Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Bước đầu xác định giá trị bảo tồn khu vực thành cổ quảng trị, quảng trị bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.68 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

tế
H

uế



cK

in

h

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ
ại

họ

BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BẢO TỒN
KHU VỰC THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ, QUẢNG TRỊ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ NGẪU NHIÊN

Tr

ườ



ng

NGUYỄN VŨ BẢO CHI

Khóa học 2010 – 2014

i


ĐẠI HỌC HUẾ

cK

in

h

tế
H

uế

TRƯỜNG ĐẠI HỌCKINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ng


Đ
ại

họ

BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BẢO TỒN
KHU VỰC THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ, QUẢNG TRỊ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ NGẪU NHIÊN

Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Vũ Bảo Chi
Mã SV: 10K4011023
Lớp: K44 TNMT
Niên khóa: 2010 - 2014

Th.S Lê Thanh An

Tr

ườ

Sinh viên thực hiện

Huế, 05/2014
ii


LỜI CẢM ƠN
Em chân thành cám ơn sự dạy dỗ tận tình và chu đáo của các thầy cơ giáo


uế

trường Đại học Kinh tế Huế trong suốt 4 năm qua đã truyền đạt cho em những kiến
thức bổ ích và cần thiết.

tế
H

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo Thạc sĩ Lê Thanh An đã giúp đỡ và
hướng dẫn em tận tình trong q trình hồn thành khóa luận này.

Em cũng xin trân trọng cám ơn Ban quản lý di tích Thành Cổ Quảng Trị đã

h

giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình nghiên cứu, điều tra, phỏng vấn và

in

thu thập số liệu để hoàn thành khóa luận.

Và cuối cùng em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã đóng góp ý

cK

kiến cũng như sự động viên, khích lệ trong q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
khóa luận.

họ


Mặc dù đã có nhiều cố gắng song khơng thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót khi thực hiện khóa luận này. Kính mong các thầy giáo, cơ giáo và bạn bè đóng góp

Đ
ại

ý kiến để khóa luận ngày càng hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Nguyễn Vũ Bảo Chi

Tr

ườ

ng

Huế, ngày 14 tháng 5 năm 2014

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tên đề tài
Bước đầu xác định giá trị bảo tồn khu vực Thành Cổ Quảng Trị, Quảng
Trị bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên.

uế


2. Lý do nghiên cứu

tế
H

Thành Cổ Quảng Trị là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đồng thời là một địa

điểm du lịch thu hút lượng khách lớn hằng năm. Tuy nhieen, Thành Cổ đang dần
xuống. Do đó việc trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích Thành Cổ Quảng Trị

phần quản lý và hoạch định chính sách tốt hơn.

in

3. Mục tiêu nghiên cứu

h

hiện nay là hoàn toàn cần thiết. Mặt khác, thông qua việc xác định giá trị bảo tồn góp

cK

- Ước lượng mức sẵn lịng chi trả (WTP) của người dân để bảo vệ khu vực
Thành Cổ Quảng Trị bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM);

người dân đến mức WTP;

họ


- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố liên quan tới đặc điểm kinh tế - xã hội của

- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo tồn Thành Cổ

Đ
ại

Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê mơ tả, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu.

ng

- Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)

ườ

5. Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu bước đầu xác định mức sẵn lòng chi trả WTP cho bảo tồn di tích

Thành Cổ Quảng Trị bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên và phân tích một số yếu

Tr

tố ảnh hưởng tới mức WTP. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, mức WTP trung bình
của người dân là 66,087 đồng. Hơn nữa, các yếu tố có ảnh hưởng đến mức WTP gồm
tuổi tác, trình độ học vấn và thu nhập. Qua đó, nghiên cứu đưa ra các kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý và bảo tồn di tích Thành Cổ Quảng Trị, tập trung vào tăng

cường công tác giáo dục; tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người dân, ...

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BV

Bequest value

Giá trị để lại

CBA

Cost benefit analysis

Phân tích lợi ích-chi phí

CS

Consumer Surplus

Thặng dư tiêu dùng

CVM


Contingent Valuation Method

Phương pháp định giá ngẫu

tế
H

uế

Ký hiệu

nhiên
Direct Use Value

EV

Existence Value

IUV

Indirect Use Value

MP

Market Price

NUV

Non-Use Values


Giá trị phi sử dụng

OV

Option Values

Giá trị tùy chọn

RUT

Random Utility Theory

Thuyết độ thỏa dụng ngẫu

U

ườ

UV

in

Giá trị sử dụng gián tiếp
Giá thị trường

nhiên

Travel Cost Method


Phương pháp chi phí du lịch

Total Economic Value

Tổng giá trị kinh tế

Utility

Độ thỏa dụng

Use Values

Giá trị sử dụng

Willingness To Pay

Mức sẵn lòng chi trả

Tr

WTP

Giá trị tồn tại

cK

họ

ng


TEV

Đ
ại

TCM

Giá trị sử dụng trực tiếp

h

DUV

ii


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1. Lượng khách du lịch đến thăm Thành Cổ Quảng Trị (2013).......................25

uế

Bảng 3.1. Số lần tới Thành Cổ Quảng Trị trong một năm của người dân sống ở khu

tế
H

vực xung quanh Thành Cổ Quảng Trị...........................................................................33
Bảng 3.2. Nghề nghiệp và thu nhập..............................................................................35
Bảng 3.3. Mức sẵn lòng chi trả của người dân sống ở khu vực xung quanh Thành Cổ

Quảng Trị ......................................................................................................................37

in

h

Bảng 3.4. Lý do đồng ý sẵn lịng chi trả .......................................................................38
Bảng 3.5. Hình thức chi trả ...........................................................................................39

cK

Bảng 3.6. Lý do người dân khơng đồng ý sẵn lịng chi trả cho việc bảo tồn di tích
Thành Cổ Quảng Trị......................................................................................................40

