Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Hồ chí minh với việc hoàn chỉnh phương pháp khởi nghĩa vũ trang trong quá trình tiến tới cách mạng tháng tám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC HỒN CHỈNH PHƯƠNG PHÁP
KHỞI NGHĨA VŨ TRANG TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN TỚI
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1941-1945)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HÀ MINH HỒNG

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 02 – 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, dữ
liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được ai công bố.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Phượng



MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ....................................................................................................

1

Chương 1. TỔNG QUAN……………………………………...............

8

1.1. Về khái niệm “Khởi nghĩa vũ trang” .............................................

8

1.2. Sơ lược những cuộc khởi nghĩa vũ trang trong lịch sử dân tộc
Việt Nam .....................................................................................................

10

1.3. Chủ nghĩa Mác – Lênin bàn về khởi nghĩa vũ trang .....................

16

1.4. Nguyễn Ái Quốc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều
kiện Việt Nam hình thành con đường đấu tranh giải phóng dân tộc theo
phương pháp vũ trang khởi nghĩa…………………..…………………...

22


Chương 2. NGUYỄN ÁI QUỐC VỀ NƯỚC HOÀN CHỈNH CHỦ
TRƯƠNG

KHỞI

NGHĨA



TRANG

GIÀNH

CHÍNH

QUYỀN……………………………………………………….…………

29

2.1. Phong trào cách mạng Việt Nam theo phương pháp khởi nghĩa vũ
trang trước khi Nguyễn Ái Quốc về nước (1930 – 1940)……………..……...

29

2.2. Nguyễn Ái Quốc về nước hoàn chỉnh chủ trương khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền (1941 – 1942)……………..……….….………

54


Chương 3. HỒ CHÍ MINH VỚI Q TRÌNH THỰC HIỆN
PHƯƠNG PHÁP KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH
QUYỀN (1941 – 8/1945)……………………………..………..………..

71


3.1. Quá trình chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang, cụ thể hóa phương
pháp khởi nghĩa vũ trang trong những năm 1941 – 1944……………….
3.2. Hồ Chí Minh với những hoạt động chuẩn bị trực tiếp cho khởi
nghĩa vũ trang……….………….……………………………….……….

71
88

3.3. Hồ Chí Minh chớp thời cơ và quyết định Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền.....................................................................................

102

KẾT LUẬN ................................................................................................

112

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………….………..

117

PHỤ LỤC………………………………………………….……………


126


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động Việt Nam, đồng thời là nhà quân sự xuất sắc của dân tộc ta. Trong quá
trình lãnh đạo cách mạng, Người đã giải quyết một loạt vấn đề then chốt về
phương pháp khởi nghĩa vũ trang cách mạng thành công trong thực tiễn.
Phương pháp đấu tranh vũ trang được Hồ Chí Minh hồn chỉnh trong thời
kỳ 1941 – 1945, thời kỳ Người trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người
đã xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giải phóng
dân tộc, trong đó nổi bật là hồn chỉnh phương pháp khởi nghĩa vũ trang tiến tới
Cách mạng Tháng Tám nhằm lật đổ sự thống trị của kẻ thù. Sự ra đời và lớn
mạnh của lực lượng vũ trang đã làm nòng cốt cho toàn dân giành được những
thắng lợi vẻ vang trong Cách mạng Tháng Tám 1945, trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ. Những thắng lợi đó đã minh chứng cho sự chỉ đạo
đúng đắn, sáng tạo và vai trò to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh,
nhà chiến lược thiên tài, người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân
dân, người sáng lập, rèn luyện quân đội ta.
Ngày nay, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đang bước vào thời kỳ
phát triển mới với những cơ hội và nhiều thách thức gay gắt. Nhiệm vụ xây dựng
gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, bảo vệ vững chắc thành quả mà
nhân dân ta đã dày công đấu tranh mới giành được.
Tình hình đó địi hỏi chúng ta tiếp tục đi sâu nghiên cứu về sự nghiệp và
phương pháp đấu tranh vũ trang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần làm rõ
thêm cơng lao vĩ đại của Người đối với cách mạng Việt Nam, nhất là về phương
pháp khởi nghĩa vũ trang. Qua đó khẳng định thêm sự cần thiết kế thừa, vận

dụng sáng tạo phương pháp khởi nghĩa vũ trang vào sự nghiệp xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân, củng cố nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân,


tạo nên sức mạnh vô địch cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sẵn sàng
kịp thời đập tan mọi âm mưu và hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam của các thế lực thù địch.
Lịch sử hơn nửa thế kỷ qua khẳng định rằng, lực lượng vũ trang, nòng cốt
là quân đội nhân dân liên tục phát triển chiến đấu lập nên những chiến cơng huy
hồng là bắt nguồn từ đường lối quân sự của Đảng, phương pháp khởi nghĩa vũ
trang. Tư tưởng khởi nghĩa vũ trang của Người đã hồn chỉnh phương pháp khởi
nghĩa của cha ơng ta – Đây là một tài sản vơ giá của tồn Đảng, tồn qn và
tồn dân ta. Vì vậy, khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về sự hồn chỉnh
phương pháp khởi nghĩa vũ trang – một bộ phận trọng yếu trong tư tưởng quân
sự Hồ Chí Minh, được đặt ra như một yêu cầu khách quan trên cả hai phương
diện lý luận và thực tiễn.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tơi chọn vấn đề “Hồ Chí Minh với
việc hoàn chỉnh phương pháp khởi nghĩa vũ trang trong quá trình tiến tới Cách
mạng Tháng Tám” làm đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử của mình.
Trên cơ sở nghiên cứu những hoạt động lý luận và thực tiễn của Hồ Chí
Minh với việc hồn chỉnh phương pháp khởi nghĩa vũ trang trong quá trình tiến
tới Cách mạng Tháng Tám, chúng tơi mong muốn góp một phần làm rõ thêm vai
trò, cống hiến lớn lao của Người đối với cách mạng Việt Nam, nhất là về sự
nghiệp và tư tưởng quân sự của Người. Qua đó, luận văn khẳng định sự cần thiết
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang và
củng cố nền quốc phịng tồn dân trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Đề tài trình bày có hệ thống q trình hình thành, phát triển và hồn chỉnh
phương pháp khởi nghĩa vũ trang của Hồ Chí Minh, những hoạt động xây dựng
lực lượng chủ yếu của Người trong giai đoạn 1941 – 1945. Qua đó làm sáng tỏ
thêm vai trị của Người trong việc xây dựng lực lượng vũ trang tiến tới cách

mạng Tháng Tám. Luận văn cũng rút ra được những quan điểm cơ bản của Hồ
Chí Minh về xây dựng lực lượng để tiến hành khởi nghĩa vũ trang trong thời kì


