Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Vấn đề tiền lương trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.95 KB, 20 trang )

Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chon đề tài
Vấn đề tiền lương là một vấn đề quan trọng đối với người lao động ,
tiền lương là giá cả của sức lao động . Vì vậy , mà nó gắn liền với mọi
phương thức sản xuất , các hình thức kinh doanh . Đặc biệt tiền lương còn thể
hiện rõ trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước , vì ở đây tiền lương nó thể
hiện rất rõ qua giá trị sức lao động mà người lao động đã đóng góp . Do đó ,
người lao động luôn bị thu hút vào loại hình doanh nghiệp này bởi tiền lương
của nó . Thế nhưng vấn đề tiền lương trong các doanh nghiệp ngoài Nhà
nước này còn là vấn đề đáng quan tâm
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá công tác thống kê , kế toán tiền
lương và việc thanh toán trả lương cho người lao động , cũng như ảnh hưởng
của tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước .
Từ đó đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện vấn đề tiền lương trong loại hình
doanh nghiệp này
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đó là vấn đề tiền lương trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thống kê phân tích
5. Tài liệu tham khảo : Giáo trình tiền lương – tiền công , mạng Internet
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 1
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ KHOA HỌC
Tiền lương là lượng tiền mà người sử dụng lao động trả công cho
người lao động mang tính chất thường xuyên và thường gắn với hình thức
biên chế , định biên trong một doanh nghiệp , tổ chức
Tiền lương của người lao đông do hai bên thỏa thuận và được trả
theo năng suất lao động , chất lượng và hiệu quả công việc


Tiền lương có vị trí quan trọng. Nó không chỉ là nội dung của công
tác tổ chức lao động mà nó còn biểu hiện rõ rệt chính sách đãi ngộ của Công
ty đối với người lao động. Từ ý nghĩa quan trọng đó thì việc theo dõi và tính
toán chính xác tiền lương thu nhập của người lao động là vô cùng cần thiết.
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 2
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
CHƯƠNG II : ĐẶC ĐIỂM CỦA TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC
2.1 Từ trong nội bộ doanh nghiệp
Tiền lương trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước có mức chênh
lệnh quá lớn giữa người có thu nhập cao nhất với người có thu nhập thấp nhất
. Tiền lương có mối quan hệ thuận với mức tăng lợi nhuận , tăng năng suất
lao động
Tính đến năm 2008, tổng số lao động đang làm việc trong các loại
hình doanh nghiệp là khoảng 8,3 triệu người, trong đó lao động thuộc các
doanh nghiệp Nhà nước chiếm 20%, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI)
24,4%, doanh nghiệp ngoài Nhà nước (chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân)
56,6%.Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong các loại hình
doanh nghiệp như sau:
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước mã số ĐT
Đl 2007. G/50 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội).
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 3
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
Chủ doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo đúng bản chất
“ tiền lương là giá cả sức lao động “ . Tiền lương được lấy từ chính nguồn tài
chính của doanh nghiệp
Thống kê cho thấy tiền lương ở khu vực này chỉ bằng 56,6% lương
ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước và bằng 68,4% khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài . Từ những số liệu trên cho thấy rằng tiền lương trong các doanh
nghiệp ngoài Nhà nước còn nhiều bất ổn , có chiều hướng bất lợi cho người

