Tải bản đầy đủ (.doc) (218 trang)

Tang thức của người Việt Bắc bộ là tín đồ Phật giáo và Công giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 218 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ CÚC
TANG THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT BẮC BỘ LÀ TÍN ĐỒ
PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
HÀ NỘI - 2014
i
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ CÚC
TANG THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT BẮC BỘ LÀ TÍN ĐỒ PHẬT
GIÁO VÀ CÔNG GIÁO
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 62.22.03.09
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS Nguyễn Hồng Dương
2. GS. TS Lê Hồng Lý
HÀ NỘI - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư
liệu, số liệu được sử dụng trong luận án đáng tin cậy và có nguồn gốc rõ ràng.
Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận án
Lê Thị Cúc
ii


MỤC LỤC Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN 8
1.1. Tổng quan các nguồn tư liệu, tài liệu 8
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 14
1.3. Khung phân tích lý thuyết 26
1.4. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án 34
1.5. Vài nét về tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ 37
Chương 2. QUAN NIỆM VỀ TANG THỨC CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO VÀ
CÔNG GIÁO NGƯỜI VIỆT Ở BẮC BỘ
43
2.1.Quan niệm về cái chết và sự tồn tại của con người sau khi chết 43
2.2. Quan niệm về thế giới sau khi chết 62
2.3. Tiểu kết chương 2 72
Chương 3. TANG THỨC HIỆN NAY CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO VÀ CÔNG
GIÁO NGƯỜI VIỆT Ở BẮC BỘ
74
3.1. Tang thức truyền thống của người Việt ở Bắc bộ 74
3.2. Tang thức hiện nay của tín đồ Phật giáo người Việt ở Bắc bộ 87
3.3. Tang thức hiện nay của tín đồ Công giáo người Việt ở Bắc bộ 97
3.4 Tiểu kết chương 3 110
Chương 4. NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ RÚT RA TỪ TANG THỨC
HIỆN NAY CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO NGƯỜI VIỆT Ở
BẮC BỘ
112

4.1 Nhận định rút ra từ tang thức hiện nay của tín đồ Phật giáo và Công giáo 112
4.2. Môt số khuyến nghị đối với tang thức hiện nay của là tín đồ Phật giáo và
Công giáo
120
4.3 Tiểu kết chương 4 141
KẾT LUẬN 143
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
PHỤ LỤC 158
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTQG Chính trị quốc gia
GHPGVN Giáo hội Phật giáo ViệtNam
iii
HN Hà Nội
KHXH & NV Khoa học Xã hội và Nhân văn
KT Kinh Thánh
Nxb Nhà xuất bản
NCTG Nghiên cứu tôn giáo
VHTT Văn hóa thông tin
TLĐD Tư liệu điền dã
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
STT TÊN BẢNG Trang
1 Bảng 2.1 Quan niệm của người Việt về linh hồn và sự ảnh
hưởng của linh hồn
50
2 Bảng 2.2. Quan niệm về linh hồn và phục sinh của Công giáo 61
3 Bảng 3.1 Việc làm khi gia đình người Việt có người lâm chung 75
4 Bảng 3.2. Các nghi thức cử hành sau lễ tang của người Việt 86
5 Bảng 3.3 .Thời gian bắt đầu nghi thức phát tang của tín đồ Phật 91
iv

giáo
6 Bảng3.4 Các nghi thức cử hành sau lễ tang của tín đồ Phật giáo 95
7 Bảng 3.5 - Việc làm khi có người lâm chung trong gia đình tín
đồ Công giáo
100
8
Bảng 3.6 - Các nghị thức sau lễ tang của tín đồ Công giáo 108
9 Bảng 4.1 - Lễ cầu siêu cho người thân đã mất của tín đồ Phật
giáo
124
10 Bảng 4.2 - Lễ cầu siêu của người Việt không theo tôn giáo 126
11 Bảng 4.3 Tần suất dùng vàng mã của người Việt nói chung 129
12 Bảng 4.4- Các thời điểm dùng vàng mã của người Việt ở đồng
bằng Bắc bộ
130
13 Bảng 4.5 - Các hình thức táng hiện nay của người Việt ở đồng
bằng Bắc bộ
133
14 Bảng 4.6 Hình thức xây lăng mộ của người Việt ở đồng bằng
Bắc bộ
137
15 Bảng 4.7- Qui mô tổ chức ăn uống trong tang lễ hiện nay của
người Việt ở đồng bằng Bắc bộ
139
v
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bàn đến cái chết là một trong những vấn đề cơ bản của tôn giáo. Có thể nói,
tôn giáo không quên bàn đến sự sống và mục đích sống của con người nhưng tôn
giáo nhắc đến sự sống như một giai đoạn tồn tại ngắn ngủi để chuyển tiếp sang sự