giải phóng dân tộc và sự cần thiết phải vận dụng những tư tưởng của Người vào sự
nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn của
nhân loại, đồng thời là nhà chiến lược quân sự thiên tài. Vì vậy, Hồ Chí Minh là
đối tượng được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu từ nhiều năm qua
dưới nhiều gốc độ khác nhau.
Riêng trong lĩnh vực quân sự đã có nhiều tác phẩm, bài viết của các vị lãnh
đạo Đảng, Nhà nước, các vị tướng lĩnh, các nhà khoa học... bàn về vai trị của Hồ
Chí Minh trong việc giải quyết những vấn đề quân sự của cách mạng Việt Nam.
Trước hết phải kể đến những cơng trình sâu sắc như cuốn “Hồ Chí Minh
những vấn đề quân sự của cách mạng Việt Nam” của đồng chí Trường Chinh,
Nxb. Quân Đội Nhân dân, H.1971. Hay “Chủ tịch Hồ Chí Minh sự nghiệp vĩ đại,
gương sáng đời đời” cũng của đồng chí Trường Chinh, Nxb. Sự Thật, H.1980.
Đặc biệt từ khi Đảng ta đề ra đường lối đổi mới đất nước (1986), việc nghiên
cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả. Về Hồ Chí
Minh với quân sự, đáng chú ý có các tác phẩm: “Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ
vĩ đại của Đảng và dân tộc ta” của Lê Duẩn, Nxb. Sự Thật, H.1986. Đồng chí
Phạm Văn Đồng có các tác phẩm: “Hồ Chí Minh – một con người, một dân tộc,
một thời đại, một sự nghiệp”, Nxb. Sự Thật, H.1990; “Hồ Chí Minh quá khứ,
hiện tại, tương lai” Nxb. Sự Thật, H.1990; “Hồ Chí Minh và con đường cách
mạng Việt Nam trên con đường giải phóng dân tộc” Nxb. Chính Trị Quốc Gia,
H.1993. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có các tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh
q trình hình thành và phát triển” Nxb. Quân Đội Nhân Dân, H.1993; “Hồ Chí
Minh nhà chiến lược thiên tài, người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang
nhân dân Việt Nam” Nxb. Sự Thật, H.1997; “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con

đường cách mạng Việt Nam”, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, H.1997.


Là những nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nhiều năm hoạt động gần gũi
bên chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng Người lãnh đạo sự nghiệp cách mạng vẻ vang
của dân tộc, nên các tác giả của những cơng trình kể trên đã đánh giá chính xác,
sâu sắc những đóng góp của Người đối với cách mạng Việt Nam nói chung và về
vấn đề quân sự nói riêng.
Tuy nhiên, trong các tác phẩm nêu trên do nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp của
Người nên phần nghiên cứu đánh giá về vai trị của Người đối với việc hồn chỉnh
phương pháp khởi nghĩa vũ trang của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1941 – 1945 mới
chỉ nêu những nét chung nhất.
Ngoài ra, cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu về hoạt động và vai trị của
Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam do các nhà khoa học, các tập thể
nghiên cứu. Có thể chia ra làm hai loại:
Một là, những cơng trình nghiên cứu trực tiếp sự nghiệp Hồ Chí Minh như
cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp” của Ban nghiên cứu lịch sử
Đảng Trung ương, Nxb. Sự Thật, H.1970, sau được tái bản nhiều lần. Trong
cuốn sách này có một chương viết về hoạt động của Người thời kỳ 1940 – 1945
với nhan đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp
lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc và cách mạng Tháng Tám”. Do
khuôn khổ của một cuốn sách có tính chất vắn tắt, do u cầu thể loại tiểu sử,
chương này chỉ mới nêu được những hoạt động chính, những đánh giá chung về
vai trị của Người đối với lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Cuốn “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Quân đội nhân dân” của Trần Văn Trà, Nxb.
Quân đội nhân dân, H.1994; “Sự nghiệp và tư tưởng quân sự cuả Chủ tịch Hồ
Chí Minh” của Bộ Quốc phịng – Viện Lịch sử quân sự Việt nam, Nxb. Quân đội
nhân dân, H.1990.
Hai là, những cơng trình nghiên cứu lịch sử Đảng, đặc biệt là những cơng trình
lớn như: “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, tập 1 (1920 – 1954) của Học viện

Nguyễn Ái Quốc – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb. Sự Thật, H.1982, có một chương


trình viết về “Đảng lãnh đạo tồn dân nổi dậy giành chính quyền (1939 – 1945)”
cũng có trình bày một số hoạt động của Hồ Chí Minh trong thời kỳ này. Cuốn “Lịch
sử quân sự Việt Nam” Tập 9 (1890 – 1945) của Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử
Quân sự, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, H.2000 cũng có chương đề cập đến tư tưởng
quân sự của Hồ Chí Minh.
Các cuốn sách nêu trên có đề cập đến hoạt động và vai trị của Hồ Chí Minh
về phương pháp khởi nghĩa vũ trang cách mạng Việt Nam thời kì 1941 – 1945,
nhưng do đối tượng và phương pháp nghiên cứu rộng, giải quyết nhiều vấn đề,
nên các tác giả chỉ nêu những nét lớn khái quát, những nét lớn đó giúp chúng tôi
phương pháp và hiểu biết để giải quyết nhiệm vụ cụ thể của luận văn.
Bên cạnh những cuốn sách đã nói ở trên, cịn có những bài viết đề cập đến
hoạt động và vai trị của Hồ Chí Minh về việc hoàn chỉnh phương pháp khởi
nghĩa vũ trang trong cách mạng Việt Nam được đăng trên các tạp chí nghiên cứu
và các báo cáo khoa học in trong kỷ yếu của các hội thảo: “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng quân đội nhân dân”, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, H.1996;
“55 năm Quân đội nhân dân – Miền đất khai sinh và quá trình phát triển” của
Tỉnh ủy Cao Bằng – Bộ Tư lệnh quân khu I – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam,
1999; Trong đó chú ý có các bài viết như: “Xây dựng thí điểm Việt Minh ở Cao
Bằng – khởi nguồn một quyết định lịch sử” của Trần Bích Hải; “Chủ tịch Hồ Chí
Minh với vấn đề xây dựng lý luận tổ chức quân sự tiến tới thành lập quân đội
chính quy đầu tiên” của Lê Văn Thái in trong sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng Quân đội nhân dân”, Nxb. Quân đội nhân dân, H.1996; Bài viết “Hồ
Chí Minh – Người đặt nền móng cho sự ra đời Quân đội nhân dân Việt Nam”
của Phạm Xanh, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 5 (tháng 5/1994), tác giả Nguyễn
Minh Đức có bài viết “Di sản Qn sự Phương Đơng cổ đại qua một số tác
phẩm của Hồ Chí Minh”, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 4, 1993; Hay bài viết
“Bác Hồ với lực lượng vũ trang thời kì chuẩn bị khởi nghĩa” của tác giả Nguyễn

Quang Tiến, Tạp chí Lịch sử Đảng số 34 (6.1990).


