu kém” được nhóm nghiên cứu
của Chủ nhiệm đề tài và các phịng Tham gia Kiểm sốt đặc biệt & Thu hồi tài sản,
phòng Giám sát, phòng Pháp chế, phòng Nghiên cứu tổng hợp & Hợp tác quốc tế, chi
nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh triển khai, đã nhận được
sự quan tâm và đánh giá đúng mức về tầm quan trọng cũng như sự cần thiết đối với việc
xử lý, cơ cấu lại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi yếu kém, được kiểm soát đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay. Trong q trình nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài đã thảo luận
trực tiếp, tham khảo ý kiến và nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ quý báu từ một số tổ chức
bảo hiểm quốc tế.
Nhóm nghiên cứu đề tài xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm nghiên cứu làm việc, cảm ơn các phịng
ban nghiệp vụ tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc chia sẻ thơng tin, số liệu bao gồm
Phịng Giám sát, Phịng Tham gia Kiểm sốt đặc biệt và Thu hồi tài sản, Phòng Pháp chế,
Phòng Nghiên cứu Tổng hợp và Hợp tác Quốc tế, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
tại Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Các đề xuất trong đề tài là quan điểm của nhóm nghiên cứu, khơng nhất thiết phản
ánh quan điểm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.


Hà Nội, tháng 11 năm 2022
Chủ nhiệm đề tài

TS. Phạm Bảo Khánh


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................i
MỤC LỤC..........................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU...............................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH VẼ..................................................................................................viii
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRỊ CỦA TỔ CHỨC BHTG TRONG
Q TRÌNH CƠ CẤU LẠI TCTGBHTG YẾU KÉM..................................................4
1.1. Cơ sở lý luận về cơ cấu lại TCTGBHTG yếu kém...................................................4
1.1.1. Khái niệm..........................................................................................................4
1.1.2. Mục đích, yêu cầu của cơ cấu lại TCTGBHTG yếu kém..................................4
1.1.3. Biện pháp cơ cấu lại TCTGBHTG yếu kém......................................................7
1.2. Vai trò của tổ chức BHTG trong quá trình cơ cấu lại TCTGBHTG yếu kém. . .12
1.2.1. Vai trò của tổ chức BHTG trong quá trình cơ cấu lại TCTGBHTG yếu kém..12
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của tổ chức BHTG trong quá trình cơ cấu
lại TCTGBHTG yếu kém...................................................................................................13
1.3. Kinh nghiệm tham gia cơ cấu lại TCTD của một số tổ chức BHTG trên thế giới. 14
1.3.1. Kinh nghiệm tham gia cơ cấu lại TCTD của Tổng công ty BHTG Hàn Quốc
(KDIC).................................................................................................................................14
1.3.2. Kinh nghiệm tham gia cơ cấu lại TCTD của Tổng công ty BHTG Indonesia

(IDIC)..................................................................................................................................22
1.3.3. Kinh nghiệm tham gia cơ cấu lại TCTD của Tổng công ty BHTG Nhật Bản
(DICJ)..................................................................................................................................35
1.3.4. Kinh nghiệm tham gia cơ cấu lại TCTD của Tổng công ty BHTG Đài Loan
(CDIC).................................................................................................................................43
1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra......................................................................................62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................................64
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU LẠI TCTGBHTG YẾU KÉM Ở VIỆT NAM 65
2.1. Thực trạng cơ cấu lại TCTGBHTG yếu kém ở Việt Nam....................................65
2.1.1. Cơ sở pháp lý chung...............................................................................................65
2.1.2. Thực trạng cơ cấu lại đối với TCTGBHTG yếu kém..........................................71
2.1.3. Nhận xét, đánh giá..................................................................................................84
2.2. Thực trạng vai trị của BHTGVN trong q trình cơ cấu lại TCTGBHTG yếu kém.86
2.2.1. Quy định pháp luật về việc BHTGVN tham gia cơ cấu lại TCTGBHTG yếu kém. . .86
2.2.2. Đánh giá thực trạng về việc xử lý QTDND được KSĐB của BHTGVN.........93