“tồn tại” vĩnh hằng sau khi chết ở những nơi gọi là “Thiên đàng”, cõi “Cực lạc”
Điều này dẫn tới những quan niệm khác nhau về sống - chết, linh hồn – thể xác, tái
sinh – luân hồi trong các nhóm xã hội.
Những vấn đề về sống và chết, cuộc sống ở kiếp sau luôn là vấn đề mà con
người quan tâm. Cái chết và sự trăn trở suy nghĩ về nó không chỉ là vấn đề của
riêng ai mà là vấn đề của nhân loại. Nó là khởi đầu cho những ý niệm về tôn giáo và
triết học sơ khai, là căn nguyên cho việc xuất hiện các nghi thức thờ cúng, ma chay.
Xuất phát từ niềm tin vào cái Thiêng, các tôn giáo đã đưa ra những quan niệm
và cách kiến giải khác nhau về cái chết và thế giới sau khi chết. Trên cơ sở nhận
thức về cái chết, các tôn giáo đã quy phạm hóa thành các nghi thức tang ma. Vì vậy,
tín đồ của mỗi tôn giáo sẽ có các cách thức tổ chức tang ma riêng.
Ở Bắc bộ Việt Nam, đặc biệt vùng đồng bằng, dân cư chủ yếu là người Việt.
Xét về tôn giáo, so với các vùng khác, đây cũng là nơi có số lượng tín đồ Phật giáo
và Công giáo đông nhất. Bên cạnh đó, đại bộ phận người Việt ở Bắc bộ nói chung,
vùng đồng bằng nói riêng theo tín ngưỡng bản địa. Người Việt ở Bắc bộ mang tâm
lý tôn giáo sâu sắc. Trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, xuất phát từ niềm tin tôn
giáo khác nhau nên trong cùng một dạng thức sinh hoạt văn hóa tang ma nhưng mỗi
nhóm người Việt ở đây có cách thức tổ chức nghi lễ riêng. Điều đó làm nên sự khác
biệt trong tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo so với tang thức truyền thống
của người Việt theo tín ngưỡng bản địa. Đặc biệt, đó là sự khác biệt giữa tang thức
của tín đồ Phật giáo với tang thức của tín đồ Công giáo.
Vậy nhận thức về cái chết và quy phạm hóa cái chết qua các nghi thức lễ tang
của bộ phận tín đồ Phật giáo và tín đồ Công giáo người Việt ở Bắc bộ như thế nào?
1
Trong tang thức của tín đồ Phật giáo và tín đồ Công giáo, những nội dung nào nằm
ngoài chủ trương của Phật giáo và Công giáo? Những tác động nào của xã hội vào
tín đồ Phật giáo và tín đồ Công giáo? Điểm giống và khác trong quan niệm về cái
chết, nghi thức lễ tang giữa Phật giáo và Công giáo là gì? So với tang thức truyền
thống của người Việt, tang thức của bộ phận tín đồ Phật giáo và tín đồ Công giáo
người Việt có điểm gì giống và khác? Xét cả góc độ nhân sinh và thần học, tang