lao động . trong khi cá giả các mặt hàng tiêu dùng tăng nhưng mức tăng tiền
lương cho người lao động chưa đủ để bù đáp mức tăng giá cả . Đây cũng là
nguyên nhân dẩn đến trong thời gian qua các doanh nghiệp không thể tuyển
được lao động
Tiền lương không được hài hòa giữa những người lao động . Hầu hết
thu nhập của người lao động là quá thấp không phải vì lý do doanh nghiệp
làm ăn thua lỗ mà vì doanh nghiệp đã cố tình đánh giá thấp công sức lao
động của họ
Tiền lương tong các doanh nghiệp này còn phụ thuộc vào tình hình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Khi doanh nghiệp đặt được một lợi
nhuận cao thì tiền lương trả cho người lao động cũng được nâng lên . Tuy
nhiên mức tăng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng doanh nghiệp
Tiền lương trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước cũng được trả
theo hiệu quả công việc , do đó mà nó cũng góp phần tạo động lực thúc đẩy
người lao động hăng hái làm việc
2.2 Về phía Nhà nước
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 4
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
Nhà nước cũng đã ban hành mức lương tối thiểu hàng năm tại các
doanh nghiệp này , điều đó vừa tạo được sự ổn định trong doanh nghiệp , vừa
tạo hành lang pháp lý vững chắc để bảo vệ người lao động trong bối cảnh
cung – cầu về lao động có sự mất câng bằng như hiện nay
Nhà nước cũng quy định đối với tất cả các doanh nghiệp về các chế
độ khác liên quan đến tiền lương như : lương làm thêm giờ , lương làm ca
đêm , lương ngừng việc . . . Bên cạnh đó là Nghị định số 114/2002/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2002 về xây dựng thang , bảng lương .
Theo đó , mức lương thấp nhất của lao động phổ thông không thấp hưn lương
tối thiểu và khuyến khích cao hơn . Mức lương thấp nhất của người lao động
qua đào tạo không thấp hơn ( 1,07 * lương tối thiểu ) , muwac lương bậc cao
hơn liền kề cùng ngạch lương không thấp hơn 1,05 lần

2.3 Ưu điểm và nhược điểm của đặc điểm tiền lương trong các doanh
nghiệp ngoài Nhà nước
2.3.1 Ưu điểm
Doanh nghiệp có để tự ddiefu chỉnh tiền lương cho phù hợp với
doanh nghiệp mình
Đánh giá được chất lượng lao động , số lượng lao động và trình độ
tay nghề của người lao động
Với cách trả lương đó sẽ tạo động lực , kích thích lao động cho
người lao động
2.3.2 Nhược điểm
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 5
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
Tiền lương của người lao động không có tính ổn định lâu dài
Vì có tính chất thay đổi thường xuyên nên sẽ gây khó khăn cho cán
bộ làm công tác tiền lương
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 6
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
CHƯƠNG III : VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG VÀ XUẤT THẬP KHẨU PHỤC HƯNG
3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu Phục Hưng có
trụ sở tại B4 - Tổ 111 - Hoàng Cầu - Đống Đa . Với tổng số vốn
12.800.000.000 đồng (Trong đó: Vốn cố định: 6 tỷ đồng. Vốn lưu động 6.8 tỷ
đồng).CONTREXIM PHUC HUNG là một trong những Công ty thành viên
của công ty Đầu tư và Xuất nhập khẩu Việt Nam CONSTREXIM
HOLDINGS theo Quyết định số 1134/QĐ-BXD ngày 21 tháng 8 năm 2003
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
CONSTREXIM PHUC HUNG . JSC hoạt động theo mô hình "Công
ty mẹ - công ty con" với hình thức đa sở hữu vốn trong đó công ty mẹ -
CONSTREXIM HOLDINGS (nguồn vốn Nhà nước) là 30%.

