Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Hướng dẫn xây dựng sử dụng, bộ công cụ đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong các cơ sở giáo dục mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.96 KB, 10 trang )

Hướng dẫn xây dựng sử dụng, bộ công cụ đánh giá việc thực hiện chương
trình giáo dục mầm non trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Phần 1: Những vấn đề chung
I - Công cụ đánh giá; công cụ đánh giá thực hiện chương trình giáo dục
mầm non.
Cơng cụ đánh giá là hệ thống các tiêu chí kèm theo hướng dẫn thực hiện các
tiêu chí với các mức độ đánh giá nhằm xác định mức độ của một tập hợp thơng tin
từ đó đưa ra quyết định điều chỉnh/ thay đổi các thơng tin đó theo một mục đích cụ
thể.
Trong Tài liệu này chúng tôi giới thiệu hai công cụ đánh giá gồm:
Thứ nhất: Bảng hướng dẫn đánh giá toàn cầu ( Bản GGA)của khu vực châu Á
Thái Bình Dương gồm 76 tiêu chí của 05 nội dung.
Thứ hai: Cơng cụ đánh giá thực hiện chương trình Giáo dục mầm non là hệ
thống 5 năm của tiêu chí 05 nội dung. Công cụ này được xây dựng dựa trên nhu
cầu thực tế của cấp học giáo dục mầm non Việt Nam và tiếp thu kinh nghiệm của
bản GGA cho phù hợp với thực tiễn.
Nội dung 01: Đánh giá môi trường giáo dục gồm 9 tiêu chí.
Nội dung 02: Đánh giá nội dung chương trình và phương pháp, hình thức giáo
dục gồm 27 tiêu chí.
Nội dung 03: Đánh giá đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên gồm 9 tiêu
chí.
Nội dung 04: Đánh giá sự phối hợp với gia đình và cộng đồng gồm 4 tiêu chí.
Nội Dung 05: Đánh giá giáo dục hòa nhập và các mục tiêu phát triển bền vững
gồm 7 tiêu chí.
Ngồi ra, tài liệu còn định hướng cho các cơ sở giáo dục mầm non tự xây
dựng công cụ đánh giá việc thực hiện chương trình Giáo dục mầm non xuất phát từ
nhu cầu và định hướng phát triển của cơ sở trong việc thực hiện phát triển chương
trình nhà trường.
II - Mục đích xây dựng công cụ đánh giá



Tất cả các cơ sở giáo dục mầm non (nhà trường, trường mẫu giáo, trường
mầm non, nhóm trẻ độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp mẫu giáo độc lập) có thể áp
dụng theo hình thức tự nguyện tham khảo nhằm mục đích:
- Xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu đối với cơ sở giáo dục mầm non có
chất lượng trong việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non.
- Cung cấp thông tin cụ thể để xác định các nội dung/ các điều kiện tự thực
hiện chương trình cần cải thiện tại cơ sở giáo dục mầm non và sự theo dõi sự thay
đổi về chất lượng của các cơ sở giáo dục mầm non;
- Hỗ trợ cho các cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trong việc phát triển
chương trình nhà trường phù hợp với mục tiêu / chiến lược cơ sở giáo dục mầm
non.
III- Xây dựng công cụ đánh giá
1. Đối tượng xây dựng công cụ đánh giá
- Dựa trên công cụ đánh giá này, các cơ sở giáo dục mầm non được quyền /
được phép / có thể xây dựng,phát triển cơng cụ đánh giá việc thực hiện Chương
trình giáo dục mầm non theo mục đích Giáo dục và phát triển chương trình nhà
trường.
- Đối tượng xây dựng cơng cụ đánh giá: cán bộ quản lý tổ chuyên môn xây
dựng công cụ đánh giá dựa trên cơ sở nội dung gợi ý cơng cụ đánh giá việc thực
hiện Chương trình giáo dục mầm non.
- Đối tượng xây dựng công cụ đánh giá: Cán bộ quản lí, giáo viên các cơ sở
giáo dục mầm non lựa chọn, phát triển hoàn thiện, cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá
để phù hợp với mục đích, thời điểm nội dung đánh giá theo thực tế sử dụng của cơ
sở giáo dục mầm non.
2. Nội dung cơng cụ đánh giá việc thực hiện Chương trình trong các cơ sở
giáo dục mầm non
Bản hướng dẫn đánh giá toàn cầu GGA
Bản đánh giá GGA gồm 5 nội dung với 20 mục tiêu và 76 tiêu chí:
(1) Mơi trường và không gian vật chất : với hai tiểu mục là mơi trường và
khơng gian vật chất; mơi trường kích thích sự phát triển gồm 17 tiêu chí.



