Tải bản đầy đủ (.pdf) (248 trang)

Quan hệ việt nam hoa kỳ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo (1975 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.66 MB, 248 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

TỐNG THỊ TÂN

QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ TRONG
LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO (1975-2015)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

TỐNG THỊ TÂN

QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ TRONG
LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO (1975-2015)
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9229013
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS VÕ VĂN SEN
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP
GS.TS NGUYỄN VĂN KIM
PGS.TS TRẦN THỊ THÁI HÀ


PHẢN BIỆN
PGS.TS NGÔ MINH OANH
PGS.TS NGUYỄN NGỌC DUNG
TS. NGUYỄN THỊ HOA PHƢỢNG

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2022


i
LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các tư
liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả
nghiên cứu của luận án chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu này.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022

Tác giả luận án


ii

LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Võ
Văn Sen là Thầy trực tiếp hướng dẫn tôi, luôn tận tâm chỉ bảo và động viên tơi hồn
thành luận án này.
Trong q trình học tập và thực hiện đề tài, tơi đã nhận được rất nhiều sự hỗ
trợ và hướng dẫn nhiệt tình của Q Thầy, Cơ trong Khoa Lịch sử và các Thầy, Cơ
ở Phịng Sau đại học cũng như các phòng ban chức năng thuộc Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – nơi
tơi đang theo học chương trình Nghiên cứu sinh ngành Lịch sử Việt Nam. Tơi xin
chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã ln
động viên, khích lệ và hỗ trợ tơi trong q trình làm luận án.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022

Tác giả luận án

TỐNG THỊ TÂN


iii
MỤC LỤC

DẪN LUẬN ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 3
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................3
3.3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................4

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu........................................ 5
5.1. Phương pháp luận .......................................................................................5
5.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................5


6. Nguồn tài liệu ............................................................................................ 6
7. Kết cấu của luận án ................................................................................... 7
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 8
1.1. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................... 8
1.1.1. Định nghĩa “Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo” ... 8
1.1.2. Mục tiêu của “Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo”. 8
1.1.3. Các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học ............ 8
1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ................................................................. 9
1.2.1. Những nghiên cứu về giáo dục Hoa Kỳ và ảnh hưởng đến Việt
Nam giai đoạn trước 1975 ........................................................................ 9
1.2.2. Những nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong đó có đề
cập về lĩnh vực hợp tác giáo dục đào tạo ............................................... 12
1.2.3. Những nghiên cứu đề cập trực tiếp đến quan hệ hợp tác giáo dục
đào tạo Việt Nam - Hoa Kỳ ..................................................................... 14
1.2.4. Nhóm các nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài ..................... 16
1.3. Các nghiên cứu ở nước ngoài............................................................... 20


iv
1.3.1. Các nghiên cứu về thực trạng nền giáo dục Việt Nam, Hoa Kỳ... 20
1.3.2. Những nghiên cứu về vai trò của nhân tố giáo dục trong mối quan
hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ............................................................................. 22
1.3.3. Những nghiên cứu đề cập đến hoạt động hợp tác giáo dục giữa
Việt Nam - Hoa Kỳ .................................................................................. 24
1.3.4. Nhóm các nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài ..................... 27
1.4. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài và những vấn đề cần
giải quyết đặt ra cho luận án ....................................................................... 29
1.4.1. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài ............................ 29
1.4.2. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu ......................... 31

Chƣơng 2. QUAN HỆ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VIỆT NAM - HOA KỲ
GIAI ĐOẠN 1975-1995................................................................................. 32
2.1. Những nhân tố tác động ....................................................................... 32
2.1.1. Quan hệ giáo dục đào tạo Việt Nam - Hoa Kỳ trước 1975 .......... 32
2.1.2. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trước khi “bình thường
hóa”......................................................................................................... 44
2.1.2.1. Chính sách chung ................................................................................44
2.1.2.2. Chính sách trong quan hệ giáo dục đào tạo .........................................49

2.1.3. Chính sách của Việt Nam đối với Hoa Kỳ trước khi “bình thường
hóa”......................................................................................................... 53
2.1.3.1. Chính sách chung ................................................................................53
2.1.3.2. Chính sách trong quan hệ giáo dục đào tạo .........................................58

2.2. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực giáo dục đào tạo giai đoạn 19751995 ............................................................................................................. 60
2.2.1. Những hoạt động tiêu biểu ............................................................ 60
2.2.1.1. Thông qua các Tổ chức phi chính phủ ................................................60
2.2.1.2. Quỹ học bổng Harvard - Yenching Institute .......................................64
2.2.1.3. Chương trình Fulbright ........................................................................66
2.2.1.4. Thơng qua ngoại giao nhân dân...........................................................69

