Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Hệ thống ngữ âm tiếng tà mun (có so sánh với ngữ âm tiếng châu ro)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.1 MB, 182 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

NGUYỄN TRẦN QUÝ

Hệ thống ngữ âm tiếng Tà Mun
(Có so sánh với ngữ âm tiếng Châu Ro)

Luận văn thạc sĩ ngành Ngôn ngữ học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS. Đinh Lê Thƣ

Hồ Chí Minh, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Ngơn ngữ các dân tộc thiểu số phía nam nước ta khá đa dạng, phong phú. Khi
tìm hiểu mặt ngữ âm của ngôn ngữ dân tộc thiểu số, chúng ta có thể ghi nhận được
những đặc trưng âm thanh ngôn ngữ của mỗi tộc người trong thế tương quan đến
tiếng Việt. Tiếng Tà Mun có những đặc trưng chung của nhóm ngơn ngữ Bahnar
Nam nhưng cũng có những điểm riêng biệt giúp phân biệt ngôn ngữ này với các
ngơn ngữ khác cùng nhóm.
Tơi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Đinh Lê Thư, người đã hướng dẫn tôi
thực hiện luận văn này. Cơ Thư ln khuyến khích tơi tìm tịi, khám phá mặt ngữ
âm tiếng Tà Mun dựa trên cơ sở khoa học.
Đồng thời, tôi cũng rất cám ơn thầy PGS. TS. Lê Khắc Cường về sự hỗ trợ và
động viên tơi trong q trình nghiên cứu ngữ âm tiếng Tà Mun.



Mục lục
Mục lục ...............................................................................................................1
Quy ước trình bày ...............................................................................................5
Danh mục viết tắt................................................................................................6
Danh sách bảng biểu trong luận văn ..................................................................7
A. Bảng ...............................................................................................................7
B. Hình ...............................................................................................................8
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................10
1. Lí do chọn đề tài ...........................................................................................10
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................10
3. Lịch sử vấn đề ..............................................................................................11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ..................................................12
6. Những đóng góp của luận văn ......................................................................12
7. Bố cục luận văn ............................................................................................13
CHƢƠNG I: DẪN NHẬP.......................................................................................14
1.1. Vấn đề dân tộc Tà Mun .............................................................................14
1.1.1. Địa bàn cư trú hiện tại ...................................................................14
1.1.2. Thảo luận về địa bàn cư trú xa xưa và quá trình di cư ..................16
1.1.3. Vấn đề tộc danh Tà Mun ...............................................................19
1.1.4. Hoạt động kinh tế...........................................................................24
1.1.5. Đời sống tinh thần..........................................................................25
1.1.6. Nghi lễ vòng đời ............................................................................26
1.1.7. Các lễ trong năm ............................................................................27
1


1.2. Vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ Tà Mun ........................................................28
1.2.1. Việc phân loại các ngôn ngữ Đông Nam Á về mặt nguồn gốc .....28

1.2.2. Họ Nam Á và nhóm ngơn ngữ Bahnar Nam .................................31
1.2.3. Xung quanh vấn đề vị trí tiếng Tà Mun trong sự phân loại về
nguồn gốc ngôn ngữ ..................................................................................................37
CHƢƠNG II: HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG TÀ MUN ...................................41
2.1. Cấu trúc âm tiết tiếng Tà Mun...................................................................41
2.1.1. Tiền âm tiết ....................................................................................42
2.1.2. Âm tiết chính .................................................................................42
2.2. Hệ thống âm vị tiếng Tà Mun ...................................................................44
2.2.1. Phụ âm ...........................................................................................44
2.2.1.1. Phụ âm đầu tiền âm tiết ..............................................................44
2.2.1.2. Phụ âm đầu âm tiết chính ...........................................................46
2.2.1.3. Phụ âm cuối tiền âm tiết .............................................................58
2.2.1.4. Phụ âm cuối âm tiết chính ..........................................................60
2.2.2. Âm đệm .........................................................................................64
2.2.3. Nguyên âm .....................................................................................64
2.2.3.1. Nguyên âm tiền âm tiết ...............................................................64
2.2.3.2. Nguyên âm âm tiết chính ............................................................65
2.2.4. Các yếu tố ngơn điệu trong tiếng Tà Mun .....................................85
2.2.4.1. Âm vực .......................................................................................85
2.2.4.2. Trọng âm .....................................................................................86
2.2.4.3. Ngữ điệu .....................................................................................88

2


CHƢƠNG III: ĐỐI CHIẾU TIẾNG TÀ MUN VỚI TIẾNG CHÂU RO
VỀ MẶT NGỮ ÂM .................................................................................................90
3.1. Đối chiếu cấu trúc âm tiết..........................................................................90
3.1.1. Cấu trúc tiền âm tiết.......................................................................90
3.1.2. Cấu trúc âm tiết chính ....................................................................91

3.2. Đối chiếu hệ thống âm vị ..........................................................................91
3.2.1. Phụ âm tiền âm tiết ........................................................................91
3.2.1.1. Phụ âm đầu tiền âm tiết ..............................................................91
3.2.1.2. Phụ âm cuối tiền âm tiết .............................................................92
3.2.2. Phụ âm âm tiết chính .....................................................................92
3.2.2.1. Phụ âm đầu âm tiết chính ...........................................................92
3.2.2.2. Phụ âm cuối âm tiết chính ..........................................................94
3.2.3. Nguyên âm tiền âm tiết ..................................................................95
3.2.4. Nguyên âm âm tiết chính ...............................................................96
3.3. Đối chiếu vần cái của tiếng Tà Mun với tiếng Châu Ro .........................100
3.3.1. Hệ thống vần đơn (vần mở) .........................................................103
3.3.2. Hệ thống vần nửa mở...................................................................104
3.3.3. Hệ thống vần khép .......................................................................108
3.4. Đối chiếu các yếu tố ngôn điệu ...............................................................116
3.5. Xu hướng biến đổi của tiếng Tà Mun, tiếng Châu Ro
so sánh với ngôn ngữ tiền Bahnar Nam .........................................................117
3.5.1. Rụng nguyên âm của tiền âm tiết ................................................118
3.5.2. Rụng các tổ hợp phụ âm đầu .......................................................119
3.5.3. Rụng toàn bộ tiền âm tiết .............................................................119
3