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

Bảng 3.7. Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy WTP theo bốn biến: a, e, w, p............44

iii



uế

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Các thành phần giá trị của nguồn tài ngun ...............................................10

tế
H

Hình 1.2. Mức sẵn lịng chi trả và thặng dư tiêu dùng .................................................11
Hình 3.1. Tuổi của người dân .......................................................................................34
Hình 3.2. Trình độ học vấn của người dân ...................................................................35

h

Hình 3.3. Thu nhập .......................................................................................................36

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK


in

Hình 3.4. Đồ thị P-P về tính phân phối chuẩn của biến phụ thuộc WTP .....................43

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

uế

TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... ii

tế
H

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ........................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1

h

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

in


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2

cK

4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ....................................................................2
6. Hạn chế của nghiên cứu ..........................................................................................3
7. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................................4

họ

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................5
1.1. Di tích lịch sử - văn hóa .......................................................................................5

Đ
ại

1.1.1.Khái niệm ....................................................................................................5
1.1.2. Phân loại di tích .........................................................................................5
1.1.3. Di tích lịch sử cách mạng...........................................................................6

ng

1.2. Những phạm trù cơ bản trong định giá tài nguyên...............................................8
1.2.1. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên thiên nhiên .........................................9
1.2.2. Thặng dư tiêu dùng ..................................................................................11

ườ

1.2.3. Mức sẵn lòng chi trả ................................................................................12


Tr

1.3. Các phương pháp định giá tài nguyên................................................................13
1.3.1. Các phương pháp không dùng đường cầu ...............................................13
1.3.2. Các phương pháp định giá sử dụng đường cầu.......................................14

1.4. Phương pháp định giá ngẫu nhiên ......................................................................15
1.4.1. Cơ sở lý thuyết..........................................................................................15
1.4.2. Trình tự phương pháp định giá ngẫu nhiên .............................................17
1.4.3. Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp định giá ngẫu nhiên ........18

v


1.4.4. Thực tiễn áp dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên tại Việt Nam........19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN THÀNH CỔ QUẢNG
TRỊ, QUẢNG TRỊ.......................................................................................................21
2.1. Giới thiệu chung về Thành Cổ Quảng Trị..........................................................21
2.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................21

uế

2.1.2. Lịch sử xây dựng ......................................................................................21
2.2. Các giá trị của Thành Cổ Quảng Trị ..................................................................24

tế
H

2.3. Thực trạng quản lý và bảo tồn Thành Cổ Quảng Trị .........................................26

2.4. Những vấn đề nổi bật ảnh hưởng đến Thành Cổ Quảng Trị..............................29

CHƯƠNG 3. ƯỚC LƯỢNG MỨC SẴN LỊNG CHI TRẢ ĐỂ BẢO TỒN DI
TÍCH THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ ..............................................................................30

h

3.1. Quá trình điều tra thu thập số liệu ......................................................................30

in

3.1.1. Mục đích điều tra .....................................................................................30
3.1.2. Nội dung điều tra......................................................................................30

cK

3.1.3. Đối tượng và phạm vi điều tra .................................................................30
3.1.4. Phương pháp thu thập thông tin và các bước tiến hành điều tra ............31
3.2. Phân tích kết quả điều tra ...................................................................................32

họ

3.2.1. Thông tin về số lần đến thăm quan Thành Cổ Quảng Trị của người dân
trong mỗi năm ....................................................................................................32
3.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của người được phỏng vấn................................33

Đ
ại

3.3. Mơ hình hồi quy mức sẵn lịng chi trả theo các yếu tố ......................................41

3.3.1. Các biến trong mơ hình............................................................................41
3.3.2. Mơ hình hồi quy........................................................................................42
3.3.3. Ước lượng mơ hình hồi quy......................................................................42

ng

3.4. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới mức sẵn lịng chi trả để bảo tồn di tích
Thành Cổ Quảng Trị..................................................................................................45

ườ

3.5. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá
trị của di tích Thành Cổ Quảng Trị ...........................................................................47

Tr

PHẦN III. KẾT LUẬN ...............................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................51
PHỤ LỤC .....................................................................................................................53
PHỤC LỤC 1 ...............................................................................................................53
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................57

vi


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di tích lịch sử văn hố là tài sản vơ giá trong kho tàng di sản văn hoá lâu đời
của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hoá,


uế

về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng, vĩ đại của

tế
H

cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản

văn hoá nhân loại. Thành Cổ Quảng Trị được Bộ Văn hoá Thể Thao và Du lịch xếp
hạng di tích Quốc gia theo quyết định số 235/VH - QĐ ngày 12/12/1986, là một địa
điểm du lịch mang ý nghĩa lịch sử to lớn đánh dấu cho sự hi sinh cao cả của quân và

h

dân cả nước nói chung và Quảng Trị nói riêng.

in

Thành Cổ Quảng Trị tọa lạc tại thị xã Quảng Trị, nơi từng là trung tâm kinh tế

cK

xã hội của tỉnh, được Triều Nguyễn xây dựng từ những năm của thế kỷ XIX, trở thành
một di tích lịch sử đặc biệt. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đặt
chính quyền bảo hộ thì Thành Cổ lại có thêm nhà lao, tồ mật thám, trại lính khố... Và

họ

sau đó nhà lao Quảng Trị là nơi giam cầm các chiến sĩ cộng sản và những người yêu

nước. Thành Cổ Quảng Trị được biết đến qua cuộc chiến 81 ngày đêm giữ thành đầy

Đ
ại

khốc liệt trong lịch sử dân tộc giữa lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam với
Quân lực Việt Nam Cộng hịa có sự yểm trợ tối đa của hỏa lực quân đội Mỹ.
Do phải gánh chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ trong chiến tranh nên từ
sau hồ bình lập lại, Thành Cổ chỉ còn dấu vết của một số đoạn thành, lao xá, cổng

ng

tiền, hậu... Gần đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị và Nhà nước đã

