Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu một số loài cây nguyên liệu làm hương của đồng bào dân tộc Tày tại xã Tân Hợp - huyện Văn Yên- tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.82 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




ĐẶNG VĂN NAM



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LOÀI CÂY NGUYÊN LIỆU
LÀM HƯƠNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TÀY TẠI
XÃ TÂN HỢP - HUYỆN VĂN YÊN - TỈNH YÊN BÁI



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Lớp : K41 - LN
Khoa : Lâm nghiệp
Khoá : 2009 – 2014
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Công Quân
Giảng viên Khoa Lâm nghiệp – trường ĐHNL Thái Nguyên






Thái Nguyên, 2014
1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Các loại số liệu,
bảng biểu được kế thừa, điều tra dưới sự cho phép của cơ quan có thẩm
quyền chứng nhận.

Thái Nguyên, ngày 27 tháng 5 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả Người viết cam đoan
trước hội đồng khoa học!



TS. Trần Công Quân Đặng Văn Nam

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)

2
LI CM N

ỏnh giỏ kt qu hc tp sau 4 nm hc, ng thi bc u lm
quen vi cụng tỏc nghiờn cu khoa hc. c s ng ý ca Khoa Lõm

Nghip, Trờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tụi ó tin hnh ti
nghiờn cu: Nghiờn cu mt s loi cõy nguyờn liu lm hng ca
ng bo dõn tc Ty ti xó Tõn Hp - huyn Vn Yờn- tnh Yờn Bỏi.
Tụi xin gi li cm n sõu sc ti TS. Trn Cụng Quõn, ngi ó
trc tip hng dn tụi trong quỏ trỡnh thc hin v hon thnh ti.
Trong quỏ trỡnh thc hin ti tụi ó nhn c s giỳp tận tình
ca nhiu thy giáo, cô giáo; bà con nhân dân, chính quyền a phng x&
Tõn Hp v bn bố ng nghip.
Tụi xin by t lũng cm n ti cỏc thy giỏo, cụ giỏo trong khoa Lõm
Nghip, ó nhit tỡnh giỳp trong quỏ trỡnh thc hin ti.
Tụi xin by t lũng cm n ti chớnh quyn a phng v b con
nhõn dõn xó Tõn Hp cùng các đồng nghiệp ó to iu kin giỳp tụi
trong quỏ trỡnh thc hin đề ti ti a phng.
Do trỡnh cũn nhiu hn ch, thi gian có hạn nên ti khụng trỏnh
khi nhiu thiu sút. Kớnh mong đợc s gúp ý, ch bo ca thy cụ giỏo
chuyờn c hon thin hn.
Xin chõn thnh cm n.!
Thỏi Nguyờn, ngy 27 thỏng 05 nm 2014
Sinh viờn

NG VN NAM
3
MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 9
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 9
1.2. Mục đích nghiên cứu 11
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 11
1.4. Ý nghĩa của đề tài 11
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 11

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 11
Phần 2.

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 12
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 18
2.2.1. Những nghiên cứu về hương sử dụng trên thế giới 18
2.2.2. Những nghiên cứu về sử dụng hương ở Việt Nam 19
2.3. Tổng quan điều kiện TN – KT và XH khu vực nghiên cứu 21
2.3.1. Vị trí địa lý 21
2.1.2. Địa hình 21
2.1.3. Đất đai 21
2.1.4. Khí hậu, thuỷ văn 21
2.1.5. Đặc điểm tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu 22
2.2. Đặc điểm về dân sinh-kinh tế-xã hội 23
2.2.1. Dân sinh 23
2.2.2. Kinh tế 23
2.2.3. Văn hoá, xã hội 23
Phần 3.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 25

4
3.3. Nội dung nghiên cứu 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu 25
3.4.1. Phương pháp luận 25
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 26

3.4.2.1. Tính kế thừa 26
3.4.2.2. Chuẩn bị dụng cụ và thu thập tài liệu thứ cấp 26
Phần 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
4.1. Thực trạng sử dụng 1 số loài cây rừng dùng làm nguyên liệu sản
xuất Hương 27
4.2. Đặc điểm của một số loài dùng làm nguyên liệu sản xuất Hương 31
4.2.1. Cây Hương bài 31
4.2.1.1. Phân bố và đặc điểm hình thái 32
4.2.1.2. Kỹ thuât tạo giống và chăm sóc 35
4.2.1.3. Kỹ thuật khai thác và sử dụng để làm hương 36
4.2.2. Cây Quế 37
4.2.2.1. Đặc điểm hình thái 38
4.2.2.2 Phân bố 39
4.2.2.3. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng 41
4.2.2.4. Khai thác, chế biến và bảo quản 45
4.2.3. Cây thiên niên kiện (sơn thục) 47
4.2.3.1. Đặc điểm hình thái 48
4.2.3.2. Phân bố và đặc điểm sinh học 49
4.2.3.3. Cách trồng và chăm sóc 49
4.2.3.4. Kỹ thuật thu hái và sơ chế 49
4.2.4. Cây Tre 50
2.2.4.1. Đặc điểm hình thái 51
2.2.4.2. Phân bố và đặc điểm sinh thái 51
2.2.4.3. Kỹ thuật chọn tạo giống, trồng và chăm sóc 52