thức của người Việt hiện nay nên tổ chức như thế nào mới thực sự chuẩn xác? Có
cần thống nhất một số qui định về tang thức cho các nhóm dân cư (tín đồ Phật giáo,
tín đồ Công giáo, người Việt không theo tôn giáo) hay không? Đây chính là một
loạt câu hỏi mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Thứ nhất, ở Việt Nam nói chung, khu vực Bắc bộ nói riêng, Phật giáo và Công
giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa, xã hội và chính trị trên cả hai phương diện
tích cực và tiêu cực. Nghiên cứu thấu đáo ảnh hưởng của Phật giáo và Công giáo
trên lĩnh vực tang thức của người Việt sẽ thấy rõ ràng hơn những mặt tích cực và
hạn chế của các tôn giáo. Điều đó giúp cho xã hội xóa đi những mặc cảm, định kiến
đã định hình trong quá khứ về các tín đồ và chính các tôn giáo này. Đồng thời, nó
giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực này có chủ trương phù hợp vừa
đáp ứng được nhu cầu chính đáng của người có đạo, vừa đảm bảo các hoạt động tôn
giáo diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật.
Thứ hai, đề cập đến tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo là đề cập
đến một phần không thể thiếu trong đời sống của người tín đồ. Nghi thức tang ma
ảnh hưởng trực tiếp tới từng gia đình và cộng đồng trên nhiều phương diện từ đời
sống tình cảm đến kinh tế vật chất. Đồng thời, nó tác động đến trật tự xã hội và văn
hóa của cộng đồng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của kinh tế xã
hội khiến con người được thỏa mãn nhiều nhu cầu của cuộc sống hơn nhưng cũng
gặp rất nhiều rủi ro, áp lực khiến cho không ít cá nhân rơi vào bế tắc tự kết thúc
cuộc sống. Vì vậy, việc nghiên cứu nhận thức luận về cuộc sống và cái chết theo
các quan niệm khác nhau có ý nghĩa hiện thực nhân sinh đối với từng cá thể và cộng
đồng.
2
Nghiên cứu về tang thức của người Việt cũng đã có nhiều công trình đề cập
dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay, tiếp cận dưới góc độ tôn giáo
học vẫn chưa có công trình nào chuyên sâu đề cập đến tang thức của cộng đồng tín
đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở Bắc bộ.
Từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn đề tài“Tang thức của người Việt Bắc bộ là
tín đồ Phật giáo và Công giáo” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành tôn giáo

học. Đề tài sẽ góp phần nghiên cứu chuyên sâu nhận thức luận về cái chết và các
nghi thức tang ma của tín đồ Phật giáo và Công giáo. Qua đó, đề tài phản ánh
những chiều kích về tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán cổ truyền và đời sống
tâm linh của người Việt ở Việt Nam nói chung, vùng Bắc bộ nói riêng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt
ở Bắc bộ để thấy rõ các nghi thức trong lễ tang hiện nay, từ đó so sánh tang thức
Phật giáo với tang thức Công giáo và đưa ra một số khuyến nghị đối với việc cử
hành tang thức hiện nay của người Việt ở Bắc bộ để vừa phù hợp truyền thống, vừa
mang tính văn minh của xã hội hiện đại.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:
Khảo cứu quan niệm của Phật giáo và Công giáo về cái chết (có sự đối chiếu
với quan niệm truyền thống của người Việt).
Hệ thống hóa các nghi thức trong lễ tang hiện nay của tín đồ Phật giáo, Công
giáo trên cơ sở đối chiếu với các nghi thức theo lễ tang truyền thống của người Việt.
Chỉ ra điểm giống và khác nhau trong tang thức hiện nay của người Việt theo
Phật giáo và Công giáo; so sánh với tang thức truyền thống của người Việt. Trên cơ
sở đó, luận án đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến vấn đề tang thức nói chung
hiện nay của người Việt Bắc bộ, đặc biệt là tang thức của tín đồ Phật giáo và Công
giáo.
3
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tang thức của tín đồ Phật giáo và Công
giáo người Việt. Cụ thể, đó là quan niệm về cái chết và nghi thức tang lễ của tín đồ
Công giáo và tín đồ Phật giáo người Việt.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án nghiên cứu tang thức của tín đồ Phật giáo và