(2) Nội dung chương trình và phương pháp giáo dục: với 6 tiểu mục là
Chương trình giáo dục; Nội dung chương trình giáo dục; Phương pháp giáo dục;
Đồ dùng, trang thiết bị dạy học; Đánh giá sự tiến bộ của trẻ; Đánh giá chương trình
gồm 15 tiêu chí.
(3) Giáo viên mầm non và người chăm sóc trẻ: với 3 tiểu mục là Kiến thức và
kết quả; Đặc điểm cá nhân và chun mơn nghề nghiệp; Khía cạnh đạo đức gồm 11
tiêu chí.
(4) Phối hợp với gia đình và cộng đồng: với 5 tiểu mục và Các chính sách của
chương trình phối hợp; Trách nhiệm và hành vi đạo đức; Đào tạo các nguồn lực;
Chuyển tiếp trẻ từ gia đình đến trường mầm non; Cơ hội tham gia cho gia đình và
cộng đồng, gồm 19 tiêu chí.
(5) Trẻ em có nhu cầu đặc biệt: với 4 tiểu mục là Quyền tiếp cận và sự công
bằng của dịch vụ; Triết lý và mục đích chung; Nhân viên và nhà cung cấp dịch vụ;
Cung cấp dịch vụ gồm 14 tiêu chí.
Cơng cụ đánh giá thực hiện chương trình giáo dục mầm non
1.1.

Mơi trường giáo dục

Tiêu chuẩn 1: Môi trường vật chất
Tiêu chuẩn 2: Mơi trường xã hội
1.2.

Nội dung chương trình và phương pháp, hình thức giáo dục.

Tiêu chuẩn 3: Đánh giá nội dung chương trình giáo dục nhà trường
Tiêu chuẩn 4: Đánh giá tổ chức thực hiện chương trình giáo dục (tổ chức hoạt
động ni dưỡng chăm sóc giáo dục).

- Đánh giá tổ chức hoạt động ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe.
- Đánh giá tổ chức hoạt động chơi - tập ở nhà trẻ; hoạt động học ở mẫu giáo
- Đánh giá tổ chức hoạt động chơi
Tiêu chuẩn 5: Đánh giá việc đánh giá sự phát triển của trẻ
1.3.

Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên


Tiêu chuẩn 6: Hiểu biết về sự phát triển của trẻ, nắm vững các nguyên tắc giáo
dục được thể hiện qua tổ chức thực hiện chương trình
Tiêu chuẩn 7: Khả năng làm việc, nghiệp vụ sư phạm và đạo đức nghề nghiệp
1.4.

Phối hợp với gia đình và cộng đồng

Tiêu chuẩn 8: Các định hướng quy định về công tác phối hợp giữa nhà trường
và gia đình, cộng đồng
Tiêu chuẩn 9: Hỗ trợ, phối hợp trong bảo vệ trẻ và hướng dẫn để cha mẹ /
người Chăm sóc trẻ tham gia vào ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
1.5.