5
4.2.4.4. Kỹ thuật khai thác sử dụng sản xuất chân hương 56
4.3. Tìm hiểu kinh nghiệm và cách chế biến, sản xuất Hương của đồng

bào dân tộc Tày tại xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên
Bái. 56
4.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất Hương
của địa phương 59
4.4.1. Thuận lợi 59
4.4.2. Khó khăn 59
4.5. Đề xuất giải pháp quản lý phát triển và sử dụng hợp lý tập đoàn cây rừng
dùng làm nguyên liệu sản xuất Hương của dân tộc Tày tại địa
phương 60
Phần 5.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 63
5.1. Kết luận 63
5.2. Kiến nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65


6
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

CIFOR : Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp tại Indonesia
FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc
ICRAF : Trung tâm quốc tế về nông lâm kết hợp
KT- XH : Kinh tế - xã hội
LSNG : Lâm sản ngoài gỗ
OTC : Ô tiêu chuẩn
PTNT : Phát triển nông thôn
RECOFTC : Trung tâm đào tạo vùng lâm nghiệp cộng đồng





7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Kiến thức của người dân địa phương về những loài
cây được làm hương 20
Bảng 4.2: Mức độ xuất hiện của những loài cây ở xã Tân Hợp
qua điều tra kiến thức bản địa 21
Bảng 4.3: Những loài cây chủ yếu dược làm hương ở xã Tân Hợp
qua điều tra kiến thức của người dân bản địa 22

8
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Cây Hương bài 23
Hình 4.2: Bộ rễ cây Hương bài sau 6 tháng trồng 25
Hình 4.3: Hạt cây Hương bài 26
Hình 4.4: Một góc nhỏ đồi quế ở Văn Yên 29
Hình 4.5: Người dân phơi vỏ quế sau khi thu hoạch 39
Hình 4.6: Vỏ quế dược làm sạch phơi khô, bột quế 39
Hình 4.7: Cây thiên niên kiện 40
Hình 4.8:
Thiên niên kiện sau khi thu hoạch
42
Hình 4.9: Cây tre hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam 43
Hình 4.10: Mỗi que hương đều được người dân chăm sóc kỹ càng 50


9

Phần 1: MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) bao gồm những sản phẩm không phải gỗ
có nguồn gốc sinh vật được khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng, và có
nhiều giá trị sử dụng
Lâm sản ngoài gỗ không những góp phần quan trọng về kinh tế xã hội
mà còn có giá trị lớn đối với sự giàu có của hệ sinh thái và sự đa dạng sinh
học của rừng. Đã từ lâu, lâm sản ngoài gỗ được sử dụng đa mục đích trong
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như làm dược liệu, hương nhang, đồ
trang sức, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm…, do vậy
chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của nhân dân. Tuy
nhiên, sự thiếu hiểu biết về đặc tính và công dụng của các loại lâm sản
ngoài gỗ đã hạn chế nhiều giá trị kinh tế của chúng. Hơn nữa, do nhiều
nguyên nhân khác nhau mà một số loại lâm sản ngoài gỗ đang bị cạn kiệt
cùng với sự suy thoái của rừng. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải nâng cao
hiểu biết về lâm sản ngoài gỗ để quản lý, khai thác, sử dụng, chế biến, tiêu
thụ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên quí giá này.
Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ đã trở thành nguyên liệu quan trọng cho
các ngành công nghiệp, được chế biến và sản xuất ra hàng loạt các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ như: song, mây, tre nứa…
Sản xuất hương nhang như: hương bài, quế, thiên niên kiện …
Trong tự nhiên có rất nhiều loại cây rừng có mủ thơm và có mùi đặc
trưng, do đó đã được con người từ đời xa xưa đến nay sử dụng cho nhiều
mục đích khác nhau, trong đó có nghề làm hương (nhang). Đó là một nghề
tạo ra sản phẩm được sử dụng rất rộng rãi, phổ biến trong đời sống người
dân mà không gì thay thế được. Đặc biệt trong những ngày Tết, nhang càng
được đốt nhiều hơn. Vì ngày Tết có nhiều việc cúng kiếng: nào cúng đất
10
trời, cúng tổ tiên ông bà, cúng ông Táo… Và cây nhang trở thành vật

không thể thiếu trong những ngày này.
Những sợi khói nhang cuộn tròn, rồi phảng phất bay đi để lại mùi
hương thoang thoảng, dịu dàng như một sợi dây thiêng liêng gắn kết cuộc
sống con người với đất trời, là cầu nối giữa con người ở trần gian với thần
thánh, ông bà, tổ tiên đang ở cõi vĩnh hằng.
K hói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu
trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết, đám ma Có
thể khẳng định, nhang đã len lỏi vào tận hang cùng ngõ ngách của đời sống
và có một vị trí quan trọng trong cuộc sống của người Việt Nam. Cây
nhang, nén hương như chiếc cầu nối thiêng liêng giữa con người với cõi
tâm linh, trời đất, thậm chí còn lan rộng đến một số nước ở châu Á và cộng
đồng người Việt sống ở châu Âu cũng như toàn thế giới. Những ngày cuối
năm, các gia đình khi đi mua sắm các thứ lễ vật để chuẩn bị cho ngày Tết,
hầu như ai cũng mua những hộp nhang, hương thơm về cúng Phật, cúng
ông bà Tổ tiên của mình. Khi vào thời khắc giao thừa, lúc giao hòa giữa
năm cũ và năm mới, giữa trời và đất. Cả dân tộc Việt Nam đón chào hân
hoan, cầu mong gia đạo bình an, đời sống thịnh vượng hạnh phúc và một
năm làm ăn phát tài phát lộc.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hương được
người dân sử dụng có nguồn gốc khác nhau, với nguyên liệu tạo ra đặc
trưng của từng vùng, miền mà tạo ra mùi hương khói riêng biệt, được
người dân ở đó và các khu vực xung quanh ưa chuộng, tin dùng tạo nên
một thói quen sử dụng những sản phẩm chính nơi họ tạo ra.
Vì vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số loài cây
nguyên liệu làm hương của đồng bào dân tộc Tày tại xã Tân Hợp -
huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái” nhằm nghiên cứu và bảo vệ nghề làm
11
hương, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Tày tại xã Tân
Hợp, huyện Văn Yên , tỉnh Yên Bái.
1.2. Mục đích nghiên cứu

