Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.08 KB, 49 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Tuyết Mai Lớp: K40 DK13
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Sơ đồ 1.1: Hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ Error: Reference source not found
Sơ dồ 1.2: Hạch toán tổng hợp giảm TSCĐ 12
Sơ đồ 1.3: Kế toán sữa chữa TSCĐHH Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán Error: Reference source not found
Biểu 2.1 : Sổ Nhật ký chung Error: Reference source not found
Biểu 2.2: Sổ Cái tài khoản 211 Error: Reference source not found
Biểu 2.3: Quyết toán nhà xưởng CNC Error: Reference source not found
Biểu 2.4: Biên bản thanh lý TSCĐ Error: Reference source not found
Biểu 2.5 : Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ Error: Reference source not found
Biểu 2.6: Sổ Nhật ký chung Error: Reference source not found
Biểu 2.7: Sổ Cái tài khoản 214 Error: Reference source not found
Biểu 2.8: Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành Error: Reference
source not found
SV: Nguyễn Tuyết Mai Lớp: K40 DK13
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) là bộ phận chủ yếu của cơ sở vật chất, kỹ
thuật của doanh nghiệp. Việc trang bị, sử dụng TSCĐHH ảnh hưởng trực tiếp và quan
trọng đến hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc quản lý và sử dụng
hiệu quả TSCĐHH là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản trị tài chính
doanh nghiệp. Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều nay
mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Để tham
gia vào sân chơi lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính vững mạnh, có cơ
sở vật chất hiện đại để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành cạnh
tranh. Việc thực hiện chiến lược đầu tư đổi mới và hiện đại hoá TSCĐHH một cách


đúng đắn là một nhân tố quan trọng để hạ thấp chi phí sản xuất.
Đối với những Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và vật liệu xây
dựng như Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương, TSCĐHH là một bộ phận
quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư, là cơ sở kỹ thuật để tiến
hành các hoạt động sản xuất, là điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động, nâng cao
năng suất lao động và chất lượng mỗi công trình. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với công
tác quản lý, tổ chức kế toán TSCĐHH ngày càng cao. Tổ chức kế toán TSCĐHH có ý
nghĩa quan trọng trong việc quản lý và sử dụng TSCĐHH. Nó giỳp Ban giám đốc nắm
được tình hình TSCĐHH để có biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
TSCĐHH, phát triển sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của
Công ty.
Nhận thức được vấn đề này trong thời gian thực tập tại Công ty Xây lắp Vật
liệu Xây dựng An Dương em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tài sản cố định
hữu hình tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương” làm đề tài cho chuyên
đề thực tập của mình.
2. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nội dung nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý luận về kế toán TSCĐHH vào
nghiên cứu thực tiễn tại Công ty trên cơ sở đó thấy được những thành tựu mà Công ty
1
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
đã đạt được cũng như đưa ra một số biện pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán
TSCĐHH tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những lý luận về kế toán tài sản cố
định hữu hình áp dụng vào Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương.
3. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài của em gồm ba phần như sau:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VẬT LIỆU XÂY DỰNG AN DƯƠNG

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI
CÔNG TY XÂY LẮP VẬT LIỆU XÂY DỰNG AN DƯƠNG
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của TS. Phạm Đức Hiếu cùng
cán bộ công nhân viên Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương đặc biệt là
phòng Tài chính - Kế toán đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và viết chuyên đề
này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2011
Sinh viên

2
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và tớnh giỏ tài sản cố định hữu hình
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm
Tài sản cố định (TSCĐ) là một bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp, nó
thường là những tài sản có giá trị lớn và được dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài
cho doanh nghiệp.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực số 03) và Quyết định số
203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì:
Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh
nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn
ghi nhận TSCĐ hữu hình.
Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được
TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ
hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài
chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.

Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy được tác
dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng:
(a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình, hoặc:
(b) Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính
thu được từ việc sử dụng tài sản.
Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích
của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính.
Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ
hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
3
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Giá trị còn lại: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình sau khi trừ (-) số khấu hao
luỹ kế của tài sản đó.
Giá trị có thể thu hồi: Là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử
dụng tài sản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng.
Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) là một bộ phận của TSCĐ nếu phân loại
TSCĐ theo hình thái biểu hiện. TSCĐHH là những tài sản có hình thái vật chất do
doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐHH.
Tuy có nhiều chủng loại, tính chất đặc điểm khác nhau nhưng khi tham gia vào
hoạt động sản xuất, kinh doanh TSCĐHH đều có những đặc điểm chung sau:
- TSCĐHH là những tư liệu lao động có thời gian sử dụng dài, tham gia vào
nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Do vậy cần có vốn đầu tư ban đầu lớn và thời gian
thu hồi vốn dài.
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh cho đến khi bị
hư hỏng, TSCĐHH vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu nhưng từng bộ
phận, chi tiết bị hao mòn dần và hư hỏng. Năng lực hoạt động của TSCĐHH bị giảm
dần trong quá trình sử dụng.
- TSCĐHH bị hao mòn dần trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh, giá trị của TSCĐHH sẽ được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm, dịch

