Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Đề Xuất Mô Hình Khu Đô Thị Xanh Hướng Tới Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững .Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.24 MB, 176 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

LƯU THỊ THANH MẪU

ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH KHU ĐÔ THỊ XANH HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Trường hợp nghiên cứu: Khu đô thị mới Long Tân, tỉnh Đồng Nai

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐÔ THỊ HỌC
MÃ NGÀNH : 8.58.01.12

TP. HỒ CHÍ MINH - 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

LƯU THỊ THANH MẪU

ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH KHU ĐÔ THỊ XANH HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Trường hợp nghiên cứu: Khu đô thị mới Long Tân, tỉnh Đồng Nai

CHUYÊN NGÀNH

: ĐÔ THỊ HỌC



MÃ SỐ

: 8.58.01.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐÔ THỊ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.KTS. LÊ THỊ HỒNG NA

TP. HỒ CHÍ MINH - 2022


1

TÓM TẮT

Trong bối cảnh của các vấn đề của biến đổi khí hậu và khủng hoảng năng lượng
tồn cầu, cùng với yêu cầu về phát triển bền vững, những năm gần đây, yếu tố xanh
trong kiến trúc và quy hoạch phát triển đô thị đang được quan tâm và triển khai mạnh
mẽ. Bên cạnh phong trào xây dựng và phát triển các cơng trình xanh, nhu cầu về một
mơ hình quy hoạch khu đô thị mới theo hướng xanh một cách toàn diện sử dụng hiệu
quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng và hài hoà với thiên nhiên và hệ sinh thái đang
trở nên cấp thiết. Từ các tiêu chuẩn đánh giá khu đô thị xanh quốc tế cùng các bài
học thực tiễn tại Việt Nam và thế giới, luận văn nghiên cứu mơ hình lý thuyết về khu
đơ thị xanh hồn chỉnh và đề xuất bộ tiêu chí xây dựng khu đô thị xanh hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững và xây dựng đô thị tăng trưởng xanh tại Việt Nam. Bộ
tiêu chí xây dựng khu đơ thị xanh cũng được ứng dụng trong thiết kế quy hoạch khu
đô thị mới Long Tân (tỉnh Đồng Nai) để từ đó rút ra những nhận định và kiến nghị
cho chiến lược xây dựng các khu đô thị xanh trong thực tiễn, nhằm phát triển đô thị

bền vững tại Đồng Nai nói riêng và tại các thành phố lớn của Việt Nam trong tương
lai.


2

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Đề xuất mơ hình khu đơ thị xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền
vững. Trường hợp nghiên cứu: Khu đô thị mới Long Tân, tỉnh Đồng Nai” là cơng
trình nghiên cứu do tác giả thực hiện. Các số liệu, kết quả đề xuất trong luận văn là
trung thực, chưa từng được công bố, không vi phạm các quy định của nhà nước Việt
Nam cũng như quốc tế về luật sở hữu trí tuệ và luật bản quyền.
TP. Hồ Chí Minh, ngày... tháng.... năm 2022
Tác giả

Lưu Thị Thanh Mẫu


3

LỜI CẢM ƠN
Trở thành một nhà Đô thị học để có thể đóng góp cơng sức và trí tuệ trong hoạt
động xây dựng và phát triển đô thị là mong muốn đã từ rất lâu của cá nhân tôi. Tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Lê Thị Hồng Na – người hướng dẫn khoa
học giàu kiến thức và kinh nghiệm, đã vô cùng tâm huyết hướng dẫn và hỗ trợ tôi
ngay từ những ngày đầu tiên lên ý tưởng nghiên cứu. TS. Hồng Na luôn là nguồn
động viên, truyền cảm hứng, chia sẻ trí tuệ và năng lượng, tạo điều kiện và khích lệ
tơi trong suốt quá trình thực hiện luận văn, kể cả những giai đoạn khó khăn vừa qua
khiến việc nghiên cứu bị gián đoạn.
Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến TS. Kishnani, PGS.TS. Nguyễn Minh

Hịa, TS. Trần Đình Lâm đã là những người thầy truyền cảm hứng, cố vấn cho tôi
những tư duy chiến lược trong lĩnh vực phát triển bền vững, cơng trình xanh và đơ
thị xanh.
Xin chân thành cảm ơn các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch và
quản lý đơ thị đã nhiệt tình trả lời câu hỏi phỏng vấn hỗ trợ cho việc thực hiện quá
trình nghiên cứu, khảo sát. Cám ơn những cư dân đô thị đã trả lời phiếu khảo sát để
giúp luận văn có được bức tranh tồn cảnh về nhu cầu và mong muốn của người dân
về một khu đô thị xanh hồn chỉnh.
Tơi cũng vơ cùng biết ơn các thầy cơ giảng dạy lớp Cao học Đơ thị học khóa
2019 - 2021 đã trao cho tôi những kiến thức đô thị vơ cùng hữu ích. Đồng thời tơi xin
chân thành cảm ơn PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân, TS. Trương Hoàng Trương, các
thầy cô trong Khoa Đô thị học và các bạn đồng môn lớp Cao học Đô thị học đã hỗ
trợ và đồng hành cùng tơi trong suốt hành trình trở thành nhà Đơ thị học và hồn
thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ba Mẹ và gia đình đã u
thương, ln tin tưởng và là điểm tựa vững chắc cho tôi trong cả học tập và cuộc
sống.
Học viên
Lưu Thị Thanh Mẫu


4

MỤC LỤC
TÓM TẮT ..................................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................3
MỤC LỤC ..................................................................................................................4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................7
DANH MỤC PHỤ LỤC............................................................................................8

DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ .......................................................................8
DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA ................................................................10
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................12
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................12
2. Mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu: .................................15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:......................................................................................15
2.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: ..............................................................16
2.3. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................16
2.4. Nhiệm vụ nghiên cứu: ....................................................................................16
3. Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................................16
4. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan............................................................17
5. Các phương pháp và kỹ thuật thực hiện ..........................................................21
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu: ...................................................22
6.1 Ý nghĩa lý luận: ..............................................................................................22
6.2 Ý nghĩa thực tiễn: ...........................................................................................23
7. Cấu trúc luận văn: ..............................................................................................23
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................24
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...................................................................................24
1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài............................................................24
1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững..........................................................24
1.1.2. Khái niệm về cơng trình xanh ................................................................25
1.1.3. Khái niệm về đơn vị ở, khu đô thị, khu đô thị mới.................................26