3.5.4. Biến đổi ở nguyên âm ..................................................................120
3.5.5. Biến đổi ở phụ âm đầu .................................................................121
3.5.6. Biến đổi ở phụ âm cuối ................................................................121
KẾT LUẬN ............................................................................................................123
Tài liệu tham khảo ..........................................................................................126
I. Tiếng Việt....................................................................................................126
II. Tiếng nước ngoài .......................................................................................129
Phụ lục 1: Bảng đối chiếu từ vựng tiếng Việt – tiếng Tà Mun – tiếng Châu Ro 1

Phụ lục 2: Bảng Swadesh 281 từ Việt – Tà Mun – Khmer – Châu Ro ............31
Phụ lục 3: Danh sách cộng tác viên ..................................................................41
Phụ lục 4: Một số bản đồ liên quan đến đề tài luận văn ...................................43
Phụ lục 5. Một số hình ảnh thực nghiệm về ngữ điệu tiếng Tà Mun ............... 46

4


Quy ƣớc trình bày
Ghi chú được đặt trong ngoặc vng [], bao gồm tên tài liệu và số trang, số
đứng trước là số tài liệu theo thứ tự danh mục tham khảo, số đứng sau là số trang
hoặc số các trang chứa phần trích dẫn. Ví dụ [3 ; 57].
Phiên âm ngữ âm học được đặt giữa dấu [], ví dụ: [gwoj] “ruồi”.
Phiên âm âm vị học đặt trong dấu // như: /kɐlw n/ “nịng nọc”.
Các kí hiệu phiên âm được dùng trong luận văn tuân theo chuẩn IPA
(International Phonetic Alphabet) phiên bản năm 2005.
Chúng tôi chọn cách ghi tên các dân tộc theo Uỷ ban Dân tộc, riêng phần trích
dẫn của các tác giả thì chúng tơi giữ ngun cách ghi tên dân tộc của nguyên bản.

5


Danh mục viết tắt
Dấu ∞ : luân phiên
Dấu → : phái sinh
Dấu * : yếu tố phục nguyên
CR: Tiếng Châu Ro
TM: Tiếng Tà Mun
C: phụ âm
Cp: Phụ âm tiền âm tiết

Cm: Phụ âm âm tiết chính
V: nguyên âm
Vm: nguyên âm âm tiết chính

6


Danh sách bảng biểu trong luận văn
A. Bảng
Bảng 1.1: Bảng phân loại các ngơn ngữ trong nhóm Bahnar của Sidwell năm
2000 ..................................................................................................................35
Bảng 1.2: Bảng phân loại ngôn ngữ Bahnar đã hiệu đính của Sidwell năm
2009 ..................................................................................................................36
Bảng 2.1: Bảng hệ thống âm đầu của tiền âm tiết ............................................46
Bảng 2.2: Bảng hệ thống âm vị phụ âm đầu âm tiết chính tiếng Tà Mun........51
Bảng 2.3: Bảng đối lập âm vị phụ âm đầu âm tiết chính .................................52
Bảng 2.4: Bảng phân bố của phụ âm đầu trước âm chính................................55
Bảng 3.1: Đối chiếu một số phụ âm đầu hữu thanh (CR) – vô thanh (TM) ....93
Bảng 3.2: Đối chiếu một số phụ âm cuối tiếng Tà Mun (bảng 1000 từ) với
tiếng Châu Ro (bảng 1200 từ) ..........................................................................95
Bảng 3.3: Đối chiếu một số nguyên âm tiếng Tà Mun với tiếng Châu Ro ......97
Bảng 3.4: Vị trí của ngun âm /ɪ/ và /ʊ/ trên hình thàng nguyên âm quốc tế 98
Bảng 3.5: Tần số F1, F2 của nguyên âm tiếng Tà Mun và Châu Ro ...............99
Bảng 3.6: Bảng tần số (Hz) của các nguyên âm tiếng Tà Mun và Châu Ro…
100
Bảng 3.7: Bảng vần mở tiếng Tà Mun ...........................................................104
Bảng 3.8: Bảng vần nửa mở tiếng Tà Mun ....................................................108
Bảng 3.9: Nguyên âm ngôn ngữ tiền Bahnar Nam (Sidwell, 2000) ..............120
Bảng 3.10: Phụ âm đầu âm tiết chính ngôn ngữ tiền Bahnar Nam (Sidwell,
2000) ...............................................................................................................121


7


B. Hình
Hình 1.1: Bản đồ khu vực cư trú của người Tà Mun ở ấp Sóc 5, Tân Hiệp,
Hớn Quản, Bình Phước. (nguồn từ cổng thơng tin điện tử chính phủ nước Việt
Nam: ...................................................................................15
Hình 1.2: Bản đồ khu vực cư trú của người Tà Mun ở tỉnh Tây Ninh (nguồn:
.............................................................................................15
Hình 1.3: Bản đồ xã Minh Tân và Minh Hồ, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương
...................................................................................................................................17
Hình 1.4: Thẻ chứng minh nhân dân của Lâm Việt .........................................24
Hình 2.1: Ảnh phổ của phụ âm /b/ (nguồn: .................47
Hình 2.2: Ảnh phổ của phụ âm đầu /b/ (nguồn: />...................................................................................................................................47
Hình 2.3: Ảnh phổ của phụ âm đầu /ɗ/ (nguồn: />...................................................................................................................................48
Hình 2.4: Ảnh phổ của phụ âm tiền thanh hầu hoá /ɗ/ trong từ /ɗɔl/ “đấm” ...49
Hình 2.5: Ảnh phổ của phụ âm đầu /p/ trong từ /pot/ “bắp” ............................50
Hình 2.6: Ảnh phổ của phụ âm đầu /b/ trong từ /bot/ “cụt” .............................50
Hình 2.7: Ảnh phổ của tiền âm tiết [pə] trong [pəkaj] “ngôi sao” ...................58
Hình 2.8: Ảnh phổ của tiền âm tiết [kɐ] trong [kɐluoŋ] “suối” .......................59
Hình 2.9: Ảnh phổ của tiền âm tiết [sə] trong [səm ] “phẳng” .......................59
Hình 2.10: Ảnh phổ của tiền âm tiết [təm] trong [təmt h] “ngực” ..................59
Hình 2.11: Ảnh phổ của nguyên âm /i/ ............................................................75
Hình 2.12: Ảnh phổ của nguyên âm /e/ ............................................................75
Hình 2.13: Ảnh phổ của nguyên âm / / ...........................................................76
Hình 2.14: Ảnh phổ của nguyên âm / / ...........................................................76
8