vụ mà đơn vị sản xuất ra hoặc vào chi phí sản xuất, kinh doanh của đơn vị thông qua
việc tính khấu hao.
Những đặc điểm trên của TSCĐHH có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức hạch
toán TSCĐ từ khừu tớnh giỏ tới khâu kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp.
1.1.2. Phân loại
TSCĐHH trong một doanh nghiệp rất đa dạng, có sự khác biệt về tính chất kỹ thuật,
công dụng, thời gian sử dụng… Vì vậy phân loại TSCĐHH theo những tiêu thức khác nhau
là công việc hết sức cần thiết nhằm quản lý thống nhất TSCĐHH trong doanh nghiệp, phục
vụ phân tích đánh giá tình hình trang bị, sử dụng TSCĐHH cũng như xác định các chỉ tiêu
tổng hợp liên quan đến TSCĐ. Phân loại TSCĐHH là một trong những căn cứ để tổ chức
kế toán TSCĐ. Những tiêu thức phân loại TSCĐHH quan trọng là: theo hình thái biểu hiện,
theo quyền sở hữu và theo tình hình sử dụng TSCĐHH
4
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Căn cứ vào hình thái biểu hiện thì TSCĐHH được phân thành 5 loại như sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá
trình thi công xây dựng như: trụ sở làm việc, nhà kho, tháp nước, sừn búi, cỏc công
trình trang trí cho nhà cửa, đường sá, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng…
- Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây
chuyền công nghệ…
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải bao
gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và các thiết bị truyền dẫn
như hệ thống thông tin, hệ thống điện, băng tải…
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý,
thiết bị điện tử, dụng cụ đo lường…
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây
lâu năm như vườn cà phê, vườn cao su, vườn cây ăn quả…; súc vật làm việc và/ hoặc
cho sản phẩm như đàn voi, đàn trâu, đàn bũ…

- Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào năm loại trên
như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật…
Theo mục đích và tình hình sử dụng thì TSCĐHH có thể chia thành các loại sau:
- TSCĐHH dùng cho kinh doanh: là TSCĐHH dùng cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp
- TSCĐHH dùng cho mục đích phúc lợi: là những TSCĐHH được hình thành
từ quỹ phúc lợi do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các mục đích phúc lợi như:
nhà trẻ, nhà thi đấu thể thao, …
- TSCĐHH hành chính sự nghiệp: là những TSCĐHH được Nhà nước hoặc cấp
trên cấp hoặc do doanh nghiệp mua sắm xây dựng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và
được được sử dụng cho hoạt động hành chính sự nghiệp
- TSCĐHH chờ xử lý: là những TSCĐHH bị hư hỏng không thể sử dụng chờ
thanh lý, TSCĐHH không cần dùng hoặc TSCĐHH đang trong quá trình tranh chấp
chờ giải quyết, …
Nếu phân loại theo quyền sở hữu thì TSCĐHH có thể chia thành:
5
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
- TSCĐHH của doanh nghiệp: là những TSCĐHH được hình thành bằng nguồn
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (do Ngân sách Nhà nước cấp, nguồn vốn tự bổ sung,
do nhận góp vốn từ các đơn vị khác, …) hoặc bằng nguồn vốn vay.
- TSCĐHH thuê ngoài: là những TSCĐHH mà doanh nghiệp được chủ tài sản
nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định được ghi trên hợp đồng
thuê tài sản. Theo phương thức thuờ thỡ hợp đồng thuê tài sản được chia làm 2 loại
chớnh: thuờ hoạt động và thuê tài chính
1.1.3. Yêu cầu quản lý TSCĐHH
Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH thì công tác quản lý TSCĐHH phải
tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:
- Xác lập đối tượng ghi nhận TSCĐHH: Đó là từng tài sản có kết cấu độc lập
hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực
hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong

đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được và thỏa mãn tiêu chuẩn của TSCĐHH.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ
phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu 1 bộ phần nào đó mà cả
hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó, nhưng do yêu cầu
quản lý, sử dụng TSCĐHH đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ
phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời các tiêu chuẩn của TSCĐHH vẫn được
xem là một đối tượng ghi TSCĐHH.
- Mọi TSCĐHH trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ lưu trữ riêng: Do
TSCĐHH có thời gian tồn tại lâu dài trong các doanh nghiệp cho nên TSCĐHH cần
được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ TSCĐ riêng, được theo dõi chi tiết cho
từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ
- Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo ba chỉ tiêu giá trị là: Nguyên giá, giá trị
hao mòn lũy kế và giá trị còn lại
- Trong mỗi doanh nghiệp cần xây dựng quy chế quản lý TSCĐHH như: xác
định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong việc sử dụng và bảo quản
TSCĐHH.
6
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
- Đối với những TSCĐHH đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục tham gia vào quá
trình sản xuất doanh nghiệp cần phải thực hiện quản lý như những TSCĐ bình thường
khác
- Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính doanh nghiệp cần tiến hành kiểm kê về số
lượng và đánh giá chất lượng còn lại của TSCĐHH. Mọi trường hợp phát hiện thừa
hoặc thiếu trong kiểm kê đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân chênh lệch và có biện
pháp xử lý.
1.1.4. Nhiệm vụ kế toán TSCĐHH
Để cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cho công tác quản lý TSCĐHH trên
cơ sở tuân thủ các nguyên tắc nói trên kế toán TSCĐHH trong các doanh nghiệp phải
đảm bảo được các nhiệm vụ chủ yêu như sau:
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời về số lượng và giá trị TSCĐHH

hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng của TSCĐHH trong phạm vi toàn doanh nghiệp
cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐHH, tạo điều kiện cung cấp thông tin kiểm tra,
giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐHH và có kế hoạch đầu
tư đổi mới TSCĐHH nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp.
- Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐHh vào chi phí sản xuất
kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ kế toán hiện hành quy định.
- Tham gia lập kế hoạch sữa chữa và dự toán chi phí sữa chữa TSCĐHH, tập
hợp chính xác và phân bổ hợp lý chi phí sữa chữa TSCĐHH vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ.
1.2. Kế toán TSCĐHH theo chế độ kế toán hiện hành
1.2.1. Các quy định của Chuẩn mực kế toán TSCĐHH
Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc ghi chép và lập báo cáo
tài chính về TSCĐHH, Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực kế toán TSCĐHH (VAS
03) trên cơ sở nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế. Theo quy định của Chuẩn mực kế
toán về TSCĐHH thì tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐHH phải đảm bảo thỏa mãn bốn
điều kiện sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;
7
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
- Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên.
Về ghi nhận nguyên giá: Nguyên giá TSCDDHH phải xác định cho từng trường
hợp như: mua sắm, tự xây dựng hoặc tự chế, thuê tài chính, …
Về giá trị khấu hao: Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ
một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu
hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao
của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng
được tính vào giá trị của các tài sản khỏc. Cỏc phương pháp khấu hao là: Khấu hao
theo phương pháp đường thẳng, theo phương pháp số dư giảm dần và khấu hao theo số

lượng sản phẩm.
Về mặt trình bày báo cáo tài chính: trong báo cáo tài chính doanh nghiệp cần
phải trình bày theo từng loại TSCĐHH và có đầy đủ các thông tin như:
- Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐHH
- Phương pháp khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao của
từng loại TSCĐHH
- Nguyên giá, giá trị khấu hao lũy kế, giá trị còn lại đầu năm và cuối năm của
TSCĐHH
- Và các quy định khác về phần TSCĐHH trong bản thuyết minh Báo cáo tài chính
1.2.2. Kế toán TSCĐHH theo chế độ kế toán hiện hành
1.2.2.1. Chứng từ kế toán
Trong quá trình hạch toán kế toán TSCĐHH Công ty sử dụng các chứng từ sau:
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Thẻ TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Biên bản kiểm kê TSCĐ
1.2.2.2. Tài khoản kế toán
Theo chế độ hiện hành, kế toán TSCĐHH được theo dõi trên tài khoản 211
“TSCĐ hữu hỡnh”. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng
8
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
giảm của toàn bộ TSCĐHH của doanh nghiệp theo nguyên giá. Kết cấu của tài khoản
này như sau:
Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐHH theo nguyên giá (mua sắm,
xây dựng, cấp phỏt…).
Bên Có: phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐHH theo nguyên giá (thanh lý,
nhượng bán, điều chuyển…).

Dư Nợ: nguyên giá TSCĐHH hiện có của doanh nghiệp.
Tài khoản 211 được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2 để theo dõi tình hình biến
động của từng loại TSCĐHH như sau:
- TK 2111 “Nhà cửa, vật kiến trỳc”
- TK 2112 “Mỏy múc, thiết bị”
- TK 2113 “Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn”
- TK 2114 “Thiết bị, dụng cụ quản lý”
- TK 2115 “Cừy lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm”
- TK 2118 “TSCĐ hữu hình khỏc”
Ngoài tài khoản 211 “TSCĐ hữu hỡnh”, trong quá trình hạch toán, kế toán còn
sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như tài khoản 214 “Hao mòn tài sản cố
định”, tài khoản 111 “Tiền mặt”, tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”, tài khoản 331
“Phải trả cho người bỏn”, tài khoản 1381 “Tài sản thừa chờ xử lý”…
Kế toán các nghiệp vụ tăng tài sản cố định hữu hình
Trong các doanh nghiệp sản xuất TSCĐHH tăng do nhiều trường hợp như: tăng
do mua sắm, xây dựng, nhận vốn góp liên doanh, được biếu tặng, viện trợ…Khi
TSCĐHH tăng, kế toán căn cứ vào các chứng từ như: Hoá đơn, Biên bản giao nhận
TSCĐ…để ghi vào bên Nợ của tài khoản 211, đồng thời ghi vào bên Có của các tài
khoản đối ứng liên quan. Kế toán tổng hợp biến động tăng TSCĐHH trong một số
trường hợp cụ thể như sau:
9
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Sơ đồ 1.1: Hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ
10
TK 211, 212, 213
TK 411
Nhà nước cấp hoặc nhận vốn góp liên doanh bằng TSCĐ
TK 111, 112, 311, 341
Giá mua và phí tổn của TSCĐ không qua lắp đặt
TK 152, 334,