iii

2.2.3. Nhận xét, đánh giá........................................................................................102
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................................106
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA BHTGVN
TRONG QUÁ TRÌNH CƠ CẤU LẠI TCTGBHTG YẾU KÉM..............................107
3.1. Định hướng..............................................................................................................107
3.1.1. Chiến lược phát triển của ngành ngân hàng................................................. 107
3.1.2. Chiến lược phát triển của BHTGVN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030...110
3.1.3. Định hướng, quan điểm về nâng cao vai trò của BHTGVN tham gia cơ cấu
lại trong thời gian tới.......................................................................................................111
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của BHTGVN trong quá trình cơ cấu lại
TCTGBHTG yếu kém...................................................................................................113

3.2.1 Giải pháp chung.............................................................................................113
3.2.2 Giải pháp cụ thể.............................................................................................116
3.3 Đề xuất, kiến nghị....................................................................................................126
3.3.1Đối với cơ quan quản lý nhà nước..................................................................126
3.3.2 Đối với BHTGVN...........................................................................................126
3.3.3 Đối với TCTGBHTG......................................................................................126
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................................128
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................129
PHỤ LỤC........................................................................................................................132


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHTG

Bảo hiểm tiền gửi

BHTGVN

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

BI

Ngân hàng Trung ương Indonesia

BIS

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế


BOJ

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

BOK

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc

BRP

Chương trình tái cơ cấu ngân hàng Indonesia

CAR

Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu

CDIC

Tổng cơng ty BHTG Đài Loan

COA

Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan

CRRS

Báo cáo giám sát

CTTC


Công ty tài chính

DICJ

Tổng cơng ty bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản

DPA

Luật bảo vệ người gửi tiền Hàn Quốc

EWS

Hệ thống cảnh báo sớm

FCRC

Hội đồng Quản lý khủng hoảng tài chính

FSA

Cơ quan dịch vụ tài chính

FSC

Uỷ ban giám sát tài chính Đài Loan

FSC

Ủy ban dịch vụ tài chính Hàn Quốc


FSS

Uỷ ban giám sát tài chính Hàn Quốc

FSSC

Ủy ban ổn định hệ thống tài chính Indonesia

HTXTD

Hợp tác xã tín dụng

IADI

Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế

IDIC

Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Indonesia


v

ITSS

Hệ thống giám sát đường truyền Internet

KDIC

Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc


KSĐB

Kiểm soát đặc biệt

KSSK

Ủy ban ổn định hệ thống tài chính Indonesia

LCT

Kiểm tra chi phí tối thiểu

LPS

Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Indonesia

M&A

Mua bán sáp nhập

MOEF

Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc

MOF

Bộ tài chính

NHBC


Ngân hàng bắc cầu

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHNNVN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng trung ương

NPL

Nợ xấu

OJK

Cơ quan dịch vụ tài chính Indonesia

P&A

Mua lại và tiếp nhận


PCA

Hành động khắc phục kịp thời

PPKSK

Luật số 9 năm 2016 về phòng ngừa và xử lý khủng
hoảng hệ thống tài chính Indonesia

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

SCV

Single customer View

TCTC

Tổ chức tài chính

TCTCVM

Tổ chức tài chính vi mơ

TCTD

Tổ chức tín dụng


TCTGBHTG

Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi


vi

TGĐ

Tổng giám đốc

TGKSĐB & THTS

Tham gia kiểm soát đặc biệt & Thu hồi tài sản

WB

Ngân hàng thế giới


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Chức năng của các cơ quan trong mạnh an tồn tài chính Indonesia....................29
Bảng 2 Tổng hợp chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong Mạng an tồn tài chính của
Nhật Bản...........................................................................................................40
Bảng 3 Cơ chế chia sẻ thông tin của CDIC.......................................................................47
Bảng 4 Các hành động khắc phục kịp thời được CDIC áp dụng.......................................50
Bảng 5 Kết quả xử lý theo biện pháp P&A của CDIC......................................................56
Bảng 6 Nguồn nhân lực của CDIC....................................................................................61