CONTREXIM PHUC HUNG. JSC được thành lập với chức năng
ngành nghề chính là tổ chức đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công
nghiệp, các công trình giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng, xây lắp đường dây
tải điện và trạm biến áp thi công lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước
thải, trang thiết bị nội thất.
Kế thừa bề dày kinh nghiệm của Công ty mẹ - CONSTREXIM
HOLDINGS. Với đội ngũ cán bộ kỹ sư giàu kinh nghiệm, đội ngũ công nhân
kỹ thuật lành nghề đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp
được quy tụ về từ các Tổng công ty mạnh của Bộ Xây dựng, với thiết bị công
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 7
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
nghệ hiện đại, Công ty Phục Hưng đã và đang tham gia xây dựng nhiều công
trình lớn, đạt tiêu chuẩn kỹ mỹ thuật cao như: Gói thầu 2.2. Trạm đập đá vôi,
đá sét; băng tải v/c đá vôi, đá sét về kho; Gói thầu 2.5 Các silô nghiền xi
măng và đóng bao thuộc DA nhà máy xi măng Tam Điệp; Gói thầu 16 Silô xi
măng Nhà máy xi măng Hải Phòng (mới) (hai gói thầu này đều có hạng mục
thi công cáp dự ứng lực cho các silô); Thi công cáp dự ứng lực công trình
Trung tâm kinh doanh đồng bộ 3 chức năng, đường đến mỏ và xây dựng cơ
bản mỏ đá sét G7A công ty xi măng Hoàng Thạch; Đầu tư mở rộng dây
chuyền sản xuất Công ty Bao Bì Bỉm Sơn; Nhà máy Xi măng Phúc Sơn, công
ty Xi măng Kiện Khê; Tháp cắt áp, nhà van và đường ống áp lực công trình
Thủy điện Ea Krông Rou Khánh Hoà; Kho thành phẩm và nhà xưởng sản
xuất thuộc Công ty CP Traphaco; Nhà lớp học E4 Đại học Quốc gia Hà Nội;
Trụ sở Công ty Viễn thông Quân đội (công trình này có toàn bộ các sàn sử
dụng cáp dự ứng lực), Trung tâm Thương mại TP Vũng Tàu; cấp nước Bích
Động, Bắc Giang; Hệ thống nước Khương Đình TX Hà Nội Bể bơi bể vầy và
khu kỹ thuật bể bơi TT thể thao giải trí Vĩnh Tuy; Thi công cáp DUL nhà A3,
B4 Làng Quốc tế Thăng Long…
Bằng các công trình đã thi công CONSTREXIM PHUC HUNG.
JSC đã xứng đáng với sự tin tưởng của các chủ đầu tư: giá trị sản lượng xây

lắp không ngừng tăng trưởng hàng năm,năm 2002 DT đạt 1.391 triệu đồng,
năm 2003 đạt 40 tỷ đồng và năm 2004 đạt 68 tỷ đồng. Dưới đây là một số chỉ
tiêu kinh tế công ty đã đạt được trong những năm qua
Đơn vị tính: VND
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 8
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
Thông tin tài chính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1. Tổng số tài sản có 19.404.644.245 37.581.675.52
9
44.208.772.117
2. Tài sản lưu động 18.195.805.59
0
31.106.796.566 37.981.691.367
3. Tổng số tài sản nợ 19.404.644.245 37.581.675.52
9
44.208.772.117
4. Tài sản nợ lưu động 15.593.082.65
5
25.552.930.50
5
29.870.680.695
5. Lợi nhuận trước thuế 7.671.979 1.115.903.901 1.874.316.825
6. Lợi nhuận sau thuế 5.216.946 937.359.277 1.611.463.406
3.2 Đặc điểm, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Với phương châm tổ chức bộ máy gọn nhẹ, làm việc có tinh thần trách
nhiệm cao và lấy hiệu quả công việc làm đầu, hiện nay công ty có tổng số cán
bộ CNV là: 1.370 người
Trình độ đại học 51 người
Trung cấp & cán sự các loại 29 người
Lao động có nghề 570 người