5

1.1.4. Khái niệm về khu đô thị xanh ................................................................28
1.1.5. Giá trị và ý nghĩa của khu đô thị xanh trong quy hoạch và phát triển đô
thị


30

1.2. Các hệ thống đánh giá công nhận xanh ở quy mô khu đô thị trên thế giới....32
1.3. Các nhóm tiêu chí đánh giá trong những mơ hình đơ thị xanh trên thế giới .34
1.4. Các tiêu chí trong hệ thống đánh giá cơng nhận xanh ở quy mô khu đô thị
trên thế giới ...........................................................................................................36
1.5. Thực trạng phát triển các khu đô thị mới theo hướng xanh tại Việt Nam .....38
1.6. Những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng và phát triển các khu đô thị
xanh tại Việt Nam .................................................................................................41
1.7. Tổng quan về trường hợp nghiên cứu – Khu đô thị mới Long Tân tỉnh Đồng
Nai 43
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................45
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH KHU
ĐƠ THỊ XANH HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .........46
2.1. Cơ sở pháp lý..................................................................................................46
2.1.1. Khung chính sách – chiến lược về tăng trưởng xanh và đô thị tăng
trưởng xanh ......................................................................................................46
2.1.2. Hành lang pháp lý cho quy hoạch xây dựng khu đô thị mới và khu đô
thị xanh của Việt Nam ......................................................................................47
2.1.3. Hành lang pháp lý cho quy hoạch xây dựng khu đô thị mới và khu đô
thị xanh tại Đồng Nai .......................................................................................48
2.2. Cơ sở lý thuyết ...............................................................................................49
2.2.1. Tính xanh trong các mơ hình lý thuyết quy hoạch khu đơ thị ...............49
2.2.2. Cách tiếp cận Đô thị học cảnh quan trong quy hoạch khu đơ thị xanh 52
2.2.3. Vai trị của quy hoạch có sự tham gia cộng đồng trong phát triển khu
đơ thị xanh ........................................................................................................59
2.2.4. Các ngun tắc xanh hóa khu đô thị của Kishnani ...............................62
2.3. Bài học kinh nghiệm ......................................................................................65



6

2.3.1. Bài học kinh nghiệm về thực hành cơng trình xanh trong lĩnh vực nhà ở
65
2.3.2. Bài học kinh nghiệm về các dự án khu đô thị đạt chứng nhận LEED-ND
và CASBEE-UD ................................................................................................68
2.4. Phân tích kết quả khảo sát xã hội học ............................................................71
2.5. Cơ sở thực tiễn tại KĐT mới Long Tân (tỉnh Đồng Nai) ..............................74
2.5.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................74
2.5.2. Các yếu tố văn hoá – xã hội và kinh tế - kỹ thuật..................................76
2.5.3. Phân tích SWOT ....................................................................................79
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................80
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH KHU ĐƠ THỊ XANH VÀ ỨNG DỤNG
TRONG QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ MỚI LONG TÂN (TỈNH ĐỒNG NAI)
81
3.1. Triết lý và quan điểm phát triển mơ hình khu đơ thị xanh .............................81
3.2. Ngun tắc xây dựng mơ hình khu đơ thị xanh .............................................83
3.3. Đặc điểm bộ tiêu chí xây dựng mơ hình khu đơ thị xanh ..............................90
3.4. Nội dung bộ tiêu chí xây dựng mơ hình khu đơ thị xanh ...............................94
3.5. Ứng dụng mơ hình khu đơ thị xanh vào quy hoạch khu đô thị mới Long Tân
105
3.5.1. Các nội dung thiết kế quy hoạch khu đô thị Long Tân theo mô hình khu
đơ thị xanh ......................................................................................................105
3.5.2. Phân tích các yếu tố thiết kế quy hoạch khu đô thị xanh Long Tân đáp
ứng bộ tiêu chí xây dựng mơ hình khu đơ thị xanh ........................................113
3.5.3. Sự tham gia của các bên liên quan lớn tương ứng với 8 hạng mục khu
đô thị xanh và các giai đoạn quy hoạch xây dựng .........................................120
Tiểu kết chương 3 ...............................................................................................121
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................128



7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BXD

: Bộ Xây dựng

CTX

: Cơng trình xanh

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

ĐTHCQ

: Đơ thị học cảnh quan

ĐTTTX

: Đô thị tăng trưởng xanh

ĐTX


: Đô thị xanh

GT

: Giao thông

GTCC

: Giao thông công cộng

HST

: Hệ sinh thái

KDC

: Khu dân cư

KĐT

: Khu đô thị

KĐTX

: Khu đô thị xanh

KTS

: Kiến trúc sư


LHQ

: Liên Hợp Quốc



: Nghị định

NLMT

: Năng lượng mặt trời

TC

: Tiêu chí

TKNL

: Tiết kiệm năng lượng

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

PTBV

: Phát triển bền vững

PTĐT


: Phát triển đô thị



: Quyết định

QH

: Quy hoạch

QHĐT

: Quy hoạch đô thị

QHXD

: Quy hoạch xây dựng


8

DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 - Tổng hợp một số hệ thống đánh giá công nhận xanh ở quy mơ KĐT
PHỤ LỤC 2 - Tổng hợp các nhóm tiêu chí của 8 mơ hình ĐTX trên thế giới
PHỤ LỤC 3 - Các hạng mục và tiêu chí của các hệ thống đánh giá công nhận xanh
ở quy mô KĐT trên thế giới
PHỤ LỤC 4a - Câu hỏi khảo sát ý kiến chuyên gia và Các ý kiến trả lời của chuyên
gia
PHỤ LỤC 4b - Phiếu khảo sát ý kiến cư dân

