Tải bản đầy đủ (.pdf) (264 trang)

Luận án Tiến sĩ Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.46 MB, 264 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HÀ VĂN HẢI

QUẢN LÍ CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG
BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HÀ VĂN HẢI

QUẢN LÍ CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG
BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Thanh Long
PGS.TS. Nguyễn Khắc Bình

HÀ NỘI - 2018




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là
trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án

Hà Văn Hải


ii

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn PGS TS. Phan Thanh Long, PGS TS Nguyễn Khắc Bình
đã khơng tiếc cơng sức hướng dẫn khoa học để luận án được thực hiện thành công.
Tôi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn tới tập thể cán bộ, giảng viên Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, khoa Quản lý giáo dục - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu và học tập tại Trường. Tôi xin trân
trọng cảm ơn Lãnh đạo, giáo viên các trường THPT đã tạo điều cho tôi trong q
trình nghiên cứu. Tơi xin tri ân sự động viên, khích lệ và ủng hộ của gia đình, người
thân, bạn bè và đồng nghiệp, đã giúp tôi yên tâm và có thêm động lực để hồn
thành Luận án.
Tác giả luận án

Hà Văn Hải



iii

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ
QUẢN LÍ CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ................................ 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 8
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về công tác chủ nhiệm lớp ............................ 8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp và
quản lí các hoạt động liên quan đến cơng tác chủ nhiệm lớp .......................... 10
1.2. Bối cảnh đổi mới giáo dục và những yêu cầu đạt ra đối với giáo viên
chủ nhiệm lớp, công tác chủ nhiệm lớp và quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ...... 16
1.2.1. Bối cảnh đổi mới giáo dục...................................................................... 16
1.2.2. Những yêu cầu đặt ra của sự nghiệp đổi mới giáo dục ......................... 18
1.3. Các khái niệm công cụ của đề tài.................................................................... 22
1.3.1. Khái niệm về công tác chủ nhiệm lớp .................................................... 22
1.3.2. Khái niệm về công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thơng.... 23
1.3.3. Khái niệm quản lí ................................................................................... 23
1.3.4. Khái niệm quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ
thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục ............................................................ 25
1.4. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông trong bối cảnh
đổi mới giáo dục ...................................................................................................... 26
1.4.1. Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm vững mạnh ........................... 26
1.4.2. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục........................................... 28
1.4.3. Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng ............. 29
1.4.4. Phối hợp các lực lượng giáo dục ........................................................... 32
1.4.5. Nhận xét đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ............... 36

1.4.6. Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng ... 38
1.5. Quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT trong bối cảnh đổi mới
giáo dục..................................................................................................................... 38
1.5.1. Kế hoạch hóa cơng tác chủ nhiệm lớp ................................................... 38
1.5.2. Tổ chức lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp ............................. 41
1.5.3. Chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp ............................................. 46


iv

1.5.4. Kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp ............................................ 48
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp và quản lí cơng tác
chủ nhiệm lớp .......................................................................................................... 51
1.6.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí........................................................ 51
1.6.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí .................................................... 52
1.6.3. Các yếu tố thuộc về mơi trường quản lí ................................................. 53
Kết luận chương 1 ................................................................................................... 55
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ QUẢN
LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC .......................................... 57
2.1. Khái quát về địa bàn khu vực các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng và
giáo dục của các trường THPT thuộc địa bàn phía Nam đồng bằng sơng Hồng .... 57
2.1.1. Khái quát về địa bàn khu vực các tỉnh phía Nam đồng bằng sơng Hồng .... 57
2.1.2. Khái qt về tình hình giáo dục của Tiểu vùng phía Nam đồng bằng
sông Hồng ......................................................................................................... 57
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ....................................................................... 58
2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng ............................................................ 58
2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng............................................................. 58
2.2.3. Chọn mẫu trên địa bàn nghiên cứu thực trạng ...................................... 59
2.2.4. Công cụ nghiên cứu thực trạng .............................................................. 62

2.2.5. Qui trình nghiên cứu thực trạng............................................................. 62
2.3. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thơng các
tỉnh phía Nam đồng bằng sơng Hồng .................................................................... 68
2.4. Thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ
thông các tỉnh phía Nam đồng bằng sơng Hồng ................................................... 74
2.4.1. Thực trạng việc lập kế hoạch trong quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp
của Hiệu trưởng trường trường trung học phổ thông ......................................... 74
2.4.2. Thực trạng tổ chức các lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp
của Hiệu trưởng trường trường trung học phổ thông ......................................... 77
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng
trường trường trung học phổ thông thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH.................. 79
2.4.4. Thực trạng kiểm tra việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của
Hiệu trưởng trường trung học phổ thơng thuộc các tỉnh phía Nam đồng
bằng sơng Hồng ............................................................................................... 81


v

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp và quản
lí cơng tác chủ nhiệm lớp trường trung học phổ thơng các tỉnh phía Nam
đồng bằng sông Hồng .............................................................................................. 84
2.5.1. Thực trạng các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí ..................................... 85
2.5.2. Thực trạng các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí .................................. 88
2.5.3. Thực trạng các yếu tố thuộc về môi trường quản lí ............................... 91
2.6. Trường hợp nghiên cứu điển hình về cơng tác chủ nhiệm lớp và quản lí
cơng tác chủ nhiệm lớp ........................................................................................... 95
2.6.1. Trường hợp nghiên cứu điển hình về cơng tác chủ nhiệm lớp và quản
lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình............. 95
2.6.2. Trường hợp nghiên cứu điển hình về quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp
ở trường trung học phổ thơng Gia Viễn C tỉnh Ninh Bình ............................... 97