Công giáo người Việt ở Bắc bộ nhưng giới hạn không gian nghiên cứu tại vùng
đồng bằng Bắc bộ với hai lý do. Thứ nhất, vùng đồng bằng Bắc bộ là nơi có tỷ lệ
người Việt đông đảo nhất so với các vùng khác của khu vực Bắc bộ; thứ hai, vùng
đồng bằng là nơi Phật giáo và Công giáo xuất hiện sớm nhất trong toàn khu vực Bắc
bộ. Hiện nay số lượng tín đồ Phật giáo và Công giáo ở khu vực Bắc bộ tập trung
chủ yếu ở vùng đồng bằng.
- Về thời gian: Luận án khảo sát và đánh giá thực trạng tang thức của tín đồ
Phật giáo và Công giáo người Việt ở Bắc bộ giai đoạn từ 1986 đến nay vì lý do sau
đây.
Năm 1986 là năm được chọn làm mốc đánh dấu công cuộc đổi mới của Việt
Nam trên lĩnh vực kinh tế từ nền kinh tế tập thể, bao cấp sang nền kinh tế thị
trường. Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu, trong khoảng hơn 20 năm
đổi mới, Việt Nam đã có sự thay đổi và phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực như
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Xét ở phương diện văn hóa, quan niệm
sống, phong tục, các mối quan hệ ứng xử… của cộng đồng người Việt sẽ có nhiều
thay đổi. Vì vậy, hoàn cảnh xã hội trong những năm gần đây chắc chắn sẽ ảnh
hưởng đến quan niệm và cách thức tổ chức tang lễ của người Việt nói chung, trong
đó có bộ phận tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở Bắc bộ.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận án
- Cở sở lý luận của việc nghiên cứu và thực hiện đề tài dựa trên cơ sở quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta về tín ngưỡng và tôn giáo.
4
- Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ
nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác-Lênin.
- Ngoài ra, để làm rõ nội dung luận án, chúng tôi sử dụng kết hợp các
phương pháp văn bản học như thống kê, mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh; đặc
biệt các phương pháp của dân tộc học như điền dã, quan sát tham dự; phương pháp
định tính và định lượng của xã hội học như điều tra khảo sát bảng hỏi và phỏng vấn
sâu để thu thập và xử lý thông tin liên quan đến các nội dung cần giải quyết của

luận án. Cụ thể như sau:
+ Trong chương 1 sử dụng chủ yếu các phương pháp văn bản học. Ví dụ
như mục 1.1, luận án sử dụng phương pháp chính là phương pháp hệ thống hóa
thống kê các nguồn tư liệu, tài liệu; mục 1.2, luận án sử dụng các phương pháp hệ
thống, tổng hợp, phân tích, so sánh để đánh giá về các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước có liên quan mật thiết đến đề tài; mục 1.6, luận án sử dụng phương
pháp tổng hợp và phân tích để khái quát lịch sử du nhập và đặc điểm của Phật giáo
và Công giáo ở vùng đồng bằng Bắc bộ.
+ Trong chương 2, luận án tiếp tục vận dụng hai phương pháp văn bản học
chính là tổng hợp và phân tích để làm rõ các quan niệm về cái chết, thế giới sau khi
chết của người Việt nói chung, của Phật giáo và Công giáo nói riêng.
+ Trong chương 3, ngoài các phương pháp văn bản học như hệ thống, tổng
hợp, phân tích, luận án sử dụng phương pháp điền dã, quan sát tham dự một số lễ
tang, lễ cầu siêu, cầu hồn ở vùng đồng bằng Bắc bộ; điều tra bảng hỏi, phỏng vấn
sâu các đối tượng khác nhau về các nội dung có liên quan đến đề tài luận án.
+ Trong chương 4, luận án vận dụng phương pháp chính là phân tích, tổng
hợp, đặc biệt là phương pháp so sánh để rút ra điểm tương đồng và khác biệt trong
tang thức của tín đồ Phật giáo và tín đồ Công giáo (có đối chiếu với tang thức
truyền thống của người Việt nói chung); cũng như dùng phương pháp tổng hợp và
phân tích để đưa ra các khuyến nghị đối với xu hướng tang thức hiện nay của cộng
đồng người Việt ở Bắc bộ.
5
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu mang tính tổng hợp và chuyên sâu về tang
thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở Bắc bộ nói chung, đặc biệt là
vùng đồng bằng.
Luận án luận giải khá sâu sắc về nhận thức và việc thực hành tang lễ của
tín đồ Công giáo và Phật giáo; cũng như đã làm rõ được sự giống nhau và khác
nhau cơ bản trong tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở
vùng Bắc Bộ Việt Nam.

