TƯ TƯỞNG CỦA LÊNIN VỀ GIÀNH CHÍNH QUYỀN, GIỮ CHÍNH
QUYỀN VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN TRONG 3 TÁC PHẨM: “HAI SÁCH
LƯỢC CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HỘI TRONG CÁCH MẠNG DÂN CHỦ”;
“CÁCH MẠNG VÔ SẢN VÀ TÊN PHẢN BỘI CAUXKY”; “THÀ ÍT MÀ TỐT”
Tư tưởng về giành chính quyền, giữ chính quyền và xây dựng chính
quyền chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong tư tưởng của Lênin. Trong
quá trình đấu tranh cách mạng, để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai
cấp công nhân sẽ không đánh đổ được kẻ thù của mình là giai cấp tư sản, sẽ
không cải tạo được xã hội cũ - xã hội tư bản chủ nghĩa và xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản nếu như giai cấp công nhân
không giành được chính quyền và thiết lập chuyên chính vô sản. Vấn đề
chính quyền nhà nước, là thứ mà giai cấp công nhân phải giành lấy cho được
và dùng nó để đập tan sự phản kháng của giai cấp bóc lột, xây dựng thành
công xã hội mới. Tư tưởng về chính quyền vô sản hình thành gắn liền với
quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn của Lênin. Với tư duy sắc bén và
thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân Nga chống lại giai cấp
tư sản, các trào lưu, tư tưởng phản động, Lênin đã không ngừng tìm tòi khám
phá trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn cách mạng qua từng thời kỳ,
từng giai đoạn thăng trầm của phong trào cách mạng ở Nga để xây dựng học
thuyết của mình trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận Mácxit. Thông
qua các tác phẩm chủ yếu như: “Hai sách lược của Đảng dân chủ xã hội
trong cách mạng dân chủ” (1905); “Cách mạng vô sản và tên phản bội
Cauxki”( 1918), “Thà ít mà tốt” (1923).
Tác phẩm “Hai sách lược của Đảng dân chủ xã hội trong cách mạng
dân chủ” là tác phẩm đã được Lênin phát triển nhiều luận điểm về chủ
nghĩa xã hội khoa học và đã trở thành những luận điểm hết sức sáng tạo
trước khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời, được ông đã trình bày, diễn đạt
một cách rõ ràng. Chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản của mọi cuộc
cách mạng, với sự công bố: “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (tháng
2.1848), cương lĩnh chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản, chủ nghĩa Mác,
chủ nghĩa xã hội khoa học chính thức ra đời. Sau khi Mác - Ăng ghen mất,
những tư tưởng về dân chủ và chuyên chính vô sản, giành chính quyền, giữ
chính quyền và xây dựng chính quyền đã được Lênin bảo vệ và phát triển
trên cơ sở nền tảng học thuyết Mác - Ăng ghen. Trong tác phẩm “Hai sách
lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ ” Người đã phân
tích và chỉ rõ, sau khi cách mạng giành thắng lợi, chính quyền phải được
thiết lập bằng cách lập ra cơ quan chính phủ cách mạng lâm thời. Người
viết: “Giai cấp vô sản cách mạng do Đảng xã hội – dân chủ lãnh đạo, cho
nên nó đòi hỏi phải chuyển toàn bộ quyền bính vào tay Quốc hội lập hiến;
nhằm mục đích ấy nó không phải chỉ muốn có quyền đầu phiếu phổ thông
và có quyền hoàn toàn tự do cổ động, mà nó còn muốn lật đổ ngay lập tức
chính phủ Nga hoàng và thay thế bằng một chính phủ cách mạng lâm
thời”1. Như vậy, Lênin đề ra tư tưởng về bá quyền lãnh đạo của giai cấp vô
sản từ rất sớm, từ khi cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga chưa nổ ra. Trong
cuộc cách mạng này giai cấp công nhân sau khi giành được chính quyền thì
mọi quyền hành phải là của giai cấp công nhân, giai cấp công nhân không
thể và không được chia xẻ quyền lực cho bất kỳ giai cấp nào khác. Trong
tác phẩm này Người cũng đã bác bỏ hoàn toàn quan điểm sai trái của phái
men-sê-vích. Những người men-sê-vích phản đối bá quyền lãnh đạo của
giai cấp công nhân, phủ nhận vai trò cách mạng của nông dân và buộc giai
cấp vô sản phải coi giai cấp tư sản là bạn đồng minh. Họ cho rằng ở Nga
cách mạng dân chủ tư sản cũng phải tiến hành dưới sự lãnh đạo của giai
cấp tư sản như ở phương Tây trước kia. Lênin đã kịch liệt phê phán những
1
Lênin toàn tập.tập 11 tr 9 Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va 1979
luận điểm ấy của những người men-sê-vích, bóc trần tính chất giáo điều
của họ, vạch rõ là họ không hiểu rằng ở Nga cách mạng đã diễn ra trong
những điều kiện lịch sử khác và không thể giải quyết theo lối cũ vấn đề
động lực của nó, tức là theo kiểu của cách mạng tư sản đã làm trước đây
sau khi giành được chính quyền thì quyền lãnh đạo lại thuộc về tay giai cấp
tư sản.