ườ

có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn, tơn tạo lại di tích để giữ lại những giá trị quý giá về
vật chất lẫn tinh thần của di tích, đồng thời góp phần thu hút du khách, thúc đẩy ngành

Tr

dịch vụ du lịch nơi đây phát triển. Tuy nhiên, để di tích thực sự trở thành một trung
tâm du lịch có ý nghĩa kinh tế trong khu vực, những hoạt động bảo tồn và phát triển
cần dựa vào giá trị thực tế của di tích và ý muốn của người dân. Từ thực trạng trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Bước đầu xác định giá trị bảo
tồn khu vực Thành Cổ Quảng Trị, Quảng Trị bằng phương pháp định giá ngẫu
nhiên”.

1



2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu chính của đề tài nhằm tìm hiểu giá trị bảo tồn của khu vực Thành Cổ
Quảng Trị. Qua đó, nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị cho công tác quản lý và bảo vệ

uế

các giá trị của nguồn tài nguyên có hiệu quả.

tế
H

Mục tiêu cụ thể

- Ước lượng mức sẵn lòng chi trả (Willingness to Pay – WTP) của người dân để
bảo vệ khu vực Thành Cổ Quảng Trị bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên
(Contingent Valuation Method – CVM);

h

- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố liên quan tới đặc điểm kinh tế - xã hội của

in

người dân đến mức WTP;

Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.

cK


- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo tồn Thành Cổ

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

họ

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Người dân sống ở khu vực xung quanh Thành Cổ Quảng Trị

Đ
ại

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian lãnh thổ: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thị xã Quảng
Trị.

ng

Về thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 2/2014 – 5/2014

ườ

4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu đã được công bố về các hoạt động bảo tồn

Tr


Thành Cổ Quảng Trị. Các số liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau.
- Số liệu sơ cấp: Tiến hành phỏng vấn người dân thông qua phiếu điều tra nhằm

thu thập các thông tin liên quan đến vấn đề quản lý và bảo tồn Thành Cổ Quảng Trị,
tỉnh Quảng Trị.
5. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mơ tả, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu.
2


- Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM).
6. Hạn chế của nghiên cứu
Hạn chế của bước điều tra thu thập thông tin
Do hạn chế về thời gian thu thập thông tin nên cỡ mẫu điều tra là 92 người, vẫn

uế

chưa đủ lớn vì vậy sai số trong các nghiên cứu là khơng tránh khỏi. Nếu cỡ mẫu lớn
hơn thì sai số của các kết quả ước lượng sẽ giảm.

tế
H

Đối tượng trong cuộc điều tra là người dân sống ở khu vực xung quanh Thành
Cổ Quảng Trị, chưa bao gồm khách du lịch đến thăm di tích.

Điều tra được tiến hành đối với người dân sống ở khu vực xung quanh Thành

h


Cổ nhưng những người không quan tâm đến vấn đề bảo tồn di tích hoặc tâm lý khơng

in

muốn trả lời về những thông tin liên quan đến bản thân nên từ chối phỏng vấn. Đây
cũng là điều khiến mẫu điều tra thiên lệch về phía những người có ý thức về việc bảo

cK

tồn di tích hơn.

Trong mẫu điều tra, tỷ lệ nam và nữ không cân xứng. Chênh lệch giữa hai tỷ lệ

họ

này có thể sẽ làm cho kết quả nghiên cứu không tránh được sai số. Phân bố về nhóm
tuổi trong mẫu điều tra khơng tương tự như phân bố nhóm tuổi ở Việt Nam trong giai
đoạn này.

Đ
ại

Hạn chế của mơ hình

Mơ hình đã đưa vào một số yếu tố liên quan đến đặc điểm kinh tế - xã hội của
người dân và hình thức chi trả, giúp giải thích rõ hơn sự thay đổi của WTP.

ng

Tuy nhiên, mơ hình vẫn cịn một số hạn chế, đó là số biến đưa vào mơ hình mới


chỉ là một phần đặc điểm kinh tế - xã hội của người được phỏng vấn và một số hình

ườ

thức chi trả. Nếu có thể đưa thêm các biến khác về các đặc điểm khác của người được
phỏng vấn, các hình thức chi trả khác, kỹ thuật để thu được mức WTP và các yếu tố

Tr

chưa được đề cập đến trong nghiên cứu này thì mơ hình sẽ giải thích được nhiều hơn
tác động của các yếu tố tới mức WTP.
Mơ hình đưa ra trong nghiên cứu mới chỉ là mơ hình tuyến tính (linear). Trong

khi sự phụ thuộc của WTP vào các yếu tố có thể theo mơ hình phi tuyến tính (nonlinear). Đây cũng là một hạn chế của mơ hình trong nghiên cứu này.

