“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
PHẦN GIỚI THIỆU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì
vậy, việc đảm bảo đủ số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm
rất quan trọng trong mỗi cơ quan, tổ chức. Việt Nam được thế giới đánh giá là có
lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi
lao động khá dồi dào. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để đất nước ta thực hiện
thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Đại
hội Đảng XI thông qua ngày 16/2/2011.
Đối với Việt Nam, khi làm chiến lược phát triển kinh tế thường không song
hành với chiến lược phát triển nhân lực. Đây là một hạn chế lớn, ảnh hưởng đến
phát triển nguồn nhân lực nước ta. Và hệ quả của cách làm này cho thấy, dù chi tiêu
cho giáo dục chiếm tỷ trọng lớn của GDP nhưng nguồn nhân lực vẫn không có bước
đột phá, các chiến lược phát triển kinh tế không có đủ nguồn nhân lực cần thiết để
thực hiện. Theo Phó giáo sư – Tiến Sĩ Đức Vượng (Viện trưởng Viện Khoa học
nghiên cứu nhân tài - nhân lực Việt Nam) đã khẳng định “nếu không làm tốt vấn đề
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, thì khó lòng đạt được mục tiêu đến
năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Hiện nay, Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 85.000 cơ sở sản xuất, khu
công nghiệp, thu hút 300.000 lao động làm việc. Tuy nhiên, toàn vùng chỉ giải quyết
được việc làm cho khoản 170.000 người. Theo tiến sĩ Bùi Thị Thanh (Trường Đại
học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh) nhận định: “Môi trường làm việc, chính sách
đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân tài của Đồng bằng Sông Cửu
Long, chậm cải thiện, chưa đủ mạnh và thiếu đồng bộ giữa các địa phương nên
không tạo ra các điều kiện cần thiết kích thích phát triển và thu hút nguồn nhân lực.
Điều đó dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám sang các vùng khác như Thành phố
Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ”.
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 1 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của những vấn đề trên nên việc
Phân tích “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu
Long” là vấn đề cần được nghiên cứu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu
Long. Từ đó tìm ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đồng bằng Sông Cửu Long.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam.
- Phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đồng bằng Sông Cửu
Long.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đồng bằng Sông Cửu Long
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi về không gian và đối tượng nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu
của đề tài chủ yếu là nguồn nhân lực có trình độ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
3.2. Phạm vi về thời gian
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thống kê trong năm 2010, 2011 và 2012 về
thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam.
3.3. Phạm vi về nội dung
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 2 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
Do thực hiện trong thời gian ngắn, nên đề tài chỉ tập trung vào việc phân tích
thực trạng nguồn nhân lực tại Đồng bằng Sông Cửu Long.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Do hạn chế về thời gian nên đề tài không sử dụng số liệu sơ cấp mà chỉ sử
dụng số liệu thứ cấp. Các số liệu thứ cấp này được thu thập trên Internet, các trang
web, các bài báo và tạp chí chuyên ngành,…
4.2. Phương pháp phân tích
Dùng phương pháp thống kê và mô tả để biết được thực trạng nguồn nhân lực
Việt Nam nói chung và thực trạng nguồn nhân lực tại Đồng bằng Sông Cửu Long
nói riêng.
Từ mô tả và phân tích trên sử dụng phương pháp suy luận để đề ra các giải
pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác thu hút nguồn nhân lực có trình độ,
góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu Long.
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 3 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 KHÁI NIỆM NGUỒN NHÂN LỰC
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển
kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong
các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định
trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một
nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng
không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó
thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngày nay trong công cuộc
hội nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt
Nam có truyền thông yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có
khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất -
nguồn năng lực nội sinh. Vậy nguồn nhân lực là gì?
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực:
- Dưới dưới góc độ của Kinh tế Chính trị: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực
và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó
kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch
sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu
hiện tại và tương lai của đất nước.
- Theo Liên Hợp Quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng,
kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển
của mỗi cá nhân và của đất nước”.
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 4 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
- Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao
gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn
lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn
tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.
Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng. Số lượng
nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân
lực. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân
số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc
độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ dân số và
nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian nhất định (vì đến lúc đó con người
muốn phát triển đầy đủ, mới có khả năng lao động).
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một
nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển
Nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển
các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho
sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tinh
chiến lược , là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững.
Phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia: chính là sự biến đổi về số lượng
và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh
thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực . Nói
một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử
dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản
thân mỗi con người.
1.2. NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một người
lao động cụ thể có trình độ lành nghề ( về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành
nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định
(Đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề. Giữa chất lượng
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 5 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nói đến chất lượng nguồn nhân lực là
muốn nói đến tổng thể nguồn nhân lực của một quốc gia, trong đó nguồn nhân lực
chất lượng cao là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh tuý nhất, có
chất lượng nhất. Bởi vậy, khi bàn về nguồn nhân lực chất lượng cao không thể
không đặt nó trong tổng thể vấn đề chất lượng nguồn nhân lực nói chung của một
đất nước. Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu
cầu của thị trường ( yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có
kiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm,
làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm
với công việc.
Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao phải là những con người phát triển cả
về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị- xã hội, về
đạo đức, tình cảm trong sáng. Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể không cần
đông về số lượng, nhưng phải đi vào thực chất.
Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri
thức và trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt
là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định của nó. Các
lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh
và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát
triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó động
lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người,
đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là những con người được đầu tư phát
triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở
thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực”. Bởi trong bối cảnh thế giới có
nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc về những người có
năng lực thực sự.
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 6 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
1.3. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Mối quan hệ giữa nguồn lao động với phát triển kinh tế thì nguồn lao động
luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực
để phát triển kinh tế.
Theo nhà kinh tế người Anh , William Petty cho rằng lao động là cha, đất đai
là mẹ của mọi của cải vật chất; Các-Mác cho rằng con người là yếu tố số một của
lực lượng sản xuất. Trong truyền thống Việt Nam xác định “Hiền tài là nguyên khí
của quốc gia”. Nhà tương lai Mỹ Avill Toffer nhấn mạnh vai trò của lao động tri
thức, theo ông ta “Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; Chỉ có trí tuệ
của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”.
Thứ nhất là, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định quá
trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn nhân lực, nguồn lao động là
nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác.
Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa
học công nghệ,… có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó nguồn nhân
lực được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí
tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai
thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố
có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có
hiệu quả. Vì vậy, con người với tư cách là nguồn nhân lực, là chủ thể sáng tạo, là
yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính
quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày nay một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện thiên nhiên
không mấy thuận lợi nhưng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền
vững nếu hội đủ bốn điều kiện :
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 7 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
+ Một là, quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn.
+ Hai là, quốc gia đó biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó.
+ Ba là, quốc gia đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao và đông đảo.
+ Bốn là, quốc gia đó có các nhà doanh nghiệp tài ba.
Thứ hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết
định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là quá trình chuyển
đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao
động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào
tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại
nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta đó là một quá trình tất
yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộ chủ nghĩa. Khi đất nước ta
đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri
thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển bền vững. Đảng ta đã
xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự
phát triển nhanh và bền vững.
Thứ ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách
tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước nhằm phát triển bền vững.
Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là
nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn.
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 8 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
Chương 2
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ CAO
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO Ở VIỆT NAM
2.1.1 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, dân số Việt Nam vào năm 2010 là 86,82
triệu người. Đến năm 2011, dân số nước ta tăng thêm 1,06% so với năm 2010, đạt
87,84 triệu người. Dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người,
tăng 1,06% so với năm 2011.
Bảng 1. DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012
ĐVT: Triệu người
Dân số
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
2011-2010 2012-2011
+/- Tỷ lệ % +/- Tỷ lệ %
Theo Giới tính 86,93 87,84 88,78 0,91 1,05 0,94 1,07
Nam 42,99 43,44 43,92 0,45 1,05 0,48 1,10
Nữ 43,94 44,40 44,86 0,46 1,05 0,46 1,04
Theo Khu Vực 86,93 87,84 88,78 0,91 1,05 0,94 1,07
Thành thị 26,51 27,89 28,81 1,38 5,21 0,92 3,30
Nông thôn 60,42 59,95 59,97 -0,47 -0,78 0,02 0,03
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Phân theo giới tính: Dân số nam năm 2011 là 43,44 triệu người, tăng 1,05% và
dân số nữ năm 2011 là 40,44 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2010. Đến năm
2012, dân số nam 43,92 triệu người, tăng 1,10%; dân số nữ 44,86 triệu người tăng
1,04%. Nhìn chung, tốc độ gia tăng dân số nam cao hơn tốc độ gia tăng dân số nữ
trong giai đoạn 2010 – 2012.
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 9 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
Xét theo khu vực: Trong tổng dân số cả nước năm 2011, dân số khu vực thành
thị là 27,89 triệu người, tăng 1,38% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là
59,95 triệu người, giảm 0,47%. Tuy nhiên, dân số ở cả hai khu vực đều tăng trong
năm 2012. Dân số khu vực thành thị tăng 3,30% so với năm 2011, đạt mức 28,81
triệu người. Dân số khu vực nông thôn cũng tăng thêm nhưng với tỷ lệ thấp là
0,03% so với năm 2011 và đạt 59,97 triệu người
Theo tính toán của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, đến giữa thế kỷ XXI, dân số
Việt Nam (VN) có thể đạt ngưỡng 100 triệu người [10, Tr 1]. Ngân hàng thế giới
(WB) đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay đạt 3,79 điểm
(thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng.
Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực VN đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế VN xếp thứ 73/133 nước được xếp hạng [10, Tr1]. Tuổi thọ trung
bình của người VN hiện nay là 75 tuổi.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên và lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc có xu hướng tăng qua các năm. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011
là 51,40 triệu người, tăng 1,96% so với năm 2010. Trong năm 2012, lực lượng lao
động từ 15 tuổi trở lên đã tăng thêm 1,18 triệu người, tương đương 2,30%, đẩy con
số này lên 52,58 triệu người.
Bảng 2. LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012
ĐVT: Triệu người
Lực lượng
lao động
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
2011-2010 2012-2011
+/- Tỷ lệ % +/- Tỷ lệ %
Lực lượng lao động từ
15 tuổi trở lên
50,41 51,40 52,58 0,99 1,96 1,18 2,30
Lao động từ 15 tuổi
trở lên đang làm việc
49,05 50,34 51,69 1,29 2,63 1,35 2,68
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 10 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Tương tự, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2011 là 50,34 triệu
người, tăng 2,63% so với năm 2010. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012
là 51,69 triệu người, tăng 2,26% so với năm 2011.
Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc biến động với tỷ lệ thấp. Xét
theo thành phần kinh tế, lực lượng lao động khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng
cao nhất, tăng từ 86,06% năm 2010 lên 86,30% năm 2012; Cơ cấu lao động khu vực
nhà nước có xu hướng giảm tăng trong năm 2011 từ 10,42% năm 2010 lên 10,43%
năm 2011 và giảm trong năm 2012 xuống còn 10,39%; Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài chiếm tỷ trọng thấp nhất và giảm dần qua các năm, từ năm 2010 là 3,53%
giảm xuống còn 3,31% năm 2012. Phân theo ngành kinh tế, lĩnh vực nông lâm
nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng giảm dần qua các năm,
từ năm 2010 là 49,50% xuống 47,49% năm 2012; lĩnh vực dịch vụ tăng từ 29,54%
năm 2010 lên 31,40 % năm 2012. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng tăng dần
qua 3 năm từ 20,96% năm 2010 lên 21,11% năm 2012.
Bảng 3. CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN
ĐANG LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
ĐVT: %
Năm 2010 2011 2012
Theo thành phần kinh tế 100,00 100,00 100,00
Nhà nước 10,42 10,43 10,39
Ngoài nhà nước 86,06 86,20 86,30
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3,53 3,38 3,31
Theo ngành kinh tế 100,00 100,00 100,00
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 49,50 48,39 47,49
Công nghiệp và xây dựng 20,96 21,28 21,11
Dịch vụ 29,54 30,33 31,40
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Số liệu từ Điều tra biến động dân số năm 2011 của Tổng cục Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình cho thấy, số lượng người cao tuổi đang tăng nhanh hơn bất kỳ
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 11 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
nhóm dân số nào khác nên chỉ số già hóa cũng gia tăng nhanh chóng, trong khi đó tỷ
số hỗ trợ tiềm năng lại giảm đáng kể [20, Tr1].
Thời gian để VN chuyển đổi từ cơ cấu dân số già hóa sang cơ cấu dân số già sẽ
ngắn hơn nhiều so với tăng trưởng kinh tế cũng như các chương trình an sinh xã hội
cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm dân số cao tuổi được coi là nhóm thiệt
thòi và dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, hơn 39% người cao tuổi VN vẫn đang làm
việc.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi và tỷ lệ thiếu việc làm của lao
động trong độ tuổi của VN giai đoạn 2010-2012 có chiều hướng giảm dần qua các
năm, đây là một dấu hiệu tích cực của thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của lao
động trong độ tuổi năm đã giảm từ 2,88% năm 2010 xuống 1,99% năm 2012. Tỷ lệ
thất nghiệp ở khu vực thành thị luôn cao hơn ở khu vực nông thôn. Trong đó, khu
vực thành thị giảm từ 4,29% năm 2010 xuống 3,25% năm 2012 và khu vực nông
thôn giảm từ 2,30% năm 2010 xuống 1,42% năm 2012. Tỷ lệ thiếu việc làm năm
2012 của lao động trong độ tuổi là 2,80%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực
nông thôn là 3,35%, thấp hơn so với tỷ lệ lao động thiếu việc làm năm 2010 (các tỷ lệ
tương ứng năm 2009 là: 3,57%, 1,82%, 4,26%). Ngược lại với tỷ lệ lao động thất
nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn cao hơn
khu vực thành thị.
Bảng 4. TỶ LỆ LAO ĐỘNG THẤT NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC LÀM
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012
ĐVT: %
Năm 2010 2011 2012
Tỷ lệ lao động thất nghiệp 2,88 2,27 1,99
Thành thị 4,29 3,60 3,25
Nông thôn 2,30 1,71 1,42
Tỷ lệ lao động thếu việc làm 3,57 3,34 2,80
Thành thị 1,82 1,82 1,58
Nông thôn 4,26 3,96 3,35
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 12 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
Theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 22-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ,
về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực VN giai đoạn 2011-2020 [6, Tr1],
thì trong 10 năm tới cần tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế với
cơ cấu hợp lý. Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015 là khoảng 30,5 triệu người
(chiếm khoảng 55,0% trong tổng số 55 triệu người làm việc trong nền kinh tế đất
nước) và năm 2020, có khoảng gần 44 triệu người (chiếm khoảng 70,0% trong tổng
số gần 63 triệu người làm việc trong nền kinh tế). Trong tổng số nhân lực qua đào
tạo, số nhân lực đào tạo qua hệ thống dạy nghề đến năm 2015 có khoảng 23,5 triệu
người (tăng 77%). Đến năm 2020 có khoảng 34,4 triệu người (bằng 78,5%). Số nhân
lực đào tạo qua hệ thống giáo dục - đào tạo đến năm 2015 có khoảng 7 triệu người
(bằng 23%), đến năm 2020 có khoảng 9,4 triệu người (bằng 21,5%).
2.1.2. Hiện tượng chảy máu chất xám
Chảy máu chất xám (tiếng Anh: human capital flight hoặc brain drain) là thuật
ngữ dùng để chỉ vấn đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ
thuật từ một nước qua những nước khác.
Hiện nay, Chảy máu chất xám còn là cụm từ dùng để chỉ những người không
thỏa mãn với môi trường làm việc, muốn tìm cơ hội thăng tiến và cống hiến ở một
công ty mới. Việc giữ chân nhân viên giỏi đang là một vấn đề nhức nhối đối với
nhiều doanh nghiệp, nhất là những ngành yêu cầu trình độ cao.