Trong tác phẩm này Lênin cũng dạy chúng ta rằng vấn đề chủ yếu của
bất cứ cuộc cách mạng nào là vấn đề chính quyền nhà nước-điều ấy quyết
định hết thảy. Thực tiễn đã chứng minh trong lịch sử, trong tất cả mọi cuộc
cách mạng, vấn đề chính quyền là vấn đề quyết định. Cách mạng không thể
được coi là thành công nếu giai cấp cách mạng lúc đó không giành được
chính quyền về tay giai cấp mình. Trong tác phẩm “Hai sách lược của
Đảng dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ”, Lênin đã chứng minh rằng
cuộc cách mạng dân chủ thắng lợi, trong đó giai cấp vô sản là người nắm
bá quyền lãnh đạo, không được đưa đến việc giai cấp tư sản nắm quyền
như đã xảy ra trong các cuộc cách mạng tư sản trước kia, mà phải đưa đến
thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông
dân. Đó là cách giải quyết mới đối với chính quyền nhà nước. Người cho
rằng, chính quyền được thiết lập trong Cách mạng dân chủ Tư sản đó là
“chuyên chính cách mạng” của giai cấp vô sản và nông dân và Người
khẳng định: “ Thắng lợi quyết định của cách mạng đối với chế độ Nga
hoàng’’, tức là chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và
nông dân”2. Muốn giành được chính quyền, Đảng công nhân dân chủ- xã
hội phải tham gia Chính phủ đó, phải có đủ áp lực để bảo vệ, củng cố và
mở rộng những thành quả của cách mạng. “Chủ nghĩa Mác không dạy
người vô sản xa lánh cách mạng tư sản, lãnh đạm với nó, bỏ việc lãnh đạo
cách mạng ấy cho giai cấp tư sản mà trái lại dạy phải tham gia cách mạng
2
Lênin . tập 11 tr 53
ấy một cách hết sức kiên quyết, phải hết sức quyết tâm để đấu tranh để
thực hiện chủ nghĩa dân chủ vô sản triệt để, để đưa cách mạng đến
cùng .”3 điều đó có nghĩa là những người vô sản phải tham gia cách mạng
tư sản, không chỉ tham gia mà còn phải tích cực tham gia để đưa cách mạng
đến cùng, nhưng khi đã giành được chính quyền trong cách mạng dân chủ
tư sản rồi thì phải giành lấy toàn bộ quyền lãnh đạo, không nhường quyền
lãnh đạo cho giai cấp tư sản như trong các cuộc cách mạng trước đây được
nữa. Lênin cũng đã phê phán kịch liệt lập trường của phái men- sê- vích
phản đối sự tham gia của những người dân chủ xã hội vào chính phủ cách
mạng lâm thời, muốn loại trừ sự tham gia chính quyền của Đảng của giai
cấp vô sản. Họ cho rằng, sự tham gia đó sẽ làm cho giai cấp Tư sản rời bỏ
cách mạng, phạm vi cách mạng bị thu hẹp …Do không đặt ra cho mình
nhiệm vụ thiết lập nền chuyên chính của các giai cấp cách mạng của công
nhân và nông dân sau khi lật đổ chế độ chuyên chế nên những người mensê-vích cũng xuất phát từ lập trường sách lược chung của họ là sau khi cách
mạng dân chủ tư sản thành công, giai cấp tư sản phải lên nắm quyền. Lênin
chỉ ra rằng sách lược của những người men-sê-vích, “xét về ý nghĩa khách
quan của nó, đang tiếp tay cho phái dân chủ tư sản”4 “kẻ nào muốn đi tới
chủ nghĩa xã hội bằng một con đường khác không qua con đường chế độ
dân chủ chính trị, thì nhất định sẽ đi đến những kết luận phi lý và phản
động”5 Đồng thời người còn chỉ rõ: “Không một lúc nào người dân chủ xã
hội được quên rằng để giành lấy chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản nhất
định sẽ phải tiến hành đấu tranh giai cấp chống lại giai cấp tư sản…Đó là
việc hiển nhiên, Do đó, Đảng dân chủ-xã hội tuyệt đối bắt buộc phải là một
đảng riêng biệt và độc lập, có tính giai cấp rõ rằng, do đó việc chúng ta
“cùng nhau đánh” với giai cấp tư sản là có tính chất tạm thời và chúng ta
Lênin.tập 11 tr 48
Lênin .tập 11 tr 60
5
Lênin.tập 11 tr 19
3
4
buộc phải theo dõi chặt chẽ người đồng minh như theo dõi một kẻ thù” 6.
Như vậy có thể thấy ngay trong tác phẩm này, trước khi cách mạng thành
công, vấn đề giành chính quyền và giữ chính quyền đã được Lênin hết sức
chú ý, khẳng định những tư tưởng đúng đắn của Mác-Ăng ghen trong
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. Người yêu cầu đảng của giai cấp vô sản
phải là một đảng độc lập và riêng biệt đúng với những tư tưởng về Đảng
mà Mác và Ăng ghen đã chỉ ra cho giai cấp công nhân là phải “giành lấy
dân chủ”, thiết lập chuyên chính vô sản sau khi giành được chính quyền.
