Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Mẫu văn tỏ lòng siuuu hayy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.88 KB, 4 trang )

Việt Nam- đất nước tuy bé nhỏ đầy những gian lao vất vả nhưng
rất đỗi anh hùng đã trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước với
những mốc son chói lọi trong lịch sử. Một trong những mốc son ấy
chính là ba cuộc kháng chiến chống qn Mơng - Nguyên xâm lược
của vua tôi nhà Trần.Nhà Trần đã ghi vào pho sử vàng Đại Việt những
chiến công Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng… bất tử. Khí thế
hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta và tướng sĩ đời Trần được ghi lại
trong những áng văn chương kiệt xuất như: “Hịch tướng sĩ” của Trần
Quốc Tuấn, “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu,… Đặc biệt
và nổi bật hơn hết cả là tác phẩm “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão.
Bài thơ là một khúc tráng ca hào hùng ca ngợi vẻ đẹp của con người,
của thời đại và mang nặng nỗi niềm của tác giả.
Phạm Ngũ Lão sinh ra trong thời kì loạn lạc với cuộc kháng
chiến chống quân Mông-Nguyên của đất nước. Tên tuổi của ông gắn
liền với câu chuyện về một chàng trai nghèo mãi nghĩ kế giúp vua
đánh giặc đến nỗi bi giáo đâm vào đùi. Bên cạnh một nhà qn sự tài
giỏi, ơng cịn là một nhà thơ vĩ đại với hai tác phẩm “Thuật hồi” và
“Viếng Thượng tướng quốc cơng Hưng Đạo Đại Vương” cịn vang
vọng mãi với non sơng.
“Thuật hồi” là bản tun ngôn về lý tưởng của kẻ làm trai là
chiến đấu để bảo vệ non sông đất nước đồng thời thể hiện khí thế, sức
mạnh và khát vọng chiến thắng của một thời đại anh hùng. Bài thơ
tiêu biểu cho quy luật văn chương nghệ thuật “Quý hồ tinh, bất quý hồ
đa”
Nói đến hào khí Đơng A là nói đến hào khí đời Trần. Thời này là
một mốc son chói lọi trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước
của dân tộc, quân và dân thời Trần đã kiên cường anh dũng lập nên 3
kì tích: 3 lần đại thắng qn Ngun - Mơng, để có được thắng lợi đó,
qn dân thời Trần đã phải vượt qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ,
căm thù giặc sơi sục cùng lịng quyết tâm chiến thắng. Hào khí dân tộc
thể hiện ở sự hịa quyện giữa hình ảnh người anh hùng với hình ảnh


“ba quân” đã tạo nên một bức tranh tượng đài nghệ thuật sừng sững
đang hiện ra:
"Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba qn khí mạnh nuốt trơi trâu"
Hai câu này trong phiên âm là :


“Hồnh sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam qn tỳ hổ khí thơn ngưu“
Hai câu thơ đầu đã vẽ nên hình ảnh người tráng sĩ đời Trần với tư thế
hiên ngang, dũng mãnh “cầm ngang ngọn giáo”, cho thấy tư thế hiên
ngang, chủ động khác với câu thơ dịch là “múa giáo” mang tính chất
phơ trương, biểu diễn, khơng thể hiện được tư thế anh hùng, hiên
ngang của người tướng sĩ. Đồng thời khơng gian nhân vật trữ tình
đứng cũng vơ cùng bao la, rộng lớn: giang sơn. Tưởng rằng đứng
trong không gian ấy con người sẽ trở nên bé nhỏ, chìm khuất trong
khơng gian vũ trụ bao la, nhưng ngược lại, con người hiện lên trong tư
thế làm chủ, mang tầm vóc lớn lao ơm trọn cả non sơng đất nước. Tư
thế ấy còn cho thấy tinh thần sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng xả thân để
bảo vệ biên cương, lãnh thổ tồn vẹn. Khơng chỉ vậy, thời gian được
nhắc đến ở đây đã trải mấy thu, đó là khoảng thời gian dài, điều ấy
cịn khẳng định ý chí, quyết tâm bền bỉ của nhân vật trữ tình. Câu thơ
thứ nhất vừa cho ta thấy tầm vóc hiên ngang, vừa cho thấy lòng yêu
nước nồng nàn của nhân vật trữ tình.
Câu thơ thứ hai tái hiện lại sức mạnh của quân đội nhà Trần. Tác
giả sử dụng các hình ảnh “tam qn” “tì hổ” “khí thơn ngưu” để làm
rõ vẻ đẹp sức mạnh đó. Tam quân để nói về quân đội nhà Trần bao
gồm tiền quân, trung quân và hậu qn. Cịn tì hổ để nói về sức mạnh
to lớn như hổ báo của quân đội, biện pháp so sánh đã một lần nữa
khẳng định sự dũng mạnh, nhanh nhẹn của qn đội nhà Trần. “Khí

thơn ngưu” có thể hiểu theo hai cách, cách thứ nhất tức là khí thế nuốt
trơi trâu, nhưng cũng có thể hiểu khí thế át sao Ngưu. Dù hiểu theo
cách nào cũng đều thấy được khí thế, sức mạnh vơ song của qn đội
nhà Trần. Với hai câu thơ đầu, tác giả đã tái hiện sinh động, chân thực
vẻ đẹp của con người thời đại nhà Trần với sức mạnh vơ song. Qua đó
ta cịn cảm nhận được hào khí oanh liệt của thời đại mà dân tộc bừng
bừng khí thế, quyết tâm đánh giặc cứu nước.
Như vậy, hai câu thơ đầu khắc họa vẻ đẹp người anh hùng hòa
trong vẻ đẹp của thời đại hào hùng tạo nên những con người anh hùng.
Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan
với cảm nhận chủ quan giữa hiện thực và lãng mạn. Qua đó, tác giả
bộc lộ niềm tự hào về sức mạnh của nhà Trần nói riêng cũng như là
của tồn dân tộc nói chung.
Sau hai câu đầu thể hiện vẻ đẹp kì vĩ của con người và sức mạnh
lớn lao, hào khí chung của dân tộc, thì đến hai câu sau là sự bộc bạch,