PHỤ LỤC 4c – Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến cư dân
PHỤ LỤC 5 – Mối quan hệ giữa Bộ tiêu chí đề xuất với 17 mục tiêu PTBV của
LHQ

DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ
STT

Tên Bảng

Trang

Bảng 0.1

Tổng hợp số lượng TC trong 8 mơ hình ĐTX trên thế
giới

18

Bảng 0.2

Tổng hợp các phương pháp nghiên cứu

21

Sơ đồ 0.1

Khung nghiên cứu

23


Bảng 1.1

Nhóm tiêu chí đánh giá trong các mơ hình KĐTX trên
thế giới

35

Bảng 1.2

Đặc điểm nổi bật về tính xanh của một số KĐT được
QHXD theo hướng xanh ở Việt Nam

39

Sơ đồ 1.1

Mối quan hệ giữa các khái niệm liên quan đến KĐTX

28

Tính xanh trong các mơ hình lý thuyết QH KĐT

49

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2
Bảng 2.1



9

Bảng 2.2

Các bước QH KĐTX theo hướng tiếp cận ĐTHCQ

57

Bảng 2.3

Các nguyên tắc và giải pháp cho kiến trúc Xanh tại
châu Á

63

Bảng 2.4

Các nguyên tắc và hiệu quả của kiến trúc, cảnh quan
và đô thị sinh thái tại châu Á

65

Bảng 2.5

Tổng hợp bài học kinh nghiệm từ 2 dự án KĐT đạt
chứng nhận LEED-ND và CASBEE-UD

70


Sơ đồ 2.1

Mức độ ảnh hưởng đến mơi trường của cơng trình
xây dựng thơng thường, CTX, siêu CTX và cơng
trình làm tốt

62

Bảng 3.1

Các hạng mục, tiêu chí và mục đích ý nghĩa của nó
trong mơ hình xây dựng KĐTX

91

Bảng 3.2

Mối quan hệ giữa Bộ tiêu chí xây dựng KĐTX với 4
nhóm chỉ tiêu xây dựng ĐTTTX của BXD

94

Bảng 3.3

Các tiêu chí trong hạng mục Địa điểm xanh

94

Bảng 3.4


Các tiêu chí trong hạng mục Hệ sinh thái xanh

95

Bảng 3.5

Các tiêu chí trong hạng mục Quy hoạch xanh

97

Bảng 3.6

Các tiêu chí trong hạng mục Hạ tầng xanh

98

Bảng 3.7

Các tiêu chí trong hạng mục Giao thơng xanh

100

Bảng 3.8

Các tiêu chí trong hạng mục Cơng trình xanh

101

Bảng 3.9


Các tiêu chí trong hạng mục Vận hành xanh

102

Bảng 3.10

Các tiêu chí trong hạng mục Cộng đồng xanh

103

Bảng 3.11

Phân tích các yếu tố thiết kế QH KĐTX Long Tân
theo bộ tiêu chí đề xuất

113

CHƯƠNG 3


10

DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Tên Hình ảnh

STT

Trang


CHƯƠNG 1
Vị trí và QH chung KĐT mới Long Tân

44

Hình 2.1

Minh hoạ tính xanh ở một số mơ hình lý thuyết QHĐT
hiện đại

52

Hình 2.2

Toàn cảnh chung cư DLRS (Trái) và Chiến dịch dọn
dẹp cơng viên bờ sơng DLRS (Phải)

66

Hình 2.3

Dự án Northwest Gardens

68

Hình 2.4

Dự án Koshigaya Lake Town

69


Hình 2.5

Đặc điểm mạng lưới thủy văn khu vực lân cận và khu
đất

75

Hình 2.6

Đặc điểm địa hình khu vực lân cận và khu đất

75

Hình 2.7

Đặc điểm cảnh quan ven sơng và trong khu đất

76

Hình 2.8

Cảnh quan sản xuất (trái) và cảnh quan tự nhiên trong
khu đất (phải)

76

Hình 2.9

Mạng lưới GT kết nối khu đất với TP HCM và các

huyện thuộc tỉnh Đồng Nai

78

Hình 2.10

Mạng lưới GT kết nối khu đất với khu vực khác thuộc
huyện Nhơn Trạch (trái) và đặc điểm GT trong khu đất
(phải)

78

Hình 2.11

Đặc điểm phân bố dân cư khu vực lân cận (trái) và
trong khu đất (phải)

79

Hình 2.12

Phân tích SWOT

80

Hình 3.1

Sơ đồ 3 quan điểm, 5 nguyên tắc và 8 hạng mục xây
dựng mơ hình KĐTX


90

Hình 3.2

Sơ đồ chồng lớp hiện trạng (trái) và Sơ đồ chồng lớp
cấu trúc hình thái (phải)

105

Hình 3.3

Sơ đồ tổng hợp phân tích hiện trạng khu vực

106

Hình 1.1
CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3


11

Hình 3.4

Ý tưởng cấu trúc sinh thái chiến lược (trái) và Ý tưởng
QH khơng gian kiến trúc cảnh quan (phải)

107


Hình 3.5

Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan KĐTX
Long Tân, tỉnh Đồng Nai

108

Hình 3.6

Bản đồ QH sử dụng đất KĐTX Long Tân, tỉnh Đồng
Nai

109

Hình 3.7

Sơ đồ các khu vực sinh thái KĐTX Long Tân (trái) và
Sơ đồ QH giao thơng KĐTX Long Tân (phải)