Hình 2.15: Ảnh phổ và trường độ của nguyên âm /i/ trong từ /cit/ “chuối”
(0.076 giây) ...............................................................................................................77
Hình 2.16: Ảnh phổ của nguyên âm /i/ trong từ /mi/ “mưa” (0.375 giây) .......77
Hình 2.17: Ảnh phổ của nguyên âm / / (0.086 giây) .......................................78
Hình 2.18: Ảnh phổ của nguyên âm / / (0.198 giây) .......................................78
Hình 2.19: Ảnh phổ của nguyên âm /ă/ (0.106 giây) .......................................79
Hình 2.20: Ảnh phổ của nguyên âm /a/ (trường độ: 0.217 giây) .....................79
Hình 2.21: Ảnh phổ của nguyên âm /u/ (trường độ: 0.096 giây) .....................79
Hình 2.22: Ảnh phổ của nguyên âm /u/ (trường độ: 0.182 giây) .....................80
Hình 2.23: Ảnh phổ của nguyên âm đơn /i/ trong từ /mi/ “mưa” (f1: 307 , f2 :
1933)..........................................................................................................................82
Hình 2.24: Ảnh phổ của nguyên âm đôi /ie/ trong từ /mien/ “đúng” (f1 447: ,f2
: 1932) .......................................................................................................................82
Hình 2.25: Ảnh phổ của nguyên âm /ɯ/ trong từ /tɯŋ/ “trứng” (f1 : 452, f2 :
1409)..........................................................................................................................83
Hình 2.26: Ảnh phổ của nguyên âm đôi /ɯ / trong từ /nɯ / “ngày” (f1: 451,
f2: 1199) ....................................................................................................................83
Hình 2.27: Ảnh phổ và độ cao của âm tiết /ta/ “ông” (TM), /ɗa/ “vịt” (CR)...86
Hình 2.28: Ảnh phổ của từ [kənɛ] “chuột”, tiền âm tiết [kə] có cường độ, cao
độ và trường độ thấp hơn âm tiết chính [nɛ]. ............................................................87
Hình 2.29: Ngữ điệu của câu nghi vấn đi lên ở tiểu từ cuối câu [ʔ n] “rồi”... 92
Hình 2.30: Ngữ điệu của câu khẳng định đi xuống ở tiểu từ cuối câu [ʔ n]
“rồi” ...........................................................................................................................89
Hình 3.1: Ảnh phổ của âm tiết [gɯh] “sống”, phần tơ màu hồng là vần cái .101
Hình 3.2: Ảnh phổ của âm tiết [gɯh] “sống”, phần tô màu hồng là vần cái .102

9


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Mỗi ngơn ngữ mang trong lịng giá trị văn hố của dân tộc mình. Quan hệ giữa
ngơn ngữ và văn hố, tư duy dân tộc được phản ánh qua từ ngữ.
Tính tới thời điểm năm 2014, nước ta đã công nhận 54 dân tộc. Nhưng nay có
một đề xuất cơng nhận thêm một dân tộc. Đó là tộc danh Tà Mun.
Vấn đề đặt ra là dựa trên cơ sở khoa học nào để xác định Tà Mun là một tộc
người riêng biệt? Tiếng Tà Mun có phải là một ngơn ngữ riêng hay là biến thể địa
phương của một ngôn ngữ dân tộc nào đó?
Số lượng người Tà Mun rất ít (khoảng 2.823 người) và nhóm người thơng thạo
tiếng Tà Mun đa phần là người già, nếu khơng gấp rút nghiên cứu thì ngơn ngữ này
có nguy cơ mai một. Chúng ta cần tạo điều kiện cho dân tộc thiểu số này bảo tồn
ngôn ngữ của mình. Khi một ngơn ngữ biến mất thì đồng nghĩa với việc những tinh
hoa của dân tộc đó sẽ bị mai một. Bởi vậy, chúng tôi nhận thấy sự cấp thiết phải
tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ Tà Mun nói chung, và khảo sát hệ thống ngữ âm
tiếng Tà Mun nói riêng để góp phần xác định vị trí của tiếng Tà Mun và tộc người
Tà Mun trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

2. Mục đích nghiên cứu
Ngữ âm là chất liệu âm thanh, là vỏ vật chất không thể thiếu để một ngôn ngữ
tồn tại. Mục đích nghiên cứu của luận văn là:
1. Khảo sát ngữ âm tiếng Tà Mun để làm sáng tỏ đặc điểm của các đơn vị âm
thanh như: âm vị, âm tiết và các đặc trưng ngôn điệu của tiếng Tà Mun.
2. So sánh ngữ âm tiếng Tà Mun với tiếng Châu Ro nhằm xác định những
điểm tương đồng và khác biệt. Tìm hiểu mối quan hệ cội nguồn của hai
ngơn ngữ này để trả lời câu hỏi “Tiếng Tà Mun có phải là phương ngữ của
tiếng Châu Ro hay là một ngơn ngữ độc lập, có quan hệ thân thuộc với
tiếng Châu Ro trong tiểu nhóm Bahnar Nam?”