Nhằm nghiên cứu các loài cây có thể làm hương tại xã Tân Hợp,
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái làm cơ sở khoa học đánh giá thực trạng sản
xuất từ nguyên liệu sẵn có ở địa phương, đề xuất các giải pháp phát triển
nhằm nâng cao chất lượng hương. Góp phần giải quyết công ăn việc làm,
nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân, tận dụng nguồn
lực, tiềm năng tại chỗ và góp phần bảo tồn được đa dạng sinh học.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định được các loài cây trong tự nhiên có thể làm hương tại xã
Tân Hợp, huyện Văn Yên,tỉnh Yên Bái.
- Tìm hiểu được đặc tính sinh thái, sinh vật học và các chất có trong
hương.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển và bảo tồn các loài cây nguyên
liệu làm hương tại khu vực ngiên cứu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Góp phần củng cố phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên,
giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào công tác
nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất một cách có hiệu quả.
- Giúp bản thân tôi có thêm kinh nghiệm trong việc giao tiếp cộng
đồng, làm việc với người dân, vận dụng kiến thức được học để đi điều tra,
thu thập, xử lí số liệu và viết báo cáo một cách chính xác, hiệu quả.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần giữ gìn và phát huy được nghề truyền thống có từ lâu đời ở
địa phương, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Bảo tồn
đa dạng sinh học, các cây nguyên liệu bản địa quý, có giá trị.
12
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Thấy được vai trò của lâm sản ngoài gỗ (LSNG) đối với các nước
đang phát triển nhất là các nước vùng nhiệt đới, nhiều tổ chức quốc tế đã
tiến hành nhiều dự án nhằm làm rõ vai trò của LSNG, các chính sách liên
quan.
Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp đặt tại Indonesia (CIFOR) đã chú
trọng nhiều về LSNG. Trung tâm đã đề ra phương pháp phân tích với lâm
sản thương mại thế giới. Trung tâm quốc tế về nông lâm kết hợp (ICRAF)
đã và đang thực hiện làm thế nào để sản xuất, nâng cao chất lượng của cây
rừng có nhiều tiềm năng. Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp
quốc (FAO) và trung tâm đào tạo vùng lâm nghiệp cộng đồng (RECOFTC)
cũng có nhiều nghiên cứu về LSNG trong đó cách tiếp cận về phương pháp
luận về “từ sản xuất đến hệ thống tiêu thụ” coi nhiệm vụ của rừng là sản
xuất cần thiết cho cung cấp bền vững, phân phối thu nhập, đảm bảo thị
trường và chính sách thị trường định chế. Trên thế giới cộng đồng quốc tế,
có nhiều nghiên cứu nhằm nỗ lực làm thay đổi tài nguyên rừng vào đầu
những năm 1980. Một chiến lược bảo tồn mới được hình thành và khẳng
định tính ưu việt của nó. Đó là liên kết quản lý bảo tồn thiên nhiên và vườn
quốc gia với các họat động sinh kế của các cộng đồng địa phương, cần thiết
có sự tham gia bình đẳng của các cộng đồng, trên cơ sở tôn trọng nền văn
hóa trong quá trình xây dựng các quyết định. Một dự án đã được thử
nghiệm với tên gọi: “ quản lý rừng bền vững thông qua sự cộng tác” thực
hiện tại Pu kheio Wildife Santuary, Tỉnh Chaiyaphum ở miền Đông Bắc
Thái Lan. Kết quả chỉ rằng “Điều căn bản để quản lý bền vững tài nguyên
13
là phải thu hút sự tham gia của các bên liên quan và đặc biệt là bao gồm cả
phát triển cộng đồng địa phương bằng các họat động thu nhập của họ”.
LSNG không những góp phần quan trọng về kinh tế xã hội mà còn có
giá trị lớn đối với sự giàu có của hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học của
rừng. Đã từ lâu, LSNG được sử dụng đa mục đích trong nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội như làm dược liệu, đồ trang sức, đồ gia dụng, hàng thủ