109

Hình 3.8

Mặt cắt ngang cơng viên sinh thái tự nhiên

111

Hình 3.9

Mặt cắt ngang một đoạn kênh nhân tạo và cơng viên

sinh thái tự nhiên

112

Hình 3.10

Các giai đoạn thực hiện và sự tham gia của các bên
liên quan

121


12

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo nghiên cứu (năm 2007) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD),
Việt Nam đang và sẽ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng biến đổi khí
hậu (BĐKH). Theo dự báo của Ngân hàng thế giới (World Bank) năm 2009, nếu mực
nước biển dâng lên 1m thì Việt Nam sẽ mất 12% đất sử dụng, tương ứng với diện tích
nơi cư trú của 23% dân số. Bên cạnh đó, nếu vẫn giữ tốc độ đơ thị hố và tốc độ phát
triển tại các đơ thị Việt Nam như hiện nay mà thiếu sự quan tâm tới tính xanh và bền
vững, diện tích bê tơng hóa sẽ thay thế dần các mảng xanh tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên ngày càng cạn kiệt, hệ sinh thái và đa dạng sinh học bị hủy họai, chất lượng
môi trường ngày càng suy thối… cùng với đó là sự suy giảm về sức khỏe thể chất,
tinh thần của người dân đô thị.
Trước những đe dọa của các kịch bản BĐKH, sự suy thóai về chất lượng mơi trường
và suy giảm tài nguyên, năng lượng trong tương lai gần, những chiến lược ứng phó
BĐKH, phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường đang ngày càng trở
nên quan trọng và cấp thiết. Chính phủ Việt Nam đã ban hành rất nhiều những chủ

trương và kế hoạch ứng phó như: kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương
trình nghị sự 2030 vì sự PTBV (ban hành năm 2017), kế hoạch phát triển đô thị tăng
trưởng xanh đến năm 2030 (ban hành năm 2018), đề án phát triển các đơ thị Việt Nam
ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030 (ban hành năm 2021). Gần đây
nhất, tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc
về Biến đổi khí hậu (COP26) tháng 11/2021, Chính phủ Việt Nam đã cam kết sẽ xây
dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ để đạt mức
phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Trước các bối cảnh tồn cầu và chủ trương của Chính phủ, trong lĩnh vực xây dựng
và phát triển đơ thị, tính xanh hay yếu tố xanh trong kiến trúc, quy hoạch và xây dựng
dần được quan tâm và chú trọng. Điều này thể hiện ở sự xuất hiện của các cơng trình


13

xanh (CTX) và xu hướng quy hoạch phát triển các KĐT mới theo hướng xanh, sinh
thái tại các đô thị lớn của Việt Nam ngày một rõ nét trong những năm gần đây.
Phong trào CTX đã ra đời tại các nước phát triển từ những năm 1990 và hiện
đang lan rộng tới nhiều khu vực trên thế giới, được xem như một mơ hình xây dựng
lý tưởng nhằm hướng đến mục tiêu PTĐT bền vững, giảm thiểu tối đa những tác nhân
gây hại từ hoạt động xây dựng và PTĐT tới môi trường. Phát triển CTX thực chất là
kiến tạo một quá trình tổng hợp từ thiết kế, xây dựng cơng trình kiến trúc theo tiêu
chuẩn xanh đến vận hành, thay đổi nhận thức sống xanh của cộng đồng. CTX đã bắt
đầu vào thị trường xây dựng Việt Nam từ năm 2007 và nhận được sự ủng hộ của cả
chính phủ và khu vực tư nhân. Tại Việt Nam, CTX đang được quan tâm phát triển,
ngoài lý do đứng đầu danh sách về mức độ chịu rủi ro lớn nhất của BĐKH, Việt Nam
là một trong những nền kinh tế Châu Á có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 20 năm
qua (bình quân 7,5%). Trong 10 năm trở lại đây, tăng trưởng xây dựng bình quân đạt
12% và tốc độ đơ thị hóa là 3,4%/năm, dự kiến đạt ngưỡng 50% vào năm 2025. Cũng
trong thời gian này, mức năng lượng tiêu thụ đã tăng với tốc độ nhanh hơn tăng GDP,

bình qn 14%/năm. Các cơng trình xây dựng tại Việt Nam đang sử dụng khoảng
36% tổng năng lượng tiêu thụ của cả nước, trung bình 33% điện và góp 25% vào tổng
lượng phát thải khí nhà kính, chiếm 1/3 tổng lượng phát thải CO2, tác nhân chính gây
ra BĐKH toàn cầu (IFC, 2015). Theo thống kê của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC),
tính đến cuối tháng 6/2021, ở Việt Nam đang có 188 dự án đạt các chứng chỉ CTX
như LEED của Hội đồng CTX Hoa Kỳ (USGBC), LOTUS của Hội đồng CTX Việt
Nam (VGBC), EDGE của IFC.
Tuy nhiên, để hướng tới mục tiêu PTBV và ứng phó với BĐKH trong hoạt động
xây dựng và PTĐT, việc chỉ xây dựng các CTX là chưa đủ mà cần hướng về mơ hình
phát triển một KĐTX tồn diện, trong đó CTX là một trong những yếu tố quan trọng.
KĐTX sẽ là một mơ hình vừa mang lại mơi trường sống chất lượng thực sự cho cư
dân, vừa là một mô hình kiểu mẫu trong sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng
lượng (TKNL) và hài hòa với thiên nhiên và hệ sinh thái (HST).


14

Trên thực tế, Việt Nam chưa có một khu đơ thị xanh (KĐTX) với cơng trình nhà
ở theo tiêu chuẩn CTX mà mới chỉ có các CTX được xây dựng đơn lẻ, rải rác ở các
đô thị khác nhau trên cả nước, trong đó số lượng CTX là nhà ở chiếm số lượng rất ít.
Các KĐT mới được gọi là xanh mới chỉ có các yếu tố diện tích cây xanh mặt nước
nổi trội chứ chưa có KĐT mới nào được QH và xây dựng theo tiêu chuẩn xanh một
cách bài bản từ QH kiến trúc đến hạ tầng đến quản lý vận hành.
Từ những năm 1990, trước nhu cầu nhà ở rất lớn của người dân đô thị, mô hình
KĐT mới được phát triển một cách mạnh mẽ cả về số lượng lẫn quy mơ và phủ sóng
khắp các đơ thị lớn tại Việt Nam, điển hình như KĐT Phú Mỹ Hưng (1996) (Phạm
Thúy Loan, 2020). Năm 2010, con số thống kê số lượng các KĐT đang được triển
khai là 96 dự án và theo Dự thảo Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030 của Bộ Xây dựng đưa ra năm 2012, cả nước có khoảng 764 dự án KĐT
mới. Tại thời điểm hiện tại, chưa có con số thống kê cụ thể nhưng có thể dễ dàng dự