2.2.2. Một số nhận xét ............................................................................. 72
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 73


v
Chƣơng 3. QUAN HỆ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VIỆT NAM - HOA KỲ
(1995-2015) ..................................................................................................... 76
3.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ giáo dục đào tạo Việt Nam - Hoa
Kỳ (1995-2015) ........................................................................................... 76

3.1.1. Bối cảnh tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh......................... 76
3.1.2. Vị thế của Hoa Kỳ ......................................................................... 80
3.1.3. Việt Nam - Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ .............................. 81
3.1.4. Chính sách của Việt Nam đối với Hoa Kỳ về quan hệ giáo dục đào
tạo ............................................................................................................ 85
3.1.5. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam về quan hệ giáo dục đào
tạo ............................................................................................................ 86
3.2. Quan hệ giáo dục đào tạo Việt Nam - Hoa Kỳ (1995-2007) ............... 90
3.2.1. Quỹ Ford ....................................................................................... 90
3.2.2. Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ............................... 93
3.2.3. Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) ..................................................... 95
3.2.4. Chương trình Fulbright .............................................................. 101
3.3. Quan hệ giáo dục đào tạo Việt Nam - Hoa Kỳ (2007-2015) ............. 103
3.3.1. Bối cảnh lịch sử........................................................................... 103
3.3.1.1. Xu hướng du học trên toàn thế giới ...................................................103
3.3.1.2. Quốc tế hóa giáo dục là xu thế trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
........................................................................................................................104
3.3.1.3. Giáo dục ngày càng gắn liền với tăng trưởng kinh tế quốc gia .........105
3.3.1.4. Hoa Kỳ xuất khẩu và đẩy mạnh các hoạt động quảng bá nền giáo dục
........................................................................................................................109
3.3.1.5. Việt Nam gia nhập WTO và ký kết GATS .......................................115
3.3.1.6. Nhu cầu nhập khẩu giáo dục của Việt Nam ......................................116

3.3.2. Những hoạt động tiêu biểu .......................................................... 120
3.3.2.1. Việt Nam - Hoa Kỳ tăng cường trao đổi, hợp tác trong lĩnh vực giáo
dục đại học ......................................................................................................120
3.3.2.2. Chương trình liên minh hỗ trợ giáo dục bậc đại học ngành kỹ thuật
(HEEAP) giai đoạn 2010-2018 ......................................................................123
3.3.2.3. Dự án thúc đẩy đào tạo Công tác xã hội (SWEEP) ...........................126



vi
3.3.2.4. Giáo dục khai phóng - Thành lập Trường Đại học Fulbright Việt Nam
(FUV) ..............................................................................................................128

Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 131
Chƣơng 4. ĐẶC ĐIỂM, THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA QUAN HỆ
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VIỆT NAM - HOA KỲ (1975-2015) ................. 133
4.1. Đặc điểm ............................................................................................ 133
4.1.1. Giáo dục đào tạo là nhân tố đi đầu, xun suốt trong q trình
hịa giải và hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia .................................. 133
4.1.2. Quan hệ giáo dục đào tạo Việt Nam - Hoa Kỳ chịu tác động của
quan hệ chính trị ................................................................................... 136
4.1.3. Quan hệ giáo dục đào tạo Việt Nam - Hoa Kỳ vừa mang tính hợp
tác vừa mang tính cạnh tranh ............................................................... 137
4.1.4. Quan hệ giáo dục đào tạo Việt Nam - Hoa Kỳ vừa mang tính phi
thương mại vừa mang tính thương mại................................................. 138
4.1.5. Quan hệ giáo dục đào tạo Việt Nam - Hoa Kỳ diễn ra chủ yếu
trong lĩnh vực GDĐH ........................................................................... 139
4.2. Thành tựu, hạn chế ............................................................................. 142
4.2.1. Thành tựu .................................................................................... 142
4.2.2. Hạn chế ....................................................................................... 145
Tiểu kết chương 4 ..................................................................................... 152
KẾT LUẬN .................................................................................................. 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 160
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 189
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1.

Viết tắt

Viết đầy đủ

ABET

Accreditation Board for Engineering and
Technology

2.

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

3.

APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương

4.

ASEAN


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

5.

AUD

Đồng đô-la Úc

6.

BGDĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

7.

BTA

Hiệp định thương mại Việt – Hoa Kỳ

8.

BTH

Bình thường hóa

9.

BUILD-IT


Dự án Liên minh Thúc đẩy Hợp tác Trường đại
học – Doanh nghiệp thông qua đổi mới và công
nghệ

10.

CNTT

Công nghệ thơng tin

11.

CTĐT

Chương trình đào tạo

12.

DVGD

Dịch vụ giáo dục

13.

ECA

The Bureau of Educational and Cultural Affairs

14.


FETP

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright


viii

15.

FUV

Trường Đại học Đại học Fulbright Việt Nam

16.

GATS

Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ

17.

GBP

Bảng Anh

18.