Bảng 7 Tóm tắt các thương vụ M&A giữa các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2016. .75
Bảng 8 Tổng hợp QTDND được KSĐB............................................................................78
Bảng 9 Bảng theo dõi thu hồi thanh lý............................................................................101
Bảng 10 Ngưỡng chỉ tiêu xem xét lựa chọn chủ trương cơ cấu lại.................................114
Bảng 11 Dự tốn chi phí BHTGVN th chun gia tham gia quản trị, điều hành
QTDND được KSĐB.....................................................................................117


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1 Sơ đồ khung xử lý ngân hàng..................................................................................7
Hình 2 Thống kê tỷ lệ áp dụng các phương pháp xử lý TCTD yếu kém...........................11
Hình 3 Văn bản pháp luật của Hàn Quốc về cơ cấu lại TCTGBHTG...............................16
Hình 4 Sơ đồ tóm tắt giai đoạn hoạt động bình thường và giai đoạn hành động can thiệp
nhanh chóng của TCTBHTG tại Hàn Quốc.....................................................17
Hình 5 Sơ đồ tóm tắt quy trình thực hiện cơ cấu lại TCTBHTG tại Hàn Quốc................19
Hình 6 Mối quan hệ giữa các tổ chức trong mạng an tồn tài chính Hàn Quốc trong cơ
cấu lại các TCTGBHTG...................................................................................21
Hình 7 Sơ đồ khối về xử lý của IDIC................................................................................24
Hình 8 Quy trình xử lý ngân hàng khơng có tầm ảnh hưởng hệ thống của IDIC..............26
Hình 9 Quy trình xử lý ngân hàng có tầm ảnh hưởng hệ thống của IDIC.........................27
Hình 10 Sơ đồ chức năng xử lý ngân hàng đổ vỡ của DICJ..............................................36
Hình 11 Sơ đồ Xử lý Ngân hàng và các TCTC.................................................................41
Hình 12 Sơ đồ mạng an tồn tài chính Đài Loan...............................................................45
Hình 13 Các tiêu chí xử lý đối với ngân hàng và hợp tác xã tín dụng...............................48
Hình 14 Các tiêu chí xử lý đối với bộ phận tín dụng của Hội nơng ngư nghiệp...............48
Hình 15 Sơ đồ khung xử lý của CDIC...............................................................................49
Hình 16 Phương pháp xử lý của CDIC..............................................................................52
Hình 17 Quy trình P&A của CDIC....................................................................................53

Hình 18 Khung thời gian thực hiện P&A của CDIC.........................................................55
Hình 19 Quy trình cơ cấu lại TCTD tại Việt Nam............................................................92
Hình 20 Tình hình QTDND được KSĐB và cán bộ BHTGVN tham gia Ban KSĐB giai
đoạn 2016 - tháng 6/2022.................................................................................94
Hình 21 Số lượng cán bộ BHTGVN tham gia Ban KSĐB................................................95


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo thơng lệ quốc tế và Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG), mục tiêu của BHTG là
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ
thống các tổ chức tín dụng (TCTD), bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh của hoạt
động ngân hàng. Tổ chức BHTG các nước và BHTGVN ngày càng đóng vai trị quan
trọng trong mạng an tồn tài chính quốc gia, góp phần bảo đảm nền kinh tế.
Sau khi Luật Các TCTD năm 2017 được ban hành, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
(BHTGVN) có thêm chức năng, nhiệm vụ mới; được tham gia sâu hơn vào quá trình cơ
cấu lại các TCTD yếu kém, được kiểm sốt đặc biệt (KSĐB). BHTGVN tham gia vào
phương án cơ cấu lại TCTD được KSĐB gồm: (i) Tham gia đánh giá tính khả thi của
phương án phục hồi; (ii) Tham gia đánh giá tính khả thi phương án sáp nhập, hợp nhất,
chuyển nhượng tồn bộ hoặc một phần phần vốn góp đối với Tổ chức tài chính vi mơ
(TCTCVM), Cơng ty tài chính (CTTC), Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); (iii) Tham
gia xây dựng phương án phá sản TCTD được KSĐB; (iv) Cho vay đặc biệt đối với
TCTD được KSĐB; (v) Mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ theo quyết định của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN).
Bên cạnh đó, để thực hiện Chiến lược chung của việc phát triển ngành ngân
hàng, thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số
06/NHNN của NHNNVN trong việc tăng cường vai trò và sự phối hợp của BHTG trong
việc xử lý, tham gia hỗ trợ các QTDND yếu kém được đặt vào KSĐB; Căn cứ vào tình