đốn số lượng các dự án KĐT mới trên cả nước có thể lên đến hàng vài nghìn. Các
dự án KĐT mới khơng ngừng phát triển lớn mạnh về lượng nhưng chưa thực sự hoàn
chỉnh và vượt trội về chất lượng, thiếu những mơ hình KĐT mới có tính tiên phong,
kiểu mẫu về chất lượng mơi trường sống và chất lượng thiết kế không gian. Đặc biệt,
các yếu tố về tính bền vững, xanh và sinh thái vẫn chưa được thực sự nhìn nhận như
những yếu tố tiên quyết trong xây dựng và phát triển KĐT mới. Đặc biệt là ở các tỉnh
phía Nam, các KĐT mới đã có dáng vẻ hiện đại nhưng vẫn chưa thực sự đồng bộ,
thiếu bản sắc, chưa hài hòa và phù hợp với môi trường cảnh quan sông rạch bản địa
(Phan Xuân Biên, 2018). Trên thực tế, việc xây dựng và phát triển các KĐT mới đang
thiếu những tiêu chí xây dựng cụ thể, khung chiến lược và mơ hình kiểu mẫu với
những định hướng xanh và bền vững.
Với mong muốn vừa theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo thực hiện
những cam kết với quốc tế về PTBV và ứng phó BĐKH, chính phủ Việt Nam đã lựa
chọn TTX là một phương thức phát triển phù hợp trong giai đoạn mới (Phạm Thuý
Loan, 2020). Trong lĩnh vực xây dựng và PTĐT, kế hoạch phát triển ĐTTTX tại Việt
Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ ban hành trong QĐ số 84/QĐ-TTg


15

ngày 19/01/2018, với 4 nhóm chỉ tiêu xây dựng ĐTTTX của Bộ Xây dựng (Thơng tư
01/2018/TT-BXD) chính là những nỗ lực nhằm hiện thực hóa kế hoạch phát triển
ĐTTTX tại Việt Nam, đạt được các mục tiêu PTBV của Việt Nam và thế giới.
Có thể thấy rằng, các đơ thị Việt Nam đang từng bước nỗ lực đưa tính xanh và
bền vững vào thực tế, thể hiện ở những chiến lược phát triển ĐTTTX của chính phủ,
sự xuất hiện của các CTX trong thị trường xây dựng trong gần 15 năm qua và sự ra
đời những KĐT mới ưu tiên yếu tố xanh, sinh thái. Tuy nhiên những KĐTX hay KĐT
mới với tiêu chuẩn xanh hoàn chỉnh hướng tới mục tiêu PTBV vẫn đang ở những
bước đầu nghiên cứu. Để hiện thực hóa mục tiêu PTĐT bền vững, phát triển ĐTTTX,
việc xây dựng các KĐTX là một hướng đi tất yếu và khả thi bên cạnh các chiến lược

tổng thể khác trong PTĐT. Kiến tạo các KĐTX hay các KĐT mới theo hướng xanh
và bền vững chính là tạo ra sự thay đổi, tạo ra những không gian sống tốt hơn và
những đô thị tốt hơn, cho hành tinh, cho mơi trường và cho cả chính con người.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Đề xuất mơ hình khu đô thị xanh hướng
tới mục tiêu phát triển bền vững - Trường hợp nghiên cứu: Khu dân cư Long
Tân, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện với mong muốn nghiên cứu những đặc trưng
và tiêu chí xây dựng mơ hình KĐTX từ đó áp dụng trong xây dựng và phát triển các
KĐT mới theo hướng xanh hoàn chỉnh, tạo dựng những khơng gian sống thực sự
xanh và sinh thái, hình thành những cộng đồng sống xanh và bền vững tại Việt Nam.
Nghiên cứu mơ hình KĐTX sẽ góp phần lan tỏa những giá trị xanh trong hoạt động
xây dựng và PTĐT, giúp các đơ thị ở Việt Nam vừa có những khu dân cư xanh với
không gian sống chất lượng cao, vừa thực sự là những đô thị xanh, thân thiện, đáng
sống và PTBV.
2. Mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
-

Đề xuất bộ tiêu chí xây dựng KĐTX cho các dự án KĐT mới tại Việt Nam
theo hướng PTBV.


16

-

Ứng dụng bộ tiêu chí xây dựng mơ hình KĐTX trong quy hoạch KĐT mới
Long Tân, tỉnh Đồng Nai.
2.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

-


Đối tượng nghiên cứu: mô hình KĐTX

-

Khách thể nghiên cứu: Ứng dụng mơ hình KĐTX trong quy hoạch KĐT mới
Long Tân, tỉnh Đồng Nai
2.3. Phạm vi nghiên cứu:

-

Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu mơ hình lý thuyết về KĐTX và
ứng dụng trong quy hoạch KĐT mới Long Tân, tỉnh Đồng Nai.

-

Về thời gian: đề tài tìm hiểu các yếu tố cấu thành KĐTX tại thời điểm nghiên
cứu, định hướng quy hoạch chung tỉnh Đồng Nai và định hướng phát triển đô
thị bền vững của Việt Nam đến năm 2050.
2.4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

-

Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài: PTBV, CTX, KĐTX, KĐT mới...

-

Khảo sát, tìm hiểu, đánh giá bối cảnh cũng như yếu tố tiềm năng giúp phát
triển KĐTX Việt Nam.


-

Tổng hợp lý thuyết và hệ thống đánh giá về CTX, KĐTX, PTBV.

-

Tìm hiểu về các tiêu chuẩn đánh giá và bài học kinh nghiệm trong phát triển
CTX và KĐTX ở Việt Nam và trên thế giới.