GDĐH

Giáo dục đại học


19.

GDĐT

Giáo dục và Đào tạo

20.

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

21.

HEEAP

Chương trình liên minh hỗ trợ giáo dục bậc đại
học ngành kỹ thuật

22.

HNQT

Hội nhập quốc tế

23.

HTGD


Hợp tác giáo dục

24.

HSBC

Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải

25.

HTQT

Hợp tác quốc tế

26.

HYI

Viện Harvard – Yenching

27.

IIE

Viện giáo dục quốc tế Hoa Kỳ

28.

IMF


Quỹ tiền tệ quốc tế

29.

IMPACT-MED

Dự án Liên minh nâng cao tiếp cận, Cải thiện
giáo trình và Phương pháp giảng dạy trong Đào
tạo y khoa và Phòng chống các bệnh dịch mới
nổi

30.

IVLP

International visitor leadership program


ix

31.

KHKT

Khoa học kỹ thuật

32.

KHXH & NV


Khoa học Xã hội & Nhân văn

33.

MIA

Missing in action

34.

MNVN

Miền Nam Việt Nam

35.

NAFSA

Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế

36.

NGO

Tổ chức Phi chính phủ

37.

NXB


NXB

38.

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

39.

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

40.

POW

Prisoners of war

41.

QHQT

Quan hệ quốc tế

42.

SĐH


Sau đại học

43.

SIU

Southern Illinois

44.

STEM

Special Technical and Economic Mission

45.

STEMM

Khoa học (Science), Công nghệ (Technology),
Kỹ thuật (Engineering), Toán (Mathematics) và
Medicine

46.

SV

Sinh viên

47.


SVHK

Sinh viên Hoa Kỳ


x

48.

SVQT

Sinh viên quốc tế

49.

SVVN

Sinh viên Việt Nam

50.

SWEEP

Dự án thúc đẩy đào tạo Công tác Xã hội

51.

TBCN

Tư bản chủ nghĩa


52.

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

53.

TW

Trung Ương

54.

UBND

Ủy ban Nhân dân

55.

UN

Liên Hợp Quốc

56.

UNESSCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của

Liên Hợp Quốc

57.

USAID

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ

58.

USD

Đồng đô-la Mỹ

59.

USIA

Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ

60.

USOM

United State Operations Mission

61.

VEF


Quỹ giáo dục Việt Nam

62.

VNCH

Việt Nam Cộng hòa

63.

VNHELP

Quỹ Y tế - Giáo dục - Văn hóa Việt Nam

64.

VOA

Đài tiếng nói Hoa Kỳ

65.

VULII

Vocational

and

University


Leadership


xi
Innovation Institute
66.

WB

Ngân hàng thế giới

67.

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

68.

WJC

Trung tâm William Joiner

69.

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

70.


XKDVGD

Xuất khẩu dịch vụ giáo dục

71.

YSEALI

Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á


1
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Hoa Kỳ là một “siêu cường” về giáo dục. Trong bảng xếp hạng năm 2016 của
Trung tâm đánh giá các trường đại học trên thế giới (Center for World University
Rankings - CWUR), Hoa Kỳ có đến 16/20 trường đại học hàng đầu trên thế giới
(CWUR, 2016). Chính vì vậy, nền giáo dục Hoa Kỳ được coi là một điển hình cho sự
thành cơng mà nhiều quốc gia trên thế giới hướng đến, trong đó có Việt Nam.
Nhà sử học Elizabeth M. Robbins (Mỹ) nhận xét, quan hệ Việt Nam – Hoa
Kỳ sau chiến tranh là quá trình đi từ “kẻ thù trở thành bạn bè thân thiết thông qua
các hoạt động trao đổi giáo dục”. 40 năm sau chiến tranh, quan hệ hợp tác về giáo dục
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã ghi nhận nhiều thành tựu. Ở giai đoạn 1975-1995, trong
bối cảnh quan hệ hai nước gần như bị “đóng băng” thì việc Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn
tiến hành các hoạt động trao đổi giáo dục đã cho thấy tầm quan trọng của hoạt động
này trong quan hệ hai nước. Năm 1986, Chính phủ Việt Nam tiến hành Đổi mới, chủ
trương hợp tác giáo dục (HTGD), đặc biệt là giáo dục đại học (GDĐH) với các
quốc gia có nền giáo dục phát triển. Thúc đẩy HTGD là một lĩnh vực mà Việt Nam
và Hoa Kỳ đều dành sự quan tâm và ít bị những trở ngại từ lịch sử quan hệ hai

