Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Truyện ngắn viết cho thiếu nhi của phong thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.99 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

DƯƠNG THỊ LIÊN

TRUYỆN NGẮN
VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHONG THU

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 822.0121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGHIÊM THỊ HỒ THU

THÁI NGUYÊN - 2022


Cơng trình được hồn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGHIÊM THỊ HỒ THU

Phản biện 1: PGS. TS. Trần Thị Việt Trung
Phản biện 2: TS. Bùi Linh Huệ

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họp tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Vào hồi 09 giờ 00 ngày 06 tháng 12 năm 2022


Có thể tìm hiểu luận văn tại trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
Và thư viện Trường/Khoa: Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học thiếu nhi là một bộ phận không thể thiếu của nền văn học Việt
Nam và thế giới, có vai trị quan trọng trong việc ươm mầm nuôi dưỡng những ước
mơ, định hình nhân cách cho trẻ thơ. Nếu thiếu văn học thiếu nhi cho trẻ em thì văn
học dành cho người lớn cũng sẽ không đầy đủ trọn vẹn hơn.
1.2. Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng góp phần tạo nên diện mạo đa
dạng của nền văn hóa dân tộc. Nó có vai trị quan trọng trong việc hình thành nhân
cách và làm giàu cho tâm hồn con người ngay từ thời thơ ấu.
1.3. Từ nghiên cứu thực tế, văn học thiếu nhi đang đứng trước một thử thách
lớn và bị đẩy lùi một bước trong nhận thức của con người. Trong bối cảnh văn hóa đọc
đang bị chi phối bởi văn hóa nghe nhìn, thì việc bồi dưỡng đạo đức, nhân cách và tâm
hồn cho trẻ em qua những trang sách là điều rất cần thiết. Hiện nay văn học thiếu nhi ở
Việt Nam vẫn chưa đủ sức mạnh để hấp dẫn đông các bạn đọc nhỏ tuổi.
1.4. Văn học viết cho thiếu nhi có vai trị quan trọng trong việc định hình và bồi
dưỡng tâm hồn cho các em. Phong Thu là nhà văn có đóng góp lớn trong việc bồi đắp
tâm hồn thế hệ trẻ thơ thơng qua văn học, nhưng chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên
cứu tổng thể tồn bộ truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Phong Thu.
Với những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài luận văn Truyện ngắn viết cho
thiếu nhi của Phong Thu.
1.5. Luận văn làm nổi bật lên giá trị giáo dục, giáo dưỡng tâm hồn trẻ thơ thông qua
những bài học quý giá được rút ra từ những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Phong Thu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về nhà văn Phong Thu
2.2. Những bài viết về Phong Thu


3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp cấu trúc - hệ thống
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
4.3. Phương pháp đối chiếu, so sánh
4.4. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
4.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành


2
5. Đóng góp của luận văn
Đóng góp về mặt lí luận: Luận văn là cơng trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu tổng
thể truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Phong Thu. Phát hiện đánh giá một cách chừng
mực, khách quan, phân tích các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Phong Thu để thấy
được những thành công và hạn chế. Qua đó, chỉ ra tính giáo dục và thẩm mĩ mà các tác
phẩm đem lại.
Đóng góp về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ cung cấp thêm những căn cứ khoa học
để đánh giá đóng góp của Phong Thu trong nền văn học Việt Nam hiện đại và là tài
liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy văn học thiếu nhi.
6. Câu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được
trình bày trong ba chương.
Chương 1: Khái quát về văn học thiếu nhi và nhà văn Phong Thu
Chương 2: Đề tài và nhân vật trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Phong Thu
Chương 3: Không gian, thời gian và ngôn ngữ, giọng điệu truyện ngắn viết cho
thiếu nhi của Phong Thu
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ NHÀ VĂN
PHONG THU
1.1. Khái quát về văn học thiếu nhi ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi
Nhiệm vụ chính của văn học thiếu nhi là giáo dục trẻ em thành một người tốt,
văn học thiếu nhi phải tái tạo nhưng không phải là những lời giáo huấn khô khan hay
lên mặt dạy dỗ hoặc cũng không phải là những truyện giật gân, bạo lực để thu hút các
em thiếu nhi. Văn học thiếu nhi được gọi là hay là đẹp bởi bên trong có sức mạnh to
lớn.
Vậy văn học viết cho thiếu nhi là gì? Phát triển ra sao? Và có dịng văn viết cho
thiếu nhi như thế nào?. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn học thiếu nhi theo
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, văn học thiếu nhi được hiểu là: “Theo nghĩa hẹp, văn
học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành cho thiếu nhi.
Tuy vậy khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi
những tác phẩm văn học thông thường cho người lớn đã đi vào phạm vi đọc của thiếu
nhi” [10, tr. 385]. Khái niệm trên mới chỉ xác định được đối tượng là thiếu nhi.


3
Trong từ điển Thuật Ngữ văn học đã định nghĩa về văn học thiếu nhi: “Theo
nghĩa hẹp, văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học
dành riêng cho thiếu nhi” [9, tr. 342]
Như vậy, nhân vật trung tâm trong những tác phẩm văn học thiếu nhi là con
người, các em nhỏ và người lớn, hoặc thế giới tự nhiên. Tuy nhiên chúng được nhìn
bằng con mắt thích thú, say mê của trẻ em, có nội dung gần gũi, thân quen và có tác
dụng bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách đạo đức cho trẻ em.
1.1.2. Khái quát hành trình của văn học thiếu nhi Việt Nam
Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của văn học
dân tộc. Bất kì nền văn học nào cũng chứa đựng trong nó một bộ phận là "văn học
thiếu nhi". Cùng với thời gian, mảng văn học thiếu nhi hoàn thiện hơn về cả nội dung