Năm 1918 Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã kết thúc, cách
mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga đã thắng lợi được 1 năm. Cuộc
chiến tranh thế giới lần thứ nhất cũng làm cho giai cấp công nhân thế giới
hiểu rõ hơn chân tướng của bọn cơ hội trong phong trào công nhân. Khi
chiến tranh nổ ra, bọn cơ hội đã ủng hộ cuộc chiến tranh đế quốc. Chúng ra
sức cổ vũ cho chiến tranh, đứng về phía giai cấp tư sản và chủ nghĩa đế
quốc. Trong số đó, Cauxky là một phần tử tích cực cổ suý và tán thành
chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc. Nhiệm vụ của những người cộng sản
chân chính lúc này là phải đấu tranh chống bọn cơ hội, theo đuôi giai cấp tư
sản.
Nước Nga mặc dầu đã giành thắng lợi trong cuộc cách mạng vô sản
nhưng trên thực tế còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để trong khi
đó thì ở ngoài nước, bọn phản cách mạng không ủng hộ nước Nga chúng
liên kết với nhau chống phá cách mạng tháng Mười. 14 nước đế quốc liên
minh với nhau bao vây nước Nga xô viết, hòng bóp chết cách mạng Nga
non trẻ. Các phần tử phản động này chủ yếu là bọn Cu-lắc trong quốc tế II.
Tiêu biểu trong số này có Cauxky (1854-1936). Tư tưởng của Cauxky là
chủ nghĩa sô vanh, chủ nghĩa quốc tế chung chung. Sau cách mạng Tháng
Mười Nga, Cauxky ra mặt công khai chống lại chủ nghĩa Mác và các quan
6
Lênin .tập 11 tr 94-95
điểm của Lênin. Là con người nham hiểm, xảo quyệt còn hơn cả Bécstanh.
Đúng như Lênin đã nhận xét: “So với tên phản bội Cauxky, thì tên phản bội
Becstanh chẳng qua chỉ là một con chó con mà thôi”7.
Cũng vào năm 1918, Cauxky cho xuất bản cuốn sách “về chuyên
chính vô sản” để bào chữa cho sự vũ trang can thiệp chống nước Nga của
chủ nghĩa đế quốc. Cauxky cho rằng: chính quyền Nga là đứa con đẻ non,
nước Nga phải quay lại chuyên chính tư sản. Mặc dù tự nhận là người trung
thành với chủ nghĩa Mác, đi theo chủ nghĩa Mác, thuộc lòng chủ nghĩa
Mác, nhưng những quan điểm của Cauxky đã đi ngược lại hoàn toàn chủ
nghĩa Mác, đi ngược quy luật phát triển của lịch sử, bị những người cộng
sản chân chính lên án. Trước tình hình đó, Lênin đã viết tác phẩm “Cách
mạng vô sản và tên phản bội Cauxky” nhằm chống lại các luận điểm của
Cauxky. Trong tác phẩm này Lênin đã chứng minh và phát triển nhiều nội
dung về chủ nghĩa xã hội khoa học, đặc biệt là những vấn đề về giành
chính quyền và giữ chính quyền trong chủ nghĩa Mác, kiên quyết đấu tranh
chống các quan điểm sai trái cụ thể trên các vấn đề:
Về chuyên chính vô sản và bạo lực cách mạng: Để đập lại luận điệu của
Cauxky nói chuyên chính vô sản là câu nói cỏn con của Mác, Lênin đã phân
tích sâu sắc tư tưởng chuyên chính vô sản của Mác, dẫn chứng cụ thể qua các
tác phẩm. Từ đó bác bỏ luận điệu xuyên tạc của Cauxky cho rằng thuật ngữ
chuyên chính vô sản Mác chỉ dùng một lần trong một bức thư “Thư gửi
Vâyđờmâye”. Lênin kết luận, “trước hết, gọi lời nghị luận nổi tiếng đó của
Mác, lời nghị luận đã tóm tắt toàn bộ học thuyết cách mạng của Mác, là
“độc một câu” và thậm chí là “một câu cỏn con” như vậy là nhạo báng
chủ nghĩa Mác”8 chuyên chính vô sản không phải là câu nói cỏn con của
Mác, Mác không chỉ nói có một lần mà Mác nhắc đi nhắc lại nhiều lần
7
8
Lênin .tập 37 tr 304 Nxb tiến bộ Mát xcơ va 1977
Lênin. tập 37 tr 293
trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản 1848; Nội chiến ở Pháp
1871.. trong vòng bốn mươi năm.” chứ không phải câu nói cỏn con ở đâu
đó có một lần và Người đã trích dẫn những câu nói của Mác để bác bỏ quan
điểm sai trái của Cauxky. Người đã trích một câu nói của Mác, ví dụ như:
“Giữa xã hội tư bản và xã hội cộng sản chủ nghĩa, có một thời kỳ chuyển
biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ đó, là
một thời kỳ quá độ chính trị, trong đó nhà nước không thể là cái gì khác
hơn là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”9. Ngoài ra Lênin còn
trích dẫn nhiều câu nói, nhiều tư tưởng, quan điểm mà Mác và Ăng ghen đã
chỉ ra trước đó để chứng minh tính đúng đắn, cách mạng của chủ nghĩa
Mác, bác bỏ những quan điểm sai trái mà Cauxky đã xuyên tạc, vạch trần
bộ mặt thật của tên phản bội.