công mỹ nghệ, thực phẩm…, do vậy chúng đóng vai trò hết sức quan trọng
trong đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết về đặc tính và
công dụng của các loại LSNG đã hạn chế nhiều giá trị kinh tế của chúng.
Hơn nữa, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số LSNG đang bị cạn
kiệt cùng với sự suy thoái của rừng. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải nâng
cao hiểu biết về lâm sản ngoài gỗ để quản lý, khai thác, sử dụng, chế biến,
tiêu thụ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên quí giá này. Theo kết quả
nghiên cứu của Dự án Lâm sản ngoài gỗ Việt nam [1] trong số 12000 loài
cây được thống kê có: 76 loài cho nhựa thơm; 160 loài cho dầu; 600 loài
cho tanin; 260 loài cho tinh dầu; 93 loài cho chất màu; 1498 loài cho các
dược phẩm. Theo dự đoán của nhiều nhà thực vật số loài thực vật bậc cao
có thể lên tới 20.000 loài; hệ động vật cũng đã thống kê được 225 loài thú,
828 loài chim, 259 loài bò sát, 84 loài ếch nhái [2].
Nhiều loại LSNG đã trở thành nguyên liệu quan trọng cho các ngành
công nghiệp, được chế biến và sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm như các
loài song mây, tre nứa, các loài hoa…Theo chiến lược phát triển Lâm
nghiệp Việt Nam 2006 - 2020, định hướng phát triển lâm sản ngoài gỗ của
Việt Nam đến năm 2020 dự kiến xuất khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD
(bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ USD sản phẩm lâm sản ngoài
gỗ). Đến năm 2020, lâm sản ngoài gỗ trở thành một trong các ngành hàng
sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị
LSNG xuất khẩu tăng bình quân 15 - 20%; thu hút khoảng 1,5 triệu lao
14
động và thu nhập từ LSNG chiếm 15 - 20% trong kinh tế hộ gia đình nông
thôn.
Các cây LSNG chính là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất, chế biến
hương. nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân Châu
Á bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào
đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền
thống, gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức

mọi người Châu Á đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp
cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Tuy nhiên về
mặt tâm linh, có người vẫn còn hiểu một cách mơ hồ, nhất là về ý nghĩa
dâng hương theo truyền thống của ông bà. Thậm chí ngày nay có người còn
không biết vì sao trong nhà mình có một bàn thờ với những pho tượng,
hình ảnh Chư Phật Bồ Tát, thần thánh hoặc tổ tiên. Phải chăng có một
“ông” Phật sống ở trên bàn thờ ?
Theo Pháp sư Tịnh Không về Đốt hương thì hương đại biểu cho
hương tín, đây là một tín hiệu mà người xưa đã dùng rất rộng rãi. Rõ ràng
nhất, nơi Vạn lý trường thành chúng ta thấy cách một đoạn có một phong
hỏa đài, phong hỏa đài là đài truyền tin gấp rút. Phong hỏa đài giống như
cái lò hương. Người ta dùng lửa đốt phân sói, mật độ của khói phân sói
không giống như khói khác, gió không thể thổi tan và duy trì lâu. Ở xa
trông thấy chỗ có khói thì biết rằng chỗ kia có biến cố, đây là cách
truyền tin gấp của người xưa. Việc đốt hương để truyền tin gấp đến chư
Phật và Bồ tát khiến cảm ứng đạo giao cũng xuất phát từ ý niệm truyền tin
kiểu này.
Đạo Phật đã được truyền bá vào Việt Nam từ những thế kỷ trước
công nguyên, văn hóa Phật giáo hòa quyện cùng văn hóa bản địa đã tạo ra
một văn hóa tín ngưỡng rất đặc thù. Tập tục dâng hương theo quan điểm
của Phật giáo, Hương thắp lên vừa đạt được ý nguyện tâm linh dâng mùi
15
thơm và chuyển lời cầu nguyện lên ngôi Tam bảo chứng minh, vừa để biểu
hiện chính tâm hướng tới điều thiện.
Khi đốt hương cúng Phật chúng ta thường đọc những câu mật ngữ
như: Hương Yên khiết thể, thông xuất tam giới, ngũ uẩn thanh tịnh, tam
độc liễu nhiên. Trong lúc cầm ba nén nhang vị chủ lễ xướng to bài kệ: Thử
nhất biện hương, bất tùng thiên giáng, phi thuộc địa sanh. Lưỡng nghi vị
phán chi tiên, căn nguyên sung tắc tam giới, nhứt khí tài phân chi hậu. Chi
diệp biến mãn thập phương. Siêu nhật nguyệt chi quang hoa, hàm sơn

xuyên chi tú lệ. Tức giới tức định tức huệ. Phi mộc phi hỏa phi yên. Thâu
lai tại nhứt vi trần. Tán khứ phổ châu sa giới. Ngã kim nhiệt hướng lư
trung, đoan thân cúng dường. Thập phương thương trú tam bảo, sát hải vạn
linh, tất trượng chơn hương, đồng quy chơn tế.
Trong Kinh Pháp cú đức Phật dạy: “Không một hương hoa nào,
bay ngược chiều gió thổi, chỉ hương người đức hạnh bay ngược gió bốn
phương”.
Giới Hương: muốn trở thành người đức hạnh trước hết chúng ta phải
giữ giới, chúng ta phải sống một đời sống trong sạch. Chúng ta phải làm
việc để nuôi sống bản thân bằng một nghề nghiệp chân chánh, chúng ta
phải siêng năng tinh tấn làm lành lành dữ và không bao giờ lừa dối gạt gẫm
thiên hạ bằng những lời vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt và ác khẩu. Làm
được như thế, hương thơm đức hạnh và đạo đức của chúng ta sẽ tỏa sáng
và lan rộng.
Định Hương: Nhờ giữ giới mà tâm chúng ta được an định nghĩa là
trong lúc tu tập để đạt được thanh tịnh hoặc để giải quyết một vấn đề gì đó
trong sự nghiệp ở đời cũng như hạnh nguyện giải thoát trong đạo, chúng ta
phải gom thân khẩu ý chúng ta vào một định hướng của chánh tư duy và
chánh kiến. Hay nói một cách dễ hiểu hơn chúng ta phải sáng suốt, tỉnh táo
16
để giải quyết mọi vấn đề. Làm được như vậy chúng ta sẽ thành công và đạt
được năng suất và hiệu xuất của việc làm, đó là ý nghĩa của định hương.
Huệ Hương: Là ánh sáng mầu nhiệm của tâm linh, khi có định kiên cố
thì tâm trí sẽ bừng sáng. Hằng ngày định tâm tu tập một pháp môn, quán
chiếu suy xét mọi việc, hiện tượng trên nền tảng chánh pháp như nhân
duyên sanh, vô thường, vô ngã, hoan hỉ, xả ly. Bền bỉ lâu ngày ta sẽ đạt
được tâm thái an nhiên giải thoát. Ứng dụng hữu hiệu chánh pháp làm cho
nhận thức ta sáng tỏ như chánh pháp, không bị tham sân si tập khí phiền
não quấy nhiễu. Đây chính là ý nghĩa của Huệ hương.
Giải Thoát hương: giải thoát là một thuật ngữ của Phật giáo được dịch

