Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu đa dạng loài, đặc điểm phân bố và giá trị bảo tồn của khu hệ lưỡng cư ở huyện đức cơ, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.25 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

LÊ VĂN ĐẠO

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG LOÀI, ĐẶC ĐIỂM
PHÂN BỐ VÀ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CỦA KHU HỆ
LƢỠNG CƢ Ở HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM

Bình Định - Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

LÊ VĂN ĐẠO

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG LOÀI, ĐẶC ĐIỂM
PHÂN BỐ VÀ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CỦA KHU HỆ
LƢỠNG CƢ Ở HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: SINH HỌC THỰC NGHIỆM
Mã số: 8420114

Ngƣời hƣớng dẫn: HD1: TS. Đỗ Trọng Đăng
HD2: PGS.TS. Nguyễn Thị Mộng Điệp

Bình Định - Năm 2021



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, các số liệu tham khảo đều có nguồn
trích dẫn rõ ràng. Luận văn này chƣa từng đƣợc bảo vệ để nhận học vị trƣớc
bất kỳ hội đồng nào trƣớc đây.
Tác giả

Lê Văn Đạo


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tác giả đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình
của TS. Đỗ Trọng Đăng và PGS.TS. Nguyễn Thị Mộng Điệp. Tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ q báu đó.
Xin chân thành cảm ơn q thầy cơ trong Khoa đào tạo sau Đại học, Ban
giám hiệu trƣờng Đại học Quy Nhơn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên cổ vũ của gia đình, ngƣời
thân, bạn bè đã cho tôi thêm nghị lực trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
5. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 4
1.1. Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu về LC ở Việt Nam và tỉnh Gia Lai ............. 4
1.1.1. Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu về LC ở Việt Nam ............................... 4
1.1.2. Sơ lƣợc nghiên cứu lƣỡng cƣ ở tỉnh Gia Lai và huyện Đức Cơ ......... 7
1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Đức Cơ ......... 9
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 9
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................. 11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 13
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 13
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 13
2.3. Tƣ liệu nghiên cứu ................................................................................... 15
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 15
2.4.1. Khảo sát thực địa ............................................................................... 15
2.4.2. Phân tích đặc điểm hình thái ............................................................. 16
2.4.3. Định tên khoa học các loài ................................................................ 19


iv
2.4.4. Đánh giá tình trạng bảo tồn và tính đặc hữu ..................................... 19
2.4.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................. 19
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................. 21
3.1. Thành phần loài lƣỡng cƣ ở huyện Đức Cơ ............................................. 21
3.1.1. Đa dạng thành phần loài .................................................................... 21
3.1.2. Các phát hiện mới.............................................................................. 22

3.1.3. Cấu trúc các bậc phân loại ở huyện Đức Cơ ..................................... 23
3.1.4. Các loài LC quý hiếm, đặc hữu ......................................................... 25
3.2. Đặc điểm hình thái nhận dạng các loài lƣỡng cƣ ở huyện Đức Cơ ......... 25
3.3. Đặc điểm phân bố..................................................................................... 45
3.3.1. Theo địa điểm nghiên cứu ................................................................. 45
3.3.2. Theo độ cao ....................................................................................... 48
3.3.3. Theo sinh cảnh .................................................................................. 49
3.4. So sánh tƣơng đồng về thành phần loài lƣỡng cƣ huyện Đức Cơ với các
KBTTN và VQG khu vực lân cận................................................................... 52
3.5. Các vấn đề liên quan đến bảo tồn ............................................................ 55
3.5.1. Các nhân tố đe dọa đến khu hệ lƣỡng cƣ ở Khu vực nghiên cứu ..... 55
3.5.2. Các loài cần ƣu tiên bảo tồn .............................................................. 58
3.5.3. Các hoạt động ƣu tiên bảo tồn........................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62
PHỤ LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined.


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CITES:

Convention on International Trade in Endangered Species
of Wild Fauna and Flora

Cs. :

Cộng sự


EN:

Ếch nhái

IUCN:

International Union for Conservation of Nature

LC:

Lƣỡng cƣ

LCBS:

Lƣỡng cƣ, Bò sát

VQG:

Vƣờn quốc gia

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

KBTTN:

Khu bảo tồn thiên nhiên

KVNC:


Khu vực nghiên cứu

PL:

Phụ Lục

QNU:

Mã mẫu vật đƣợc lƣu giữ tại trƣờng Đại học Quy Nhơn


vi
DANH MỤC C C BẢNG
Bảng 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................. 13
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu hình thái (đơn vị đo mm) ............................................ 17
Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài lƣỡng cƣ ghi nhận ở huyện Đức Cơ .... 21
Bảng 3.2. Các loài mới phát hiện cho khoa học từ năm 2012 đƣợc ghi nhận tại
huyện Đức Cơ ................................................................................................. 23
Bảng 3.3. Cấu trúc thành phần loài LC huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai ............. 24
Bảng 3.4. Sự phân bố các loài LC theo các xã, thị trấn ở huyện Đức Cơ ...... 45
Bảng 3.5. Mức độ tƣơng đồng về thành phần loài LC giữa các xã ở huyện
Đức Cơ ............................................................................................................ 47
Bảng 3.6. Sự phân bố các loài LC theo độ cao ở huyện Đức Cơ ................... 48
Bảng 3.7. Sự phân bố các loài LC theo sinh cảnh ở huyện Đức Cơ ............... 50
Bảng 3.8. So sánh chỉ số đa dạng loài LC ở huyện Đức Cơ với các khu vực
lân cận ............................................................................................................. 52
Bảng 3.9. So sánh mức độ tƣơng đồng thành phần loài LC huyện Đức Cơ với
các VQG và KBTTN lân cận .......................................................................... 53
Bảng 3.10. Các loài LC bị săn bắt mạnh ở huyện Đức Cơ ............................. 57



