Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận văn thạc sỹ chiến tranh biên giới trong tiểu thuyết việt nam đương đại ( qua mình và họ của nguyễn bình phương, miền hoàng của sương nguyệt minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.48 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ TRÀ

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
(QUA MÌNH VÀ HỌ CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG;
MIỀN HOANG CỦA SƢƠNG NGUYỆT MINH)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 80 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp

Thái Nguyên – 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập, nghiên cứu, hồn thiện luận văn này, em đã nhận
đƣợc sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình từ thầy cơ, gia
đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Trƣớc hết, em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS - TS
Nguyễn Đăng Điệp, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo, định hƣớng,
giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các Giáo sƣ, Tiến sĩ, các thầy


giáo cô giáo trƣờng Đại học Khoa học; các thầy cô trong Hội đồng khoa học đã
trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong ban lãnh đạo Phòng Giáo dục
và Đào tạo huyện Đồng Hỷ; xin cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên và bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên giúp đỡ, tạo mọi điều kiện, cung cấp và chia sẻ những tƣ liệu
cần thiết cho em trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tuy đã rất cố gắng, song luận văn vẫn không tránh khỏi những hạn chế, rất
mong các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các anh chị em đồng nghiệp đóng góp ý
kiến để em hoàn thiện hơn nữa trong những nghiên cứu tiếp theo.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2022
Tác giả

Nguyễn Thị Trà


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thơng tin trích
dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2022
Tác giả

Nguyễn Thị Trà


iii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 1
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 6
6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 7
CHƢƠNG 1 ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VÀ SỰ XUẤT HIỆN
CỦA HAI TÁC PHẨM MIỀN HOANG, MÌNH VÀ HỌ .................................. 7
1.1. Đề tài chiến tranh biên giới trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại .............. 7
1.2. Hành trình sáng tạo, phong cách và quan niệm văn học của Sƣơng
Nguyệt Minh và Nguyễn Bình Phƣơng .......................................................... 10
1.2.1. Hành trình sáng tạo, phong cách sáng tác và quan niệm văn học của
Nguyễn Bình Phƣơng.................................................................................................10
1.2.2. Hành trình sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của Sƣơng Nguyệt Minh....16
1.3. Miền hoang, Mình và họ trong dịng tiểu thuyết viết về chiến tranh ở Việt
Nam ................................................................................................................. 18
CHƢƠNG 2 CÁC BÌNH DIỆN CHIẾN TRANH ĐƢỢC ĐẶT RA TỪ ĐIỂM
NHÌN HẬU CHIẾN ........................................................................................ 22
2.1. Hiện thực chiến tranh trong hai tác phẩm từ điểm nhìn hậu chiến .......... 22
2.1.1. Sự tàn phá của chiến tranh trong Miền hoang ................................ 22
2.1.2. Sự tàn phá của chiến tranh trong Mình và họ ................................. 30
2.2. Di chứng chiến tranh trong Mình và họ và Miền hoang .......................... 33
2.2.1. Di chứng thể chất và tinh thần trong Miền hoang .......................... 34
2.2.2. Chấn thƣơng tinh thần trong Mình và họ........................................ 36
2.3. Khác biệt trong nhận thức và miêu tả về chiến tranh giữa Miền hoang và
Mình và họ ....................................................................................................... 40


iv


2.3.1. Nhận thức về chiến tranh trong Miền hoang: Bi kịch chiến tranh và
khát vọng sinh tồn ..................................................................................... 40
2.3.2. Nhận thức về chiến tranh trong Mình và họ ................................... 43
2.3.3. Sự đa dạng hóa về diễn ngơn chiến tranh từ Miền hoang đến Mình
và họ .......................................................................................................... 49
2.4. Vấn đề nhân tính và cái ác ....................................................................... 51
2.4.1. Vấn đề nhân tính và cái ác trong Miền hoang ................................ 51
2.4.2. Vấn đề nhân tính và sức sống con ngƣời trong Miền hoang .......... 54
2.4.3. Vấn đề nhân tính và cái ác trong Mình và họ ................................. 55
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN ĐỀ TÀI CHIẾN TRANHTRONG
MIỀN HOANG VÀ MÌNH VÀ HỌ ................................................................. 61
3.1. Góc nhìn nghệ thuật về chiến tranh trong Miền hoang và Mình và họ ... 61
3.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và kết cấu trong Mình và họ và Miền hoang.... 63
3.2.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong Mình và họ và Miền hoang ... 63
3.2.2. Kết cấu đồng hiện trong Miền hoang và Mình và họ ..................... 66
3.3. Nghệ thuật trần thuật trong Miền hoang và Mình và họ .......................... 70
3.3.1. Ngƣời trần thuật, điểm nhìn trần thuật............................................ 70
3.3.2. Ngôn ngữ và nhịp điệu trần thuật ................................................... 77
3.4. Giọng điệu trần thuật................................................................................ 82
3.4.1. Giọng điệu trần thuật trong Miền hoang ....................................................82
3.4.2. Giọng điệu hài hƣớc, châm biếm trong Miền hoang và Mình và họ .......86
3.4.3. Giọng điệu suy tƣ, triết lí trong Miền hoang và Mình và họ ....................88
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 95


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Chiến tranh là đề tài xuyên suốt văn học Việt Nam hiện đại, có thể coi
là một trong những đề tài ln có sức thu hút đối với những nhà văn tài năng
nhất. Trong những năm trở lại đây, đề tài này tiếp tục đƣợc khai phá với
những tác phẩm có nhiều cách tân về điểm nhìn và thi pháp, đem đến cho độc
giả những "trải nghiệm" chiến tranh thú vị, giàu tính nhân văn.
Miền hoang của Sƣơng Nguyệt Minh và Mình và họ của Nguyễn Bình
Phƣơng ra đời gần nhƣ cùng thời điểm (năm 2014). Đây là hai tiểu thuyết tiêu
biểu của văn học viết về chiến tranh những năm đầu thế kỷ 21. Miền hoang là
cuộc thử nghiệm tân bút pháp tự sự tiểu thuyết, cịn Mình và họ lại là sự cách
tân nối dài con đƣờng khám phá tâm thức con ngƣời trên đề tài mới. Kế tục
dòng mạch đổi mới điểm nhìn về chiến tranh, cả hai nhà văn đều lấy thân
phận con ngƣời cá nhân làm điểm tham chiếu, nhờ đó bồi đắp thêm độ dày
cho tinh thần nhân văn trong mảng văn học chiến tranh ở Việt Nam hiện nay.
Cách tân bút pháp trên nền tham chiếu tiến bộ về chiến tranh trong khi vẫn
đảm bảo sự thực lịch sử về bản chất cuộc chiến khiến cho hai tác phẩm đƣợc
ghi nhận và có sức hút trên văn đàn và trong giới độc giả. Nghiên cứu hai tác
phẩm này sẽ góp phần hệ thống lại và tiếp tục làm sáng tỏ những giá trị tƣ
tƣởng cùng những cách tân nghệ thuật mới mẻ mang hơi thở đƣơng đại của
hai tác giả này.
2. Lịch sử vấn đề
Miền hoang là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Sƣơng Nguyệt Minh ra đời
năm 2014. Tính đến nay (cuối năm 2022), nhiều nghiên cứu có giá trị về tác
phẩm nay đã xuất hiện. Chúng tơi xin lƣợc thuật những cơng trình tiêu biểu.
Về bài báo khoa học:


