Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Luận văn thạc sỹ hình tượng người phụ nữ trong dân ca của dân tộc thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.91 KB, 98 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, tơi xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô giáo
trong khoa Báo chí – Truyền thơng và Văn học, Trường Đại học Khoa học, Đại
học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy, trang bị nền tảng kiến thức và giúp đỡ
tôi trong suốt q trình học tập.
Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn – ThS. Hà
Xuân Hương đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình nghiên cứu
và hồn thành khóa luận.
Cuối cùng, tơi xin tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã ln động viên, và
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Lò Thị Sáng

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đề tài Hình tượng người phụ nữ trong dân ca của dân
tộc Thái là kết quả nghiên cứu của tôi và được sự hướng dẫn khoa học của ThS.
Hà Xuân Hương. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu,
thơng tin được đăng tải trên các tác phẩm theo danh mục tài liệu tham khảo của
đề tài.
Thái Nguyên, ngày tháng

năm 2018

Sinh viên


Lò Thị Sáng

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................ii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
1. Lịch sử nghiên cứu.................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu.................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................5
4.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................6
5.1. Phương pháp điền dã văn học..........................................................................6
5.2. Phương pháp thống kê......................................................................................6
5.3. Phương pháp tiếp cận từ góc độ thi pháp học...................................................6
6. Đóng góp của đề tài................................................................................................7
7. Kết cấu của đề tài...................................................................................................7
NỘI DUNG...................................................................................................................8
CHƯƠNG 1: PHÁC HỌA DIỆN MẠO CỦA DÂN CA THÁI....................................8
1.1. Môi trường địa – văn hóa, sử - văn hóa của dân ca Thái.....................................8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................8
1.1.2. Đặc điểm lịch sử - xã hội...............................................................................9
1.1.3. Đặc điểm văn hóa...........................................................................................12
1.2. Khái quát về dân ca Thái...................................................................................20
1.2.1.Tình hình sưu tầm tư liệu.............................................................................20
1.2.2. Phân loại......................................................................................................21

Tiểu kết........................................................................................................................ 28
Chương 2: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ - GĨC NHÌN XÃ HỘI VÀ GĨC NHÌN
VĂN HĨA...................................................................................................................29
2.1. Thân phận người phụ nữ trong dân ca..............................................................29
2.2. Hình tượng người phụ nữ từ góc nhìn văn hóa..................................................45
2.2.1. Người phụ nữ mang vẻ đẹp của các giá trị văn hóa.....................................45
2.2.2. Ứng xử văn hóa của người phụ nữ trước các vấn đề tình u, hơn nhân.....53
iii


Tiểu kết........................................................................................................................ 57
Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
DÂN CA THÁI...........................................................................................................58
3.1.Thể thơ...............................................................................................................58
3.2. Các lối nói nghệ thuật........................................................................................60
3.2.1. Lối nói khiêm nhường.................................................................................61
3.2.3. Lối nói cường điệu......................................................................................66
3.2.4. Lối nói so sánh............................................................................................68
3.2.5. Lối nói trùng điệp........................................................................................72
3.2.6. Lối nói liệt kê..............................................................................................78
3.3. Biểu tượng.........................................................................................................81
3.3.1. Biểu tượng chiếc khăn piêu.........................................................................82
3.3.2. Biểu tượng hoa............................................................................................84
3.3.3.Biểu tượng sợi chỉ........................................................................................85
Tiểu kết........................................................................................................................ 88
KẾT LUẬN.................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................91

iv



MỞ ĐẦU
1. Lịch sử nghiên cứu
1.1. Đối với bất cứ dân tộc, đất nước nào, văn hóa cũng là thành tố đặc biệt
quan trọng. Ở Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng, được
hợp thành bởi sự góp mặt của văn hóa 54 dân tộc anh em. Trong văn hóa, văn
học được coi là thành phần xương sống. Trong đó, văn học dân gian có ưu thế
trong việc thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc do có sự gắn bó chặt chẽ với
mọi mặt của đời sống sinh hoạt và tình cảm của con người, phản ánh cách cảm,
cách nghĩ của cả dân tộc. Có thể nói, văn học dân gian là kho lưu trữ tồn bộ
những giá trị văn hóa mang màu sắc riêng của từng dân tộc. Nghiên cứu văn
hóa, văn học dân gian từng dân tộc có ý nghĩa nhất định đối với việc khẳng định
và bảo tồn bản sắc dân tộc, đồng thời khẳng định chỗ đứng của dân tộc đó trong
tổng thể văn hóa Việt Nam.
1.2. Dân tộc Thái có số dân đơng thứ ba trong số các dân tộc ở nước ta, sau
dân tộc Kinh và dân tộc Tày. Sớm định cư ở khu vực miền núi phía Bắc của
nước ta, người Thái đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa ổn định, đậm đà
màu sắc riêng của dân tộc. Người Thái là chủ thể vùng văn hóa vùng Tây Bắc.
Nhắc đến văn hóa Thái là nhắc đến những vi hệ văn hóa góp phần tạo nên đặc
trưng riêng cho cộng đồng Thái gồm: Trang phục, ẩm thực, lễ hội, kiến trúc nhà
ở, những điệu múa xòe,…. Và kho tàng văn học nghệ thuật khá đồ sộ. Mỗi vi hệ
văn hóa của người Thái đều thể hiện rất sinh động các những đặc trưng văn hóa
của dân tộc này.
1.3. Nhắc đến văn hóa Thái, khơng thể khơng kể tới dân ca – món ăn tinh
thần, linh hồn của hội hè người Thái vùng Tây Bắc. Có thể nói, trong số các vi
hệ văn hóa, khơng có vi hệ nào gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt, đời sống
lao động và đời sống tâm linh chặt chẽ bằng dân ca. Dân ca Thái mang hơi thở
của dân tộc, phản ánh đầy đủ và sinh động bức tranh đời sống của cộng đồng
Thái. Mỗi bài dân ca là sự đúc kết hòa hợp của các yếu tố chủ quan và khách
quan, thể hiện tài năng khéo léo và hiểu biết của con người. Trải qua nhiều thế