2.6.3. Trường hợp nghiên cứu điển hình về quản lí công tác chủ nhiệm lớp
ở trường THPT Mỹ Tho tỉnh Nam Định ........................................................... 99
2.7. Đánh giá về thực trạng quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường trung
học phổ thơng phía Nam đồng bằng sơng Hồng ................................................. 102
2.7.1. Điểm mạnh............................................................................................ 102
2.7.2. Điểm yếu ............................................................................................... 102
2.7.3. Thời cơ .................................................................................................. 103
2.7.4. Thách thức ............................................................................................ 104
Kết luận chương 2 ................................................................................................. 104
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC ............................................................................................................ 106
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................... 106
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ................................... 106
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi ............................... 106
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ........................................................ 107
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn ....................................................... 107
3.2. Biện pháp quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ
thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay ................................................ 108
3.2.1. Biện pháp 1: “Kế hoạch hóa cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường
trung học phổ thông” .................................................................................. 108


vi

3.2.2. Biện pháp 2: “Tổ chức bộ máy quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở
trường trung học phổ thông” ......................................................................... 110
3.2.3. Biện pháp 3: “Xây dựng môi trường thuận lợi cho việc thực hiện công
tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông” ........................................... 113
3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho đội

ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ............................ 115
3.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác chủ
nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông ....................................................... 117
3.2.6. Biện pháp 6: Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong
hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông .................................... 121
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................... 123
3.4. Khảo nghiệm và thực nghiệm biện pháp quản lí cơng tác chủ nhiệm
lớp ở trường trung học phổ thơng các tỉnh phía Nam đồng bằng sơng Hồng
trong bối cảnh đổi mới giáo dục........................................................................... 124
3.4.1. Trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .. 125
3.4.2. Thực nghiệm biện pháp quản lí ............................................................ 129
3.4.3. Kết luận thực nghiệm ........................................................................... 146
Kết luận chương 3 ................................................................................................. 146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 148
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................... 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 151
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1PL


vii

KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Viết đầy đủ

BGD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo


CMHS

Cha, mẹ học sinh

CSVC

Cơ sở vât chất

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐC

Đối chứng

GV

Giáo viên

GVBM

Giáo viên bộ môn

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

HĐNGLL


Hoạt động ngồi giờ lên lớp

HS

Học sinh

QL

Quản lí

QLGD

Quản lí giáo dục

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.

Bảng 2.5.
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 2.8.
Bảng 2.9.
Bảng 2.10.
Bảng 2.11.
Bảng 2.12.
Bảng 2.13.
Bảng 2.14.
Bảng 2.15.
Bảng 2.16.
Bảng 2.17.

Qui mô trường, lớp, số học sinh, giáo viên, CBQL trường THPT
năm học 2015-2016 các tỉnh phía Nam ĐBSH ................................... 58
Số trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH được chia theo
khu vực................................................................................................ 59
Mẫu nghiên cứu thực trạng quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở
trường THPT các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng .................... 61
Thang đánh giá mức độ khảo sát thực trạng công tác chủ nhiệm
lớp và quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT các tỉnh
phía Nam ĐBSH ................................................................................. 67
Thực trạng cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT các tỉnh
phía Nam ĐBSH ................................................................................. 68

So sánh ý kiến đánh giá các nội dung công tác chủ nhiệm lớp
của GVCN ở 3 nhóm trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH .......... 72
Thực trạng lập kế hoạch quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp của
Hiệu trưởng trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH ........................ 74
Thực trạng tổ chức lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp
của Hiệu trưởng trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH .................. 78
Thực trạng chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu
trưởng trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH ................................. 79
Thực trạng kiểm tra việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của
Hiệu trưởng trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH ........................ 81
Thực trạng quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT các
tỉnh phía Nam ĐBSH .......................................................................... 82
So sánh thực trạng quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp giữa 03
nhóm trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH ................................... 84
Thang đánh giá mức độ yếu tố ảnh hưởng đến quản lí cơng tác
chủ nhiệm lớp ở trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH .................. 85
Thực trạng các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí .................................. 85
Thực trạng các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí............................... 88
Thực trạng các yếu tố thuộc về mơi trường quản lí ............................ 91
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp và
quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT các tỉnh phía
Nam ĐBSH ......................................................................................... 92


ix

Bảng 2.18.

Bảng 2.19.
Bảng 2.20.

Bảng 2.21.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.

Bảng 3.10.

So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác chủ nhiệm lớp và
quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp của 03 nhóm trường THPT các
tỉnh phía Nam ĐBSH .......................................................................... 94
Thực trạng hoạt động quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường
THPT Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình ..................................................... 96
Thực trạng hoạt động quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường
THPT Gia Viễn C tỉnh Ninh Bình ...................................................... 98
Thực trạng hoạt động quản lí công tác chủ nhiệm lớp trường
THPT Mỹ Tho tỉnh Nam Định .......................................................... 100
Thang đánh giá mức độ cấp thiết/khả thi .......................................... 125
Mức độ cấp thiết của các biện pháp .................................................. 126
Mức độ khả thi của các biện pháp ..................................................... 127
Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.... 128
Cơ cấu mẫu thực nghiệm quản lí công tác chủ nhiệm lớp ................ 131
Kiểm định về sự khác biệt giữa 2 nhóm GVCN lớp trước
thực nghiệm ...................................................................................... 132
Tiêu chí và thang đánh giá kỹ năng,nghiệp vụ cơng tác chủ

nhiệm lớp........................................................................................... 136
Kết quả đánh giá kĩ năng, nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp của
giáo viên trường THPT Mỹ Tho nhóm đối chứng ............................ 139
Kết quả đánh giá về kỹ năng, nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp
của giáo viên trường THPT Mỹ Tho trước và sau thực nghiệm
của nhóm thực nghiệm ...................................................................... 141
Kiểm định sự khác biệt về mức độ cải thiện giữa nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm, sau khi thực nghiệm .......................... 143


x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 2.1.