Lao động phổ thông sử dụng thường xuyên 720 người
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 9
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
Tổng số: 1.370 người
Để nâng cao khả năng chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ ở một
số ngành nghề như thiết kế, thi công quản lý. Hàng năm công ty vẫn tạo
điều kiện cho các cán bộ CNV đi học thêm, củng cố chuyên môn nghiệp vụ,
tuyển dụng thêm những người có năng lực để nâng cao mặt hàng trình độ của
công ty.
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được bố trí theo sơ đồ sau:
Hội đồng
quản trị
Giám đốc
Ban kiểm soát
Phó giám đốc KH,KT QLDA
Phòng KT & QLDA
Phòng tài chính kế toán
Phòng TCHC & Đào tạo
Phòng quản lý vật tư thiết bị
Phòng kinh kế kế hoạch
Đội XD 1
Đội XD 2
Đội XD 3
Đội XD 4
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 10
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
Đội XD 5
Đội XD 6
Đội XD 7
Đội XD 8

Đội XD 9
Đội cáp dự ứng lực số 1
Đội cáp dự ứng lực số 2
Đội khoan khảo sát
Phó giám đốc Xây lắp
Giám đốc
Chi nhánh tại MN Nam
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 11
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
3.2.1 Các hình thức trả lương, phương pháp tính lương, các hình thức
thưởng trong lương:
Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động:
Khái niệm: tiền lương thời gian là hình thức tiền lương tính theo
thời gian làm việc cấp bậc kỹ thuật hoặc theo chức danh và thang bậc lương
theo qui định.
Các hình thức tiền lương thời gian và phương pháp tính lương
+ Hình thức tiền lương thời gian giản đơn:
Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở
hợp đồng lao động hoặc trả cho người lao động theo từng thang bặc lương
quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp như : phụ cấp khu
vực, phụ cấp trách nhiệm nếu có…
Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở
hợp đồng lao động hoặc trả cho người lao động theo thang bậc lương qui định
gồm tiền lương chính và các khoản phụ cấp nếu có
Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc
Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc và làm căn
cứ tính trợ cấp BHXH cho cán bộ công nhân viên trả lương cho cán bộ công
nhân viên, trả lương cán bộ công nhân viên những ngày hội họp, học tập và
lương hợp đồng
+ Các khoản phụ cấp có tính chất lương:

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: là một khoản tiền trả cho CNV hưởng
lương theo ngạch, bậc lương chuyên môn, nghiệp vụ khi được bổ nhiệm giữ
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 12
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
chức vụ lãnh đạo một tổ chức theo quyết định của Nhà nước. Phụ cấp chức
vụ một người trong một tháng bằng mưc lương tối thiểu.
Hệ số phụ cấp chức vụ: nếu lãnh đạo không trực tiếp điều hành đơn
vị quá 3 tháng do ốm đau, đi học… thì từ tháng thứ 4 trở đi không được
hưởng phụ câp chức vụ.
Phụ cấp trách nhiệm: là khoản bù đắp cho người lao động vừa trực
tiếp sản xuất hoặc làm công tác chuyên môn, nhiệm vụ vừa kiêm nghiệm
công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm hoặc những người
làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao (thủ kho, thủ quỹ….) chưa xác định
trong mức lương.
Phụ cấp khu vực: nhằm bù đắp cho CNV làm việc ở vùng có khí hậu
xấu, vùng xa xôi hẻo lánh, đi lại sinh hoạt khó khăn nhằm góp phần ổn định
lao động ở những vùng có địa lý tự nhiên không thuận lợi.
Phụ cấp khu vực = Mức lương tối thiểu x Hệ số phụ cấp khu vực
Phụ cấp thu hút: nhằm khuyến khích CNV đến làm việc ở những vùng
kinh tế nơi hải đảo xa xôi đất liền ở thời gian đầu chưa có cơ sở hạ tầng ảnh
hưởng đến đời sống vật chất tinh thần của người lao động.
+ Lương công nhật: Là tiền lương tính theo ngày làm việc và mức
tiền lương phải trả cho người lao động tạm thời chưa xếp vào thang bậc
lương. Hình thức này áp dụng với lao động tạm thời tuyển dụng.
Hình thức tiền lương thời gian có thưởng: là kết hợp giữa hình thức
tiền lương giản đơn với chế độ tiền thưởng trong sản xuất
= +
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 13
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm

Khái niệm: là tiền lương trả cho người lao động theo khối lượng và
chất lượng công việc nghiệm thu đảm bảo qui định và đơn giá sản phẩm.
Phương pháp xác định tính mức lao động và đơn giá tiền lương sản
phẩm.
Để trả lương theo sản phẩm cần phải có định mức lao động, đơn giá tiền
lương hợp lý cho từng loại sản phẩm, công việc, tổ chưc tốt công tác nghiệm
thu sản phẩm, đảm bảo các điều kiện để công nhân tiến hành làm việc hưởng
lương theo hình thức tiền lương sản phẩm như thiết bị, máy móc, NVL…
Phương pháp trả lương sản phẩm:
Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp là hình thức trả cho người lao
động theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng qui cách phẩm chất và đơn giá
tiền lương sản phẩm.
Tiền lương sản phẩm = Khối lượng SPHT x đơn giá tiền lương SP
Hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp áp dụng với công nhân
chính trực tiếp sản xuất trong đó đơn giá lương sản phẩm không thay đổi theo
tỷ lệ hoàn thành định mức lao động.
Hình thức tiền lương sản phẩm gián tiếp: được áp dụng đối với công
nhân phục vụ cho công nhân chính như công nhân bảo dưỡng máy móc thiết
bị, vận chuyển NVL, …
Tiền lương sản phẩm có thưởng: thực chất là sự kết hợp giữa hình
thức tiền lương sản phẩm với chế độ tiền thưởng trong sản xuất ( thưởng tiết
kiệm vật tư, tăng năng suất lao động …)
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 14
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
Tiền lương trả theo sản phẩm lũy tiến: gồm tiền lương tính theo sản
phẩm trực tiếp và tiền thưởng tính theo tỷ lệ lũy tiến. Hình thức này kích
thích mạnh mẽ tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tốc độ sản xuất
Tiền lương khoán khối lượng khoán công việc: hình thức này áp
dụng những công việc giản đơn, công việc có tính chất đột suất như khoán
bốc vác, vận chuyển NVL…

Tiền lương trả cho sản phẩm cuối cùng: áp dụng cho từng bộ phận sản
xuất.
Tiền lương trả theo sản phẩm tập thể:được áp dụng với các công ty
mà kết quả là sản phẩm của cả tập thể công nhân. Trường hợp này kế toán
phải chia lương cho từng công nhân.
Phương pháp chia lương theo thời gian làm việc và cấp bậc kỹ thuật
của công việc:
Lit x TiHi
Li =
_________________
Tit Hi
Li: Tiền lương sản phẩm của Cni
Ti: Thời gian làm việc thực tế của Cni
Hi: Hệ số cấp bậc kỹ thuật của Cni
Lt: Tổng số tiền lương sản phẩm tập thể
n: Số lượng người lao động của tập thể
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 15
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
Phương pháp chia lương theo thời gian làm việc thực tế và trình độ
cấp bậc kỹ thuật của công việc kết hợp với bình công chấm điểm.
Điều kiện áp dụng: do điều kiện sản xuất có sự chênh lệch rõ rệt về NSLĐ
trong tổ hoặc trong nhóm sản xuất, chia theo cấp bậc công việc và thời gian
làm việc của mỗi người, chia theo thành tích trên cơ sở bình công chấm điểm.
Phương pháp chia lương theo bình công chấm điểm :
Điều kiện áp dụng áp dụng trong trường hợp công nhân làm việc có
kỹ thuật giản đơn.
3.2.2 Phân bổ tiền lương vào chi phí sản xuất:
Trong nền sản xuất hàng hóa, tiền lương là một bộ phận của chi phí
sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá trị sản phẩm tạo ra vì vậy thông qua
việc tính toán phản ánh chi tiết tiền lương và các khoản phải trả cho người lao

