Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tận dụng cây lao sậy làm ống hút thay thế ống hút nhựa, tái sử dụng vào sản phẩm học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 21 trang )

TÓM TẮT DỰ ÁN
Rác thải nhựa là một trong những ngun nhân hàng đầu gây ơ nhiễm
mơi trường, trong đó bao gồm cả ống hút nhựa. Sự tiện lợi và kích thước nhỏ
của ống hút nhựa đã khiến chúng ta quên đi việc thu gom và xử lí đúng cách,
gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sự sống các sinh vật. Chính vì thế, ngày
càng nhiều loại ống hút thân thiện môi trường ra đời như ống hút giấy, ống hút
gạo, ống hút cỏ bàng,….Tuy nhiên quy trình sản xuất các loại ống hút này khá
phức tạp, nguồn nguyên liệu không phổ biến ở nhiều địa phương, giá thành trên
thị trường cao nên khơng có nhiều người lựa chọn sử dụng.
Dự án “Tận dụng cây lao sậy làm ống hút thay thế ống hút nhựa, tái sử
dụng vào sản phẩm học tập” lựa chọn sử dụng thân lao sậy, một loại cây dễ
trồng, phổ biến tại nhiều địa phương khác nhau, quy trình sản xuất đơn giản và
hồn thiện sản phẩm trong thời gian ngắn, an toàn và thân thiện mơi trường để
làm ống hút mà mọi gia đình đều có thể tự thực hiện. Ngồi ra, chúng ta có thể
tận dụng ống đã qua sử dụng để sáng tạo trong các sản phẩm học tập, tránh lãng
phí.
Qua đây, chúng em hy vọng dự án sẽ là một đóng góp mới trong việc
giảm thiểu vấn đề ơ nhiễm mơi trường do rác thải nhựa gây ra, thêm một sự lựa
chọn mới trong số những ống hút thân thiện môi trường mà mọi gia đình đều có
thể tự sản xuất và sử dụng, thêm một vật liệu mới để sáng tạo trong các sản
phẩm học tập.
A. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Khi uống nước và quan sát tại các hàng qn, hộ gia đình: trà đá, sữa, mía
đá, nước hoa quả…chúng em thấy các hàng quán, hộ gia đình đa phần đều sử
dụng ống hút nhựa thay cho việc uống trực tiếp. Ta không thể phủ nhận sự tiện
lợi của vật liệu nhựa nói chung và ống hút nhựa nói riêng trong thời đại cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên nếu con người lạm dụng quá mức, rác thải
nhựa sẽ là tác nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường.
Chúng em tìm hiểu trên Internet được biết, trên thế giới và ở nước ta hiện
nay có nhiều sản phẩm thân thiện với mơi trường và sức khỏe có thể thay thế


ống hút nhựa như: Ống hút giấy, ống hút gạo, ống hút bằng cỏ, ống hút bằng tre,
…tuy nhiên nguồn nguyên liệu này không phổ biến ở nhiều địa phương, cơng
đoạn sản xuất nhiều khó khăn và chưa được sản xuất và sử dụng phổ biến.

ỐỐng hút nhựa trong cộng đồng



Ống hút nhựa gây ảnh hưởng tới môi trường.
Với ý tưởng thay ống hút nhựa bằng ống hút khác có nguồn gốc thiên
nhiên, thân thiện với mơi trường, dễ tìm, có thể tái sử dụng và dễ tiêu hủy, cùng
hưởng ứng chiến dịch “Nói khơng với ống hút nhựa” của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, hướng đến một Việt Nam ngày một “xanh” hơn, góp phần vào chiến
lược giảm rác thải nhựa dùng một lần của Việt Nam, thể hiện tiếng nói chung
với mục tiêu ứng phó rác thải nhựa của Chính phủ, chúng em tìm tịi và nghiên
cứu những lồi cây có thân hoặc cuống rỗng để làm ống hút ngoài những loại kể
trên và thấy thân cỏ lao sậy có đủ tiêu chuẩn làm ống hút: Tính phổ biến của cây
lao sậy, an tồn, khơng độc, khơng
gây mất vị giác, dễ sản xuất tại gia

đình, dễ bảo quản, có thể tái sử dụng vào
sản phẩm học tập, khi cần tiêu hủy nhanh
và thân thiện với mơi trường. Chính vì
những lí do trên và mong muốn sản phẩm đi đến nhiều gia đình chúng em đã
nghiên cứu và viết lại báo cáo đề tài:
“Tận dụng cây lao sậy làm ống hút thay thế ống hút nhựa, tái sử dụng
vào sản phẩm học tập”
2. Giả thuyết khoa học
- Nếu nghiên cứu sản xuất thành công ống hút từ than cây cao sậy sẽ góp phần
giảm thiểu việc sử dụng ống hút nhựa, góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi

trường, tạo sản phẩm tiện lợi từ nguồn nguyên liệu sẵn ở các hộ gia đình.