2

Bài viết “Tôi đọc Miền hoang của Sƣơng Nguyệt Minh" của Lã

Nguyên (TC Văn hóa Nghệ An, năm 2015) là nghiên cứu xuất hiện sớm và
nghiêm túc về tiểu thuyết Miền hoang. Bài viết tập trung chỉ ra thành tựu
trong xây dựng điểm nhìn trần thuật của tác giả, trong đó, điểm đặc sắc nhất
là sự di động điểm nhìn.
Trong bài viết “Tiểu thuyết về chiến tranh biên giới, từ diễn ngôn dân
tộc đến diễn ngôn nghệ thuật” (Nghiên cứu văn học, 12/2017), Phan Tuấn
Anh đã khái quát hai loại diễn ngôn trong các tiểu thuyết viết về chiến tranh.
Miền hoang dung chứa lƣợng lớn diễn ngôn dân tộc, trong khi Mình và họ đã
đa dạng hóa diễn ngơn, trong đó xuất hiện cả diễn ngơn đa thanh.
Bài viết “Chiến tranh biên giới tây nam qua Miền hoang và Hoang
tâm" (Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn học và Giới, Khoa Ngữ văn, ĐHSP
Huế, 2019) của nhóm tác giả Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thị Ngọc Giàu, Lê
Thị Xiêm chỉ ra nội dung hiện thực trong phản ánh về chiến tranh và những
vấn đề về trần thuật của tiểu thuyết Miền hoang.
Ngồi ra cịn có một số bài viết khác cũng đã đề cập đến hai cuốn tiểu
thuyết cùng với ý kiến đánh giá gần gũi với những ý kiến trên.
Về luận văn cao học:
“Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Miền hoang của Sƣơng Nguyệt
Minh” của Trƣơng Văn Cả (ĐH Đà Nẵng, năm 2016) nghiên cứu các phƣơng
diện “đặc điểm nghệ thuật” của tác phẩm bao gồm: không - thời gian, ngôn
ngữ, giọng điệu, tổ chức cốt truyện, xây dựng nhân vật, điểm nhìn trần thuật.
“Tiểu thuyết Miền hoang của Sƣơng Nguyệt Minh từ góc nhìn trần
thuật học” (ĐH sƣ phạm Hà Nội 2, năm 2016) của Hoàng Thị Thƣờng là luận
văn đáng chú ý về nghiên cứu nghệ thuật trần thuật của Sƣơng Nguyệt Minh.
Luận văn khai thác 3 vấn đề trọng tâm gồm ngƣời trần thuật - điểm nhìn;
ngơn ngữ, giọng điệu trần thuật.


3


Mình và họ của Nguyễn Bình Phƣơng xuất hiện trên văn đàn gần nhƣ đồng
thời với Miền hoang. Chỉ trong thời gian ngắn, tiểu thuyết này đã tái bản lần thứ 4,
lần gần nhất vào cuối năm 2019. Nhiều bài nghiên cứu có chất lƣợng về Mình và
họ đã đƣợc đăng, dƣới đây chúng tôi xin lƣợc dẫn những công trình tiêu biểu, cụ
thể nhƣ sau:
Đồn Cầm Thi có bài viết “Bạo lực & Mỹ cảm: Đọc Mình và họ của
Nguyễn Bình Phƣơng” (năm 2015) cho rằng: bạo lực là chủ âm bao trùm tác
phẩm, còn nhịp điệu chậm rãi là một loại "mĩ học" mà tác giả theo đuổi.
Trong bài “Nghệ thuật tự sự của Nguyễn Bình Phƣơng trong tiểu thuyết
Mình và họ (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số tháng 3/2016), Nguyễn Văn
Hùng nhận định: “Nguyễn Bình Phƣơng đã đột phá vào tầng sâu cấu trúc
truyện kể, khai phóng trong ý tƣởng, phiêu lƣu trong bút pháp, thể nghiệm
trong nghệ thuật tự sự, góp phần tạo nên một sinh thể nghệ thuật độc đáo. Với
tất cả những điều đó, Mình và họ xứng đáng là dấu ấn và thành tựu quan trọng
của văn xuôi Việt Nam đƣơng đại”.
Vũ Thị Mai, Nguyễn Thị Kim Tiến trong bài “Bản thể và tâm thế - góc
nhìn khác về ngƣời lính qua tiểu thuyết viết về chiến tranh của Nguyễn Bình
Phƣơng và Nguyễn Đình Tú” (Tạp chí khoa học cơng nghệ Việt Nam, số 4
năm 2019) khái quát ý nghĩa bản thể con ngƣời đƣợc phản ánh trong tác phẩm
với những “lay chấn” (chấn thƣơng) và ám ảnh chiến tranh, từ đó dẫn đến tâm
thế “cơ đơn”, “sống ẩn mình và chiến đấu trong lặng lẽ”.
Tác giả Nguyễn A Say trong “Tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình
Phƣơng gợi mở từ lí thuyết trị chơi” (Tạp chí khoa học Đại học Văn Hiến,
tập 5, số 1) chỉ ra 2 phƣơng diện “trò chơi” trong tác phẩm là “mê cung” với
đặc điểm là “cấu trúc lắt léo, đồng hiện và tràn ngập các yếu tố kì ảo, hoang
đƣờng”, và “phân mảnh” với đặc trƣng “phân mảnh các chi tiết, sắp xếp văn
bản không theo một trật tự nào”.


4


Bài viết “Âm vọng chiến tranh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng”
của Đỗ Hải Ninh (qua trƣờng hợp Mình và họ và “Kể xong rồi đi”) (Tạp chí
Nghiên cứu văn học số 12 – 2017) nhận định: Mình và họ tuy “không trực
tiếp viết về chiến tranh nhƣng cuộc chiến đƣợc kể lại nhƣ những âm vọng của
quá khứ đã làm lộ diện những miền sâu thẳm, khuất kín, những cung bậc
phong phú của đời sống và tâm hồn con ngƣời”. Tác giả cũng phát hiện trong
Mình và họ có “tiếng nói đa thanh”: tồn tại nhiều tiếng nói trong tác phẩm và
“nhân vật cất lên tiếng nói của riêng nó và khơng trùng khớp với tiếng nói của
tác giả”.
Trong bài viết “Căn tính của bạo lực và chiến tranh qua tiểu thuyết
Mình và họ của Nguyễn Bình Phƣơng” (Văn nghệ Thái Nguyên, tháng 5 năm
2016), tác giả Nguyễn Văn Hùng nhận định: “Bạo lực là một trong những vấn
đề trung tâm đƣợc Nguyễn Bình Phƣơng khám phá, lí giải. Tác giả tham vọng
truy tìm căn ngun của nó từ các câu chuyện quá khứ, nhằm nối kết, lí giải
cho cách hành xử, tâm thế của con ngƣời trong xã hội hiện đại”.
Có thể thấy, các nghiên cứu đã có mà chúng tôi dẫn ở trên về hai tác
phẩm đã khai thác nhiều phƣơng diện của hai tác phẩm, từ nội dung phản ánh
chiến tranh, chấn thƣơng tinh thần đến nghệ thuật trần thuật. Tuy nhiên,
phƣơng diện phản ánh nội dung chiến tranh và chấn thƣơng tinh thần thƣờng
chỉ đƣợc trình bày trong một số bài báo với số trang hạn định, do đó, mức độ
bao quát và phạm vi phân tích có phần sơ lƣợc. Nghệ thuật trần thuật đƣợc
nghiên cứu dày dặn, tồn diện hơn, nhƣng cũng có phƣơng diện nhƣ nhịp điệu
trần thuật, ngôn ngữ nhân vật còn chƣa đƣợc đề cập đầy đủ. Mặt khác, đến
nay chƣa có nghiên cứu nào so sánh giữa Miền hoang với Mình và họ để thấy
đƣợc tính đa dạng trong thống nhất của tiểu thuyết viết về chiến tranh.
Trên cơ sở tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, luận văn
của chúng tôi làm dày thêm và trình bày mới một số phƣơng diện liên quan



