Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Đánh giá một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của 6 giống dưa chuột đơn tính cái trồng trong nhà lưới tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.24 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

BÙI QUỐC ĐẠT

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA SINH,
SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT
LƢỢNG CỦA 6 GIỐNG DƢA CHUỘT ĐƠN
TÍNH CÁI TRỒNG TRONG NHÀ LƢỚI TẠI
THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số:

8420114

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Bùi Hồng Hải


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - TS. Bùi Hồng Hải. Các số liệu, tài liệu
tham khảo sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, theo dõi, thu
thập, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của
Việt Nam chưa từng được sử dụng hay công bố trong bất kì cơng trình khác
cho đến thời điểm này.
Tơi xin cam đoan!
Bình Định, tháng 10 năm 2021
Học viên cao học



Bùi Quốc Đạt


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ rất tận tình của các cơ quan, các thầy cô hướng dẫn, các thầy cô giáo
cùng các bạn bè đồng nghiệp.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ
nhiệt tình của TS. Bùi Hồng Hải là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi
về mọi mặt để tơi hồn thành đề tài này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy và làm việc tại
phòng thực hành trường Đại học Quy Nhơn đã giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt
q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin gởi lời cảm ơn tới bạn Trần Minh Chiến, sinh viên lớp Nông học
K39 đã hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện đề tài, cán bộ của Trung tâm dịch
vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM đã hỗ trợ phân tích một số chỉ tiêu hóa sinh
Ban giám hiệu và tập thể sư phạm Trường THCS Đập Đá là nơi tôi công tác
đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và làm đề tài.
Cảm ơn sự cổ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, người thân, bạn
bè trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Bình Định, tháng 9 năm 2021
Học viên
Bùi Quốc Đạt


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 4
1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây dưa chuột ....................................... 4
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố ........................................................................ 4
1.1.2. Phân loại ............................................................................................ 5
1.2. Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột ................................................. 6
1.3. Vai trò của dưa chuột................................................................................. 8
1.4.1. Về dinh dưỡng .................................................................................... 8
1.4.23. Về kinh tế .......................................................................................... 9
1.4. Tình hình chọn tạo giống dưa chuột trên thế giới và ở Việt Nam ........... 10
1.4.1. Tình hình chọn tạo giống dưa chuột trên thế giới ............................ 10
1.4.2 Tình hình chọn tạo giống dưa chuột tại Việt Nam ............................ 13
1.5. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới và ở Việt Nam ..................... 10
1.5.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới....................................... 18
1.5.2 Tình hình sản xuất dưa chuột tại Việt Nam ....................................... 20
1.6. Ảnh hưởng điều kiện ngoại cảnh đối với sinh trưởng và phát triển của
cây dưa chuột .................................................................................................. 21
1.6.1. Nhiệt độ ............................................................................................ 21
1.6.2. Ánh sáng ........................................................................................... 22
1.6.3. Độ ẩm khơng khí và nước ................................................................. 22



1.6.4. Đất trồng và dinh dưỡng khoáng ..................................................... 23
1. 7. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu.................................................. 23
1.7.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 23
1.7.2. Địa hình .......................................................................................... 24
1.7.3. Tình hình thời tiết khu vực nghiên cứu ............................................. 24
1.8. Một số hướng canh tác trong định hướng nông nghiệp công nghệ cao... 25
1.8.1. Cơng nghệ trồng cây trong nhà kính ................................................ 25
1.8.2. Công nghệ trồng cây không sử dụng đất .......................................... 26
1.8.3. Công nghệ tưới nhỏ giọt ................................................................... 26
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................... 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................ 28
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 28
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm......................................................... 28
2.4.2. Quy trình thí nghiệm ......................................................................... 29
2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định .......................... 32
2.5. Phương pháp xử lý các số liệu ................................................................. 35
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................... 36
3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống dưa chuột nghiên cứu.................... 36
3.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống dưa chuột thí nghiệm ... 39
3.2.1. Động thái tăng trường chiều dài thân chính của các giống dưa
chuột thí nghiệm ......................................................................................... 32
3.2.2. Động thái ra lá của các giống dưa chuột ......................................... 42
3.2.3. Tăng trưởng kích thước lá của các giống dưa chuột ....................... 45
3.3. Hàm lượng diệp lục trong lá ở giai đoạn ra hoa của các giống dưa
chuột ............................................................................................................... 50
3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .......................................... 51

3.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất giống dưa chuột ........................... 51
3.4.2. Năng suất của các giống dưa chuột thí nghiệm .............................. 55


3.5. Một số chỉ tiêu về hình thái và chất lượng quả của các giống dưa
chuột thí nghiệm ............................................................................................ 57
3.5.1. Hình thái quả của các giống dưa chuột nghiên cứu......................... 57
3.5.2. Một số chỉ tiêu hóa sinh của quả các giống dưa chuột nghiên cứu . 61
3.5.3. Đánh giá cảm quan chất lượng quả các giống dưa chuột nghiên
cứu .............................................................................................................. 63
3.6. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống dưa chuột thí nghiệm .................. 64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 67
1. Kết luận ...................................................................................................... 67
2. Đề nghị ....................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 69
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Nghĩa đầy đủ

Chữ viết tắt
FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Lương Thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc)

ĐC


Đối chứng

CT

Công thức

CS

Cộng sự

EC

Độ dẫn điện của dung dịch (electrical conductivity)

pH

Độ hoạt động của ion H+ (pondus hydrogenii)

CV

Hệ số biến thiên (coefficient variance)

LSD

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (least significant difference)

NST

Ngày sau khi trồng


NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NSG

Ngày sau khi gieo


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số
hiệu
1.1
1.2
1.3
1.4
2.1
2.2
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7