hình gia tăng số lượng các QTDND được KSĐB hiện nay, địi hỏi BHTGVN cần
nghiên cứu thêm các hình thức, biện pháp cơ cấu lại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền
gửi (TCTGBHTG), đặc biệt là các TCTGBHTG yếu kém mà các tổ chức BHTG các
nước áp dụng.
Trước nhiệm vụ mới được phân công và trong bối cảnh ngày càng có nhiều
TCTD yếu kém, được đặt vào KSĐB, BHTGVN đã rà soát các quy định của pháp luật
hiện hành; nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm quốc tế về cơ cấu lại các TCTGBHTG yếu
kém cũng như vai trò của tổ chức BHTG trong quá trình cơ cấu lại các TCTGBHTG
nhằm giúp BHTGVN chủ động đưa ra các kiến nghị, đề xuất về chính sách BHTG theo
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các TCTD năm 2017 và nâng cao vai trị của BHTGVN
trong q trình cơ cấu lại các TCTGBHTG nhằm sửa đổi, bổ sung Luật BHTG; từ đó
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ
thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.


2

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Tính đến năm 2021, BHTGVN đã có 04 đề tài bảo vệ cấp BHTG và 01 đề tài bảo
vệ cấp ngành ngân hàng liên quan đến hoạt động KSĐB và cơ cấu lại TCTD yếu kém.
- Về đề tài cấp BHTG: (i) “Vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong quá trình
tái cơ cấu TCTD yếu kém tại Việt Nam” (năm 2017) do Tiến sĩ Vũ Văn Long – Phó
TGĐ BHTGVN làm chủ nhiệm; (ii) “Biện pháp để BHTGVN tham gia hiệu quả vào
quá trình tái cơ cấu TCTD yếu kém theo định hướng tại Chiến lược phát triển ngành
Ngân hàng đến năm 2025 và năm 2030” (năm 2019) do Tiến sĩ Phạm Bảo Khánh - Phó
TGĐ BHTGVN làm chủ nhiệm; (iii) “Nâng cao vai trò của BHTGVN trong giai đoạn
hoạt động tham gia KSĐB đối với QTDND nhằm bảo vệ tốt quyền lợi và lợi ích hợp
pháp của người gửi tiền” (năm 2019) do Tiến sĩ Nguyễn Đình Lưu - Ngun Phó TGĐ
BHTGVN làm chủ nhiệm; (iv) “Sửa đổi Luật BHTG nhằm nâng cao vai trò của BHTG
trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền” (năm 2021) do Thạc sĩ

Lê Hùng Cường - Phó TGĐ BHTGVN làm chủ nhiệm.
- Về đề tài cấp ngành ngân hàng: “Vai trò của BHTGVN trong hỗ trợ phát triển
hệ thống QTDND đến năm 2025” (năm 2019) do Tiến sĩ Nguyễn Đình Lưu – Ngun
Phó TGĐ BHTGVN làm chủ nhiệm.
Tuy nhiên, so với các đề tài nêu trên, đề tài năm 2022 do phòng Tham gia KSĐB
& Thu hồi tài sản (TGKSĐB & THTS) được giao làm đơn vị đầu mối có những điểm
mới như sau:
- Tập trung nghiên cứu nội dung cơ cấu lại đối với toàn bộ các TCTGBHTG bao
gồm cả các Ngân hàng thương mại (NHTM) và QTDND. Các nội dung nghiên cứu
trước đây thường tập trung nghiên cứu là TCTD yếu kém được KSĐB, chủ yếu là đối
với QTDND.
- Đánh giá vai trị của BHTGVN trong q trình cơ cấu lại đối với tất cả
TCTGBHTG từ khi có Luật Các TCTD năm 2017. Nội dung này chưa từng được đề cập
một cách toàn diện trong các đề tài nghiên cứu trước đây.
- Căn cứ trên kinh nghiệm quốc tế và thực trạng của BHTGVN, đề tài sẽ đưa ra
giải pháp và đề xuất để BHTGVN có thể tham gia sâu hơn vào q trình cơ cấu lại,
nâng cao vai trị của BHTGVN đối với các TCTGBHTG, phù hợp với thông lệ quốc tế
và thực trạng của hệ thống ngân hàng hiện nay.
3. Mục tiêu của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về vai trò của các tổ chức
BHTG trong quá trình cơ cấu lại TCTGBHTG, BHTGVN tham khảo, học hỏi kinh