Giáo dục hịa nhập và mục tiêu phát triển bền vững

Tiêu chuẩn 10: Khả năng tiếp cận và sự công bằng trong tiếp cận cơ hội học
tập
Tiêu chuẩn 11: Đội ngũ / nhân lực và các hoạt động giám sát, phối hợp hỗ trợ
giáo dục hịa nhập
Phần II Hướng dẫn sử dụng cơng cụ đánh giá việc thực hiện chương trình
trong các cơ sở giáo dục mầm non

I. Nguyên tắc sử dụng và phát triển công cụ đánh giá
- Đánh giá một phần: Người đánh giá lựa chọn một phần nội dung trong công
cụ đánh giá để triển khai đánh giá theo mục đích ban đầu xác định.
- Đánh giá tồn phần: Người đánh giá căn cứ vào các chỉ số trong công cụ
đánh giá để đánh giá toàn bộ việc thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục mầm non, người đánh giá
được phép phát triển (thêm các chỉ số đánh giá) để đạt mục đích ban đầu xác định.
- Nếu một mục khơng có trong Chương trình, phải đánh giá “Khơng có” và
nhận xét là KHƠNG ÁP DỤNG. Ví dụ: Có thể chương trình khơng có chun gia
xác định trẻ khuyết tật.
II. Hướng dẫn sử dụng công cụ đánh giá
1. Các mức độ đánh giá
Đánh giá từng chỉ số. Mỗi chỉ số quan sát phải thực hiện hai việc:


- Đưa ra các mức độ đánh giá từ mức “Rất tốt” cho tới “Không được áp
dụng”.
- Đưa ra dẫn chứng miêu tả từ quan sát cho mức độ đánh giá tương ứng
- Đánh giá tồn bộ Chương trình: Căn cứ vào kết quả của các chỉ số, người
đánh giá xác định các nội dung cần thể cần hoàn thiện; thời gian và hoạt động cụ
thể ở thời gian tiếp theo trong việc thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non tại
cơ sở giáo dục mầm non.
2. Quy trình sử dụng công cụ đánh giá
Bước 1 - Xác định mục đích, nội dung, tiêu chí đánh giá và đối tượng đánh
giá.
Bước 2 - Thu thập thông tin, minh chứng.
Bước 3 - Phân tích thơng tin và đối chiếu kết quả với mục đích đánh giá đã đề
ra.
Bước 4 - Nhận định xác định mức độ đạt.
Bước 5- Đề xuất giải pháp và thực hiện điều chỉnh.

III. Phát triển /xây dựng công cụ đánh giá
Dựa trên cơ sở 5 nội dung trong cơng cuộc đánh giá với 55 tiêu chí; căn cứ
vào mục tiêu đánh giá; đối tượng đánh giá; thời điểm đánh giá người đánh giá phát
triển công cụ đánh giá theo cách sau:
- Cách thứ nhất: Giữ nguyên các nội dung, tiêu chí trong cơng cụ đánh giá để
triển khai đánh giá.
- Cách thứ hai: Chỉ lựa chọn những nội dung, tiêu chí trong cơng cụ để triển
khai đánh giá theo kế hoạch và mục đích của cơ sở giáo dục mầm non.
- Cách thứ ba: Thêm hoặc bớt các tiêu chí trong cơng cụ để triển khai đánh giá
phù hợp và phát triển chương trình của cơ sở giáo dục mầm non.
Căn cứ vào quy mô, tổ chức hoạt động và điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo
dục mầm non, cán bộ quản lý của cơ sở giáo dục mầm non phát triển công cụ đánh
giá bằng cách bỏ hoặc thêm các tiêu chí đánh giá cho phù hợp.


IV. Sử dụng kết quả đánh giá
1. Điều chỉnh xây dựng kế hoạch giáo dục
2. Điều chỉnh các điều kiện thực hiện chương trình trong cơ sở giáo dục mầm
non:
- Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên (bao gồm đào tạo bồi dưỡng và tự bồi
dưỡng và sử dụng kết quả đánh giá trong sinh hoạt chuyên môn..)
- Cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, thiết bị dạy học.
- Xã hội hóa giáo dục.








×