Mức độ nhận thức, mức độ thực hiện công tác chủ nhiệm lớp ở
trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH.......................................... 70

Biểu đồ 2.2.

So sánh ý kiến đánh giá các nội dung công việc của người
GVCN lớp 3 nhóm trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH .......... 73
Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện việc lập kế hoạch quản

Biểu đồ 2.3.
Biểu đồ 2.4.
Biểu đồ 2.5.

Biểu đồ 2.6.


Biểu đồ 2.7.
Biểu đồ 2.8.

lí cơng tác chủ nhiệm lớp................................................................. 76
Thực trạng mức độ nhận thức và mức độ thực hiện việc tổ
chức lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp ............................ 78
Thực trạng mức độ nhận thức và mức độ thực hiện chỉ đạo
công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường THPT các tỉnh
phía Nam ĐBSH .............................................................................. 80
Thực trạng mức độ nhận thức và mức độ thực hiện kiểm tra
việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường
THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH ..................................................... 81
Thực trạng quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học
phổ thơng các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng....................... 83
So sánh thực trạng quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp giữa 03

nhóm trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH ............................... 84
Biểu đồ 2.9. Thực trạng các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí ............................... 87
Biểu đồ 2.10. Thực trạng các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí ........................... 90
Biểu đồ 2.11. Thực trạng các yếu tố thuộc về mơi trường quản lí ......................... 91
Biểu đồ 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác chủ nhiệm lớp
và quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp trường THPT các tỉnh phía
Nam ĐBSH ...................................................................................... 93
Biểu đồ 2.13. So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác chủ nhiệm lớp và
quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp của 03 nhóm trường THPT
thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH ...................................................... 95
Biểu đồ 2.14. Thực trạng quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê
Q Đơn tỉnh Thái Bình .................................................................. 96
Biểu đồ 2.15. Thực trạng hoạt động quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường
THPT Gia Viễn C tỉnh Ninh Bình ................................................... 98



xi

Biểu đồ 2.16. Thực trạng hoạt động quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường
THPT Mỹ Tho tỉnh Nam Định ...................................................... 101
Biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.2.

Biểu đồ 3.3.

Hình 2.1.
Hình 3.1.

Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .... 129
Biểu đồ so sánh kết quả đánh giá về kỹ năng, nghiệp vụ công
tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trường THPT Mỹ Tho nhóm
đối chứng trước và sau thực nghiệm..............................................140
Biểu đồ so sánh kết quả đánh giá về kỹ năng, nghiệp vụ công
tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trường THPT Mỹ Tho nhóm
thực nghiệm trước và sau thực nghiệm.......................................... 142
Mơ hình mẫu nghiên cứu ................................................................. 60
Sơ đồ Ban Công tác chủ nhiệm lớp ............................................... 112


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhà trường phổ thơng là nơi để học sinh rèn luyện, hình thành tính cách và

thói quen, phát triển về thể chất và tinh thần cân đối. Nhà trường tạo môi trường
thuận lợi cho học sinh tự tin, học tập tích cực, nắm chắc tri thức, lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp và trở thành người lao động cần cù, sáng tạo. Các hoạt động giáo
dục ở trường THPT giúp học sinh hình thành phẩm chất và năng lực cần thiết của
người công dân mới với đầy đủ ý thức trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “Tập
trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện
và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất
lượng giáo dục tồn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối
sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [20].
Nhân cách cơng dân này chỉ được hình thành và phát triển qua các hoạt động giáo
dục. Đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế. Xu thế tồn cầu hóa đã
và đang có những tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội ở nước
ta. Bên cạnh những thành quả không thể phủ nhận được do hội nhập kinh tế quốc tế
đem lại, chúng ta cũng phải đương đầu với khơng ít khó khăn, thách thức. Nền kinh
tế thị trường có những mặt tiêu cực đang xâm nhập hàng ngày, hàng giờ vào đời
sống của học sinh, sinh viên. Tệ nạn ma túy học đường, văn hóa phẩm đồi trụy đang
làm băng hoại sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Những yếu tố
tiêu cực này đã ảnh hướng tới công tác giáo dục ở các nhà trường nói chung, trường
THPT nói riêng. Vì thế, cơng tác chủ nhiệm lớp cũng gặp rất nhiều trở ngại. Tuổi
học sinh THPT là lứa tuổi mới lớn đang dần hình thành nhân cách và khẳng định cái
tơi của mình. Sự trưởng thành về mặt tâm lý và những hiểu biết về xã hội, kinh
nghiệm sống của các em cịn chưa chín muồi. Các em dễ xao động, dễ vấp ngã nếu
khơng có sự giúp đỡ, định hướng của người lớn, đặc biệt là của giáo viên chủ nhiệm
lớp. Hiện nay, yêu cầu của đổi mới giáo dục là phải hình thành được những năng
lực và phẩm chất của người học. Những năng lực và phẩm chất của người học được
hình thành và phát triển thơng qua các hoạt động giáo dục của nhà trường, gia đình
và xã hội. Trong đó các hoạt động giáo dục trải nghiệm, ngoài giờ lên lớp, giáo dục