3

nghiệm, đồng thời đánh giá thực trạng về việc cơ cấu lại các TCTGBHTG tại Việt Nam
và vai trò của BHTGVN trong q trình này để có những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng
cao vai trò của BHTGVN trong quá trình cơ cấu lại TCTGBHTG, đặc biệt là các
TCTGBHTG yếu kém và phù hợp với thông lệ quốc tế. Qua đó, đề xuất ý kiến về nội
dung BHTGVN tham gia vào quá trình cơ cấu lại TCTD yếu kém khi sửa đổi, bổ sung

Luật BHTG.
4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của BHTGVN trong quá trình cơ cấu lại các
TCTGBHTG yếu kém.
- Phạm vi nghiên cứu: Kinh nghiệm quốc tế về cơ cấu lại TCTGBHTG yếu kém,
vai trò của tổ chức BHTG trong cơ cấu lại TCTGBHTG: Thực trạng về việc cơ cấu lại
TCTGBHTG và vai trị của BHTGVN trong q trình tham gia cơ cấu lại các
TCTGBHTG (bao gồm cả NHTM và QTDND yếu kém giai đoạn 2016-2021).
- Phương pháp nghiên cứu: Thống kê, phân tích, tổng hợp: nghiên cứu, phân tích
chính sách, pháp luật và tài liệu; tiến hành khảo sát (nếu có).
5. Kết cấu của đề tài
Ngồi các phần tính cấp thiết, mục tiêu, đối tượng, phạm vị, phương pháp nghiên
cứu của đề tài, Đề tài gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trị của tổ chức BHTG trong quá trình cơ cấu lại
TCTGBHTG yếu kém
Chương 2: Thực trạng cơ cấu lại TCTGBHTG yếu kém ở Việt Nam
Chương 3: Các biện pháp nhằm nâng cao vai trị của BHTGVN trong q trình
cơ cấu lại TCTGBHTG yếu kém


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC BHTG
TRONG QUÁ TRÌNH CƠ CẤU LẠI TCTGBHTG YẾU KÉM
1.1. Cơ sở lý luận về cơ cấu lại TCTGBHTG yếu kém
1.1.1. Khái niệm
Cơ cấu lại TCTGBHTG là các gói giải pháp về thể chế, tài chính và pháp lý
nhằm cứu vãn những TCTD phá sản và khôi phục hệ thống TCTD trở lại hoạt động
bình thường (Waxman et al. 1998, World Bank).
Dominique Strauss-Kahn (2009) cho rằng cơ cấu lại các TCTD sẽ liên quan tới