Những bài viết in trên các tạp chí giải quyết một vài vấn đề cụ thể về vai trị
Hồ Chí Minh trong việc xây dựng lực lượng vũ trang và hoàn chỉnh phương
pháp khởi nghĩa vũ trang thể hiện trong việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ, phổ biến
tri thức quân sự và huấn luyện quân sự... Tuy nhiên, chưa có bài viết nào đề cập
một cách hệ thống về vai trị của Hồ Chí Minh đối với việc hồn chỉnh phương
pháp khởi nghĩa vũ trang tiến tới Cách mạng tháng Tám thời kì 1941 – 1945.
Song kết quả nghiên cứu của các đề tài trên đã gợi mở hoặc đi vào nghiên
cứu mặt nào đó về hoạt động và phương pháp khởi nghĩa vũ trang tiến tới Cách
mạng Tháng Tám thời kì 1941 – 1945. Đó sẽ là cơ sở để chúng tôi tham khảo, kế
thừa khi viết luận văn của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những hoạt động và đóng góp của Hồ
Chí Minh vào việc hồn chỉnh phương pháp khởi nghĩa vũ trang trong quá trình
tiến tới Cách mạng Tháng Tám trong thời kì 1941 – 1945.
Luận văn giới hạn ở việc nghiên cứu những hoạt động chuẩn bị về cả lý luận
và thực tiễn cho việc hoàn chỉnh phương pháp khởi nghĩa vũ trang bao gồm cả việc
xây dựng lực lượng vũ trang và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tiến tới Cách
mạng Tháng Tám, cụ thể là từ khi Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách
mạng Việt Nam (5/1941) đến Cách mạng Tháng Tám thành công (8/1945).
4. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu sử dụng
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện dựa trên phép biện chứng
duy vật, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích, thống
kê tài liệu, tổng hợp, so sánh… và một số phương pháp liên ngành khác.
4.2. Nguồn tài liệu sử dụng trong luận văn
Để hoàn thành đề tài này tôi sẽ tiếp cận với những nguồn tài liệu cơ bản sau:
Thứ nhất, là các tác phẩm kinh điển, lý luận chủ nghĩa Mác – Ăngghen – Lênin

bàn về phương pháp khởi nghĩa vũ trang.


Thứ hai, là các tác phẩm của Hồ Chí Minh, chủ yếu các bài viết, bài nói của
Người trong thời kì hoạt động cách mạng mà đề tài xác định.
Thứ ba, là một số văn kiện của Đảng về phương pháp khởi nghĩa vũ trang
thời kì 1941 – 1945.
Thứ tư, là các cơng trình nghiên cứu khoa học, sách chun khảo, các tập
hồi ký về Hồ Chí Minh đối với việc hoàn chỉnh phương pháp khởi nghĩa vũ
trang ở thời kì đã nêu.
Ngồi ra, các bài viết trên các báo và tạp chí khoa học có chủ đề liên quan
về Hồ Chí Minh với những vấn đề quân sự của cách mạng Việt Nam.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luận
văn có kết cấu 3 chương, gồm:
Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Nguyễn Ái Quốc về nước hoàn chỉnh chủ trương khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền
Chương 3. Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện phương pháp khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền (1944 – 8/1945)


Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Về khái niệm “Khởi nghĩa vũ trang”
Theo Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, khởi nghĩa là hoạt động “nổi dậy
có tổ chức của đơng đảo quần chúng bị áp bức, dùng bạo lực lật đổ chế độ thống trị
của giai cấp trong nước hoạt sự đơ hộ của nước ngồi, giành chính quyền ở địa
phương hoặc cả nước. Lực lượng quyết định thắng lợi của khởi nghĩa là lực lượng

chính trị của quần chúng, có sự phối hợp của lực lượng vũ trang. Các cuộc khởi
nghĩa trong lịch sử thường phải dùng đến sức mạnh vũ trang; việc dùng sức mạnh vũ
trang đến mức nào tùy thuộc vào sự phản kháng của giai cấp thống trị. Nghệ thuật
chỉ đạo khởi nghĩa đòi hỏi phải nắm vững thời cơ và chủ động tiến công kiên quyết
liên tục mới giành được thắng lợi” [86, 554]; và khởi nghĩa vũ trang là một
cuộc“khởi nghĩa chủ yếu bằng bạo lực vũ trang. Khởi nghĩa vũ trang xảy ra
trong trường hợp các giai cấp phản động dùng bạo lực vũ trang để đàn áp quần
chúng khởi nghĩa” [86, 566]. Có thể kể tới cách mạng tháng Mười Nga (1917) là
cuộc khởi nghĩa vũ trang lật đổ chính phủ tư sản, thiết lập chính quyền Xơ Viết
tồn Nga; Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là cuộc khởi nghĩa toàn dân,
dựa vào sức mạnh chính trị của quần chúng, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân
dân lật đổ ách thống trị của thực dân nước ngoài và phong kiến trong nước,
giành độc lập dân tộc, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa.
Như vậy, có thể hiểu khởi nghĩa vũ trang là sự nổi dậy của đông đảo quần
chúng bị áp bức, giành chính quyền bằng con đường bạo lực vũ trang khi mà
thời cơ và điều kiện khởi nghĩa xuất hiện. Trong nội hàm khởi nghĩa vũ trang
cũng cần làm rõ khái niệm thời cơ và điều kiện khởi nghĩa.
Trước hết, thời cơ là “tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định có lợi
cho việc phát huy sức mạnh thắng lợi trong khởi nghĩa, trong chiến tranh và
trong tác chiến. Thời cơ có thể do năng động chủ quan tạo nên và cũng có thể do


sai lầm của đối phương hoặc điều kiện khách quan đưa đến. Thời cơ thường xuất
hiện rất nhanh, đột ngột và qua đi cũng rất nhanh. Có thời cơ chiến lược, thời cơ
chiến dịch và thời cơ chiến thuật. Tạo thời cơ, kịp thời, nắm bắt thời cơ và hành động
đúng thời cơ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giành thắng lợi” [86, 941].
Vấn đề thời cơ trong khởi nghĩa được hiểu là sự “đảm bảo cho khởi nghĩa
giành thắng lợi”. “Đó là: kẻ thù khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng; đa số quần
chúng ủng hộ khởi nghĩa; tổ chức lãnh đạo khởi nghĩa đã sẵn sàng hành động.
Thời cơ khởi nghĩa chỉ xuất hiện khi các điều kiện khách quan và chủ quan chính