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sự đa dạng của khu hệ LC Việt Nam qua các thời kỳ (1996-2021) . 6
Hình 2.1. Bản đồ các điểm khảo sát của Huyện Đức Cơ ................................ 14
Hình 2.2. Sơ đồ đo ếch nhái khơng đi ......................................................... 18
Hình 3.1. Đa dạng giống, lồi trong các họ LC ở KVNC............................... 24
Hình 3.2. Số lƣợng lồi LC theo địa điểm nghiên cứu ................................... 46
Hình 3.3. Phân tích tập họp nhóm về sự tƣơng đồng thành phần loài LC giữa
các địa điểm trong huyện Đức Cơ .................................................................. 47
Hình 3.4. Số lồi và họ LC phân bố theo độ cao ở huyện Đức Cơ................. 49
Hình 3.5. Số lồi LC phân bố theo sinh cảnh ................................................. 50
Hình 3.6. Mức độ tƣơng đồng thành phần loài LC ở huyện Đức Cơ với các
khu vực lân cận khác . ..................................................................................... 54
Hình 3.7. Diễn biến diện tích rừng huyện Đức Cơ từ năm 2011 - 2021 ........ 56


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đƣợc ghi nhận là một trong 16 quốc gia có độ đa dạng sinh học
cao trên thế giới [27]. Riêng về lƣỡng cƣ (LC) số lƣợng loài đƣợc ghi nhận ở
Việt Nam liên tục tăng lên trong những thập niên gần đây: từ 82 loài năm
1996 [7] tăng lên 162 loài năm 2005 [8] và trong cuốn danh lục gần đây nhất
của Nguyen và cs. (2009) đã ghi nhận ở Việt Nam có 176 lồi LC [22]. Theo
số liệu thống kê của Frost (2021) số loài LC của Việt Nam đến tháng 8 năm
2021 khoảng 298 loài [30], điều này chứng tỏ khu hệ LC Việt Nam vẫn cần

tiếp tục đƣợc khám phá.
Lƣỡng cƣ là nhóm động vật đặc biệt, là động vật có xƣơng sống đầu tiên
trên cạn, cùng với sự phát triển cá thể xảy ra ở trên hai môi trƣờng, cũng nhƣ
là loài động vật phát triển cùng với sự biến thái, chúng chiếm một vị trí quan
trọng trong vòng trao đổi chất và năng lƣợng trong các quần xã nhiệt đới. Hơn
nữa LC cũng là nhóm động vật rất nhạy cảm với mọi sự thay đổi dù là nhỏ
nhất của các sinh cảnh, vì vậy chúng trở thành những chỉ thị sinh học hiếm có
cho trạng thái của hệ sinh thái. Tuy nhiên, khu hệ LC của Việt Nam đang
đứng trƣớc nguy cơ suy giảm rất nghiêm trọng do: mất và suy thoái sinh cảnh
sống, khai thác quá mức phục vụ nhu cầu con ngƣời, ô nhiễm nguồn nƣớc và
bệnh dịch do nấm gây ra. Trong đó mất rừng là lý do đáng lo ngại nhất.
Gia Lai là tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía Bắc của vùng Tây Nguyên,
miền Trung Việt Nam. Tỉnh có tổng diện tích rừng 719.478 ha, trong đó rừng
tự nhiên 664.876 ha tỉ lệ che phủ của rừng đạt khoảng 46,1%, chất lƣợng rừng
ở đây còn tốt, là nơi tru ngụ của các lồi động vật hoang dã trong đó có lƣỡng
cƣ [29]. Tuy nhiên các nghiên cứu về LC trƣớc đây chủ yếu tập trung vào
phía Đơng Bắc của tỉnh, nơi có sự hiện diện của Vƣờn Quốc Gia (VQG) Kon
Ka Kinh với 44 loài [4], Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Kon Chƣ Răng