-

Xây dựng Bộ tiêu chí xây dựng KĐTX và đối chiếu Bộ tiêu chí với 17 mục
tiêu phát triển bền vững, các tiêu chuẩn đánh giá KĐTX trên thế giới và nhóm
chỉ tiêu xây dựng ĐTTTX của Bộ Xây Dựng.

-

Đề xuất ứng dụng các tiêu chí xây dựng mơ hình KĐTX đề xuất vào phát triển
ý tưởng quy hoạch dự án KĐT mới Long Tân, tỉnh Đồng Nai.

3. Câu hỏi nghiên cứu:
-

Thế nào là KĐTX hay KĐT mới được phát triển theo hướng xanh?


17

-


Ý nghĩa của KĐTX trong mục tiêu PTBV và thích ứng với bối cảnh BĐKH tại
Việt Nam?

-

Những tiêu chí nào để hình thành và phát triển mơ hình KĐTX?

-

Làm thế nào để ứng dụng lý thuyết về KĐTX trong phát triển và xây dựng KĐT
mới tại Việt Nam?

4. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan
Tính xanh trong các mơ hình lý thuyết quy hoạch hiện đại
Trong lĩnh vực QH và thiết kế đơ thị, tính xanh cũng rất được quan tâm xun
suốt lịch sử phát triển các mơ hình lý thuyết quy hoạch đô thị hiện đại. Từ ý tưởng
vườn giữa trung tâm và vành đai nông nghiệp bao quanh thành phố vệ tinh của mơ
hình Thành phố Vườn (Garden City) năm 1902, hay ý tưởng nâng mật độ theo chiều
đứng dành tồn bộ đất phía dưới khối ở cho cây xanh và thiên nhiên trong “Đơn vị
ở” thẳng đứng (Unité d’ Habitation) của Le Corbusier năm 1952, đến cấu trúc QH
tập trung các diện tích xây dựng một khu vực để dành phần đất còn lại cho cây xanh
và đất nơng nghiệp trong mơ hình Khu ở (Residential cluster development) của
Clarence Stein và Henry Wright năm 1923, cho thấy tính xanh đã được chú trọng, tuy
nhiên chỉ ở yếu tố diện tích và sự phân bố (Howard, 1902; Nguyễn Đỗ Dũng, 2010;
Patricios, 2002). Tuy nhiên, khi đến với các cách tiếp cận trong QH và thiết kế đô thị
của Đô thị học cảnh quan (Landscape Urbanism) (Waldheim, 2002) hay Chủ nghĩa
Đơ thị xanh (Green Urbanism) (Lehmann (2010), tính xanh được nhìn nhận sâu sắc
hơn với các yếu tố sinh thái và vai trò của cảnh quan trong việc tạo thành cấu trúc của
toàn bộ hay một khu vực trong đô thị, đồng thời những đặc trưng của hệ sinh thái tự
nhiên như không phát thải (Zero-emission) và không rác thải (Zero-waste) được nhìn

nhận như một tiêu chuẩn tối ưu của một KĐT phát triển theo hướng xanh. Các giải
pháp cho kiến trúc xanh châu Á đã được Kishnani (2016) đề xuất thơng qua giải pháp
khuyến khích phát triển các CTX và hướng đến cơng trình được làm tốt hơn. Năm
2019, Kishnani cũng đã chỉ ra các vấn đề toàn cầu đặc biệt về HST tự nhiên đang tác
động mạnh đến các thành phố lớn ở châu Á và sức khỏe của người dân.


18

Tổng hợp các mơ hình đơ thị xanh trên thế giới
Trong thực tiễn, các mơ hình ĐTX, đơ thị sinh thái, đô thị môi trường bền vững
và đô thị hiệu quả môi trường đã được nghiên cứu, hoạch định và xây dựng ở nhiều
quốc gia khác nhau như Hàn Quốc, Mỹ, Ý, Pháp, Anh, Iran và các nước Châu Âu.
Có 8 mơ hình đơ thị liên quan đến ĐTX (gọi là mơ hình ĐTX) được lựa chọn để phân
tích trong nghiên cứu này. Trong số 8 mơ hình đơ thị này, có 4 mơ hình được gọi tên
là ĐTX, 2 mơ hình là đơ thị sinh thái và 2 mơ hình cịn lại là đơ thị bền vững về mơi
trường (Bảng 0.1).
Bảng 0.1 Tổng hợp số lượng TC trong 8 mơ hình ĐTX trên thế giới (nguồn: học viên)
STT

Các mơ hình ĐTX

Quốc gia

Năm

Số tiêu chí

1


Đơ thị xanh (Green City Indicators
Report)

Hoa Kỳ

2009

7

2

Đô thị xanh (The Green City Index)

Đức

2009-2012

8

3

Đô thị xanh (Thành phố xanh, phát
thải Cacbon thấp - Eco-Rich City)

Hàn Quốc

2013

7


4

Đô thị xanh (Review and Analysis the
Indicators of Green City with NDVI)

Iran

2014

3

5

Đô thị sinh thái (LA Confluence
Lyon,
a
WWF
Sustainable
Neighbourhood)

Pháp

2012

10

6

Đô thị sinh thái (International
Ecocity Standard – IES)


Canada và
Hoa Kỳ

2013

18

7

Đô thị môi trường bền vững
(Environmental
Sustainability
Indicators in Urban Areas: an Italian
Experience)

Ý

2009

8

8

Đô thị hiệu quả môi trường
(Framework Elements for Assessing
Urban Environment Performance)