việc xác định đầy đủ các khoản lỗ, phân loại tài sản của ngân hàng thành 02 nhóm tốt và
xấu, sau đó giao cho một TCTC công để quản lý những tài sản xấu, đồng thời áp dụng
các biện pháp để thu hẹp quy mô của hệ thống ngân hàng.
Cần thiết phải cơ cấu lại TCTD trong 02 trường hợp sau:
Trong điều kiện hoạt động bình thường, nhưng có những khó khăn riêng biệt (thanh
khoản có vấn đề, nợ xấu cao, khách hàng có phản hồi khơng tốt nhiều…vv); hoặc
Nhiều TCTD khó khăn, có cơ sở chứng minh rằng việc đổ vỡ một hoặc một số
TCTD có thể ảnh hưởng tới trên 20% tổng số dư tiền gửi của hệ thống các TCTD
(Waxman et al. 1998, WB).
Ngoài khái niệm cơ cấu lại như trên, trong phạm vi đề tài này, việc cơ cấu lại
TCTGBHTG yếu kém được hiểu tương đương với việc xử lý TCTGBHTG yếu kém.
Xử lý TCTD yếu kém là một trong những nghiệp vụ quan trọng của các tổ chức
BHTG tiên tiến và nhận được rất nhiều sự chú ý của các tổ chức quốc tế. Theo Hiệp hội
BHTG quốc tế (IADI), vai trò và quyền hạn của các tổ chức BHTG ngày càng lớn hơn
trong việc xử lý TCTD yếu kém, đặc biệt từ sau năm 2008. Các công cụ xử lý TCTD
yếu kém do đó cũng đa dạng, phong phú hơn. Nguyên tắc 14, Bộ nguyên tắc cơ bản
phát triển hệ thống BHTG hiệu quả của IADI cũng đưa ra khuyến nghị: “Cơ chế xử lý
đổ vỡ hiệu quả cho phép tổ chức BHTG thực hiện chức năng bảo vệ người gửi tiền và
đóng góp vào sự ổn định tài chính. Khn khổ luật pháp cần quy định cơ chế xử lý đặc
biệt.” Chính vì vậy, một hành lang pháp lý thống nhất, đầy đủ và rõ ràng là điều kiện
tiên quyết để tổ chức BHTG thực hiện tốt chức năng đảm bảo sự phát triển an toàn và
lành mạnh của hệ thống tài chính – ngân hàng quốc gia.
1.1.2. Mục đích, yêu cầu của cơ cấu lại TCTGBHTG yếu kém
Việc thực hiện cơ cấu lại các TCTGBHTG/TCTD yếu kém nhằm đạt được các
mục đích chính:


5

Củng cố hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua việc đảm bảo khả năng

thanh toán và khả năng sinh lời;
Cải thiện năng lực thực hiện chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân
hàng giữa người đi vay và người cho vay;
Khôi phục niềm tin của công chúng.
Để củng cố năng lực của hệ thống ngân hàng với vai trị là trung gian tài chính
hiệu quả, việc cơ cấu lại cũng cần quan tâm tới việc củng cố hệ thống giám sát và các
quy định về an tồn, trong đó cơ chế BHTG và chức năng người cho vay cuối cùng
cũng cần được quan tâm thích đáng.
Nguyên tắc 14, Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả của
IADI cũng đưa ra khuyến nghị: “Cơ chế xử lý đổ vỡ hiệu quả cho phép tổ chức BHTG
thực hiện chức năng bảo vệ người gửi tiền và đóng góp vào sự ổn định tài chính. Khuôn
khổ luật pháp cần quy định cơ chế xử lý đặc biệt.”. Theo đó, tổ chức BHTG cần đáp
ứng 6 tiêu chuẩn để có thể xử lý TCTD đổ vỡ một cách hiệu quả, bao gồm:
- Tổ chức BHTG có sự độc lập về hoạt động và đủ nguồn lực thực hiện các
quyền xử lý phù hợp với nhiệm vụ của mình.
- Cơ chế xử lý đảm bảo tất cả các ngân hàng đều có thể xử lý được thơng qua
nhiều quyền và lựa chọn.
- Nếu có thành viên mạng an tồn tài chính chịu trách nhiệm về xử lý thì khn
khổ pháp lý phải quy định sự phân chia rõ ràng các mục tiêu, nhiệm vụ và quyền hạn
của các cơ quan, khơng có khoảng cách lớn, trùng lặp hoặc thiếu thống nhất. Cần có cơ
chế phối hợp rõ ràng.
- Quy trình xử lý và bảo vệ người gửi tiền không hạn chế ở việc chi trả cho người
gửi tiền. (Các) cơ quan xử lý có các cơng cụ xử lý hiệu quả để duy trì các nghiệp vụ
ngân hàng cơ bản, xử lý ngân hàng. Các công cụ đó bao gồm, nhưng khơng hạn chế ở
quyền thay thế hoặc sa thải lãnh đạo cao cấp, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi và bán tài
sản nợ, cắt giảm hoặc chuyển đổi nợ thành vốn chủ sở hữu hoặc thành lập tổ chức bắc
cầu tạm thời.
- Có sẵn một hoặc một vài biện pháp xử lý cho phép linh hoạt trong xử lý với chi
phí thấp hơn chi phí có thể phát sinh nếu áp dụng phương pháp thanh lý sau khi trừ đi
phần có thể thu hồi.