nước. Giai đoạn 1995-2015, giáo dục nổi lên như là một trong những lĩnh vực hợp tác
trọng điểm, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, đưa quan quan hệ hai nước Việt
Nam - Hoa Kỳ bình thường hóa (BTH) và từng bước cải thiện từ sau năm 1995. Bên
cạnh đó, giáo dục cịn đóng vai trị trực tiếp trong việc thúc đẩy các hoạt động giao
lưu khác trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, khoa học cơng
nghệ, quốc phịng an ninh, chính sách nhân đạo giải quyết hậu quả chiến tranh…
Năm 2013, quan hệ hai quốc gia được nâng cấp lên thành đối tác toàn diện. Việt
Nam từ một quốc gia với số du học sinh khiêm tốn, năm học 2015-2016 đã vươn
lên đứng vị trí thứ 6 trong số những quốc gia và vùng lãnh thổ có đơng du học sinh
theo học tại Hoa Kỳ với 22.438 sinh viên (SV) (IIE, 2016).
Quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam – Hoa Kỳ nhận được nhiều sự quan tâm
từ các nhà nghiên cứu, riêng trong lĩnh vực HTGD giữa hai quốc gia đã có nhiều


2
cơng trình chun khảo, bài báo, đề tài khoa học, luận văn, luận án của nhiều tác giả
đề cập đến. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy nhiều nghiên cứu đi trước mới chỉ dừng lại
ở việc xem xét và đánh giá mối quan hệ hai nước nhìn từ một phía (Việt Nam), dẫn
đến thiếu tồn diện, thậm chí là chủ quan trong nhìn nhận, đánh giá. Thêm vào đó,
sự thiếu vắng những nghiên cứu sâu về quan hệ giáo dục giữa hai quốc gia, như một
đối tượng nghiên cứu độc lập, với phạm vi nghiên cứu đủ dài để phản ánh những
đặc trưng cơ bản của mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nhìn từ quan hệ hợp tác giáo
dục, là lý do để tác giả chọn đề tài Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong lĩnh vực giáo
dục đào tạo (1975-2015) làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành lịch sử Việt Nam cận
đại và hiện đại.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1 Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả mong muốn bổ sung một
nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn 19752015, một cách hệ thống và toàn diện, khái quát được những đặc điểm, thành tựu và
hạn chế của mối quan hệ giáo dục này trong 40 năm qua.

Luận án cũng có thể bổ khuyết cho các nghiên cứu về quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ một cách tổng thể và toàn diện trong bối cảnh những các cơng trình nghiên
cứu về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh quốc
phòng đã khá đa dạng và dầy dặn, trong khi các lĩnh vực văn hóa – xã hội, trong đó
có giáo dục, vẫn cịn hạn chế.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận án đề xuất một số khuyến nghị có thể góp phần thúc đẩy hơn nữa mối
quan hệ HTGD Việt Nam - Hoa Kỳ nói riêng, quan hệ giữa hai nước nói chung
trong giai đoạn sắp tới.


3
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án mô tả và phân tích một cách hệ thống và tồn diện mối quan hệ Việt
Nam - Hoa Kỳ trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn 1975-2015, từ đó rút ra được
những đặc điểm, thành tựu và hạn chế của mối quan hệ hợp tác này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, luận án cần thực hiện những nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Phục dựng khái quát quan hệ HTGD giữa hai quốc gia trong khoảng thời
gian 40 năm nhằm làm rõ sự chuyển biến trong mối quan hệ giữa hai nước Việt
Nam - Hoa Kỳ, từ đối thủ trở thành đối tác tồn diện (2013) thơng qua những tác
động của nhân tố giáo dục.
- Xác định những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nói chung
và trong lĩnh vực HTGD nói riêng; Nêu được thành tựu, đặc điểm, tính chất của
quan hệ giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ qua từng giai đoạn lịch sử; Đánh giá mức độ
ảnh hưởng của quan hệ giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ đối với các lĩnh vực quan hệ
khác của hai quốc gia; Nêu được những hạn chế và thách thức cũng như triển vọng
của mối quan hệ trên.
- Phân tích, làm rõ vai trị, những đóng góp của lĩnh vực giáo dục trong việc

hàn gắn vết thương chiến tranh, trong việc thúc đẩy tiến trình BTH, trong phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, tìm hiểu vai trị của giáo dục trong chính
sách ngoại giao nhân dân, trong lĩnh vực phát triển kinh tế của Hoa Kỳ…
3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo là gì? Đây
có phải là mối quan hệ phụ thuộc hay đây là mối quan hệ cộng sinh?