2

với 35 loài [14] và Hành lang kết nối VQG Kon Ka Kinh và KBTTN Kon
Chƣ Răng với 38 loài [10]. Các khu vực cịn lại của tỉnh rất ít đƣợc quan tâm
nghiên cứu.
Đức Cơ là huyện phía Tây của tỉnh Gia Lai những nghiên cứu về LC của
huyện còn rất hạn chế, cho đến nay chƣa ghi nhận công trình nghiên cứu nào
về LC. Nghiên cứu này tập trung đánh giá mức độ đa dạng về thành phần loài
của khu hệ LC ở huyện Đức Cơ một khu vực cịn ít đƣợc biết đến về mặt đa
dạng sinh học (ĐDSH) hơn nữa khu vực nghiên cứu cũng là vùng giáp ranh

với huyện Ôza Đao, tỉnh Ratanakiri, Vƣơng Quốc Campuchia, nên kết quả
nghiên cứu hứa hẹn có những ghi nhận mới về thành phần loài đồng thời
bƣớc đầu cung cấp những dẫn liệu về LC cho khu vực nghiên cứu.
Từ những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đa dạng loài,
đặc điểm phân bố và giá trị bảo tồn của khu hệ lưỡng cư ở huyện Đức Cơ,
tỉnh Gia Lai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá sự đa dạng về thành phần loài ở huyện Đức Cơ.
- Phân tích đặc điểm phân bố của LC ở huyện Đức Cơ và so sánh thành
phần loài của khu vực nghiên cứu với các khu bảo tồn thiên nhiên lân cận.
- Đánh giá giá trị bảo tồn và các nhân tố đe dọa đến các loài LC ở khu
vực nghiên cứu (KVNC).
3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định sự đa dạng về thành phần loài LC ở huyện Đức Cơ.
- Đặc điểm phân bố của LC ở huyện Đức Cơ theo địa điểm nghiên cứu,
sinh cảnh và đai độ cao.
- Đánh giá mức độ tƣơng đồng thành phần loài LC ở huyện Đức Cơ, tỉnh
Gia Lai với các VQG và KBTTN ở khu vực lân cận.
- Đánh giá giá trị bảo tồn của các loài LC khu vực nghiên cứu dựa trên


3

tính q hiếm, đặc hữu và các lồi bị đe dọa ghi nhận ở khu vực nghiên cứu.
- Xác định các nhân tố đe dọa đến các loài LC ở khu vực nghiên cứu.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về
thành phần lồi, sự phân bố và thơng tin về hiện trạng của các loài LC của
huyện Đức Cơ.
- Là cơ sở khoa học quan trọng giúp cho công tác quy hoạch bảo tồn và

sử dụng bền vững nguồn tài nguyên LC nói riêng và động vật nói chung ở
huyện Đức Cơ.
- Cung cấp bộ mẫu vật LC ở huyện Đức Cơ sử dụng trong nghiên cứu,
giảng dạy về Động vật học ở trƣờng Đại học Quy Nhơn.
- Xác định một số lồi LC có giá trị kinh tế cao là đối tƣợng nhân nuôi sinh
sản đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng và tăng thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng.
5. Những đóng góp của luận văn
- Đã lập đƣợc danh sách 22 loài LC thuộc 14 giống, 6 họ, 2 bộ cho huyện
Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
- Ghi nhận bổ sung 2 loài, 1 giống cho huyện Đức Cơ.
- Bổ sung dẫn liệu về đặc điểm hình thái của 22 loài LC ở KVNC.
- Đánh giá đặc điểm phân bố theo địa điểm nghiên cứu, độ cao và sinh cảnh.
- So sánh mức độ tƣơng đồng về thành phần loài LC ở huyện Đức Cơ
với các Vƣờn Quốc Gia và Khu bảo tồn thiên nhiên ở khu vực lân cận.
- Đánh giá giá trị bảo tồn trên cơ sở xác định các loài quý hiếm, đặc hữu.
Xác định các nhân tố đe dọa đến thành phần loài LC ở huyện Đức Cơ, tỉnh Gia
Lai làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch bảo tồn ĐDSH của huyện.


4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu về LC ở Việt Nam và tỉnh Gia Lai
1.1.1. Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu về LC ở Việt Nam
Theo Nguyễn Văn Sáng và cs. (2009) q trình nghiên cứu LCBS ở Việt
Nam có thể chia ra làm 4 thời kỳ: thời kỳ trƣớc năm 1954, thời kỳ 1955-1975,
1976-1987 và từ năm 1988 đến nay [9].
- Thời kỳ trƣớc năm 1954
Nghiên cứu về LCBS ở Việt Nam lâu đời nhất phải kể đến cuốn “Nam
dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh (1623?-1713), trong đó đã liệt kê các vị thuốc

làm từ 16 lồi LCBS [9].
Các cơng trình nghiên cứu về LC ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX và nửa
đầu thế kỷ XX đều do những nhà khoa học nƣớc ngoài thực hiện. Những
nghiên cứu đầu tiên của giai đoạn này là công bố về bộ sƣu tập mẫu LCBS ở
Nam Kỳ (Cochinchine) của Morice (1875) trong tỏc phm Coup dOeil sur
la Faune de la Cochinchine Franỗaise 13 loài EN ở miền Nam Việt Nam
[22]; Tirant (1885) trong “Notes sur les Reptiles et les Batraciens de la
Cochinchine et du Cambodge” đã thống kê 17 loài EN ở Việt Nam và
Campuchia [22]. Bên cạnh đó có các cơng trình của Smith giai đoạn 19201938 đã cơng bố khoảng 30 lồi mới trong đó nhiều lồi EN và BS có mẫu
chuẩn thu ở Việt Nam [6].
Nổi bật trong giai đoạn này ở khu vực Đông dƣơng là cuốn sách chuyên
khảo về LC của Bourret Les Batraciens de l’Indochine (1942) đã mơ tả 171
lồi và phân lồi EN [6]. Đây đƣợc coi là những tài liệu đầy đủ nhất về thành
phần loài LC của ba nƣớc Lào, Campuchia và Việt Nam.
- Thời kỳ 1955-1975
Trong thời kỳ này, do chiến tranh và đất nƣớc bị chia cắt nên các nghiên
cứu về động vật nói chung và LCBS nói riêng rất hạn chế. Một số nghiên cứu