3


Tuy cuộc điều tra còn một số hạn chế, nhưng các kết quả cũng phản ánh một
phần về mức WTP của người dân đối với vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích
Thành Cổ Quảng Trị.
7. Cấu trúc của đề tài

uế

Chương 1. Tổng quan về định giá tài nguyên

tế
H


Nội dung Chương 1 bao gồm các vấn đề: những phạm trù cơ bản trong định giá

tài nguyên; các phương pháp định giá tài nguyên và phần cuối của chương phân tích
cụ thể phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)

Chương 2. Thực trạng quản lý và bảo tồn Thành Cổ Quảng Trị, Quảng

h

Trị

in

Nội dung Chương 2 đi sâu vào các khía cạnh: khái niệm di tích, di tích lịch sử

cK

cách mạng, giới thiệu chung về Thành Cổ Quảng Trị; các giá trị của Thành Cổ Quảng
Trị; hiện trạng tổ chức quản lý, khai thác và phát triển các tiềm năng của Thành Cổ
Quảng Trị; những vấn đề nổi bật ảnh hưởng đến khu vực Thành Cổ Quảng Trị.

họ

Chương 3. Ước lượng mức sẵn lòng chi trả để bảo tồn di tích Thành Cổ
Quảng Trị

Đ
ại


Nội dung Chương 3 tập trung vào phân tích kết quả điều tra và ước lượng tác
động của các yếu tố ảnh hưởng tới mức WTP qua mơ hình hồi quy. Phần cuối chương
đưa ra một số kiến nghị về chính sách để tăng cưởng quản lý và bảo tồn di tích Thành

Tr

ườ

ng

Cổ Quảng Trị.

4


PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Di tích lịch sử - văn hóa
1.1.1.Khái niệm

uế

Khái niệm di tích: Theo quy định của Luật Di sản văn hóa được Quốc hội Nước

tế
H

Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa X, kỳ họp thứ IX thơng qua ngày 29-6-

2001 thì, di tích lịch sử văn hóa là “Cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ

vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học” [17]. Di tích lịch sử văn hóa gồm các bộ phận cấu thành sau đây:

in

nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa.

h

- Các cơng trình kiến trúc, địa điểm có liên quan tới các sự kiện lịch sử hoặc

cK

- Những đồ vật trong nội thất các cơng trình kiến trúc (vật dụng cá nhân, đồ tế
tự trong các thiết chế tơn giáo, tín ngưỡng .v.v.).

- Môi trường cảnh quan thiên nhiên xen kẽ hoặc bao quanh di tích.

1.1.2. Phân loại di tích

họ

- Những giá trị văn hóa phi vật thể gắn với các cơng trình, địa điểm đó.

Đ
ại

Căn cứ vào đặc điểm nội dung và hình thức thì di tích lịch sử văn hóa và danh
lam thắng cảnh được phân ra thành 4 loại:
Một là, di tích lịch sử, bao gồm những cơng trình, địa điểm gắn với sự kiện lịch


ng

sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; gắn với thân thế và sự nghiệp của
anh hùng dân tộc, danh nhân đất nước, gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời

ườ

kỳ cách mạng, kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ

Tr

tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Hai là, di tích kiến trúc nghệ thuật, bao gồm quần thể các cơng trình kiến trúc

hoặc cơng trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một
hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
Ba là, di tích khảo cổ, gồm những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật, đánh dấu
các giai đoạn phát triển của các văn hóa khảo cổ.

5


Bốn là, danh lam thắng cảnh, là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết
hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ cao, hoặc
địa điểm ghi dấu hoạt động của con người trong lịch sử để lại có giá trị về lịch sử, văn
hóa, khoa học.

uế


Căn cứ vào giá trị về các mặt lịch sử, văn hóa và khoa học và cấp độ Quản lý,
các di tích lại được chia thành ba loại:

gia, do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xếp hạng.

tế
H

Một, di tích quốc gia đặc biệt, là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc

Hai, di tích quốc gia, là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, do Bộ trưởng

h

Bộ Văn hóa Thơng tin ra quyết định xếp hạng.

in

Ba, di tích cấp tỉnh thành phố, là di tích có giá trị tiêu biểu trong phạm vi một

cK

địa phương, do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định
xếp hạng.

Việc hiểu rõ nội hàm khái niệm di tích và các hình thức phân loại di tích có ý

họ

nghĩa quan trọng để xác định thái độ ứng xử đúng cho từng loại hình di tích, đó cũng

là một trong những cơ sở khoa học giúp cho việc hoạch định chính sách về bảo tồn và

Đ
ại

phát huy gía trị di tích.

1.1.3. Di tích lịch sử cách mạng

Theo những quy định hiện hành (vừa được nêu trên đây), thì hiện khơng có

ng

riêng một loại hình di tích lịch sử cách mạng. Tuy vậy, trong nội dung một số văn bản
quy phạm pháp luật, dự án, bài viết... về vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch

ườ

sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, cụm từ khái niệm di tích lịch sử cách mạng hoặc
di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến lại được sử dụng khá nhiều - Thí dụ:

Tr

- Luật Di sản văn hóa (Điều 59): "Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách cho các

hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảo tàng quốc gia, bảo
vật quốc gia, di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu
biểu".
- Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11-11-2002 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa (Điều 40, khoản 2): "Tổng hợp và

6


cân đối vốn đầu tư hàng năm cho các dự án bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia
đặc biệt, bảo tàng quốc gia, di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hóa phi vật thể có
giá trị tiêu biểu".
- Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24-7-2001 của Bộ trưởng Bộ Văn

uế

hóa - Thơng tin phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch
sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020:

tế
H

+ Tại phần "Mục tiêu cụ thể": "Đến năm 2010, 50% di tích quốc gia đặc biệt

được Nhà nước đầu tư tu bổ và tôn tạo trong đó ưu tiên các di tích về lịch sử cách
mạng và kháng chiến...".

h

+ Tại mục 2, phần Các giải pháp chủ yếu: "Nguồn vốn thực hiện: Ngân sách

in

nhà nước tập trung đầu tư cho các di tích lịch sử, di tích cách mạng và kháng chiến...".

cK


Từ thực tiễn đó, để thực hiện khóa luận này, tơi xin tạm sử dụng khái niệm "Di
tích lịch sử cách mạng" với cách hiểu, đó là những di tích lịch sử - văn hóa mà tiêu chí
để xác định chúng là di tích được quy định tại Điều 28, mục 1, khoản b và khoản c của

họ

Luật Di sản văn hóa. Cụ thể:

- Theo Điều 28, mục 1, khoản b, thì những di tích đó là các "Cơng trình xây

Đ
ại

dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất
nước".