5

đến hai tác phẩm nhƣ chấn thƣơng tinh thần nhìn từ thời hậu chiến, nhịp điệu
trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, đồng thời tiến hành so sánh dị đồng giữa hai
tác phẩm.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chiến tranh biên giới trong hai tác phẩm Miền hoang của Sƣơng
Nguyệt Minh và Mình và họ của Nguyễn Bình Phƣơng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tơi nghiên cứu trên hai tác phẩm: Miền hoang và Mình và họ,
đồng thời có so sánh với một số tiểu thuyết liên quan nhƣ Hoang tâm
(Nguyễn Đình Tú), Mùa chinh chiến ấy (Đồn Tuấn) và Tàn đen đốm đỏ
(Phạm Ngọc Tiến).
4. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm sáng tỏ tƣ tƣởng và bút pháp của hai nhà văn khi viết về đề tài
chiến tranh.
Đánh giá thành tựu, đóng góp cũng nhƣ chỉ ra những giới hạn của mỗi
tác phẩm trong dòng văn học viết về chiến tranh ở Việt Nam hiện nay, đồng
thời chỉ ra sự dị đồng giữa hai tác phẩm.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp tự sự học: Cả Miền hoang lẫn Mình và họ đều hƣớng đến
làm mới phƣơng thức thể hiện chủ đề đã cũ là chủ đề chiến tranh, do đó, với
phƣơng pháp tự sự học, chúng tôi hy vọng sẽ chỉ ra đƣợc thành tựu của sự đổi
mới ở phƣơng diện tự sự.


6


Phƣơng pháp hệ thống: Với phƣơng pháp này, chúng tôi xem xét các
đặc điểm nghệ thuật và tƣ tƣởng nghệ thuật của hai tác phẩm trong dòng tiểu
thuyết chiến tranh đƣơng đại ở Việt Nam, qua đó chỉ ra dấu ấn của hai tác giả
trong tiến trình vận động của dòng tiểu thuyết này.
Phƣơng pháp so sánh văn học: Với phƣơng pháp so sánh văn học,
chúng tôi tiến hành so sánh các điểm dị - đồng giữa hai tác phẩm, từ đó chỉ ra
“nguồn chung” và “dịng riêng” trong tiểu thuyết viết về chiến tranh những
năm gần đây.
Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: Hai tác phẩm khai thác “dữ liệu”
là các cuộc chiến có thực trong lịch sử là chiến tranh biên giới phía Bắc (Mình
và họ) và chiến tranh biên giới Tây Nam (Miền hoang). Chúng tôi chỉ ra quan
điểm của hai nhà văn khi xử lý đề tài chiến tranh: chỗ nào tác giả trung thành
với lịch sử trong sử sách, chỗ nào tác giả hƣ cấu để chuyển tải quan điểm cá
nhân ngƣời nghệ sĩ và làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn chỉ ra những đặc điểm và đặc trƣng trong sự phản ánh chiến
tranh của hai tác phẩm. Đồng thời chỉ ra những cách tân trong nghệ thuật trần
thuật của Sƣơng Nguyệt Minh và Nguyễn Bình Phƣơng.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần nội dung và kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc tổ
chức thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Đề tài chiến tranh biên giới và sự xuất hiện 2 tác phẩm Miền
hoang, Mình và họ.
Chƣơng 2: Bi kịch chiến tranh từ điểm nhìn hậu chiến
Chƣơng 3. Phƣơng thức thể hiện chiến tranh trong Miền hoang và Mình
và họ


7


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA HAI
TÁC PHẨM MIỀN HOANG, MÌNH VÀ HỌ
1.1. Đề tài chiến tranh biên giới trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tính đến nay, Việt Nam có đến 4 thế hệ nhà văn viết về đề tài chiến
tranh, bao gồm: thế hệ nhà văn thời chống Pháp nhƣ: Nguyên Ngọc, Nguyễn
Đình Thi,...Thế hệ tiếp theo là các nhà văn trong giai đoạn kháng chiến chống
Mỹ nhƣ: Khuất Quang Thụy, Nguyễn Trí Huân, Chu Lai,...Tiếp theo là các
nhà văn xuất hiện trong khoảng thời gian diễn ra chiến tranh biên giới Tây
Nam, gồm có: Sƣơng Nguyệt Minh, Nguyễn Bình Phƣơng và lớp các nhà văn
trẻ sinh ra sau chiến tranh nhƣ: Nguyễn Đình Tú, Huỳnh Trọng Khang,
Nguyễn Ngọc Thuần,…Với lực lƣợng nhà văn thuộc các thế hệ, văn học Việt
Nam hiện đại có khá nhiều các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh.
Tiểu thuyết viết về chiến tranh biên giới là một phần của văn học viết
về chiến tranh nói chung ở Việt Nam thời kì hiện đại. Các tác giả và tác phẩm
viết về chiến tranh biên giới có thể kể ra các trƣờng hợp tiêu biểu nhƣ: Miền
hoang của Sƣơng Nguyệt Minh, Mình và họ của Nguyễn Bình Phƣơng;
Hoang tâm của Nguyễn Đình Tú... Ngồi ra chúng ta cịn có các tác phẩm: Về
từ hành tinh ký ức (Võ Diệu Thanh), Bóng anh hùng (Dỗn Dũng), Xác
phàm (Nguyễn Đình Tú)... Các tác phẩm trên đều xoay quanh hai cuộc chiến
biên giới trong thời hiện đại của Việt Nam là chiến tranh ở vùng biên giới
phía Bắc và biên giới Tây Nam.
Về mặt lịch sử, hai sự kiện chiến tranh biên giới kể trên diễn ra trong
khoảng thời gian tƣơng đối ngắn: chiến tranh biên giới Tây Nam (4 -1977 đến
7-1-1979), chiến tranh biên giới phía Bắc (2 - 1979 đến 3 - 1979). Mặt khác,
so với hai cuộc kháng chiến kéo dài trƣớc đó (chống Pháp, chống Mỹ) thì hậu