3.8
3.9
3.10
3.11
3.12

Tên bảng
Giá trị dinh dưỡng trong 100 g quả tươi cả vỏ
Diện tích, sản lượng và năng suất dưa chuột trên thế giới
từ năm 2010-2019
Tình hình sản xuất dưa chuột của một số quốc gia trên thế giới
Số liệu khí tượng tháng 5, 6,7 năm 2020
Bảng mơ tả các giống dưa chuột đơn tính cái nghiên cứu
Chế độ tưới dung dịch dinh dưỡng và nước cho cây dưa
chuột
Thời gian sinh trưởng của các giống dưa chuột thí nghiệm
(ngày)
Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính (cm) của các
giống dưa chuột
Động thái ra lá trên thân chính (lá/thân) các giống dưa chuột
nghiên cứu
Tăng trưởng chiều dài lá (cm) của các giống dưa chuột
nghiên cứu
Tăng trưởng chiều rộng lá (cm) của các giống dưa chuột
nghiên cứu
Hàm lượng diệp lục trong lá ở giai đoạn ra hoa của các
giống dưa chuột
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
dưa chuột
Năng suất của các giống dưa chuột thí nghiệm

Một số chỉ tiêu về hình thái của các giống dưa chuột
nghiên cứu
Một số chỉ tiêu chất lượng quả các giống dưa chuột nghiên cứu
Chất lượng cảm quan của quả các giống dưa chuột thí
nghiệm
Tỷ lệ sâu, bệnh hại trên các giống dưa chuột nghiên cứu

Số
trang
9
19
19
25
27
31
37
40
43
44
48
50
52
55
58
62
63
65


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu
Tên biểu đồ
3.1
Động thái tăng trưởng chiều dài thân cây của các
giống dưa chuột
3.2
Động thái ra lá trên thân chính của các giống dưa
chuột
3.3
Động thái tăng trưởng chiều dài lá của các giống dưa
chuột
3.4
Động thái tăng trưởng chiều rộng lá của các giống
dưa chuột
3.5
Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các
giống dưa chuột
3.6
Chiều dài quả và đường kính quả của các giống dưa
chuột
3.7
Hình thái ngồi các giống dưa chuột nghiên cứu
3.8
Hình bổ dọc và ngang quả của các giống dưa chuột
thí nghiệm

Số trang
42
44
47

49
57
59
60
61


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Dưa chuột (Cucumis sativus L.) hay cịn gọi là dưa leo thuộc họ Bầu bí
(Cucurbitaceae), là loại rau ăn quả được trồng lâu đời trên thế giới, trở thành
thực phẩm quan trọng và được thương mại hóa ở nhiều quốc gia. Dưa chuột
được sử dụng rộng rãi trong các bữa ăn hằng ngày dưới nhiều hình thức như
ăn tươi, xào, salat… Bên cạnh dùng tươi, dưa chuột là nguồn nguyên liệu cho
các nhà máy chế biến như sản xuất dưa chuột đóng hộp,… Dưa chuột có thời
gian sinh trưởng ngắn nên có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Hơn nữa do
có tiềm năng cho năng suất cao nên đây là một trong những loại rau chủ lực
trong cơ cấu thâm canh tăng vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị
diện tích và tăng thu nhập cho người người trồng. Theo số liệu thống kê của
Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) năm 2018, diện tích gieo trồng dưa chuột
trên thế giới lên đến 1.984.518 ha và sản lượng đạt 75.219.440 tấn, trong đó
Trung Quốc, Iran, Mexico, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là những nước dẫn đầu về
diện tích gieo trồng và sản lượng.
Việt Nam với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho dưa
chuột phát triển. Tuy nhiên chất lượng dưa chuột Việt Nam vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Hơn nữa nhu cầu tiêu
dùng hiện nay đối với các sản phẩm rau quả trong đó có dưa chuột ngày càng
tăng, khơng chỉ có năng suất cao mà cịn chất lượng tốt. Vì vậy, nhiều cơ sở

đã và đang chọn tạo ra bộ giống dưa chuột ngày càng chất lượng và phong
phú về chủng loại.
Canh tác trong nhà lưới hiện đang là hướng đi mới mang lại nhiều ưu
điểm như giúp bảo vệ cây trồng khỏi côn trùng phá hoại, hạn chế sự thụ phấn
từ côn trùng, tránh được tác động của thời tiết, tránh mưa bão... Từ đó, nơng
sản dễ đạt được tiêu chuẩn an toàn, hiệu quả kinh tế và giá trị cao. Tuy nhiên,


2

do được cách ly với mơi trường bên ngồi, khơng có cơn trùng nên q trình
thụ phấn phải được tiến hành thủ công bằng tay hoặc phải thuê ong, côn trùng
từ các cơ sở chăn nuôi dẫn đến tốn thêm cơng sức và chi phí. Việc sử dụng
các giống dưa chuột đơn tính cái tự phối có khả năng đậu quả không cần qua
thụ phấn thụ tinh là giải pháp hữu hiệu. Mặt khác, các giống dòng dưa chuột
khác nhau thường chỉ thích nghi với điều kiện sinh thái ở các địa phương
khác nhau. Do đó, cơng tác khảo nghiệm các giống dưa chuột đơn tính cái
canh tác trong nhà lưới là vô cùng quan trọng và cần thiết trong những điều
kiện canh tác cụ thể tại thành phố Quy Nhơn.
Nhằm khảo sát, đánh giá và tìm ra giống dưa chuột đơn tính cái phù
hợp với điều kiện sinh thái địa phương. Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng
của 6 giống dưa chuột đơn tính cái trồng trong nhà lưới tại thành phố Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định”.
2. Mục đích và u cầu của đề tài
- Đánh giá so sánh được một số chỉ tiêu hoá sinh, sinh trưởng của 06
giống dưa chuột đơn tính cái trồng ở vụ Hè-Thu 2020 trong nhà lưới tại thành
phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Đánh giá so sánh được các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng và tình
hình sâu bệnh hại của 6 giống dưa chuột đơn tính cái trồng ở vụ Hè-Thu 2020

trong nhà lưới tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Đề xuất được một hoặc một số giống dưa chuột có khả năng sinh
trưởng tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh và thích nghi với điều kiện sản xuất
trong nhà lưới ở địa phương nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con
địa phương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu cung cấp dữ liệu về sự sinh trưởng, phát triển, năng