- Theo Điều 28, mục 1, khoản c, thì những di tích đó cũng là các "Cơng trình

ng

xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng
chiến".

ườ

Nhìn chung, di tích lịch sử cách mạng khơng phải là một loại hình di tích riêng,

mà đó chỉ là những di tích thuộc loại hình di tích lịch sử hoặc di tích lịch sử - kiến trúc


Tr

nghệ thuật, nhưng giá trị nổi bật của chúng được xác định bởi (các di tích đó) hoặc là
"Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc,
danh nhân của đất nước", hoặc là "Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch
sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến".

7


1.2. Những phạm trù cơ bản trong định giá tài ngun
Định giá tài ngun và mơi trường hay cịn gọi là đánh giá giá trị kinh tế của tài
nguyên và môi trường là một lĩnh vực ứng dụng của kinh tế môi trường, được phát

uế

triển từ những năm 1980 để phục vụ cho quá trình ra quyết định quản lý tài nguyên và
môi trường.

tế
H

Bản chất của định giá tài nguyên môi trường dựa trên việc qui đổi về thước đo
tiền tệ giá trị của tài ngun và mơi trường. Nói cách khác, định giá tài nguyên và môi
trường là lượng hóa các giá trị kinh tế của tài nguyên và môi trường mang lại chức

h

năng cơ bản).


in

Định giá tài nguyên và mơi trường có nguồn gốc lý thuyết từ kinh tế học phúc
lợi. Trên cơ sở đó các nhà kinh tế tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các phương pháp kỹ

nguồn tài nguyên và môi trường.

cK

thuật định giá thực nghiệm nhằm áp đặt giá trị tiền tệ lên các dạng hàng hóa, dịch vụ

họ

Việc định giá tài nguyên thiên nhiên có vai trị hết sức quan trọng trong việc đo
lường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Qua đó, các cơ quan quản lý tài nguyên và
môi trường đánh giá được giá trị tài nguyên mang lại và thực hiện chính sách khai thác

Đ
ại

một cách có hiệu quả. Tầm quan trọng của việc định giá tài nguyên thể hiện bởi những
nguyên nhân sau đây:

- Định giá tài nguyên và môi trường là một cách nhắc nhở chúng ta răng tài

ng

nguyên và môi trường không phải là của cho không.

ườ


- Cung cấp thơng tin cho các nhà hoạch định chính sách giúp họ có được các

quyết định tốt và cơng bằng hơn; giảm bớt những rủi ro trong quyết định do bỏ qua

Tr

hoặc chỉ đánh giá định tính các tác động môi trường.
- Biểu thị đúng đắn hơn các hoạt động kinh tế.
- Khôi phục sự cân bằng giữa các tác động có thể lượng hóa và khơng thể lượng

hóa trong phân tích chi phí – lợi ích (CBA)
- Là cơ sở để ban hành và thực hiện chính sách một cách an tồn nhằm có
phương cách sử dụng tài ngun và mơi trường hợp lý, có hiệu quả hơn; ví dụ hỗ trợ
8


thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và người được hưởng lợi phải trả
(thuế/ phí mơi trường, trợ cấp, ưu đãi, …)
1.2.1. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên thiên nhiên
Trong lý thuyết kinh tế, tổng giá trị kinh tế của một nguồn tài nguyên (TEV) là

uế

tổng của các giá trị sử dụng (Use Values – UV) và các giá trị phi sử dụng (Non-Use

tế
H

Values – NUV) của nguồn tài nguyên. Cụ thể:


- Giá trị sử dụng là những lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn tài nguyên
trên thực tế. Hoặc cũng có thể hiểu giá trị sử dụng là giá trị mà các cá nhân gắn với
việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ do nguồn tài ngun cung

h

cấp [9]. Ví dụ, con người có thể thu được lợi ích từ gỗ làm củi đốt, dùng cỏ làm thuốc,

in

đi dạo trong rừng, chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Giá trị sử dụng bao gồm:

cK

+ Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct use value - DUV): là những giá trị mà trong
thực tế nó liên quan đến số lượng đầu ra của những hàng hóa chất lượng mơi trường
mà người ta có thể xác lập được trên thị trường, có giá trên thị trường. Đối với quần xã

bệnh, các loại quả, …

họ

thực vật đó là giá trị của gỗ củi thông qua việc thu gom các cành cây gãy, cưa cây sâu

Đ
ại

+ Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect use value - IUV): là giá trị kinh tế của dịch
vụ môi trường và chức năng sinh thái mà hệ thống thực vật tạo ra như: duy trì chất

lượng khơng khí, nước ngầm, hấp thụ cacbon.

ng

+ Giá trị lựa chọn (Option value - OV): Là giá trị hiện tại có thể chưa được biết
đến của các loài cây quý hiếm, chức năng sinh thái của quần xã thực vật nhưng trong

ườ

tương lại chúng có thể ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm, nơng nghiệp.
- Giá trị phi sử dụng là thành phần giá trị của một nguồn tài nguyên thu được

Tr

không phải do việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ do nguồn tài
nguyên cung cấp [9]. Hoặc cũng có thể hiểu thành phần giá trị thu được từ những
người không sử dụng nguồn tài nguyên là giá trị phi sử dụng [6]. Ví dụ, một cá nhân
có thể hồn tồn cảm thấy hài lịng khi biết quần thể di tích Đại Nội Huế tồn tại, mặc
dù chưa đến đó bao giờ và có thể chắc chắn người đó sẽ khơng đến Huế trong tương
lai. Giá trị phi sử dụng bao gồm:
9