8


quả của hai cuộc chiến biên giới không dai dẳng bằng. Mặc dù vậy, hai cuộc
chiến này có những điểm đặc biệt. Trƣớc hết nó đều diễn ra hết sức bất ngờ,
vì thế, trong thời điểm bấy giờ, nó tạo ra những xáo trộn đột xuất trong xã hội
Việt Nam. Mặt khác, cả hai cuộc chiến nảy sinh xuất phát từ “ý chí chính trị”
hơn là mục tiêu quân sự và kinh tế. Do đó, nó hàm chứa sự tranh đấu có tính ý
thức hệ và dân tộc chủ nghĩa (đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc).
Sau đây, chúng tôi sẽ tiến hành khái quát một cách ngắn gọn về hành
trình của đề tài chiến tranh biên giới biên giới trong văn học Việt Nam hiện
đại theo tiến trình thời gian.
Bóng anh hùng (Dỗn Dũng) là truyện ngắn viết về những thân nhân ở
hậu phƣơng của những ngƣời lính trong chiến tranh biên giới phía Bắc. Tác
phẩm đăng lần đầu trên tuần báo Văn Nghệ ngày 8-8-2009. Tác phẩm có cách
tiếp cận độc đáo về cuộc chiến: tiếp cận từ hậu phƣơng, đồng thời cũng dựa
trên ý tƣởng sâu sắc đó là: sự kết nối giữa thế giới ngƣời chiến sĩ hi sinh vì Tổ
Quốc và ngƣời thân của họ còn sống. Câu chuyện đƣợc kể rất độc đáo: nhân
vật kể chuyện xƣng “tôi” - hồn ma ngƣời chiến sĩ đã chết. Tác phẩm cho thấy
nỗi mất mát của chiến tranh đối với ngƣời lính lẫn những ngƣời mẹ của anh
ta. Cách tiếp cận chiến tranh từ góc độ đời thƣờng đã giúp tác phẩm có tính
nhân văn sâu sắc.
Hoang tâm của Nguyễn Đình Tú ra đời năm 2013 kể lại hành trình của
nhân vật Anh trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam chống quân Pôn Pốt
Campuchia. Cũng nhƣ các tác phẩm khác, Hoang tâm cho biết những tội ác
kinh hồng của qn Pơn Pốt gây ra cho ngƣời dân vô tội Việt Nam. Chẳng
hạn, tác phẩm đã miêu tả những cuộc tàn sát đẫm máu, ác độc nhƣ: “Thoạt
tiên là Hằng. Cô bị cắt đứt cuống họng, chết trong tƣ thế ngồi, tay buông
thõng, hai gối chạm vào nhau, đầu gác lên thanh tre dùng để gá các tấm liếp”.
Tác phẩm đã cho thấy sự khác trong cách biểu đạt sử thi về chiến tranh trƣớc



9

đây. Ngƣời đọc chỉ thấy một thế giới kì bí và đầy sự tổn thƣơng con ngƣời
chứ khơng cịn là thế giới của “anh hùng, chính nghĩa”. Ngồi ra, theo Võ Thị
Xuân Hà, tác phẩm còn mang một “cốt truyện hiện thực huyền ảo”: “Hoang
tâm là sự kết hợp cùng lúc: giọng văn truyền thống, cách dẫn chuyện hiện đại,
cốt truyện hiện thực huyền ảo, nhịp và ngữ hậu hiện đại.” (Dẫn theo T. Minh
trong bài “Lạc vào cõi mộng ảo của Nguyễn Đình Tú”).
Tác phẩm Về từ hành tinh ký ức của Võ Diệu Thanh ra đời năm 2018.
Tác phẩm có điểm độc đáo là nó đƣợc viết theo kiểu kí sự. Trong đó, tác giả
đã trực tiếp gặp gỡ, ghi chép lại những lời nhân chứng về cuộc thảm sát của
quân Pôn Pốt tại Việt Nam trong năm 1978, trong đó tiêu điểm là cuộc thảm
sát tại Ba Chúc. Tác phẩm đã tái hiện những tội ác chiến tranh của quân
Khmer Đỏ đối với ngƣời dân vô tội Việt Nam. Tác phẩm cho biết chỉ trong 11
ngày chiếm đóng, quân Pốt đã sát hại hơn 3 ngàn thƣờng dân. Trong đó có
khơng ít những vụ việc giết ngƣời tàn khốc, nhƣ vụ chồng và các con chị Tƣ
Nga bị bắn chết, dã man hay chuyện nhân vật Sƣơng bị vết đạn xuyên phổi.
Về từ hành tinh ký ức với xuất phát điểm là một bút kí nên đây hồn tồn là
một “diễn ngơn dân tộc”với tham vọng vạch trần tội ác tàn bạo của quân đội
Pôn Pốt đối với nhân dân Việt Nam vùng Tây Nam của Tổ Quốc.
Có thể thấy, các tác phẩm viết về chiến tranh biên giới nêu trên đã nỗ lực
đi theo xu hƣớng: hiện đại hóa cách kể chuyện và đa dạng hóa điểm nhìn chiến
tranh. Trong khi giữ vững quan điểm dân tộc, các nhà văn đã dần có cái nhìn đa
dạng hơn về bi kịch chiến tranh, trong đó, sự mất mát cùng những tổn thƣơng
của con ngƣời cá nhân dần trở thành điểm nhìn trung tâm của tác phẩm.
Miền hoang của Sƣơng Nguyệt Minh và Mình và họ của Nguyễn Bình
Phƣơng tiếp tục con đƣờng đổi mới cách kể về đề tài chiến tranh biên giới.
Miền hoang với sự luân chuyển điểm nhìn liên tục đã cho thấy chiến tranh
đƣợc soi chiếu từ thân phận cá nhân chứ không phải là từ cộng đồng dân tộc.