Lênin chỉ rõ chuyên chính vô sản là hình thức nhà nước mà bản chất
của nó là sự thống trị của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản. Đó là kết
quả tất yếu của quá trình đấu tranh giai cấp, “chuyên chính vô sản” chỉ nói
lên một cách cụ thể hơn về mặt lịch sử và chính xác hơn về mặt khoa
học.”10 Lênin viết: “Chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản là một
chính quyền do giai cấp vô sản giành được và duy trì bằng bạo lực đối với
giai cấp tư sản, chính quyền không bị một luật pháp nào hạn chế cả”11.
Về bản chất của chuyên chính vô sản được Lênin nhiều lần đề cập
trong tác phẩm đó là vấn đề cốt lõi trong toàn bộ cuộc đấu tranh giai cấp
của giai cấp vô sản. Thực chất của chuyên chính vô sản là giành chính
quyền, giữ chính quyền và xây dựng chính quyền. Lênin viết: “Người ta có
thể nói không quá đáng rằng chính đó (Chuyên chính vô sản) là vấn đề chủ
yếu của toàn bộ cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản...”12.
Lênin. tập 37 tr 293
Lênin. tập 37 tr 293
11
Lênin. tập 37 tr 297
12
Lênin. tập 37 tr 291
9
10
Trong tác phẩm này Lênin đã phân tích chỉ rõ nhà nước tư sản cũng là
một kiểu của chuyên chính tư sản “quá độ trong chế độ tư bản, thực chất là
những biến thể của nhà nước tư sản, tức là chuyên chính tư sản mà thôi”13.
Nhiệm vụ của chuyên chính vô sản, Lênin nhấn mạnh là phải đập tan nhà
nước tư sản, là phải xoá bỏ nhà nước tư sản- chuyên chính tư sản bằng bạo lực
cách mạng và Người đã chứng minh cho Cauxky thấy rằng những tư tưởng
của Mác là hoàn toàn đúng đắn. Người viết: “nhiệm vụ này của chuyên chính
vô sản là: “đập tan” bộ máy nhà nước tư sản,-nhiệm vụ mà Mác và Ăng
ghen, căn cứ vào kinh nghiệm cuộc cách mạng năm 1848 và nhất là kinh
nghiệm cuộc cách mạng năm 1871 đã nói đến từ 1852 tới 1891 tức là trong
vòng bốn mươi năm”14.
Về quan hệ giữa chuyên chính với dân chủ, Lênin chỉ rõ: đó là hai mặt
của chuyên chính vô sản. Từ đó, bác bỏ quan điểm của Cauxky cho rằng
chuyên chính là không dân chủ “chuyên chính không nhất thiết có nghĩa là
thủ tiêu quyền dân chủ của giai cấp thi hành quyền chuyên chính đó đối
với các giai cấp khác, mà nhất thiết có nghĩa là thủ tiêu (hay hạn chế về
căn bản, như thế cũng là một trong những hình thức thủ tiêu) dân chủ đối
với giai cấp bị chuyên chính hay bị trấn áp”15.
Về cách mạng bạo lực, Lênin đã phân tích chỉ rõ sai lầm của Cauxky
cho rằng, có thể thiết lập chuyên chính vô sản bằng con đường đấu tranh
nghị trường- con đường không bạo lực. Lênin chỉ rõ: “Cách mạng vô sản
không thể thành công được, nếu không phá huỷ bằng bạo lực bộ máy nhà
nước tư sản và thay vào đó bộ máy mới...” 16 .Lênin đã phân tích: thừa nhận
cách mạng bạo lực hay không chính là tiêu chuẩn để phân biệt người cơ hội
với người Mácxít và phân tích tính tất yếu của bạo lực: Bất kỳ một cuộc
Lênin . tập 37
Lênin . tập 37
15
Lênin . tập 37
16
Lênin . tập 37
13
14
tr 298
tr 293
tr 295
tr 298
cách mạng nào cũng cần sử dụng bạo lực mới giành được thắng lợi. Lênin
chỉ rõ: giai cấp tư sản giành chính quyền, giữ chính quyền cũng bằng bạo
lực. Giai cấp vô sản tất yếu cũng phải làm như vậy mới giành được thắng
lợi. Lênin chỉ ra dùng phương pháp bạo lực nhưng không phủ nhận phương
pháp hoà bình. Đây là lập trường và nguyên tắc của người cộng sản. Trong
tác phẩm, Lênin khẳng định: trong lãnh đạo đấu tranh cách mạng, người
cộng sản luôn xem xét một cách cụ thể là cách mạng bạo lực hay cách
mạng hoà bình là điểm chủ yếu. Người cách mạng phải chuẩn bị cả hai khả
năng, nhưng chủ yếu là chuẩn bị phương pháp bạo lực “khi xem xét cách
mạng hòa bình hay cách mạng bạo lực là điển hình đến mức nào hoặc có
thể xảy ra đến mức nào mà không chú ý đến điểm đó, thì như vậy rơi xuống
hàng tôi tớ tầm thường nhất của giai cấp tư sản”17.