- Ống hút cây lao sậy qua sử dụng được tái chế làm các sản phẩm học tập sáng
tạo.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Từ than cây lao sậy xử lý mùi và sấy khô để làm ống hút thay thế ống hút
nhựa, dễ sản xuất và nguồn cung cấp dồi dào.
- Nguyên liệu tự nhiên không gây ô nhiễm môi trường.
- Khai thác không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, làm sạch đất trong
nông nghiệp khai hoang.
- Sản phẩm tiện dụng, khơng chứa hóa chất độc hại nên an tồn cho sức khỏe
người sử dụng.
+ Khi sấy khơ: Không ảnh hưởng đến vị và thành phần của thực phẩm khác.
+ Dễ phân hủy: Khi khơng sử dụng có thể đem ủ thành phân bón.
+ Dễ sản xuất: Chỉ cần thu hoạch thân rửa sạch sẽ với nước, cắt thành từng đoạn
dài bằng nhau và qua các công đoạn sơ chế để tạo thành ống hút.
+ Dễ bảo quản: Ống hút khô chỉ cần để ở nhiệt độ thường có thể dùng trong thời
gian dài
- Tái sử dụng vào sản phẩm học tập của học sinh: Các ống hút từ than cỏ lao sậy
sau khi dùng có thể tận dụng để làm vật liệu tạo ra các sản phẩm học tập như
các mơ hình ngơi nhà, hộp đựng đồ dùng, trang trí chậu bơng,…
- Tun truyền lan tỏa ý thức sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.
4. Giới hạn, phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
4.1. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 09 đến tháng 12 năm 2022
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu tận dụng than cây lao sậy làm ống hút thay thế ống hút nhựa, tái sử
dụng vào sản phẩm học tập
5. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát khoa học:
+ Đặc điểm và sự sinh trưởng của cây lao sậy
+ Nghiên cứu tác hại của ống hút nhựa
- Phương pháp thực nghiệm khoa học
+ Tiến hành thu thu hoạch thân cây lao sậy thành nhiều kích cỡ khác nhau.
+ Nghiên cứu khử mùi cho thân cây lao sậy.
+ Nghiên cứu làm khô để sử dụng lâu dài
+ Nghiên cứu việc vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Phân tích dược tính và tác dụng phụ khi sử dụng.
+ Tìm ra phương pháp bảo quản lâu dài và an tồn.
6. Những điểm mới của dự án
Đóng góp mới của dự án chính là việc sử dụng ống hút từ thân cây lao
sậy thân thiện mơi trường, có thể thay thế ống hút nhựa được thế giới và các tổ
chức mơi trường đang hướng tới, góp phần giảm thiểu rác thải nhựa khó phân
hủy và gây ơ nhiễm môi trường.


Thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm nhưng chưa phổ biến mới dừng
lại ở các khu vui chơi cao cấp hoặc xuất khẩu ra nước ngoài, những nguyên liệu
dùng để sản xuất ống hút vẫn chưa phổ biến ở nhiều vùng miền, nhiều loại ống
hút có quy trình sản xuất phức tạp. Vì vậy nghiên cứu thành cơng sử dụng thân
cây lao sậy làm ống hút sẽ mang tính phổ biến ra ngồi cộng đồng và mỗi gia
đình cá nhân hồn tồn có thể tự làm để sử dụng. Dự án góp phần tuyên truyền,
phổ biến tác hại của rác thải nhựa đến sức khỏe con người và môi trường,
nghiên cứu tìm vật liệu mới thân thiện với mơi trường để thay thế mang tính bền
vững, hạn chế chống lãng phí khi tận dụng vào các sản phẩm học tập.
B. NỘI DUNG
1. Thực trạng sử dụng và ảnh hưởng của ống hút nhựa đối với môi trường,
sức khỏe con người và động thực vật
Hiện nay, ống hút nhựa xếp thứ 6 trong top các loại rác khó có thể phân