3

suất của 6 giống dưa chuột đơn tính cái (AIKO 65, LUCAS 603, KICHI 207,
TROY 666, NAPALI 64 và DOTA 601) trong điều kiện nhà lưới tại thành
phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là nguồn tư liệu quý trong công tác chọn lọc và bổ
sung bộ giống dưa chuột đơn tính cái của địa phương. Từ đó xác định được
giống có năng suất, chất lượng, khả năng thích nghi cao phù hợp và có thể áp
dụng trong điều kiện trồng trọt trong nhà lưới tại khu vực thành phố Quy
Nhơn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trồng dưa chuột và kinh tế cho bà
con nông dân.


4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại của cây dƣa chuột
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Cây dưa chuột (Cucumis sativus L.) là cây trồng làm rau ăn quả lâu đời

trên thế giới và trở thành thực phẩm thơng dụng được thương mại hóa ở nhiều
nước. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có cơng bố xác đáng về nguồn gốc của
cây dưa chuột thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) và cịn nhiều ý kiến khác nhau
về xuất xứ của loài cây này.
Nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng cây dưa chuột có nguồn gốc
từ Tây Ấn Độ, nơi tồn tại các loài họ hàng hoang dại với số lượng nhiễm sắc
thể 2n = 14. Loài hoang dại (Cucumis hardiwickii Royle) là lồi dưa chuột
quả nhỏ, có vị đắng, có gai quả cứng và thưa được tìm thấy mọc hoang dại ở
dưới chân núi Hymalaya. Từ Ấn Độ, dưa chuột đã được đưa đến Hy Lạp và Ý
và sau đó là Trung Quốc (De Candole A.P, 1984; Staub et al., 2009) [8], [9].
Cũng có ý kiến cho rằng dưa chuột có nguồn gốc ở Nam Á và được
trồng tại đây khoảng 3.000 năm, sau đó đưa đến một số vùng phía Tây châu Á,
Bắc Phi và Nam Âu. Dưa chuột được trồng ở Trung Quốc khoảng 100 năm
trước công nguyên, ở Pháp và Tây Ban Nha đã phát hiện ra cây dưa chuột của
địa phương trong thời gian thực dân thống trị lâu dài ở thế kỷ XVI (Tạ Thu
Cúc, 2000) [5].
Nhà thực vật học người Nga Vavilov (1926) lại cho rằng khu vực miền
núi phía Bắc Việt Nam giáp Lào là nơi phát sinh cây dưa chuột vì ở đây cịn
tồn tại các lồi dưa chuột hoang dại. Ông cũng khẳng định, Trung Quốc là
trung tâm khởi nguyên thứ hai của cây dưa chuột do có giống dưa chuột
Trung Quốc với hàng loạt tính trạng như quả dài, hình thành quả khơng cần


5

thụ phấn (parthenocarpy), quả không chứa chất gây đắng cucurbitacin, gai
quả màu trắng… [7].
Hiện nay, cây dưa chuột hầu như được trồng khắp mọi nơi trên thế giới từ
vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Phi đến tận 630 vĩ Bắc. Ở các vùng ôn đới, ở các
vùng cực Bắc Châu Âu, dưa chuột luôn là một trong những cây trồng chính

trong nhà kính.
Hiện chưa có nghiên cứu nào đề cập đến thời gian xuất hiện dưa chuột ở
nước ta. Tài liệu sớm hơn cả có nhắc đến dưa chuột là sách “Nam phương
thảo mộc trạng” của Kế Hàm có từ năm Thái Khang thứ 6 giới thiệu “… cây
dưa leo hoa vàng, quả dài cỡ gang tay, ăn mát vào mùa hè”. Mô tả kỹ hơn cả
là cuốn “Phủ biên tạp lục” (1775) Lê Quý Đôn đã ghi rõ tên dưa chuột và
vùng trồng là Đàng Trong (từ Quảng Bình đến Hà Tiên) và Bắc Bộ [7].
Hiện nay, cây dưa chuột có thể trồng được ở nhiều vùng trong cả nước
nhưng thích hợp nhất chủ yếu ở đồng bằng và trung du, miền núi phía Bắc.
Một số tỉnh trồng nhiều dưa chuột như: Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên,
Nam Định, Hà Nội, Phú Thọ, Tây Ninh, Đồng Nai, Tiền Giang, Cần Thơ,
Đồng Tháp [1].
1.1.2. Phân loại
Theo bảng phân loại của Gabaev X (1932) các loài C. sativus L. được
chia thành 3 lồi phụ sau:
Lồi phụ Đơng Á: ssp. rigidus Gab.
Lồi phụ Tây Á: ssp. graciolor Gab.
Dưa chuột hoang dại: ssp. agrotis Gab., var. hardwickii (Royla) Alef.
Trên cơ sở các nghiên cứu sự tiến hố sinh thái của lồi Cucumis
sativus L., nhà thực vật học A. Filov (1940) đã đưa ra bảng phân loại dễ sử
dụng và hợp lý hơn [2]. Trong số này dưa chuột hoang dại ssp. agrostis Gab
đứng riêng, cịn lại 6 lồi phụ khác thuộc dạng cây trồng bao gồm:
1. ssp. europaeo - americanus Fil. - loài phụ Âu Mỹ, diện phổ biến


6

rộng nhất.
2. ssp. occidentali - asiaticus Fil. - Tây Á, phổ biến ở Trung và Tiểu Á:
Iran, Apganixtan, Azecbaigian.