10



3. Lịch sử vấn đề
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu về tiếng Tà Mun rất ít. Tính đến thời
điểm hiện tại, chỉ có một cơng trình nghiên cứu về mặt ngữ âm tiếng Tà Mun của
hai tác giả Lê Khắc Cường và Phan Trần Công với tiêu đề "Ghi nhận bước đầu về
ngữ âm tiếng Tà Mun ở Tây Ninh" in trong Tạp chí Phát triển khoa học & công
nghệ (tập 16), NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 2013.
Nhà ngơn ngữ học người Mỹ Thomas D. và nhà ngôn ngữ người Nga Kriukov
M.V. cùng Trần Tất Chủng đã có vài cơng trình nghiên cứu về nguồn gốc tộc người
Tà Mun. Các cơng trình này đều khẳng định người Tà Mun khơng có mối quan hệ
với người Stiêng. D.Thomas cho rằng người Tà Mun là một nhánh, có họ hàng với
người Châu Ro được người Pháp đưa từ lưu vực sông Đồng Nai qua thượng nguồn
sông Bé sinh sống từ đầu thế kỷ 20. Còn M.V.Kriukov và Trần Tất Chủng trong
cơng trình đăng trên tạp chí Dân tộc học số 2 năm 1990 cho rằng người Tà Mun đã
bị đứt mối liên hệ cộng đồng với tộc gốc của mình và trong quá trình di cư đã chịu
ảnh hưởng của người Khmer.
Các cơng trình nghiên cứu sau đó về lễ hội, địa chí, âm nhạc dân gian của
ngành văn hóa hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước cũng khẳng định phong tục tập
quán, âm nhạc và đặc biệt là ngơn ngữ của người Tà Mun có nhiều khác biệt với
người Stiêng. Một số điểm tương đồng với người Khmer xuất hiện sau này là do
quá trình cộng cư tạo nên. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước sẽ được trình
bày cụ thể khi đề cập đến những vấn đề có liên quan trong chương Dẫn nhập.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống ngữ âm của tiếng Tà mun. Hiện
tại, chưa có tài liệu xuất bản nào nghiên cứu đầy đủ về ngôn ngữ này. Tiếng Tà mun
được David Thomas cho rằng có mối tương quan với tiếng Châu Ro nên chúng tôi
sẽ đối chiếu hệ thống ngữ âm tiếng Tà Mun với hệ thống ngữ âm tiếng Châu Ro để
tìm ra những điểm đặc thù của tiếng Tà Mun. Phạm vi nghiên cứu là tiếng Tà Mun
ở tỉnh Bình Phước (xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản) và ở tỉnh Tây Ninh (ấp Ninh

Đức, xã Ninh Thạnh; ấp Tân Lập, xã Tân Bình thị xã Tây Ninh.
11


Tiếng Châu Ro được dùng để so sánh được tham khảo từ luận văn thạc sĩ Hệ
thống ngữ âm tiếng Châu Ro (2005) của Trần Quang Vinh; bản thảo Nghiên cứu,
biên soạn từ điển Việt – Châu Ro (2006) của Trần Tấn Vĩnh và cơng trình Proto
South Bahnaric: a reconstruction of a Mon-Khmer language of Indo-China (2000)
của Paul J. Sidwell. Ngồi ra chúng tơi sử dụng thêm băng ghi âm công tác viên
người Châu Ro ở xã Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Để nghiên cứu hệ thống ngữ âm tiếng Tà Mun, chúng tôi dùng phương pháp
nghiên cứu điền dã, phương pháp miêu tả, phương pháp so sánh đối chiếu trên diện
đồng đại và phương pháp ngữ âm thực nghiệm.
Chúng tôi đã thực hiện 9 chuyến điền dã đến địa bàn tỉnh Tây Ninh và tỉnh
Bình Phước. Thời gian cho mỗi chuyến điền dã khoảng một tuần. Tiêu chí chọn
cơng tác viên là người có huyết thống Tà Mun 3 đời, không kết hôn với người thuộc
dân tộc khác. Tổng cộng có 12 cộng tác viên ở Bình Phước và 5 cộng tác viên ở Tây
Ninh (xem phụ lục 3).
Để miêu tả cơ cấu ngữ âm tiếng Tà Mun, chúng tôi vận dụng các thủ pháp ngữ
âm học truyền thống: nghe, ghi âm, ghi chép, phân tích, so sánh để phản ánh chân
thực ngữ âm tiếng Tà Mun. Sau đó, chúng tơi đối chiếu kết quả thu được với ngữ
âm tiếng Châu Ro nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt. Cơ sở đối
chiếu là cấu trúc âm tiết, hệ thống âm vị và những đặc trưng ngôn điệu của hai ngôn
ngữ.
Chúng tôi đã sử dụng phần mềm và cơng cụ phân tích sóng âm như sau: phần
mềm ghi âm Cool edit pro phiên bản 2.1, phần mềm phân tích ngữ âm PRAAT
phiên bản 5.2.28, micrô ghi âm Shure SM 58-LC, Sound card Roland Tri Capture.


6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày diện mạo hệ thống ngữ âm tiếng Tà Mun so sánh với ngữ
âm tiếng Châu Ro, góp phần xác định tiếng Tà Mun có phải là một ngơn ngữ riêng

12


hay chỉ là phương ngữ của tiếng Châu Ro. Đồng thời, phần nào chỉ ra vị trí của
tiếng Tà Mun trong nhóm các ngơn ngữ họ hàng với chính nó.
Tiếng Tà Mun được nghiên cứu ở các bình diện: ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa,
ngữ pháp, sẽ cung cấp cách nhìn khoa học và có giá trị tham khảo cho việc hoạch
định chính sách ngơn ngữ dân tộc. Hiểu được văn hố của người Tà Mun, chúng ta
sẽ có thái độ ứng xử phù hợp và có chính sách hợp lí nhằm bảo tồn bản sắc văn hố
của tộc người Tà Mun.

7. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 130 trang chính văn, 21 bảng biểu, 36 hình sóng âm, phổ.
Thư mục tham khảo gồm 65 tài liệu.
Luận văn trình bày theo 3 chương với các nội dung như sau:
Chương 1: Dẫn nhập, nêu lên những thông tin, nhận định về dân tộc Tà Mun,
về nguồn gốc ngôn ngữ Tà Mun.
Chương 2: Hệ thống ngữ âm tiếng Tà Mun, trình bày diện mạo ngữ âm tiếng
Tà Mun theo hệ thống cấu trúc âm tiết và hệ thống âm vị.
Chương 3: Đối chiếu tiếng Tà Mun với tiếng Châu Ro về mặt ngữ âm, người
viết nêu ra kết quả so sánh, đối chiếu các khía cạnh như sau: đối chiếu cấu trúc âm
tiết, đối chiếu hệ thống âm vị, đối chiếu vần cái, đối chiếu các yếu tố ngôn điệu và
ước lượng xu hướng biến đổi ngữ âm của tiếng Tà Mun, Châu Ro khi so sánh với
ngôn ngữ Tiền Bahnar Nam.