1


hệ sáng tạo và lưu truyền, dân ca Thái đã có những bước phát triển nhất định về
đề tài, nội dung, và nghệ thuật. Nghiên cứu dân ca Thái chính là một trong
những cách tiếp cận để hiểu rõ hơn về đời sống, về cách cảm, cách nghĩ của
cộng động Thái, từ đó góp phần giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa của
dân tộc Thái.
1.4. Xem xét văn hóa của một dân tộc, khơng thể khơng xét đến lực lượng
tạo ra và thực hành nền văn hóa ấy, mà người phụ nữ là một lực lượng quan
trọng. Đồng thời, xem xét tính chất dân chủ của một tộc người theo chế độ nam
quyền, không thể không xét đến dân chủ mà tộc người đó dành cho người phụ
nữ. Do đó, nghiên cứu về vai trị, vị trí của người phụ nữ trong cấu trúc xã hội
và trong đời sống có ý nghĩa nhất định đối với việc tìm hiểu văn minh của dân
tộc đó và các đặc điểm văn hóa tộc người. Dân ca Thái, với tư cách là tấm
gương phóng chiếu của tâm hồn con người, đã thể hiện phong phú, sinh động
hình tượng người phụ nữ. Tìm hiểu về hình tượng người phụ nữ trong dân ca
chính là một việc làm có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu về văn hóa và tính chất
xã hội tộc người.
1.5. Là một người Thái, tôi thực hiện khóa luận này dưới sự trải nghiệm các
giá trị văn hóa, tinh thần của chính dân tộc mình. Đây là cơ sở để những nhận
định khoa học của tơi có cơ sở vững vàng hơn.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi chọn vấn đề hình tượng người phụ
nữ trong dân ca của dân tộc Thái làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về dân ca dân tộc Thái, chúng tơi nhận thấy, đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về vấn đề này. Những nhận định, những luận điểm của các nhà
nghiên cứu đi trước là những chỉ dẫn khoa học hết sức quý báu đối với chúng
tôi. Chúng tôi xin tổng thuật các cơng trình đó như sau:

- Các cơng trình sưu tầm, giới thiệu dân ca Thái
2


Năm 1972 cuốn được xuất bản sớm nhất về dân ca Thái là cuốn Ẳm ệt
luông - Trường ca dân ca tục ngữ dân tộc Thái huyện Mai Châu, tỉnh Hịa
Bình của tác giả Khà Văn Tiến (1972, Nxb Văn hóa thơng tin Hịa Bình). Cuốn
này bao gồm một số truyện thơ, tục ngữ và một số bài dân ca giao dun, hát
chơi và hát phong tục.
Cơng trình Tục ngữ - Ca dao - Dân ca tộc Thái nghệ Tĩnh của tác giả
Sầm Nga Di (1982, Nxb Nghệ Tĩnh) đã tập hợp tài liệu ca dao, tục ngữ dân ca
cùa người Thái nghệ tĩnh dưới hình thức song ngữ.
Tác giả Nguyễn Hữu Thức Dân ca Thái Mai Châu (1991, Sở văn hóa
thơng tin Hà Sơn Bình) đã cơng bố các loại dân ca Thái gồm Mo (hát cúng),
khắp (hát giao duyên), pháng (các bài hát ngẫu hứng),...
Dân ca nghi lễ Thái cũng được chú trọng, và được tổng hợp trong cơng
trình của tác giả Vương Trung là Mo khn (1999, NXB văn hóa dân tộc).
Cuốn này gồm những lời hát của ông Mo đi chiêu hồn các vùng trên mường trời,
mường đất của người Thái Tây Bắc, rồi rước tất cả về nhà để phục vụ các nghi
lễ cúng mường, cầu phúc... Dân ca nghi lễ lại tiếp tục xuất hiện mạnh mẽ với
cơng trình của tác giả Đổng Trọng Im (2001) là Dân ca nghi lễ người Thái
trắng huyện phong thổ, tỉnh Lai Châu. Cuốn sách gồm 11 bài dân ca: đám
cưới, mừng nhà mới,cúng mương phai và tiễn hồn người chết quy tiên.
Cùng năm 2001, tác giả Lò Cao Nhum đã giới thiệu cuốn Lời hát trong lễ
hội chá chiêng (Nxb Văn hóa dân tộc, H). Cuốn sách nhắc đến lẽ trừ tà, cầu
phúc, tạ ơn Then Luông vào dịp năm mới của người Thái.
Với cơng trình Truyện cổ và dân ca Thái vùng Tây Bắc Việt Nam (2001,
Nxb Văn hóa dân tộc, H), tác giả Nguyễn Văn Hòa đã giới thiệu truyện thơ
Khun Lú - Nàng Ủa và phần dân ca gồm 27 bài dân ca (giao duyên, lao động,
đám cưới, than thân), 25 bài chơi Hạn Khuống.