5

về LCBS ở miền Bắc đƣợc Đào Văn Tiến công bố nhƣ ở Vĩnh Linh (Quảng
Trị) (1957), Đình Cả (Thái Nguyên) (1961), Ba Bể (Bắc Kạn) (1963) và sau
đó mở rộng ra ở một số địa phƣơng khác. Các kết quả nghiên cứu khu hệ
LCBS ở miền Bắc trong giai đoạn này đƣợc công bố trong “Kết quả điều tra
cơ bản bò sát, ếch nhái miền Bắc Việt Nam (1956-1976)” của Trần Kiên và
cs. xuất bản năm 1981, đã lập đƣợc danh lục của 69 loài EN [6].
- Thời kỳ 1976-1987
Sau năm 1975, đất nƣớc đƣợc thống nhất, mặc dù cịn nhiều khó khăn,
nhƣng cơng tác nghiên cứu cơ bản, trong đó có điều tra nghiên cứu khu hệ

LCBS đƣợc quan tâm hơn. Kết quả của các chuyến khảo sát ở vùng Tây Nam
Bộ đã đƣợc Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1979) công bố trong “Kết quả
điều tra nghiên cứu bò sát, ếch nhái ở một số vùng thuộc Miền Tây Nam Bộ
và các đảo phụ cận”. Sau đó là hàng loạt cuộc khảo sát ở nhiều địa phƣơng
khác trên toàn quốc, tập trung thống kê thành phần loài của một số khu vực.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế cần có tài liệu phục vụ xác định thành phần
lồi, Đào Văn Tiến đã cơng bố trên Tạp chí Sinh vật-Địa học bài báo: Về định
loại ếch nhái Việt Nam (1977), cơng trình này đã xây dựng khóa định loại của
87 loài EN [6] và là tài liệu tham khảo quan trọng trong nghiên cứu phân loại
LC ở Việt Nam.
- Thời kỳ từ 1988 đến nay
Trong giai đoạn này, đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, kinh tế-xã hội
dần phát triển, giao lƣu quốc tế giữa các nƣớc đƣợc tăng cƣờng. Các cơ sở
đào tạo và nghiên cứu khoa học đã xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ khoa học
đƣợc đào tạo bài bản, hợp tác khoa học trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế phát
triển giúp thực hiện nhiều chuyến khảo sát ở các khu vực khác nhau, kỹ thuật
và công nghệ hiện đại (âm sinh học, sinh học phân tử) đã giúp công tác
nghiên cứu thu đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Có nhiều cơng trình


6

nghiên cứu về khu hệ LCBS Việt Nam đƣợc công bố trên các tạp chí chun
ngành có uy tín trong nƣớc và nƣớc ngoài, hàng loạt sách chuyên khảo đã
đƣợc xuất bản.
Những cơng trình tiêu biểu về thành phần lồi của khu hệ LCBS trên
toàn quốc trong giai đoạn này phải kể đến:
Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc trong cuốn “Danh lục ếch
nhái và bò sát Việt Nam” đã thống kê có 82 lồi LC [7].
Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng

đã cập nhật và tái bản “Danh lục ếch nhái, bò sát Việt Nam” với 458 lồi
LCBS trong đó 162 lồi ếch nhái [8].
Nguyen và cs. 2009 trong cuốn “Herpetofauna of Vietnam”, đã ghi nhận
tổng số 545 lồi LCBS trong đó có 176 lồi LC thuộc 10 họ, 3 bộ. Đây đƣợc
xem là cơng trình nghiên cứu thống kê đầy đủ nhất về thành phần lồi LCBS
của Việt Nam [22]. Có thể tóm tắt số lƣợng LC của Việt Nam qua các thời kỳ
qua biểu đồ sau:
Số loài
350

298

300
250
200

162

176

150
100

LC
82

50
0

Nguyễn & Hồ Nguyễn Văn Sáng Nguyen và cs.

(2009)
(1996)
và cs. (2005)

5/2021

Hình 1.1. Sự đa dạng của khu hệ LC Việt Nam qua các thời kỳ (1996-2021)
Ghi chú: Số liệu năm 1996, 2005, 2009 theo Nguyễn Văn Sáng và cs. (1996, 2005, 2009);
Số liệu năm 2021 về LC theo Frost (2021).