4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những sự kiện, vấn đề đặt ra trong quan hệ
Việt Nam - Hoa Kỳ trong lĩnh HTGDĐT giai đoạn 1975-2015, trong đó tập trung
nghiên cứu sâu về các hình thức HTGD giữa hai chính phủ thơng qua các cơ sở giáo
dục đại học giữa hai quốc gia.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: tác giả tập trung nghiên cứu các hoạt động trao đổi,
HTGDĐT trong quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, bao gồm các nội dung:
các hoạt động tài trợ cho giáo dục Việt Nam của Chính phủ Hoa Kỳ; Các hoạt động
liên kết đào tạo; Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tổ chức
hội nghị, hội thảo khoa học; Tư vấn, tài trợ, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang
thiết bị; Bồi dưỡng, trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người
học; Liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và
công nghệ; cung ứng CTĐT, trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào
tạo, khoa học và công nghệ.
Phạm vi thời gian: tác giả nghiên cứu các hoạt động HTGD Việt Nam - Hoa
Kỳ giai đoạn 1975-2015. Năm 1975 là thời điểm kết thúc của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, cũng là lúc Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành cấm vận toàn diện Việt
Nam. Năm 2015 là năm hai nước kỷ niệm 20 năm BTH quan hệ.
Luận án nghiên cứu quan hệ giáo dục đào tạo giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

trong khoảng thời gian 40 năm. Trong khoảng thời gian này tác giả chia thành 3 giai
đoạn nhỏ để nghiên cứu: giai đoạn từ 1975-1995; từ 1995-2007 và từ 2007-2015.
Mốc năm 1995 gắn liền với sự kiện bước ngoặt trong quan hệ hai nước, từ mối quan
hệ nguội lạnh thì hai quốc gia đã chính thức BTH quan hệ trong lĩnh vực ngoại giao
và sau đó là lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực liên quan khác. Năm 2007 là mốc mở
đầu ghi dấu cho giai đoạn phát triển vượt bậc trong quan hệ giáo dục đào tạo giữa
hai nước khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO đã tạo hành lang pháp lý để cho Việt


5
Nam thực hiện các cam kết trong GATS, từ đó phát triển số lượng sinh viên đi học
ở Hoa Kỳ và ngược lại, cũng như tạo hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục của
Việt Nam thực hiện các CTĐT liên kết với nước ngồi (trong đó có Hoa Kỳ) và tạo
hành lang pháp lý cho các cơ sở giáo dục của Hoa Kỳ đổ bộ vào đầu tư trực tiếp tại
Việt Nam.
Phạm vi không gian: Các hoạt động trao đổi giáo dục được triển khai trong
không gian của hai quốc gia Việt Nam, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do mối quan hệ Việt
Nam - Hoa Kỳ chịu sự chi phối và tác động mạnh của tình hình khu vực và thế giới
nên luận án cũng sẽ đề cập đến một số nhân tố bên ngồi khơng gian hai nước có
tác động đến chính sách HTGD của hai quốc gia.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nội dung nghiên cứu của luận án được tiếp cận theo phương pháp luận của
chủ nghĩa Marx – Lenin, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ
Việt Nam về giáo dục, về hợp tác quốc tế (HTQT).
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án, tác giả sử dụng hai phương pháp cơ bản của Khoa học
lịch sử, đó là:
- Phương pháp lịch sử để xem xét sự ra đời các sự kiện và các vấn đề qua
các giai đoạn cụ thể. Phương pháp lịch sử giúp tác giả nghiên cứu và trình bày nội

dung mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong lĩnh vực HTGD qua từng giai đoạn cụ
thể, gắn với bối cảnh thực tế của Việt Nam, Hoa Kỳ và sự chuyển biến của tình hình
thế giới; làm rõ các sự kiện, vấn đề lịch sử trên cơ sở sưu tầm, chọn lọc, so sánh, đối
chiếu, xử lý các nguồn tài liệu theo tiến trình lịch sử.
- Phương pháp logic (cụ thể là thao tác phân tích, khái quát) trong quá trình
thực hiện đề tài. Phương pháp này giúp nghiên cứu các hiện tượng trong hình thức
tổng quát nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng chung trong sự vận động của khách
thể nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này nhằm tìm ra bản chất, những đặc trưng


6
nổi bật trong mối quan hệ giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; đồng thời phân tích,
lý giải những tiền đề, điều kiện đưa đến sự phát triển trong quan hệ giữa hai quốc
gia cũng như ảnh hưởng của mối quan hệ trên đối với những lĩnh vực khác như kinh
tế, chính trị…
Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phương pháp liên ngành, sử dụng các thao
tác nghiên cứu của một số ngành khoa học xã hội và nhân văn có liên quan như: quan
hệ quốc tế, kinh tế học, giáo dục học, xã hội học… nhằm làm nổi bật vấn đề sự kiện
cần nghiên cứu.
6. Nguồn tài liệu
Để nghiên cứu luận án này, chúng tôi dựa vào các nguồn tài liệu chính sau:
- Tài liệu trong nước:
+ Các tư liệu được khai thác từ Văn kiện Đảng giai đoạn từ 1975-2015; tài liệu
của Bộ Ngoại giao Việt Nam; tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) Việt
Nam; tài liệu của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), Quỹ Ford, Quỹ Fullbright Việt
Nam, Ngân hàng thế giới (WB)…
+ Sách, báo, tạp chí, kỷ yếu, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học…
viết về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nói chung, về tiến trình BTH quan hệ Việt Nam
- Hoa Kỳ; các tài liệu nói về các hoạt động, thành tựu trong trao đổi giáo dục Việt
Nam - Hoa Kỳ chủ yếu giai đoạn từ năm 1995-2010.