3382, 228
TK222
Nhận lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ
TK 3381
TSCĐ thừa không rõ nguyên nhân
TK 138
Tk 342
Nhận TSCĐ thuê tài chính
TK 133
Tk 711
Nhận quà biếu, quà tặng, viện trợ không hoàn lại
bằng TSCĐ
Chi phí xd, lắp
đặt, triển khai
TSCĐ hình thành
qua XD, lắp đặt,
triển khai
TK 241
Thuế GTGT nằm
trong nợ gốc
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Kế toán biến động giảm tài sản cố định hữu hình
Trong doanh nghiệp, TSCĐHH giảm do các nguyên nhân như: Giảm do thanh
lý, nhượng bán; giảm do góp vốn đầu tư bằng TSCĐHH vào công ty con, công ty liên
kết, cơ sở liên doanh đồng kiểm soát, đầu tư dài hạn khác; trả vốn góp đầu tư bằng
TSCĐHH…Kế toán căn cứ vào các chứng từ như: Biên bản thanh lý, nhượng bán
TSCĐ, Biên bản bàn giao TSCĐ…để ghi vào bên Có của tài khoản 211 đối ứng với
các tài khoản khác có liên quan. Cụ thể, kế toán tổng hợp biến động giảm TSCĐHH
trong một số trường hợp như sau:
11

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Sơ dồ 1.2: Hạch toán tổng hợp giảm TSCĐ
12
TK 411
TK 222
TK 627, 641…
TK 811
TK 211,213
TK 138
TK 211, 212, 213
Chênh lệchChênh lệch
TK 412
TK 214
NG giảm
Giá trị còn lại của TSCĐ nhượng bán
Giá trị HM giảm
Trả vốn góp liên doanh hoặc
Điều chuyển cho đơn vị khác
TSCĐ thiếu
Trao đổi TSCĐ tương tự
Thanh lý, trao đổi không tương tự
Nhận lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình
Trong quá trình sử dụng, nhìn chung TSCĐ bị hao mòn dần và đến một thời
điểm nào đó thì TSCĐ không còn dùng được nữa. Để đảm bảo tái sản xuất TSCĐ,
doanh nghiệp phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ có
hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài
sản đó. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 thì giá trị phải khấu hao của TSCĐ

là nguyên giá của TSCĐ ghi trên báo cáo tài chính trừ đi giá trị thanh lý ước tính của
tài sản đó. Giá trị thanh lý của tài sản là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử
dụng hữu ích của tài sản sau khi trừ đi chi phí thanh lý ước tính.
Trong thực tế doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều phương pháp trích khấu hao
khác nhau, tuy nhiên tại Việt Nam các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng cơ chế
tài chính ban hành. Theo Thông tư số 203/2009/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 10
năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm có 3 phương pháp khấu hao: Phương pháp
khấu hao theo đường thẳng; phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
và phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Hàng tháng, căn cứ vào thẻ TSCĐ và các chứng từ có liên quan kế toán tiến
hành trích khấu hao để phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Mức khấu hao trích hàng
tháng được xác định theo công thức:
Mức KH của
tháng này =
Mức KH của
tháng trước +
Mức KH tăng thêm
trong tháng này -
Mức KH giảm
bớt trong tháng
này
Định kỳ, vào cuối mỗi tháng căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao cho các
bộ phận sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 623: Khấu hao máy thi công
Nợ TK 627: Khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất.
Nợ TK 641: Khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng.
Nợ TK 642: Khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp.