3. ssp. chinensio Fil. - Trung Quốc, được trồng nhiều trong nhà kính ở
Châu Âu, dạng quả ngắn thụ phấn nhờ cơn trùng và quả dài không qua thụ
phấn.
4. ssp. indico - japonicus Fil.: Ấn Độ - Nhật Bản, các giống dưa chuột
Việt Nam thuộc nhóm này.
5. ssp. himalaicus Fil., Himalaia.
6. ssp. hermaphroditus Fil.- dưa chuột lưỡng tính.
Nhà di truyền học Ba Lan Kubicki (1969) đã chia C. sativus thành 3
thứ [3]: var. vulgaris (dưa chuột trồng), var. hermafroitus (dưa chuột lưỡng
tính) và var. hardwickii (dưa chuột hoang dại Nêpan). Bảng phân loại này
mặc dù chỉ dựa trên quan điểm hình thái thực vật nhưng tương đối thuận lợi
khi sử dụng trong cơng tác nghiên cứu giống [7]
Hiện nay, Việt Nam có hai loài dưa chuột hoang dại mới được phát
hiện, trong đó C. debilis W.J. de Wilde & Duyfes là lồi đặc hữu và C. hystrix
Chakrav là loài tuy phân bố rộng rãi nhưng không phổ biến [5].
1.2. Đặc điểm thực vật học của cây dƣa chuột
Rễ: cây dưa chuột có rễ phát triển yếu, trong đất có thành phần cơ giới
trung bình chỉ dài 10 -15 cm. Hệ rễ chiếm 1,5% toàn bộ trọng lượng cây, với
hệ thống rễ phân bố trên bề mặt rộng chừng 60-90 cm [17]. Ở nhóm dưa
chuột có thời gian sinh trưởng dài, bộ rễ cùng các cơ quan trên bề mặt đất
phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, ở các giống lai F1 tất cả các pha sinh trưởng
bộ rễ phát triển mạnh và có khối lượng lớn hơn so với các cặp bố mẹ [17]. Do
vậy, mức độ phát triển bộ rễ ở giai đoạn đầu là một trong những tính trạng có
tương quan chặt chẽ tới năng suất cây sau này.
Thân: cây dưa chuột là cây một năm có thân thảo mềm, thân leo hay bò,


7

có phủ lớp lơng dày, có gốc cạnh, dạng leo dài từ 2-3m [32]. Do thuộc loại

thân leo nên cần phải làm giàn để nâng đỡ thân, lá, quả giúp làm tăng năng
suất và chất lượng quả [30]. Trên thân chính hình thành nhánh cấp 1 và cấp 2,
có thể mang trái nếu cây phát triển tốt. Chiều cao cây thay đổi rất lớn phụ
thuộc vào giống và điều kiện trồng trọt.
Lá: Lá là cơ quan dinh dưỡng với chức năng chính là quang hợp, ngồi
ra lá cịn có chức năng thốt hơi nước và trao đổi khơng khí. Cây có bộ lá phát
triển tốt và đầy đủ sẽ có khả năng quang hợp cao do đó khả năng tích lũy vật
chất nhiều tạo tiền đề cho năng suất cây trồng cao [34]. Lá dưa chuột có hai
dạng là lá mầm và lá thật. Lá mầm nuôi cây trong giai đoạn đầu và có thể tồn
tại trong suốt q trình sinh trưởng của cây, lá có hình ovan hay hình trứng.
Lá mầm là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá sự sinh trưởng của cây ở giai
đoạn đầu. Lá mầm to dày, phát triển cân đối sẽ hứa hẹn cây sinh trưởng mạnh,
lá mầm nhỏ, mỏng, mọc không cân đối sẽ sinh trưởng yếu. Lá thật là lá đơn,
có bản lá hình trái tim có xẻ thuỳ nơng sâu khác nhau tuỳ từng loại giống, trên
lá có lơng cứng, ngắn. Màu sắc lá thay đổi từ xanh vàng tới xanh thẫm, độ dày
mỏng của lơng trên lá và diện tích lá thay đổi tùy giống, tùy giai đoạn sinh
trưởng và điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc [3].
Hoa: cây dưa chuột có hoa thuộc dạng đơn tính cùng gốc - trên cây có
hoa đực và hoa cái riêng biệt (monoecious) song trong q trình tiến hóa lâu
dài và tác động của con người trong công tác giống, dưa chuột xuất hiện nhiều
dạng mới.
- Cây hoàn toàn hoa cái (gynoecious), hoa hình thành trên cây hồn
tồn là hoa cái.
- Cây có hoa lưỡng tính ( hermaphroditus),
- Cây có hoa lưỡng tính và đơn tính cùng gốc (gynoandromonoecious).
Trong các dạng hoa nói trên, hoa lưỡng tính ít gặp ở dưa chuột, hầu hết
các giống hiện nay là cây đơn tính cái, hầu như toàn hoa cái (chỉ khoảng 5%