- Quy trình xử lý tuân thủ thứ tự chủ nợ đã được quy định, theo đó tiền gửi được
bảo hiểm sẽ được bảo vệ khỏi việc chia sẻ tổn thất và cổ đông sẽ phải chịu tổn
thất trước tiên.


6

Qua quá trình nghiên cứu các hướng dẫn của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế
(BIS), IADI, và Ngân hàng thế giới (WB) và kinh nghiệm thực tiễn của các tổ chức
BHTG tiên tiến trên thế giới, có thể rút ra được một quy trình giám sát và xử lý tổ chức
tham gia BHTG của cơ quan giám sát và tổ chức BHTG.
Theo đó, trong giai đoạn TCTD hoạt động bình thường, cơ quan giám sát và tổ
chức BHTG thực hiện giám sát và đánh giá rủi ro của tổ chức qua các hệ thống, mơ
hình, cơng cụ giám sát hiệu quả. Khi TCTD lâm vào tình trạng yếu kém, các cơ quan
này thực hiện giám sát chuyên sâu/giám sát tăng cường hoặc giám sát đặc biệt (tùy từng
tổ chức BHTG) và thực hiện đánh giá khả năng phục hồi của tổ chức đó, có những cảnh
báo sớm.
Sự phối hợp của các thành viên trong mạng an tồn tài chính và các cơ quan có
thẩm quyền trong việc kịp thời cung cấp nguồn tin đánh tin cậy và kịp thời phát hiện ra
các tổ chức và ngân hàng gặp vấn đề là vơ cùng quan trọng. Chính các tổ chức gặp vấn
đề về khả năng thanh khoản/chi trả/thanh toán cũng sẽ phải đệ trình lên BHTG và các
cơ quan có thẩm quyền các báo cáo tài chính chuyên sâu và kế hoạch tăng vốn hoặc xây
dựng kế hoạch phục hồi (chủ yếu là năng lực tài chính để có thể trở lại mức an toàn vốn
theo quy định). Nếu tổ chức khơng có khả năng phục hồi, dựa trên các cơ chế quyết
định phương pháp xử lý như: tiến hành kiểm tra chi phí tối thiểu, tính tốn các yếu tố vĩ
mô (xã hội, kinh tế, quy mô ảnh hưởng), vi mô....và dựa trên quy mô ảnh hưởng của
ngân hàng/ TCTC yếu kém (ảnh hưởng hệ thống hay không ảnh hưởng hệ thống), cơ
quan giám sát tài chính có thẩm quyền cùng tổ chức BHTG sẽ ra quyết định áp dụng các
biện pháp xử lý (P&A, NHBC, Hỗ trợ tài chính, Chi trả, Thanh lý...).
Các nguyên tắc trong quá trình xử lý của các tổ chức BHTG thường là: nguyên

tắc chi phí tối thiểu, đảm bảo mức bảo vệ tối thiểu cho những người gửi tiền nhỏ lẻ,
nguyên tắc minh bạch, nguyên tắc tối thiểu hóa rủi ro lây lan, nguyên tắc không cứu trợ
cổ đông, nguyên tắc không phụ thuộc ngân sách chính phủ ... .