từ Phạn ngữ là mộc đề, mộc xoa nghĩa là rời bỏ mọi sự trói buộc mà được
tự tại, cởi bỏ sự trói buộc của hoặc nghiệp, thoát ra khỏi khổ quả của tam
giới. Theo từ điển tiếng Việt của Minh Tân - Thanh Nghị - Xuân Lãm do
viện ngôn ngữ Việt Nam ấn hành định nghĩa từ giải thoát như sau: 1) làm
cho thoát khỏi sự giam hãm, ràng buộc hay bế tắc, giải thoát được những ý
nghĩ nặng nề. 2) thoát khỏi mọi điều đau khổ trên cuộc đời. Muốn được
giải thoát ta phải vâng lời Phật dạy tu tập theo tam vô lậu học. Nhân giới
sanh định, nhân định phát huệ. Bởi vì Giới Định Huệ là 3 môn học chi phối
toàn bộ giáo pháp giải thoát của Đức Phật và luôn luôn đòi hỏi ở năng lực
hành trì thâm hậu của tất cả Phật tử chúng ta. Làm được điều đó tâm hồn
chúng ta sẽ phơi phới hạnh phúc, tràn đầy niềm vui và đem lai sự an lạc
giải thoát đến với mọi người. Đây là ý nghĩa Giải Thoát hương.
Giải Thoát Tri Kiến Hương: Tri kiến là sự nhận định, nhận thức của
con người. Ở đời có những sự kiện xảy ra thường không đúng sự thật vì
chủ quan con người ấn định. Cùng một sự kiện, nhưng quan niệm của mỗi
người nhận định mỗi khác, đó là do chủ quan của con người. Do sự thương
ghét của chúng ta tác động vào sự tin tưởng của chúng ta cho nên khi bị
cảm giác kích động con người sanh ra chủ quan, mà chủ quan theo danh từ
17
Phật học gọi là tri kiến hay kiến trược. Khi đã bị chủ quan thì không bao
giờ có nhận xét đúng. Bởi vậy, người ta phải tránh chủ quan, bởi vì chủ
quan là nguồn gốc lôi kéo chúng ta đi vào những nhận xét sai lệch. Nên
tránh được chủ quan cũng chính là giải thoát tri kiến thì ta sẽ trở thành một
người đức hạnh gọi là giải thoát tri kiến hương.
Có nhiều người thắc mắc Tại sao thắp hương lại dùng những con
số lẻ nén nhang 1,3,5,7, 9 v.v Thường thì 3 nén nhang và 2 bàn tay luôn
luôn chắp lại và miệng thì lâm râm thầm khấn nguyện? Phải chăng số lẻ là
con số tượng trưng cho sự linh thiêng, tượng trưng cho trời vì chiếu theo
luật cơ -ngẫu của dịch lý thì số lẻ thuộc Dương, số chẵn thuộc Âm. Dương
tượng trưng cho trời, cho sự linh thiêng, cho vô hình, cho sự trong sạch

thanh tịnh, cho sự sinh trưởng phát triển, cho các cõi trên như Tiên, Thánh,
Phật
Con số 3 liên quan đến biểu tượng “Lưỡng long triều nguyệt” nghĩa là
đôi rồng chầu vào một mặt nguyệt ta thường được trang trí trên các bát
nhang, lư hương lớn nhỏ ở các nơi thờ tự. Theo dịch lý đôi rồng là tượng
trưng của dương, ứng với hai hào dương trong các quẻ kinh Dịch. Còn mặt
nguyệt là tượng trưng của âm, ứng với hào âm trong các quẻ. Ở đây hào âm
(mặt nguyệt) ở giữa, còn đôi rồng chầu hai phía. Lưỡng Long triều nguyệt
cũng chính là biểu tượng của quẻ Ly.
Không những vậy, con số 3 còn liên quan cả một quan niệm triết học
về vũ trụ của người phương Đông: Thiên, Nhân, Địa (Trời, Người, Đất) gọi
là tam tài. Người xưa rất chú trọng về ý nghĩa Tam Tài, cho nên làm bất cứ
việc gì họ đều xét nét tỉ mỉ về Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa nếu thấy đầy
đủ ba yếu tố Tam tài thì mới hành sự và tin tưởng điều ấy sẽ thành công.
Tóm lại, tập tục dâng hương là một đạo lý truyền thống của dân
tộc có từ ngàn xưa, đây là những gia bảo tinh thần đáng quý của tổ tiên để
lại cho con cháu kế thừa. Gia bảo này được hấp thụ những tinh hoa của tư
18
tưởng văn hóa Đông phương. Để xác định một lần nữa, dâng hương không
phải là một hành động mê tín dị đoan mà là một truyền thống văn hóa tín
ngưỡng của dân tộc, chúng ta không thể quên được nguồn gốc văn hóa
Đông phương. Đó chính là một trong những biểu tượng văn minh của
người Á Đông mà các nước Tây phương khó có thể tìm được giá trị tâm
linh ấy trong cuộc sống xã hội của họ.
Riêng đối với Phật giáo: Việc dâng hương cúng dường chư Phật mang
nhiều ý nghĩa, từ sự hiển lý, không những làm tăng vẻ uy nghiêm, phá tiêu
chướng khí nơi đạo tràng, mà còn làm cho tỏ ngộ chơn thường, đạt thể tánh
tịnh minh. Người Phật tử chúng ta đã hiểu được ý nghĩa giá trị của việc
dâng hương theo quan niệm Phật giáo, hãy cố gắng giữ gìn truyền thống và
thực hiện cho kỳ được việc dâng hương cho trang nghiêm và chu đáo, vừa