8


là hoa đực) [32]. Cây hoàn toàn hoa cái và hoa lưỡng tính có ý nghĩa quan
trọng trong cơng tác chọn tạo và sản xuất hạt lai F1. Hoa dưa chuột có 4-5 đài,
4-5 cánh hợp, màu vàng. Hoa đực mọc đơn lẻ hoặc từng chùm nhỏ hơn hoa
cái, có 4-5 nhị đực hợp nhau. Hoa cái bình thường có 3-4 noãn, núm nhụy
phân nhánh hoặc hợp.
Quả: Quả non được bao phủ bởi lớp lông dày giống như các bộ phận
khác của cây, màu sắc gai quả có thể là trắng, đen hoặc nâu sáng. Quả dưa
chuột có hình dạng, kích thước, màu sắc quả phụ thuộc vào giống. Quả từ non
đến chín chuyển từ màu xanh đến xanh trắng, hoặc vàng nâu, điều này phụ
thuộc vào màu gai của quả. Quả có gai màu trắng khi chín có màu xanh trắng,
khơng bị biến vàng khi chín cũng như khi bảo quản. Quả có gai màu đen hoặc
nâu khi chín có màu vàng hoặc nâu. Trong quả có hạt, hạt dưa chuột màu
vàng. Hình cắt ngang quả có hình trịn và trịn góc cạnh [3].
1.3. Vai trị của dƣa chuột
1.3.1. Về dinh dưỡng
Dưa chuột là loại rau quả rất thông dụng và cịn là một vị thuốc có giá trị.
Thành phần dinh dưỡng của dưa chuột cao và ít năng lượng. Thành phần dinh
dưỡng trong 100g dưa chuột gồm: 0,8g protein; 3,0g glucid; 0,7g cellulose;
15 calo; 23mg Canxi; 27mg Phospho; 1mg Sắt; 13mg Natri; 169mg Kali;
90mcg Caroten; 0,03mg Vitamin B1; 5,0mg Vitamin C [1].
Bên cạnh đó trong thành phần dinh dưỡng của dưa chuột cịn có nhiều
acid amin khơng thay thế rất cần thiết cho cơ thể như Thianin (0,024 mg);
Rivophlavin (0,075 mg) và Niaxin (0,03 mg), các loại muối khoáng như Ca
(23,0 mg), P (27,0 mg), Fe (1,0 mg) tính trong 100g quả tươi. Ngồi ra, dưa
chuột cịn chứa một lượng muối kali giúp tăng cường quá trình đào thải nước,
muối ăn trong cơ thể có lợi cho người mắc các bệnh về tim mạch [7], với hàm
lượng nước cao, vị ngọt, có tính lạnh và vitamin C nên có cơng dụng giải khát,



9

giúp cho làn da đẹp và khoẻ mạnh hơn [9]. Thành phần và giá trị dinh dưỡng
của dưa chuột được thể hiện trong bảng 1.1.
Bảng 1.1 Giá trị dinh dƣỡng trong 100 g quả tƣơi cả vỏ [14].
Thành phần

Giá trị dinh dƣỡng

Năng lƣợng

65 kJ (16 kcal)

Vitamin B6

0.040 mg

Cacbohydrat

3.63 g

Folate (B9)

7 μg

Đường

1.67 g

Vitamin C


2.8 mg

Chất xơ

0.5 g

Canxi

16 mg

Chất béo

0.11 g

Sắt

Chất đạm

0.65 g

Magiê

13 mg

Thành phần

Giá trị dinh dƣỡng

0.28 mg


Thiamine (B1)

0.027 mg

Phốt pho

24 mg

Riboflavin (B2)

0.033 mg

Kali

147 mg

Niacin (B3)

0.098 mg

Kẽm

0.20 mg

Pantothenic acid (B5)

0.259 mg

Đối với sức khỏe con người, dưa chuột với 95% thành phần là nước

nên là nguồn cung cấp độ ẩm và giúp cơ thể giải độc tố. Vitamin C, B, A có
trong dưa chuột rất tốt cho da và tăng cường đề kháng. Do chứa hàm lượng
kali cao nên dưa chuột có khả năng làm hạ huyết áp, giúp ngăn ngừa đột quỵ
và giảm các bệnh về tim mạch. Các vitamin trong dưa chuột góp phần cải
thiện thị giác. Với hàm lượng cao lariciresinol, pinoresinol và
secoisolariciresinol đây là ba vi lượng được các nhà khoa học đánh giá có khả
năng ngăn ngừa ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung và ung thư
tuyến tiền liệt. Chất xơ trong dưa chuột góp phần khơng nhỏ trong việc tiêu
hóa thức ăn, giảm lượng axit uric trong thận, hỗ trợ các tế bào của tuyến tụy
sản xuất insulin cũng như làm giảm lượng cholesterol xấu [15].
1.3.2. Về kinh tế
Về mặt kinh tế, dưa chuột là cây rau ăn quả quan trọng cho nhiều vùng
chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dưa chuột là một loại mặt hàng


10

xuất khẩu có giá trị [8]. Trước đây dưa chuột được sử dụng như một loại rau quả tươi dùng nội địa. Ngày nay, thị trường trong nước và thế giới được mở
rộng, nhu cầu người tiêu dùng phong phú và đa dạng trong cách sử dụng như
ăn tươi, muối chua, đóng hộp…
Thời gian sinh trưởng của dưa chuột tương đối ngắn, chi phí đầu tư
thấp, có thể mở rộng trên nhiều vùng kinh tế khác nhau. Do giá trị dinh dưỡng,
giá trị kinh tế cao nên cây dưa chuột được nhiều nước xếp vào một trong
những cây rau hàng đầu của ngành sản xuất rau [1].
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học cơng nghệ nên có rất nhiều
giống dưa chuột được tạo ra theo thị hiếu của người tiêu dùng, giúp nhà nơng
có nhiều lựa chọn về giống để thích hợp với điều kiện canh tác của từng vùng
và địa phương, đặc biệt theo từng vùng khí hậu ta chọn những giống thích
hợp nhất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dưa chuột là cây trồng mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng khác như bắp cải, cà chua, ngơ,