Xuất phát từ ước mơ thoát nghèo, lao động kĩ thuật cao thường có xu hướng
học tập và làm việc ở môi trường được kỳ vọng là thuận lợi nhất. Từ đó, hiện tượng
chảy máu chất xám ở các nước nghèo và đang phát triển lại càng đáng quan ngại
hơn.
Theo thống kê của Trang Di cư (Bộ Ngoại giao VN) [25, Tr 1] thì cộng đồng
Việt ở nước ngoài đã tăng hơn 4 triệu người, đang học tập, sinh sống và làm việc
trên 103 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nếu chỉ nhìn trong ngắn hạn thì điều này đồng
nghĩa với lượng chất xám đang thất thoát ngày càng nhiều. Số liệu thống kê ước tính
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 13 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
có khoảng 400.000 trí thức, trong đó có 25% du học sinh VN đang học tập, sinh
sống tại xứ người. Khảo sát năm 2010 của Viện giáo dục quốc tế IIE thì có đến 60-
70% du học sinh có ý định ở lại học tập và công tác ở nước ngoài. Đáng lo hơn là số
học sinh du học tự túc chiếm đến 90% tổng số lượng thống kê.
Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (đề án
322) được hình thành từ năm 2000 với mục tiêu là đào tạo cán bộ tại những cơ sở
giáo dục nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước với những ngành mà VN thiếu hoặc
chất lượng chưa đạt chuẩn quốc tế. Đây là đề án được kỳ vọng rất lớn từ phía chính
phủ, nhân dân lẫn người học. Đề án 322 là một chương trình nhận được nguồn kinh
phí rất lớn trong điều kiện đất nước còn nghèo, kéo dài trong một thập kỷ. Theo ông
Nguyễn Xuân Vang, cục trưởng Cục Đào tạo nước ngoài - Bộ GD-ĐT, cho biết kinh
phí đã chi cho việc đào tạo từ năm 2.000 - 2010 là trên 2.500 tỉ đồng, trung bình mỗi
năm chi 228,5 tỉ đồng.
Trong mười năm hoạt động của Ðề án 322, có 7.129 ứng viên trúng tuyển đã
được gửi đi đào tạo ở các cơ sở giáo dục tiên tiến tại nhiều nước trên thế giới, trong
đó có 3.838 tiến sĩ, 2.042 thạc sĩ, 416 thực tập sinh và 833 cử nhân. Theo Bộ Giáo
dục và Ðào tạo, 95% số lưu học sinh đã về nước đúng thời hạn và đã hoàn thành
nhiệm vụ đào tạo [9, Tr 1]. Ðề án 322 là một minh chứng thể hiện những nỗ lực của
Nhà nước ta trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học
và công nghệ, đồng thời bảo đảm tính công bằng về cơ hội trong lĩnh vực đào tạo.
Tuy vậy, ngay khi Ðề án khép lại, có một vấn đề đã được đặt ra một cách
nghiêm túc, là hiệu quả hoạt động nghiên cứu của lưu học sinh sau khi trở về đơn vị
công tác cũ. Không ít nghiên cứu sinh sau khi trở về đã phải từng bước tạm dừng
hoặc rời bỏ hẳn hoạt động nghiên cứu khoa học vì nhiều lý do: môi trường khoa học
còn bảo thủ, chưa chấp nhận thay đổi đến từ bên ngoài; điều kiện hoạt động khoa
học thiếu thốn (thiếu kinh phí nghiên cứu; nghèo nàn cơ sở vật chất, phòng thí
nghiệm, thư viện ) và đặc biệt là những vấn đề của đời sống vật chất khiến nhiều
nhà nghiên cứu phải đặt khoa học sang một bên để lao vào các công việc mưu sinh.
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 14 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
Như vậy, vấn đề chảy máu chất xám không chỉ là những vết thương ngoại khi
người được đào tạo rời bỏ Tổ quốc, di dân đến các quốc gia phát triển, mà còn là
những vết thương nội khi nguồn chất xám chất lượng cao không phục vụ cho các
mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, mà nhiều khi bị lãng phí trong những mục
đích tầm thường của cuộc sống (nhưng không hề tầm thường với mỗi cá nhân). Nhìn
một cách sâu xa, những vết thương nội để lại những hậu quả tai hại còn hơn cả
những vết thương ngoại. Bởi lẽ một chuyên gia, một nhà khoa học nếu còn có những
liên hệ với đất nước thì đến một lúc nào đó, sau khi vượt qua được những vấn đề
trước mắt, họ vẫn có thể có những đóng góp quan trọng cho Tổ quốc. Nhưng nếu
một nhà khoa học không vượt qua được thì rất nhiều khả năng giới khoa học sẽ mất
đi một nhà khoa học chỉ sau một khoảng thời gian không tham gia nghiên cứu.
Đánh giá về chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và công
nghệ trong các trường đại học (ĐH), Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn
Quân nhận định: “VN đang rất lãng phí nguồn lực chất xám ở các trường ĐH, nơi
tập trung rất đông nguồn nhân lực trình độ cao với nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến
sĩ” [12, Tr 1].