13



CHƢƠNG 1: DẪN NHẬP
1.1. Vấn đề tộc ngƣời Tà Mun
1.1.1. Địa bàn cƣ trú hiện tại
Hiện tại, ở hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước có một cộng đồng tộc người gọi
là Tà Mun. Trong danh mục các thành phần dân tộc cư ngụ trên lãnh thổ Việt Nam
Tổng cục Thống kê không đề cập đến tộc danh Tà Mun. Nhóm người tự nhận là Tà
Mun này được chính quyền sở tại xếp vào tộc người Stiêng hoặc Khmer.
Tộc người Tà Mun có q trình cư trú xen kẽ với người Khmer và Stiêng trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh và Bình Phước. Theo thống kê năm 2009, ở tỉnh Tây Ninh có
1.680 người tự nhận Tà Mun là tộc danh của mình. Theo thống kê năm 2012, tại
tỉnh Bình Phước có 234 hộ với 1.143 người tự xưng là người Tà Mun. Thống kê của
Uỷ ban xã Tân Hiệp, Hớn Quản, Bình Phước thì năm 2012, xã Tân Hiệp có 218 hộ
người Tà Mun với 1015 nhân khẩu. Ở tỉnh Bình Phước, người Tà Mun tập trung
sinh sống ở ấp Sóc 5, xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản. Ấp Sóc 5 được xem là điểm
cư trú lâu đời nhất của người Tà Mun. Từ điểm cư trú này, cộng đồng Tà Mun di cư
sang tỉnh Tây Ninh. Hiện tại ở tỉnh Tây Ninh có các hộ người Tà Mun cư trú tại các
địa điểm: ấp Ninh Đức, xã Ninh Thạnh; ấp Thạnh Hiệp, xã Thạnh Tân; ấp Tân Lập,
xã Tân Bình thị xã Tây Ninh; xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu; ấp Tân Đông,
xã Tân Thành, huyện Tân Châu; ấp Suối Ơng Đình, xã Trà Vong, huyện Tân Biên.

14


Hình 1.1: Bản đồ khu vực cư trú của người Tà Mun ở ấp Sóc 5, Tân Hiệp, Hớn Quản, Bình
Phước. (nguồn từ cổng thơng tin điện tử chính phủ nước Việt Nam: />
Hình 1.2: Bản đồ khu vực cư trú của người Tà Mun ở tỉnh Tây Ninh (nguồn:
/>
Về mặt quản lí hành chính, nhóm người Tà Mun chưa được cơng nhận tộc

danh của mình nên việc thống kê về dân số, địa bàn cư trú trở nên khó khăn. Khơng
có văn bản nào xác định địa bàn cư trú của họ. Ngay cả khi được xem là phương
15


ngữ của tiếng Stiêng, cũng khơng có tài liệu nào ghi chép về số dân, nơi sinh sống
của họ. Hiện tượng các già làng gốc Khmer nhưng tự nhận mình là người Tà Mun
diễn ra phổ biến. Điển hình là một cộng đồng người Khmer ở ấp Tân Định 2, xã
Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, trước đây cộng cư với người Tà Mun, nay tự
nhận là người Tà Mun.

1.1.2. Thảo luận về địa bàn cƣ trú xa xƣa và q trình di cƣ
Có thể nói gốc gác sinh sống của người Tà Mun là ở xã Tân Hiệp và vùng lân
cận. Từ xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, Bình Phước, họ di cư sang xã Ninh Thạnh,
thành phố Tây Ninh. Xã Ninh Thạnh là điểm đến đầu tiên của người Tà Mun ở tỉnh
Tây Ninh. Già làng Lâm Rôn ở ấp Ninh Đức, xã Ninh Thạnh cho biết về sự chuyển
cư của dân tộc mình. Người Tà Mun ở Tây Ninh vốn từ xã Tân Hiệp, Hớn Quản,
Bình Phước chuyển đến. Theo già làng người Tà Mun Lâm Bô (sinh năm 1936), ở
ấp Tân Đông, xã Tân Thành, Tân Châu, Tây Ninh thì làng Võ Dực dưới thời Pháp
thuộc chủ yếu là các Sóc người Tà Mun cịn làng Võ Tùng chủ yếu là người Khmer.
Khu vực ấp Ninh Đức, xã Ninh Thạnh gần Toà Thánh được toàn thể già làng của
các xã có người Tà Mun sinh sống xem là điểm chính mà cha ơng của họ từ ấp Sóc
5, xã Tân Hiệp chuyển cư đến. Sau khi ổn định cuộc sống và có nhu cầu mở rộng
địa bàn cư trú thì người Tà Mun ở đây toả ra các vùng lân cận như:
- ấp Thạnh Hiệp, xã Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh
- ấp Tân Lập, xã Tân Bình thị xã Tây Ninh,
- xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu,
- ấp Tân Đông, xã Tân Thành, huyện Tân Châu.
- ấp Suối Ơng Đình, xã Trà Vong, huyện Tân Biên.
Trước năm 1945, khu vực xã Tân Hiệp thuộc các làng Võ Dực, làng Võ Tùng,

thuộc tổng Cửu An, hạt Hớn Quản, tỉnh Thủ Dầu Một. Vào thời đó, mỗi làng kể
trên gồm nhiều phum sóc của người Khmer, người Tà Mun. Trong 9 năm kháng
chiến chống Pháp, một bộ phận dân cư trong các Sóc thuộc hai làng Võ Tùng, Võ
Dực chuyển đi, số người còn lại bị chính quyền thực dân đưa vào đồn điền cao su
16


nhằm mục đích kinh tế và chính trị. Nhà nghiên cứu ngơn ngữ học Đinh Lê Thư có
lí giải thêm về địa danh Võ Tùng và Võ Dực như sau: “Như vậy, Thủ Dầu Một là
tên 1 trong 20 tỉnh của Nam Kỳ từ 1875. Vào năm 1897, hai làng Võ Tùng và Võ
Dực thuộc tổng Cửu An, tỉnh Thủ Dầu Một (cũ). Đến năm 1939, hai làng này thuộc
tổng Hớn Quản. Làng Võ Tùng xưa có thể là xã Minh Tâm, thuộc huyện Dầu Tiếng,
tỉnh Bình Dương ngày nay. Cịn làng Võ Dực xưa có thể một phần thuộc xã Minh
Hồ, thuộc huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương ngày nay và phần khác thuộc xã Tân
Hiệp, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước ngày nay. Nhìn trên bản đồ, những vùng
đất này đều ở phía đơng bắc hồ Dầu Tiếng. ” [35 ; 120]