và hình thức, có đóng góp to lớn vào sự trưởng thành của nền văn học nước nhà.
Văn học thiếu nhi Việt Nam có một bộ phận đáng kể là văn học dân gian.
Những sáng tác này không phải chủ yếu dành cho thiếu nhi nhưng vẫn được các bạn
nhỏ thích thú, có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ, đặc biệt là các
thể loại truyện ngụ ngơn, cổ tích,… Cịn văn học hiện đại viết cho thiếu nhi Việt Nam
được manh nha từ khoảng những năm 20 của thế kỉ XX nhưng phát triển mạnh mẽ và
phổ biến của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
1.1.2.1. Thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam đã có sách viết cho thiếu
nhi nhưng chưa đủ để khẳng định có một nền văn học dành cho thiếu nhi. Dưới chế độ
phong kiến, những sáng tác văn học cho trẻ em bị kìm hãm chưa xuất hiện. Đến đầu
thế kỉ XX, những cuộc cách tân văn học theo xu hướng hiện đại, đã làm cho văn học
thiếu nhi được chú ý. Đến những năm 30 của thế kỉ XX, văn học viết cho trẻ em trở
nên phong phú hơn.
Nhìn chung, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam chỉ xuất hiện
rất ít những tác phẩm viết cho thiếu nhi, nhưng đó là nền móng để xây dựng nền văn
học thiếu nhi Việt Nam.
1.1.2.2. Thời kì kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954
Cách mạng tháng Tám thành công, văn học dành cho trẻ em đã được Đảng và
Nhà nước quan tâm và chú ý phát triển. Tuy số lượng ít ỏi, nội dung và hình thức cịn
thơ sơ, nhưng những tác phẩm này đã có tác dụng nhất định trong việc bồi dưỡng tư
tưởng, tình cảm yêu nước, chống đế quốc xâm lược cho các em.
Đây là chặng đường mở đầu cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam, từ trong hồn
cảnh khó khăn, gian lao ấy văn học thiếu nhi vẫn đạt được những thành tựu đáng ghi


4
nhận. Qua đó chứng tỏ nền văn học viết cho các em rất có cơ sở và điều kiện để phát
triển trong tương lai.
1.1.2.3. Thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam kháng chiến

chống Mĩ (1955 - 1964)
Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, đế quốc Mĩ đã tiếp tay cho
bọn phản động nhằm chia cắt đất nước. Vì vậy, miền Nam thực hiện cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ, còn miền Bắc bước vào thời kì khơi phục kinh tế, hàn gắn vết thương
chiến tranh và bắt đầu tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hịa bình trên miền Bắc đã tạo điều kiện cho văn học thiếu nhi phát triển. Ngày
17/6/1957, Nhà xuất bản Kim Đồng được thành lập, sáng tác văn học cho thiếu nhi đã
trở thành vấn đề được nhiều giới, nhiều ngành quan tâm. Đội ngũ sáng tác cho các em
đã được hình thành và ngày càng được bổ sung, số lượng tác phẩm cũng như đề tài
phản ánh ngày càng phong phú, đa dạng.
Đề tài lịch sử có: Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Kể truyện Quang Trung của
Nguyễn Huy Tưởng, Sóng gió Bạch Đằng của An Cương, Tướng quân Nguyễn Chích
và Quận He khởi nghĩa của Hà Ân,...
Đề tài sinh hoạt, lao động, học tập của các em có: Đàn chim gáy của Tơ Hồi,
Nơi xa của Văn Linh, Những mẩu chuyện về bé Ly của Bùi Minh Quốc,...
Truyện đồng thoại có: Cái tết của Mèo con của Nguyễn Đình Thi, Chú Đất
nung của Nguyễn Kiên, Bê và sáo của Phạm Hổ,...
Về thơ cũng xuất hiện một đội ngũ khá hùng hậu với những tên tuổi tiêu biểu
như: Vũ Ngọc Bình, Huy Cận, Phạm Hổ, Tế Hanh, Võ Quảng, và đã có những tập thơ
tiêu biểu như: Thấy cái hoa nở của Võ Quảng, Những người bạn nhỏ của Phạm Hổ.
Có thể nói ở giai đoạn này, văn học thiếu nhi ở giai đoạn này đã phát triển khá
toàn diện và phong phú. Nhà xuất bản Văn học cho ra đời Tuyển tập thơ văn cho thiếu
nhi 1945 – 1960 tuyển chọn, giới thiệu 50 tác giả. Đây là tuyển tập thơ văn thiếu nhi
đầu tiên ghi nhận thành tựu bước đầu của nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
1.1.2.4. Thời kì cả nước kháng chiến chống Mĩ (1965 - 1975)
Văn học thiếu nhi ở giai đoạn này bước vào chặng đường mới. Các đề tài cũng
được mở rộng và phát triển hết sức phong phú.
Đề tài kháng chiến chống Pháp tiếp tục được khai thác và có nhiều thành tựu
với những tác phẩm bề thế, đầy đặn như: Đội du kích thiếu niên Đình Bảng của Xuân
Sách, Quê nội của Võ Quảng, Kim Đồng của Tơ Hồi,...

Đề tài kháng chiến chống Mĩ cũng được quan tâm và đáp ứng kịp thời bước đi
của lịch sử, các đề tài này miêu tả cuộc sống chiến đấu của trẻ em trong vùng tạm


5
chiến như: Những đứa con trong gia đình, Mẹ vắng nhà của Nguyễn Thi, Chú bé Cả
Xên của Minh Khoa, Đoàn Văn Luyện của Phạm Hổ,... Sách viết về đề tài này được
các em u thích vì nó mang nhiều yếu tố li kì, mạo hiểm, những tình huống gay cấn
kích thích vào tính hiếu động, tị mị của trẻ thơ.
Đề tài lịch sử phát triển mạnh và hình thành một số nhà văn chuyên tâm như:
Hà Ân, Lê Vân, Nguyễn Hiền,... với những tác phẩm tiêu biểu: Trên sông truyền hịch,
Trăng nước Chương Dương của Hà Ân, Sát Thát của Lê Vân, Nguyễn Bích. Những
tác phẩm đã khắc họa thành công một số nhân vật lịch sử, dựng lại các sự kiện phức
tạp của dân tộc trong một giai đoạn.
Nếu như mảng đề tài về cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động giai đoạn trước
còn rất mờ nhạt, thì tới giai đoạn này đã được khẳng định với những tác phẩm rất đáng
chú ý: Chú bé sợ toán của Hải Hồ, Mái trường thân yêu của Lê Khắc Hoan, Trận
chung kết của Khánh Hịa…
Đề tài nơng thơn xuất hiện nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Cơn bão số bốn của
Nguyễn Quỳnh, Xã viên mới của Minh Giang, Kể chuyện nông thôn của Nguyễn
Kiên,... Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của mảng đề tài này.
Truyện về con người mới, có loại là hồi kí như Lớn lên nhờ cách mạng của
Phùng Thế Tài, có loại tự truyện như Những năm tháng khơng qn của Nguyễn Ngọc
Kí, và truyện kể như Hoa Xuân Tứ của Quang Huy.
Truyện đồng thoại phát triển mạnh mẽ với những tác phẩm: Chú gà trống
Choai của Hải Hồ, Cô Bê 20 của Văn Biển.
Mảng sách khoa học có các tác phẩm như: Ông than đá và quả trứng vuông của
Viết Linh, Cô kiến trinh sát của Vũ Kim Dũng, Thảm xanh trên ruộng của Thế Dũng.
Đây là thời kì phát triển rực rỡ nhất của mảng đề tài này, sau đó nó dần bị thu hẹp, đến
năm 2000 mới bắt đầu khôi phục lại.