10

Cách miêu tả về bi kịch cá nhân của cả “hai phe” cho thấy: tác giả đã xa rời
truyền thống “nhị phân” đối lập của văn học viết về chiến tranh từ thời kỳ
trƣớc. Mình và họ tái hiện chiến tranh từ lời kể của nhân vật trực tiếp tham gia
chiến tranh phƣơng Bắc – đó là nhân vật anh trai Hiếu. Chính vì thế, chiến
tranh hiện lên rất sinh động và chân thực, cụ thể, trong đó có cả sự sinh động
của các tình huống giết chóc, truy đuổi, tra tấn của cả hai bên trong chiến
tranh. Mặt khác, Mình và họ lại đi vào khai thác chiều sâu tâm thức nhân vật,
qua đó phản ánh nỗi ám ảnh dai dẳng đến tận thời hiện tại của chiến tranh
trong quá khứ.
Nhìn chung, văn học viết về chiến tranh biên giới trong khoảng thời
gian gần đây đã có nhiều cách tân trong cách kể chuyện với nhiều điểm nhìn
khác nhau với mục đích hƣớng tới là: thể hiện tính đa dạng, đa diện của
khn mặt chiến tranh. Trong đó, vấn đề số phận con ngƣời, bi kịch cá nhân
ngày càng đƣợc quan tâm phản ánh. Thậm chí, với tác phẩm của Nguyễn
Bình Phƣơng, bi kịch chiến tranh cịn lấn sâu vào tâm thức và mở rộng sang
cả thời hiện tại.
1.2. Hành trình sáng tạo, phong cách và quan niệm văn học của Sƣơng
Nguyệt Minh và Nguyễn Bình Phƣơng
1.2.1. Hành trình sáng tạo, phong cách sáng tác và quan niệm văn học của
Nguyễn Bình Phương
1.2.1.1. Hành trình sáng tạo và phong cách Nguyễn Bình Phương
Nhà văn Nguyễn Bình Phƣơng tên khai sinh là Nguyễn Văn Bình, sinh
năm 1965 tại Thái Nguyên. Trong chiến tranh, ông theo cha mẹ sơ tán về
huyện Đơng Hƣng, tỉnh Thái Bình. Năm 1979, gia đình ơng trở lại quê nhà là
thành phố Thái Nguyên. Năm 1985, ông nhập ngũ. Năm 1989, ông bắt đầu
học ở Trƣờng Viết văn Nguyễn Du. Sau tốt nghiệp, Nguyễn Bình Phƣơng có
một năm cơng tác tại Đồn Kịch nói Qn đội, sau đó là Biên tập viên của



11

Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân. Năm 2004, ông bắt đầu cơng tác tại Ban
thơ – Tạp chí Văn nghệ quân đội. Hiện tại nhà văn Nguyễn Bình Phƣơng là
tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Qn đội.
Nguyễn Bình Phƣơng bắt đầu sáng tác từ năm 1986 với thể loại thơ.
Các tác phẩm tiêu biểu của ơng gồm có: Khách của trần gian (1986), Lam
chướng(1992), Xa thân (1997), Từ chết sang trời biếc (2001), Thơ Nguyễn
Bình Phương (2005). Thơ của Nguyễn Bình Phƣơng từng đƣợc dịch và đƣa
vào tập “Tuyển tập thơ Việt Nam” xuất bản tại Thụy Điển.
Tiểu thuyết là thể loại thành cơng nhất của Nguyễn Bình Phƣơng. Ông
viết khỏe, lần lƣợt cho ra đời nhiều tác phẩm gây chú ý nhƣ: Bả giời (1991),
Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí
nhớ suy tàn (2000), Thoạt kì thủy (2004), Ngồi (2006), Mình và họ ( 2014)…
Nguyễn Bình Phƣơng đƣợc văn giới ghi nhận nhƣ là ngƣời mở đầu cho
khuynh hƣớng mới trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. Ông đã chấp nhận
mạo hiểm để tự đổi mới mình, qua đó đem lại sự mới mẻ cho tiểu thuyết Việt
Nam. Dƣờng nhƣ ở mỗi cuốn tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng lại tạo ra đƣợc
một nét riêng độc đáo trong hệ thi pháp của mình.
Nguyễn Bình Phƣơng thực sự đã có một sự đổi mới trong tƣ duy nghệ
thuật. Tác phẩm của ông có thể nói là đã hội tụ nhiều xu hƣớng của tiểu
thuyết phƣơng Tây hiện đại, chẳng hạn nhƣ tiểu thuyết mới, tiểu thuyết ngắn,
tiểu thuyết hậu hiện đại. Trong các tác phẩm: “Bả giời”, “Ngƣời đi vắng”,
“Trí nhớ suy tàn”, “Thoạt kì thủy”, … Nguyễn Bình Phƣơng khai thác hiện
thực cuộc sống theo cách chồng chéo các mảnh vụn của hiện thực, khai thác
sự nhập nhằng của quá khứ - hiện tại, dƣơng gian – âm giới,… Nguyễn Bình
Phƣơng thƣờng lấy số phận con ngƣời để chỉ ra những đổ vỡ của trật tự đời
sống, sự lạc loài, tâm lí hồ nghi về tồn tại và bất an trƣớc cuộc sống thời hiện

đại. Nguyễn Bình Phƣơng cũng là nhà văn đi tiên phong thử nghiệm lối viết


12

hậu hiện đại. Trong thế giới nghệ thuật của ông, chiếm đa số là những nhân
vật bệnh hoạn, điên khùng, u tối. Đó là kiểu con ngƣời mất lí trí thƣờng thấy
trong văn chƣơng hậu hiện đại. Cũng dƣới ánh sáng của kĩ thuật hậu hiện đại,
Nguyễn Bình Phƣơng thƣờng “phá hủy” cốt truyện truyền thống, tổ chức kết
cấu tác phẩm của mình theo kiểu phân mảnh nhằm thể hiện sự đổ vỡ, phức
tạp, chằng chéo, khó phân định trong thế giới tâm hồn sâu thẳm của con
ngƣời. Đây chính là điểm cách tân độc đáo của Nguyễn Bình Phƣơng.
Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng thƣờng có nhiều tuyến chạy
ngƣợc chiều, đan chéo nhau, điểm nhìn thì ln đƣợc ln phiên linh động.
Ngơn từ trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng cũng thƣờng đƣợc đan xen
nhiều loại hình ngơn từ từ các thể loại khác nhau, chẳng hạn: thơ, kịch. Từ đó
tác giả xóa mờ ranh giới thể loại trong tiểu thuyết của mình.
Có thể thấy, Nguyễn Bình Phƣơng đã táo bạo cách tân phƣơng thức thể
hiện trong thể loại tiểu thuyết. Đánh giá vai trò cách tân tiểu thuyết Việt Nam
của Nguyễn Bình Phƣơng, nhà phê bình Phạm Xuân Thạch nhận định rằng:
“Nguyễn Bình Phƣơng đã tạo nên một mơ hình tiểu thuyết mới”, cái mới ở
đây là “một lối tiếp cận hiện thực mới, một thực tại mới (trong tƣơng quan với
tiểu thuyết truyền thống)”.
Phần lớn các nhà phê bình, nghiên cứu đều coi Nguyễn Bình Phƣơng là
nhà văn có phong cách rõ ràng và độc đáo. Nhà nghiên cứu Hà Thanh Vân
nhận định: “Nguyễn Bình Phƣơng là ngƣời có lối viết khó có thể lẫn vào với
bất kỳ một nhà văn Việt Nam nào khác.”, bà gọi đó là “phong cách “dị văn”
với nội hàm: “Từ thủ pháp liên văn bản đến cách viết mang màu sắc liên văn
hóa” [41]. Đi xa hơn, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Hiếu đánh giá Nguyễn Bình
Phƣơng là nhà văn mở ra thời kì mới cho văn học Việt Nam sau thời kì “Đổi

mới” gắn với các tên tuổi Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi. Ơng nhận
định: “Nguyễn Bình Phƣơng xuất hiện để nói với chúng ta rằng văn học Việt