+ Các bài báo nghiên cứu về nền giáo dục Hoa Kỳ; những báo cáo nghiên cứu
khoa học về thực trạng nền giáo dục Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị để đổi
mới, phát triển giáo dục Việt Nam, đặc biệt là GDĐH; các báo cáo thống kê, phân
tích về thị trường giáo dục Việt Nam; đề tài cấp bộ về việc nghiên cứu phát triển
mối quan hệ HTGD quốc tế giữa các trường đại học Việt Nam - Hoa Kỳ; các nghiên
cứu nói về cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ và ảnh hưởng của cộng đồng này
trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia trong giai đoạn từ năm 1995 đến
nay; các tài liệu nói về sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO) của Hoa Kỳ
đối với Việt Nam, trong đó có sự hỗ trợ cho giáo dục Việt Nam; tài liệu khai thác
trên internet.


7
- Tài liệu nước ngoài:
+ Các tài liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (United States Department of State);
Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (Library of Congress); Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (U.S.
Department of Education); Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ
(Center for Stratergic and International Studies); Cơ quan Quốc hội Hoa Kỳ nghiên
cứu về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn trước và sau BTH quan hệ; tài liệu
trên trang web của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, bao gồm: các thơng cáo báo chí
của Nhà Trắng, các bài phát biểu của tổng thống, bộ trưởng ngoại giao, Đại sứ về
mối quan hệ hai nước nói chung và quan hệ HTGD nói riêng; Cơ quan phát triển
quốc tế Hoa Kỳ (USAID); Bộ Thương mại Hoa Kỳ; tài liệu của IIE phối hợp với Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ xuất bản hằng năm dưới dạng tạp chí tên Open Doors…
+ Các bài báo đăng trên các tạp chí uy tín quốc tế như: International Higher
Education, Foreign Policy Magazine Procedia - Social and Behavioral Sciences,
Forbes, Brookings, ACU, Asian Survey, The Aspen Institute, SEAMEO Forum, The
Chronicle of Higher Education, International Educator…
+ Luận án của các tác giả là người Mỹ nghiên cứu về hiện trạng nền giáo dục
Việt Nam; về khủng hoảng của GDĐH Việt Nam và nhu cầu cần phải đổi mới; về

vai trò của giáo dục trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam...
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Dẫn luận, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục,
nội dung chính của luận án được chia thành 4 chương
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2. Quan hệ giáo dục đào tạo Việt Nam – Hoa Kỳ (1975-1995)
Chƣơng 3. Quan hệ giáo dục đào tạo Việt Nam - Hoa Kỳ (1995-2015)
Chƣơng 4. Đặc điểm, thành tựu và hạn chế của quan hệ giáo dục đào tạo Việt
Nam – Hoa Kỳ (1975-2015)


8
Chƣơng 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Định nghĩa “Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo”
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo trong nghiên cứu này được hiểu
là hoạt động liên kết, phối hợp đào tạo, giáo dục giữa nhiều nước hoặc vùng lãnh
thổ trên thế giới để thúc đẩy sự phát triển về chất và lượng của giáo dục.
1.1.2. Mục tiêu của “Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo”
Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả xác định mục tiêu của hoạt động hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo dựa trên quan điểm của Nhà nước Việt
Nam, cụ thể là giáo dục đại học1. Theo đó, Điều 43 của Luật giáo dục đại học Việt
Nam (năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2014) thì mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế
nhằm: 1) Nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo hướng hiện đại, tiếp cận nền
giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; 2. Tạo điều kiện để cơ sở
giáo dục đại học phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất
lượng cao, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước (Luật giáo
dục đại học, trang 65, 2015)
1.1.3. Các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học

Cũng theo quan điểm nêu trên, các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục
đại học bao gồm:
1. Liên kết đào tạo.
2. Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại
Việt Nam.

1

Các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đang diễn ra mạnh ở bậc đại học và sau đại
học, chính vì vậy Luật giáo dục Việt Nam cũng như Luật Giáo dục đại học Việt Nam đã nêu rõ ràng về mục
tiêu cũng như các hình thức hợp tác quốc tế trong các cơ sở giáo dục đại học. Đối với lĩnh vực giáo dục phổ
thơng thì Luật giáo dục Việt Nam hiện chưa có hướng dẫn về hình thức cũng như các hoạt động liên kết giáo
dục đào tạo quốc tế.