lúa,…
1.4. Tình hình chọn tạo giống dưa chuột trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình chọn tạo giống dưa chuột trên thế giới
Trên thế giới, từ những năm 60 của thế kỉ XX, Viện Nông nghiệp
Timiriazep ở Nga đã thu thập và nghiên cứu khoảng 8.000 mẫu dưa chuột.
Tại Mỹ và Anh, các nhà chọn tạo giống đã chọn tạo thành công các giống dưa
chuột lai F1 từ năm 1872. Từ đó việc lai tạo giống trở nên quan trọng trong
việc cải thiện giống dưa chuột. Năm 1939, giống “Maine No.2” là giống dưa
chuột đầu tiên chống chịu bệnh nứt quả ra đời. Sau đó, Walker (1961) đã tiến
hành tổ hợp giữa gen chống chịu nứt quả với gen chống chịu bệnh virus CMV
tạo thành công giống “Wisconsin SMR 18”, đây là giống dưa chuột muối
chua quan trọng trong thời điểm đó. Các nhà chọn giống dưa chuột tiếp tục


11

tổng hợp nhiều gen chống chịu khác nhau và đã tạo ra giống “Sumter” chống
chịu được 7 bệnh và giống “WI 2757” chống được 9 loại bệnh [29].
Tại trường Đại học Kasetsart (Thái Lan), các nhà chọn giống đã xác
định được 2 tổ hợp lai C5 x C4 và C11 x C5 có triển vọng trong số 12 tổ hợp
lai được đánh giá. Tổ hợp lai C5 x C4 có ưu thế lai về số hoa cái trên cây,
chiều dài quả, đường kính quả, độ dày thịt quả, khối lượng trung bình quả và
tính chín sớm. Trong khi đó tổ hợp lai C11 x C5 cho ưu thế lai về khối lượng
trung bình quả và chiều dài quả [39].
Ngồi các trường Đại học, Viện nghiên cứu, công tác nghiên cứu chọn
tạo giống dưa chuột lai F1 cũng được tiến hành ở nhiều công ty Giống cây
trồng. Một trong những công ty có nhiều kết quả trong việc cung ứng giống
lai F1 dưa chuột là công ty Chia Tai. Đặc biệt, công ty đã chọn tạo thành công
giống Diva với 100% hoa cái, không yêu cầu thụ phấn, cho quả dưa khơng hạt
dài từ 4-5 cm, khơng đắng, ngọt, giịn, năng suất cao, chống chịu được bệnh

vảy nến, sương mai, phấn trắng.
Ngồi việc tạo ra giống dưa chuột có năng suất cao, các giống chống
chịu được sâu, bệnh hại cũng là một định hướng quan trọng của công tác chọn
tạo giống dưa chuột. Một trong những đối tượng bệnh nguy hiểm nhất đối với
dưa chuột là bệnh sương mai [22]. Năm 1997, ở Mỹ, các nhà khoa học đã làm
thí nghiệm kiểm tra tính chống chịu bệnh sương mai của tập đồn dưa chuột,
mục đích là đánh giá những dịng lai của dưa chuột đối với bệnh sương mai ở
Bắc Carolina. Các giống thuần được làm thử trong hai năm với hai lần nhắc
lại trong điều kiện nguồn bệnh tự nhiên như trên đồng ruộng. Tỉ lệ bệnh hại
thay đổi từ 1,3 - 9,0 trên thang điểm từ 0 - 9, có 9 giống có tính chống chịu
bệnh sương mai cao [36].
Tùy thuộc vào sự kết hợp phức tạp của các yếu tố di truyền và mơi
trường, cây dưa chuột có thể có bảy dạng khác nhau:


12

+ Dạng hoa đơn tính cùng gốc (monoecious): trên cây có cả hoa đực (♂)
và hoa cái (♀).
+ Dạng cây đơn tính cái (♀) (gynoecious): trên cây chỉ có hoa cái.
+ Dạng cây lưỡng tính (☿) (Hermaphroditus): trên cây chỉ có hoa lưỡng tính.
+ Dạng lưỡng tính đực (☿,♂) (andromonoecious): trên cây có cả hoa
đực và hoa lưỡng tính.
+ Dạng lưỡng tính cái (☿, ♀) (gynomonoeciuos): trên cây có hoa cái và
hoa lưỡng tính.
+ Dạng cây đơn tính đực (♂) (Androecious): trên cây chỉ có hoa đực.
+ Dạng cây tam tính ♂, ♀, ☿ (Trimonoecious): trên cây có cả hoa đực,
hoa cái và hoa lưỡng tính [19].
Dưa chuột đơn tính cái (gynoecious) được phát hiện đầu tiên vào năm
1935 khi nghiên cứu tập đoàn dưa chuột nhập từ Nhật [43]. Nghiên cứu cho

thấy nhiều cây chỉ có hồn tồn hoa cái và tác giả gọi đó là dạng đơn tính
khác gốc khơng hồn chỉnh hay đơn tính khác gốc một phần. Ngày nay rất
nhiều giống dưa chuột đơn tính cái được trồng trong nhà kính/lưới.
Dưa chuột đơn tính cái có tỷ lệ đậu quả cao (75-80%) do mang gen đậu
quả không qua thụ phấn thụ tinh (Parthenocarpy). Dạng này chủ yếu là các
giống dùng trong nhà lưới - khơng có tác nhân truyền phấn từ hoa đực sang
cho hoa cái. Quả của các giống dưa chuột đơn tính cái mang gen
Parthenocarpy khơng có hạt, một vài trường hợp có 1 ít hạt. Để quả của dưa
chuột đơn tính cái phát triển bình thường người ta phải xử lý hormone đậu
quả ví dụ như Chlorflurenol nhưng cũng có giống khơng cần phải dùng
hormone đậu quả nhưng vẫn thu được quả bình thường nếu giống đó mang
gen parthenocarpy (Swiader et al. 1996) [45]. Do chỉ hình thành hoa cái nên
những dịng dưa chuột đơn tính cái thường được dùng làm dịng mẹ trong tạo