hủy và nằm trong top 10 loại rác thải được tìm thấy nhiều nhất khi nhắc đến vấn
đề chất thải đại dương. Có tới 8.3 tỉ ống hút nhựa đang làm ơ nhiễm mọi bãi
biển trên tồn thế giới (Theo quả nghiên cứu của Hiệp hội nghiên cứu biển Hoa
Kỳ năm 2018)
Theo các thống kê, ống hút nhựa được sử dụng rất phổ biến trong đời
sống hàng ngày, cụ thể: tại Mỹ có 500 triệu ống hút nhựa được sử dụng mỗi
ngày, tại Ấn Độ mỗi ngày xả thải ra môi trường khoảng 26.000 tấn rác thải nhựa
trong đó chủ yếu là ống hút và túi nilon, tại Việt Nam có 1,8 triệu tấn rác thải
nhựa được thải ra mỗi năm và tăng hàng năm khoảng 200% so với năm trước,
dễ thấy lượng ống hút nhựa thải ra môi trường cũng không hề nhỏ.
Thời gian để một ống hút nhựa bị phân hủy là 100 - 500 năm, trong khi
đó lượng rác thải nhựa lại không ngừng gia tăng qua mỗi năm. Ống hút nhựa lẫn
vào trong đất làm biến đổi đặc tính của đất gây cản trở sự phát triển của cây
trồng, dẫn đến suy giảm hệ sinh thái. Ống hút nhựa nếu bị vứt xuống cống rãnh,
ao hồ, sẽ làm tắc nghẽn dòng chảy, gây ngập úng vào mùa mưa và tạo điều kiện
thuận lợi để sinh vật gây bệnh sinh sôi. Ống hút nhựa khi thải ra đại dương sẽ
làm ô nhiễm nguồn nước và hủy hoại môi trường sống của các động vật biển.
Nếu đốt ống hút nhựa, khí độc là dioxin và furan sẽ được tạo ra, gây ơ nhiễm
mơi trường khơng khí và đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của con người.
Những chiếc ống hút nhựa nhỏ bé tưởng chừng như vô hại nhưng thực
chất lại là tác nhân lớn gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và làm ô nhiễm
môi trường. Ống hút nhựa nếu được làm từ chất liệu tiêu chuẩn thì khả năng ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng là khơng cao. Tuy nhiên, hiện khơng
có cơ quan nào kiểm soát chất lượng của ống hút nhựa, dẫn đến nhiều cơ sở sản
xuất để trục lợi đã sử dụng nhựa tái chế, thêm các chất phụ gia, phẩm màu, sử
dụng lâu ngày sản xuất tràn lan có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người,
cụ thể:
Tiềm ẩn nguy cơ ung thư: Ngồi thành phần chính là nhựa, thì trong ống
hút cịn chứa chất phụ gia khác như BPA (Bisphenol- A). Đây là hóa chất dùng
để tráng bên trong ống hút, giúp ống không bị thấm nước. Tuy nhiên nhiều



nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng ở nhiệt độ cao BPA có thể bị phơi ra gây
ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của não bộ, thậm chí
gây vơ sinh.
Tăng khả năng bị nhiễm khuẩn: Dùng nhựa tái sinh sản xuất ống hút
nhựa, qua q trình tái chế có khả năng vẫn để lại những loại vi khuẩn, vi
trùng… dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn nếu sử dụng lâu dài.
Đối với động thực vật: Theo tổ chức One Less Straw, mỗi năm trên thế
giới có tới hơn 100.000 động vật biển và khoảng 1.000.000 chim biển chết do
ăn phải các loại ống hút, túi và chai nhựa.

2. Ưu, nhược điểm của các loại ống hút thân thiện mơi trường đang có trên
thị trường
2.1 Ống hút giấy

Ống hút giấy

Ưu điểm:
- Thời gian phân hủy nhanh, có thể phân hủy hồn tồn trong mơi trường
tự nhiên, không gây hại cho môi trường đất và nước; an toàn cho sức khỏe người
sử dụng; mẫu mã đa dạng nhiều màu sắc và kích thước để lựa chọn, có thể in ấn
để quảng cáo thương hiệu, nhãn hàng.