Tác giả Lị Ngọc Dun đã cơng bố cuốn Tâm tình người u năm 2011
(Nxb Văn hóa Thơng tin, H). Cuốn này có đày đủ phần chữ Thái, phiên âm và
dịch ra tiếng Việt của những bài hát tâm tình theo cách nói bóng nói gió.
3


Năm 2015, đồng tác giả Hà Mạnh Phong, Đỗ Thị Tấc cho xuất bản cuốn Thơ
và dân ca tình yêu dân tộc Thái Mường So,(Nxb Khoa học xã hội. H), trong
cuốn sách này là những bài dân ca được của dân tộc Thái tại huyện Mường So
gồm 175 bài. Nội dung của các bài dân ca là những cấu hát buồn, cảm than cho
duyên số hẩm hiu và dang dở của lứa đơi dân tộc Thái.
- Các cơng trình nghiên cứu về dân ca Thái
Nghiên cứu về dân ca Thái, chúng tơi nhận thấy thiếu vắng các cơng trình
chun khảo với tính chất nghiên cứu chun sâu, chỉ có các luận văn, luận án
tiến sĩ văn học là nghiên cứu về một loại dân ca nào đó trong tổng thể dân ca
Thái.
Năm 2013, tác giả Đặng Duy Thắng hoàn thành luận văn Thạc sĩ với đề tài
Hát ru và những nghi lễ đầu đời cho trẻ nhỏ của người Thái huyện Sốp Cộp
tỉnh Son La. Luận Văn đã chỉ ra những đặc trưng của văn học dân gian Thái
trong những khúc ru biểu hiện trên phương diện nội dung, nghệ thuật, giá trị và
ý nghĩa. Khẳng định những đặc điểm, giá trị của hát ru và nghi lễ đầu đời cho
trẻ nhỏ đối với nền văn hóa dân tộc.
Tác giả Hà Thị Anh Đào đã công bố luận án Tiến sĩ Dân ca nghi lễ của
người Thái (Trường ĐHKHXH và NV Hà Nội) vào năm 2017. Luận án đã phân
tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân ca nghi lễ các dân tộc, chỉ ra
giá trị văn học – nghệ thuật, tơn giáo, tín ngưỡng, lịch sử của tộc người qua dân
ca nghi lễ.
- Các cơng trình nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong dân ca Thái
Về vấn đề hình tượng người phụ nữ, duy nhất chúng tơi chỉ tìm thấy một khóa
luận tốt nghiệp Đại học Đại học về Hình tượng người phụ nữ trong dân ca

H’Mơng và dân ca Thái từ góc nhìn đối sánh của tác giả Vũ Thị Huệ (Trường
Đại học Khoa học Thái Nguyên) và bài báo của ThS. Hà Xuân Hương.
Tuy thế, trong khóa luận của tác giả Vũ Thị Huệ chỉ nêu lên các đặc điểm
ngoại hình phẩm chất, tính cách của người phụ nữ nhưng lại khơng làm rõ được
mối liên hệ với các đặc điểm văn hóa và tính cách tộc người.
4


Do chỉ gói gọn trong một bài báo, nên ThS. Hà Xuân Hương chỉ nghiên cứu
về thân phận người phụ nữ trong tương quan so sánh với vị trí người phụ nữ
trong cấu trúc xã hội mà chưa bàn tới sự thể thiện các đặc điểm văn hóa dân tộc
của hình tượng người phụ nữ, cũng chưa bàn tới nghệ thuật xây dựng hình tượng
người phụ nữ.
Cho đến thời điểm này, chưa có cơng trình nghiên cứu chun sâu, hệ thống
về hình tượng người phụ nữ ở các phương diện như mối liên hệ giữa quan điểm
văn hóa tộc người với hình tượng người phụ nữ, cũng phương diện nghệ thuật
xây dựng thành cơng hình tượng người phụ nữ trong dân ca Thái. Đặc biệt việc
nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ cũng chính là chìa khóa để chúng ta mở
ra những mã văn hóa của tộc người này, do vậy chúng tơi chọn đề tài “ Hình
tượng người phụ nữ trong dân ca của dân tộc Thái” để nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tơi nhằm các mục đích chính như sau:
- Làm rõ hình tượng người phụ nữ trong dân ca Thái trên các phương diện
như: Thân phận người phụ nữ, vẻ đẹp của người phụ nữ.
- Từ vị trí của người phụ nữ trong cấu trúc xã hội mà xem xét ảnh hưởng của
quan niệm tộc người đến việc miêu tả hình tượng người phụ nữ trong dân ca ở
các khía cạnh về thân phận người phụ nữ trong các mối quan hệ gia đình, xã hội,
tình u, từ đó đánh giá về nền dân chủ tộc người.
- Từ sự thực hành văn hóa của hình tượng người phụ nữ, khám phá vẻ đẹp
của người phụ nữ và bản sắc văn hóa dân tộc ẩn giấu trong đó.

- Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật người phụ nữ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hình tượng người phụ nữ Thái trong
dân ca của dân tộc Thái, trong đó chúng tơi đi sâu vào phần lời ca.

5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu ở dân ca
của người Thái ở Việt Nam.
Về mặt tư liệu, chúng tôi thực hiện khảo sát lời dân ca Thái được ghi chép
trong trong các tư liệu sau:
-Trần Thị An (chủ biên) (2007), Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc
thiểu số Việt Nam, tập 18, Nxb Khoa học Xã hội, H.
-Trần Thị An (chủ biên) (2007), Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc
thiểusố Việt Nam, tập 19, Nxb Khoa học Xã hội, H.
-Trần Thị An (chủ biên) (2008), Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc
thiểu số Việt Nam, tập 17, Nxb Khoa học Xã hội, H.
- Lị Ngọc Dun (2011), Tâm tình người u, Nxb Văn hóa thơng tin. H.
- Hà Mạnh Phong, Đỗ Thị Tấc (2015), Thơ và dân ca tình yêu dân tộc
Thái Mường So, Nxb Khoa học xã hội. H
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp điền dã văn học
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm quan sát, thâm nhập vào đời sống
văn hóa của người Thái, để thấy rằng những đặc điểm văn hóa đó có ảnh hưởng
đến việc xây dựng hình tượng người phụ nữ Thái trong dân ca như thế nào.
5.2. Phương pháp thống kê
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thống kê các số liệu liên quan đến

các lối nói nghệ thuật của dân ca Thái, từ đó đưa ra các nhận định hoặc làm tăng
thêm độ tin cậy cho những nhận định khoa học được đưa ra.
5.3. Phương pháp tiếp cận từ góc độ thi pháp học
Chúng tơi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu, phân tích các phương
diện, các đặc điểm của lời văn nghệ thuật trong dân ca Thái.
5.4. Phương pháp liên ngành
Dân ca là một bộ phận cấu thành của đời sống dân tộc, có liên quan chặt
chẽ tới các thành phần nghệ thuật và phi nghệ thuật. Vì thế, chúng tơi sử dụng
6


các kiến thức của các ngành khoa học khác như: Địa lí, lịch sử, văn hóa… để từ
đó hiểu và lí giải các vấn đề về nội dung và các phương diện nghệ thuật của dân
ca Thái.
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt nội dung: Đây là cơng trình nghiên cứu tương đối hệ thống và
tồn diện hình tượng người phụ nữ trong dân ca Thái. Từ những nhận định về
thân phận người phụ nữ trong đời sống gia đình, xã hội và về sự thể hiện những
đặc điểm văn hóa dân tộc, đề tài hướng tới khẳng định nền dân chủ của một tộc
người theo chế độ nam quyền và khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ cũng như
sự đặc sắc của đời sống văn hóa dân tộc.
- Về mặt tư liệu: Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên
cứu, giảng dạy và học tập về văn học dân gian Thái nói riêng, văn học dân gian
Việt Nam nói chung.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài có kết cấu ba phần chính: Mở đầu, Nội dung, Kết luận. Trong đó,
phần nội dung được chia làm 3 chương:
Chương 1. Phác họa diện mạo của dân ca thái
Chương 2. Hình tượng người phụ nữ - góc nhìn xã hội và góc nhìn văn hóa
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong dân ca Thái


7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: PHÁC HỌA DIỆN MẠO CỦA DÂN CA THÁI
1.1. Mơi trường địa – văn hóa, sử - văn hóa của dân ca Thái
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
So với các dân tộc khác như dân tộc Mông chọn cho mình nơi cư ngụ ở
trên miền rẻo cao, dân tộc Kinh sinh sống tại những vùng đồng bằng thấp thì
Người Thái chiếm trọn cho mình những dải đất trước núi là cánh cửa đóng- mở
của 2 vùng núi cao và đồng bằng. Vùng đất giữa hay còn gọi là vùng “thung
lũng” là phần địa hình được hình thành do các vận động kiến tạo lọt giữa vùng
núi cao với nhiều sơng suối, có lẽ thế mà địa hình có phần nhiều bị chia cắt ít
nhiều. Bởi thế đặc trưng của hoạt động kinh tế thung lũng là ruộng nước với một
hệ phức hợp về kỹ thuật, khác với kỹ thuật canh tác lúa nước ở vùng đồng bằng,
hệ thống thủy lợi khá đặc sắc. Người ta hay nói đến hệ thống mương phai, lái,
lin của người Thái.
Do địa hình là vùng đất thung lũng vì thế ảnh hưởng ít nhiều đến những
đặc điểm của văn hóa Thái như khơng gian trong các bài dân ca, hay các biểu
tượng trong dân ca tình yêu. Vùng đất thung lũng do thế mà dân cư sẽ tập trung
thành các bản mường, tạo nên tính đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau của người dân
trong cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất. Nơi định cư của Người Thái là
sự kết hợp hài hòa giữa sông và núi, tạo nên những đặc điểm trong cách của mỗi
con người, họ sống và luôn khao khát hòa hợp với Thiên nhiên, trân trọng những
giá trị thiên nhiên ban tặng. Bên trên tựa vào rừng núi, phía dưới chạm chân bên
những dịng suối vì thế người Thái phát triển cả nghề làm nương rẫy, trồng bông
dệt vải và nghề chài lưới. Sự tiếp xúc va chạm hằng ngày với thiên nhiên, họ đã
tạo nên những bài dân ca thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên của dân tộc mình,
trong đó đưa nhiều biểu tượng thiên nhiên vào trong các bài ca của mình như

cây cỏ, chim mng,...