+ Giá trị để lại (Bequest value - BV): Là những giá trị trực tiếp hoặc gián tiếp
để lại cho thế hệ mai sau. Ví dụ như: việc đảm bảo chất lượng khơng khí tốt cho thế hệ
mai sau, đảm bảo thế hệ mai sau được chiêm ngưỡng các loài cây quý.
+ Giá trị tồn tại (Existence value - EV): Là giá trị nội tại đi kèm với sự tồn tại

linh, thẩm mỹ…


tế
H

Tổng giá trị kinh tế (TEV)

Thực phẩm
sinh khối,
giải trí

Kiểm soat
lũ lụt, hạn
hán, xói
mịn

Đ
ại

ng

ườ
Tr

Giá trị tồn
tại
(EV)

Giá trị sử
dụng trực
tiếp và gián
tiếp tương

lai

Giá trị sử
dụng và
không sử
dụng cho
tương lai

Giá trị từ
nhận thức
sự tồn tại
của tài
nguyên

Đa dạng
sinh học,
nơi cư trú

Nơi cư trú,
các lồi
sinh vật

Hệ sinh
thái, các
lồi bị đe
dọa

in

Lợi ích từ

các chức
năng sinh
thái

Giá trị để
lại
(BV)

cK

Các sản
phẩm có thể
được tiêu
dùng trực
tiếp

Giá trị lựa
chọn
(OV)

họ

Giá trị sử
dụng gián
tiếp
(IUV)

Giá trị phi sử dụng
(NUV)


h

Giá trị sử dụng
(UV)
Giá trị sử
dụng trực
tiếp
(DUV)

uế

của các lồi cây mà khơng kể đến việc sử dụng trực tiếp như ý nghĩa về văn hóa, tâm

Tính hữu hình giảm dần
Hình 1.1. Các thành phần giá trị của nguồn tài nguyên
(Nguồn: Munasinghe, 1992)

10


Theo nguyên tắc, để đo lường TEV các nhà kinh tế học bắt đầu bằng việc phân
biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng, và TEV được khái quát bằng công thức
sau:
TEV = UV + NUV = (DUV + IUV + OV) + (BV + EV)

uế

Mức WTP của các cá nhân biểu hiện một phần giá trị trong tổng giá trị kinh tế

mà họ định giá cho nguồn tài nguyên. Phần giá trị đó là thành phần nào cịn tùy thuộc


tế
H

vào câu hỏi để tìm hiểu mức WTP. Nghiên cứu này đề cập đến một phần giá trị trong
các giá trị không sử dụng của nguồn tài nguyên.
1.2.2. Thặng dư tiêu dùng

h

Một trong những nguyên nhân của thất bại thị trường là giá trị bằng tiền của

in

một hàng hóa nhiều khi khơng thế hiện hết tổng giá trị của hàng hóa đó. Mọi người

cK

khơng phải trả tiền cho khơng khí hít thở hằng ngày. Điều đó khơng có nghĩa giá trị
của khơng khí bằng khơng. Trên thực tế, giá trị kinh tế của khơng khí lớn hơn nhiều so

P

họ

với con số khơng này.

Đ
ại


A

Pa

ng

(a)

B

Tr

ườ

P*

(b)

O

Q*

D

Q

Hình 1.2. Mức sẵn lòng chi trả và thặng dư tiêu dùng
Chênh lệch giữa tổng thỏa dụng (Utility – U) của một hàng hóa và tổng giá trị
thị trường của hàng hóa đó gọi là thặng dư tiêu dùng (Consumer Surplus - CS). Trên
11



Hình 1.2, thặng dư tiêu dùng đối với hàng hóa G ở mức giá cân bằng P*, sản lượng
cân bằng Q* được biểu diễn bằng diện tích (a). Thặng dư này phát sinh là vì “người
tiêu dùng nhận được nhiều hơn cái mà họ trả” do quy luật độ thỏa dụng biên giảm dần.
Người tiêu dùng được hưởng thặng dư tiêu dùng chủ yếu là vì họ chỉ phải trả

uế

một lượng tiền như nhau cho mỗi đơn vị hàng hóa mà họ mua, từ đơn vị đầu tiên cho

đến đơn vị cuối cùng. Giá của một đơn vị hàng hóa ở đây đúng bằng giá trị của đơn vị

tế
H

cuối cùng. Nhưng theo quy luật cơ bản về độ thỏa dụng biên giảm dần thì độ thỏa

dụng của người tiêu dùng đối với các đơn vị hàng hóa là giảm dần từ đơn vị đầu tiên
cho đến đơn vị cuối cùng. Vì thế, người tiêu dùng được hưởng độ thỏa dụng thặng dư

h

đối với mỗi đơn vị hàng hóa đứng trước đơn vị cuối cùng mà người đó mua [3].

in

1.2.3. Mức sẵn lòng chi trả

Mức WTP thực chất phản ánh sở thích tiêu dùng của khách hàng. Thơng


cK

thường khách hàng thanh tốn giá trị hàng hóa và dịch vụ mà họ tiêu dùng thông qua
giá thị trường (Market Price – MP). Nhưng cũng có trường hợp khách hàng tự nguyện

họ

hay chấp nhận trả giá cao hơn giá thị trường và mức họ sẵn lịng chi trả cũng khác
nhau. Có nghĩa là lợi ích mà họ nhận được cao hơn cả mức chỉ số thị trường. WTP là
thước đo của sự thỏa mãn hay độ thỏa dụng, và WTP cho đơn vị cận biên giảm xuống