9
3. Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tổ chức hội nghị,
hội thảo khoa học.
4. Tư vấn, tài trợ, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị.
5. Bồi dưỡng, trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học.
6. Liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và
công nghệ; cung ứng CTĐT; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào
tạo, khoa học và công nghệ.
7. Tham gia các tổ chức giáo dục, khoa học, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế.
8. Mở văn phòng đại diện cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam ở nước ngồi.
9. Các hình thức hợp tác khác theo quy định của pháp luật (Điều 44 Luật giáo
dục đại học).
1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc
1.2.1. Những nghiên cứu về giáo dục Hoa Kỳ và ảnh hưởng đến Việt Nam giai
đoạn trước 1975

Các cơng trình nghiên cứu về giáo dục Hoa Kỳ và ảnh hưởng của giáo dục
Hoa Kỳ đến Việt Nam giai đoạn trước 1975 có thể chia làm hai giai đoạn: cơng
trình được viết trước và sau năm 1975.
Giai đoạn trước năm 1975 ở miền Nam có các bài viết về ảnh hưởng của
giáo dục Hoa Kỳ lên nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam (giáo dục Việt Nam Cộng
hịa) trên các tạp chí như: Tạp chí Bách khoa; Tạp chí Tư tưởng (Viện Đại học Vạn
Hạnh); Tạp chí Đại học (Viện Đại học Huế)… Các bài viết về giáo dục Việt Nam
Cộng Hòa (VNCH) trên các tạp chí trên được coi như những cơng trình khảo cứu
sớm nhất về GDĐH thời VNCH.
Bên cạnh các bài viết trên các tạp chí, các cơng trình nghiên cứu về giáo dục
VNCH còn xuất hiện trên một số chuyên khảo của một số giảng viên các trường đại
học miền Nam như Văn hóa giáo dục miền Nam Việt Nam đi về đâu? của guyễn Duy
Cần (NXB Nam Hà, 1970); Xây dựng và phát triển văn hóa giáo dục của Nguyễn


10
Khắc Hoạch (NXB Lửa Thiêng, 1971); Đỗ Bá Khê với các nghiên cứu đăng trên tạp
chí như: “Đại học Cộng đồng” (Tập san Phát triển Xã hội 6 (1972), trang 47-55);
“Vai trò của đại học Cộng đồng tại Việt Nam” (Tạp chí Tư Tưởng 45 (1974), trang
31-56), phân tích về thực trạng của giáo dục kỹ thuật ở miền Nam, từ đó đưa ra
những đề xuất về một mơ hình đại học cộng đồng theo mẫu hình của Hoa Kỳ.
Ở miền Bắc, có một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành
giai đoạn trước năm 1975 như: “Nền giáo dục phản động của Mỹ ngụy ở miền Nam
Việt Nam” của Tơ Minh Trung (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 114, 1968); “Xã hội
và văn hóa thành thị miền Nam Việt Nam dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân
mới Hoa Kỳ” của Lê Văn Hảo (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 119, 1969); “Nền
giáo dục đại học thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam trước ngày giải
phóng” của Trần Ngọc Định (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 165, 1975)... Nội dung
chính các tác giả đề cập trong những cơng trình này là chỉ ra những khủng hoảng,
ảnh hưởng tiêu cực của nền giáo dục Mỹ, các phong trào đấu tranh của học sinh, SV

miền Nam chống lại những ảnh hưởng tiêu cực này…
Nhìn chung, nhóm các cơng trình nghiên cứu về nền giáo dục VNCH giai
đoạn trước năm 1975 nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của nền giáo dục Hoa Kỳ đến
nền giáo dục VNCH. Các cơng trình trên ra đời trong giai đoạn kháng chiến chống
Mỹ (1954-1975) nên chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử. Trong khi các tác giả
miền Nam nhìn nhận nhiều khía cạnh ảnh hưởng tích cực của văn hóa, giáo dục Mỹ,
đưa ra những giải pháp, đề xuất để phát triển theo mô hình GDĐH của Mỹ thì các
tác giả ở miền Bắc lại có quan điểm ngược lại hồn tồn khi tập trung vào những
yếu tố tiêu cực của nền giáo dục Mỹ. Chính vì vậy, một số nhận định trong những
cơng trình trên cần được xem xét thêm để có cái nhìn thỏa đáng.
Từ sau năm 1975 đến trước thời kỳ “Đổi mới”, một số tác giả đã dành sự quan
tâm đến nền giáo dục ở miền Nam trước năm 1975 một cách tồn diện hơn. Có thể kể
đến: Long Điền với “Tổ chức hoạt động của cơ quan USAID1 trong lãnh vực giáo
dục thực dân mới ở MNVN trước đây” (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (2), 1977); Viện
1

United States Agency for International Development.