7

Ngồi các cơng trình thống kê thành phần lồi cịn có hàng loạt cuốn
sách tham khảo về bị sát và ếch nhái của một số vƣờn quốc gia (VQG), khu
bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) hoặc các vùng địa lý nhƣ: Hà Tĩnh (Ziegler,
2002), VQG Cúc Phƣơng (Hồ Thu Cúc và cs. 2003), Ba Bể-Na Hang (Phạm
Nhật và cs. 2004), Nhận dạng một số lồi bị sát, ếch nhái ở Việt Nam
(Nguyễn Văn Sáng và cs. 2005), VQG Phú Quốc (Đặng Huy Phƣơng và cs.
2006), KBTTN Pù Huống (Hoàng Xuân Quang và cs. 2008), VQG BidoupNúi Bà (Nguyễn Đăng Hội và cs. 2011), VQG Bạch Mã (Hoàng Xuân Quang
và cs. 2012), Miền Nam Việt Nam (Vassilieva và cs. 2016), vùng duyên hải
Bắc Bộ (Lê Hùng Anh và cs. 2017), KBTTN Mƣờng Nhé (Lê Trung Dũng và
cs. 2018) [6].
Về tình trạng bảo tồn của các lồi LCBS có các tài liệu nhƣ: “Sách Đỏ
Việt Nam: Phần Động vật” đƣợc xuất bản lần đầu tiên vào năm 1992, sau đó
đƣợc cập nhật và tái bản vào năm 2000. Năm 2007, Sách Đỏ Việt Nam đƣợc
biên soạn lại với những dẫn liệu bổ sung và đƣợc sắp xếp thứ hạng và tiêu
chuẩn mới của IUCN đã thống kê 12 loài lƣỡng cƣ đƣợc xếp hạng ở các mức
độ đe dọa khác nhau [1]. Trong khi đó, theo Danh lục Đỏ IUCN (2019) có 67
lồi lƣỡng cƣ phân bố ở Việt Nam đang bị đe dọa ở cấp độ toàn cầu (từ bậc

gần bị đe dọa-NT đến đã tuyệt chủng trong tự nhiên-EW) [6].
Hiện nay, những cơng bố lồi lƣỡng cƣ mới phát hiện khơng ngừng đƣợc
tăng lên theo số liệu thống kê cập nhật mới nhất Frost (2021) tính đến tháng 7
năm 2021 số loài BS ở Việt Nam khoảng 298 loài [30]. Trong thời gian tới
khu hệ LC ở Việt Nam sẽ tiếp tục đƣợc khám phá và danh sách thành phần
loài LC ở Việt Nam chắc chắn sẽ đƣợc tăng lên.
1.1.2. Sơ lƣợc nghiên cứu lƣỡng cƣ ở tỉnh Gia Lai và huyện Đức Cơ
Ở tỉnh Gia Lai: Các cơng trình nghiên cứu lƣỡng cƣ ở tỉnh Gia Lai chủ
yếu tập trung ở phía Đơng Bắc của tỉnh, khu vực đƣợc cho là bảo tồn đa dạng


8

sinh học của tỉnh, với 2 đại diện Vƣờn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu bảo tồn
thiên nhiên Kon Chƣ Răng. Các cơng trình nghiên cứu về LC chủ yếu tập
trung vào điều tra đa dạng thành phần loài. Có các cơng trình tiêu biểu sau:
- Nguyễn Văn Sáng (1999) đã ghi nhận 22 loài LC trong báo cáo xây
dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật thành lập KBTTN Kon Ka Kinh [4].
- Đến năm 2013, Hoàng Văn Chung và cs. đã ghi nhận 44 loài ếch nhái ở
VQG Kon Ka Kinh [4].
- Báo cáo nghiên cứu các quần xã lƣỡng cƣ và bò sát ở khu vực rừng
nhiệt đới trên cao nguyên Tây Nguyên miền Trung Việt Nam (2016) đã ghi
nhận 80 loài LCBS ở KBTTN Kon Chƣ Răng trong đó có 35 lồi LC [14].
- Nguyễn Ái Tâm và cs. (2017) đã công bố những dẫn liệu đa dạng thành
phần lồi động vật có xƣơng sống (Thú, Lƣỡng cƣ, Bò sát) tại hành lang kết
nối Vƣờn Quốc gia Kon Ka Kinh và khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chƣ Răng
đã ghi nhận 38 loài lƣỡng cƣ [10].
- Về các phát hiện mới:
+ Chan và cs. (2013) đã phát hiện một loài ễnh ƣơng mới cho khoa học
ễnh ƣơng Đông dƣơng Kaloula indochinensis ở xã Krông Pa, huyện K’Bang,

tỉnh Gia Lai [15].
+ Pham và cs. (2018) đã mô tả loài Ếch nhẽo ki-zi-ri-an Limnonectes
kiziriani với mẫu vật thu đƣợc ở Vƣờn quốc gia Kon Ka Kinh [24].
+ Nguyen và cs. (2019) đã mơ tả một lồi Nhái bầu mới cho khoa
học, Microhyla aurantiventris, với mẫu chuẩn thu ở huyện K’Bang tỉnh
Gia Lai [21].
Nhƣ vậy, từ năm 2013 đến nay đã có 3 lồi mới cho khoa học đƣợc mô
tả với mẫu chuẩn thu đƣợc ở tỉnh Gia Lai.
Ở huyện Đức Cơ: cho đến nay vẫn chƣa ghi nhận cơng trình nghiên cứu
nào về lƣỡng cƣ ở huyện.