8


1.1.2. Đặc điểm lịch sử - xã hội
1.1.2.1. Nguồn gốc
Người Thái có tên tự gọi là Tay hoặc Thay, có cội nguồn ở vùng Đông
Nam Á lục địa, xuất xứ từ phía Nam Trung Quốc (theo David Wyatt, trong cuốn
“Thailand: A short history”), có cùng nguồn gốc với người Choang, Tày, Nùng
bây giờ. Có lẽ vậy mà giữa người Thái và Tày, Nùng có nhiều nét văn hóa giống
nhau. Người Thái di cư đến Việt Nam trong khoảng từ thế kỉ thứ VII đến thế kỉ
XIII, trung tâm của họ là Điện Biên Phủ (Mường Thanh), từ đây họ tỏa đi sang
Lào, Thái Lan, Bang Shan ở Miến Điện và một số vùng ở Đông Bắc Ấn Độ
cũng như Nam Vân Nam.
1.1.2.2. Dân số và phân bố
Tại Việt Nam, theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở
Việt Nam có dân số 1.550.423 người, là dân tộc có số dân đứng thứ 3 tại Việt
Nam sau dân tộc Kinh và Tày. Người Thái cư trú tập trung tại các tỉnh: Sơn La
(572.441 người, chiếm 36,9%), Nghệ An (295.132 người, chiếm 19,0%), Thanh
Hóa (225.336 người, chiếm 14,5%), Điện Biên (186.270 người, chiếm 12,0%),
Lai Châu (119.805 người, chiếm 7,7%), n Bái (53.104 người), Hịa Bình
(31.386 người), Đăk Lăk (17.135 người), Đăk Nông (10.311) chiếm 1,74% dân
số cả nước.
1.1.2.3. Thành phần
Người Thái còn được gọi là Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái
Đen), Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay,
Thổ Đà Bắc.
Nhóm Thái Đen (Táy Đăm/Taidam) cư trú ở khu vực tỉnh Sơn La và Điện
Biên (Mương La và Mương Thèng). Các nhóm Tày Thanh (Man Thanh), Tày

Mười, Tày Khăng ở miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An cũng mới từ mạn Tây Bắc
chuyển xuống cách đây vài ba trăm năm và bị ảnh hưởng bởi văn hóa và nhân
chủng của cư dân địa phương và Lào. Nhóm Tày Thanh từ Mường Thanh (Điện
Biên) đi qua Lào vào Thanh Hóa và tới Nghệ An định cư cách đây hai, ba trăm
năm, nhóm này gần gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng
9


văn hóa Lào. Dân số của nhóm Thái Đen tại Việt Nam năm 2002 ước tính
khoảng 699.000 người trong tổng số 763.950 người Thái Đen trên tồn thế giới.
Nhóm Thái Trắng (Táy Đón/Táy Khao) cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu,
Điện Biên và một số huyện tỉnh Sơn La (Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên). Ở Đà
Bắc thuộc tỉnh Hịa Bình, có nhóm tự nhận là Táy Đón, được gọi là Thổ. Ở xã
Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, có một số Thái Trắng chịu ảnh
hưởng đậm của văn hóa Tày. Ở Sapa, Bắc Hà, nhiều nhóm Thái Trắng đã Tày
hóa. Người Thái Trắng đã có mặt dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu,
Điện Biên từ thế kỷ 13 và làm chủ Mường Lay (địa bàn chính là huyện Mường
Chà ngày nay) thế kỷ 14, một bộ phận di cư xuống Đà Bắc và Thanh Hóa thế kỷ
15. Có thuyết cho rằng họ là con cháu người Bạch Y ở Trung Quốc. Dân số của
nhóm Thái Trắng tại Việt Nam năm 2002 ước tính khoảng 280.000 người trong
tổng số 490.000 người Thái Trắng trên toàn thế giới.
Nhóm Thái Đỏ, gồm nhiều nhóm khác nhau cư trú chủ yếu ở một số
huyện như Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hịa Bình) và các huyện miền núi
như Bá Thước (Thanh Hóa) và Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cng, Tương Dương
(Nghệ An). Dân số của nhóm Thái Đỏ tại Việt Nam năm 2002 ước tính khoảng
140.000 người trong tổng số 165.000 người Thái Đỏ trên toàn thế giới.
1.1.2.4. Hình thức tổ chức gia đình và xã hội
Cơ cấu xã hội cổ truyền là bản mường, cộng đồng người Thái sống tập
trung thành các bản, hay theo chế độ phìa tạo tơng tộc tiếng Thái gọi là Đằm.
Mỗi người có 3 quan hệ dịng họ trọng yếu là: Ai Nọong (anh em, gồm tất