Hình 1.3: Bản đồ xã Minh Tân và Minh Hồ, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương

Vùng đất cư trú của người Tà Mun trước năm 1945 là phía nam huyện Bình
Long, tỉnh Bình Phước. Theo Phan An thì “… điểm cư trú của người Tà Mun vừa
nằm trong địa bàn cư trú của người Stiêng vừa tiếp xúc với các sóc của người
Stiêng, nhóm Stiêng Budeh. Ngồi ra, khu vực này cũng có những phum sóc của
người Khmer là vùng cư trú ngoại vi của người Khmer ở Nam Bộ nói chung và
Đơng Nam Bộ nói riêng.” [2 ; 118]

17


Sau năm 1954, có những thay đổi về hành chính dưới thời Ngơ Đình Diệm,

địa bàn cư trú của người Tà Mun chủ yếu ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Long và
tập trung tại xã Minh Hoà, quận Chơn Thành, trong đó người Tà Mun có số dân
đơng nhất ở ấp 5 (nay gọi ấp Sóc 5). Theo Niên giám thống kê năm 1971 của Viện
Quốc gia Thống kê (của chính quyền Sài Gịn) thì tỉnh Bình Long cho tới năm 1971
chỉ chia làm 3 quận: An Lộc, Chơn Thành và Lộc Ninh. Dân số của tỉnh Bình Long
vào năm 1970 do Viện thống kê điều tra là 71.137 người, trong đó dân tộc thiểu số
là 20.248 người.
Một bộ phận người Tà Mun từ Bình Long (tỉnh Bình Phước) chuyển cư về
Tây Ninh, bộ phận cịn lại có thay đổi về điểm cư trú nhưng không quá xa so với
điểm cư trú trước đây.
Nguyên nhân khiến người Tà Mun ở Bình Phước di cư đến Tây Ninh là do
tính chất du canh du cư của người Tà Mun trước đây, do mất đất vì thực dân Pháp
chiếm đất làm đồn điền cao su và còn do chiến sự những năm 1945-1954. Hơn nữa,
đạo Cao Đài đã có ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình định cư của tộc người Tà Mun.
Theo ơng Liên Hồn Qn – chánh sắc Đạo Cao Đài của Thánh thất Cao Đài Chơn
Thành thì “Tà Mun là một nhánh của Stiêng. Người Tà Mun ở xã Tân Hiệp, Hớn
Quản theo đạo Cao Đài từ năm 1926.” Mặc dù xã Tân Hiệp được xem như cội
nguồn nhưng đồng bào Tà Mun ở đây chưa thực hiện lễ nghi đầy đủ như nhóm
người Tà Mun ở Tây Ninh. Có lẽ một lí do hiển nhiên là ở Tây Ninh có tồ Thánh
của đạo Cao Đài.
Theo Huỳnh Minh thì người làm cơng quả cho Tồ Thánh ngồi người Việt,
người Khmer cịn có “một thiểu số dân Tà Mun, gốc ở Bình Long, Võ Dực, về cư
ngụ tại chân núi Điện Bà đầu tiên, trước thời tiền chiến. Họ cũng đến Tồ Thánh
làm cơng quả… nhập mơn, cầu đạo, thờ thầy. Tỏ lịng cảm phục, nhóm người Tàmun ấy rời chỗ cũ, kéo nhau về cư ngụ ở Ninh Lợi, thuộc xã Ninh Thạnh, ngoại ơ
Tồ Thánh. Số dân thiểu số này cũng thường ăn chay và cũng được cử làm chức
sắc trong đạo.” [23 ; 255]
18


Khi đến sống ở Tây Ninh, người Tà Mun có thể chịu ảnh hưởng về ngôn ngữ,

phong tục tập quán của người Khmer. Hiện nay cịn nhiều Phum Sóc đồng bào
Khmer như: ấp Kheđol (xã Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh), ấp Tầm Phô, ấp Cà Ồt, ấp
Suối Dần (xã Tân Đông, huyện Tân Châu), ấp Tân Đông (xã Tân Thành, huyện Tân
Châu)… Ở một số nơi quan hệ của người Tà Mun với người Khmer ngày càng chặt
chẽ như ở ấp Tân Đông, xã Tân Thành, huyện Tân Châu do sự cộng cư, kết hôn,
làm ăn…
Việc người Tà Mun định cư bên ngoài Toà Thánh gắn liền với quá trình nhập
đạo của họ. Vào thời điểm thành lập đạo Cao Đài, có một bộ phận người Khmer và
người Tà Mun theo đạo và tham gia vào công cuộc xây dựng Tồ Thánh. Người Tà
Mun ít nhiều đã góp cơng sức cho việc khai phá khu vực Toà Thánh. Khu đất ấp
Ninh Đức cũng là phần đất mà Toà Thánh quy hoạch cho tín đồ Tà Mun định cư.
Diện tích khu đất này khoảng 1 km2. Vào thời chiến, những hộ Tà Mun ở đây đã
đưa bà con quyến thuộc từ Bình Long sang lánh nạn, gia nhập đạo và nhận sự giúp
đỡ của Toà Thánh.