LHQ


2012

6


19

Trong số 4 mơ hình ĐTX, có 12 loại tiêu chí khác nhau, trong đó các tiêu chí
gồm (1) Năng lượng; (2) Giao thông; (3) Nước; và (4) Môi trường tự nhiên là chung
nhất. Ngồi các tiêu chí chung của các mơ hình ĐTX, 2 mơ hình đơ thị sinh thái cịn
bao gồm các tiêu chí chung khác như (3) Tài nguyên/ Vật liệu; (4) Thực phẩm; (7)
Kinh tế; (8) Khơng khí; và (9) Xã hội. So với các tiêu chí chung của các mơ hình
ĐTX và đơ thị sinh thái, mơ hình đơ thị nhấn mạnh về mơi trường cịn quan tâm đến
các tiêu chí về (4) chất thải. Kết quả tổng hợp từ 8 mơ hình thuộc 3 loại mơ hình khác
nhau cho thấy các tiêu chí chung nhất của tất cả các mơ hình hướng tới tính bền vững
gồm (1) Năng lượng; (2) Giao thông; (3) Nước; (4) Môi trường tự nhiên; (5) Chất
thải; (6) Xã hội; (7) Khơng khí.
Tiêu chí về KĐTX, đơ thị PTBV
Việc nghiên cứu và xây dựng các tiêu chí về KĐTX, đơ thị bền vững đã được
tiến hành tại các nước trên thế giới trong thời gian dài và có những thành công nhất
định. Diamantini và Zanon (2000) đã cung cấp cái nhìn tổng quan về các sáng kiến
trong việc PTBV các đô thị tại Ý. Tác giả nhấn mạnh một số giới hạn trong sử dụng
các chỉ số đánh giá còn quá chung chung, sự tham gia của cộng đồng là rất hạn chế
và phân tích trường hợp tỉnh Trento. Sterling (2006) đã có báo cáo về các chỉ số
KĐTX theo năm được thực hiện tại nhiều quốc gia và tổng hợp những chỉ tiêu và tiêu
chí cho KĐTX. Scipioni và các cộng sự (2009) xoay quanh việc áp dụng các chỉ số
phù hợp là cơ sở để thực hiện PTBV ở cấp địa phương và thử nghiệm tại thành phố
Padua, Ý. Ơng cũng mơ tả những kinh nghiệm phát triển các chỉ tiêu về môi trường
và PTBV cho đô thị tại Ý. Năm 2012, Mainguy đã sử dụng các lý thuyết về mơi
trường đơ thị để tiến hành phân tích các yếu tố tác động trực tiếp đến mục tiêu PTBV

tại các thành phố. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá và đo lường
các chỉ tiêu trong quá trình phát triển của một đô thị như sử dụng đất, chất thải rắn,
sự ô nhiễm… (Đỗ Đại Thắng, 2018).
Tại Việt Nam, Hồ Minh Dũng, Vương Thế Hồn và Chế Đình Lý (2015) đã đề
xuất 18 tiêu chí định lượng thuộc 9 lĩnh vực với độ tin cậy cao để đánh giá mức tăng


20

trưởng xanh ở các khu vực nội thành TP.HCM dưới góc độ pháp lý và quản lý đơ thị.
Nguyễn Hồng Yến và Nguyễn Thị Như (2015) đã đề xuất 23 tiêu chí thuộc 9 nhóm
nội dung lớn và 55 chỉ thị để đánh giá một KĐT thân thiện với môi trường, phù hợp
với điều kiện Việt Nam. Phạm Ngọc Tuấn (2015) đã hệ thống hóa các bộ tiêu chí
đánh giá các KĐT bền vững, đánh giá thực trạng các KĐT mới tại TP.HCM và đánh
giá tính bền vững của 1 số KĐT mới mẫu (An Phú, An Khánh) và đề xuất xây dựng
bộ tiêu chí cơ bản để đánh giá cho các KĐT mới tại TP.HCM.
Tác giả Phạm Thúy Loan (2020) đã đề xuất 6 nhóm tiêu chí và quy trình đánh
giá 2 giai đoạn áp dụng cho các dự án KĐTX trên cơ sở phù hợp với
QCVN01/2019/BXD về QHXD, QCVN 07-4:2016 về Các cơng trình hạ tầng kỹ thuật
và Các tiêu chí xây dựng đơ thị tăng trưởng xanh (ĐTTTX) theo Thông tư
01/2018/BXD. Hai tác giả Lưu Thị Thanh Mẫu và Lê Thị Hồng Na (2021) đã nhận
định về khuynh hướng phát triển các KĐTX tại Việt Nam là tất yếu và đưa ra nguyên
tắc, bộ tiêu chí xây dựng KĐTX cho các KĐT mới ở TP.HCM.
Như vậy, có thể thấy rằng, các tác giả đa số đều hướng đến việc đưa ra tiêu chí
đánh giá các KĐT theo định hướng xanh, thân thiện môi trường và bền vững, chưa
có tác giả nào nghiên cứu về bộ tiêu chí xây dựng mơ hình KĐTX.
Các hệ thống đánh giá cơng nhận xanh ở quy mô KĐT
Khi nghiên cứu các hệ thống đánh giá CTX trên thế giới, một số hệ thống đã được
nghiên cứu và phát triển để xây dựng thành một hệ thống tiêu chí đánh giá cơng nhận
xanh ở quy mô KĐT. Cụ thể gồm (1) BREAM Communities (Anh Quốc); (2) LEEDND (Neighborhood Development) (Hoa kỳ); (3) CASBEE-UD (Urban Development)

(Nhật Bản); (4) HQE (High Quality Environment) (Pháp); (5) DGNB-NSQ (New
City District) (Đức); (6) Green Mark for Districts (Singapore); và (7) Green Star
Communities (Úc). Từ nghiên cứu tổng kết các bộ tiêu chí đánh giá cơng nhận xanh
ở quy mô KĐT, cũng như kinh nghiệm của các nước đi trước về phát triển
CTX/KĐTX có thể thấy: tiêu chuẩn/tiêu chí xanh cần được nhìn nhận và áp dụng
tổng thể trên các khía cạnh mơi trường, xã hội, văn hóa và kinh tế với điều kiện Việt