Luận án đã đề xuất được những khuyến nghị đối với chủ thể lãnh đạo quản lý
xã hội, từ phương diện chủ trương, chính sách, pháp luật và trong tổ chức tang thức
của Phật giáo, Công giáo và của xã hội nước ta hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khoa học làm sâu
sắc thêm về lý luận và phương pháp nghiên cứu cho chuyên ngành
Tôn giáo học ở Việt Nam; đồng thời cho thấy sự cần thiết tất yếu
của việc vận dụng các lý thuyết đa ngành trong nghiên cứu một
đối tượng cụ thể của tôn giáo học.
Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị không nhỏ và trực tiếp cho chuyên
ngành Tôn giáo học ở nước ta hiện nay; rộng hơn cho các chuyên ngành khoa học
khác có liên quan nhiều đến đối tượng nghiên cứu như triết học, sử học, văn
hóa học, dân tộc học…
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ khoa
học xác đáng, góp phần thiết thực trong việc điều chỉnh nhận thức
và cách thức tổ chức các nghi thức tang ma hiện nay của cộng
đồng người Việt ở Bắc bộ.
Những khuyến nghị của luận án giúp cho các cấp chính
quyền và cơ quan quản lý nhà nước đưa ra chủ trương đúng đắn
đối với sinh hoạt văn hóa cộng đồng và sinh hoạt tôn giáo của tín
đồ Phật giáo và Công giáo. Ngoài ra, nó còn có giá trị tham khảo
với cộng đồng dân cư và có thể chuyển hóa phần nào thành các
6
quy ước làng xã góp phần vào việc xây dựng đạo đức và lối sống
của người Việt hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Lời cam đoan, Mục lục, Bảng chữ viết tắt, Danh mục các bảng,
Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục các bài viết liên quan đến luận án
của tác giả đã công bố, Phụ lục, Nội dung luận án gồm có 4 chương, 16 tiết.
7

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan các nguồn tư liệu, tài liệu
1.1.1 Nguồn tài liệu gốc
Tang thức là một vấn đề được bàn đến trong khá nhiều nguồn tài liệu. Về cơ
bản, nguồn tài liệu gốc có thể chia thành các nhóm như sau:
1.1.1.1 Kinh sách của Phật giáo và Công giáo
Kinh Thánh (trọn hai bộ Cựu ước và Tân ước, NXB Tôn giáo, H, 2003);
Kinh Dược sư (Giáo hội Phật giáo Việt Nam, NXB Tôn giáo, H, 2002); Kinh A
Di Đà (Giáo hội Phật giáo Việt Nam); Kinh Chú thường tụng (Phân viện nghiên
cứu Phật giáo Việt Nam, NXB Tôn giáo, H, 2000); Kinh nhân quả ba đời (Giáo
hội Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012); Kinh Quán Vô lượng
thọ, (NXB Tôn giáo, H, 2006); Phật thuyết Đại thừa Vô lượng thọ trang nghiêm
thanh tịnh bình đẳng giác kinh (Giáo hội Phật giáo Việt Nam, NXB Tôn giáo, H,
2009); Bộ Giáo luật 1983 (Hội đồng giám mục Việt Nam, NXB Tôn giáo, H,
2007); Phụng - Vụ học – khoa, quyển I,II,III (F. Vuillard – Cố Huy- Địa phận Tây
Đàng ngoài soạn ra Nam Việt quốc âm, Kẻ Sở, 1923);
Các giờ Kinh Phụng Vụ (Hội đồng Giám mục Việt Nam,1991); Công đồng
Vatican II, Hiến chế, Sắc lệnh, Tuyên ngôn (Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố
Hồ Chí Minh); Kinh cầu cho các linh hồn (Tòa tổng giám mục Hà Nội, NXB Tôn
giáo, H, 2002); Kinh Mười điều răn (Tòa tổng giám mục Hà Nội, NXB Tôn giáo, H,
2002); Kinh Năm Thánh 2000 (Tòa tổng giám mục Hà Nội, NXB Tôn giáo, H,
2002); Kinh Cám ơn 2000 (Tòa tổng giám mục Hà Nội, NXB Tôn giáo, H, 2002);
Các Thư chung (Các giám mục Việt Nam, NXB Tôn giáo, H, 2005),
1.1.1.2 Chính sử của các triều đại phong kiến
Đại Việt sử ký toàn thư (trọn bộ, NXB Thời đại, H, 2011); Lịch triều hiến
chương loại chí, tập 2 (Phan Huy Chú, NXB Khoa học Xã hội, H, 1992); Khâm
định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 13, quyển 216 (Nội các triều Nguyễn, NXB Thuận
8
Hóa, Huế, 1993); Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 8, quyển 124 (Nội các

triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa, Huế, 1993),…
1.1.1.3 Nghị quyết, nghị định, pháp lệnh, chỉ thị, văn kiện của Đảng và
Nhà nước
Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung Ương khóa VIII (Đảng
Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia,1998); Chỉ thị số 27 CT/TW về việc thực
hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội (Đảng Cộng Sản Việt Nam,
1998); Pháp lệnh tín ngưỡng và tôn giáo (Ban Tôn giáo chính phủ, NXB Tôn giáo,
2004); Nghị quyết Hội nghị lần VII về công tác tôn giáo (Ban Chấp hành TW, số 25 NQ/
TW ngày 12/03/2003); Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo (Ban Tôn Giáo chính phủ, NXB Tôn giáo, 2005); Nghị định số
105/2012/ NĐ – CP ngày 17/12/2012 về tổ chức lễ tang cán bộ, công nhân, viên chức,
1.1.1.4 Tư liệu điền dã
Nguồn tư liệu được tổng hợp trong quá trình tác giả luận án thực hiện khảo
sát điền dã tại địa bàn nghiên cứu là vùng đồng bằng Bắc bộ. Về đặc điểm địa lý -
hành chính, vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay bao gồm 10 tỉnh, thành phố (Hà Nội,
Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên,
Hải Phòng và Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, trong phạm vi khảo sát tại đồng bằng Bắc
bộ, chúng tôi tập trung vào một số giáo xứ và một số làng có chùa thuộc các tỉnh
Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh và Hà Nội. Đây là những địa
phương có tín đồ Phật giáo và Công giáo khá đông đảo và hầu hết có ở cả hai
khu vực nông thôn và thành thị nên có thể đại diện cho mẫu nghiên cứu và thuận
tiện cho việc khảo sát và so sánh tang thức của hai nhóm đối tượng.
Tư liệu phỏng vấn định lượng: Kết quả tổng hợp từ phiếu điều điều tra xã
hội học bằng bảng hỏi cho ba mẫu khảo sát gồm 216 phiếu điều tra về vấn đề lễ
tang truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ; 234 phiếu điều tra về vấn đề
lễ tang của tín đồ Phật giáo người Việt ở đồng bằng Bắc bộ và 233 phiếu điều tra về
vấn đề lễ tang của tín đồ Công giáo người Việt ở đồng bằng Bắc bộ.
9
Tư liệu phỏng vấn sâu: Đây là nội dung phỏng vấn trực tiếp của tác giả luận
án với một số đối tượng (linh mục, nhà sư, ông trùm giáo xứ, người dân là tín đồ