Đ
ại

khi khối lượng tiêu dùng tăng. Đây chính là quy luật độ thỏa dụng biên giảm dần. Vì
vậy, đường cầu thường được mơ tả như là đường “sẵn lòng chi trả”. Những điểm mấu
chốt ở đây là: WTP cũng là thước đo lợi ích và do vậy, đường cầu tạo ra cơ sở cho

ng

việc xác định lợi ích cho xã hội từ tiêu dùng hay mua sắm một hàng hóa nhất định.
Vùng nằm dưới đường cầu đo lường giá trị tổng của WTP. Mối quan hệ giữa WTP,

Tr

ườ

MP và CS được thể hiện trong biểu thức:
WTP = MP + CS


Trong đó
WTP Mức sẵn lịng chi trả
MP

Giá thị trường

CS

Thặng dư tiêu dùng

12


Trong Hình 1.2, giá thị trường ở mức cân bằng đối với một hàng hóa G được
xác định bởi quan hệ cung cầu là P* và được áp dụng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên,
một cá nhân A có thể sẵn lòng chi trả ở mức giá Pa cao hơn so với P*. Tổng lợi ích mà
cá nhân A nhận được ở đây thực tế là toàn bộ phần diện tích (a) và (b) nằm dưới

uế

đường cầu D. Diện tích (a) là thặng dư tiêu dùng của cá nhân A, diện tích (b) là tổng
chi phí mà cá nhân A trả cho hàng hóa G.

tế
H

Giá trị tiền tệ của một nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định dựa trên giá

trị thể hiện bằng tiền tệ mà các cá nhân đưa ra. Mức cao nhất mà một cá nhân sẵn lịng

chi trả để thu được một lợi ích hoặc tránh một thiệt hại của môi trường trong hầu hết

h

các tình huống phản ánh mức độ ưa thích đối với lợi ích hoặc thiệt hại đó. Sự ưa thích

in

này lại dựa trên giá trị mà cá nhân đó gắn với các hàng hóa có liên quan. Mức mà họ
sẵn lịng chi trả cao nhất có thể được xem như sự thể hiện mức định giá của cá nhân

cK

đó. Trong một thị trường giả định, các cá nhân được hỏi về mức tiền cho các loại hàng
hóa và dịch vụ mơi trường khác nhau dựa trên những thông tin mà họ được cung cấp.
Mức tiền cao nhất mà họ sẵn lòng chi trả cho hàng hóa và dịch vụ này chính là WTP

họ

của cá nhân đó đối với hàng hóa dịch vụ đưa ra.

Nhiều hàng hóa mơi trường là những hàng hóa cơng cộng hoặc nửa cơng cộng,

Đ
ại

do vậy mà khơng có thị trường. Khi đó, hiển nhiên là khơng cso giá thị trường liên
quan đến WTP cao nhất của một cá nhân. Trong trường hợp này, khơng có thước đo
giá trị mà các cá nhân gắn với hàng hóa nói trên. Để đánh giá WTP của các cá nhân,


ng

nghĩa là để tìm hiểu thước đo bằng tiền tệ của giá trị mà các cá nhân gắn với một hàng
hóa khơng có thị trường, cần phải sử dụng nhiều phương tiện khác nhau. Đó là những

ườ

phương tiện và kỹ thuật của các phương pháp định giá tài nguyên.
1.3. Các phương pháp định giá tài nguyên

Tr

1.3.1. Các phương pháp không dùng đường cầu
Phương pháp này không thể cung cấp những thông tin đánh giá và các đo lường

phúc lợi “thực”. Tuy nhiên, phương pháp này là cơng cụ hữu ích để thẩm định chi phí,
lợi ích của các dự án, chính sách.
- Phương pháp thay đổi năng suất (Changes in Productivity)

13


Phương pháp này được sử dụng khi có những thay đổi sản lượng do tác động
của môi trường để xác định giá trị kinh tế của sự thay đổi. Nếu tác động mơi trường có
ảnh hưởng bất lợi tới sản lượng, giá trị sản lượng giảm là chi phí đối với xã hội.
Ngược lại, nếu tác động môi trường ảnh hưởng tích cực tới sản lượng thì giá trị sản

- Phương pháp chi phí thay thế (Substitue Cost Method)

uế


lượng tăng là lợi ích cho xã hội.

tế
H

Khi con người chịu tác động bất lợi trực tiếp từ việc chất lượng môi trường bị
suy giảm, con người sử dụng một số biện pháp nhằm loại bỏ những tác động bất lợi
đó.

h

- Phương pháp chi phí phịng ngừa (Preventive Cost Method)

in

Trong nhiều trường hợp, người ta phải bỏ nhiều tiền để tránh các thiệt hại có

cK

thể nhìn thấy được. Các chi phí phịng ngừa thường là chỉ số nhỏ hơn chi phí thực (nếu
xảy ra), vì các chi phí phịng ngừa bao giờ cũng bị hạn chế bởi mức thu nhập.
- Phương pháp chi phí y tế (Cost of illness)

họ

Trong nhiều trường hợp, thay đổi về chất lượng mơi trường có ảnh hưởng tới
sức khỏe của con người, ảnh hưởng này có thể dẫn tới những hậu quả làm phát sinh

Đ

ại

chi phí. Các chi phí mà cá nhân bị ảnh hưởng phải chịu như chi phí y tế, chi phí chăm
sóc sức khỏe, chi phí do nghỉ việc, năng suất lao động giảm trong những ngày ốm. Khi
các cá nhân phải trả tiền viện phí, tiền thuốc và các khoản chi phí khác để chữa bệnh,

ng

các khoản chi phí này có thể được sử dụng làm cơ sở ước tính ảnh hưởng bất lợi về
tình trạng sức khỏe do sự suy giảm chất lượng môi trường gây ra.