1.1.3. Vấn đề tộc danh Tà Mun
Bàn về vấn đề tộc danh “Tà Mun”, tác giả Phan An đã trích dẫn lại trong các
văn bản thuộc đạo Cao Đài. Trong một tài liệu ghi chép thông tin về đại hội của đạo
Cao Đài tại chùa Gò Kén từ ngày 18-20 tháng 11 năm 1926, thành phần người tham
dự có: người Hoa, người Ấn Độ, người Khmer, người Chăm, người Lào, người Tà
Mun. Trong tài liệu này, người Tà Mun được gọi là “Ta Muon” ở “vùng núi Bà Rá,
Hớn Quản”. Vùng núi Bà Rá là địa bàn cư trú của người Stiêng và người Khmer
nhưng khó xác định về điểm cư trú của người Tà Mun.
Năm 1972, trong tác phẩm Cao Thượng Phẩm Luật Tam Thể Nữ Đầu Sư
Hương Hiếu, Trần Văn Rạng có đề cập tới việc người Tà Mun tham gia xây Thánh
Thất Cao Đài như sau: “Lúc khởi công để phá rừng, người Miên, Tà Mun xuống cả
ngàn người làm công quả.” [27 ; 43]. Lê Văn Trung (1973) cũng có nhắc đến tộc
19



người Tà Mun trong Lễ táng phần xác Đức Quyền Giáo Tông, “Ðạo Hữu Ðường
Nhơn, Tần Nhơn, Tà Mun v.v... đứng trong sân số 13,...” [37 ; 158].
Tác giả Mạc Đường là người tiên phong tìm hiểu vấn đề tộc danh và nguồn
gốc tộc người của tỉnh Sông Bé. Trong bài viết Vấn đề dân cư và dân tộc ở Sông Bé
qua các thời kỳ lịch sử (1985), tác giả nhận định người Tà Mun là “một nhóm người
đặc biệt về đặc trưng xã hội và tộc người”. Bàn về tộc danh Tà Mun, trước hết đây
là một địa danh cổ ở vùng giáp giới Tây Ninh với Sông Bé (nay là Bình Phước).
Xưa kia đã có nhóm Stiêng sinh sống ở vùng này. Nhóm Tà Mun ở đây cùng người
Khmer chống thực dân Pháp để bảo vệ địa bàn sinh sống của mình. Năm 1927, đạo
Cao Đài đã du nhập vào nhóm Tà Mun này.
Năm 1991, Mạc Đường bổ sung thêm thông tin về địa danh đã trở thành tộc
danh Tà Mun. Theo tác giả thì “tộc danh (Tà Mun) có lẽ là tên một địa phương có
liên quan đến tục thờ thần thổ địa (Niek tà) của người Khmer (sóc) với điểm dân cư
khơng phải người Khmer sống bên cạnh người Khmer và do người Khmer đặt ra để
gọi nhóm người này ”. [12 ; 38] Cũng theo Mạc Đường, “ở Tây Ninh, đại bộ phận
họ thừa nhận gốc tích của bản thân họ là người Stiêng, nhưng hiện tại họ vẫn tự gọi
là người Tà Mun.” [12 ; 286]
Trần Tất Chủng và M. B. Kriukov lí giải về nguồn gốc của người Tà Mun theo
phương pháp dùng các thuật ngữ thân tộc. Các thuật ngữ thân tộc có thể phần nào
giúp người nghiên cứu dựng lại lịch sử một tộc người và xác định mức độ gần gũi
của các nhóm thân thuộc. Theo hai tác giả thì thuật ngữ thân tộc là một hệ thống
khép kín, trong đó mỗi thuật ngữ là một thành tố của một cơ cấu thống nhất. Các
thuật ngữ thân tộc được lập dựa vào 6 thơng tín viên gồm cả nam và nữ ở những độ
tuổi khác nhau. Phương pháp lập phả hệ được dùng để tìm thơng tin dựa trên các
thuật ngữ thân tộc. Kết quả là từ ngữ thân tộc của người Tà Mun và người Châu Ro
gần nhau.

20



Trong bối cảnh một xã hội đa dân tộc, giữa các dân tộc lại có q trình tiếp
xúc mạnh mẽ thì việc dùng chung một số thuật ngữ thân tộc là điều có thể xảy ra.
Ví dụ: ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, người Kinh, người Khmer sống gần với
người Hoa nên sử dụng chung một số thuật ngữ thân tộc của người Hoa. Phan An
đã lập hệ thống thân tộc dạng phả hệ để so sánh dựa theo thông tin của ông Lâm
Sứt, già làng, người Tà Mun ở ấp Thạnh Hiệp, xã Tân Thạnh. Mặt khác, ông đã lập
hệ thống thân tộc của người Châu Ro (nhóm Jro ở Túc Trưng) nhờ ông Điểu Sao
sinh năm 1952, ngụ tại ấp Đức Thắng 1, xã Túc Trưng, huyện Định Quán.
Những khác biệt về thuật ngữ thân tộc mà Phan An tìm thấy:
-

Cha: người Tà Mun ở Tân Thạnh gọi theo người Khmer là âu khác với người
Jro là vap

-

Ông: người Tà Mun ở Tân Thạnh gọi theo người Khmer là ta khác với người
Jro là cô

-

Em gái cha / em gái mẹ: người Tà Mun có sự phân biệt em gái cha pê, em
gái mẹ têq và người Jro không phân biệt đều gọi là yong.
Những khác biệt kể trên không đáng kể.
Theo Phan An, người Châu Ro có ba nhóm thân thuộc là Chrau, Jro và

Jron’he. Trước năm 1954, ba nhóm này sống khá biệt lập trên địa bàn bao gồm cả
tỉnh Đồng Nai, các huyện Tây Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các huyện Tánh
Linh, Đức Linh của tỉnh Bình Thuận. Ba nhóm này sống khá riêng biệt. Nhóm
Chrau đơng dân nhất, tập trung ở khu vực núi Chứa Chan, Long Khánh, Ngãi Giao;

nhóm Jro tập trung ở Túc Trưng, Lí Lịch, Bình Lộc, Đồng Xồi, Bàu Hàm, Hàng
Gịn; nhóm Jron’he sống ở Võ Đắc, Võ Xu, Trãng Táo, Gia Huynh, Gia Rây. Ngoài
ra có nhóm Lacanh, cư trú tại thị trấn Định Quán, nằm trong khu người Mạ sinh
sống. Tiếng nói của người Lacanh cũng giống tiếng Châu Ro nhưng sống cùng với
người Mạ nên họ cũng nói được tiếng Mạ. Những năm 1965-1968, các nhóm Châu
Ro bị dồn dân lập ấp chiến lược nên có sự đan xen giữa ba nhóm. Theo ơng Điểu
Sao thì tiếng nói của người Tà Mun là gần gũi với nhóm Jro nhất. Nhóm Jro có số
21