cả các thành viên nam sinh ra từ một ông tổ bốn đời), Lung tá (thông gia; tất cả
các thành viên nam thuộc họ vợ của các thế hệ), Nhinh xao (tất cả các thành
viên nam thuộc họ người đến làm rể). Mối quan hệ này cũng có tác động đến
một số phong tục như ma chay cưới hỏi của người Thái.
Các bản mường của người Thái thường định cư gần các con suối, bên các
chân đồi. Mỗi bản thường có khoảng từ chục đến trăm nóc nhà kề bên nhau,
trong bản thì có già làng, trưởng bản cai quản bản mường. Điều này cũng giống
với bản làng của người Tày và người Nùng.
10


Gia đình người Thái tuân theo chế độ phụ hệ. Chế độ phụ hệ quy định: con
lấy họ theo họ bố và được xem là thuộc về gia đình bên phía bố. Vợ chồng sau
khi thì hồn tất lễ đong long (cưới lên) thì về sống bên nhà chồng và người vợ
trở thành 1 thành viên của gia đình chồng. Người đàn ơng là chủ của gia đình và
có tồn quyền quyết định trong các vấn đề quan trọng. Tài sản thừa kế được để
lại cho các con trai và con trai trưởng được ưu tiên. Bị chi phối xã hội trọng nam
quyền, người phụ nữ luôn chịu trăm về tủi nhục, bẽ bàng, ở phạm vi xã hội, họ
không được tham gia vào các công việc xã hội. Ở phạm vi gia đình, họ bị phụ
thuộc vào người đàn ông – chủ gia đình, không tự quyết định cuộc đời của mình.
Vai trị vốn có của người phụ nữ bị giới hạn và gần như bị gói gọn trong
phạm vi gia đình. Người phụ nữ khi là con gái trong gia đình thì họ tuân theo sự
chỉ bảo của bố mẹ và cố gắng giúp đỡ và chăm sóc bố mẹ. Khi họ ở vào vị trí
người vợ, họ có bổn phận tương tự đối với người chồng và chăm sóc bố mẹ
chồng như đối với bố mẹ mình. Với tư cách người mẹ chồng, người phụ nữ có
thể đợi chờ sự tôn trọng tương tự của con dâu. Danh tiếng xã hội của người phụ
nữ trước hết dựa trên thành cơng mà họ có được khi đảm đương những vai trò
này, đặc biệt là mức độ chăm lo của họ dành cho gia đình mình. Tuy vậy, người
phụ nữ, vẫn có vị trí lệ thuộc vào nam giới. Họ có quyền tự chủ và quyền lực ít
hơn, nhưng lại phải chiu trách nhiệm lớn hơn nhiều trong việc ni dưỡng gia

đình. Người ta mong đợi người phụ nữ thường xuyên làm công việc nội trợ cũng
như làm việc cả ngày trên đồng ruộng và trong rừng.
1.1.2.5. Hoạt động kinh tế
Người Thái hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính, chủ yếu là trồng lúa
nước trên các cánh đồng thung lũng, nếp nương ở các sườn đồi. Gắn liền với
việc làm nơng quanh năm, nên người Thái cũng tích lũy được nhiều kinh
nghiệm, đặc biệt họ có kinh nghiệp đắp phai, đào mương, bắc máng lấy nước
làm ruộng. Ngoài ra người Thái cũng trồng các loại khác trên các nương trên đồi
ví dụ như cây sắn, cây ngơ, cây bơng, cây thuốc nhuộm…ngồi ra cộng đồng
Thái cũng kết hợp với phát triển chăn nuôi, và phát triển các ngành nghề truyền
11


thống đặc biệt là nghề dệt vải thổ cẩm, mang lại những giá trị quan trọng trong
đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần.
1.1.3. Đặc điểm văn hóa
1.1.3.1. Văn hóa vật chất
Kiến trúc nhà ở
Nhà sàn của Người Thái là một cơng trình kiến trúc t hoa, hịa đồng với
thiên nhiên, đất trời, vạn vật. Từ kiến trúc đến nghệ thuật trang trí bắt nguồn từ
thực tế cuộc sống khách quan được cách điệu hóa đạt đến trình độ thẩm mỹ cao.
Nhà sàn người Thái bố cục trong nhà theo lối xã hội phụ quyền phong
kiến. Một đầu gọi là “quản”, có cầu thang lên phía “quản” dành riêng cho nam
giới và khách trong những công việc lớn. “quản” được nói đến nhiều trong dân
ca Thái. Các gian tiếp theo trong nhà, nửa trong để làm nơi ngủ, nửa ngồi để là
bếp, cầu thang phía đầu kia (tang chan), dành cho nữ giới, cạnh sàn đựng nước.
Ngôi nhà sàn của người Thái vừa trang nhã, vừa chắc chắn: "hướn đi tẳng
cang tèn/ hướn én tẳng cang vên/ lốm luông pặt bấu chại/ lốm hại pặt bấu pay".
nghĩa là: “Nhà tốt dựng nơi cao ráo/ nhà đẹp dựng giữa mường/ gió to thổi
khơng xiêu/ bão lớn khơng lay động”.