lợi ích cho mình trong việc tu tạo bản thân và giáo dục con em của mình trở
thành những con người tài đức vẹn toàn để cống hiến và xây dựng một xã
hội văn minh và hạnh phúc.
Ngày nay, trong xu thế hướng về nguồn cội để giữ gìn và phát huy
những truyền thống bản sắc văn hóa của dân tộc thì tập tục dâng hương lại
là một trong những đề tài hướng đến Chân Thiện Mỹ để chúng ta suy gẫm
và phát huy nhiều hơn nữa những giá trị văn hóa tâm linh cao quý này.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.2.1. Những nghiên cứu về hương sử dụng trên thế giới
Nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân châu Á
bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào
đời sống văn hóa, tín ngưỡng như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và
thiêng liêng.
Để tìm hiểu sâu hơn về lịch sử của việc sử dụng hương nhang. Từ
buổi sơ khai, con người đã thấy rằng khi ngọn lửa cháy lên với một vật liệu
dùng để đốt sẽ tỏa một mùi đặc trưng. Khi đốt hương, khói hương nghi
19
ngút tạo nên không khí thanh tịnh, ấm áp và trang nghiêm. Theo lịch sử ghi
lại, việc đốt nhang bắt nguồn từ khoảng năm 3700 BC (cách đây khoảng
5700 năm), từ nước Ấn Độ. Đến năm 618 AD vào đời nhà Tần mới có một
vị Tăng đem hương trầm qua Trung Quốc, từ đó hình thức đốt nhang được
phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất vào đời nhà Minh, sau đó được phổ
biến đến khắp các nước láng giềng. Có thể nói hình thức đốt hương phổ
biến nhất ở Nhật Bản, tại đây họ lại chế thêm nhiều cách đốt hương; sản
phẩm quen thuộc nhất là nén trầm hình tròn đầu nhọn vào thế kỉ 17, ngày
nay vẫn còn dùng. Nhiều tài liệu cho thấy việc đốt nhang đã có từ thời sơ
khai. Trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập (Ancient Egypt) có rất nhiều
những hình vẽ hoặc hình chạm trên tượng mô tả nghi thức này. Ngày này
việc đốt nhang đã trở thành một tập quán trong các ngày lễ hội như Rằm
tháng bảy, lễ Vu Lan, Vía quan Thế Âm, ngày tết hái lộc đầu năm, Phật

Đàn và những ngày quan trọng trong gia đình như cúng giỗ, đám tang, đám
cưới, ăn tân gia … dùng để cúng những vị như Phật Bà Quan Âm, Đức Mẹ
Mary, ông bà, Tam Tiên ông; Phúc Lộc Thọ, Thổ Địa,Táo Quân,Thần
Tài… Tra sách Vân Ðài Loại Ngữ của Lê Quý Ðôn (trang 184), ta đọc một
đoạn biên khảo rất kỹ về nguồn gốc của sự đốt hương. Người ta biết rằng
thuở xa xưa, người Tàu lấy lửa đốt củi thui các con vật gọi là vật hy sinh,
rồi sau thì bắt chước phong tục đốt hương từ Tây phương tức là Ấn Ðộ.
Ðời Hán Vũ Ðế, vua nước Hồn Da (Hung Nô) đầu hàng, bắt được pho
tượng bằng vàng ở cung Cam Tuyền, khi tế không dùng trâu bò, chỉ đốt
hương lễ bái. Tục đốt hương bắt đầu từ đấy.
2.2.2. Những nghiên cứu về sử dụng hương ở Việt Nam
Việt Nam là một nơi mà tục đốt hương có rất sớm với sự du nhập của
Phật giáo. Sau đây là bằng chứng ở nước ta đã du nhập trực tiếp đốt hương
từ Ấn Ðộ, chứ không phải qua ngõ Trung Hoa và ở Trung Hoa thì chỉ có
20
vua và các quan mới có quyền làm việc tế lễ, còn ở đất Giao Châu thì "nhà
tư" người dân đã bắt đầu cúng tế từ lâu:
"Trương Tân làm thứ sử Giao Châu, đốt hương và đọc những sách tà
ma Vu Sát thì làm tịnh xá (nhà tư) để đốt hương. Ðó đều là các nhà tư dùng
hương đốt, chớ không phải của cả nước dùng hương thờ thần".
Mỗi lần, trước khi hành lễ ở các chùa, vị chủ lễ thường chắp tay cầm
ba nén nhang dâng lên trên trán và đọc thầm bài kệ niệm hương: Nguyện
đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, phưởng phất khắp mười
phương, cúng dường ngôi Tam Bảo, Thề trọn đời giữ đạo, theo tự tánh làm
lành, cùng pháp giới chúng sanh, cầu Phật từ gia hộ, tâm bồ đề kiên cố, xa
bể khổ nguồn mê, chóng quay về bờ giác. Và chúng ta cũng thường nghe
những vần thơ như: lặng lẽ chiên đàn tỏa khói hương, đỉnh trầm xông ngát
ý thiền môn, lung linh nến ngọc ngời sao điểm, xóa sạch trần gian hết tủi
hờn những vần thơ này đã giới thiệu về những nét đẹp văn hóa của sinh
hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt tâm linh và cho chúng ta thấy nghi thức dâng