Đặc biệt, văn học thiếu nhi trong thời kì này nổi lên hiện tượng các em bé làm
thơ với những tên tuổi nổi bật như Trần Đăng Khoa, Cẩm Thơ, Nguyễn Hồng Kiên,...
mở đầu cho phong trào sáng tác của các em.
Như vậy, ở giai đoạn này văn học thiếu nhi phát triển mạnh mẽ, các đề tài được
mở rộng phong phú và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Có nhiều cây bút tài năng,
nhiều tác phẩm có giá trị góp phần biểu dương, khích lệ những tấm gương sáng trong
học tập và chiến đấu.
1.1.2.5. Thời kì đất nước thống nhất và đổi mới (sau năm 1975)
Xã hội Việt Nam từ thời kì đổi mới đã có những biến đổi to lớn và sâu sắc, toàn
diện. Văn học viết cho thiếu nhi trong giai đoạn này cũng có sự đột phá mạnh mẽ,


6
phong phú, đa dạng cùng với sự phát triển chung của nền văn học dân tộc. Đặc biệt,
Đại hội Đảng lần thứ VI đã tạo điều kiện “cởi trói” cho các nhà văn cũng như cơng
cuộc đổi mới tồn diện đất nước.
Nhìn chung sự đa dạng về giọng điệu đã chứng tỏ nền văn học thiếu nhi hiện
nay không xa rời, lạc lõng với đời sống văn học nói chung. Vừa hòa đồng với văn học
Việt Nam hiện đại, đã chứng tỏ sức mạnh là một bộ phận văn học riêng dành cho trẻ
em.
Tuy nhiên điều đáng nói nhất là chưa có nhiều tác phẩm về thể loại văn học
thiếu nhi đỉnh cao để đọc giả thế giới biết tới. Đây là một vấn đề lớn, cần có sự quan
tâm nghiên cứu đầu tư cho mảng đề tài này. Vì thế sự quan tâm của toàn xã hội, của tất
cả mọi người đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam là rất quan trọng.
1.2. Nhà văn Phong Thu
1.2.1. Vài nét tiểu sử nhà văn Phong Thu
Nhà văn Phong Thu tên thật là Nguyễn Phong Thu, sinh ngày 10 tháng 4 năm
1934 và mất ngày 30 tháng 12 năm 2020. Ông sinh ra và lớn lên tại xã Kiên Trung,
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ơng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tốt
nghiệp đại học Văn và là hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1981).

1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Phong Thu
1.2.2.1. Các tác phẩm chính
Phong Thu chọn nghề làm thầy và viết văn từ khi tuổi cịn trẻ đến khi tuổi đã
cao, ơng chỉ chuyên viết về một lĩnh vực mà ở nước ta ít người chọn, hoặc đã có nhiều
người theo rồi lại bỏ giữa chừng, đó là viết cho thiếu nhi. Truyện ngắn đầu tiên ông
viết năm 1948, viết trong sổ tay là Lịng mẹ và Truyện Hoa của ơng.
Phong Thu là cộng tác viên thường xuyên của các tờ báo sau: Thiếu niên Tiền
Phong, Văn nghệ, Nhân dân, Nhi đồng, Sức khỏe và đời sống, An ninh thủ đô, Người
Hà Nội, Giáo dục và thời đại...
Trong sự nghiệp, Phong Thu đã có hơn 70 đầu sách, nổi tiếng với các tác phẩm
truyện ngắn tiêu biểu như: Hoa mướp vàng (1968), Bức tường có nhiều phép lạ
(1976), Cây bàng khơng rụng lá (1985), Cái cúc màu xanh (1978), Xe lu và xe ca
(1982), Đi tìm việc tốt (1968), Bồ Nơng có hiếu (1976)... Trong đó có nhiều tác phẩm
được in trong sách giáo khoa tiểu học như: Xe lu xe ca, Bàn tay mẹ, Cua đồng thức
giấc, Chim sâu…
Phong Thu là nhà báo có số bài đăng sớm nhất, nhiều nhất, liên tục nhất trong
gần 70 năm. Ông là cộng tác viên thường xuyên với các tờ báo, tạp chí trung ương, địa


7
phương. Mỗi năm đều có hàng trăm bài, đủ các thể loại truyện ngắn, đoạn văn hay in
báo.
Ngoài viết văn, Phong Thu còn sở hữu tài năng làm thơ xuất sắc. Ơng có tổng
số 300 bài thơ và trong đó số lượng bài thơ dành cho thiếu nhi là hơn 100 bài, hầu hết
là tác phẩm dành cho lứa tuổi mầm non và tiểu học như: Xòe tay, Mẹ gọi, Bé ơi, Chim
Sâu... Thơ của ông thường ngắn gọn với thể thơ lục bát là chủ yếu. Nhiều bài thơ xuất
sắc của ông đã được đăng tải trên chuyên trang dành riêng cho trẻ em như báo Người
Hà Nội.
Ngoài ra, Phong Thu cịn chia sẻ Bút kí về kinh nghiệm viết văn với các em
thiếu nhi qua cuốn sách Ước mơ viết văn viết truyện dành cho các em thích viết văn.

Cuốn sách nói lên suy nghĩ, kinh nghiệm viết văn và những trải nghiệm trong đời sống
giúp cho người viết vượt qua thất bại và đạt được thành công.
Hiện nay, nhà văn chuyên viết về thiếu nhi trên tất cả các lĩnh vực rất ít như:
viết truyện, viết văn, viết báo, làm thơ và cả viết bút kí như Phong Thu. Ơng đã có
đóng góp to lớn trong nền văn học thiếu nhi nước nhà. Đặc biệt ông dành tất cả tâm
huyết và tình cảm để chia sẻ kinh nghiệm viết văn của chính bản thân mình cho các em
nhỏ.
1.2.2.2. Quan điểm sáng tác
Phong Thu là người viết hóm hỉnh, tinh nghịch, ngơ ngác và bất chợt. ông
không đi theo lối mịn của người đi trước mà ơng ln tìm tịi những hướng đi mới.
Những tác phẩm của ơng thường ngắn gọn câu từ dễ hiểu để trẻ em không bị chán nản,
dễ tư duy logic và hứng thú hơn. Ơng cịn để ý đến hình thức trình bày của cuốn sách
sao cho đẹp mắt, lung linh hấp dẫn tạo sự lôi cuốn với trẻ em
Tuyện ngắn của Phong Thu thường viết về hiện thực, con người thật việc thật,
như học sinh và thầy cô hơn là về truyện đồng thoại lấy đồ vật thiên nhiên nói hộ con
người.
Trong sự nghiệp viết văn, Phong Thu đã đạt các giải thưởng cao lên tới 12 lần
như: Tập truyện Điểm 10 giải thưởng của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội, truyện Hoa
mướp vàng đạt giải nhất cuộc thi viết cho thiếu nhi do Hội nhà Văn, Nhà xuất bản Kim
Đồng và Ủy ban thiếu niên nhi đồng Việt Nam tổ chức, truyện Cá Sấu ngứa răng được
chuyển thể thành phim hoạt hình và đạt giải thưởng Bơng Sen Bạc Liên hoan phim
hoạt hình Việt Nam năm 1970. Có thể khẳng định, những tác phẩm văn học của Phong
Thu có sức sống mãnh liệt với thời gian, và được đánh giá cao của nhà chun mơn.
Trong số đó nhiều, nhiều truyện xuất sắc lấp lánh như “hạt vàng”.