Lênin đã phân tích tính tất yếu của bạo lực cách mạng, xuất phát từ
những lý do sau: giai cấp công nhân không thể tiêu diệt ngay một lúc giai
cấp bóc lột mà phải diễn ra từng bước, giai cấp bóc lột trong nước còn mối
liên hệ với tư bản bên ngoài nước, mặt khác, giai cấp tư sản vẫn còn tiềm
lực kinh tế, giai cấp tư sản vẫn còn lực lượng, đặc biệt là các phần tử chống
đối cách mạng. Sự phản kháng của giai cấp tư sản sau khi đã bị đánh đổ
gấp trăm ngàn lầnn trước khi bị đánh đổ. Lênin viết: “người ta có thể đánh
đổ ngay tức khắc bọn bóc lột, bằng một cuộc khởi nghĩa thắng lợi...người
ta không thể tước ngay tức khắc quyền sở hữu của bọn địa chủ và tất cả
bọn tư bản...” “nếu bọn bóc lột chỉ bị đánh đổ trong một nước thôi, và dĩ
nhiên đấy là trường hợp điển hình, vì cách mạng đồng thời nổ ra ở nhiều
nước là một ngoại lệ hiếm có, thì chúng vẫn còn mạnh hơn những người bị
bóc lột...”18 Như vậy có thể thấy vấn đề giành chính quyền và giữ chính
quyền bằng bạo lực và hòa bình đã được Lênin chỉ ra rất rõ ràng, cả về con
17
18
Lênin . tập 37 tr 300
Lênin . tập 37 tr 319-320
đường, phương pháp, cách thức...Sau khi đã giành được chính quyền phải
củng cố, xây dựng chính quyền cách mạng ngay và đó là cả một quá trình
chứ không phải một sớm một chiều mà có thể có ngay chủ nghĩa xã hội.
Người còn chỉ ra rằng sau khi giành được chính quyền rồi thì vấn đề
chuyên chính của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản là hết sức cần thiết,
thậm chí cần sự chuyên chính trong một thời gian dài...vì chúng dù đã bị
đánh đổ nhưng vẫn còn tiềm lực để kháng cự, vẫn còn mạnh hơn những
người bị bóc lột.
Dân chủ và nhà nước tuy là hai mặt của một vấn đề nhưng nó có mối
quan hệ chặt trẽ với nhau. Vấn đề giành chính quyền cũng chính là vấn đề
giành lấy dân chủ mà Mác-Ăng ghen đã nói tới ngay trong Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản từ năm 1848. Để giữ vững chính quyền, sau khi giành thắng
lợi trong cuộc cách mạng vô sản, giai cấp công nhân phải thiết lập chế độ
dân chủ, tổ chức bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng. Trong
tác phẩm “Cách mạng vô sản và tên phản bội Cauxky”. Lênin đã phân tích
bản chất giai cấp của dân chủ. Người cho rằng, bất kỳ nền dân chủ nào
cũng mang tính chất giai cấp. “Ai cũng thấy rõ rằng chừng nào mà còn có
những giai cấp khác nhau, thì không thể nói đến “dân chủ thuần tuý”
được, mà chỉ có thể nói đến dân chủ có tính chất giai cấp” 19. Dân chủ tư
sản đồng nghĩa với chuyên chính tư sản. Bản chất của nền dân chủ tư sản,
trong tác phẩm Lênin cũng đã phân tích trên nhiều khía cạnh, nội dung,
hình thức. Người đã chỉ rõ dân chủ tư sản là một nền dân chủ tuy tiến bộ
hơn các nền dân chủ trước đó, nhưng nó cũng chỉ là một nền dân chủ giả
dối. Lênin viết “Chế độ dân chủ tư sản, tuy là một tiến bộ lịch sử vĩ đại so
với thời trung cổ, song trước sau nó vẫn là và dưới chế độ tư bản, nó
không thể không là một chế độ dân chủ chật hẹp, bị cắt xén, giả dối, một
thiên đường cho bọn giàu có, một cái cạm bẫy và một cái mồi giả dối đối
19
Lênin . tập 37 tr 304
với những người bị bóc lột, đối với những người nghèo”20. Lênin cũng chỉ
rõ dân chủ vô sản cũng là chuyên chính vô sản. Vì dân chủ và chuyên chính
là hai vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau. Trong tác phẩm, Lênin đã phân
tích sâu sắc vấn đề này và chỉ rõ “Chế độ dân chủ vô sản mà một trong
những hình thức của nó là Chính quyền xô viết- đã phát triển và mở rộng
chế độ dân chủ một cách chưa hề thấy ở một nơi nào trên thế giới, chính là
vì lợi ích của tuyệt đại đa số dân cư, vì lợi ích của những người bị bóc lột
và lao động” 21. So sánh dân chủ vô sản và dân chủ tư sản, Lênin khẳng
định rằng dân chủ vô sản là nền dân chủ hơn gấp triệu lần dân chủ tư sản.