2
hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống, tư vấn học đường có vai trị khơng nhỏ của
người giáo viên chủ nhiệm lớp. Bên cạch đó, giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường
THPT có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi công tác của tập thể lớp và tác động
đến sự phát triển nhân cách của từng học sinh trong tập thể đó, chịu trách nhiệm
trước nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm
lớp ở trường THPT được xem như là “cánh tay nối dài” của Hiệu trưởng làm công
tác quản lý và giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm của mình. “GVCN là thành viên
của hội đồng sư phạm, là người thay mặt Hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường và cha
mẹ học sinh quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục tồn diện học sinh
lớp mình phụ trách; là người tổ chức thực hiện các chủ trương, kế hoạch của nhà
trường ở lớp chủ nhiệm” [26, tr.13]. Họ là người gần gũi học sinh nhất, là người
hướng dẫn, chỉ đạo, khuyên nhủ học sinh mỗi khi các em gặp khó khăn, là người cố
vấn tâm lý tin cậy của lớp. Sự phát triển của nhà trường gắn liền với sự tiến bộ,
trưởng thành của từng tập thể lớp học, gắn liền với sự tiến bộ và trưởng thành của
đội ngũ giáo viên, đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm lớp. Chất lượng giáo dục toàn
diện của nhà trường phụ thuộc phần lớn vào kết quả công tác giáo dục của từng giáo
viên chủ nhiệm đối với lớp mà họ phụ trách. Quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp là một
bộ phận quan trọng trong tổng thể các hoạt động quản lí của nhà trường phổ thơng
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Muốn lãnh đạo và quản
lí tồn diện nhà trường, người Hiệu trưởng khơng những phải có kiến thức khoa
học về bộ mơn mà cịn phải có kiến thức về khoa học quản lí, quản lí giáo dục.
Trước yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, người Hiệu trưởng cần
phải có các biện pháp tác động đến đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ giáo
viên làm cơng tác chủ nhiệm lớp nói riêng, để họ có những thay đổi tích cực trong
cơng tác giảng dạy và hoạt động chủ nhiệm lớp của mình. Tuy nhiên, từ thực tế tại
các trường THPT hiện nay còn một bộ phận giáo viên chưa nhận thức rõ về vai
trò, nhiệm vụ của người GVCN; về vị trí, vai trị của của công tác chủ nhiệm lớp.
Năng lực, nghiệp vụ thực hiện cơng tác chủ nhiệm lớp của họ cịn nhiều hạn chế.

Nhiều Hiệu trưởng chú trọng hơn đến quản lí hoạt động dạy- học, quản lí tài
chính, quản lí cơ sở vật chất…. Quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ít được quan tâm.
Phương pháp quản lí của Hiệu trưởng về công tác chủ nhiệm lớp và cách thức thực
hiện công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên còn nhiều điểm chưa phù hợp dẫn đến
hiệu quả giáo dục học sinh chưa cao.


3
Với những lí do trên, đề tài “Quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường
trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay” được lựa chọn
làm luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lí giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận án đề xuất các biện pháp
quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT nhằm góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục học sinh của đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, đáp ứng yêu
cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường trung học phổ
thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường THPT
trong những năm gần đây đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên việc
quản lí cơng tác này hãy cịn theo kinh nghiệm, chưa phát huy được hết tiềm năng
và trí tuệ của đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Hoạt động chủ nhiệm
lớp còn tự phát, chưa định hướng phát triển năng lực và phẩn chất cho học sinh.
Nếu tiếp cận nghiên cứu quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo chức năng quản lý để đề
xuất và vận dụng những biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp phù hợp với khả

năng và khơi dậy lịng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên làm công
tác chủ nhiệm lớp, phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh và mơi trường giáo dục của
địa phương, thì sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện học
sinh trong các trường trung học phổ thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về cơng tác chủ nhiệm lớp và quản lí cơng tác chủ
nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác chủ nhiệm lớp và thực
trạng quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn
tiểu vùng phía Nam đồng bằng sơng Hồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.


4
5.3. Đề xuất biện pháp quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học
phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
5.4. Khảo nghiệm và thử nghiệm một số biện pháp quản lí cơng tác chủ
nhiệm lớp.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
6.1. Địa bàn nghiên cứu gồm các trường trung học phổ thông trên địa bàn
phía Nam đồng bằng sơng Hồng
6.2. Khách thể khảo sát
- Nhóm 1: Cán bộ quản lí trường trung học phổ thơng: Gồm 51 người
- Nhóm 2: Giáo viên chủ nhiệm trường trung học phổ thông: Gồm 489 người
6.3. Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2014- 2015 đến năm học 2016-2017.
6.4. Giới hạn về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề quản lí cơng tác chủ
nhiệm lớp trong trường trung học phổ thông của người Hiệu trưởng nhà trường.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Các cách tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận chức năng: Theo tiếp cận chức năng quản lí
Trong quản lý giáo dục và quản lý nhà trường hiện đại, tiếp cận chức năng

quản lý là một hướng tiếp cận cơ bản để quản trị nhà trường hiệu quả. Các chức
năng của quản lí là kế hoạch hóa, tổ chức; chỉ đạo, chỉ huy; giám sát, kiểm tra. Bên
cạnh đó thơng tin là nguồn năng lượng thiết yếu để thực hiện các chức năng của
quản lí. Quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp khơng nằm ngồi tiếp cận chức năng đó.
7.1.2. Tiếp cận hoạt động
Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp là quản lí, tổ chức, thực hiện
các hoạt động giáo dục nhằm giáo dục toàn diện học sinh lớp được phân làm chủ
nhiệm. Người nghiên cứu công tác chủ nhiệm lớp cần xem xét các hoạt động của
GVCN lớp và hoạt động quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp của người Hiệu trưởng nhà
trường
7.1.3. Tiếp cận thực tiễn
Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp là những nhiệm vụ rất cụ thể
gắn liền với đời sống học đường, gắn liền với quá trình các em học sinh học tập,
phấn đấu và rèn luyện. Do đó khi nghiên cứu về vấn đề cơng tác chủ nhiệm lớp và
quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp cần phải nghiên cứu quá trình này gắn liền với thực
tiễn từ những hoạt động của chủ nhiệm lớp, đến các hoạt động của học sinh, tập thể