ườ

1.3.2. Các phương pháp định giá sử dụng đường cầu

Tr

- Phương pháp đo lường mức thỏa dụng (Hedonic Pricing Method)
Phương pháp này cho biết, giá của một số mặt hàng có thể bị ảnh hưởng bởi

chất lượng mơi trường.
- Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method)
Phương pháp này được sử dụng thường xuyên nhất khi tiến hành đánh giá kinh
tế các địa điểm thường được du khách tới thăm. Trong những trường hợp như vậy, giá

14


vé vào cửa các địa điểm du lịch không thể là cơ sở đúng để đánh giá việc du khách có
sẵn lịng chi trả đến thăm hay khơng vì giá vé thường rất rẻ. Tuy nhiên có thể áp dụng

tổng số chi phí mà khách du lịch sẵn sàng trả cho cả chuyến du lịch để được tới địa

- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Value Method)

uế

điểm đó.

Ngồi các phương pháp được liệt kê ở trên còn một số các phương pháp khác

tế
H

cũng được sử dụng để đánh giá kinh tế các tác động môi trường như: phương pháp vốn
nhân lực, phương pháp chi phí cơ hội, phương pháp tính thiệt hại về thu nhập, mơ hình
lựa chọn, …

h

1.4. Phương pháp định giá ngẫu nhiên

in

1.4.1. Cơ sở lý thuyết

cK

Trong phần trước, WTP hay nhu cầu về một loại hàng hóa nhất định phản ánh
lợi ích của người tiêu dùng khi mua sản phẩm. Diện tích này nằm dưới đường cầu của
một loại hàng hóa là thước đo các lợi ích do hàng hóa đó mang lại. Nếu bằng cách nào


họ

đó có thể xác định được đường cầu thì sẽ có thể định lượng được lợi ích của hàng hóa.
Tuy nhiên, khó khăn ở chỗ đường cầu của các hàng hóa mơi trường khơng thể dễ dàng

Đ
ại

xác định trực tiếp như với các hàng hóa khác nhờ sử dụng các thông tin thị trường.
CVM là một phương pháp cho phép ước lượng giá trị của một hàng hóa và dịch
vụ môi trường. Tên của phương pháp này bắt nguồn từ câu trả lời ngẫu nhiên đối với

ng

một câu hỏi định giá dựa trên việc mô tả thị trường giả định cho người được hỏi [8].
CVM lần đầu tiên được Davis (1963) đưa ra để ước lượng lợi ích của giải trí ngồi trời

ườ

[5].

Phương pháp này được tiến hành bằng cách hỏi các cá nhân có liên quan trực

Tr

tiếp hoặc gián tiếp tới hàng hóa hoặc dịch vụ mơi trường. Những cá nhân này sẽ được
hỏi về mức WTP của họ cho một sự thay đổi trong cung cấp một hàng hóa và dịch vụ
mơi trường, thơng thường bằng cách sử dụng phiếu điều tra, hoặc qua các kỹ thuật thí
nghiệm. WTP lớn nhất của cá nhân để bù đắp cho một sự thay đổi mơi trường như đã

nói trên được coi là một phần giá trị mà cá nhân đó định giá về sự thay đổi này. Về
thực chất, CVM tạo ra một thị trường giả định trong đó các cá nhân trong mẫu điều tra
15


được coi như là các tác nhân tham gia vào thị trường đó. Các tác nhân thị trường này
có thể là người sử dụng hay người không sử dụng nguồn tài ngun.
Thơng thường có hai giả định về thay đổi trong hàng hóa mơi trường. Nếu mơi
trường được cải thiện, các cá nhân sẽ được hỏi họ có sẵn lịng chi trả để có được sự cải

uế

thiện đó hay khơng, và nếu có thì WTP đối với giả định là bao nhiêu. Nếu môi trường

bị thiệt hại, ngược lại với trường hợp trên, các cá nhân sẽ được hỏi họ có sẵn lịng chi

tế
H

trả để tránh khỏi thiệt hại về mơi trường đó hay khơng, và nếu có mức WTP tương ứng
là bao nhiêu.

Cơ sở hành vi của CVM (chính xác hơn, của dạng chọn lựa rời rạc) chính là

h

thuyết độ thỏa dụng ngẫu nhiên (Random Utility Theory – RUT). Thuyết này cho rằng

in


xác suất của việc một cá nhân lựa chọn một hàng hóa trong một nhóm các hàng hóa
phụ thuộc vào độ thỏa dụng U của hàng hóa đó so với độ thỏa dụng của hàng hóa khác

khi và chỉ khi Uiq >Uịj (i ≠ j

cK

(Morrison và cộng sự, 1996). Nói cách khác, cá nhân q sẽ chọn phương án i thay vì j
A), trong đó A là tập hợp các lựa chọn.

họ

Trong RUT, độ thỏa dụng của một hàng hóa được cho là phụ thuộc vào các
thành tốt quan sát được như véc tơ của các thuộc tính của hàng hóa (x) và đặc điểm cá
nhân (s), cũng như các thành tố không quan sát được (e). Các thành tố (e) được xử lý

Đ
ại

như là các đại lượng ngẫu nhiên, và được giả định là tuân theo quy luật phân bố nào
đó. Độ thỏa dụng của một hàng hóa i có thể được thể hiện như sau:

ng

(1.1)

Tr

ườ


Trong đó

độ thỏa dụng của hàng hóa i của cá nhân q
hàm độ thỏa dụng gián tiếp
véc tơ đặc điểm của cá nhân q
véc tơ thuộc tính của hàng hóa trong phương án i
thành tố không quan sát được

Xác suất của việc lựa chọn phương án i có thể được thể hiện như sau:

16


×