Nhược điểm:
- Dễ bị thấm nước và mềm sau khoảng hơn 1 tiếng sử dụng thời gian có
thể nhanh hơn nếu như dùng cho đồ uống nóng; có mùi giấy và băng keo khó
chịu nếu quy trình sản xuất khơng đảm bảo an toàn.
2.2. Ống hút cỏ bàng


Ống hút cỏ bàng

Ưu điểm:
- Nguyên liệu tự nhiên không gây ô nhiễm mơi trường, khơng chứa hóa
chất độc hại nên an tồn cho sức khỏe người sử dụng; dễ phân hủy: Khi khơng
sử dụng có thể đem ủ thành phân bón ; dễ sản xuất; dễ bảo quản: Ống hút cỏ
tươi có thể bảo quản trên ngăn mát của tủ lạnh, ống hút cỏ khô chỉ cần để ở nhiệt
độ thường.
Nhược điểm:
- Dễ dập nát, gãy trong quá trình vận chuyển và sử dụng; có thể có vị hơi
đắng nên làm ảnh hưởng đến chất lượng của đồ uống; màu sắc hạn chế, không
được bắt mắt; không thể in ấn tên công ty hoặc thương hiệu lên thân ống hút ,
nguyên liệu chỉ có ở 1 số vùng; kích thước cố định, không thể tùy biến; giá
thành thường cao hơn so với ống hút nhựa
2.3. Ống hút tre

Ống hút tre

Ưu điểm: 
- Có thể tái sử dụng lại nhiều lần; độ cứng và độ bền cao; khả năng chịu
nhiệt tốt; dễ phân hủy, đốt cháy; nguyên liệu tự nhiên an toàn với sức khỏe con
người và môi trường.
Nhược điểm:
- Màu sắc đơn giản, không nổi bật, bắt mắt; bảo quản không cẩn thận dễ
bị nấm mốc ở trong lịng ống; các hình thức in ấn lên ống tre không đa dạng nên
màu sắc của chữ viết hay thương hiệu không được nổi bật; kích thước khơng đa
dạng, cứng và chưa an tồn với trẻ em; giá thành cao.



3. Phương pháp sản xuất ống hút từ thân cây lao sậy
3.1 Tìm hiểu đặc tính sinh học của cây lao sậy
Giới thiệu chung về Cây Sậy

Giới thiệu chung về Cây Sậy
 Tên gọi khác: Sậy trúc, Lau sậy
 Tên khoa học: Arundo donax L.
 Họ: Lúa (Poaceae).
1. Đặc điểm thực vật
Sậy là một loại cây sống lâu năm có phần rễ bò dài và rất khỏe. Thân cây cao
tới khoảng 2 – 4m, thẳng đứng, rỗng ở giữa và có đường kính khoảng 1,5 –
2cm.
Lá phẳng, nhẵn, hình dải hoặc hình mũi mác, dài khoảng 30 – 40cm, rộng
khoảng 1 – 3,5cm. Phần mỏ lá nhọn kéo dài, mép lá ráp, các lá xếp ca nhau và
ôm lấy thân ở phía gốc. Lưỡi bẹ có dạng vịng lơng ngắn và lá thường khô vào
mùa lạnh.
Hoa mọc thành từng cụm dạng chùy có màu tím hoặc tím nhạt, dài 15 – 45cm
và hơi cong rũ. Phần cuống chung có lơng mềm mọc dày đặc ở gốc, phần nhánh
rất mảnh. Bông nhỏ mang khoảng 3 – 6 hoa, phần mày rất nhọn, xịe ra khi
chín.
2. Bộ phận dùng
Rễ của cây sậy chính là bộ phận được sử dụng để làm vị thuốc, thân rỗng dùm
làm để lọc nước sạch hoặc làm ống hút
3. Phân bố
Ở nước ta, cây sậy mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, đầm lầy, bờ nước, nhất là ở
các tình Sóc Trăng, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh,…
4. Thu hái và sơ chế
Dược liệu có thể được thu hái vào bất cứ khoảng thời gian nào trong năm. Nên
chọn những rễ mọc về phía nước ngược, to mập có sắc trắng và hơi ngọt. Sau