muồi, có sự tác động và kết hợp với nhau chặt chẽ. Chớp đúng thời cơ để khởi
nghĩa thì thành cơng. Khởi nghĩa non (chưa có thời cơ) hoặc chậm khởi nghĩa
(để lỡ thời cơ) thì sẽ thất bại” [86, 941]. Ví dụ Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
của nhân dân Việt Nam là một điển hình của việc tạo thời cơ, nắm bắt thời cơ khởi
nghĩa. Vào thời điểm, phát xít Nhật và tay sai đã hoang mang tan rã, quần chúng lao
động và tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng, gia nhập, ủng hộ Mặt
trận Việt Minh; Đảng Cộng sản Đông Dương đã trở thành đội tiên phong có đủ uy
tín và năng lực lãnh đạo khởi nghĩa của cả dân tộc; Ủy ban khởi nghĩa đã kịp thời ra
lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước (13/08/1945).
Về điều kiện khởi nghĩa, có thể hiểu là“những nhân tố cần thiết để tiến
hành khởi nghĩa thắng lợi”. Theo Lênin, một cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi
phải có ba điều kiện:“có giai cấp tiên phong lãnh đạo; có cao trào cách mạng
của nhân dân; có bước ngoặt trong lịch sử của cuộc cách mạng đang lên (khí
thế của quần chúng lên cao, đối phương và lực lượng trung gian hoang mang
dao động” [86, 354]. Đối với cách mạng Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh cho
rằng muốn khởi nghĩa thắng lợi phải hội đủ ba điều kiện, đó là: “lực lượng đế
quốc thống trị lung lay bối rối, có cao trào cách mạng trong quảng đại quần
chúng; có chính đảng cách mạng và đường lối khởi nghĩa đúng” [86, 354].
Quá trình khởi nghĩa có thể bắt đầu bằng những cuộc khởi nghĩa từng phần
ở địa phương rồi tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Khởi


nghĩa từng phần là cuộc “khởi nghĩa diễn ra ở từng địa phương, từng vùng, giành
chính quyền ở cơ sở” [86, 565]. Thời gian chuyển biến này dài hay ngắn tùy thuộc
vào sự thay đổi của tình thế và khi nào thời cơ tổng khởi nghĩa xuất hiện và được
nắm bắt như thế nào. Như vậy, tổng khởi nghĩa là cuộc “khởi nghĩa diễn ra trên
phạm vi cả nước, trong một thời gian tương đối ngắn, theo một kế hoạch và sự chỉ
đạo tập trung thống nhất nhằm giành chính quyền trong cả nước” [86, 987]. Ví dụ
đối với nước ta, tháng 8/1945 Tổng khởi nghĩa giành chính quyền diễn ra trên cả
nước nhưng trước đó đã có nhiều cuộc khởi nghĩa từng phần diễn ra ở địa phương

làm điều kiện thực tế cho Tổng khởi nghĩa.
Khái niệm Khởi nghĩa vũ trang cũng cần phải được phân biệt rõ với đấu
tranh vũ trang. Đấu tranh vũ trang là “hình thức đấu tranh giai cấp, đấu tranh
dân tộc bằng sử dụng lực lượng vũ trang và biện pháp quân sự nhằm thực hiện
mục đích chính trị nhất định; hình thức đặc trưng của chiến tranh; giữ vai trò
trực tiếp trong việc tiêu diệt lực lượng quân sự đối phương. Ở Việt Nam trong
kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, đấu tranh vũ trang và đấu
tranh chính trị là hai hình thức cơ bản của bạo lực cách mạng, được kết hợp chặt
chẽ với nhau; đi đôi với nhiệm vụ tiêu diệt địch, đấu tranh vũ trang cịn có nhiệm
vụ bảo vệ dân, giữ dân, giành dân, làm chỗ dựa cho quần chúng đấu tranh chính
trị và nổi dậy giành quyền làm chủ” [86, 346]. Như vậy, khởi nghĩa vũ trang có
thể được hiểu là một cuộc nổi dậy trong thời gian ngắn có sử dụng bạo lực vũ
trang khi mà thời cơ và điều kiện khởi nghĩa cho phép với mục tiêu giành chính
quyền. Trong khi đấu tranh vũ trang là một hình thức đấu tranh xuyên suốt một
cuộc chiến tranh.
1.2. Sơ lược những cuộc khởi nghĩa vũ trang trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Khởi nghĩa vũ trang không phải là một khái niệm lạ trong lịch sử một đất
nước có lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh giành và giữ độc lập như Việt Nam ta.
Trong lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm đó, hầu hết kẻ thù xâm lược là
những quốc gia lớn có quân đội, vũ khí và phương tiện chiến tranh hùng mạnh.


Năm 218 trước Công nguyên (TCN), một bộ phận trong 50 vạn quân Tần
đánh xuống phương Nam của Tần Thủy Hoàng đã tiến đánh nước Văn Lang, bị
quân dân ta anh dũng chống lại. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam dùng
du kích chiến để chống quân xâm lược. Sau 10 nămkiên trì chống quân Tần,
quân dân ta đã đẩy lui được quân xâm lược dưới sự lãnh đạo của Thục Phán An
Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc (208 TCN). Năm 179 TCN, Triệu Đà của
Nam Việt tiến quân đánh chiếm nước Âu Lạc, nước ta lại rơi vào ách thống trị
của phong kiến phương Bắc.

Năm 40, dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, dân tộc ta đã nổi dậy giành 65
thành trì, lật đổ bọn thống trị, khôi phục nền tự chủ trong 3 năm. Sau đó lại bị
nhà Hán đặt ách nơ dịch. Tiếp theo những cuộc khởi nghĩa của Chu Đạt (năm
160), Lương Long (178), là cuộc nổi dậy anh dũng của nhân dân ta năm 218,
dưới sự lãnh đạo của Bà Triệu. Tiếp đó năm 541 Lý Bơn nổi dậy lật ách thống trị
của nhà Lương, khôi phục chủ quyền dân tộc, lập nên nước Vạn Xuân. Nước
Vạn Xuân tồn tại đến năm 602 thì bị Nhà Tùy thơn tính.
Nhà Đường thay thế nhà Tùy đô hộ nước ta không lâu sau đó. Với chính
sách cai trị hà khắc, các sản vật của đất nước bị vơ vét về Trung Hoa để phục vụ
thú xa xỉ của giai cấp phong kiến. Năm 722, Mai Thúc Loan liên minh với các
nước Lâm Ấp và Chân Lạp nổi lên đuổi bọn thống trị nhà Đường, nhưng sau đó
đã bị nhà Đường tăng viện đánh bại.
Năm 776, Phùng Hưng và Phùng Hải phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm
(Hà Tây), nghĩa quân chiếm được thành Tống Bình, được nhân dân hưởng ứng,
đã giành được quyền làm chủ vùng đất của mình. Tuy nhiên, đến năm 791, nhà
Đường đem quân sang đàn áp.
Đến đầu thế kỷ X, nhân lúc chính quyền thống trị đang lúc suy yếu trầm
trọng, Khúc Thừa Dụ lãnh đạo nhân dân ta nổi dậy lật đổ chính quyền đơ hộ tiến
qn chiếm lấy thành Tống Bình, quét sạch quân Đường, bước đầu gây dựng nền
tự chủ (năm 905). Họ Khúc đã tạo cơ sở cho các cuộc khởi nghĩa của Dương