Công giáo và Phật giáo và cả người dân không theo tôn giáo) ở các địa bàn khảo sát
thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ. Nội dung nguồn tư liệu phỏng vấn sâu làm rõ hơn
một số nội dung của phỏng vấn định lượng như quan niệm và cách thức tổ chức
nghi lễ tang ma; sự khác biệt trong quan niệm và cách thức tổ chức lễ tang Phật
giáo, lễ tang Công giáo và lễ tang truyền thống của người Việt; một số biến đổi
chính trong lễ tang của người Việt ở vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay.
Tư liệu ảnh, phim video: bao gồm những hình ảnh về một số đám tang của
tín đồ Phật giáo và Công giáo, những hình ảnh về các buổi lễ cầu siêu của Phật
giáo, cầu hồn của Công giáo mà tác giả trong quá trình điền dã thu thập được.
1.1.2 Nguồn tài liệu tham khảo khác
1.1.2.1 Sách lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo
C. Mác, Ph. V. Anghen, V. I. Lênin bàn về Tôn giáo và chủ nghĩa vô thần
(Trần Khang, Lê Cự Lộc dịch, NXB Chính trị quốc gia, H, 2001); Hồ Chí Minh về
vấn đề tôn giáo tín ngưỡng (Viện nghiên cứu Tôn giáo, NXB Khoa học xã hội, H,
1998); C. Mác – Fh.Ănghen về vấn đề tôn giáo (Nguyễn Đức Sự chủ biên, NXB
KHXH, H, 1999); Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng tôn giáo (Ban Tôn
giáo chính phủ, NXB Tôn giáo, Hà Nội,2005); Tôn giáo- quan điểm, chính sách
của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay (Nguyễn Đức Lữ, NXB Chính trị - Hành
chính, H, 2009);
Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay (Đặng Nghiêm Vạn, NXB Khoa
học Xã hội, Hà Nội, 1996); Những vấn đề lý luận về thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam
(Đặng Nghiêm Vạn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998); Tôn giáo: lý luận xưa
và nay (Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh, NXB Tp
Hồ Chí Minh, 2005); Tôn giáo học là gì? (Trương Chí Cương – Trần Nghĩa Phương
dịch, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2007); Lý giải tôn giáo (Trác Tân Bình –
Trần Nghĩa Phương dịch, NXB Hà Nội, 2007); Những vấn đề nhân học tôn giáo
(Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Tạp chí Xưa và nay, NXB Đà Nẵng, 2006); Tâm
10
lý học tôn giáo (Vũ Dũng, NXB Khoa học Xã hội,1998); Xã hội học tôn giáo (Lê
Diên dịch, NXB Khoa học xã hội, 1998),

1.1.2.2 Những công trình nghiên cứu về cái chết
Chết đi về đâu (Thích Nhật Từ, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2010); Chết và tái
sinh (Thích Nguyên Tạng, NXB Phương Đông, Cà Mau, 2007); Địa ngục dưới con
mắt người phương Đông (Trung Bắc chủ nhật, số 78, ra ngày 14/9/1941); Quan
niệm quỷ thần theo Khổng giáo (Huyên Mạc Đạo Nhân, V.H.N.S số 21, tháng
5/1957); Cái chết trong quan niệm của người Arem (Trần Đình Hằng, tạp chí
NCTG, số 5/2005); Tiền kiếp có hay không? (Jim B.Tucker, NXB Phương Đông, H,
2010); Sự sống sau cái chết – gánh nặng chứng minh (Deepak Chopra, NXB Văn
hóa Sài Gòn, 2009); Chết, vào thân trung ấm và tái sinh theo Phật giáo Tây Tạng
(NXB Tôn giáo, H, 2011);
Người Tây Tạng nghĩ về cái chết (Nguyên Châu, Nguyễn Minh Tiến dịch từ
bản tiếng Anh, NXB Văn hóa thông tin, H, 2011); Tây Tạng sinh tử kỳ thư (Liên
Hoa Sinh – Tề Hân, NXB Hà Nội, 2009); Sống và chết theo quan niệm Phật giáo
(Thích Như Điển, NXB Phương Đông, tp Hồ Chí Minh, 2009); Sự sống sau khi
chết (Raymond A.Moody Jr, (bản dịch), NXB Lao động, H, 2008); Để hiểu đạo
Phật (Phương Bối, nguồn Thư viện Phật học 73 Quán Sứ, Hà Nội, 2013); Tìm hiểu
phạm trù sống - chết (Lê Thị Cúc, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, số 4/ 2010, Đại học
văn hóa Hà Nội); Vài nét nhận thức luận về cái chết của Phật giáo và Công giáo
(Lê Thị Cúc, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3/2013).
Hiện tượng đầu thai (Ian Stevenson – bản dịch, NXB Từ điển Bách Khoa, H,
2009); Thế giới tâm linh (Phạm Đức Dương, Tạp chí NCTG số 3/2003); Thế giới
như tôi thấy (A. Einstein – bản dịch, NXB Tri thức, H, 2006); Thần và Quỷ
(Nguyễn Duy Hinh, Tạp chí NCTG, số1/2003); Phàm và Thiêng (Nguyễn Duy
Hinh, Tạp chí NCTG, số3/2005); Tâm linh Việt Nam (Nguyễn Duy Hinh, NXB Từ
điển Bách Khoa, H, 2008); Thế giới bên này và thế giới bên kia (Hà Thúc Minh,
Tạp chí NCTG, số 3/2003); Bí ẩn về tiền kiếp và hậu kiếp (Đoàn Văn Thông, NXB
Nguồn Sống, 1993);
11
1.1.2.3 Những công trình nghiên cứu liên quan đến lễ tang Phật giáo
Nghi thức cầu an- cầu siêu- sám hối – cúng ngọ (Giáo hội Phật giáo Việt