13

Nam đƣơng đại không nên gọi là văn học Đổi mới nữa vì tên gọi đó đã hết
thời hạn để gọi tên những vận động khá đa dạng của văn học từ 1990-1992.
Lúc nào cũng nhìn thành tựu văn học chỉ có Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị
Hồi thì sẽ hơi bất công với mạch chảy của văn học đƣơng đại bây giờ”. Cụ
thể, Trần Ngọc Hiếu cho rằng: “Từ Vào cõi, Bả giời, Nguyễn Bình Phƣơng
nói lên nhiều hiện thực, nhƣng khơng tất yếu có sự thật nào ở trong đó. Một
lối viết mà khiến ngƣời ta có cảm giác đọc văn để thấy văn chƣơng kiến tạo
lên các thực tại, các khả thể thực tại”. [30]
1.2.1.2. Quan niệm văn học của Nguyễn Bình Phương
Nguyễn Bình Phƣơng thƣờng có những phát biểu trực tiếp về quan niệm
văn học của mình. Trong các phát biểu đó, Nguyễn Bình Phƣơng thƣờng nhấn
mạnh đến tính chất và bản chất của lao động viết văn. Tính chất và bản chất ấy có
thể tóm gọn trong mấy chữ: sáng tạo, hà khắc, tự do, dấn thân.
Thứ nhất, Nguyễn Bình Phƣơng cho rằng: khơng có sự sáng tạo,
nhà văn sẽ tự tiêu diệt mình.
Nguyễn Bình Phƣơng trực tiếp nói về quan niệm văn học của mình nhƣ
sau: “Ngƣời ta có thể làm ra rất nhiều thứ mà sau đó những thứ ấy khơng
thuộc về họ. Nhƣng văn chƣơng lại khác. Nhà văn viết ra chữ nào thì chữ ấy
là của anh ta, chỉ của anh ta. Dù sau đó ngƣời ta đọc nó kiểu gì, khuấy đảo,
nhào lên trộn xuống ra sao, hay tô son trát phấn, cũng vẫn không cƣớp đƣợc
chữ của nhà văn.” [41]. Trong phát biểu trên, Nguyễn Bình Phƣơng cho rằng:
“chữ” do nhà văn viết ra là sản phẩm của riêng anh ta. Nó mang đặc điểm cá
thể nên khơng lẫn vào cái khác. Ngay cả độc giả trong đó có các độc giả hàn
lâm cũng không làm mất đi đƣợc dấu ấn cá nhân của nhà văn trong con

“chữ”. Điều đó có nghĩa, Nguyễn Bình Phƣơng đặc biệt đề cao sự sáng tạo
độc đáo trong sáng tác. Sự độc đáo sẽ tạo ra dấu ấn cá nhân, từ đó đánh dấu
sự tồn tại của nhà văn trong đời sống văn chƣơng.


14

Thứ hai, với Nguyễn Bình Phƣơng, lao động văn chƣơng là loại lao
động vắt kiệt mình một cách hà khắc.
Trong thời gian viết “Thoạt kì thủy”, Nguyễn Bình Phƣơng từng nói về
cơng việc viết văn của mình rằng: viết là “vắt nhƣ thể sự cạn kiệt đang đến
gần”. Trong sự “vắt cạn kiệt” ấy, nhà văn tự hỏi: “Viết là tìm thấy hay đánh
mất”. Đây cũng là tên một tiểu luận văn học của ông. Trong tiểu luận này,
ông đã tự trả lời: đối với sáng tạo văn chƣơng, “Tìm thấy và đánh mất đan xen
quấn quýt nhau nhƣ thế, nhƣ những mảng đậm nhạt vờn đuổi trên mặt trăng.”
[36]. Trong sự lao động viết văn khắc khổ, Nguyễn Bình Phƣơng coi điều tìm
thấy (tức cái tốt đẹp có đƣợc) là điều rất quan trọng, qua đó ta thấy đƣợc quan
niệm của nhà văn về việc viết: viết là đào sâu vào con ngƣời mình để tìm thấy
sự đồng cảm: “Nhƣng dù sao thì tơi đã tìm thấy những độc giả đầu tiên của
mình và một phần trong số đó đi cùng tơi tới tận bây giờ. Tơi tìm thấy lịng
can đảm vì đã trình ra một thế giới lâu nay ủ kín trong tâm trí, dù thế giới đó
khơng hẳn đã hồn hảo vì khơng hẳn đã chính xác với thế giới trong tâm trí
tơi.” [36].
Có thể thấy, Nguyễn Bình Phƣơng coi sáng tạo văn chƣơng là một dạng
lao động khổ nhọc chứ không phải là sự thể hiện thiên tính nghệ thuật đơn
thuần. Điều này khá gần gũi với quan niệm của một số nhà văn Việt Nam xuất
sắc trong quá khứ nhƣ Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Cơng Hoan… Song
điểm độc đáo của Nguyễn Bình Phƣơng ở chỗ, ông nhấn mạnh việc đi sâu vào
thế giới bên trong con ngƣời hơn là trực tiếp phản ánh các vấn đề xã hội. Đây
cũng là xu hƣớng thƣờng thấy của các nhà văn hiện đại. Vì thế, ở điểm này,

quan niệm văn học của Nguyễn Bình Phƣơng vừa có sự kế thừa từ q khứ,
vừa có tính chất hiện đại.
Thứ ba, Nguyễn Bình Phƣơng nhấn mạnh: văn chƣơng là tự do.
Qua các phát biểu trên báo chí, Nguyễn Bình Phƣơng thƣờng tỏ ra băn
khoăn về vấn đề bản chất của văn chƣơng. Nguyễn Bình Phƣơng cho rằng,
văn chƣơng, “bản thân nó là chân trời tự do”. Văn chƣơng khơng xa rời cuộc


15

sống nhƣng cũng khơng bị bó buộc vào cuộc sống. Nó là chân trời tự do dành
cho ngƣời sáng tạo và ngƣời tiếp nhận. Qua tiểu thuyết, chúng ta thấy đƣợc
cách thức thể hiện sự “tự do” của nhà văn. Ông khai thác mọi vấn đề của đời
sống, xã hội, lịch sử, tâm lí con ngƣời… Trong khi khai thác các đề tài đó,
nhà văn đã bộc lộ quan điểm của mình một cách độc lập. Để khai thác sự đa
dạng đề tài đó một cách hiệu quả, Nguyễn Bình Phƣơng phải tự mình tạo ra
một sự khƣớc từ với khuôn mẫu thể hiện truyền thống. Đây là điều mà các
nhà lí luận thƣờng gọi là “sáng tạo để vƣơn tới tự do”.
Thứ tƣ, đối với thể loại tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phƣơng địi hỏi
một sự mạo hiểm dấn thân để tạo mới.
Nguyễn Bình Phƣơng là nhà văn coi trọng tổ chức “cấu trúc” truyện kể,
trong đó có vấn đề kể. Trong một lần trả lời báo chí, ơng nói: “Đôi khi với
nhà văn, cấu trúc tác phẩm quan trọng lắm. Nhà văn cứ loay hoay với cấu
trúc. Cấu trúc cũng là một dạng cách kể. Có dạng cấu trúc đi thẳng, có dạng đi
vịng. Thế thì mới ra đƣợc từng ngƣời một. Tơi nghĩ tác phẩm của tơi nếu
nhìn tổng thể cũng là sự loay hoay.” [41]. Trong một phát biểu khác, Nguyễn
Bình Phƣơng nhấn mạnh đến khả năng cách kể truyện có thể tạo ra sự mới mẻ
cho tác phẩm bất chấp sự cũ kĩ của đề tài: “một trong những cái khó của nhà
văn là loay hoay đi tìm cách kể. Có thể, đề tài của anh khơng mới, nhƣng chỉ
cần đem nó đặt trong một lối kể hoàn toàn khác toàn bộ câu chuyện sẽ trở nên