2.1.3. Hoạt động động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Theo Bộ Giáo dục và đào tạo năm học 1999-2000, cả nước có 153 trường ĐH
và cao đẳng (ĐH là 69, cao đẳng là 84), năm học 2004-2005 số trường là 230 (93
trường ĐH, 137 trường cao đẳng), năm học 2011-2012, số trường ĐH và cao đẳng
(CĐ) là 419 (ĐH là 204 trường, số trường CĐ là 215). Như vậy, so với năm học
1999-2000 thì số trường ĐH và cao đẳng tính đến năm học 2011-2012 đã tăng thêm
hơn 2,7 lần. Việc tăng thêm các trường ĐH và CĐ để đáp ứng nhu cầu học tập của
xã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước là cần thiết. Song việc mở ồ ạt các trường trong điều kiện cơ sở vật
chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên chưa đủ, đồng thời một cơ chế quản lý lỏng lẻo,
nhiều bất cập thì lại trở thành một điều đáng lo ngại đối với giáo dục nước ta.
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 15 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
Bảng 5. SỐ LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
VÀ SINH VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG QUA CÁC NĂM HỌC
Bậc học
Năm học
Hệ cao đẳng Hệ đại học Tổng
Trường Sinh viên Trường Sinh viên Trường Sinh viên
1999 – 2000 153 173.910 69 719.840 222 893.750
2004 – 2005 137 273.460 93 1.046.291 230 1.319.754
2009 – 2010 230 576.880 173 1.358.861 403 1.935.739
2010 – 2011 173 726.219 188 1.435.887 414 2.162.106
2011 – 2012 215 756.290 204 1.448.021 419 2.204.313
Ghi chú: - Đơn vị tính cột Trường là: Trường
- Đơn vị tính cột Sinh viên là: Sinh viên
(Nguồn: Bộ giáo dục và Đào tạo)
Nếu như số lượng sinh viên vào năm học 1999-200 là 893.754 sinh viên thì
đến năm học 2011-2012 là 2.204.313 sinh viên tăng 1,6 lần. Quy chuẩn về cơ cấu
trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động khu vực châu Á hiện nay là: 1 đại học/4
cao đẳng/10 trung cấp [27, Tr 1] nhưng đối với VN thì con số này là ngược lại. Số
trường ĐH năm 2012 là 204 trường với 1.448.201 sinh viên, trong khi số CĐ chỉ là
215 trường với 756.292 sinh viên. Thay vì 1 đại học/4 CĐ thì chúng ta đã làm ngược
lại: 2 đại học/1 cao đẳng. Cơ cấu ngành nghề đào tạo cũng đang gặp vấn đề: đào tạo
công nhân kỹ thuật còn chiếm tỷ trọng thấp; nhân lực được đào tạo các ngành kỹ
thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư chiếm tỷ trọng thấp, còn tỷ trọng các ngành xã
hội, luật, kinh tế, ngoại ngữ lại quá cao, thiếu nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề,
trước hết là trong các ngành trọng điểm (cơ khí, điện tử - kỹ thuật điện, hóa chất ).
Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường ĐH Khoa học Xã
hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức một cuộc khảo sát với quy mô gần
3.000 cựu sinh viên thuộc năm khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006-2010) của ba
ĐH: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và ĐH Huế, đã
cho thấy những con số báo động. Có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được
việc làm, dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng là bất cứ công việc gì tạo
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 16 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo. Trong
số này, 46,5% cho biết đã đi xin việc nhưng không thành công. 42% lựa chọn một
giải pháp an toàn là tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác. Thậm
chí, có 27% cử nhân được hỏi cho biết, họ rất khó kiếm việc làm do ngành học của
mình không phù hợp với thị trường. Số người rơi vào cảnh nhà tuyển dụng không
hiểu về ngành học cũng chiếm tới 18%. Do đây là khảo sát được thực hiện tại các
ĐH quốc gia, ĐH vùng - những ĐH “đầu tàu” của VN nên thực trạng này ở các
trường ĐH khác có lẽ cũng không khả quan hơn [15, Tr 1].
Theo bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào Tạo Phạm Vũ Luận thì “so với nhu cầu
hiện đại hóa đất nước, chất lượng giáo dục ĐH còn yếu kém. Chính vì vậy Đảng ra
chỉ thị phải đổi mới căn bản và toàn diện bậc học này” [22, Tr 1]. Nguyên nhân việc
không kiểm soát chất lượng giảng dạy và cấp bằng tùy tiện hiển nhiên là làm giảm
thấp uy tín của giáo dục VN. Bằng chứng là chất lượng của các trường ĐH hàng đầu
VN bị xuống cấp nghiêm trọng, không có khả năng cạnh tranh quốc tế, và trên thực
tế không thể lọt vào nhóm 200 trường đầu bảng xếp hạng các trường ĐH trên thế
giới.
2.1.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ, tính đến tháng 12-2012 cả nước
có 24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình
11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm [28, Tr 1]
Theo Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các
hội khoa học và kỹ thuật VN (VUSTA) nhận định “Số Giáo sư, Tiến sĩ chúng ta
nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH VN nào được đứng trong bảng
xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới. Số lượng các bài báo công bố quốc tế
của cả nước gần 90 triệu dân trong một năm chỉ bằng số lượng của một trường ĐH ở
Thái Lan” [28, Tr 1]. Theo Báo cáo Harvard, trong năm 2006, 2.830 giảng viên của
trường ĐH Chulalongkorn của Thái Lan đăng được 744 công trình nghiên cứu trên
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 17 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
các tạp chí quốc tế. Trong khi đó, 3.360 giảng viên của hai trường ĐH Quốc gia Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đăng được tổng cộng 36 công trình.