9

1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Đức Cơ
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Đức Cơ nằm về phía Tây tỉnh Gia Lai có tọa độ địa lý: từ
13o37'10'' – 13o55'20'' vĩ độ Bắc, 107o27'15'' – 107o50'15'' độ kinh Đơng. Phía
Bắc giáp huyện Ia Grai; Phía Nam giáp huyện Chƣ Prơng; Phía Đơng giáp
huyện Chƣ Prơng và huyện Ia Grai; Phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri
(Campuchia) trên chiều dài đƣờng biên giới dài khoảng 35 km, trải dài trên
địa bàn 3 xã: Ia Dom, Ia Nan và Ia Pnôn [13].
1.2.1.2. Đơn vị hành chính
Huyện Đức Cơ có 10 đơn vị hành chính đó là: thị trấn Chƣ Ty và các xã:
Ia Din, Ia Krêl, Ia Lang, Ia Dơk, Ia Kriêng, Ia Kla, Ia Pnôn, Ia Nan và Ia
Dom. Thị trấn Chƣ Ty, trung tâm của huyện, cách thành phố Pleiku khoảng
50 km về phía Tây [13].
1.2.2.3. Địa hình
Địa hình của huyện trải dài trên sƣờn Tây của dãy Trƣờng Sơn, Đức Cơ

có nền địa chất phức tạp, đƣợc hình thành trong nhiều giai đoạn kiến tạo xảy
ra mạnh dẫn tới có nhiều đứt gẫy, uốn nếp và chia cắt mạnh với nhiều kiểu địa
hình. Độ cao của huyện nằm trong khoảng từ 400 - 700 m, chia làm 3 loại:
phía Bắc phổ biến là dạng đồi lƣợn sóng và núi thấp trung bình; Phía Nam và
Tây Nam địa hình thoải dần và tƣơng đối bằng phẳng [13].
Khu vực địa hình đồi núi thấp ở phía Bắc: chiếm khoảng 45% diện tích
tự nhiên tồn huyện, độ cao từ 400 - 500 m, thấp dần theo hƣớng Tây Bắc Đông Nam, độ dốc lớn từ 10o – 25o (thƣờng trên 15o), bị chia cắt mạnh. Trong
khu vực này có một số đỉnh cao nhƣ: Thám Báo, Phƣợng Hoàng, Găng Tin,
Chƣ Ty... một bộ phận rừng trong khu vực này bị chiến tranh tàn phá và bị
khai thác quá mức nên cần trồng rừng, tái sinh rừng tự nhiên và bảo vệ rừng


10

đầu nguồn [13].
Khu vực địa hình lƣợn sóng,bằng phẳng và thấp trũng phía Tây Nam:
chiếm khoảng 55% diện tích tự nhiên tồn huyện. Khu vực này có độ cao
trung bình từ 170 - 300 m và độ dốc dƣới 15o. Phần lớn đất đai ở đây là những
thung lũng tƣơng đối bằng phẳng dọc theo các suối, thuận lợi cho việc trồng
cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày [13].
Hệ thống sơng suối trên địa bàn huyện có mật độ khơng cao song phân
bố đều trên tồn vùng từ Đơng sang Tây với các suối lớn nhƣ Suối Đôi, Suối
Ia Krêl và nhiều suối nhỏ...
1.2.2.4. Khí hậu
Đức Cơ nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới điển hình ở Tây Ngun
với đặc điểm khí hậu phân dị theo mùa rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng
10, chiếm khoảng 80 - 90% lƣợng mƣa của cả năm, có gió mùa thổi theo
hƣớng Tây Nam. Mùa khô hạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Trong mùa khơ, gió mùa thịnh hành theo hƣớng Đông Bắc. Quanh năm hầu
nhƣ khơng có bão và sƣơng muối. Nhiệt độ trung bình năm là 21o7. Lƣợng

mƣa trung bình năm khoảng 2300 mm - 2400 mm. Độ ẩm trung bình năm
khoảng 85% [13].
1.2.2.5. Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên thực vật: theo báo cáo kết quả rà sốt hiện trạng rừng, điều
chỉnh 3 lồi rừng huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai năm 2021. Tổng diện tích đất
có rừng 32.603,06 ha trong đó: rừng tự nhiên 3.470,76 ha (3.429,85 ha trong
quy hoạch lâm nghiệp), rừng trồng 29.132,30 ha (8.154,83 ha trong quy
hoạch lâm nghiệp). Rừng tự nhiên có 3 kiểu rừng chính: kiểu rừng lá rộng
thƣờng xanh trên núi đất chiếm khoảng 70% diện tích rừng tự nhiên, kiểu
rừng lá rộng rụng lá theo mùa (rừng khộp) chiếm khoảng 27%, kiểu rừng hỗn
giao tre và rừng dây deo diện tích khơng đáng kể. Rừng trồng chủ yếu là Cao