Luận điểm này đã được Lênin phân tích một cách sâu sắc trong tác phẩm
Người viết: “chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản
nào, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần; Chính quyền xô-viết so với nước
cộng hòa tư sản dân chủ nhất thì cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”22. “công
nhân trên toàn thế giới đều đồng tình với nước cộng hòa xô- viết chính là
họ thấy đấy là chế độ dân chủ vô sản, chế độ dân chủ cho người nghèo,
chứ không phải chế độ dân chủ cho bọn giàu, như trên thực tế, bất cứ chế
độ dân chủ tư sản nào, ngay cả chế độ dân chủ hoàn thiện nhất, cũng vẫn
là chế độ dân chủ cho bọn giàu có”23 Lênin cũng chỉ rõ dân chủ vô sản
hoàn toàn khác dân chủ tư sản. Lênin đã chỉ ra các hình thức chuyên chính
vô sản trong lịch sử, phát triển từ thấp đến cao, coi đó như là sự phát triển
tất yếu của lịch sử. Tuỳ theo đặc thù của các dân tộc mà giai cấp vô sản có
thể sáng tạo ra các hình thức của chuyên chính vô sản. Lênin viết: “Xô viết
là hình thức chuyên chính vô sản ở nước Nga. Nếu một nhà lý luận mácxít
viết một tác phẩm nói về chuyên chính vô sản, mà thật sự nghiên cứu hiện
tượng ấy… thì nhà lý luận ấy sẽ bắt đầu đưa ra một định nghĩa chung về
Lênin . tập 37
Lênin . tập 37
22
Lênin . tập 37
23
Lênin . tập 37
20
21
tr 305
tr 310
tr 312-313
tr 313-314
chuyên chính, rồi xét đến cái hình thức đặc thù, hình thức dân tộc của nó,
là các Xô - viết; nhà lý luận ấy sẽ phân tích các Xô - viết, coi đó là một
trong những hình thức của chuyên chính vô sản”24. Xô viết còn là nơi tập
hợp quần chúng, thể hiện quyền của nhân dân. Lênin nhấn mạnh: “Xô-viết
tựu chung là một hình thức và một kiểu chế độ dân chủ vô cùng cao hơn,
chính là vì do chỗ nó tập hợp được quần chúng công nông và lôi cuốn họ
tham gia sinh hoạt chính trị, nên nó là cơ quan gần “nhân dân” nhất… là
cái phong vũ biểu nhạy nhất để đo sự phát triển của quần chúng và những
tiến bộ trong sự trưởng thành của họ về mặt chính trị, về mặt giai cấp”25.
Lênin nhấn mạnh: Chỉ có xô-viết mới có khả năng thủ tiêu nhà nước cũ,
xây dựng nhà nước mới xã hội chủ nghĩa, chính quyền xô-viết là một hình
thức nhà nước, là một chế độ dân chủ cao gấp triệu lần hơn dân chủ tư sản.
Giữ vững chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng là quy luật tất yếu
của mọi cuộc cách mạng, trong tác phẩm này Lênin cũng chỉ ra khả năng tổ
chức một quân đội để bảo vệ chính quyền ít tốn kém nhất đó chính là xôviết. Như vậy tư tưởng về giành chính quyền và giữ chính quyền của Lênin
đã có sự phát triển lớn so với tác phẩm “Hai sách lược của đảng dân chủ
xã hội trong cách mạng dân chủ” viết năm 1905. Nếu như trước đó Lênin
mới chỉ chỉ ra những tư tưởng về bá quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản,
chính quyền tất yếu phải thuộc về tay giai cấp vô sản, chỉ ra tính chất tạm
thời khi tham gia vào cách mạng tư sản của giai cấp công nhân... thì đến
tác phẩm “Cách mạng vô sản và tên phản bội Cauxky” Lênin đã chỉ rõ rằng
phải chuyên chính với bọn bóc lột, phải sử dụng các phương pháp cách
mạng hiệu quả để giành chính quyền, giữ vững chính quyền. Đồng thời chỉ
ra tính ưu việt của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và sự khác nhau giữa
chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và chế độ dân chủ tư sản.
24
25
Lênin . tập 37 tr 325
Lênin . tập 37 tr 383
Năm năm sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công, nhiều mong
muốn của Lênin trong xây dựng chính quyền nhà nước chưa thành hiện
thực, trong khi Người đang ốm nặng khó qua khỏi, trên giường bệnh tại
bệnh viện Người đã viết tác phẩm “thà ít mà tốt” là tác phẩm cuối cùng
trong cuộc đời hoạt động của ông trong hoàn cảnh đặc biệt. Lênin đọc để
vợ mình ghi chép lại.