Có TK 214: Số khấu hao phải trích.
13

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Kế toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình
Trong quá trình sử dụng, TSCĐHH bị hao mòn và hư hỏng. Chúng cần phải
được sửa chữa, thay thế để khôi phục năng lực hoạt động. Tuỳ theo mức độ sửa chữa,
người ta chia nghiệp vụ sửa chữa TSCĐHH của doanh nghiệp thành sửa chữa thường
xuyên, sửa chữa lớn và sửa chữa nâng cấp TSCĐHH.
Sửa chữa thường xuyên TSCĐHH là việc sửa chữa nhỏ có tính chất bảo dưỡng
hoặc thay thế những bộ phận, chi tiết nhỏ. Do khối lượng công việc sửa chữa không
nhiều, quy mô sửa chữa nhỏ, chi phí phát sinh thường được tập hợp trực tiếp vào chi
phí kinh doanh của kỳ hạch toán mà nghiệp vụ sửa chữa diễn ra.
Sửa chữa lớn TSCĐHH là công việc sửa chữa có tính chất khôi phục năng lực
hoạt động của TSCĐHH, thay thế các bộ phận quan trọng của nó, thời gian diễn ra
nghiệp vụ sửa chữa thường kéo dài, chi phí sửa chữa chiếm một tỷ trọng đáng kể so
với chi phí kinh doanh của kỳ hạch toán. Vì vậy, theo nguyên tắc phù hợp, chi phí sửa
chữa lớn phải được phân bổ vào chi phí kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán khác nhau.
Trong quan hệ với công tác kế hoạch, nghiệp vụ sửa chữa lớn TSCĐ được chia
thành 2 loại là sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch và sửa chữa TSCĐ ngoài kế hoạch.
Sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch là sửa chữa những TSCĐ mà doanh nghiệp
đú cỳ dự kiến từ trước, đã lập được dự toán. Vì vậy, trong trường hợp này kế toán kế
toán phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh bằng cách trích trước
theo dự toán.
Sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch là sửa chữa những TSCĐ hư hỏng nặng
ngoài dự kiến của doanh nghiệp. Vì vậy, chi phí sửa chữa phải phân bổ vào chi phí
kinh doanh của những kỳ hạch toán sau khi nghiệp vụ sửa chữa đã hoàn thành.
14
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Sơ đồ 1.3: Kế toán sữa chữa TSCĐHH
1.2.2.3. Sổ sách kế toán
Các sổ kế toán chi tiết được mở bao gồm:
• Sổ TSCĐHH;

• Thẻ TSCĐHH;
• Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh;
• Sổ chi tiết TSCĐHH
• Sổ chi tiết khấu hao TSCĐHH
15
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG
TY XÂY LẮP VẬT LIỆU XÂY DỰNG AN DƯƠNG
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề thực tập được nghiên cứu và tìm hiểu dựa trên thực trang sử dụng và
quản lý TSCĐHH tại Công ty XLVLXD An Dương. Số liệu phát sinh trong bài là số
liệu phát sinh thực tế tại Công ty XLVLXD An Dương
2.2. Thực trạng kế toán TSCĐHH tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng
An Dương
2.2.1. Tổng quan về Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
2.2.1.1.Quỏ trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty xây lắp vật liệu xây dựng An Dương là doanh nghiệp nhà nước hạch
toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và trực thuộc Tổng Công ty
xây dựng Sông Hồng. Trụ sở của Công ty tại 70 phố An Dương – Tây Hồ – Hà nội.
Công ty thành lập ngày 29 tháng 12 năm 1958 theo hướng phát triển kinh tế 3 năm
(1958 – 1960) đến nay có thể khái quát sự hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn sau:
* Giai đoạn I : (1958 – 1960)
Đây là thời kỳ đầu thành lập, Công ty chỉ có 1 phân xưởng sản xuất gạch lát với
40 công nhân 4 máy ép thủ công, đội ngũ cán bộ trưởng thành từ công nhân. Nhiệm vụ
của Công ty là cung cấp vật liệu xây dựng cho việc xây dựng các công trình ở Hà nội.
Năm 1962 Công ty đã sát nhập với Công ty kiến thiết Hà nội trở thành một nhà
máy sản xuất với quy mô tương đối lớn.
Năm 1968, Nhà máy sát nhập với Nhà máy bê tông Chốm, chuyờn sản xuất các
sản phẩm Gạch hoa, đá hoa, gạch Granitụ. Sự xuất hiện của sản phẩm Granitụ có xu

hướng mang lại hiệu quả trong tương lai.
* Giai đoạn II : (1970 – 1988)
Những năm 1970, Nhà máy tiến hành từng bước đổi mới công nghệ, nâng cao
trình độ kỹ thuật, đi sâu sản xuất hai loại mặt hàng chính là Gạch hoa Granitụ và Đá
hoa. Hai sản phẩm này đã đáp ứng nhu cầu trong việc xây dựng các công trình trọng
điểm của nhà nước như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cung văn hoá lao động…
16
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Năm 1980, Nhà máy tiếp tục mở rộng quy mô bằng cách hợp nhất với Xí
nghiệp vật liệu Đông Anh trở thành một cơ sở sản xuất gạch hoa Granitụ và Đá hoa có
tiếng ở Hà nội.
Trong đó Đá hoa xuất khẩu hàng năm đạt từ 2.000 – 2.500 m
2
/ năm.
Năm 1982, do sự lớn dầu về quy mô như vậy, bộ máy xây dựng quyết định tách
Xí nghiệp ra khỏi nhà máy bê tông Chèm trở thành đơn vị độc lập và đổi thành “ Nhà
máy đá hoa Granitụ Hà nội” từ đây chịu sự quản lý trực tiếp của Liên hiệp xí nghiệp
Đá - Cỏt – Sỏi, nay là Công ty xây lắp vật liệu xây dựng.
* Giai đoạn III : (từ năm 1988 đến nay)
Năm 1996, tên chính thức “ Xí nghiệp đá hoa Granitụ Hà nội “ ra đời theo
quyết định của Giám Đốc Công ty xây lắp vật liệu xây dựng – Bộ xây dựng :
“ Xí nghiệp đá hoa Granitụ Hà nội là đơn vị kinh tế quốc dân, hạch toán nội bộ
có tư cách pháp nhân, sử dụng con dấu theo mẫu quy định để giao dịch, được mở tài
khoản tại ngân hàng gần nhất để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh” (Điều 2 –
Quyết định của Giám đốc Công ty xây lắp vật liệu xây dựng ).
Ngày 16 tháng 07 năm 2004 Xí nghiệp đá hoa Granitụ Hà Nội về trực thuộc
Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng đổi tên thành Công ty xây lắp vật liệu xây dựng
An Dương.
Sau đây là một số thông tin chính về Công ty xây lắp vật liệu xây dựng An
Dương:

Tên công ty : Công ty xây lắp vật liệu xây dựng An Dương
Tên Tiếng Anh : AN DUONG BUILDING MATERIALS
CONSTRUCTION AND INSTALLATION COMPANY
Trụ sở chính : Số 70 - Phố An Dương - Phường Yên Phụ - Quận Tây Hồ
- Thành phố Hà
Điện thoại : (+84)04.7170943 Fax: (+84)04.7166781
Website :
Vốn điều lệ của Công ty là 8.500.000.000
2.2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
Công ty kinh doanh chủ yếu ở hai lĩnh vực chính sau:
17
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Sản xuất khai thác vật liệu xây dựng: sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây
dựng, vật liệu trang trí ốp lát, máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ cho khai thác vật liệu
xây dựng. Công ty đã hoạt động 50 năm trong lĩnh vực này.
Xây lắp: Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ
lợi. Thi công xây lắp thiết bị chuyên dùng ngành cấp thoát nước, bưu điện dường dây cao
thế, trung thế, hạ thế, trạm biến áp điện. Sữa chữa các loại phương tiện vận tải thủy bộ,
đầu tư phát triển kinh doanh nhà và hạ tầng đô thị, khu công nghiệp dân dụng. Tổ chức thi
công san lấp mặt bằng nạo vét kênh, cảng, luồng lạch, sông biển bằng cơ giới, bốc xếp vật
tư, vật liệu xây dựng và các hàng hoỏ khỏc. Lĩnh vực này Công ty đang hoạt động trong
30 năm.
Với lĩnh vực hoạt động như trên Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo hình
thức trực tuyến-chức năng. Chức năng của từng bộ phận trong công ty như sau:
Giám đốc: là người đại diện cho Công ty trước pháp luật và là người tổ chức
thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và chủ động điều hành sản
xuất kinh doanh theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty.
Phó Giám đốc phụ trách sản xuất công nghiệp: là người điều hành hoạt
động sản xuất công nghiệp của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những
công việc liên quan đến hoạt động sản xuất công nghiệp của Công ty, hoạt động theo

sự phân công và ủy quyền của Giám đốc Công ty
Phó Giám đốc phụ trách đầu tư: Là người điều hành hoạt động đầu tư của
Công ty, trực tiếp chỉ đạo phòng đầu tư. Phó giám đốc phụ trách đầu tư là người chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc liên quan đến hoạt động đầu tư, hoạt
động theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc Công ty
Phó Giám đốc phụ trách xây lắp: là người điều hành hoạt động xây lắp của
Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc liên quan đến hoạt
động xây lắp, hoạt động theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc Công ty
Phòng tài chính kế toán: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty thực
hiện công tác Tài chính Kế toán tại Công ty theo đúng các quy định hiện hành của nhà
nước và của cấp trên, đảm bảo cung cấp kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, tổ chức
thu hồi vốn và công nợ, quản lý tài sản cho Công ty.
18
Chuyờn tt nghip Trng i hc Thng mi
Phũng t chc hnh chớnh: thc hin cỏc cụng vic vn th bo mt, hnh
chớnh l tõn, bo v, phũng chỏy cha chỏy v quan h vi cỏc c quan bờn ngoi; t
chc v b trớ nhõn s phc v cho hot ng sn xut kinh doanh,
Phũng u t: cú nhim v thu hỳt cỏc nh u t, tỡm kim cỏc hp ng xõy
lp v vt liu xõy dng, ỏnh giỏ v tỡnh hỡnh u t xõy dng trong nc.
Phũng k hoch k thut: cú nhim v xy dng k hoch sn xut kinh
doanh ngn hn v di hn
Cỏc phõn xng cú nhim v sn xut sn phm v thi cụng cỏc cụng trỡnh xõy lp.
S 2.1. S b mỏy qun lý ca Cụng ty
2.2.1.3. c im t chc b mỏy k toỏn
Do c im t chc qun lý v quy mụ sn xut kinh doanh ca Cụng ty gm
nhiu xớ nghip, n v thnh viờn v cú nhiu tr s giao dch nhiu ni trờn a bn
c nc nờn b mỏy k toỏn ca Cụng ty c t chc theo hỡnh thc tp trung na
phõn tỏn. Nh mỏy ch to thit b v kt cu thp cỳ b phn k toỏn riờng, thc hin
ton b cụng tỏc k toỏn sau ú vo cui k s lp bỏo cỏo k toỏn gi lờn phũng Ti
19