11

su, Điều, Hƣơng,... Về tỷ lệ che phủ chung hiện nay trên địa bàn huyện là
54,50% bao gồm: tỷ lệ che phủ của rừng tự nhiên và rừng trồng là 45,17%, tỷ
lệ che của các lồi cây thân gỗ có tán lâu năm khác là 9,33% [12].
Tài nguyên động vật: hiện nay chƣa có số liệu thống kê hoặc nghiên cứu
về nguồn tài nguyên này.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Dân số
Huyện Đức Cơ có 13 dân tộc cùng chung sống với nhau. Bên cạnh ngƣời
kinh cịn có ngƣời Jrai, Bahnar, Mƣờng, Nùng, Thái, Tày… Trong đó, dân tộc
có số lƣợng dân cƣ đơng nhất là ngƣời Kinh và ngƣời Jrai. Dân số huyện Đức
Cơ năm 2020 là 77.194 nhân khẩu, trong đó 38.531 nam chiếm 49,9%, 38663
nữ chiếm 50,1%; dân số theo đô thị 13107 (chủ yếu tập trung ở thị trấn Chƣ
Ty) chiếm 17%. Tốc độ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện hàng năm có
xu hƣớng giảm dần nhƣng vẫn cao so với tỉnh, năm 2020 tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên là 1,58% [5].

Kinh tế của huyện duy trì ở mức tăng trƣởng khá. Năm 2020, giá trị sản
xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản đạt 2.211 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 41,3 %;
giá trị sản xuất dịch vụ đạt 2.059 tỷ đồng, chiếm 38,4%; giá trị sản xuất tiểu
thủ công nghiệp và xây dựng đạt 1.088 tỷ đồng đạt 20,3%. Thu nhập bình
quân đầu ngƣời của huyện Đức Cơ đạt 35,276 triệu đồng/ngƣời/năm. Thu
nhập bình quân đầu ngƣời thị trấn Chƣ Ty 46,93 triệu đồng/ngƣời/năm, xã Ia
Krêl 41,250 triệu đồng/ngƣời/năm, xã Ia Dom 45,461 triệu đồng/ngƣời/năm,
xã Ia Kriêng 25,838 triệu đồng/ngƣời/năm và xã Ia Pnôn 23,711 triệu
đồng/ngƣời/năm [5].
* Y tế, giáo dục
Trên địa bàn tồn huyện có 11 cơ sở y tế với 150 giƣờng bệnh (trung tâm
y tế huyện có 90 giƣờng và trạm y tế các xã, thị trấn 50 giƣờng). Đội ngũ cán


12

bộ ngành y có: 28 bác sĩ, 17 y sĩ, 39 y tá và 24 hộ sinh [5].
Theo thống kê tồn huyện tính đến năm học 2019-2020, tồn huyện có
50 trƣờng với 22.754 học sinh, trong đó học sinh trung học phổ thông 2.310
học sinh. Quy mô giáo dục ngày càng tăng, chất lƣợng dạy và học đƣợc nâng
lên cơ sở vật chất trƣờng lớp không ngừng đƣợc đầu tƣ hồn thiện, đảm bảo
cho cơng tác dạy và học [5].


13

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài lƣỡng cƣ phân bố trên địa bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu
Bảng 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Huyện Thời gian
Đợt 1
(ngày 23 25/12/2020)
Đợt 2
(ngày 11 –
18/5/2021)
ĐỨC


Đợt 3
(ngày 5 13/6/2021)

Đợt 4
(ngày 22 –
29/7/2021)
Tổng

Địa điểm Số ngày Số ngƣời
(Xã)
khảo sát tham gia
Ia Krêl

1

3

Chƣ Ty


2

3

Ia Dom

3

6

Ia Pnôn

3

6

Ia Kriêng

2

6

Ia Dom

3

6

Ia Krêl


3

6

Ia Pnôn

3

6

Ia Kriêng

3

4

Ia Krêl

2

4

Chƣ Ty

2

4

Tọa độ


Độ cao

Sinh
cảnh

N 13o82’856’’
330-376m S2, S3
E107o75’836’’
N 13o78’653’’
E107o69’531’’
N 13o81’665’’
E107o58’628’’
N 13o64’676’’
E107o61’116’’
N13o80’151’’
E107o70’931’’
N 13o80’498’’
E107o46’172’’
N 13o83’638’’
E107o76’533’’
N 13o62’869’’
E107o60’409’’
N 13o79’961’’
E107o71’133’’
N 13o82’688’’
E 07o75’611’’
N 13o78’534’’
E107o69’843’’


340– 420m S2, S3
S1, S2,
S3
S1, S2,
147–189m
S3
230–307m

362-415m S2,S3
115–199m

S1, S2,
S3

348–399m S2, S3
267–323m

S1, S2,
S3

376–430m S2,S3
347–412m S2, S3
333–446m S2, S3

27

Ghi chú: S1: Rừng thường xanh trên núi đất bị tác động; S2: Rừng trồng và nương rẫy;
S3: Đất canh tác nông nghiệp và khu dân cư.

Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 12/2020 đến tháng 07/2021 với 4 đợt

khảo sát thực địa tại 5 xã/thị trấn trên địa bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai với
tổng số 27 ngày khảo sát (Bảng 2.1).