Năm 2006, các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(VAST) đăng được 41 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế [13, Tr 1]. Cũng
trong năm đó, chỉ riêng các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Phúc Đán ở Thượng
Hải đã đăng được 2.286 bài trên các tạp chí quốc tế.
Theo thống kê Viện thông tin khoa học (ISI), trong giai đoạn 1996-2011 Việt
Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình
duyệt, bằng khoảng một phần năm của Thái Lan (69.637), một phần sáu của
Malaysia (75.530), và một phần mười của Singapore (126.881).
Thống kê của Bộ Khoa học – Công nghệ và các chuyên gia cho thấy trong 5
năm (2006 - 2010) cả nước chỉ có khoảng 200 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích
được cấp tại Cục Sở hữu trí tuệ và chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ,
trung bình mỗi năm có một bằng sáng chế; riêng năm 2011, nước ta không có bằng
sáng chế nào được đăng ký tại đây. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore (4,8
triệu dân) có 647 bằng sáng chế. Đứng thứ hai là Malaysia (27,9 triệu dân) với 161
bằng sáng chế; Thái Lan (68,1 triệu dân) có 53 sáng chế. Còn một nước có số dân và
trình độ phát triển tương đương nước ta là Philippines cũng có tới 27 bằng sáng chế.
Để giải thích cho tình trạng này là giảng viên VN kém ngoại ngữ. Điều này có
thể chấp nhận như một lời giải thích nhưng khó chấp nhận với thực tế hiện tại, nhất
là trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, khi mà các hoạt đông nghiên cứu khoa học
ngày càng trở nên có tính toàn cầu trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính.
Những nhà khoa học không có khả năng kết nối với những xu hướng toàn cầu trong
lĩnh vực của họ chắc chắn sẽ không tham gia vào các nghiên cứu có liên quan.
Nguyên nhân khác, theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo, mỗi giảng viên
ĐH ngoài việc đảm bảo 900 giờ giảng dạy phải có 500 giờ dành cho nghiên cứu
khoa học/năm. Đối với Giáo sư, Phó Giáo sư và giảng viên chính thì số giờ dành
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 18 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
cho nghiên cứu khoa học từ 600 - 700 giờ/năm. Tuy nhiên, hiện nay đa số giảng
viên các trường ĐH chỉ đào tạo mà không nghiên cứu khoa học. Các trường ĐH
không có biên chế làm khoa học chuyên nghiệp. Việc nghiên cứu chỉ được coi là
hoạt động làm thêm của cán bộ giảng dạy.
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã công bố bảng xếp hàng về Chỉ số
đối mới công nghệ toàn cầu năm 2012, trong đó VN xếp vị trí 76 [19, Tr 1].
Hình 1. Chỉ số đối mới công nghệ toàn cầu
Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII- Global Innovation Index) được tính dựa trên
điểm số trung bình của các yếu tố đầu vào là môi trường thuận lợi cho đổi mới (cách
tổ chức, nguồn nhân lực, thị trường, cơ sở hạ tầng), môi trường kinh doanh và đầu ra
là thành tựu trong đổi mới khoa học và sáng tạo.
Theo Tổng giám đốc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới Francis Gurry, đổi mới
công nghệ đóng vai trò quan trọng thúc đẩu tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới và
chất lượng. Đổi mới công nghệ cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu để tăng sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số này luôn thấp hơn các nước Malaysia,
Singapore và Thái Lan.
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 19 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
Chất lượng của các nghiên cứu khoa học còn thấp. Đề tài mà chúng ta tiến
hành nghiên cứu là ứng dụng những thành tựu của thế giới vào điều kiện cụ thể của
VN. Những vấn đề mà chúng ta chọn làm mục tiêu nghiên cứu đối với thế giới
thường là quá cũ, có khi cũ đến hai, ba hoặc cũng có thể tới bốn chục năm. Tên đề
tài thường chung chung, không có giới hạn cụ thể [28, Tr 1]. Tỷ lệ kết quả nghiên
cứu được ứng dụng vào sản xuất có lẽ chỉ khoảng vài ba phần trăm. Đề cương
nghiên cứu của đề tài thường “rộng”, nhiều nội dung nhưng kết quả đạt được thì quá
khiêm tốn, lặp đi lặp lại, bảo vệ đạt “xuất sắc”. Tuy nhiên, ngoài việc nộp cho Bộ
Khoa học và Công Nghệ và thì đề tài không được ứng dụng. Nghiên cứu khoa học
có thể được thực hiện nhằm được tính điểm công trình để ứng cử vào các chức danh
giáo sư, phó giáo sư. Điều này gây lãng phí lớn hàng chục tỉ đồng cho ngân sách nhà
nước.
2.2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ CAO Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.2.1. Giới thiệu khái quát Đồng bằng Sông Cửu Long
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích đất tự nhiên là 39.653,2
Km
2
(chiếm 12,50% diện tích đất tự nhiên của cả nước, gồm 13 tỉnh, thành phố:
Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Thành phố Cần
Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Đây là
vùng sinh thái, là đồng bằng châu thổ lớn nhất VN, là châu thổ rộng và phì nhiêu ở
Đông Nam Á và thế giới. Đất canh tác hầu hết là đất phù sa, được tưới tiêu bằng hệ
thống sông ngòi, kênh mương chằng chịt do thiên nhiên ban tặng và được xây dựng
qua nhiều thế hệ. Do vậy, ĐBSCL là vùng đất có nhiều tiềm năng về sản xuất nông
nghiệp.
ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 Km
2
và khoảng 360.000 Km
2
lãnh hải, là
vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan, do đó rất thuận lợi cho
phát triển kinh tế biển, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ, du lịch và
vận tải biển.
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 20 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
ĐBSCL có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và
phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – có tiềm lực lớn nhất cả
nước. Biên giới tây giáp với các nước Đông Nam Á càng làm cho ĐBSCL trở thành
một vị trí chiến lược toàn diện về kinh tế lẫn quốc phòng.
ĐBSCL được Đảng và nhà nước xác định là vùng kinh tế lớn hàng đầu cả
nước. Đó là vùng kinh tế không chỉ có nông nghiệp và thuỷ sản xuất khẩu lớn nhất
cả nước, mà còn là vùng có lợi thế để phát triển thương mại, du lịch dịch vụ; phát
triển các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng và giao lưu kinh tế với các quốc gia lưu
vực sông Mê Kông nói riêng, với ASEAN và thế giới nói chung.
Tuy nhiên, nếu so với đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ đời sống văn
hóa, xã hội của ĐBSCL còn có một khoản cách nhất định, đó là kết cấu hạ tầng, kỹ
chưa phát triển, nhận thức của người dân chưa cao, đời sống kinh tế còn nghèo. Do
dó điều kiện để phát triển và hưởng thụ dịch vụ văn hóa của người dân trong vùng
còn gặp nhiều khó khăn.
2.2.2 Thực trạng nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu Long
Do quy mô dân số lớn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tương đối cao (khoản 0,82%
vào năm 2011), cơ cấu dân số trẻ, ĐBSCL đã tạo ra sức cung lớn về lực lượng lao
động. Từ năm 2009 đến 2011, trong khi dân số thực tế tăng bình quân là 0,34% thì
tốc độ tăng lực lượng lao động, thì tốc động tăng trưởng lực lượng lao động 0,95%.
Đây là một tiềm năng lớn cho phát triển nguồn nhân lực của vùng, nhưng cũng tạo
nên sức ép lớn về giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác.
Bảng 6. SỰ GIA TĂNG NGUỒN NHÂN LỰC
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
ĐVT: Nghìn người
Lực lượng
lao động
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
2011-2010 2012-2011
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 21 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
+/-
Tỷ
lệ %
+/-
Tỷ
lệ %
Lực lượng lao
động từ 15
tuổi trở lên
10046,10 10128,70 10238,40
82,60
0,82
109,70
1,08
Dân số
17213,40 17272,20 17330,90
58,80
0,34
58,70
0,34
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Xét theo ngành kinh tế, do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nến tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên và
ngành nông nghiệp giảm xuống. Cụ thể từ năm 2001 đến năm 2011 tỷ trọng khu vực
Nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 65,89% xuống còn 51,72%, giảm bình quân
1,42%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 10,57% lên 16,82%, tức tăng bình
quân 0,63%/năm. Khu vực dịch vụ tăng từ 23,5% lên 31,5%, tức tăng bình quân
0,76%/năm. Tuy nhiên, năm 2012 lại có xu hướng ngược lại do tình hình kinh tế
khó khăn, thị trường bất động sản bị ứ động.
Bảng 7: CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN
THEO NGÀNH KINH TẾ
ĐVT: %
Năm 2001 2009 2010 2011 T9-2012
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 65,89 54,54 52,61 51,72 52,30
Công nghiệp và xây dựng 10,57 16,63 17,24 16,82 16,53
Dịch vụ 23,54 28,83 30,15 31,16 31,17
Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Xét theo khu vực (thành thị và nông thôn), đại bộ phận lực lượng lao động làm
nghề Nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung phần lớn ở nông thôn. Những năm
gần đây, thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn, cơ cấu vùng ĐBSCL có những bước chuyển dịch, kéo theo sự dịch chuyển cơ
cấu lao động. Hệ quả là một bộ phận lao động ở nông thôn được chuyển sang thành
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 22 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
thị hoặc được chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp, làm giảm tỷ lệ lao
động ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ lao động khu vực thành thị đã tăng từ 17,16% năm
2001 lên 29,34% năm 2011. Tương ứng, tỷ lệ lao động khu vực nông thôn đã giảm
từ 82,84% năm 2001 xuống còn 70,66% năm 2011.
Bảng 8. CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN THEO KHU VỰC
ĐVT: %
Năm 2001 2006 2009 2010 2011
Thành thị 17,16 24,83 27,92 27,58 29,34
Nông thôn 82,84 75,17 72,08 72,42 70,66
Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
2.2.3. Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ ở Đồng bằng Sông Cửu Long
2.2.3.1. Khái quát về nguồn lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Hiện nay vùng ĐBSCL đang đối diện với thực trạng chất lượng nguồn nhân
lực chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Bảng 9. TỶ LỆ LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2008 - 2011
ĐVT: %
Năm 2008 2009 2010 2011
Đồng bằng Sông Cửu Long 7,82 7,91 7,93 8,57
Đông Nam Bộ 22,45 19,59 19,48 20,73
Cả nước 14,31 14,82 14,59 15,41
. (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật trong cơ cấu nguồn nhân lực
của vùng rất thất, chỉ đạt 7,82% vào năm 2008 và đạt 8,57% vào năm 2011. Con số
này thấp nhất trong 07 vùng kinh tế của VN và thấp hơn nhiều so với bình quân cả
nước (14,31% vào năm 2008 và 15,41% vào năm 2011). Dù đã được cải thiện
nhưng nếu so với vùng Đông Nam Bộ thì tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn
kỹ thuật của vùng Đông Nam Bộ gấp xấp xỉ 3 lần so với ĐBSCL .