Ngơn ngữ - chữ viết
Người Thái nói các thứ tiếng thuộc hệ ngơn ngữ Thái- kađai, trong nhóm
này có tiếng Thái của người ( Thái Lan), tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan ở
Myanma và tiếng Choang ở Miền Nam Trung Quốc. Ở Việt có 8 sắc tộc ít người
gồm Giáy, Bố Y, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái được xếp vào nhóm ngơn
ngữ Thái.
Người Thái là một trong số rất ít các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có chữ viết
riêng, có nguồn gốc từ vùng miền Nam Trung Quốc. Đó là sự phối hợp các thanh
điệu, quy tắc chính tả phức tạp, các chữ viết gần giống với chữ Lào, Thái Lan.
Theo một số tư liệu, ở Việt Nam hiện có tới 8 bộ chữ Thái cổ đang tồn tại.
Riêng ở địa bàn tỉnh Nghệ An có 2 bộ chữ Thái cổ, bên cạnh chữ Thái hệ Lai
Pao ở vùng Phủ Tương (cũ) cịn có chữ thái hệ Lai Tay ở vùng Phủ Qùy (cũ).
Khoảng 6 năm trước, chữ Thái Lai Tay bắt đầu có dấu hiệu hồi sinh khi ông Lô
12


Khánh Xuyên (Quế Phong) mở lớp truyền dạy cho con em trong bản và đội ngũ
cán bộ, giáo viên xã Mường Nọc. Cùng thời điểm đó, câu lạc bộ (CLB) chữ Thái
xã Châu Cường (Qùy Hợp) được thành lập trên cơ sở tập hợp những người tâm
huyết với văn hóa Thái.
Ngôn ngữ cùng với bộ chữ viết là công cụ quan trong để ghi nhận và phản
ánh đầy đủ và đa dạng tư tưởng, tình cảm và đời sống dân tộc Thái qua bao đời.
Đồng thời, ngơn ngữ đóng vai trị là kho lưu giữ những giá trị văn hóa nghệ
thuật, thơ ca, tục ngữ và phong tục tập quán của dân tộc Thái.
Trang phục
Giữa các nhóm Thái, trang phục cũng có vài điểm khác biệt, đặc biệt là
trang phục nữ giới.
Bảng so sánh trang phục nữ giới một số ngành Thái ở Việt Nam
Tiêu chí


Khăn đội đầu

Thái đen
Thái trắng
- Khăn dài màu Không đội

Man Thanh

Hàng tổng
- Khăn dài nửa

đen, hai đầu thêu khăn

đen nửa gụ tươi

hoa văn.

(đầu này thêu

- Dùng đội đầu

hoa văn và dệt

hằng ngày.Trong

sọc ngang

ngày cưới quàng

- Ngày cưới


trên vai

dùng hai khăn,
một để đội đầu,

Áo ngắn tứ thân, Áo ngắn tứ

Áo tứ thân

một để vắt vai
Áo tứ thân màu

màu đen, không thân màu trắng, không xẻ tà.

trắng khơng xẻ

xẻ tà, cổ trị nẹp khơng xẻ tà, cổ Tay áo đáp

tà. Cổ tròn, áo

Áo ngày

cao 2,5cm. Cài trái tim, nẹp áo

thêm 3 vịng

khơng có cúc

thường


cúc

vải khá màu.

cài, dùng dây

ngực

bạc

giữa màu đen. Cúc
bạc cài giữa

Có 2 cúc đồng buộc

ngực

đính ở phía

Áo dài màu đen Áo

dài
13

trên
màu Mặc váy hoa


kiểu 5 thân, cổ đen chui đầu, được dệt sọc

tròn, tà xẻ cao
Y phục lễ hội

cổ

tim.

Mặt màu và hoa

trong của áo văn rực rỡ
ghép 6 dải vải
Váy

ống,

các màu
màu Váy ống, màu Váy ống, màu Váy ống, màu

chàm đen. cạp chàm đen. Cạp chàm

đen. chàm đen. Cạp

bằng vải trắng váy bằng vải Chân váy thêu váy
Váy

thô

không thêu hoa chàm xanh, váy hoa vă rực rỡ

trắng, chân váy


văn

thêu hoa văn

không thêu hoa

văn
Bằng vải tơ tằm Bằng
Thắt lưng

vải

nhiều Bằng

rực rỡ
nhiều Bằng vải tơ tằm

thường dùng hai loại vải màu dây lẻ xe lại màu đỏ nhạt
màu xanh và tím

đen, đỏ, xanh thành sợi to
vàng

Ngoài ra, các trang sức đi kèm bộ trang phục của phụ nữ Thái nói chung
gồm sà tích (sỏi), hoa tai, vịng tay…giúp tạo cho bộ trang phục có những điểm
nhấn nhất định và bắt mắt hơn.
So với trang phục nữ giới Thái thì trang phục nam giới có phần đơn giản
hơn nhiều, khơng có hoa văn họa tiết, chủ yếu mang một màu đen. Quần được
cắt theo kiểu chân què có cạp để thắt lung. Áo thường có 2 loại: áo cánh ngắn và