khi thu hái về đem phơi khô và sắc vàng nhạt, những rễ nhỏ nát và nhẹ thì bỏ đi
khơng dùng.
Thân sậy dung để làm ống thoát nước, lộc nước sạch hoặc làm ống hút,…
5. Bảo quản
Dược liệu đã qua sơ chế cần bảo quản trong túi kín ở nơi khơ ráo, thống mát và
tránh ánh nắng trực tiếp.
Thân đã qua sơ chế cần bảo quản nơi khơ ráo, thống mát và tránh ánh sáng trực
tiếp.
6. Thành phần hóa học
Phân tích dược liệu cây sậy phát hiện một số thành phần sau:
 Asparagin
 Các loại đường
 Protein
 Arginin
 In vitro
Vị thuốc cây sậy
Vị thuốc cây sậy
1. Tính vị
Các tài liệu Đơng y ghi nhận vị thuốc có vị ngọt và tính hàn.
2. Quy kinh
Được quy vào các kinh Vị, Thận và Phế.
3. Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại:
Hiện chưa có nghiên cứu chính thống ghi nhận tác dụng dược lý của cây sậy.
Theo y học cổ truyền:
 Công dụng: Tả hỏa, thanh nhiệt, lợi thủy, sinh tân.
 Chủ trị: Viêm dạ dày cấp, chữa ho, viêm phế quản, đau họng, nơn mửa,
táo bón, rối loạn kinh nguyệt, miệng khơ, phiền nhiệt, phế ung, cảm nóng,
phát ban, đau buốt bang quang,…

 Thực hiện: Cho tất cả vị thuốc vào ấm sắc lấy nước uống mỗi ngày chỉ 1
Lưu ý khi sử dụng cây sậy để chữa bệnh
Rễ cây sậy có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhưng nếu dùng không đúng
cách thì các vấn đề rủi ro sẽ dễ dàng phát sinh. Đặc biệt, trong một số trường
hợp, việc dùng dược liệu này để làm vị thuốc là không nên:
 Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: Những người bị trúng nắng nhưng
khơng có hỏa hay tân dịch chưa bị tổn thương thì tuyệt đối khơng sử
dụng.
 Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Những đối tượng
tỳ vị hư hàn không nên sử dụng dược liệu này.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của
Cây Sậy do Nongnghiepvui.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây Sậy


là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có
nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó,
người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử
dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro khơng mong
muốn.
3.2 Qui trình sản xuất ống hút từ Thân Lau Sậy
3.2.1 Thu hoạch thân Sậy:
Cây Lau sậy phát triển quanh năm, việc lựa chọn và thu hoạch làm ống
hút rất dễ dàng: Tiêu chuẩn: Thân ngã vàng chiều cao thu hoạch tầm 2-3m,
đường kính tùy theo kích cở ống hút lớn nhỏ, tùy loại theo nhu cầu người sử
dụng.
- Dùng dao cắt thân Lau Sậy thành những đoạn có chiều dài 10cm - 20cm.
Khi cần có ống hút có đường kính to hơn ta thu hoạch ở những cây có
đường kính to trở lên.
- Phân loại những ống có cùng kích thước.
Bổ sung hình ảnh thu hoạch thân cây Lau sậy



3.2.2 Sơ chế, khử mùi, sấy khô:
Tham khảo một số phương pháp khử mùi sinh học chúng em thấy sau khi
thu hoạch và cắt thành ống thả ngay vào thùng nước sạch để loại bỏ tạp chất
trong vòng từ 15 đến 20 phút. Tiếp theo, tiến hành cạo vỏ, loại bỏ lỗi và đục lỗ
ngay mắt ống sậy rồi chuyển qua nước muối ngâm trong khoảng 1h – 2h với tỉ
lệ pha 2% để loại bỏ mùi.
Sau khi loại bỏ mùi bằng cách ngâm trong nước sạch và cạo vỏ, làm sạch
lỗi, ngâm nước muối khử mùi ta tiến hành cho vào luộc chín với hỗn hợp nước
+ muối ăn + bột nghệ theo tỉ lệ: 10 lít nước - 50g muối - 50g bột nghệ, luộc sơi
trong vịng 5 - 10 phút, vớt ra để thật khô rồi tiến hành mang đi sấy.
Chúng em sử dụng nồi sấy khô nhà đang dùng và sấy với nhiệt độ 80 0C 1000C trong thời gian 60 phút đến 80 phút
Việc này giúp cho ống hút khơng có mùi của cây Lau sậy và giúp thời
gian bảo quản được lâu dài hơn.
Bổ sung hình ảnh cắt đoạn và ngâm nước, cạo vỏ và ngâm nước