dân ít nhất trong ba nhóm và cư trú ở các vùng đất đỏ. Phan An tin rằng, nhóm Tà
Mun đã tách từ nhóm Jro và họ theo dải đất đỏ ba zan đi dần về phía Hớn Quản,
Bình Phước và dần dần tách khỏi cộng đồng Jro của mình.
Ở Tây Ninh, Bình Phước, người ta hay đốn tộc danh của mỗi người thơng
qua tên họ vì gần như mỗi dân tộc mang một tên họ riêng. Ở Tây Ninh, người mang
họ Điểu là người Stiêng, họ Cao, họ Danh là người Khmer. Người Tà Mun họ Lâm.
Có thể người Tà Mun đã đổi từ họ Điểu sang họ Lâm kể từ khi họ theo đạo
Cao Đài. Theo lời người Tà Mun lớn tuổi, trước khi theo đạo Cao Đài, người Tà
Mun đều mang họ Điểu. Đến khi theo đạo, về cư trú ở ngoại ơ Tồ Thánh, họ đổi
thành họ Lâm. Lâm có ý nghĩa là sống trong vùng rừng núi. Hiện nay, người Tà
Mun ở Bình Phước cũng theo đạo Cao Đài, đồng thời đổi thành họ Lâm nhưng
khơng rõ từ khi nào.
Một ví dụ về việc biến cố xã hội ảnh hưởng đến họ của người Khmer ở Tân
Định 2 là một minh chứng. Theo ông Lâm Sê, lúc cịn ở Bình Phước (trước năm
1939), bà con trong Sóc đều mang họ Điểu như họ của người Stiêng ở Bình Phước.
Tuy thế, năm 1948 vào chiến khu D, ở cùng với người Khmer nhóm dân cư này đổi
thành họ Danh như người Khmer. Đến năm 1955, trở về Trà Dơ, theo đạo Cao Đài
họ lại đổi sang họ Lâm như họ của người Tà Mun. Trong sổ cầu đạo của tín đồ Cao
Đài ở đây đều mang họ Lâm.
Cũng có trường hợp người Stiêng đổi từ họ Điểu sang họ Lâm. Ví dụ trường

hợp ơng Giáo hữu Điểu Liễu ở Ninh Đức, đổi thành họ Lâm khi theo đạo Cao Đài.
Hay trường hợp ông Lâm Văn Sol, cha là người Hoa, mẹ là người Khmer ở Svay
Riêng, Campuchia. Ông họ Cao nhưng khi được chia đất tại ngoại ơ Tồ Thánh,
ơng Sol đã đổi thành họ Lâm.
Tại ấp Tân Đông, những người Khmer lánh nạn từ Campuchia sang dù có ý
thức về bản sắc dân tộc của mình nhưng vì lí do nào đó họ tự nhận mình là người
Tà Mun và mang họ Lâm.
Việc các dân tộc Stiêng, Khmer, Tà Mun ở Tây Ninh khi theo đạo Cao Đài đã
đổi thành họ Lâm khơng có nghĩa các dân tộc này đánh mất ý thức tộc người gốc
22


của mình. Tên họ mà các dân tộc này đang sử dụng không phải là một tập tục truyền
thống lâu đời mà chỉ mới hình thành cách đây khơng lâu. Theo Phan An có lẽ từ thế
kỉ 18, khi tiếp xúc với người Kinh.
Tìm hiểu việc hình thành tộc danh, đặc biệt là ở vùng có nhiều dân tộc như
Tây Ngun Đơng Nam Bộ có hai cách:
1. Tộc danh tự gọi và được các dân tộc lân cận gọi theo.
2. Tộc danh do các dân tộc lân cận gọi và tộc người được gọi cũng chấp nhận.
Đối với trường hợp người Tà Mun, họ có một q trình tiếp xúc mạnh mẽ với
dân tộc Stiêng, Khmer trong vùng. Mặt khác, có thể họ cịn tiếp xúc với người Châu
Ro ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đầu thế kỉ 19, họ tiếp xúc với người Kinh
ngày càng nhiều.
Người Khmer gọi người Tà Mun là “Thamuôl” (theo sư Cao Văn An, phum
Kheđol, ấp Thạnh Đông, xã Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh). Theo ông Lâm Văn Sứt,
già làng ấp Thạnh Hiệp thì người Stiêng cũng gọi người Tà Mun là “Thaml”.
Người Tà Mun tự gọi mình là “kà mn” hay “kamuôn”. Nhưng hiện nay theo cách
gọi của người Kinh là Tà Mun. Người Tà Mun ở hai xã Thạnh Tân và Tân Bình cư
trú gần suối Nút nên để chỉ cộng đồng dân cư này, người Tà Mun nói là “kàmuôn
kàluông suối Nut” nghĩa là “người Tà Mun ở suối Nút”.

Theo Phan An, từ “kàmn” có thể là tên họ của một dịng tộc của nhóm Jro.
Cịn tộc danh Tà Mun do người Kinh trong đạo Cao Đài gọi họ với hàm nghĩa sắc
tộc da ngâm hơn da người Kinh và cũng với hàm nghĩa sống ở vùng rừng núi. Tộc
danh này gắn với quá trình theo đạo Cao Đài.
“Những chứng tích về nguồn cội của người Tà Mun mà già Lâm Bế và bà Lâm
Thị Bê kể, ông Lê Hồng Tăng - phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Tây
Ninh - xác nhận đều trùng khớp với tài liệu mà các cơ quan nghiên cứu đang lưu
giữ. Nhưng đáng tiếc đó cũng là chứng tích gần như duy nhất mà giới nghiên cứu
đang có. “Người Tà Mun chỉ nhớ cha ơng mình từ sóc Năm rồi theo đạo Cao Đài di
cư một phần về Tây Ninh từ năm 1926, sinh sống cho đến giờ. Cịn trước đó đã
23


×