mới mẻ. Đó là cách mà “Vào cõi” và “Bả giời” khiến ngƣời đọc phải nhớ tới
tên của chúng.” [36].
Quan điểm trên cho thấy, Nguyễn Bình Phƣơng rất chú trọng đến chính
đặc trƣng của thể loại truyện kể: vấn đề cấu trúc và cách kể chuyện. Theo dõi
các tác phẩm của nhà văn có thể thấy, ơng đã thực hành nghiêm ngặt quan
điểm sáng tác của bản thân. Do đó, đây có thể coi là quan điểm dẫn lối cho
những cách tân nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Bình Phƣơng.


16

1.2.2. Hành trình sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của Sương Nguyệt Minh
1.2.2.1. Hành trình sáng tạo của Sương Nguyệt Minh
Sƣơng Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh năm 1958, quê
quán Ninh Bình. Sƣơng Nguyệt Minh đã giành nhiều Giải thƣởng quan trọng
ở trong nƣớc nhƣ: Giải thƣởng Cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân
đội - năm 1996, Giải thƣởng Cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ - năm20032004, gần đây nhất là Giải thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam - năm 2010.
Tính đến nay, Sƣơng Nguyệt Minh đã thử nghiệm ngòi bút qua hai thể
loại: truyện ngắn và tiểu thuyết. Nếu truyện ngắn mở màn đƣờng văn thì tiểu
thuyết lại là một bƣớc rẽ bất ngờ của nhà văn. Có thể nói, ở cả hai thể loại,
Sƣơng Nguyệt Minh đều đạt đƣợc những thành tựu đáng kể.
Sƣơng Nguyệt Minh khởi đầu từ thể loại truyện ngắn.
Truyện ngắn đầu tay của Sƣơng Nguyệt Minh xuất hiện lần đâu trên
“Văn nghệ quân đội” vào năm 1992. Tính đến nay, Sƣơng Nguyệt Minh đã
cho ra mắt 6 tập truyện ngắn.
Trong giai đoạn đầu, tác phẩm của Sƣơng Nguyệt Minh thƣờng lấy đề
tài về làng quê và chiến tranh. Các hình tƣợng quen thuộc trong sáng tác của
nhà văn thƣờng là nhân vật ở thơn q, hình ảnh những ngƣời thanh niên ra
trận, những ngƣời phụ nữ đợi chồng, ngƣời mẹ hậu phƣơng.
Trong nhóm các tác phẩm khác nhƣ “Giếng cạn”, “Nỗi đau dòng họ”, “Dị

hƣơng”, Sƣơng Nguyệt Minh đã khai thác một đề tài tƣơng đối mới hơn đó là
cuộc sống con ngƣời trong xã hội kinh tế thị trƣờng. Ông đã khai thác sâu những
chủ đề nổi bật nhƣ số phận ngang trái, thiếu may mắn của con ngƣời trong cuộc
sống thời kỳ hiện đại.
Bút pháp truyện ngắn của Sƣơng Nguyệt Minh nhìn chung giản dị,
nhƣng tinh tế, sâu sắc. Sƣơng Nguyệt Minh phân tích cuộc sống xã hội và con


17

ngƣời ở nhiều góc cạnh khác nhau, trong đó có những góc khuất khơng
thƣờng đƣợc nhìn thấy. Đáng chú ý là nhà văn bao giờ cũng nhìn con ngƣời
một cách thân thiện, trừu mến, bao dung. Ơng ln tìm thấy khả năng để con
ngƣời trở nên tốt đẹp hơn dù ở trong hoàn cảnh khắc nghiệt ra sao.
Miền hoang - tiểu thuyết đầu tay và cũng là thành công đột xuất
của Sƣơng Nguyệt Minh.
Miền hoang ra đời năm 2014, là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn. Tác
phẩm khai thác đề tài cuộc chiến biên giới Tây Nam năm 1979. Sau khi ra đời
khoảng một năm, tác phẩm đƣợc nhận giải Sách hay năm 2015 của hai đơn vị
là: Viện nghiên cứu phát triển giáo dục và Quỹ Phan Châu Trinh. Đến nay,
Miền hoang đƣợc độc giả đón nhận khá nồng nhiệt. Có thể nói, Sƣơng Nguyệt
Minh cơ bản thành công với Miền hoang.
Nếu trong thể truyện ngắn, Sƣơng Nguyệt Minh chuyển từ phản ánh
hiện thực sang cách thức tiếp cận hiện thực mang màu sắc huyền ảo, thì trong
tiểu thuyết Miền hoang, tác giả đặc biệt chú trọng phƣơng diện trần thuật. Từ
điểm nhìn trần thuật đến ngơi trần thuật, từ không gian đến ngôn ngữ trần
thuật, tác giả đều tạo ra đƣợc những sự sáng tạo đáng ghi nhận.
1.2.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Sương Nguyệt Minh
Cũng giống nhƣ Nguyễn Bình Phƣơng, Sƣơng Nguyệt Minh là nhà văn
Việt Nam đƣơng đại có quan niệm nghệ thuật rõ ràng. Quan niệm nghệ thuật

của ông thể hiện qua các phƣơng diện sau đây.
Thứ nhất, tác phẩm và bạn đọc bầu lên nhà văn.
Trong một chia sẻ, Sƣơng Nguyệt Minh cho rằng: viết tiểu thuyết thì
hầu nhƣ nhà văn nào cũng khao khát, cịn có thể trở thành nhà tiểu thuyết hay
khơng thì hãy để bạn đọc đánh giá. Sƣơng Nguyệt Minh cho rằng, nhà văn
phải biết “băn khoăn dày vò” trƣớc những gì chứng kiến để viết nên tác phẩm.
Trong Miền hoang, tác giả thác lời nhân vật nói: “Có lẽ anh mày sẽ viết