Đình Nghệ năm 931 và đặt biệt là chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm
938, mở đầu thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc sau hơn 1000 năm dưới ách đô
hộ của phong kiến phương Bắc.
Năm thế kỷ tiếp sau đó (938 – 1407) là quãng thời gian dân tộc ta phải liên
tục đối đầu với các cuộc xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc
nhưng lần lượt đánh bại các âm mưu xâm lược ấy, giữ vững nền độc lập và
không ngừng xây dựng, phát triển đất nước đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
Năm 1407, nhà Minh – Trung Quốc lại cất quân xâm lược nước ta. Cuộc kháng

chiến của nhà Hồ bị thất bại nhưng nhân dân ta liên tục vùng lên. Tiêu biểu là
khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng. Năm 1418, cờ khởi nghĩa lại
phất lên từ Lam Sơn. Trải qua 10 năm chiến đấu gian khổ và anh dũng, dưới sự
lãnh đạo của Lê Lợi – Nguyễn Trãi, dân tộc ta liên tục tiến công, tiêu diệt hết
đạo quân này đến đạo quân khác của địch, mở rộng vùng giải phóng, tiến lên
hồn tồn tiêu diệt địch ở Chi Lăng – Xương Giang, kết thúc 20 năm thống trị
của nhà Minh (1427).
Đến thế kỷ thứ XIX, dân tộc Việt Nam lại đứng trước một kẻ thù mới: chủ
nghĩa thực dân phương Tây. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước
ta. Triều đình nhà Nguyễn bất lực và đến năm 1883 đã hoàn toàn đầu hàng thực
dân Pháp. Nhưng ngay từ khi quân xâm lược đặt chân vào nước ta, nhân dân đã
anh dũng đứng lên cầm vũ khí đánh quân thù.
Năm 1859, thực dân Pháp chiếm thành Gia Định. Trương Định tổ chức
nghĩa quân chống giặc ở Gị Cơng, Tân An, được triều đình Huế giao chức Lãnh
binh. Năm 1862, triều đình ra lệnh giải binh để thương thuyết với Pháp, nhưng
Trương Định cương quyết kháng Pháp đến cùng, được nhân dân suy tôn là Bình
Tây Đại ngun sối. Ngày 20/8/1864, Trương Định bị thương nặng đã rút gươm
tự sát. Con trai là Trương Quyền tiếp tục chiến đấu đến năm 1867.
Cùng với khởi nghĩa Trương Định, năm 1861, Nguyễn Trung Trực (tức
Nguyễn Văn Lịch) cũng nổi dậy ở Tân An, chỉ huy nghĩa quân đốt cháy tàu Hy


Vọng (Espérance) của giặc Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (12/1861), rồi lập căn
cứ kiên trì chống giặc khắp vùng Rạch Giá, Hà Tiên và đảo Phú Quốc, gây cho
giặc Pháp nhiều nổi kinh hoàng:
Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần
Trong khoảng 30 năm cuối của thế kỷ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra,
tuy thất bại nhưng lịng u nước và ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc của
quân dân ta vẫn chưa bao giờ tắt nguội, vẫn âm ỉ cháy trong mỗi người dân nước

Việt chờ ngày bùng lên mạnh mẽ. Ở khắp nơi, hàng loạt cuộc khởi nghĩa đã nổ
ra khi ngọn cờ Cần Vương của vua Hàm Nghi phất lên ở Tân Sở, Quảng Trị.
Trong đó, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa:
- Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) do Đinh Công Tráng cùng một số văn
thân, thổ hào yêu nước như Phạm Bành, Nguyễn Khế, Hà Văn Mao, Cầm Bá
Thước... lãnh đạo, lập chiến khu ở Ba Đình (Nga Sơn, Thanh Hóa) tổ chức
chống giặc, gây cho chúng nhiều thiệt hại.
- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885 – 1889) do Nguyễn Thiện Thuật (tức Tân
Thuật) lãnh đạo, dựng cờ khởi nghĩa lập căn cứ kháng Pháp ở Bãi Sậy (thuộc hai
huyện Văn Giang và Khoái Châu, tỉnh Hưng n cũ). Với lối đánh du kích, biến
hóa phân tán, dựa vào thiên nhiên của nghĩa quân Bãi Sậy, khởi nghĩa Bãi Sậy
đã gây cho quân Pháp nhiều tổn thất.
- Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886 – 1892) do Tống Duy Tân cùng với Cao
Điền lãnh đạo, dựng cờ khởi nghĩa ở Hùng Lĩnh (Thanh Hóa) cùng lúc với cuộc
khởi nghĩa Phạm Bành, Đinh Công Tráng... Sau khi nghĩa quân Ba Đình bị tan
rã, Tống Duy Tân tạm thời phân tán lực lượng rồi lánh sang Trung Quốc. Năm
1888, ông trở về Thanh Hóa, tổ chức lại nghĩa quân, xây dựng cứ điểm, đánh
địch sáu năm ròng, lập nhiều chiến công. Năm 1892, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp,
Tống Duy Tân bị giặc bắt và hy sinh anh dũng.


- Trong khi đó ở Gia Định, năm 1885, Phan Văn Hớn lãnh đạo nhân dân quyết
định khởi nghĩa. Ngày 25 tháng chạp năm Giáp Thân (ngày 8 rạng ngày 9/2/1885),
hàng ngàn nghĩa quân chia làm ba mũi, tấn công vào dinh huyện Bình Long nhưng
nhanh chóng thất bại. Rạng sáng ngày 30/3/1886, Phan Văn Hớn bị hành hình ở
Hóc Mơn cùng với những người đồng chí của mình.
- Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, kéo
dài suốt thời Cần Vương. Kế thừa cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Lê Ninh ở Đức
Thọ - Hà Tĩnh, Tiến sĩ Phan Đình Phùng với sự trợ giúp của Cao Thắng, Ngô
Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch... đã đưa cuộc khởi

nghĩa này lên tầm vóc lớn nhất, độc đáo nhất thời Cần Vương. Thực dân Pháp
phải huy động một lực lượng quân sự lớn để đàn áp. Cuối năm 1895, Phan Đình
Phùng lâm bệnh từ trần, cuộc khởi nghĩa suy yếu dần và tan rã. Thất bại của khởi
nghĩa Hương Khê cũng chấm phong trào kháng Pháp do Văn thân, sĩ phu yêu nước
dưới ngọn cờ Cần Vương (1885 – 1896).
Khởi nghĩa Yên Thế (1887 – 1913) là một cuộc khởi nghĩa nông dân do
Hoàng Hoa Thám lãnh đạo đã đương đầu trực tiếp với Pháp nhiều lần, gây cho
giặc Pháp nhiều tổn thất. Bọn thực dân Pháp nhiều lần mở những cuộc tiến cơng
lớn, hai lần phải đình chiến và dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ nhưng đều
thất bại. Cuối cùng chúng phải lập mưu sát hại Hoàng Hoa Thám (10/12/1913)
mới dập tắt được cuộc khởi nghĩa.
Những năm đầu của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân lại tiếp tục
diễn ra mạnh mẽ. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang tiếp tục nổ ra với quy mô và biện
pháp quyết liệt hơn. Có thể kế đến một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời kỳ này
như: khởi nghĩa Thái Nguyên (1917 – 1918); khởi nghĩa Yên Bái (1930).
Khởi nghĩa Thái Nguyên - do Đội Cấn làm Tư lệnh trưởng, Lương Ngọc
Quyến làm quân sư - nổ ra đêm 30 rạng 31/8/1917. Nghĩa qn lấy lá cờ có 5
ngơi sao lớn đề 4 chữ “Nam binh phục quốc’ làm quân kỳ, tuyên bố Thái
Nguyên độc lập, đặt quốc hiệu là Đại Hùng. Nhưng sau đó, ngày 4/9/1917,