8
Tiểu kết chương
Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng tạo nên diện mạo của nền văn học
Việt Nam. Trải qua quá trình đổi mới đất nước, đổi mới văn học, các nhà văn viết cho

các em thiếu nhi đã cố gắng tìm tịi để tạo nên một cách nói riêng – một gương mặt
riêng – giọng điệu riêng. Mỗi một tác phẩm có vai trị rất quan trọng trong việc hình
thành tính cách và bồi dưỡng tâm hồn con người ngay từ thời ấu thơ. Trải qua quá
trình phát triển, văn học thiếu nhi đã được định hình và giữ vai trị quan trọng trong
lịch sử văn học Việt Nam.
Nhà văn Phong Thu đã dành cả cuộc đời chun viết cho thiếu nhi. Ơng đã tạo
cho mình một phong cách viết riêng. Đặc biệt là giọng điệu tinh nghịch, hóm hỉnh,
mang tính chất đặc thù của thiếu nhi, đã mang đến cho người đọc tiếng cười vui vẻ
sảng khoái, giúp các em tiếp nhận tác phẩm một cách linh hoạt, thoải mái nhưng lại có
ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ngồi viết truyện ngắn, truyện đồng thoại,
kịch bản phim hoạt hình, bút kí, nghị luận, báo chí. Ơng cịn sáng tác thơ với lối viết
mới mẻ, hấp dẫn bạn đọc. Ông ln tìm tịi hướng đi mới, văn phong chuẩn mực, câu
từ trong sáng, cốt truyện đơn giản đậm chất hiện thực cuộc sống, mang tính giáo dục
đạo đức cao. Trong đó, truyện ngắn là thể loại phổ biến, số lượng lớn và thể hiện rõ
phong cách sáng tác của nhà văn. Phong Thu xứng đáng là một nhà văn tiêu biểu có
đóng góp lớn cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam trong giai đoạn 1960 – 1980.


9
CHƯƠNG 2: ĐỀ TÀI VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHONG THU
Đề tài được hiểu đơn giản là khái niệm về loại của hiện tượng đời sống được
trình bày trong các tác phẩm. Trong đời sống của con người có bao nhiêu sự kiện, sự
việc, hiện tượng,... thì có bấy nhiêu đề tài.
Nhân vật trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi rất phong phú và đa dạng, có
chức năng khai thác và khái quát những quy luật sống của con người, thể hiện những
ước mơ, hiểu biết về cuộc sống.
2.1. Đề tài viết cho thiếu nhi của Phong Thu
Đề tài tài trong truyện ngắn của Phong Thu rất phong phú bao gồm: Đề tài về

nhà trường, gia đình, tình bạn và đề tài về thiên nhiên... Mỗi đề tài các em thiếu nhi
đều học được những bài học riêng.
2.1.1. Đề tài nhà trường
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển và hội nhập với thế giới, nhiều xu
hướng đề tài mới được hình thành ảnh hưởng tới những sáng tác văn học như: ca nhạc,
điện ảnh, truyền thơng... gây sự tị mị trong độc giả. Đề tài nhà trường thời gian này
cũng có phần biến đổi hơn cho thích ứng với bối cảnh tồn cầu hóa. Đề tài nhà trường
đã chuyển hướng sang cách thể hiện nhẹ nhàng, những câu chuyện sinh hoạt được đời
thường hóa, với những mơ tp nhân vật học trị ngây thơ, tạo sự khơi gợi tính thiện
lành trong trẻo.
Trường học cịn là mơi trường học tập mới có chuẩn mực, nơi hình thành nhiều
phẩm chất tốt đẹp cho trẻ em. Bài học đầu tiên Phong Thu đã giúp các em thiếu nhi
hiểu biết được những việc làm tốt. Qua lời cô giáo dặn cả lớp không chỉ mỗi quét sân,
quét nhà, trông em, ra đường thấy cụ già đi sang đường thì giúp cụ tránh xe, thấy em
bé ngã thì nâng đỡ em dậy. Hùng cứ nghĩ đó là những việc tốt. Nhưng qua lời cơ giáo
giải thích Hùng đã nhận ra từ sáng đến giờ em đã làm được bốn việc tốt:
“ – Này nhé, Hùng đã trông em cho bác Cảnh đi chợ, thế là một việc tốt. Hùng
tìm số nhà giúp bác nơng dân, thế là hai việc tốt. Hùng lại biết đun nước cho Bố nữa,
thế là ba. Từ sáng đến giờ Hùng không chạy nắng như chủ nhật trước, thế là bốn.
Chưa hết một buổi sáng mà Hùng đã có bốn việc tốt, em đáng khen lắm!” [27, tr. 2425]
Đến lớp học các em thiếu nhi cịn biết được cách quan sát, tích góp những bài
học về đạo đức. Những điều hay, lẽ đẹp và tránh những hành động xấu, được thể hiện
qua những hành động, cử chỉ rất đáng yêu của bạn Sinh khi bắt chiếc bạn Quỳnh để
đạt được điểm cao giống bạn, được thầy giáo khen ngợi.


10
Trong trường học không chỉ các em học được những việc làm tốt đẹp từ bạn bè,
mà các em còn học được lòng thật thà, dũng cảm. Truyện ngắn Cái kẹo và con cánh
cam, câu chuyện rất ngắn nhưng đó là một bài học cho các em nhỏ luôn luôn thật thà.