14

- Địa điểm nghiên cứu

Hình 2.1. Bản đồ các điểm khảo sát của Huyện Đức Cơ
Ghi chú: 1. Thị trấn Chư Ty; 2. Ia Kriêng; 3. Ia Pnôn; 4. Ia Krêl; 5. Ia Dom

Địa điểm nghiên cứu của đề tài là địa điểm phân bố các loài lƣỡng cƣ ở


15

huyện Đức Cơ tỉnh Gia Lai (có tọa độ địa lý từ 13o37'10'' – 13o55'20'' vĩ độ
Bắc, 107o27'15'' – 107o50'15'' độ kinh Đơng). Q trình khảo sát thực địa
đƣợc thực hiện ở thị trấn Chƣ Ty và 4 xã (Ia Kriêng, Ia Pnôn, Ia Krêl và Ia
Dom) với 10 điểm khảo sát (Bảng 2.1, Hình 2.1).
2.3. Tƣ liệu nghiên cứu
Đã phân tích tổng số 93 mẫu vật LC thu đƣợc và 105 bức ảnh chụp qua
các đợt khảo sát thực địa; xử lý thống kê 15 phiếu phỏng vấn ngƣời dân địa
phƣơng. Các mẫu vật hiện đang lƣu giữ tại phòng Động vật học Khoa Khoa
học Tự nhiên, Trƣờng Đại học Quy Nhơn, một số mẫu lƣu tại Viện Sinh thái
và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Khảo sát thực địa
- Dụng cụ thực địa bao gồm: Bản đồ, GPS, túi vải, túi nilon, cồn, kim
tiêm, xi lanh, nhãn, bút kim, khay, lọ nhựa đựng mẫu vật, sổ ghi nhật ký, máy

ảnh, đèn pin, phiếu điều tra.
- Thu thập và xử lý mẫu vật
Xác định địa điểm thu mẫu: Địa điểm thu mẫu đƣợc xác định dựa trên cơ
sở bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng rừng. Tại mỗi địa điểm thu mẫu
chúng tôi thực hiện 1-2 tuyến khảo sát, chiều dài tuyến 1-1,5 km. Tuyến khảo
sát thƣờng đƣợc thiết lập dọc theo các con suối đi qua các sinh cảnh khác
nhau hay theo đƣờng mòn và mở rộng sang 2 bên khoảng 10 m theo kiểu
xƣơng cá.
Thời gian thu mẫu: Một số lồi LC (cóc) có thể thu thập mẫu vật và
quan sát vào ban ngày. Nhƣng nhiều loại LC thƣờng hoạt động vào ban đêm
nên tiến hành quan sát, thu mẫu từ 18 giờ đến 24 giờ.
Phương pháp thu mẫu: Chủ yếu thu thập bằng tay.
Xử lý mẫu vật: Mẫu ếch nhái thu đƣợc thƣờng đựng trong các túi nilon


16

hoặc trong túi vải ẩm. Sau khi chụp ảnh mẫu vật, đo đếm các chỉ tiêu hình thái
để định loại, có thể thả lại tự nhiên hoặc giữ lại làm tiêu bản nghiên cứu.
* Làm tiêu bản:
Gây mê: Mẫu đƣợc gây mê bằng miếng bơng thấm ethylacetate trong lọ
kín. Mẫu cơ hoặc mẫu gan dùng để phân tích sinh học phân tử (ADN) đƣợc
lƣu giữ trong cồn 95%.
Ký hiệu mẫu: sau khi làm chết mẫu, đeo nhãn ký hiệu vào cho mẫu vật,
nhãn và chỉ buộc không thấm nƣớc, chữ viết trên nhãn không bị tan ra trong cồn.
Cố định mẫu: việc cố định mẫu cần đảm bảo mẫu có hình dạng dễ phân
tích hoặc quan sát sau này. Sắp xếp hình dạng mẫu vật theo hình dạng mong
muốn, sau đó phủ vải màn hoặc giấy thấm lên trên, ngâm trong cồn 80-90%
trong vịng 4-10 tiếng tùy theo kích cỡ con vật. Đối với mẫu ếch nhái cỡ lớn,
cần tiêm cồn 80% vào bụng và cơ của con vật để tránh thối hỏng mẫu. Để bảo

quản lâu dài, sau khi cố định mẫu đƣợc chuyển sang ngâm trong cồn 70%.
Ngoài ra thông tin về các mẫu vật (tọa độ, độ cao, đặc điểm vị trí thu
mẫu, ảnh chụp ghi lại trong trạng thái tự nhiên, màu sắc…) đƣợc ghi chép
trong nhật ký thực địa.
- Phỏng vấn: Trong thời gian khảo sát thực địa tại các vùng khác nhau
chúng tôi phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân về thơng tin của lồi có giá trị kinh tế
hoặc thƣờng xuyên bị săn bắt trong khu vực, thông qua phiếu phỏng vấn và
bộ ảnh màu. Đối tƣợng phỏng vấn là những ngƣời thƣờng xuyên đi rừng.
2.4.2. Phân tích đặc điểm hình thái
Mẫu vật sau khi thu thập đƣợc đƣa về phịng thí nghiệm trƣờng Đại học
Quy Nhơn (ký hiệu QNU) để phân tích xử lý. Các chỉ tiêu về kích hình thái
đƣợc đo bằng thƣớc kẹp điện tử với sai số 0,1 mm. Các chỉ tiêu hình thái
dùng để phân loại LC nhƣ sau:


×