7

Hình 1 Sơ đồ khung xử lý ngân hàng

Nguồn: Financial Stability Institute - BIS (Bank resolution framework – Executive
summary)
1.1.3. Biện pháp cơ cấu lại TCTGBHTG yếu kém
Các biện pháp xử lý TCTD đổ vỡ chủ yếu bao gồm P&A; NHBC; Thanh lý, Chi
trả; Bảo lãnh; Hỗ trợ tài chính,… . Đây cũng là những biện pháp phổ biến trên thế giới
hiện đang được áp dụng.
(i) P&A: là phương pháp mà tổ chức lành mạnh mua toàn bộ hoặc một phần tài
sản đồng thời tiếp nhận toàn bộ hoặc một phần nợ của TCTD bị đổ vỡ (IADI).
Có rất nhiều phương pháp P&A khác nhau. Tùy vào từng phương pháp P&A mà
tổ chức lành mạnh mua và tiếp nhận các loại tài sản có và tài sản nợ khác nhau. Thơng
thường, cơ sở vật chất, trang thiết bị của TCTD đổ vỡ có thể được mua lại sau. Giá trị
của tài sản khác ngoài tiền mặt và các khoản tương đương tiền có thể được mua dựa trên
giá trị sổ sách. Tuy vậy, trên thực tế, giá trị của các tài sản này thường được xác định
bởi các chuyên gia định giá. Thực tế áp dụng cho thấy chỉ có một số phương pháp P&A
được sử dụng phổ biến như: P&A tổ hợp tài sản, P&A toàn bộ TCTD, P&A chia sẻ lỗ,
P&A TCTD tốt – TCTD xấu, P&A với NHBC.
P&A là một phương pháp linh hoạt và thể hiện là phương pháp hiệu quả và được
ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Nhìn chung P&A có các ưu, nhược điểm sau:
Những ưu điểm của phương pháp này gồm:



8

- Giảm thiểu rủi ro đạo đức;
- Là giải pháp định hướng thị trường;
- Thời gian xử lý trung bình ngắn nhất so với các phương pháp khác (IADI 2005);
- Được xem là phương pháp có chi phí thấp hơn so với thanh lý;
- Không tác động mạnh đến ổn định tài chính tại địa phương, khơng gây gián
đoạn tiền gửi và ảnh hưởng tâm lý người gửi tiền;
- Tiền gửi được chuyển ngay sang bên mua lại, quá trình chuyển đổi tài sản diễn
ra nhanh chóng, giảm rủi ro TCTD mua lại có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh
khoản vì chỉ mua tài sản và nợ tốt từ TCTD đổ vỡ, hoặc mua tài sản xấu nhưng với giá
ưu đãi;
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu và thống kê, P&A phù hợp với việc xử lý TCTD
có quy mô nhỏ và vừa, là đối tượng dễ đổ vỡ nhất.
Hạn chế của phương pháp là yêu cầu phải tìm được bên quan tâm đến việc mua
và tiếp nhận, đây là khó khăn lớn khi nền kinh tế và hệ thống tài chính đang gặp khó
khăn và cần có sự tham gia tích cực từ cơ quan có thẩm quyền. Ngồi ra, khi áp dụng
phương pháp này có thể phải đi kèm các ưu đãi tài chính để tăng tính hấp dẫn của các
TCTD bị đổ vỡ đối với bên thâu tóm tiềm năng.
(ii) NHBC: Đây được coi là một trường hợp đặc biệt của P&A khi một tổ chức
bắc cầu được thành lập để tạm thời tiếp quản và duy trì một số tài sản, nợ, hoạt động
nhất định của tổ chức yếu kém. Đây là một giai đoạn trong quá trình xử lý.
NHBC được thiết kế để “làm cầu nối” khoảng cách giữa thời điểm đổ vỡ của một
TCTD và thời điểm khi tổ chức BHTG có thể tìm ra một tổ chức tiếp nhận đủ tiêu
chuẩn. NHBC mang lại cho tổ chức BHTG sự linh hoạt mang tính chiến lược; giúp bảo
tồn giá trị doanh nghiệp của TCTD đổ vỡ và duy trì sự tiện tích cho các khách hàng của
TCTD đổ vỡ.
Theo IADI, NHBC là ngân hàng được tổ chức BHTG thành lập và hoạt động tạm
thời nhằm tiếp nhận, duy trì hoạt động kinh doanh của tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ
cho đến khi thực hiện giải pháp xử lý cuối cùng.

Mục đích hoạt động:
NHBC được thành lập với những mục đích cơ bản sau:
- Ổn định hệ thống tài chính;
- Bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền;



×