Rồi đến truyện Cái ấm, Thắng cũng được cô giáo khen ngợi vì đã tự biết nhận
lỗi sai của mình: “ – Em tự nhận lỗi như thế là tốt. Mọi điều thật thà đều rất đáng
yêu” [27, tr. 242]
Trong truyện Người học trò lễ phép, với lời văn nhẹ nhàng như có nhiều ý
nghĩa, là bài học sâu sắc cho các em thiếu nhi, phải biết nhớ ơn công lao dạy dỗ của
thầy cô.
Đến với câu chuyện Đối thủ của Phong Thu các em thiếu nhi đã hiểu được
trong một tập thể lớp phải biết đoàn kết, cùng nhau cố gắng trong mọi lĩnh vực học
tập.
Đề tài nhà trường của Phong Thu là những câu chuyện đơn giản, gần gũi mà
đầy tính giáo dục, xúc động với các em nhỏ. Phong Thu đã hịa mình vào các em, để
cùng chơi, cùng suy nghĩ, thấu hiểu các em. Từ đó viết lên những câu chuyện thu hút
đơng đảo người đọc.
Bên cạnh Nguyễn Nhật Ánh nhà văn Trần Hoài Dương, Ông cũng đã có những
truyện ngắn đề cập đến vấn đề học đường như truyện Ước gì cháu được về hưu. Trong
cuộc sống ngày càng hiện đại phát triển hơn, thì rất cần những bài viết về nhà trường,
với những câu hỏi và những vấn đề bức xúc của các em học sinh. Truyện ngắn viết về
nhà trường của Phong Thu đã giúp các em định hình tính cách, biết cách cư xử giữa
học trị với thầy cơ giáo, giữa bạn bè với nhau. Từ đó, các em có được những định
hướng và phát triển bản thân, vận dụng những kiến thức, bài học vào thực tế cuộc sống
hàng ngày. Phong Thu tái hiện lại mơi trường giáo dục, đó là nơi trẻ em trưởng thành,
được sống được là chính mình và nhận được tình u thương của thầy cơ, bạn bè.
2.1.2. Đề tài gia đình
Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tràn ngập tình yêu thương của tất cả mọi
người. Đó là một món quà tuyệt vời nhất của cuộc sống bạn tặng, là bến đỗ bình yên,
một điểm tựa chắc chắn cho con người. Gia đình là nơi chúng ta lớn lên, nơi chứa
đựng đầy ắp những kỉ niệm của tuổi thơ đến lúc trưởng thành.
Gia đình là cái nơi văn hóa đầu tiên mà trẻ nhỏ học được bao điều hay, lẽ phải,
học được cách u thương người khác từ chính những tình cảm mà ông bà, cha mẹ
dành cho trẻ. Tình cảm gia đình, tình u thương của ơng bà đối với cháu, của cha mẹ

đối với con, và của anh chị đối với em được Phong thu thể hiện rõ nét qua những
truyện: Bồ nơng có hiếu, Q gửi bố, Cháu trai ơng đánh giậm, Nhớ bà, Bếp lửa,
Cháu nhớ ông, ông nhớ cháu, Chiếc Ca nô...


11
Tình cảm gia đình thiêng liêng nhất có lẽ là tình mẫu tử. Tình mẫu tử chính là
sự bao dung của người mẹ, sự yêu thương, chăm sóc và hy sinh với con cái. Đó là thứ
tình cảm cao cả, thiêng liêng thật tuyệt vời. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, là người hi
sinh vất vả để nuôi nấng chúng ta lớn khôn nên người. Khi chúng ta lớn lên sẽ không
thể nào quên được công lao của người mẹ. Hình ảnh chú Bồ Nơng trong truyện Bồ
Nơng có hiếu, gợi nhớ cho các em nhỏ về tình cảm của mẹ dành cho mình và khơi dạy
lịng hiếu thảo của người con đối với mẹ. Qua đó nhắc nhở các em thiếu nhi phải biết
yêu thương, chăm sóc, hiếu thảo với mẹ và những người thân yêu trong gia đình.
Truyện Bồ Bơng có hiếu, thể hiện sự hiếu thảo đối với người mẹ, thì trong
truyện Quà gửi bố thể hiện sự hiếu thảo của của Tú, Thủy, Lan, Hân đối với người bố
đi làm ở xa.
Tình cảm gia đình còn tồn tại mãi mãi, ngay cả khi những người thân trong gia
đình đã mất đi, thứ tình cảm thiêng liêng đấy vẫn cịn mãi. Đó là câu chuyện tình cảm
của người cháu dành tình cảm cho người ơng đã mất của mình trong truyện Cháu trai
ơng đánh giậm, các em nhỏ nhớ đến quê hương, cội nguồn, truyền thống gia đình của
mình, tự hào về người ơng của mình và tự hào là cháu của ơng đánh giậm.
Gia đình khơng chỉ có tình cảm của bố mẹ, ơng, cịn có tình cảm của bà dành
cho các cháu của mình. Bà như một kho truyện cổ tích đưa các cháu tới những câu
chuyện này xưa, dần dà trở về chuyện ngày nay. Qua những câu chuyện bà kể, lời bài
hát bà ru là những tình cảm bà dành cho người cháu, và những bài học các cháu tự rút
ra như chịu khó giống cái tơm, ngoan ngỗn giống như cái bống.
Gia đình cũng là điểm tựa với những truyền thống tốt đẹp qua truyện ngắn
Chiếc Ca nô, thể hiện sự tự hào của Khôi khi kể về truyền thống gia đình của mình
cho bạn bè nghe.

Tình cảm gia đình khơng chỉ là người ông, bà, bố, mẹ. Người chú trong truyện
ngắn Chiếc Ca – nô, rất yêu chiều Khôi qua những lời căn dặn không bao giờ quên:
“Phải học hành, lao động và suy nghĩ làm sao đây cho xứng đáng là đứa con của một
người công nhân!” [40]
Đề tài gia đình cũng được một số tác giả viết rất thành công như: Một số tác giả
đi trước là Nguyên Hồng với tác phẩm Những ngày thơ ấu, Thạch Lam trong truyện
Gió đầu mùa, cùng với tác giả cùng thời với Phong Thu là Nguyễn Quang Sáng trong
truyện Chiếc lược ngà, và tiếp đó là tác giả trẻ tuổi hơn như Bằng Việt với Bếp lửa...
Viết về những số phận không may, nghèo khổ, vất vả về vật chất, như ấm áp tình
người.
Như vậy trong truyện ngắn của Phong Thu, đề tài gia đình là những tình cảm,
lịng hiếu thảo của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ, hay tình u thương vơ bờ bến