hương là nét văn hóa rất đẹp trong nghi lễ thiền môn.
Ngày xưa, Lý Thường Kiệt với lời Tuyên Ngôn: Nam Quốc Sơn Hà
Nam Đế Cư đã từng “mượn” y linh của đền thờ Trương Hống, Trương Hát
mà khích lệ ba quân tướng sĩ, Chính sử và Dả sử còn ghi lại những hiện
“âm phù”, “báo mộng” của các Thần linh đối với vua chúa đem quân đi
chống giặc. Tín ngưỡng niềm tin ấy một khi được giải tỏa nó đã từng có
những tác dụng không nhỏ trong cuộc sống của con người, nhiều khi có tác
dụng làm lay động cả một cộng đồng.
Theo Phan Kế Bính “Việt Nam phong tục, 1915” đốt hương xuất phát
từ Tây Vức. Đốt hương nghĩa là cầu cho quỷ thần giáng cách. Khi xưa tục
Tàu tế tôn Miếu chỉ dùng cỏ tiêu (cỏ thơm) trộm với mỡ đốt cho thơm. Đến
đời vua Vũ đế nhà Hán, Sai tướng sang đánh nước Hồn Gia (xứ Tây Vức)
Vua nước ấy đầu hàng, dâng một thân tượng bằng vàng, Vua Vũ Đế đem
21
tượng về đặc trong cung Cam Toàn để dâng hương Tế lễ. Kể từ đó Tàu mới
có tục đốt hương.
2.3. Tổng quan điều kiện TN – KT và XH khu vực nghiên cứu
2.3.1. Vị trí địa lý
Xã Tân Hợp cách trung tâm huyện Văn Yên 15 km về phía Tây, xã
ranh giới hành chính giáp với nhiều xã cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp xã An Thịnh
- Phía Nam giáp xó Đông An
- Phía Đông giáp xã Đại Sơn
- Phía Tây giáp Thị Trấn Mậu A
Xã có diện tích tự nhiên là 16.098,00 ha, chiếm 25% diện tích tự nhiên
toàn huyện; diện tích đất lâm nghiệp của xã là 13.452,94 ha, chiếm 83,56%
diện tích tự nhiên của xã. Diện tích đất có rừng là: 5.440,87 ha, trong đó
rừng tự nhiên: 4945,35 ha; rừng trồng: 494,52 ha, độ che phủ rừng trên địa
bàn xã là 33,80% (Theo báo cáo số liệu diễn rừng ngày 31/12/2010).
2.1.2. Địa hình

Tân Hợp nằm trong vùng cánh cung An Thịnh, địa hình được kiến tạo
bởi nhiều núi cao, khe sâu chia cắt mạnh, độ dốc trung bình từ 20-35
o
; độ
cao trung bình 600m, giảm dần từ Tây Bắc về hướng Đông Nam, có đỉnh
cao nhất là Đông Triển-thôn Làng Lớn cao 1225m so với mặt nước biển,
nơi thấp nhất có độ cao là 100m thuộc khu vực thôn Đá Mốc.
2.1.3. Đất đai
Đất của khu vực xã Tân Hợp chủ yếu là đất Feralit nâu vàng phát triện
trên đá mẹ phiến thạch sét ; nâu xám hình thành trên núi đá vôi và một số ít
đất bồi tụ ven suối. Phần lớn đất có tầng dày từ trung bình đến mỏng do bị
sói mòn rửa trôi trong quá trình canh tác trên đất dốc không hợp lý.
2.1.4. Khí hậu, thuỷ văn
Tân Hợp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai
22
mùa rõ rệt, mùa mưa nóng ẩm tập trung từ tháng 05 đến tháng 10, có lượng
mưa chiếm 70-80% lượng mưa cả năm. Mùa khô hanh bắt đầu từ tháng
cuối tháng 10 đến hết tháng 4 năm sau. Thời gian này lượng mưa chỉ chiếm
khoảng từ 20-20% lượng cả năm. Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình
địa mạo nên khí hậu của Tân Hợp có những nét đặc trưng sau:
- Nhiệt độ trung bình 18-20
0
C, trung bình cao nhất 24-27
0
C, trung
bình thấp nhất 8-10
0
C (Theo số liệu thống kê của Trạm khí tượng thuỷ văn
Văn Yên). Về mùa đông thường có những đợt sương muối, rét đậm rét hại
kéo dài nhiệt độ có thể xuống tới -3