11
Khoa học Giáo dục với “Tìm hiểu chính sách giáo dục thực dân mới ở miền Nam Việt
Nam và tác hại của nó” (2 tập, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1980); Phong Hiền
với “Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam: khía cạnh tư tưởng và
văn hóa, 1954-1975” (NXB Thơng tin Lý luận, 1984); Lữ Phương với Cuộc xâm
lăng về văn hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam (NXB Văn hóa,
1985)… Trong các cơng trình trên, các tác giả thiên về phân tích những mặt trái của
giáo dục MNVN, coi nền giáo dục này mang đậm màu sắc “thực dân mới”. Mặc dù
vậy, các tác giả cũng không phủ định sạch trơn những yếu tố tích cực của nền giáo
dục này như những nghiên cứu trong giai đoạn trước 1975.
Tháng 7-2014, một chuyên đề nghiên cứu công phu về giáo dục miền Nam

(1954-1975) được tập hợp và đăng trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, Huế, số 78. Trong chun đề này, có một số bài phân tích rất sâu như: “Giáo dục miền Nam
Việt Nam (1954-1975) trên con đường xây dựng và phát triển của Trần Văn Chánh;
“Giáo dục tiểu học và trung học ở miền Nam Việt Nam (1954-1975 của Cao Văn
Thức; “Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền
Bắc của Việt Nam” của Vương Trí Nhàn; “Nhìn lại nền giáo dục miền Nam Việt
Nam (1954-1975)” của Châu Trọng Ngơ; “Mơ hình sách giáo khoa Việt ngữ bậc
Tiểu học ở miền Nam trước năm 1975” của Nguyễn Thị Ly Kha; “Chương trình
giáo dục và sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng hòa” của Trần Văn Chánh; “Học và
dạy học thời Việt Nam Cộng hòa của Dương Văn Ba; “Giáo dục tư nhân ở miền
Nam trước 1975 qua bản Quy chế Tư thục của Trần Văn Chánh; “Viện Đại học Sài
Gòn và các trường trực thuộc” của Khánh Uyên; “Vấn đề địa phương hóa giáo dục
tại miền Nam trước năm 1975” của Nguyễn Duy Chính; “Nền giáo dục đại học ở
miền Nam Việt Nam trước 1975 của Nguyễn Văn Nhật… Các bài viết trên ra đời
trong giai đoạn gần đây nên quan điểm của các tác giả không bị chi phối bởi cuộc
kháng chiến chống Mỹ, các tác giả đã tập trung vào từng vấn đề nghiên cứu, nhìn
nhận lại một cách tồn diện và khách quan hơn, có những đánh giá thấu đáo hơn, về
những thành tựu cũng như hạn chế của nền giáo dục MNVN.


12
1.2.2. Những nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong đó có đề cập về
lĩnh vực hợp tác giáo dục đào tạo
Các cơng trình nghiên cứu về lịch sử ngoại giao của Việt Nam có đề cập trực
tiếp hoặc gián tiếp đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn trước và sau khi BTH
như: 50 năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995 của Lưu Văn Lợi (NXB Công an
nhân dân, 1998); Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới 1975 - 2002,
do Vũ Dương Huân chủ biên (Học viện Quan hệ quốc tế, 2002); Quan hệ quốc tế và
chính sách đối ngoại Việt Nam hiện nay của Trình Mưu - Nguyễn Hồng Giáp đồng
chủ biên (NXB Lý luận chính trị, 2003); Q trình triển khai thực hiện chính sách
đối ngoại của Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam của Trình Mưu - Nguyễn Thế

Lực - Nguyễn Hoàng Giáp đồng chủ biên (NXB Lý luận chính trị, 2003)… Các
cơng trình trên ít nhiều có đề cập đến thành tựu ngoại giao của Chính phủ Việt Nam
với Hoa Kỳ khi coi ngoại giao trong lĩnh vực giáo dục là một kênh đối thoại phi
chính thức, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển con người và phát
triển kinh tế đất nước.
Các nghiên cứu về lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ cũng khá đa dạng. Có
thể kể đến:
- Cơng trình Quan hệ Việt - Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh (1990-2000) của
tác giả Lê Văn Quang (NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005) đã
xem xét quan hệ Việt - Mỹ theo góc độ lịch sử, chủ yếu đề cập một cách có hệ
thống về các bước phát triển của quan hệ Việt - Mỹ từ trước khi nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ra đời đến những năm 2000.
- Tác phẩm Việt Nam - Mỹ: Quan hệ kinh tế của Đỗ Đức Định đề cập đến
khía cạnh kinh tế trong quan hệ giữa hai nước giai đoạn 1954-2000 (NXB Thế giới,
2000).
- Cơng trình Việt Nam - Hoa Kỳ: Thực trạng và triển vọng của tác giả Trần
Nam Tiến (NXB Thông tin và truyền thông, 2010) đã phác họa một cách hệ thống
lịch sử 10 năm BTH quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, từ năm 1995-2005. Bên


×