Lương Ngọc Quyến hy sinh, các tuyến phòng thủ của nghĩa quân bị phá vỡ,
nghĩa quân phải rút khỏi thị xã và phân tán về các vùng xung quanh. Tại núi
Pháo, thuộc huyện Đại Từ, trong cuộc đánh trả các cuộc tấn công của địch, Đội
Cấn cũng bị thương nặng tự sát. Năm 1918, cuộc khởi nghĩa bị tan rã.
Khởi nghĩa Yên Bái là một cuộc tổng nổi dậy bằng vũ trang, nhằm đánh
chiếm một số tỉnh và thành phố trọng yếu ở miền Bắc vào đầu năm 1930, do Việt
Nam Quốc dân Đảng tổ chức và lãnh đạo. Mục đích của cuộc nổi dậy là lật đổ
chính quyền thuộc địa của Pháp để xây dựng một nước Việt Nam theo chính thể
cộng hịa. Tỉnh lỵ n Bái chỉ là một trong những mục tiêu của cuộc tổng tấn công

của Việt Nam Quốc dân Đảng vào quân đội và chính quyền thuộc địa. Đêm
9/2/1930 khởi nghĩa nổ ra Yên Bái, tiếp đó là Hải Dương, Phú Thọ, Thái Bình và
Hà Nội cùng ném bom phối hợp. Tại Yên Bái quân khởi nghĩa đã chiếm được
trại lính, giết và làm bị thương 1 số sỹ quan, hạ sỹ quan nhưng chính quyền thực
dân nhanh chóng làm chủ được tỉnh lỵ. Ngày hôm sau cuộc khởi nghĩa bị Pháp
tập trung phản công, các lãnh tụ của Đảng đều bị bắt. Ở những nơi khác quân
khởi nghĩa làm chủ tạm thời vài huyện lỵ nhưng cũng nhanh chóng bị thực dân
Pháp chiếm đóng. Các lãnh tụ Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính bị Pháp áp giải
từ Hà Nội lên Yên Bái xử bắn cùng với 11 đồng chí sáng sớm ngày 17/6/1930.
Như vậy, trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, hình thức
chủ yếu của các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là đều
được tiến hành bằng các cuộc khởi nghĩa vũ trang, dùng vũ lực để chống lại vũ
lực. Phương pháp này đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cơng cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc ở các giai đoạn lịch sử sau này. Trong từng giai đoạn
lịch sử cụ thể, các hình thức đấu tranh được kế thừa và phát triển hồn chỉnh cho
phù hợp với tình hình cách mạng.
1.3. Chủ nghĩa Mác – Lênin bàn về khởi nghĩa vũ trang
Chủ nghĩa Mác – Lênin với tư cách là hệ tư tưởng của giai cấp cơng nhân,
có sứ mệnh không chỉ trang bị những vấn đề lý luận về vai trò, sứ mệnh, con


đường giải phóng giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động bị áp bức; mà cịn
“vũ trang cho cơng nhân” để họ có được những “vũ khí” để thực hiện sứ mệnh
lịch sử của mình. Từ những thập niên 80 thế kỷ XIX, Mác – Ănghen đã bàn về
vấn đề khởi nghĩa vũ trang như là một trong những phương pháp đấu tranh.
Trong tác phẩm Cách mạng và phản cách mạng ở Đức, Ănghen đã viết về khởi
nghĩa vũ trang như sau:
“Khởi nghĩa là một nghệ thuật, cũng y như chiến tranh hay bất cứ nghệ
thuật nào khác; khởi nghĩa phải tuân theo một số quy tắc nhất định, đảng nào
mà quên mất những quy tắc ấy sẽ không tránh khỏi bị tiêu vong. Những quy tắc

ấy, được suy ra một cách lơ–gích từ bản chất của các đảng và từ bản chất của
những điều kiện phải tính đến trong trường hợp như thế….”.
Những vấn đề cơ bản của khởi nghĩa đã được Ănghen nêu rõ, theo cách nói
của Lênin là“Ănghen đã nhai và mớm cho những người Mác-xít”. Theo đó, hai
nguyên tắc cơ bản mà Ănghen đưa ra đối với vấn đề khởi nghĩa vũ trang là:
Thứ nhất, khởi nghĩa vũ trang không phải là một hành động nhất thời cảm
tính mà phải có sự tính tốn kỹ lưỡng, cố gắng tính đến tất cả những khả năng,
sự biến có thể xảy ra; “khơng bao giờ được đùa với khởi nghĩa, nếu khơng có
quyết tâm tiến hành đến cùng. Khởi nghĩa là một bài tốn có những đại lượng
rất bất định mà giá trị có thể thay đổi hàng ngày; lực lượng chiến đấu của đối
phương có đủ mọi ưu thế về tổ chức, về kỷ luật và về quyền uy vốn có từ lâu; nếu
những người khởi nghĩa khơng có những lực lượng mạnh hơn hẳn để đối phó với
đối phương thì chắc chắn là sẽ thua và sẽ bị tiêu diệt”.
Thứ hai, khi khởi nghĩa phải biết nắm bắt thời cơ, nhanh chóng tiến cơng,
khơng ngừng tiến lên: “một khi đã bước vào con đường khởi nghĩa, phải hành
động với một quyết tâm rất lớn và phải giành thế tấn cơng. Phịng ngự là sự diệt
vong của mọi cuộc khởi nghĩa vũ trang; nếu phòng ngự, khởi nghĩa sẽ thất bại
ngay trước khi đọ sức với kẻ thù. Phải tấn công đối phương một cách bất ngờ khi
lực lượng của nó cịn tản mạn; từng ngày, phải giành được những thắng lợi mới,