13

giống dưa chuột lai F1 để giảm chi phí cơng khử đực và sử dụng ong cho sản
xuất hạt lai (Delaplane et al. (2001) [46].
Hà Lan là nước chọn tạo nhiều giống dưa chuột dạng đơn tính cái mang
gen Parthenocarpy như Marinda, Khasib… và một số giống quả nhỏ như
Natufusinari. Trong nghiên cứu tạo dịng tự phối đơn tính cái thường phải
chọn lọc từ những giống lai F1 hay bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn để
tạo thể đơn bội. Hiện nay, một số dịng dưa chuột đơn tính cái (100% hoa cái)
hay dòng nhiều hoa cái (>90% hoa cái) gọi tắt là dòng PF (Predominantly
Female) và con lai từ dịng này khơng hồn tồn là đơn tính cái mà nó vẫn có
một ít hoa đực. Số hoa đực này ít hơn rất nhiều hoa đực của dạng đơn tính
cùng gốc. Dạng này có tỷ lệ đậu quả cao và tập trung nên phù hợp cho thu
hoạch một lần bằng máy (Swiader et al. 1996) [45].
1.4.2. Tình hình chọn tạo giống dưa chuột ở Việt Nam

Tại Việt Nam, việc trồng thử nghiệm các giống F1 được thực hiện từ
những năm 70 của thế kỷ XX và đã chứng tỏ ưu thế của việc sử dụng giống
lai F1. Do các dòng cái nhập vào nước ta thường bị bệnh, việc tạo ra các dịng
tương tự có sự tham gia của các giống dưa chuột mang gene chống chịu đã
được tiến hành ở Viện cây lương thực và thực phẩm từ năm 1976 đến nay,
cùng với nó là các nghiên cứu khác của các vấn đề ưu thế lai như khả năng
kết hợp chung và riêng của các giống [17],[18].
Các dòng, giống được sử dụng làm vật liệu cho con lai F1 khơng những
cần phải có biểu hiện tốt về các đặc tính kinh tế mà cịn cần phải cho khả năng
ưu thế lai ở các đời sau. Trong tạo giống ưu thế lai, khả năng kết hợp là một
trong những đặc tính cơ bản. Khả năng kết hợp cao nghĩa là khả năng cho con
cái trong tổ hợp lai những đặc tính tốt vượt xa bố mẹ, có khả năng sinh trưởng,
phát triển tốt, sức sống tốt. Trong điều kiện sản xuất, bên cạnh khả năng kết
hợp cao của các dòng bố mẹ, quy trình sản xuất hạt lai đơn giản, dễ áp dụng
có hiệu quả rất quan trọng. Với cây dưa chuột để giải quyết vấn đề này chủ


14

yếu là giảm lượng hoa đực, tăng lượng hoa cái. Việc thay đổi giới tính hoa
của cây dưa chuột có thể sử dụng các phương pháp như thay đổi chế độ dinh
dưỡng khoáng, chế độ ánh sáng, nhiệt độ và các chất hóa học như Gibberellin.
Trong những năm gần đây, công tác chọn tạo giống ưu thế lai đối với
cây dưa chuột phục vụ cho ăn tươi và chế biến công nghiệp theo hướng năng
suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng thích nghi
với nhiều vùng sinh thái khác nhau là mục tiêu nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học.
Từ năm 1974 - 1980, tại Viện cây Lương thực và Thực phẩm, ông Trần
Khắc Thi đã lai tạo thành công giống dưa chuột Hữu Nghị. Ông đã tiến hành
lai giống mẹ NauFushimari có nguồn gốc Nhật Bản và giống bố Quế Võ là

giống địa phương của Việt Nam, con lai thu được lai với giống VauFushimari
sau đó chọn lọc cá thể đến đời F8 đã chọn ra giống dưa chuột Hữu Nghị đáp
ứng được nhu cầu sản xuất thời kỳ đó [29]. Trên cơ sở đó, các cán bộ của
Viện đã tiếp tục triển khai các nghiên cứu úng dụng và lựa chọn được một số
giống dưa chuột mang lại năng suất cao như:
Giống H1 được lai tạo thành công từ cặp lai HN1 x 1572 bằng phương
pháp chọn dòng của Guliaev kết hợp với phương pháp thụ phần đồng dạng
của Giáo sư viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng và TS. Đào Xuân Thảng. Giống H1 có
thời gian sinh trưởng trung bình 90-100 ngày, năng suất 25-30 tấn/ha, quả dài
18-22 cm, vỏ quả màu xanh sáng, đường kính quả 3,5-4,5 cm, tỉ lệ quả vàng
sau thu hoạch thấp [18].
Giống dưa chuột lai Sao xanh là con lai F1 của cặp lai DL15 x CP1583,
được tạo ra bằng phương pháp sử dụng ưu thế lai. Giống dưa chuột lai Sao
xanh có thời gian sinh trưởng là 85-90 ngày, cây sinh trưởng khỏe, năng suất
45-55 tấn/ha, quả to dài 23-25 cm, đường kính quả 3,7-4,2 cm, chất lượng quả
tốt, hàm lượng đường và vitamin C cao, quả giòn, có mùi thơm hấp dẫn [7],