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 23 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
Lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, ĐH của ĐBSCL chỉ chiếm 4,39%
trong tổng lực lượng lao động, nhỏ hơn rất nhiều so với trung bình chung của cả
nước là 7,90%. Tương tự thì lực lượng lao động được dạy nghề và trung cấp chuyên
nghiệp cũng gần bằng phân nữa so với cả nước. Vì vậy, mà ĐBSCL vẫn được xem
là vùng trũng giáo dục của VN. Và tỷ lệ này cần được cải thiện hơn nữa trong tương
lai. Đặc biệt, ở lĩnh vực nông thôn, tỷ lệ lao động chưa đào tạo hơn 94% cao nhất cả
nước và cao hơn trung bình chung cả nước 3,43%, đây là hậu quả của việc người
dân không chú trọng đến việc đưa con cái đi học, muốn con ở nhà làm ruộng, cày
bừa vì họ cho rằng làm nghề nông không cần phải học. Tỷ lệ lao động có trình độ
ĐH trở lên thường tập trung ở thành thị, con số này gấp bốn lần so với nông thôn, vì
ở thành thị có điều kiện để phát triển cho bản thân những người có trình độ.
Bảng 10. CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ
CHUYÊN MÔN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2011
ĐVT: %
Chung Thành thị Nông Thôn
ĐB
Cả
nước
ĐB
Cả
nước
ĐB
Cả
Nước
SCL SCL SCL
Không có trình độ 91,43 84,41 81,56 69,18 94,26 90,83
Dạy nghề 1,82 4,03 3,94 6,67 1,23 2,88
Trung cấp chuyên nghiệp
2,36 3,66 4,25 5,81 1,85 2,81
Cao đẳng 1,01 1,79 1,82 2,92 0,79 1,31
Đại học trở lên 3,38 6,11 8,43 15,42 1,87 2,17
Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp tỉnh, huyện trong vùng, thì 70% có trình độ
ĐH, hai phần ba trong số họ có bằng cử nhân luật, kinh tế chính trị; một phần ba còn
lại là cử nhân chuyên ngành kinh tế và kỹ thuật. Phần lớn cán bộ quản lý được đào
tạo trong cơ chế cũ, nên một bộ phận không nhỏ còn xa lạ và thiếu hiểu biết về kinh
tế thị trường. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, có khoảng 20%-50% cán bộ quản lý
nhà nước trong vùng chưa được đào tạo các kỹ năng làm việc trong điều kiện mới và
năng lực tổ chức, quản lý còn hạn chế. Nhưng đáng nói hơn, chỉ có 12,6% cán bộ
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 24 SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
quản lý tự nhận thấy cần bổ sung thêm kiến thức về quản trị kinh doanh và 31,2 có
nhu cầu kiến thức quản lý hiện đại [1, Tr 58].
Về đội ngũ quản lý trong các doanh nghiệp của vùng, đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, mặc dù được đánh giá là nhân tố đóng vai trò quan
trọng trong việc thay đổi, cải tiến công nghệ, áp dụng tri thức vào nơi sản xuất, kinh
doanh và quản lý, thế nhưng một tỷ lệ khá lớn trong số họ lại có trình độ học vấn
thấp và đáng lo ngại hơn là hầu hết đều thiếu những kiến thức về quản trị doanh
nghiệp. Theo kết quả điều tra, chỉ có 30% số chủ doanh nghiệp ở nông thôn đã qua
đào tạo kiến thức về quản trị kinh doanh, 25% hiểu biết về luật doanh nghiệp, 44%
hiểu biết về luật thuế, 25% hiểu biết về luật lao động, 8% hiểu biết về luật đầu tư
dẫn đến chất lượng và hiệu quả quản lý doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp ở
nông thôn ĐBSCL rất thấp [1, Tr 59].
Thực trạng trên phản ánh nguồn nhân lực ĐBSCL hiện còn nặng về lao động
giản đơn, ít được đào tạo và mất cân đối trong cơ cấu và không hợp lý trong phân
bố. Đây là sự lãng phí rất lớn nguồn nhân lực và là tồn tại rõ nét nhất của nguồn
nhân lực ĐBSCL.
2.2.3.2. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng
Sông Cửu Long
Nhiệm vụ của giáo dục nói chung là đào tạo con người là mở mang và nâng
cao dân trí, trong đó giáo dục ĐH đóng vai trò rất quan trọng, có thể nói một cách
khẳng định rằng, cả bề mặt và chiều sâu của một nền giáo dục được thể hiện qua nền
giáo dục ĐH. Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp
VN (VCCI) chi nhánh Cần Thơ khẳng định: “Yếu kém về học vấn và đào tạo
chuyên môn được xem là điểm yếu, ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế xã hội
của khu vực ĐBSCL”.
ĐBSCL là vùng đất trù phú, là vựa lúa của cả nước, nhưng nói đến Giáo dục –
đào tạo, thì nơi đây còn nhiều yếu kém. Người ta ví nơi đây giàu lương thực nhưng
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 25 SVTH: Thạch Kim Khánh