5
học sinh lớp chủ nhiệm, các hoạt động khác của giáo viên chủ nhiệm phối hợp với
các lực lượng giáo dục để cùng giúp học sinh học tập và rèn luyện.
7.1.3. Tiếp cận chuẩn hóa
Tiếp cận chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT để xem xét năng lực của giáo
viên chủ nhiệm, bởi vì giáo viên chủ nhiệm chính là người giáo viên dạy một bộ môn
cụ thể đồng thời cũng là người làm cơng tác chủ nhiệm, quản lí một tập thể học sinh.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập và đọc các tài liệu lí luận, các văn bản pháp quy, các cơng trình
nghiên cứu khoa học về QLGD, quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp, cơng tác chủ nhiệm
lớp. Từ đó phân tích và tổng hợp các vấn đề lí luận liên quan đến luận án.

- Phân tích và tổng hợp các quan niệm về QL, QLGD, công tác chủ nhiệm lớp;
hoạt động quản lí của Hiệu trưởng đối với cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT.
- Phân loại và hệ thống hố lí thuyết để lựa chọn các vấn đề lí luận liên quan
chặt chẽ đễn vấn đề nghiên cứu.
- Mơ hình hố lí thuyết, các lí thuyết được mơ hình hố bằng các sơ đồ, giản
đồ… để có cái nhìn khái quát và đầy đủ hơn.
- Phương pháp giả thuyết, trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết để phán đốn các
vấn đề có thể xảy ra, từ đó xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, xác định phương pháp
nghiên cứu…
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
+ Bảng trưng cầu ý kiến cán bộ quản lí giáo dục, GVCN lớp ở trường THPT
về hoạt động quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng để phát hiện thực
trạng hoạt động quản lí công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường THPT ở các
tỉnh phía Nam ĐBSH
+ Bảng trưng cầu ý kiến cán bộ quản lí giáo dục và GVCN lớp về những cơng
việc của GVCN lớp; những biện pháp quản lí và giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm để
phát hiện thực trạng việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của GVCN
- Phương pháp quan sát: Quan sát công tác chủ nhiệm lớp của các GVCN và
cơng tác quản lí của các Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp.
- Phương pháp phỏng vấn
+ Phỏng vấn GV để làm rõ thực trạng hoạt động quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp


6
của Hiệu trưởng.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết những kinh nghiệm tốt có
hiệu quả của giáo viên chủ nhiệm, tổng kết kế thừa những kinh nghiệm, những biện
pháp quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp hay của Hiệu trưởng trường THPT.
+ Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Hỏi ý kiến các chuyên gia hoặc những

người có kinh nghiệm về các biện pháp quản lí đề xuất.
+ Phương pháp thực nghiệm: Đưa các biện pháp quản lí đề xuất vào thực
nghiệm trong thực tế quản lí cơng tác giáo viên chủ nhiệm lớp để xem xét tính hiệu
quả của các biện pháp đề xuất.
7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê tốn học
Sử dụng các cơng thức trong thống kê tốn học với sự hỗ trợ của phần mềm
thống kê phân tích dữ liệu SPSS phiên bản 22.0
8. Điểm mới của luận án
8.1. Về lí luận
- Làm phong phú lí luận về cơng tác chủ nhiệm lớp, bao gồm 6 nội dung cơ
bản: (1) Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm vững mạnh, (2) xây dựng kế
hoạch các hoạt động giáo dục, (3) thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch
đã xây dựng,(4) phối hợp các lực lượng giáo dục,(5) nhận xét đánh giá kết quả học
tập và rèn luyện của học sinh,(6) báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của
lớp với Hiệu trưởng
- Làm phong phú lí luận về quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp, bao gồm 4 nội
dung cơ bản: (1) Kế hoạch hóa cơng tác chủ nhiệm lớp, (2) tổ chức lực lượng tham
gia công tác chủ nhiệm lớp, (3) chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, (4) kiểm
tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp.
8.2. Về thực trạng
Phát hiện thực trạng cơng tác chủ nhiệm lớp và quản lí cơng tác chủ nhiệm
lớp ở các trường trung học phổ thông các tỉnh Nam ĐBSH trong bối cảnh đổi mới
giáo dục hiện nay
8.3. Đề xuất và khẳng định hiệu quả 6 biện pháp quản lí cơng tác chủ nhiệm
lớp ở trường THPT phù hợp với điều kiện giáo dục của các tỉnh phía Nam đồng
bằng sơng Hồng và u cầu quản lí công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường
THPT thuộc tiểu vùng phía Nam đồng bằng sơng Hồng trong bối cảnh đổi mới giáo
dục bao gồm: (1)“Kế hoạch hóa cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ



7
thơng.”; (2):“Tổ chức bộ máy quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường trường trung
học phổ thông.”, (3) “Xây dựng môi trường thuận lợi thực hiên công tác chủ nhiệm
lớp ở trường trung học phổ thông.”; (4) “Bồi dưỡng nâng cao năng lực chủ nhiệm
lớp cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay”; (5) “Tổ
chức kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp ở trường trường trung học phổ
thông”; (6) “Tổ chức thi đua, khen thưởng công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung
học phổ thông”.
9. Luận điểm cần bảo vệ
9.1. Công tác chủ nhiệm lớp tốt là điều kiện quan trọng để đảm bảo và nâng
cao chất lượng giáo dục tồn diện của nhà trường phổ thơng. Để cơng tác chủ nhiệm
được thực hiện tốt thì phải có sự quản lí khoa học của Hiệu trưởng nhà trường.
9.2. Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thơng thuộc các
tỉnh phía Nam đồng bằng sơng Hồng hiện nay cịn có những hạn chế nhất định, vì thế
chưa đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và chưa được phát huy hết năng
lực của đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục học sinh.
9.3. Quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp thông qua công tác hoạch định, tổ chức,
chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của người hiệu trưởng nhằm
phát huy việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của GCVN lớp để phát triển phẩm chất và
năng lực của học sinh
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
án bao gổm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về cơng tác chủ nhiệm lớp và quản lí cơng tác chủ
nhiệm ở trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục;
Chương 2: Thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp và quản lí cơng tác chủ
nhiệm ở trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục;
Chương 3: Biện pháp quản lí cơng tác chủ nhiệm ở trường trung học phổ
thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục.



8

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ QUẢN LÍ
CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về cơng tác chủ nhiệm lớp
Phát triển tồn diện nhân cách của học sinh, chuẩn bị cho học sinh đầy đủ
những phẩm chất và năng lực cần thiết cho các em tiếp tục học cao lên hoặc tham
gia vào thị trường lao động là mục tiêu giáo dục của mỗi nhà trường THPT. Kể từ
khi giành được độc lập đến nay đất nước ta đã trải qua ba lần cải cách giáo dục và
đổi mới liên tục. Các công trình nghiên cứu về giáo dục ngày càng nhiều. Các cơng
trình nghiên cứu về đội ngũ giáo viên làm cơng tác chủ nhiệm lớp và công tác chủ
nhiệm lớp được nhiều nhà quản lí giáo dục và các nhà khoa học trong nước nghiên
cứu, thảo luận. Công tác chủ nhiệm lớp là công việc chiếm nhiều thời gian và công
sức của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Nó địi hỏi người giáo viên chủ nhiệm vừa
phải có năng lực vừa phải có lịng nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.
GVCN có tầm ảnh hưởng rất lớn đến học sinh trong lớp học. Vị trí, vai trị, chức
năng, nhiệm vụ của người GVCN lớp đã được qui định ở trong nhiều văn bản pháp
lí của các cấp quản lí giáo dục [8], [9], [10]. Các nhiệm vụ khác của giáo dục phổ
thông liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp cũng đã được nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới
phương thức giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp
theo tinh thần lồng ghép và tích hợp; chú trọng giáo dục giá trị, giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh” [11]. Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo này và trước yêu cầu thực
tế, nhiều cơng trình nghiên cứu về cơng tác chủ nhiệm lớp ra đời đáp ứng địi hỏi
bức thiết của cơng cuộc đổi mới giáo dục, chấn hưng nền giáo dục của nước nhà.
Theo nhóm tác giả Nguyễn Thanh Bình (chủ biên), trong cuốn “Một số vấn đề trong
công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay” [5], công tác chủ nhiệm lớp bao

gồm 15 nội dung cơ bản. Bao gồm: Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục; lập
kế hoạch chủ nhiệm; giáo dục kỷ luật tích cực; xây dựng tập thể HS và môi trường
lớp học thân thiện; tiếp cận cá nhân trong giáo dục học sinh; giáo dục học sinh cá
biệt, học sinh có hành vi khơng mong đợi; tổ chức hoạt động giáo dục; giáo dục kỹ
năng sống; hướng nghiệp cho học sinh; kỹ năng xử lí tình huống thực tiễn; đánh giá


9
học sinh; sử dụng công nghệ thông tin trong quản lí hồ sơ học sinh; liên kết các lực
lượng trong nhà trường để giáo dục học sinh; phối hợp với gia đình để giáo dục học
sinh; giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng xã hội khác.
Tác giả Hà Nhật Thăng (Chủ biên) [55], đã phân tích bốn nội dung lớn mà
người GVCN lớp cần phải thực hiện trong công tác chủ nhiệm lớp của mình: Những
cơng việc của GVCN lớp với tập thể học sinh; công tác phối hợp của GVCN lớp với
các lực lượng giáo dục trong nhà trường; công tác phối hợp của GVCN lớp với việc
liên kết các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường; tổ chức các hoạt động giáo dục.
Trong những năm gần đây vấn đề phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên đã
được nhiều nhà khoa học giáo dục nghiên cứu đặc biệt là những nội dung liên quan
đến công tác chủ nhiệm lớp [26, tr 19]. Hiểu được “Đặc điểm tâm lý của học sinh
trung học phổ thông” [53], làm rõ hồn cảnh xã hội của sự phát triển tâm lí lứa tuổi
học sinh trung học phổ thông, các đặc điểm tâm lí của học sinh trung học phổ thơng
về các mặt: nhận thức - trí tuệ, tình cảm, nhân cách và các yếu tổ ảnh hưởng đến
tâm lí của lứa tuổi này là tiền đề đầu tiên để tiến hành các hoạt động giáo dục học
sinh của GVCN lớp. Các tác giả cũng hướng dẫn “Kĩ năng tham vấn, tư vấn,
hướng dẫn và một số phương pháp tiếp cận cơ bản trong hướng dẫn cho học sinh
THPT” [41]. Đối với học sinh THPT dân tộc thiểu số công tác chủ nhiệm lớp cịn
cần phải “Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong
trường THPT” [28]. Quá trình học tập và rèn luyện ở trường THPT học sinh gặp
nhiều căng thẳng. Giáo viên, GVCN lớp cần hiểu về nguyên nhân và sự ảnh hưởng
của nó đến học tập của học sinh THPT, phương pháp và cách thức giảm nhẹ sự ảnh