dù nhỏ đi nữa; phải giữ vững ưu thế tinh thần do cuộc nổi dậy thắng lợi đầu tiên
đem lại; phải tranh thủ những phần tử dao động bao giờ cũng đi theo lực lượng
mạnh hơn và ln ln tìm đứng về phía vững chắc hơn; phải buộc kẻ thù rút lui
trước khi nó có thể tập hợp được lực lượng chống lại mình, tóm lại là phải hành
động theo lời của Đăng–tông, người thầy vĩ đại nhất từ trước đến nay về sách
lược cách mạng: de l'audace, de l'audace, encore de l'audace (Dũng cảm, dũng
cảm, dũng cảm nữa!)” [21, 379 – 380].
Ănghen cịn nói về vấn đề lực lượng trong khởi nghĩa vũ trang. Trong một
cuộc khởi nghĩa vũ trang lực lượng nịng cốt sẽ là lực lượng cơng nhân với sự

hợp tác của giai cấp nông dân, tầng lớp tiểu tư sản và binh lính. Ănghen cũng
nêu rõ giai cấp công nhân phải là hạt nhân và là lực lượng tiên phong cầm vũ khí
chiến đấu, để thu hút về phía mình những người nơng dân, tầng lớp tiểu tư sản.
Tuy nhiên, Ănghen cũng phân tích rõ tính bất ổn và không vững vàng trong lập
trường tư tưởng của những người tiểu tư sản; “những lực lượng chiến đấu thực
sự của quân khởi nghĩa, cái hạt nhân đó, cái hạt nhân gồm những người đầu tiên
cầm vũ khí và chiến đấu với quân đội, là những công nhân thành thị. Một bộ phận
những tầng lớp dân cư nghèo ở nông thôn – những cố nông và những tiểu nơng –
nói chung là đi theo cơng nhân, sau khi cuộc xung đột đã nổ ra. Đa số thanh niên
của tất cả các giai cấp ở dưới, giai cấp các nhà tư bản đều đứng trong hàng ngũ
của quân khởi nghĩa, ít ra cũng là trong một thời gian, nhưng cái mớ chắp nhặt hỗn
tạp gồm những đám thanh niên ấy đã nhanh chóng thưa dần đi khi tình thế càng trở
nên nghiêm trọng hơn” [21, 383]. Bên cạnh đó, Ănghen đặc biệt nhấn mạnh vấn
đề sức mạnh tinh thần của lực lượng quân cách mạng: “Cũng như trong bất cứ
một cuộc chiến tranh khởi nghĩa nào trong đó quân đội là một hỗn hợp gồm
những binh sĩ thiện chiến và những tân binh khơng được huấn luyện thì trong
qn đội cách mạng có rất nhiều biểu hiện anh dũng nhưng đồng thời cũng có
rất nhiều cảnh hoảng hốt khơng hợp với bản chất quân đội và nhiều khi khó
hiểu; nhưng mặc dầu khơng tránh khỏi có những thiếu sót, quân đội cách mạng


ít ra cũng có quyền tự hào rằng một lực lượng đông hơn gấp bốn lần vẫn không
được coi là đủ để đánh bại nó, và 10 vạn qn chính quy khi đánh với 2 vạn
quân khởi nghĩa thì về mặt quân sự, cũng phải tỏ ra kính trọng quân khởi nghĩa
ấy như đối với đội vệ binh già dặn của Na–pơ–lê–ơng”.
Lênin khi hồn chỉnh những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác trong hoàn
cảnh thế giới mới khi mà Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc
cũng đã chú trọng trang bị và diễn giải những vấn đề về khởi nghĩa vũ trang.
Một phương thức đấu tranh phù hợp hơn với hoàn cảnh mới, khi mà giai cấp
thống trị khơng cịn bị tác động nhiều bởi các cuộc bãi, biểu tình đơn thuần.

Lênin bảo vệ quan điểm của Mác xem “khởi nghĩa là một nghệ thuật”
trước các thế lực chủ hòa, phản cách mạng, những người dùng dằng chẳng dám
khởi nghĩa với lý do đã là một “nghệ thuật” khởi nghĩa phải được chuẩn bị tính
tốn, ngay cả khi thời cơ đã xuất hiện, các điều kiện chủ quan và khách quan đều
có lợi cho khởi nghĩa. Lênin cho rằng“khởi nghĩa là một nghệ thuật và nguyên
tắc chủ yếu của nghệ thuật ấy là tấn cơng, tấn cơng thật dũng cảm, thật kiên
quyết khơng gì lay chuyển được” [88; 132].
Lênin nêu rõ quan điểm của những người Mácxít và khởi nghĩa: “Muốn
thắng lợi, khởi nghĩa khơng được dựa vào một cuộc âm mưu, một chính đảng mà
phải dựa vào giai cấp tiên phong. Đó là điểm thứ nhất. Khởi nghĩa phải dựa vào
cao trào cách mạng của nhân dân. Đó là điểm thứ hai. Khởi nghĩa phải dựa vào
một bước ngoặt trong lịch sử của cuộc cách mạng đang lên, khi mà tính tích cực
của các bộ phận tiên tiến trong nhân dân lên cao hơn cả, khi mà những dao động
trong hàng ngũ địch và trong hàng ngũ những người bạn mềm yếu, lừng chừng và
không kiên quyết của cách mạng mạnh hơn cả. Đó là điểm thứ ba” [94; 322].
Về lực lượng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, theo Lênin, đó phải là chính đảng
của giai cấp công nhân, lực lượng tiên phong giữ vai trò vạch ra kế hoạch, chuẩn
bị và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Đảng phải linh hoạt với tình thế chứ không thể
cứng nhắc giáo điều mà không theo kịp với thực tế để bỏ lỡ thời cơ:“không hạn


chế hoạt động của mình vào một kế hoạch đã hoạch sẵn hay một phương thức
đấu tranh chính trị đã quy định từ trước; đảng dùng mọi phương pháp đấu
tranh, miễn là phương pháp ấy phù hợp với điều kiện có sẵn của đảng và khiến
cho đạt được kết quả tối đa trong những điều kiện nhất định. Nếu đảng mạnh và có
tổ chức thì một cuộc bãi cơng riêng lẻ có thể biến thành một cuộc biểu tình chính
trị, một thắng lợi chính trị trong cuộc đấu tranh chống chính phủ. Nếu đảng mạnh
và có tổ chức thì một cuộc khởi nghĩa địa phương có thể phát triển thành một cuộc
cách mạng thắng lợi” [89; 474].
Giai cấp vô sản do chính địa vị của mình là giai cấp tiên tiến nhất và cách