12
của ông bà, bố mẹ dành tất cả cho các con. Qua đó các em học được những bài học
cho riêng mình, biết giúp đỡ ơng bà, bố mẹ và tự hào về truyền thống gia đình, tự hào
về quê hương đất nước.
2.1.3. Đề tài tình bạn
Tình bạn trước hết là mối quan hệ tình cảm giữa người với người. Nói cách
khác, đó là sợi dây liên kết các cá nhân mạnh mẽ với nhau. Giống như các loại tình
cảm khác, tình bạn cũng có nhiều hình thức khác nhau và có biến đổi tính chất, đặc
điểm.
Truyện ngắn của Phong Thu cho các em biết khơng chỉ có tình u thương
trong gia đình, mà tình bạn gắn bó keo sơn, giúp đỡ nhau khi khó khăn và cùng nhau
tiến bộ cũng được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm như: Bạn đời, Mẹ tôi, Cánh buồm
trên sông, Cá Sấu ngứa răng, Quà gửi bố…
Đề tài tình bạn trong truyện ngắn của Phong Thu khơng chỉ có tình bạn giữa
con người với con người. Cịn có tình bạn giữa các con vật với nhau, thông qua biện
pháp so sánh, nhân hóa chúng có tình cảm giống con người. Tình bạn có sự chia sẻ,

gắn kết, thấu hiểu nhau hơn, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tình bạn vượt cả thời
gian và khoảng cách để đến bên nhau và là động lực vượt qua mọi khó khăn trong
cuộc sống.
2.1.4. Đề tài thiên nhiên
Thiên nhiên luôn là đề tài mang cảm hứng vô tận cho con người. Đây cũng là
nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà văn, nhà thơ. Trong văn học thiếu nhi, đề tài
thiên nhiên hiện lên sinh động, gần gũi mang đậm dấu ấn cái nhìn trẻ thơ... Từ đó kích
thích trí tưởng tượng của trẻ thơ và thúc đẩy phát triển nhận thức của trẻ.Với nhà văn
Phong Thu, thiên nhiên hiện lên như một không gian sống gần gũi, là người bạn của
trẻ thơ. Những tác phẩm sáng tác của Phong Thu là một trang sách với những điều mới
mẻ về thế giới loài vật. Qua các câu chuyện trẻ em được mở rộng tầm nhìn về thế giới
tự nhiên của các loài động vật và thực vật.
2.1.4.1. Thế giới thực vật
Thế giới thực vật rất phong phú và đa dạng, chúng có vai trị quan trọng đối với
con người. Trong truyện ngắn của Phong Thu về thế giới thực vật các em thiếu nhi biết
được đặc trưng của từng loài cây. Cùng sự nảy mầm, ra hoa, kết trái của cỏ cây qua
truyện Hoa mướp vàng. Ngồi ra mỗi lồi cây có những lợi ích riêng gắn với những kỉ
niệm qua lời kể của người bà trong Vườn ông vườn xuân, Hoa nhớ mẹ...
Với lối miêu tả thiên nhiên, miêu tả quá trình phát triển của cây, đặc điểm của
từng loại cây qua hình dáng, màu sắc, giúp cho các em thiếu nhi cho dù ở thành phố,


13
hay nơng thơn đều có thể dễ dàng nhận biết tên gọi của từng loài cây. Đặc biệt, qua
mỗi câu chuyện các em sẽ biết cách bảo vệ, chăm sóc cây hoa xung quanh mình.
2.1.4.2. Thế giới động vật
Động vật vốn được trẻ em u thích, thơng qua nghệ thuật nhân hóa, trẻ em
nhìn thấy hình ảnh chính mình. Chúng có nhiều đặc điểm giống với các em, cách hành
xử theo bản năng, suy nghĩ đơn giản, cảm xúc trong sáng.
Các con vật xuất hiện trong truyện ngắn của Phong Thu như một thế giới đầy

ngộ nghĩnh, đáng yêu và sinh động. Những con vật ni trong gia đình như chó, mèo,
lợn, gà... đều rất quen thuộc với các em. Phong Thu kích thích sự mới mẻ, gây hứng
thú tìm tịi cho các em như con vẹt, bồ nơng, ếch, cóc, dã tràng... Trước Phong Thu thì
các em thiếu nhi rất thích thú với các lồi vật đáng u trong khu vườn thiếu như của
Võ Quảng, Tơ Hồi, Phạm Hổ... với những con vật quen thuộc như trâu, bò, chim Yến,
dế mèn, chuột...
Nhà văn Phong Thu rất gần gũi với thiên nhiên, lấy sinh thái tự nhiên làm trung
tâm. Từ những sự vật hiện tượng trong thiên nhiên nói lên lợi ích của chúng đối với
con người. Như vậy chúng ta thấy mơi trường tự nhiên với con người có mối quan hệ
chặn chẽ với nhau. Con người đối với môi trường tự nhiên như một phần giá trị đạo
đức của tác phẩm mang lại. Trong thế giới động vật, và thực vật Phong Thu đã gửi
gắm vào những câu chuyện có ý nghĩa trong cuộc sống. Các em thiếu nhi như được
hịa mình vào thiên nhiên, cảm nhận được sự ưu ái, che trở của thiên nhiên đối với con
người. Từ đó, biết yêu thương bảo vệ thiên nhiên như bảo vệ chính cuộc sống của
chúng ta. Trong cuộc sống ngày càng hiện đại, hiện tượng ô nhiễm không khí bởi các
khu cơng nghiệp là hậu quả nghiêm trọng đối với con người. Con người chúng ta có
thể phối hợp với thiên nhiên để tránh lại thảm họa từ môi trường.
2.2. Nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Phong Thu
Nhân vật văn học hết sức phong phú và đa dạng. Chúng có chức năng khái quát
đặc điểm, tính cách, hiện thực về cuộc sống, đồng thời thể hiện được quan niệm về
cuộc đời sáng tác của nhà văn.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm nhân vật được định nghĩa
như sau: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn
học… Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một
con người cụ thể nào cả... Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ,
khơng thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [11, tr. 235]
Giáo sư Hà Minh Đức – trong cuốn Lí luận văn học cho rằng: “Nhân vật trong
văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó khơng phải sự sao chụp