18

những gì đã chứng kiến. Viết bằng tâm thế ngƣời can dự trong cuộc đi suốt
cuộc chiến tranh với nỗi phấp phỏng băn khoăn dày vị chứ khơng viết bằng
thứ tình cảm đi xem ngƣời ta đánh nhau rồi sáng tác”. Viết bằng và từ chính
nỗi băn khoăn của bản thân về cuộc sống chính là quan niệm mà độc giả có
thể nhận ra trong các tác phẩm của nhà văn.
Thứ hai, văn chƣơng là thân phận con ngƣời; “nhân vật là linh hồn
tác phẩm”.
Sƣơng Nguyệt Minh rất chú trọng đến vấn đề xây dựng nhân vật.
Trong một phỏng vấn, ông nói rằng: “Phàm là nhà văn, ai mà chẳng
muốn có nhân vật trở thành danh từ chung, thành cả tính từ nữa!? Là ngƣời
viết văn, dù cố ý hay tự nhiên mà tạo ra đƣợc một nhân vật cỡ Giang Minh
Sài của Lê Lựu, hay lão Khúng của Nguyễn Minh Châu cũng đủ hạnh phúc,
sƣớng một đời văn…”.
Trong khi xây dựng nhân vật, Sƣơng Nguyệt Minh có xu hƣớng tìm ra
trong họ những khả năng để trở thành một nhân cách hồn thiện hơn hay một
cuộc đời có khả năng tìm thấy ánh sáng. Trong Miền hoang, các nhân vật
ngƣời lính Pơn Pốt cuối cùng cũng thốt đƣợc khỏi rừng, trở về cuộc sống
bình thƣờng. Có thể thấy các nhân vật là minh chứng cho quan niệm “Văn
chƣơng là thân phận con ngƣời” của Sƣơng Nguyệt Minh. Trong sự thể hiện

thân phận con ngƣời, nhà văn nhấn mạnh đến vấn đề: con ngƣời có thể vƣơn
lên thốt khỏi tăm tối để trở nên tốt đẹp hơn.
1.3. Miền hoang, Mình và họ trong dòng tiểu thuyết viết về chiến tranh ở
Việt Nam
Miền hoang và Mình và họ cùng xuất hiện lần đầu năm 2014. Đây là
hai tiểu thuyết thuộc nhóm mới xuất hiện nhất, đồng thời, cũng là thành công
đáng ghi nhận của dòng tiểu thuyết chiến tranh biên giới trong văn học Việt
Nam đƣơng đại.


19

Miền hoang và Mình và họ đã bắt vào mạch nguồn "bi kịch chiến
tranh" đƣợc khơi ra bởi nhiều tác phẩm trƣớc đó nhƣ Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Về từ hành tinh ký ức của Võ
Diệu Thanh, Hoang tâm của Nguyễn Đình Tú,... Nỗi buồn chiến tranh đem
đến bi kịch trong và sau khi chiến tranh kết thúc. Sự tái hiện chiến tranh trong
ý thức của nhân vật hậu chiến. Hoang tâm có phạm vi miêu tả khá rộng. Nhân
vật Anh và ngƣời tình Son Phấn của anh ta hành trình qua nhiều không gian
tộc ngƣời và không gian chiến tranh. Qua đó, chiến tranh biên giới hiện lên
cùng với suy nghĩ về tộc ngƣời và sự sống. Về từ hành tinh ký ức lại có màu
sắc khá khác biệt. Võ Diệu Thanh muốn tái hiện tội ác của quân Pôn Pốt đối
với ngƣời dân Tây Nam Bộ. Diễn ngôn dân tộc khá rõ, nhƣng đáng chú ý ở
chỗ, nhà văn đã chú ý miêu tả kĩ các thân phận cá nhân một cách chân thực.
Mặc dù kế tục truyền thống viết về chiến tranh trong quá khứ, nhƣng cả
hai nhà văn đã có cách nhìn và cách khai thác chiến tranh ở góc độ khác so
với các tiểu thuyết trƣớc đây. Cả hai tác phẩm đều không chỉ mô tả chiến
tranh nhƣ những sự kiện bên ngồi mà nhìn nhận chiến tranh từ góc độ bản
thể con ngƣời. Trong đó, nhà văn có những truy vấn về vấn đề nhân tính:
nhân tính con ngƣời gồm hai phần: thiện, ác; vậy khi nào cái thiện nổi lên và

khi nào cái ác trỗi dậy?.
Mặt khác, với hai màu sắc khác biệt, Miền hoang và Mình và họ đã góp
phần tạo ra tính đa dạng của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh biên giới ở Việt
Nam. Miền hoang lấy cuộc chiến biên giới Tây Nam làm bối cảnh, thì Mình
và họ lại là tiểu thuyết về chiến tranh biên giới phía Bắc. Cách thể hiện của
hai tác giả có thể coi là "đại dị tiểu đồng" (khác biệt là chủ yếu, tƣơng đồng là
thứ yếu). Sƣơng Nguyệt Minh bám khá sát vào chất liệu thực sử (sự kiện có
thật, đƣợc ghi lại bởi sử sách) để kiến tạo nên "tiểu thuyết". Các sự kiện kể
trong tác phẩm của Sƣơng Nguyệt Minh thƣờng đƣợc mở đầu bởi một sự kiện
đƣợc đƣa tin bởi các hãng Thông Tấn. Ở cấp độ bao quát hơn, toàn bộ tác


20

phẩm đứng trên quan điểm dân tộc rõ nét, do đó, các miêu tả của tác giả về
“hai phe” với hai tính chất chính - tà rõ nét. Trong khi đó, cả hai yếu tố kể
trên đều khá mờ nhạt trong tác phẩm Mình và họ. Nguyễn Bình Phƣơng
khơng cho độc giả biết ông đang miêu tả sự kiện nào trong cuộc chiến biên
giới phía Bắc năm 1979. Độc giả chỉ biết đó là một cuộc giao tranh hoặc truy
đuổi ác liệt. Mặc dù Nguyễn Bình Phƣơng vẫn đứng trên quan điểm dân tộc
để miêu tả chiến tranh nhƣng tính chất “dân tộc chủ nghĩa” hầu nhƣ không tồn
tại. Trái lại, ông tập trung vào bi kịch con ngƣời cá nhân thuộc cả hai phe với
quan điểm bao trùm: trong chiến tranh, sự phân biệt về bi kịch cá nhân giữa
“phe mình” và “phe họ” là khơng rõ ràng. Hơn nữa, Nguyễn Bình Phƣơng
cịn lần dị vào miền tâm thức các nhân vật, nhất là những nhân vật có có liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc chiến biên giới phía Bắc. Qua đó, tác
giả cho thấy bi kịch thật dai dẳng thật nặng nề của chiến tranh trong thế giới
mơ hồ nhƣng sâu xa đó của con ngƣời.
Có thể thấy, Miền hoang và Mình và họ đã hồn tồn bắt nhịp vào xu
hƣớng đổi mới góc nhìn và đổi mới bút pháp khi viết về chiến tranh trong tiểu

thuyết Việt Nam hiện đại. Hai tác phẩm cũng mang đến màu sắc riêng khó lẫn
với các tác phẩm trƣớc đó. Miền hoang viết về chiến tranh nhƣng câu chuyện
lại tập trung vào vấn đề: làm cách nào để tìm đƣờng ra khỏi chiến tranh. Mình
và họ lại đem đến một thế giới sâu xa trong bản thể con ngƣời. Từ cõi sâu xa
ấy chúng ta thấy đƣợc bi kịch của chiến tranh.
Tiểu kết chƣơng 1
Đề tài chiến tranh là một trong những đề tài lớn của tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại. Trong mỗi thời kì lịch sử cụ thể cách thể hiện đề tài này có
nhiều sự khác biệt. Văn học viết về chiến tranh hiện nay chủ yếu đƣợc nhìn từ
góc độ số phận con ngƣời cá nhân hơn là từ góc độ “sử thi anh hùng” của
cộng đồng.


×