mạng triệt để duy nhất, vì thế mà có sứ mệnh giữ vai trị lãnh đạo trong phong
trào cách mạng dân chủ. Giai cấp vô sản nhất định sẽ kiên quyết tham gia cuộc
khởi nghĩa và việc tham gia đó sẽ quyết định vận mệnh cuộc cách mạng. Tuy
nhiên, “Giai cấp vơ sản chỉ có thể giữ vai trị lãnh đạo trong cuộc cách mạng
này nếu nó tập hợp thành một lực lượng chính trị duy nhất và độc lập dưới ngọn
cờ của Đảng công nhân xã hội dân chủ [ở đây là Đảng công nhân xã hội dân chủ
Nga, Đảng của giai cấp vô sản Nga – TG] là đảng không chỉ lãnh đạo về mặt tư
tưởng mà cả về mặt thực tiễn nữa”. (Nghị quyết về khởi nghĩa vũ trang của Đại
hội lần thứ 3 của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga năm 1905) [88; 10].
Trong khi chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa, cần phải hoàn thiện trước nhất là nội
bộ. “Kẻ nào phản đối khởi nghĩa vũ trang, kẻ nào không chịu chuẩn bị khởi nghĩa vũ
trang thì phải đuổi cổ ra khỏi hàng ngũ cách mạng một cách không thương tiếc, tống
cổ chúng sang hàng ngũ kẻ thù cách mạng, sang phía những kẻ phản bội hay những
kẻ hèn nhát, vì đã sắp đến ngày mà sức mạnh của sự biến và hoàn cảnh đấu tranh bắt
buộc chúng ta phải căn cứ vào đó để phân định bạn và thù” [88; 132].
Đối với lực lượng cách mạng, phải làm cho quần chúng cần phải hiểu rằng
họ sẽ tiến hành một cuộc đấu tranh vũ trang đẫm máu, một mất một còn. Tấn
công kẻ thù phải hết sức kiên quyết, tấn công chứ khơng phải phịng thủ, phải trở
thành khẩu hiệu của quần chúng, tiêu diệt kẻ thù không thương tiếc là nhiệm vụ


của họ. Tổ chức đấu tranh cơ động và linh hoạt, những phần tử dao động của
quân đội sẽ được lơi cuốn vào cuộc đấu tranh tích cực. Chính đảng của giai cấp
vơ sản phải làm trịn trách nhiệm của mình trong cuộc đấu tranh vĩ đại ấy. Chính
đảng phải “tập hợp được ngày càng đông vô sản, nông dân và quân đội”. Tuy
nhiên, xem trọng việc quân đội ngã sang quần chúng, và kết quả của công tác
binh vận nhưng“quyết không nên tưởng rằng sự chuyển biến ấy của quân đội là
một việc đơn giản và lẻ loi nào đó, là kết quả một mặt là của sự thuyết phục và
mặt khác là của sự tự giác. (…) Kỳ thực trong mọi phong trào thực sự nhân dân,
khi mà đấu tranh cách mạng trở nên mãnh liệt thì tình trạng dao động không thể

tránh được của quân đội, nhất định sẽ dẫn đến một cuộc đấu tranh thực sự để
giành lấy quân đội” [88; 129].
Công tác chuẩn bị khởi nghĩa cần được coi trọng bởi vì khởi nghĩa là chấp
nhận hi sinh. Chuẩn bị khởi nghĩa, cần phải hiểu khơng chỉ đơn thuần là chuẩn bị
vũ khí và lập các tổ chun mơn… mà cịn là tích lũy kinh nghiệm bằng những hành
động vũ trang thực tập lẻ tẻ, thí dụ bộ đội vũ trang tập kích cảnh sát và quân đội
trong trường hợp nhân dân có cuộc tụ họp cơng khai nào đó hoặc bộ đội vũ trang
tập kích nhà tù, cơ quan chính phủ… (Dự thảo nghị quyết về khởi nghĩa vũ trang
của Đại hội lần thứ 3 của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga năm 1905) [88; 6].
Lênin cịn nói thêm về nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyền. “Chiến thuật quân sự là tùy ở trình độ kỹ thuật quân sự quyết
định… Kỹ thuật quân sự hiện nay không giống như kỹ thuật quân sự vào giữa
thế kỷ XIX nữa. Lấy số đông mà chọi lại đại bác và dùng súng lục mà phịng thủ
các lũy chướng ngại, thì thật là ngu xuẩn”. Lênin nhấn mạnh tính linh hoạt trong
chiến đấu và phân tích rõ về chiến tranh du kích và dựng lũy trong thành phố
như là những chiến thuật quân sự mới.
Khi mà lực lượng cách mạng – giai cấp vô sản đã lớn mạnh, những điều
kiện chủ quan đã được chuẩn bị thì phải biết chớp lấy thời cơ để nổi dậy khởi
nghĩa vũ trang. Đó là khi cách mạng càng tạo ra một thế lực phản cách mạng


mạnh mẽ và cố kết với nhau thì càng tiến lên một bước, nghĩa là cách mạng buộc
kẻ thù phải dùng những thủ đoạn tự vệ ngày càng cực đoan và do đó cách mạng
cũng định ra những phương pháp tấn công ngày càng mãnh liệt hơn. Thời cơ
được cảm nhận bởi chính những người cơng nhân – những người sống hằng
ngày trong thời cuộc; “Sự thay đổi những điều kiện khách quan của cuộc đấu
tranh đòi hỏi phải chuyển từ bãi công lên khởi nghĩa, sự thay đổi ấy đã được giai
cấp vô sản cảm thấy sớm hơn là những người lãnh đạo của họ. Thực tiễn bao giờ
cũng vậy, đều đi trước lý luận”. Vì vậy hướng dẫn lãnh đạo phong trào đấu tranh
của quần chúng nhưng cũng phải biết quan sát, khi nào thì phong trào cách mạng

đang lên cao, cùng với những điều kiện khách quan từ lực lương đối địch, để
quyết định khởi nghĩa. Lênin chỉ rõ: “đã kêu gọi phải quyết định chứ không chỉ
nói sng, phải hành động chứ khơng phải chỉ ra những nghị quyết, chúng ta
phải tung tất cả đảng đoàn của chúng ta vào trong các nhà máy và trại lính…”,
“một khi vấn đề được đặt ra như thế rồi, mọi hoạt động của đảng đoàn chúng ta
đã tập trung trong các nhà máy và trại lính rồi, thì chúng ta sẽ biết được lúc nào
nên phát động khởi nghĩa” [94; 237].
Về việc xây dựng chính quyền sau khởi nghĩa vũ trang Lênin từng đề cập:
“Bãi cơng có tính chất quần chúng và khởi nghĩa vũ trang tất phải đặt vấn đề chính
quyền cách mạng và chuyên chính thành vấn đề trước mắt vì các hình thức đấu
tranh đó nhất định dẫn đến (trước hết, trong phạm vi địa phương) việc truất bỏ
chính quyền cũ, đến việc giai cấp vơ sản và các giai cấp cách mạng giành lấy chính
quyền, đến việc trục xuất bọn địa chủ, đôi khi đến việc chiếm các nhà máy...”. Vì
vậy, cần thiết phải thành lập chính quyền mới – chính quyền “chuyên chính của
nhân dân cách mạng” (V.I.Lênin, Bàn về lịch sử vấn đề chuyên chính).
Những lý luận của Lênin về khởi nghĩa vũ trang hình thành dựa trên những
tư tưởng bàn đầu của Mác – Ănghen và bài học thực tiễn từ cách mạng ở Nga;
được Lênin phát triển khi áp dụng vào cuộc Cách mạng tháng Mười 1917.


×