hưởng của sự căng thẳng đó để “Khắc phục trạng thái tâm lí căng thẳng trong học
tập của học sinh THPT” [66]. Trong giáo dục, tình huống sư phạm ln thường
xun xảy ra, đặc biệt trong công tác chủ chủ nhiệm lớp. GVCN cần biết phân tích
thơng tin, ra quyết định đúng để ứng xử lí có hiệu quả các “tình huống sư phạm
trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT” [27]. Hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp thực sự là một bộ phận hữu cơ của hệ thống hoạt động giáo dục ở trường
THPT. Để nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện thì vai trị của người GV, GVCN
lớp trong quá trình giáo dục học sinh là rất quan trọng. Người GVCN lớp phải giỏi
cả về chuyên môn và kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, nhất là kỹ năng nghiệp vụ “Tổ
chức hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT” [54], “Tổ chức các hoạt động tập
thể của học sinh THPT” [47], “Giáo dục học sinh THPT qua các hoạt động giáo


10
dục” [34] để giúp học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong các tình
huống thuật sự các em sẽ gặp ở ngoài đời. Trong xã hội hiện đại, kĩ năng sống là
năng lực thiết yếu để có thể ứng phó với những rủi ro, thách thức mà con người gặp
phải. Kĩ năng sống khơng chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân
mà còn giúp giảm thiểu các tệ nạn, các vấn đề xã hội. Vì vậy “Giáo dục Kĩ năng sống
cho học sinh THPT” [6], “Giáo dục giá trị sống” [51], “Giáo dục hoà nhập trong giáo
dục THPT” [39] là yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, giáo
viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Để thực hiện được những nhiệm vụ đó, người
GVCN lớp cần hình thành kĩ năng “xây dụng kế hoạch phối hợp giữa giáo viên với
gia đình và cộng đồng trong cơng tác giáo dục học sinh THPT” [48], kĩ năng “Phối
hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục” [49]. Một trong những khâu quan
trọng trong quá trình giáo dục học sinh là khâu “Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức
của học sinh THPT”[36]. Nguyên tắc đánh giá, quy định chung của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về vấn đề đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh; phương pháp đánh giá kết
quả rèn luyện đạo đức cửa học sinh là những yêu cầu, những nhiệm vụ mà mỗi GV,
GVCN lớp phải nắm vững và thực hiện đúng. Những cơng trình nghiên cứu này đã góp

phần làm rõ nội dung và phương pháp thực hiện công tác chủ nhiệm lớp. Đây cũng là
tiền đề để đề ra những biện pháp quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp thích hợp trong
chương ba của luận án.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp và
quản lí các hoạt động liên quan đến cơng tác chủ nhiệm lớp
Những năm đầu của thế kỷ XXI, nhờ có cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ lần thứ tư, cả thế giới có sự thay đổi nhanh chóng. Những thay đổi của thế giới
đặt ra cho giáo dục nhiều cơ hội nhưng cũng khơng ít thách thức. Để phát triển đầy
đủ năng lực và phẩm chất cho học sinh, ngồi các hoạt động giáo dục chính khóa,
nhiều nhà trường đã chú ý đến các hoạt động giáo dục khác nữa. Các hoạt động như
“Hoạt động ngoại khóa”, “Hoạt động sau giờ học hoặc bên ngoài lớp học”, “Cuộc
sống bên ngoài lớp học” rất đa dạng ở nhiều lĩnh vực như học thuật, thể dục thể
thao, xã hội, từ thiện, dịch vụ cộng đồng, các công việc tự nguyện, sở thích,… kỳ
học quân đội, trải nghiệm, sáng tạo. Sự thành cơng của các hoạt động này có phần
đóng góp khơng nhỏ của giáo viên chủ nhiệm lớp. Quản lí các hoạt động đó như thế
nào để đạt được hiệu quả nhất là thách thức lớn đối với mỗi người Hiệu trưởng
trường THPT. Các biện pháp mà Hiệu trưởng thường dùng [97], [98], [100] là tư


11
vấn, hướng dẫn công tác tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Các chuyên gia
nghiên cứu giáo dục ở Ca-na-đa [101] đề xuất rằng để quản lí tốt cơng tác chủ
nhiệm lớp, Hiệu trưởng cần chú ý trong các khâu lên kế hoạch, triển khai thực hiện
và kiểm tra giám sát; đặc biệt là khâu tổ chức các hoạt động đa dạng để tăng thêm
cơ hội mở rộng kiến thức cho chương trình học chính thức trong ngày cũng như
tăng cường giáo dục toàn diện học sinh. Một trong những cơng cụ quản lí xã hội nói
chung, quản lí giáo dục và quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp nói riêng là những văn
bản pháp qui của các cơ quan nhà nước. Trên cơ sở pháp lí đó, Hiệu trưởng quản lí
hoạt động của giáo viên, giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, công tác tư vấn cho
học sinh. Ban lãnh đạo trường học châu Âu đã thông qua quy tắc chung của trường