14
mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc
điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách...” [28, tr. 182]
Các tác giả đã đưa ra những khái niệm khác nhau về nhân vật, nhưng đều chung
quan điểm thống nhất coi nhân vật là đối tượng văn học miêu tả. Nhân vật có thể hiểu
là con người, con vật, đồ vật, là hiện tượng hình ảnh ẩn dụ cho con người. Thông qua
nhân vật là những bài học giáo dục đức tính tốt cho trẻ em.
Nhân vật thể hiện trong các truyện ngắn của Phong Thu chủ yếu là các em thiếu
nhi hồn nhiên, đáng yêu với ước mơ tươi sáng. Và những phụ nữ đảm đang nhân hậu
như người bà, người mẹ cần cù, chịu khó, làm lụng vất vả hết lòng yêu thương, che
chở bảo ban con cháu. Nhân vật đồng thoại đã thu hút các em thiếu nhi với trí tưởng
tượng kì diệu, các lồi vật được nhân cách hóa, mang đến cho trẻ em những bài học bổ
ích. Ngồi ra Phong Thu cịn có những nhân vật khác như: nhân vật người lính, nhân
vật người ơng, người bố hiền từ, người thầy, người bạn...
2.2.1. Nhận vật trẻ em đáng yêu với nhiều ước mơ
Trong tất cả các mối quan hệ trong xã hội, trẻ em phải sống trong những mơi
trường khác nhau như: với gia đình, nhà trường, bạn bè và thiên nhiên. Mỗi một môi
trường, hồn cảnh sẽ có tác động đến sự hình thành nhân cách của trẻ em.
Nhân vật trẻ em trong truyện của Phong Thu được lột tả rất sinh động và đa
dạng. Với ngịi bút giàu lịng thương u, ơng đã viết lên những đứa trẻ hồn nhiên, tinh
nghịch, giàu lòng yêu thương và ham học hỏi kiến thức.
Phong Thu đã gieo mầm cho niềm tin vào tương lai của các em thiếu nhi. Với
một cái nhìn của nhà sư phạm, Phong Thu thấy được hoài bão, khát vọng sống từ
những ước mơ nhỏ bé, bình dị nhất của các em thiếu nhi từ thành phố đến nông thôn.
2.2.2. Nhân vật phụ nữ đảm đang, nhân hậu của trẻ em
Hình ảnh người phụ nữ trong sáng tác của Phong Thu là những người mẹ,
người bà đảm đang, cần cù chịu khó, hết mực thương yêu con cháu. Dạy cho con, cho
các cháu những bài học có giá trị trong cuộc sống. Các em biết yêu thương đùm bọc,
đoàn kết, chia sẻ cho nhau.
Trong truyện ngắn, nhân vật phụ nữ hiện lên là những người bà, người mẹ đảm

đang, chịu khó và hết mực u thương con cháu. Tình u thương đó, luôn bên cạnh
che chở, bảo ban con cháu hàng ngày. Từ đó ni dưỡng tâm hồn các em từ cái nơi gia
đình, trở thành một người con ngoan, góp phần hình thành văn hóa tốt đẹp của gia
đình đối với các em nhỏ.
2.2.3. Nhân vật đồng thoại gợi nhiều liên tưởng


15
Thuật ngữ truyện đồng thoại được hiểu theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả
cách hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân chủ biên (bản in 1994) định nghĩa đồng thoại
theo nghĩa rộng: “Đồng thoại: truyện chép cho trẻ con xem” [tr. 316].
Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (bản in 2001) lại có cách hiểu khác:
“Đồng thoại: thể truyện cho trẻ em, trong đó lồi vật là các vật vơ tri được nhân hóa
tạo nên một thế giới thần kì thích hợp với trẻ em” [tr. 344].
Có thể nói, về mảng truyện đồng thoại của Tơ Hồi với tác phẩm Dế Mèn
phiêu lưu kí, Tơ Hồi thành cơng trong miêu tả nhân vật với những tính cách riêng,
cùng với miêu tả thiên nhiên sinh động. Truyện đồng thoại của Võ Quảng nhẹ nhàng
và thấm thía trong truyện Những chiếc áo ấm, Chuyến đi thứ hai... Đem đến những bài
học có giá trị, bổ ích, giúp trẻ vững vàng hơn trong quá trình phát triển nhân cách của
mình.
Truyện đồng thoại có những yếu tố hoang đường, kì ảo. Phong Thu đã hiểu
được tâm lí của các em thiếu nhi, tạo được những niềm tin ngây thơ cho các em và đưa
các em lạc vào thế giới đầy sắc mầu, lung linh huyền bí.
Phong Thu cũng nhân cách hóa những con vật có trí tuệ, thơng minh như lồi
người qua truyện: Cá Sấu ngứa răng,Chim Sâu xử án, Quả trứng rơi...
Thông qua nhân cách hóa các nhân vật là lồi vật cũng có phẩm chất tốt hoặc
xấu, đồng thời giáo dục trẻ đâu là hành vi tốt hành vi xấu, noi gương những tấm gương
tốt, phê phán và không làm theo những tấm gương xấu. Nhân vật đồng thoại trong
truyện ngắn của Phong Thu góp phần giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho trẻ em.

Đồng thời thể hiện được văn hóa giao tiếp từ xưa đến nay của người dân, sự lễ phép,
kính trọng từ lời ăn tiếng nói đến những hành động thể hiện được sự tôn trọng với tất
cả mọi người.


16
Tiểu kết chương
Đề tài viết cho thiếu nhi, tác giả Phong Thu viết đa dạng và phong phú.
Đặc biệt ông viết thật ngắn gọn, câu từ dễ hiểu, dễ nhớ. Phong Thu nắm bắt tâm lí của
các em thiếu nhi, trẻ em thường chóng chán, tư duy khơng logic. Qua mỗi đề tài giúp
các em có một bài học riêng.
Đề tài nhà trường giúp các em được học những kiến thức từ thầy cơ, và
học tập những đức tính tốt đẹp từ bạn bè. Đề tài gia đình là cái nơi ni dưỡng các em
từ thời ấu thơ, để có nền tảng phát triển một cách toàn diện hơn. Đến với đề tài về
thiên nhiên các em sẽ biết thêm về thế giới thực vật và động vật rất phong phú và đa
dạng. Chúng có mối quan hệ mật thiết với con người, để bảo vệ tự nhiên, kêu gọi con
người và tự nhiên cùng chung sống hài hòa.
Mỗi nhân vật trong truyện ngắn của Phong Thu đều có đặc điểm riêng.
Nhân vật trẻ em hồn nhiên, đáng yêu với nhiều khát khao, hoài bão. Đến với nhân vật
phụ nữ là người nhân hậu, đảm đang, luôn luôn chăm lo cho gia đình, dạy bảo con
cháu hồn thiện bản thân sao cho đúng chuẩn mực. Nhân vật đồng thoại trong truyện,
qua mỗi một loài vật Phong Thu miêu tả chúng có những đặc điểm về ngoại hình, tính
cách, trí tuệ giúp các em tự rút ra bài học cho bản thân, học tập những đức tính tốt
đẹp, tránh xa và phê phán những việc làm sai.
Như vậy, đề tài và nhân vật trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của
Phong Thu đã mang đến cho người học nhiều bài học giá trị và bổ ích. Qua mỗi đề tài
các em thiếu nhi tự học được những bài học cho bản thân mình. Mỗi một nhân vật
trong câu chuyện đều có đặc điểm, tính cách riêng. Hình thành cho các em tình yêu
thương với tất cả mọi người, biết trân trọng cuộc sống, đồn kết, tơn trọng các mối
quan hệ với người thân bạn bè và thiên nhiên.