Giỏm c
Phú giỏm c ph trỏch sn
xut cụng nghip
Phú giỏm c ph trỏch u
t
Phú giỏm c ph trỏch xõy
lp
Phũng t chc hnh
chớnh
Phũng ti chớnh
k toỏn
Phũng k hoch
k thut
Phân x
ởng Cầu
thang
Phân x
ởng
Granitô
n v
xõy lp
s 2
n v
xõy lp
s 1
Phân x
ởng cơ
điện
Phân x
ởng Gạch

Hoa
n v
xõy lp
s 3
Phũng u t
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
chính - Kế toán của Công ty. Tại các Xí nghiệp, công trình khác bộ phận kế toán định
kỳ hằng tháng tập hợp số liệu, chứng từ gửi lên phòng Tài chính - Kế toán của Công
ty. Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổng hợp số liệu cho từng Xí
nghiệp, công trình và toàn Công ty để lập báo cáo kế toán định kỳ.
Tổ chức bộ máy kế toán theo phương thức trực tuyến. Các nhân viên phòng Tài
chính - Kế toán nhận và thi hành mệnh lệnh của Kế toán trưởng. Kế toán trưởng chịu
trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của những người dưới quyền mình.
Phòng Tài chính – Kế toán gồm 09 người, trong đó có 01 kế toán trưởng, 01 kế
toán tổng hợp và 07 kế toán viên làm từng phần hành khác nhau. Cụ thể, chức năng và
nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán như sau:
Kế toán trưởng: Kế toán trưởng phải trực tiếp thông báo, cung cấp thông tin
cho Tổng giám đốc Công ty, đề xuất các ý kiến về tình hình phát triển của công ty,
về chính sách huy động vốn, … chịu trách nhiệm chung về thông tin do phòng tài
chính kế toán cung cấp; thay mặt Tổng giám đốc Công ty tổ chức công tác kế toán
của Công ty và thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước
Kế toán vật tư hàng hóa: Thực hiện các công việc liên quan đến vật tư hàng
hoá như: Phản ánh tình hình nhập - xuất - tồn vật tư hàng hoá ở các kho trực tiếp do
Công ty quản lý; kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác của các phiếu nhập, phiếu
xuất; mở thẻ kho, kiểm tra thẻ kho
Kế toán tiền lương: Thực hiện các công việc liên quan đến tiền lương và các
khoản trích theo lương gồm: Lập, ghi chép, kiểm tra và theo dõi công tác chấm công
và bảng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty; tính ra số tiền
lương, số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng các quy định của Nhà nước
Kế toán tiền mặt, tạm ứng: Theo dõi chi tiết tiền mặt, đối chiếu với thủ quỹ

của từng phiếu thu, phiếu chi, xác định số dư cuối tháng; theo dõi chi tiết sổ tạm ứng,
kiểm tra hoàn ứng, đôn đốc thu hoàn ứng nhanh; nắm số liệu tồn quỹ cuối tháng của
các đơn vị trực thuộc; lập bảng kê tiền mặt cuối tháng.
Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay: Có kế hoạch rút tiền mặt, tiền vay để chi
tiêu; theo dõi tiền gửi, các khoản tiền gửi, tiền vay của các ngân hàng trong Công ty;
báo cáo số dư hàng ngày tiền gửi và tiền vay của Công ty với Trưởng phòng và với
20
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
Tổng Giám đốc; báo cáo với Trưởng phòng về kế hoạch trả nợ vay đối với từng ngân hàng;
kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ dùng để chuyển tiền
Kế toán tài sản cố định: Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số
lượng, giá trị tài sản cố định (TSCĐ) hiện có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng của
TSCĐ trong phạm vi toàn Công ty cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều
kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc gìn giữ, bảo quản,
bảo dưỡng TSCĐ
Kế toán thuế: Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà
nước về các khoản thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp,
phí, lệ phớ….
Kế toán tổng hợp: Theo dõi khối lượng công trình, là người tổng hợp số liệu kế
toán để lập báo cáo tài chính, đưa ra các thông tin kế toán do các phần hành kế toán
khác cung cấp.
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán
21
Kế toán tiền gửi
ngân hàng, tiền
vay
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Các tổ, bộ phận ở đơn vị, xí nghiệp
Kế toán
vật tư hàng

hoá
Kế toán tiền
mặt, tiền tạm
ứng, thanh
toán
Kế toán
tiền lương
BHXH.
BHYT…
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
thuế
Kế toán
TSCĐ,
nguồn vốn
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
2.2.2. Thực trạng kế toán TSCĐHH tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng
An Dương
2.2.2.1. Đặc điểm và quản lý TSCĐHH tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây
dựng An Dương
TSCĐHH tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương chủ yếu là máy móc
thiết bị phục vụ thi công và phương tiện vận tải truyền dẫn. Máy móc thiết bị thường
xuyên chiếm khoảng 35%-45%, phương tiện vận tải, vật truyền dẫn chiếm khoảng
30% trong cơ cấu TSCĐHH tại Công ty. Ngoài ra còn có nhà cửa, vật kiến trúc và các
thiết bị dụng cụ quản lý. Máy móc thiết bị là nhóm TSCĐHH quan trọng nhất của
Công ty, máy móc thiết bị gồm có:
- Thiết bị thi công nền như: máy ủi, máy xúc, máy đầm đất…
- Máy xây dựng: cần cẩu, trạm trộn bê tông, máy trộn bê tông, máy bơm nước,…
- Máy làm đá như: máy nén khí, máy khoan đá, …