15

[16],[25]. Giống dưa chuột lai Sao xanh đã được công nhận là giống quốc gia
năm 2000.
Trong thời gian từ 2001-2005, Viện nghiên cứu Rau Quả đã nghiên cứu
chọn tạo ra hai giống dưa chuột CV5 và CV11. Qua nghiên cứu và các mơ
hình thử nghiệm tại các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc... cho thấy
hai giống dưa chuột này sinh trưởng khỏe, thân lá màu xanh đậm, phân cành
khá, nhiều hoa cái, tỉ lệ đậu quả cao, quả dài 18-20 cm, đường kính 4-4,5 cm,
thịt quả dày, ít ngọt, năng suất 40-45 tấn/ha, chống chịu bệnh hại rất tốt đặc
biệt là bệnh sương mai, phấn trắng [36].
Từ năm 2003 đến 2004, Viện Cây lương thực và Thực phẩm thực hiện

đề tài “Hồn thiện quy trình cơng nghệ sản xuất cà chua lai số 1, C95, dưa
chuột lai Sao xanh, PC1 phục vụ cho chế biến xuất khẩu”. Kết quả đó sản
xuất được 200 kg hạt dưa chuột lai Sao xanh và PC1, xây dựng mơ hình 50 ha
dưa chuột tại Hà Nam [25].
Theo kết quả nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ của Viện
Cây lương thực và Cây thực phẩm giai đoạn 2006-2010, Viện đã nghiên cứu
một số biện pháp kỹ thuật xây dựng quy trình cơng nghệ canh tác dưa chuột
ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ trong nước và xuất khẩu, xác định được
công thức phối trộn giá thể cho kết quả tốt nhất trong sản xuất cây con dưa
chuột. Nghiên cứu 12 giống dưa chuột trồng trong nhà lưới đã xác định được
giống dưa chuột Đài Loan 266, Sao xanh 2, Cuc 23, PC4 cho năng suất đạt
60-70 tấn/ha, chất lượng tốt [28].
Ngoài ra, cịn có một số giống điển hình đang được bà con sản xuất như:
Giống dưa chuột CS758 do Công ty giống Thuận Nông nhập về từ Thái Lan
và đã được đưa vào trồng thử nghiệm ở huyện An Nhơn. Kết quả thử nghiệm
cho thấy, giống dưa leo CS758 (F1) sau trồng 38 ngày là cho thu hoạch, bình
quân mỗi cây cho 6 quả. Sản lượng từ ngày cho trái đến khi kết thúc thu
hoạch đạt trên 3 tấn quả mỗi sào. Giống dưa chuột Hữu Nghị là giống lai giữa


16

giống Việt Nam (Quế Võ) và Nhật Bản (Nasu Fuxinari) do Viện Cây lương
thực và thực phẩm chọn tạo cho năng suất cao, phẩm chất tốt, chín sớm,
chống bệnh, thích hợp trồng trong vụ Đông ở đồng bằng sông Hồng. Giống
PC1, Sao xanh 1 do GS.VS Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự lai tạo. Thời gian
sinh trưởng tương đối ngắn, cho năng suất cao, ổn định, được người tiêu dùng
ưa thích [2]. Dưa chuột bao tử lai F1: MirinbeII và Marinda, mật độ 14.000
cây/ha tại 3 xã Phú Mậu (Phú Vang), Thủy Thanh (Hương Thủy) và Hương
Long (Thành phố Huế). Mỗi điểm thử nghiệm trên một vùng diện tích 500m2.

Dưa chuột bao tử giống MirinbeII đạt 12-17 tấn/ha. Nhìn chung tỉ lệ đậu bông,
quả đạt cao, kháng bệnh tốt, cho lãi cao khoảng 57 triệu đồng/ha/vụ.
Ngồi ra cịn có các loại giống nhập nội cũng đã được đưa vào trồng thí
nghiệm như: giống Mummy 331 nhập nội từ Thái Lan, sinh trưởng khá, ra
nhánh mạnh, bắt đầu cho thu hoạch 35-37 ngày sau khi gieo, trái sng đẹp,
to trung bình (dài 16-20 cm, nặng 160-200 g), vỏ màu xanh trung bình, gai
trắng, thịt chắc, phẩm chất ngon, giịn, khơng bị đắng, năng suất trung bình
30-50 tấn/ha; giống 759 nhập nội từ Thái Lan, sinh trưởng mạnh, cho thu
hoạch 35-37 ngày sau khi gieo (NSKG), trái thẳng, to trung bình, gai trắng,
màu trái hơi nhạt hơn nhưng năng suất và tính chống chịu tương đương
Mummy 331; giống Mỹ Trắng nhập nội từ Thái Lan, cây phát triển và phân
nhánh tốt, cho thu hoạch 35-37 ngày sau khi gieo, tỉ lệ đậu trái cao, trái to
trung bình, màu trắng xanh, gai trắng, ít bị trái đèo ngay cả ở giai đoạn cuối
thu hoạch; giống Mỹ xanh nhập nội từ Thái Lan, cây sinh trưởng tốt, chống
chịu tốt hơn giống Mỹ Trắng, trái to tương đương Mỹ Trắng nhưng cho nhiều
trái và năng suất cao hơn; giống Happy 2 và Happy 14 nhập nội từ Thái Lan,
cây phát triển rất mạnh nên cần giàn cao, cây cho 100% hoa cái, có 10% cây
đực cho phấn. Do đó, trong kĩ thuật trồng chú ý đảm bảo tỉ lệ cây đực trong
quần thể. Trái to (dài >20cm, nặng > 200g), màu xanh trung bình, ruột nhỏ,


×