bày tỏ thể hiện sáng rõ vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách lớn lao của Phạm
Ngũ Lão:
"Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu"
Trong phần phiên âm là:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"
Câu thơ “Nam nhi vị liễu cơng danh trái" nhắc đến khái niệm " chí
làm trai" công danh của kẻ làm trai.Trong thời trung đại, mỗi người
sinh ra là thân nam nhi đều mang trong mình trách nhiệm lập cơng( để
lại sự nghiêp), lập danh( để lại tiếng thơm).Ở đây món" nợ cơng danh"
xuất phát từ quan niệm “nhập thế tích cực” của Nho giáo con người
đặc biệt là người nam nhi phải mạnh mẽ đứng giữa cuộc đời sóng gió,

dùng hết tài trí sức lực của mình để cống hiến cho đời, giúp dân giúp
nước.Ta đã từng nghe sang sảng những lời thơ :
" Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông"
Quan niệm ấy đã tạo dựng nên mục đích sống, lý tưởng sống chung
của các đấng nam nhi dưới thời đại này là phải lập được công danh, có
sự nghiệp, tiếng thơm lưu truyền đến mn đời. Trở thành một trong
những điều tối cần của chí làm trai, mà trong văn học Việt Nam đã
từng có rất nhiều nhà thơ đề cập đến ví như Nguyễn Cơng Trứ với:
“Chí làm trai nam bắc đơng tây
Cho thỏa sức vẫy vùng trong bốn bể”.
Đặt trong hoàn cảnh đất nước đương thời, quân xâm lược đang
ngấp nghé bờ cõi, thì cũng là lúc để cho những kẻ làm trai có cơ hội
trả món nợ cơng danh, ra sức giúp nước, giúp dân lập chí lớn. Người
nam nhi phải từ bỏ những lối sống tầm thường, ích kỷ, vui vầy vợ con,
ruộng vườn để xông pha trận mạc sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cứu
nước, cứu dân. Có thể nói rằng món nợ cơng danh trong trong nhận
thức của Phạm Ngũ Lão vừa mang tư tưởng tích cực của thời đại vừa
mang tinh thần dân tộc sâu sắc. Chính vì thế nó ln canh cánh, trăn
trở trong cõi lịng của tác giả.
Bên cạnh chí lớn làm trai cùng với quan niệm món nợ cơng danh
trước thời cuộc, thì câu thơ cuối chính là câu thơ tỏ rõ vẻ đẹp tâm hồn
và nhân cách cao thượng của Phạm Ngũ Lão. Nhân cách cao của tác


giả thể hiện qua nỗi thẹn của ông khi nghe chuyện Vũ Hầu. Vũ Hầu ở
đây chính là chỉ Gia Cát Lượng, một vị quân sư lỗi lạc, một nhân vật
lịch sử vĩ đại, là người cộng sự trung thành, đóng góp những cơng lao
to lớn trong cơng cuộc mở mang bờ cõi của Lưu Bị - vua nước Thục
trong bối cảnh tam quốc phân tranh cực gay gắt làm thành thế chân

kiềng.
Đứng trước con người mang tầm vóc như vậy Phạm Ngũ Lão dù
rằng đã lập được rất nhiều cơng danh nhưng vẫn cảm thấy bản thân
mình q nhỏ bé, tựa như hạt cát giữa sa mạc mênh mông, đồng nghĩa
với việc ơng ý thức được rằng món nợ công danh đã trả chẳng thấm
tháp vào đâu, mà vẫn cịn phải cố gắng trả nhiều hơn nữa thì mới xứng
với phận nam nhi, xứng với Tổ quốc.
Từ những biểu hiện trên ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Phạm
Ngũ Lão trước hết là ở ý chí nỗ lực muốn theo gương người xưa lập
công danh cho xứng tầm, thứ hai ấy là lý tưởng, chí lớn mong muốn
lập được công danh sánh ngang với nhân vật lịch sử lỗi lạc. Có thể nói
rằng nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão là nỗi thẹn của một nhà nho có nhân
cách lớn, cũng là nỗi thẹn của một người dân yêu nước khi mà cái họa
xâm lăng vẫn đang treo lơ lửng trước mắt.
Tóm lại, bài thơ “ Thuật hồi “ đã khắc họa vẻ đẹp của người
anh hùng vệ quốc hiên ngang, đồng thời cũng cho thấy sự lẫm liệt, lý
tưởng và nhân cách lớn lao của con người thời Trần, từ đó khái qt
hóa, ca ngợi hào khí của những con người đương thời - vẻ đẹp của hào
khí Đơng A. Về nghệ thuật, bài thơ có tính hàm súc, cô đọng “quý hồ
tinh, bất quý hồ đa”, đồng thời bài thơ cịn mang tính sử thi với những
hình tượng thơ kì vĩ lớn lao đã nâng tầm vóc người anh hùng sánh
ngang với tầm vóc của vũ trụ rộng lớn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×