Người đã đi từ sự phân tích tình hình cách mạng; đánh giá tình hình
bộ máy nhà nước với yêu cầu đổi mới; nguyên nhân dẫn đến tình hình đó
cũng như những điều kiện để tiến hành đổi mới. Người chỉ ra rằng: "Tình
hình bộ máy nhà nước của ta rất đáng buồn, nếu không muốn nói là rất tồi
tệ, đến nỗi trước hết chúng ta phải suy nghĩ nghiêm chỉnh xem nên khắc
phục những khuyết điểm của bộ máy ấy như thế nào" 26. Theo Lênin, bộ
máy đó là kết quả của một quá trình cải tiến bộ máy không hiệu quả: "Thế
là đã năm năm, chúng ta ra sức cải tiến bộ máy nhà nước của ta. Nhưng
đó chỉ là một hoạt động phí công, một hoạt động, qua năm năm, đã chỉ cho
chúng ta thấy rõ rằng hoạt động đó chỉ là vô hiệu, thậm chí còn vô ích, hay
thậm chí còn có hại là khác…" 27. Để tiến hành xây dựng chính quyền thì
việc đổi mới bộ máy nhà nước là rất quan trọng, Lênin yêu cầu "Phải tuân
theo quy tắc này : thà ít mà tốt. Phải tuân theo quy tắc này : thà mất hai
năm hay thậm chí ba năm, còn hơn là hấp tấp vội vàng mà không có chút
hy vọng nào" 28. Một bộ máy, một chính quyền mạnh không phải do số
lượng, do quy mô, mà chủ yếu là ở chất lượng của nó. Cho nên, đòi hỏi bộ
máy nhà nước và nhân viên của nó phải có chất lượng cao, thật sự gương
mẫu "thà ít mà tốt".
Lênin cũng dự liệu trước những khó khăn trong việc thực hiện đổi mới
bộ máy nhà nước: "Tôi biết rằng giữ vững quy tắc ấy và vận dụng được nó
Lênin toàn tập. tập 45 tr 442 Nxb tiến bộ Mát-cơ-va -1978
Lênin. tập 45 tr 445
28
Lênin. tập 45 tr 445
26
27
vào tình hình thực tế của chúng ta là khó khăn…Tôi biết rằng sẽ phải
kháng cự lại một cách mãnh liệt, sẽ phải tỏ ra kiên trì phi thường ; rằng
công tác ấy, ít nhất là trong những năm đầu, sẽ vô cùng ít hiệu quả" 29.
Lênin đã nhìn thẳng vào những khó khăn trong chặng đường tới mà hành
động, không chủ quan, xem thường. Việc đổi mới một cách toàn diện và
triệt để bộ máy nhà nước là một việc không đơn giản trong xây dựng chính
quyền. Thiên tài của Lênin ở đây thể hiện qua việc Người đã biết chọn
khâu đột phá để qua đó, tác động tới toàn thể bộ máy nhà nước. Lênin cũng
chỉ ra những biện pháp lớn và những biện pháp cụ thể cần thực hiện để xây
dựng bộ máy nhà nước xây dựng chính quyền. Có thể thấy tư tưởng vượt
thời đại của Lênin sau khi giành được chính quyền là phải xây dựng cho được
chính quyền công nông Xô – viết vững mạnh, xây dựng nhà nước xã hội chủ
nghĩa hoạt động có hiệu quả. Nếu bộ máy của chính quyền ấy hoạt động
không hiệu quả thì hậu quả và tác hại không thể lường trước. Để chính quyền
vững mạnh Người yêu cầu phải cải cách cho được bộ máy nhà nước theo
phương châm thà ít mà tốt.
Những tư tưởng của Lênin về giành chính quyền, giữ chính quyền và
xây dựng chính quyền trong 3 tác phẩm đã trình bày ở trên đến nay vẫn còn
nguyên giá trị đối với giai cấp vô sản toàn thế giới, vẫn là kim chỉ nam cho
mọi hoạt động của các Đảng cộng sản và công nhân quốc tế, của các lực
lượng cách mạng đang đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội, đặc biệt là các Đảng cộng sản đã giành chính quyền đang xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Điều đó đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn đấu tranh
cách mạng và đã trở thành tài sản quý giá của phong trào cộng sản, công nhân
quốc tế, của các Đảng cộng sản và cũng có thể nói đó là tài sản của nhân dân
lao động trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh vì cuộc sống tự do hạnh phúc.
Đó là cơ sở để thống nhất về tư tưởng và hành động của giai cấp vô sản trong
29
Lênin. tập 45 tr 445
quá trình đấu tranh cách mạng để giành chính quyền, giữ chính quyền và xây
dựng chính quyền.
Tư tưởng của Người cũng đã góp phần giáo dục và tổ chức giai cấp
công nhân, vạch ra những chiến lược và sách lược cụ thể trong quán trình
đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, góp phần đánh bại những tư
tưởng của chủ nghĩa cơ hội. Đồng thời cũng chỉ rõ cho giai cấp công nhân
con đường đấu tranh giành chính quyền là bạo lực cách mạng. Điều đó có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng, xác định rõ hành động cho giai cấp công nhân,
giác ngộ cho những ai đang còn mơ hồ ảo tưởng giành chính quyền bằng
con đường thoả hiệp, đấu tranh nghị trường.