17
CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ NGÔN NGỮ, GIỌNG
ĐIỆU TRUYỆN NGẮN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHONG THU
3.1. Không gian và thời gian nghệ thuật
Không gian và thời gian nghệ thuật được thể hiện dựa trên sự cảm nhận của cá
nhân, được tạo thành dựa trên sự nhào nặn nguồn tư liệu thực tế của tác giả. Không
gian và thời gian nghệ tuật là một phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương
thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Đây là hai phương thức gắn kết chặt
chẽ không thể tách rời trong mỗi một tác phẩm văn học.
3.1.1. Không gian nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá hán chủ biên: “Khơng gian nghệ
thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó”
[29, tr. 57]
Thi pháp ca dao của Nguyễn Xn Kính: “Không gian nghệ thuật là môi
trường hoạt động của nhân vật” [13, tr. 57]
Truyển tập - tập 2 của Trần Đình Sử: “Khơng gian nghệ thuật là mơ hình thế
giới độc lập có tính chủ quan và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả” [18, tr. 57]
Như vậy có thể khẳng định, không gian nghệ thuật là những sáng tạo của nhà
văn, được thể hiện qua môi trường, cuộc sống của con người và được thể hiện qua các
tác phẩm và nhân vật. Không gian nghệ thuật được hiểu cách thức sáng tạo nghệ thuật
quan trọng của thi pháp, chỉ sự tồn tại chủ quan của thế giới nghệ thuật. Khơng gian
nghệ thuật mang tính quan niệm và tồn tại độc lập. Phong Thu chủ yếu viết về không
gian hiện thực đời thường và khơng gian kì ảo.
3.1.1.1. Khơng gian hiện thực đời thường
Cuộc sống trẻ thơ trong truyện của Phong Thu xung quanh không gian ngôi
nhà, mái trường, lớp học. Nhưng cũng thể hiện một thế giới sôi động của trẻ thơ. Các
em được vui chơi, bộc lộ tính cách của mình trong những khơng gian đó như: Không
gian học tập, không gian hiện thực trên mặt đất hay dưới nước, không gian sống ở

thành phố và nông thôn, không gian lớp học.
Không gian hiện thực đời thường được thể hiện xung quanh cuộc sống quen
thuộc của các em thiếu nhi. Trong không gian học tập của các em thể hiện sự nghiêm
túc trong học tập, dù phải đi sơ tán nơi khác, các em tạo cho mình một không gian học
tập mới đẹp đẽ và trang nghiêm. Khơng gian trên mặt đất thì khác lạ với khơng gian
dưới nước. Trong không gian ở thành phố cuộc sống ồn ào, với những ngôi nhà san sát
nhau cùng ánh đèn lấp lành, thì đến với khơng gian nơng thơn rộng lớn, các em được
đắm chìm trong thế giới các lồi hoa quả. Khơng gian trong lớp học rất đặc biệt, không


18
phải là một ngôi trường đẹp đẽ, mà các em được học trong những chiếc hầm ở dưới
lòng đất để tránh máy bay Mĩ.
Qua các truyện ngắn của Phong Thu, các em thiếu nhi có một trải nhiệm một
khơng gian hiện thực vừa gần gũi, vừa xa lạ. Phong Thu với một cái nhìn tinh tế, cùng
những trải nhiệm trong cuộc sống, nắm bắt tâm lí của các em nhỏ, viết lên không gian
hiện thực đầy sinh động, thu hút và lơi cuốn bạn đọc.
3.1.1.2. Khơng gian kì ảo
Kì ảo là phạm trù của tư duy nghệ thuật, mỗi không gian kỳ ảo được hình thành
đều rất kỳ ảo, lạ thường và có tính độc đáo. Thơng qua trí tưởng tượng của mỗi tác giả
thì cách thể hiện này cũng có phần khác nhau. Nhưng tựu chung lại đều vì mục đích
tạo cho các em thiếu nhi một chân trời ảo diệu để mơ mộng, để khát khao. Khơng gian
kì ảo có những đặc điểm, tính cách nhất định của nhân vật, nói lên những vấn đề trong
cuộc sống. Đó là một đặc trưng quan trọng của văn học thiếu nhi. Trong truyện ngắn
của Phong Thu ngồi khơng gian hiện thực đời thường như không gian làng quê,
không gian thành phố, khơng gian trong lớp học,... cịn có khơng gian kì ảo.
Bằng sự kết hợp hài hịa giữa cái thực và cái ảo. Khơng gian kì ảo trong truyện
ngắn của Phong Thu đầy tính nghệ thuật, các em thiếu nhi biết được những hiện tượng
thiên nhiên kì lạ. Sự tích lịch sử trong đêm chia trăng đầm ấm của họ hàng nhà ếch. Từ
những đồ vật nhỏ bé, là bài học hồn thiện tính cách của các em nhỏ. Từ đó ni

dưỡng ước mơ của các em, kích thích trí tưởng tượng, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn trẻ em
và góp phần làm cho đất nước giàu mạnh hơn.
3.1.2. Thời gian nghệ thuật
Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa: “Thời gian nghệ thuật là hình thức
nội tại của hình tượng nghệ thuật để thể hiện tính chỉnh thể của nó” [10, tr. 36]
Thời gian nghệ thuật được hiểu là sự cảm nhận bằng lí trí, tâm lý của con người
thơng qua các tình tiết biến đổi thẩm mỹ trong thế giới nghệ thuật. Mỗi một tác phẩm
nghệ thuật đều có những thời giản nghệ thuật riêng biệt, chúng ta cần hiểu rõ thời gian
hiện thực khơng trùng khít hoàn toàn với thời gian nghệ thuật. Tác giả Phong Thu chủ
yếu viết về thời gian xen giữa quá khứ và hiện tại và thời gian chính xác cụ thể.
3.1.2.1. Thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại
Thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Nói về quá khứ là cách tác giả đi
tìm ký ức đã qua, quay về thời gian đã mất. Sự đan xen ở đây được hiểu: Tác giả dùng
điểm nhìn của những thời gian hiện tại để làm bật lên những ký ức của q khứ. Chính
vì vậy thời gian trong truyện của Phong Thu thường có sự đan xen giữa quá khứ với
hiện tại. Trong một số truyện, nhân vật tự mình hồi tưởng lại quãng thời gian đã qua,



×