21

Nam, cũng như cần có một bộ tiêu chí xây dựng KĐTX phù hợp với điều kiện Việt
Nam. QH và phát triển các không gian sống theo hướng xanh không được đi ngược
lại nhu cầu phát triển kinh tế và phù hợp với điều kiện sinh thái, văn hóa xã hội của
từng địa phương, và cần được xây dựng trên cơ sở linh hoạt áp dụng các tiêu chuẩn
và tiêu chí phù hợp. Xây dựng và phát triển KĐTX là hướng đi tất yếu không chỉ của
các nước phát triển mà của cả các nước đang phát triển để giải quyết một loạt các vấn
đề về môi trường cùng với các mong muốn về kiến tạo không gian sống nhân văn phù
hợp với văn hoá lối sống của người dân tại mỗi địa phương, khu vực, do vậy khi
nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí xây dựng KĐTX cần đáp ứng được tất cả các yêu cầu
nói trên.
5. Các phương pháp và kỹ thuật thực hiện
Phương pháp nghiên cứu định tính:
-

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

-

Phương pháp phỏng vấn có cấu trúc


Phương pháp nghiên cứu định lượng:
-

Phương pháp khảo sát xã hội học bằng bảng hỏi

Phương pháp nghiên cứu không gian:
-

Phương pháp quan sát và khảo sát điền dã

-

Phương pháp chồng lớp bản đồ trong QH và thiết kế đô thị
Bảng 0.2 Tổng hợp các phương pháp nghiên cứu (nguồn: học viên)

Phương
pháp

Kỹ thuật thực hiện

Mục tiêu/Nội dung

1 - Phương
pháp thu
thập và xử
lý dữ liệu
thứ cấp

Tìm kiếm, tra cứu, tổng hợp, tham
khảo các thông tin từ các nguồn tài

liệu khác nhau ở trong và ngoài
nước (sách, bài báo, tạp chí, luận
văn, luận án, nghiên cứu khoa học,
thơng tin internet…) và phân tích
dữ liệu sẵn có

Xây dựng tổng quan về các nghiên cứu
đã có, hiện trạng phát triển KĐT mới,
CTX, KĐTX, các bộ tiêu chí đánh giá
KĐTX tại Việt Nam và trên thế giới.

2 - Phương
pháp

Gửi câu hỏi phỏng vấn tới 8 Tìm hiểu quan điểm cũng như kiến giải
chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, của các chuyên gia trong khái niệm
KĐTX, những yếu tố cần quan tâm khi

Tổng quan về cơ sở pháp lý cũng như cơ
sở lý thuyết và thực tiễn phục vụ cho các
đề xuất trong chương 3.


22

phỏng vấn
có cấu trúc

quy hoạch và phát triển đơ thị của phát triển KĐTX cũng như những thách
Việt Nam.

thức và tiềm năng phát triển KĐTX tại
VN.

3 - Phương
pháp khảo
sát xã hội
học bằng
bảng hỏi

Gửi và thu về 213 phiếu khảo sát
online tới những người dân đang
sống tại CTX Diamond Lotus
Riverside quận 8 TP.HCM, và
những người dân sống tại các
KDC khác ở TP.HCM. Xử lý số
liệu bằng phần mềm Excel.

Tìm hiểu nhu cầu, quan điểm, đánh giá
và mong muốn của người dân về KĐT
phát triển theo hướng xanh và bền vững,
từ đó có những đầu vào để xây dựng mơ
hình KĐTX hồn chỉnh và đáp ứng
những yêu cầu của cộng đồng dân cư.

4 - Phương
pháp quan
sát/khảo
sát điền dã

Tại CTX Diamond Lotus

Riverside Q8, TPHCM

Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng CTX của
tác giả luận văn.

5 - Phương
pháp
chồng lớp
bản đồ
trong QH
và thiết kế
đô thị

Thực hiện chồng các lớp bản đồ
với những thông tin hiện trạng
riêng lẻ để có những thơng tin về
các vùng được phép phát triển/hạn
chế phát triển/bảo tồn; các vùng
thuận lợi/khó khăn/hạn chế xây
dựng; các vùng sinh thái với các
mức độ tác động khác nhau v.v.

Tại Khu đô thị mới Long Tân, tỉnh Tìm hiểu và đánh giá tiềm năng và cơ
Đồng Nai
hội phát triển KĐTX tại khu vực nghiên
cứu.
Từ dữ liệu phân tích chồng lớp hiện
trạng, đề xuất cấu trúc quy hoạch khơng
gian cho KĐT mới Long Tân ứng dụng
các tiêu chí của mơ hình KĐTX đã đưa

ra trong nghiên cứu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu:
6.1 Ý nghĩa lý luận:
Đề tài đưa ra thông điệp về vai trò và ý nghĩa của KĐTX trong kiến tạo các cộng
đồng dân cư đô thị xanh và sinh thái, hướng tới mục tiêu PTBV tại các đô thị lớn của
Việt Nam.
Đề tài đóng góp vào hệ thống lý luận chung về tính chất, nguyên tắc, và bộ tiêu
chí XÂY DỰNG mơ hình quy hoạch và phát triển KĐTX, là cơ sở cho những nghiên
cứu tiếp theo để hồn thiện mơ hình KĐTX hồn chỉnh trên lý thuyết và có thể áp
dụng vào thực tiễn.
Đồng thời, đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về xây dựng bộ tiêu chí/tiêu
chuẩn ĐÁNH GIÁ chất lượng các KĐTX tại Việt Nam trong tương lai.


23

6.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu của đề tài góp phần kiến tạo những không gian ở xanh, những cộng
đồng sống xanh, nhân văn và bền vững, hỗ trợ các nhà nghiên cứu, nhà phát triển đô
thị, kiến trúc sư, kỹ sư, các chuyên gia nhiều lĩnh vực… cùng với các nhà quản lý đô
thị trong xây dựng và quản lý một KĐTX trong thực tiễn
Đề tài là cơ sở thực tiễn cho các chiến lược xây dựng và phát triển các không gian
sống trong đô thị sau này theo hướng xanh và PTBV không chỉ cho KĐT mới Long
Tân (tỉnh Đồng Nai), mà còn cho các KĐT mới khác tại các thành phố của Việt Nam,
góp phần nâng cao chất lượng sống đô thị hướng tới mục tiêu PTBV trong bối cảnh
ứng phó và sống chung với BĐKH.
7. Cấu trúc luận văn:

Sơ đồ 0.1 Cấu trúc luận văn (Nguồn: học viên)



×