phổ thông châu Âu (2015) [77], chính quyền bang Victoria nước Úc (2013) [92] đã
có quy định cấp nhà nước về công tác của giáo viên nói chung và của giáo viên chủ
nhiệm nói riêng, Nam Úc (2012) [81] có Luật Giáo dục số 42. Về quản lí cơng tác
chủ nhiệm lớp, Hiệu trưởng u cầu giáo viên hàng năm phải chuẩn bị kế hoạch
hoạt động của mình bằng văn bản và gửi cho Phó Hiệu trưởng. Kế hoạch hoạt động
được lưu giữ tại nhà trường. Ngồi ra văn bản cịn phải được lưu giữ bằng bản mềm
và được gửi cho nhà quản lí nếu được yêu cầu. Các Hiệu trưởng trường THPT ở
các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu lại sử dụng biện pháp đánh giá đối với
những công việc do GVCN lớp đảm nhận. Bên cạnh đó, biện pháp tư vấn về phát
triển kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên, GVCN lớp cũng được nhiều Hiệu trưởng sử
dụng [75]. Trong tác phẩm “Đồng hành cùng Hiệu trưởng” tác giả Pam Robbin [88]
đã đi sâu phân tích các ấn phẩm truyền thống và hiện đại có ảnh hưởng đến việc học
tập của học sinh. Đồng thời tác giả đề xuất người Hiệu trưởng phải kết hợp nhiều
biện pháp quản lí nói chung trong hoạt động quản lí nhà trường cũng như trong
quản lí công tác chủ nhiệm lớp. Người Hiệu trưởng phải biết lắng nghe tâm tư
nguyện vọng của giáo viên. Người Hiệu trưởng phải chỉ dẫn rõ những công việc mà
giáo viên chủ nhiệm cần phải làm, xây dựng được thời gian biểu cụ thể để thực hiện
nhiệm vụ, xây dựng được ví dụ điển hình về việc học tập từ sự thành cơng cũng như
từ thất bại. Vai trị của Hiệu trưởng nhà trường phổ thơng có sự thay đổi lớn trong
cuộc cải cách giáo dục đầu thế kỷ XXI ở một số nước nói tiếng Anh. Báo cáo của
“Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc” năm 2009 tại Pháp
về “Vai trò mới của Hiệu trưởng trường THPT” [91] đã nêu rõ tiến trình nghiên cứu
về sự thay đổi vai trò của Hiệu trưởng trường THPT trong cuộc cải cách giáo dục


12
này. Các biện pháp quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp mà Hiệu trưởng thường sử dụng
là: Thúc đẩy giáo viên; giúp giáo viên tự đánh giá, tự đào tạo, phát triển cá nhân
và phát triển khả năng làm việc theo nhóm; giao nhiệm vụ cụ thể; xây dựng mối
quan hệ hợp tác nghề nghiệp với các giáo viên khác; xây dựng văn hoá nhà

trường trong hoạt động của giáo viên; tổ chức đánh giá công tác chủ nhiệm lớp.
Theo kết quả khảo sát trong năm 2013 của tổ chức “Hợp tác và Phát triển Kinh
tế” [87] về vai trò của Hiệu trưởng trường THPT trong việc quản lí nhà trường và
quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp, nhiều Hiệu trưởng có khuynh hướng dành nhiều
thời gian trong việc quản lí việc thực hiện nội dung chương trình giáo dục của
GVCN. Hiệu trưởng còn trực tiếp quan sát lớp học và thẩm định hoạt động quản lí
của GVCN lớp. Người Hiệu trưởng quản lí giỏi là người biết động viên, khích lệ
giáo viên trong cơng tác giảng dạy bộ mơn cũng như công tác giáo dục khác. Giáo sư
Wiktor Adamus (2013) [93] đã trình bày và so sánh kết quả nghiên cứu của mình về
biện pháp động viên thúc đẩy của Hiệu trưởng nhà trường trong việc quản lí nhà
trường, quản lí hoạt động chủ nhiệm lớp, biện pháp động viên giáo viên trong lĩnh
vực làm việc tại nhà trường, biện pháp thúc đẩy học sinh trong lĩnh vực học tập và
biện pháp thúc đẩy cha mẹ học sinh trong lĩnh vực chọn trường học của con mình.
Tác giả Maheswari Kandasamy và Lia Blanton [86] trong một nghiên cứu về sự phát
triển giáo dục ở 7 nước châu Á (Bao gồm: Băng-la-đét (Bangladesh), Ma-lai-xia, Nê-pan (Nepal), Pa-ki-xtan (Pakistan), Phi-líp-pin (the Philippines), Hàn Quốc
(Republic of Korea) và Xri Lan-ca (Sri Lanka) đã nêu bật lên được những đặc điểm
giống và khác nhau về vai trị của Hiệu trưởng trường phổ thơng, các biện pháp
quản lí cơng tác của người giáo viên nói chung, cơng tác quản lí lớp học nói riêng
của họ. Đối với việc quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp thì Hiệu trưởng phải tăng
cường vai trị giám sát của mình và đó phải là hoạt động hàng ngày của người Hiệu
trưởng. Các giả [89], [84], [85] đề xuất các biện pháp phát triển giáo viên chủ
nhiệm lớp như sau: Hiệu trưởng vừa là người chỉ dẫn vừa là người cùng học với
GVCN, tạo ra một môi trường học tập, hướng dẫn các vấn đề liên quan đến việc
thiết kế, truyền đạt và nội dung của việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp và phải
đánh giá kết quả của việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Riêng ở Hàn Quốc,
GVCN lớp đóng nhiều vai trị: là người tư vấn, quản lí hành chính, là người giữ gìn
trật tự. Các giờ của GVCN lớp thường bắt đầu trước giờ thứ nhất hoặc sau giờ cuối
cùng của mỗi buổi học, kéo dài từ 20 đến 30 phút. Công tác chủ nhiệm lớp là việc



×