0
C, làm cho cây cối chết khô tạo ra một
lượng lớn cành khô lá rụng. Do bị che chắn bởi cánh cung An Thịnh nên có
lượng mưa trung bình từ 820-1000mm/năm.
- Độ ẩm không khí trung bình của khu vực là 84%. Trong các tháng
01 và tháng 12 lượng mưa lượng mưa thấp hơn lượng bốc hơi nước nhiều
lần đây là nguyên nhân chính gây ra khô hạn.
2.1.5. Đặc điểm tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu
Theo số liệu thống kê diễn biến rừng năm 2010, xã Tân Hợp có tổng
diện tích rừng là 5.440,87 ha, chủ yếu là rừng tự nhiên với 4.945,35 ha
chiếm 89,99% tổng diện tích rừng của xã. Trong đó trạng thái IIa là 2.845,0
ha, IIb 1.911,02 ha, hai trạng thái này là rừng mới tái sinh phục hồi sau
canh tác nương rẫy các loài cây tiên phong, sinh trưởng phát triển nhanh do
vậy thảm thực bì rất dầy, tập trung ở các thôn: Làng Lớn, Đá mốc, Pù áng,
Ma Nòn; trạng thái IIIa có diện tích là 189.33 ha, đây là những khu rừng
nghèo còn sót lai ở những đỉnh núi cao, tập chung ở khu vực thuộc thôn
Khuổi Bin, thôn Làng Lớn và thôn Đá mốc. Rừng trồng: 494,52 ha, chiếm
10,01%, tập trung ở các thôn vùng thấp gần trung tâm xã như Bằng lãng,
Khuôn Pì được đầu tư trồng từ nguồn vốn của các dự án 327, 661, Pam, dự
án định canh định cư. Toàn bộ diện tích rừng trồng trên địa bàn xã là rừng
keo đang ở giai đoạn rừng non.
23
2.2. Đặc điểm về dân sinh-kinh tế-xã hội
2.2.1. Dân sinh
Tân Hợp là một xã miền núi có 4 dân tộc anh em (Tày, Kinh, Nùng,
Dao) cùng làm ăn sinh sống trên địa bàn 15 thôn, bản. Có tổng số hộ là 623
hộ với 3075 nhân khẩu (Bình quân 5 khẩu/hộ), trongđó :
- Dân tộc Kinh 1.476 người, chiếm 48.0%
- Dân tộc Tày: 1.184 người, chiếm 38.5%
- Dân tộc Dao: 231 người, chiếm 7.5%

- Dân tộc Nùng: 184 người, chiếm 6.0%
Nhiều hộ đồng bào dân tộc Tày, Dao có số con đông, cá biệt có hộ gia
đình sinh 8 đến 9 người con. Mật độ dân cư thưa, phân tán thành nhiều
chòm xóm nhỏ, trình độ dân trí không đồng đều, cò nhiều phong tục tập
quán lạc hậu.
2.2.2. Kinh tế
Đời sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, nguồn thu nhập
chính của người dân xã Tân Hợp là dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp là
chính, chỉ có một vài hộ bán hàng tạp hoá nhỏ ở gần trung tâm xã. Số hộ
nghèo chiếm tỉ lệ 44%, một số thôn vùng sâu vùng xa không có đủ đất
nông nghiệp để canh tác thường phát đốt rừng nương làm rẫy, vào rừng thu
hái lâm sản phụ, khai thác gỗ để giải quyết nhu cầu lương thực hàng ngày.
Đồng thời cũng là những người có kinh nghiệm về rừng.
2.2.3. Văn hoá, xã hội
- Giáo dục: Xác định giáo dục là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển
kinh tế xã hội. Những năm qua xã đã rất quan tâm đầu tư cho công tác giáo
dục, đến nay xã đã đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ.
Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy cũng được đầu tư, xây dựng. Toàn xã
có 01 Trường trung học cơ sở ở trung tâm xã; bậc Tiểu học có 01 trường
chính và 02 phân trường được xây dựng kiên cố, còn lại các thôn bản vùng
24
sâu, vùng xa cũng đã có các phân trường tạo thuận lợi cho các em học tập,
tuy nhiên các lớp học phân trường còn rất tạm bợ thiếu thốn, chưa đáp ứng
nhu cầu giảng dạy, học tập của thầy và trò vùng sâu xa.
- Y tế: Tân Hợp có 01 Trạm y tế tại trung tâm xã đã được đầu tư xây
dựng kiên cố, có đủ y sĩ, y tá, cơ số thuốc và trang bị trang thiết bị khám
chữa bệnh, đảm bảo đáp ứng công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân
dân, ở các 15/15 thôn bản đều có cán bộ y tế thôn.
- Giao thông: Xã có đường ô tô liên xã đã rải nhựa đi qua trung tâm
và một số thôn vùng thấp, còn lại là các đường liên thôn do nhân dân tự mở

đi lại rất khó khăn nhất là các thôn vùng cao, vùng sâu, vùng xa chủ yếu là
đi bộ. Đây là một rào cản trong việc phát triển kinh tế của địa phương.
- Thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi của xã kém phát triển, cả xã chỉ có 3
công trình mương phai lớn kiên cố, còn lại chủ yếu là nhỏ lẻ mương máng
tạm thời do dân tự đắp, không đảm bảo cho nhu cầu sản xuất, một phần
diện tích gieo cấy vẫn phụ thuộc vào thiên nhiên.
- Thông tin liên lạc: Mạng lưới thông tin liên lạc đã được đầu tư xây
dựng, kết nối mạng điện thoại di động và cố định ở trung tâm xã và một số
thôn. Xã có 01 trạm tiếp sóng phát thanh truyền hình đặt ở khu vực trung
tâm xã, phục vụ tiếp sóng đài phát thanh truyền hình Trung ương và địa
phương cho các thôn vùng thấp.




×