áo cánh dài; áo cánh ngắn được may kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn,
khuy áo được làm bằng đồng hoặc tết thành nút vải.
Trang phục là thành tố quan trọng của văn hóa tộc người, nó vận hành
sống động trong cuộc sống cư dân. Trang phục tuy giản dị, mộc mạc nhưng
chứa đựng những giá trị đặc trưng riêng, ngoài giá trị vật chất, nó cịn phản ánh
giá trị tinh thần, xã hội của một cộng đồng người. Đặc biệt, đối với dân tộc Thái
nói riêng, trang phục, cần được bảo tồn, lưu giữ, để tạo nền tảng cho những giá
trị văn hóa mới tiếp nhận và phát triển theo hướng tích cực, đậm đà bản sắc
riêng của dân tộc mình.
14


Ẩm thực
Một trong những đặc trưng nổi bật của dân tộc Thái là văn hóa ẩm thực,
các món ăn của người Thái được chế biến hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên,
mang hương vị hoang sơ của sông suối, núi rừng. Dân tộc Thái ưa cái hương vị
đậm đà, giàu chất dinh dưỡng của món nướng. Món thịt trâu hoặc bò, cá, gà
nướng được người Thái tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ. Gia vị để ướp là tiêu rừng
hay còn gọi là “mắc khén”, ớt, tỏi, gừng, muối... Trước khi đem ướp với thịt, các
gia vị cũng được nướng lên cho chín, tỏa mùi thơm. Trong mâm cơm của người
Thái có nhiều món ăn, mỗi món đều có hương vị đặc trưng. Các loại thịt gia súc,
gia cầm, hay thuỷ sản đều có thể nướng. Thịt thái miếng, ướp gia vị, dùng xiên
hoặc kẹp tre tươi đặt lên than hồng; hoặc thịt băm nhỏ, bóp nhuyễn với trứng,
gói lá chuối, lá dong, kẹp lại, nướng trên than đỏ hoặc vùi tro nóng; khi chín, thịt
rất thơm, ăn khơng ngán. Món cá nướng hấp dẫn bởi hương thơm của cá, vị cay
của ớt. Món “pỉnh tộp” cũng là cá nướng, nhưng thường dùng cá to như chép,
trôi, trắm... mổ lưng, để ráo nước, xoa một lớp muối rang nổ; tẩm ớt tươi nướng,
nghiền nát, mắc khén, để cá ngấm gia vị, cứng thịt lại rồi đặt lên than hồng. Cá
chín có vị thơm hấp dẫn, dùng để uống rượu rất độc đáo. Sản phẩm cá được
người Thái chế biến ra nhiều món ăn khác nhau, đặc trưng và ngon: cá hấp trong

chõ gỗ, người Thái gọi là cá mọ; món “pa giảng” là cá hun khói.
1.1.3.2. Văn hóa tinh thần
Tín ngưỡng
Cộng đồng dân tộc Thái quan niệm rằng có 3 thế giới cùng tồn tại : một
thế giới ở trên trời (có Then Lng là đấng tối cao cai quản trời đất, loài người
và vạn vật), hai thế thế giới cùng tồn tại ở mặt đất một bên của những người
sống, và một bên của là thế giới của ma. Người Thái có niềm tin tuyệt đối vào
những vị thần trên trời, các ma dưới trần (ma rừng, ma suối,…) cùng với ma nhà
(phi hươn), ma họ (phi đẳm), những ông bà, cụ kị đã khuất (pú pẩu) là những
lực lượng cùng nhau bảo vệ, phù hộ cho cuộc sống con người.
Người Thái tin vào sức mạnh của ma, quỷ, thần... Mức độ tin vào lực
lượng ma, quỷ, thần còn thể hiện ở việc cúng bái - được xem như một phương
15


pháp để chữa bệnh. Đối với người Thái việc cúng bái là nhờ vào thầy mo, Thầy
mo (thầy cúng), được xem như là người trung gian để liên kết giữa thế giới con
người với thế giới ma quỷ thần. Trong một gia đình người Thái, hễ có ai bị đau
ốm, bệnh tật lại nhờ đến thầy mo để làm lễ cúng bái xua đuổi cái bệnh tật, mang
sức khỏe đến cho con người.
Cùng với việc thờ các vị thần, thì người Thái cũng thờ tơng tộc, dịng họ
(tổ tiên) và có nơi thờ riêng, có thể là một cánh rừng cấm, một hòn đá hay một
gốc cây để đặt chỗ thờ. những gia đình cùng chung họ hàng thì sẽ thờ chung một
con ma của dòng họ, còn trong gia đình thì quần tụ bên nhau qua việc thờ chung
ma nhà.
Hiện nay, theo xu thế phát triển của xã hội, thì ở nhiều nơi cũng đã giảm
bớt các hiện tượng cúng bái để chữa bệnh, tuy vậy, các vấn đề về tín ngưỡng đã
ăn sâu vào trong suy nghĩ của mỗi người Thái nên việc bỏ hẳn những điều bị
xem là tiêu cực thì vẫn chưa dứt hẳn. Cịn những tín ngưỡng tích cực thì vẫn
được lưu giữ đến bây giờ.


16



×