Hình ảnh nấu cong đu đu, sấy đu đủ

Ống hút đu đủ qua các giai đoạn sơ chế

4. Kết quả thu được:
Ống hút sấy khơ nhiều kích cỡ: 6mm- 12mm, chiều dài 20cm
Hình ảnh ong hú đu đủ thành phẩm, 2 cở 6-12mm, 20cm


Hình ảnh ống úng được sử dụng để
uống nước

Ảnh các loại ống hút thu được
5. Thử nghiệm và đưa vào sử dụng.
5.1. Thử nghiệm
Thử độ thoát khi hút: Hút nước và thực phẩm nhỏ rất tốt, không móp và cong.
Thử mùi vị: Khơng gây mùi nhựa đu đủ, không ảnh hưởng hương vị của nước.
Thử chịu ngâm nước: Khi ngâm trong các loại nước ngọt, nước mía trong vịng
2-3h khơng bị mềm nhão ra và khơng gãy.


Hình ảnh ống hút đưa vào sử dụng
Hình ảnh ống hút được đưa vào sử dụng
Khi thử nghiệm tại 02 quán nước với tổng số 100 khách có 70% người dùng
nhận thức việc sử dụng ống hút nhựa gây ô nhiễm mơi trường, tuy nhiên chỉ có
40% đã từng sử dụng ống hút từ thiên nhiên thay thế ống hút nhựa (Phụ lục),
chứng tỏ việc tuyên truyền trong cộng đồng thay thế ống hút nhựa là cần thiết.
Bảng 1: Đánh giá của người dùng về ống hút cuống đu đủ:
Đồng ý
Phân vân
Khơng đồng ý
1.Sử dụng dễ dàng
95%
5%
0%
2. Khơng có mùi hôi
100%
0%
0%

3. Màu sắc tự nhiên
92%
8%
0%
4. Không bị nhão khi dùng
90%
10%
0%
5. An tồn với người dùng
95%
5%
0%
6. Thân thiện với mơi trường
100%
0%
0%
7. Giá bán đề xuất: 500đ/ống
80%
10%
10%
8. Hài lòng với sản phẩm
85%
12%
3%
9. Nên được sản xuất quy mô lớn 70%
20%
10%
Qua bảng trên cho thấy các tiêu chí của một ống hút như: sử dụng dễ
dàng, không bám mùi, màu sắc đẹp, không bị nhão và an toàn đối với người sử
dụng, đối với môi trường ống hút cuống đu đủ đều đáp ứng khá tốt (trên 80%

lượt đánh giá đồng ý). Điều này cho thấy hiệu quả bước đầu của ống hút từ
cuống lá đu đủ mang lại.
5.2. Thử tiêu hủy khi không sử dụng
- Đốt cháy ngay tạo thành than khô
- Ủ làm phân bón: Sau 2 tuần ống bắt đầu phân hủy dần, sau khoảng 1-2 tháng
phân hủy hết và tốt cho cây trồng.
6. Tái sử dụng vào sản phẩm học tập
Ống hút cuống đu đủ sau khi đã qua sử dụng, tiến hành rửa sạch, để ráo,
sấy khô ở nhiệt độ 800C trong 10-20 phút sẽ thu được ống hút có hình dạng như
ban đầu. Những ống này có thể làm vật liệu tạo các sản phẩm học tập như mơ
hình ngơi nhà, trang trí đồ vật, làm đèn bàn…thay vì sử dụng vật liệu từ
nhựa.hình ảnh tái sử dụng ống hút, sản phẩm mình làm k lấy ảnh này


7. Xây dựng mơ hình sản xuất đưa vào kinh doanh:
Với đặc tính phổ biến và an tồn, cuống lá cây đu đủ hồn tồn có thể
dùng thay thế ống hút nhựa đang gây mất an toàn cho con người, động vật, môi
trường như hiện nay.