Là cơ sở lý luận để các Đảng cộng sản nhận thức sâu sắc hơn về giành
chính quyền, giữ chính quyền và xây dựng chính quyền, cảnh giác với âm
mưu thủ đoạn của kẻ thù. Trên cơ sở đó để đề ra đường lối chiến lược, sách
lược đúng đắn. Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thắng lợi hoàn toàn khi phát
huy, mở rộng quyền dân chủ của nhân dân lao động, để nhân dân tham gia
rộng rãi vào quản lý xã hội. Ý nghĩa của vấn đề này không những chỉ đối
với cách mạng Nga lúc bấy giờ mà còn có ý nghĩa rộng rãi với cách mạng
thế giới và cách mạng Việt Nam hiện nay.
Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể đứng vững nếu giai cấp vô sản biết tự bảo
vệ và chống lại mọi sự chống phá của kẻ thù. Đây là vấn đề có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng. Những tư tưởng này của Lênin đã được những người cộng
sản trong Đảng Bônsêvích Nga vận dụng đã giành thắng lợi trong cuộc
chiến chống lại 14 nước đế quốc bao vây nước Nga. Sau thắng lợi của cách
mạng tháng Mười, những tư tưởng này trở thành quan điểm xuyên suốt
trong đường lối của các Đảng cộng sản và công nhân quốc tế. Xây dựng
CNXH đi đôi với bảo vệ Tổ quốc XHCN là vấn đề có tính quy luật phổ
biến của chủ nghĩa Mác- Lênin. Những nội dung của 3 tác phẩm đã trang bị
cho những người cộng sản lý luận về xây dựng Nhà nước, làm cho Nhà
nước đứng vững và phát triển trong những thời điểm khó khăn.
Với cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trung
thành và vận dụng sáng tạo các nguyên lý của chủ nghĩa Lênin trong giành
chính quyền, giữ chính quyền và xây dựng chính quyền nên cách mạng
Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi quan trọng. Đưa công cuộc đổi mới đất
nước của Đảng thu được nhiều thành tựu to lớn, là cơ sở cho việc định ra
đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam qua từng giai
đoạn cách mạng khác nhau, mà xuyên suốt nhất đó là đường lối giương cao
ngọn cờ “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.
Nước ta đã giành được chính quyền, bảo vệ được chính quyền, đang
tiến hành công cuộc xây dựng chính quyền cách mạng làm cho chính quyền
do Đảng ta lãnh đạo thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân,
nhưng các thế lực thù địch vẫn hằn học, không ủng hộ cách mạng, chống
phá cách mạng nước ta…muốn bảo vệ và xây dựng chính quyền, xây dựng
nhà nước xã hội chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội chúng ta
phải trung thành và vận dụng sáng tạo những tư tưởng mà Lênin đã chỉ ra.
Gắn chặt nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ chính quyền, chúng ta
không chấp nhận một chế độ chính trị “đa nguyên chính trị, đa đảng đối
lập”. Làm như vậy hoàn toàn không phải là làm mất dân chủ, mà chính là
để khẳng định quyền lãnh đạo cách mạng là thuộc về Đảng của giai cấp
công nhân, là để thống nhất phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân,
phong trào cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở đó xây dựng nhận thức tư
tưởng đúng đắn cho cán bộ, đảng viên; xây dựng niềm tin cho quảng đại
quần chúng nhân dân lao động vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang thực hiện là hoàn toàn đúng đắn.
Đối với cách mạng Việt nam trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang
tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, những vấn đề lý
luận về Nhà nước được trình bày trong tác phẩm “Thà ít mà tốt” của Lênin
có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Cùng với quá trình cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa
có không ít những vấn đề nảy sinh làm cản trở sợ phát triển của cách mạng,
trong đó có vấn đề Nhà nước. Vấn đề Nhà nước được xem là vấn đề quan
trọng, có tính chất quyết định đến thành bại của cách mạng. Nhà nước chỉ
trong sạch vững mạnh khi có đội ngũ cán bộ thực sự trung thành, không
ngừng phấn đấu vì sự nghiệp chung của cách mạng... Đồng thời, qua các
biện pháp mà Lênin nêu lên, có một điểm mà chúng ta cần học tập, đó là
quan điểm rộng mở, sẵn sàng học tập, tiếp thu tri thức nhân loại trong xây
dựng và bảo vệ chính quyền. Từ những vấn đề đã được trình bày ở trên, càng
khẳng định tính đúng đắn những luận điểm về giành chính quyền, giữ chính
quyền và xây dựng chính quyền của Lênin. Lý luận và thực tiễn chỉ ra cho
chúng ta thấy rằng, giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn
khó hơn, chúng ta chỉ giữ được chính quyền khi chính quyền của ta mạnh kẻ
thù khó có thể làm gì được ta.