động. Kế toán cần tính toán phân bổ chi phí nhân công vào chi phí sản xuất kinh
doanh để hoạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm.
Chi phí nhân công trong chi phí chi phí sản xuất kinh doanh gồm:
các khoản tiền lương (tiền công) các khoản phụ cấp phải trả cho người lao
động khi họ thực hiện công việc sản xuất kinh doanh và các khoản trích theo
tỷ lệ qui định. Kế toán cần xác định đúng đủ nội dung chi phí nhân công vào
chi phí sản xuất kinh doanh của đối tượng sử dụng lao động.
Hàng tháng căn cứ vào các bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng
hợp thanh toán tiền lương và các chứng từ có liên quan để tổng hợp xác định
chi phí nhân công và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh, kết quả tính
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 16
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
toán phân bổ được phản ánh trong “ Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương
toàn doanh nghiệp”. Các tỷ lệ trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo qui định.
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 17
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
CHƯƠNG IV : GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC
Nhà nước phải duy trì việc ban hành mức lương tối thiểu hàng năm
cho các doanh nghiệp để làm cơ sở cho các doanh nghiệp thực hiện việc trả
lương cho người lao động
Nhà nước phải luôn kiểm tra giám sát chặt chẽ về vấn đề tiền lương
trong các doanh nghiệp này
Trong doanh nghiệp nhất thiết phải có tổ chức đại diện cho người
lao động; muốn vậy song song với việc thành lập doanh nghiệp là việc thành
lập công đoàn doanh nghiệp. Việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động và Luật
Công đoàn sắp tới cũng cần thể hiện theo hướng bắt buộc phải có tổ chức
công đoàn từ khi thành lập doanh nghiệp (kiên quyết xóa bỏ tình trạng có đủ
điều kiện nhưng vẫn trốn tránh việc thành lập tổ chức công đoàn).
Phải tăng cường quản lý Nhà nước về công tác định mức lao động,

phải nghiên cứu tổng kết tình hình định mức lao động từ khi thực thi nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến nay; nghiên cứu đưa ra các
định mức mẫu, hướng dẫn việc xây dựng định mức lao động ở cơ sở và thanh
tra, kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện.
Chính phủ xây dựng và công bố mức lương tối thiểu phải đúng với nhu
cầu thực tế cuộc sống ở thời điểm công bố, "Mức lương tối thiểu được ấn
định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn
nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 18
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng " (Điều 56 Bộ luật lao
động). Nếu xây dựng và công bố mức lương tối thiểu đúng với nhu cầu thực
tế ở thời điểm công bố sẽ là một bước khắc phục vô cùng hiệu quả, khơi dậy
một cách mãnh liệt tinh thần lao động của tất cả những người đang làm việc ở
mọi lĩnh vực ( không riêng gì trong doanh nghiệp). Đây cũng là thái độ
nghiêm túc nhất trong việc thi hành pháp luật lao động.
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 19
Chuyên đề : Tiền Lương – Tiền CôngGVHD : Nguyễn Thị Nghiệm
PHẦN KẾT LUẬN
Sau khi tìm hiểu vấn đề đặc điểm của tiền lương trong các doanh
nghiệp ngoài Nhà nước ta thấy rằng tiền lương trong khu vực này còn tồn tại
một số bất hợp lý như : có mức chênh lệch quá lớn trong thu nhập của những
người lao động , còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp , tiền lương của
người lao động chưa có tính ổn định . . . Do đó để phần nào hạn chế những
bất cập này thì cần có sự can thiệp của Nhà nước về mức tiền lương tối thiểu
và sự thanh tra , kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với các doanh
nghiệp này nhằm đảm bảo nghiêm túc việc thi hành pháp luật về lao động .
Có như vậy mới đem lại quyền lợi , sự an tâm cho người lao động để họ cống
hiến hết sức mình cho sự phát triển của doanh nghiệp .
SV : Nguyễn Xuân Bình Trang 20

×