Hộp ống hút các kích cỡ
Sau khi nghiên cứu chúng em thấy: Cây đu đủ 3-6 tháng tuổi cho thu
hoạch loại ống hút nhỏ thông thường, phù hợp. Khi những chiếc lá có dấu hiệu
úa vàng là lúc thu hoạch cuống lá tốt nhất, cuống lá có đường kính 6-12 mm dài
35- 45cm và cắt thành 02 ống hút. Mỗi cây thu hoạch từ 3-5 cuống ta có từ 6 10 ống hút. Nếu một trang trại 1000 cây sẽ cho lượng ống hút từ: 6000-10000
ống hút 1 lần thu hoạch, trung bình cứ sau khoảng từ 3-5 ngày ở thời kỳ sinh
trưởng cây lại mọc ra 1 lá từ thân. Việc thu cuống không làm giảm năng suất
của cây. Cứ sau khoảng 15- 20 ngày lại thu hoạch đợt lá mới và liên tục trong
quá trình phát triển của cây. Để xử lý 10 000 ống hút hết mùi hăng mất 6 kg
muối. Nếu bán 500đ/1 ống ta có thu nhập: 5.000.000đ, trừ đi công thu hoạch và

xử lý còn lại lãi khoảng 2.000.000 đ. Vậy việc tạo ra ống hút từ cuống lá cây đu
đủ hồn tồn có thể tạo ra kinh tế và có thể khởi nghiệp.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Chúng em tận dụng cuống lá cây đu đủ tạo ra ống hút thân thiện mơi
trường thay thế ống hút nhựa góp phần hạn chế việc dùng ống hút nhựa ngoài
cộng đồng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, có thể tái sử dụng phục vụ cho việc
học tập, tạo ra các sản phẩm học tập ở các môn học.
1.1 Ưu điểm:
- Nguyên liệu tự nhiên khơng gây ơ nhiễm mơi trường.
- Khơng chứa hóa chất độc hại nên an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
- Dễ phân hủy: Khi khơng sử dụng có thể đem ủ thành phân bón.
- Dễ sản xuất: Chỉ cần lấy cuống lá đu đủ về, rửa sạch sẽ với nước, sau đó
cắt thành từng đoạn dài bằng nhau và sơ chế, sấy khô là tạo thành ống hút.
- Dễ bảo quản: Ống hút khô chỉ cần để ở nhiệt độ thường.
- Có thể phổ biến rộng rãi ngồi cộng đồng.
1.2 Nhược điểm:
- Dễ dập nát, gãy trong quá trình vận chuyển và sử dụng.
- Màu sắc hạn chế, khơng được bắt mắt:
- Do khơng có máy móc chun nghiệp nên về thẩm mỹ chưa được đẹp
và đa dạng.


- Ống hút có hạn sử dụng ngắn khi sấy khơ được 3 tháng.
- Kích thước cố định, khơng thể tùy biến. An toàn vệ sinh của sản phẩm
phụ thuộc vào năng lực của người lao động, chế biến.
- Không thể in ấn, tên công ty hoặc thương hiệu lên thân ống hút nên sẽ
có ít doanh nghiệp lựa chọn loại ống hút này.
2. Kiến nghị
Do chúng em khơng có cơng nghệ sản xuất bằng máy móc nên sản phẩm

làm ra chưa đảm bảo mỹ quan. Kiến thức về an tồn thực phẩm cịn hạn chế nếu
để đi xa hơn nữa chúng em nhờ cơ quan chuyên nghành giúp đỡ để có kết luận
chính xác. Chúng em tiếp tục nghiên cứu trong những đề tài sau để làm giảm
hạn chế trên.
Trong nghiên cứu chúng em còn nhiều lúng túng cũng mong được đóng
góp để sản phẩm hồn thiện tốt hơn. Chúng em mong muốn có cơng trình để áp
dụng thực tế ở quy mô lớn hơn để thấy rõ tác dụng và hạn chế của sản phẩm.
Mong được các nhà chun mơn có ý kiến đóng góp cho sản phẩm
nghiên cứu của chúng em hồn thiện hơn.
Mong muốn có nhà đầu tư đưa vào sản suất phục vụ cộng đồng, giúp
phần nào hạn chế ống hút nhựa.
Mong muốn được tuyên truyền rộng rãi, lan tỏa ý thức sử dụng sản phẩm,
vật liệu thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ TRÍCH DẪN KHOA HỌC:
[1] Thực trạng ơ nhiễm ống hút nhựa Việt Nam và thế giới.
/> />[2] Chiến dịch “Nói không với ống hút nhựa”
/>[3] Ống hút nhựa tốt hay khơng ( Tạp chí thế giới):
/>[4] Đặc tính cây đu đủ:
/>[5] Lá và cuỗng cây đu đủ: />[6] Vùng thâm canh cây đu đủ: />


×