Phương tiện vận tải, vật truyền dẫn có sà lan, tàu kéo các loại, ô tô vận chuyển bờ
tụng,…
Công ty chỉ có TSCĐ, không có TSCĐ thuê tài chính, không theo dõi TSCĐ vô
hình.
Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương là một doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xây lắp và vật liệu xây dựng, TSCĐHH trong Công ty là cơ sở vật chất
kỹ thuật chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của Công ty. Nó đóng vai trò
quan trọng trong việc phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động. Vì
vậy, vấn đề quản lý TSCĐHH luôn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo toàn nguồn
vốn cũng như nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Trong việc quản lý
TSCĐHH, Công ty có những quy định sau:
• Mỗi TSCĐHH đều được lập một bộ hồ sơ gốc bao gồm hồ sơ kỹ thuật do
phòng vật tư thiết bị quản lý và hồ sơ kế toán do phòng kế toán quản lý. Hồ sơ kế toán
của một TSCĐHH là toàn bộ các chứng từ có liên quan đến TSCĐHH bắt đầu từ khi
đưa TSCĐHH vào sử dụng cho đến khi thanh lý, nhượng bỏn,….TSCĐHH phải được
bảo quản trong kho hoặc ở khu vực riêng của Công ty. TSCĐHH đưa đi hoạt động
phải có lệnh điều động bằng văn bản của người có thẩm quyền. Các nghiệp vụ liên
22
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
quan đến TSCĐHH phải được sự đồng ý của cấp trên và phải được tiến hành đúng
theo quy định.
• Định kỳ phải tiến hành kiểm kê TSCĐHH. TSCĐHH sử dụng ở khối văn phòng
Công ty được kiểm kê mỗi năm một lần vào cuối năm. TSCĐHH sử dụng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh được kiểm kê định kỳ 6 tháng một lần. Khi kiểm kê, Giám
đốc Công ty thành lập Hội đồng kiểm kê. Các thành viên trong Hội đồng phải có đại
diện phòng vật tư thiết bị, phòng kế toán, bộ phận sử dụng TSCĐHH. Ban kiểm kê sẽ
thực hiện kiểm kê bằng các phương pháp cân, đo, đong, đếm…, kiểm kê trực tiếp từng
đối tượng để xác định số lượng TSCĐHH thừa, thiếu hoặc TSCĐHH bị mất mát, thiếu
hụt và tình trạng kỳ thuật để kiến nghị Công ty xử lý. Khi kết thúc kiểm kê phải lập
biên bản kiểm kê có chữ ký của các thành viên kiểm kê.

• Công ty chỉ được thực hiện đánh giá lại TSCĐHH trong các trường hợp sau:
+ Đánh giá lại tài sản theo quy định của Nhà nước
+ Dùng tài sản để góp vốn liên doanh
+ Chuyển đổi sở hữu hoặc bỏn, khoỏn, cho thuê doanh nghiệp
Giám đốc Công ty thành lập Hội đồng đánh giá lại, gồm có: Giám đốc, kế toán
trưởng, kế toán TSCĐ, phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc kinh doanh, trưởng
phòng vật tư thiết bị hoặc thuê chuyên gia đánh giá lại. Sau khi đánh giá lại phải lập
biên bản đánh giá lại và đây là căn cứ ghi sổ.
Các nghiệp vụ liên quan đến việc đầu tư, mua sắm hay thanh lý, nhượng bán
TSCĐHH phải lập tờ trình lên Tổng công ty hoặc Giám đốc Công ty phê duyệt.
2.2.2.1. Kế toán TSCĐHH tại Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
a. Kế toán tăng TSCĐHH
- Khi có TSCĐ mới được đầu tư đưa vào sử dụng, Công ty sẽ lập Hội đồng giao
nhận TSCĐ bao gồm đại diện bên giao, bên nhận để lập “ Biên bản giao nhận TSCĐ”.
Sau đó, kế toán TSCĐ sẽ lập một bộ hồ sơ riêng cho từng TSCĐ bao gồm: Quyết định
tăng TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ với nhà cung cấp, Biên bản giao nhận TSCĐ
với bộ phận sử dụng, hoá đơn mua và các chứng từ có liên quan. Căn cứ vào hồ sơ, kế
toán TSCĐ lập thẻ TSCĐ theo dõi chi tiết từng loại TSCĐ.
Trong quá trình hạch toán đơn vị sử dụng các TK chủ yếu sau: TK 211. TK
214, TK 111, TK 112, …
23

×