Nam, NXB Tôn giáo, H, 2005); Nghi thức lâm chung (Thượng tọa Thích Giải An);
Phật giáo sinh tử kỳ thư (Thích Điền Tâm, NXB Thời Đại, 2011); Nghi thức thập
chú (Thích Nhật Từ, Nhà xuất bản Tôn giáo, H, 2007); Nghi thức cầu siêu (NXB
Tôn giáo, H, 2008); Tang sự cầu siêu (Trương Văn Minh, Nhà in Nguyễn Văn Tri,
Mỹ Tho, 1993); Nghi thức Hộ niệm (Chùa Lân – Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử,
2004, sách lưu hành nội bộ); Nghi thức cúng Phật và tổ tiên (Hòa thượng Thích Tố
Liên, Phát hành tại chùa Hội Quán, 73 Quán Sứ Hà Nội, 1948); Giảng giải Kinh
Đại thừa Vô lượng thọ toàn tập (Hạ Liên Cư (2004)- bản dịch, NXB Tôn giáo. Hà
Nội); Chú giải Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng thọ trang nghiêm thanh tịnh bình
đẳng giác kinh (1992), NXB Hồng Đức. Hà Nội;
Kinh nghiệm niệm Phật và những chuyện luân hồi (Thích Giác Hạnh- cư sĩ
Diệu Âm, tủ sách Thư viện Phật học, 2003); Tang sự xưa và nay (Đức Quang, NXB
Văn hóa – văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2001; Tục dâng hương và nghi lễ thờ
cúng (Gia Lộc, NXB Thời đại, 2009); Đường vào ánh sáng đạo Phật (Tịnh Mặc,
NXB Tôn giáo, 2003); Phật giáo Việt Nam (Mai Thọ Truyền, NXB Tôn giáo,
2007); Tịnh độ luận (Minh Đường - Thanh Lương, NXB Thành phố Hồ Chí Minh,
2001); Ngũ uẩn vô ngã (Thích Thiện Siêu, NXB Tôn giáo, H, 1999); Tịnh độ đại
thừa tư tưởng luận (Thích Đức Niệm dịch, NXB Tôn giáo, 2006);…
1.1.2.4 Những công trình nghiên cứu liên quan đến lễ tang Công giáo
Bước vào cõi sống (Requiescan In Pace, 2001); Cẩm nang các nghi thức Bí
tích và Á Bí tích (Linh mục Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Tp HCM, 2003 – sách lưu
hành nội bộ); Giờ chúa gọi - nghi thức viếng xác và cầu hồn (NXB Tôn giáo, 2010);
Nghi lễ và lối sống công giáo trong văn hóa Việt Nam (Nguyễn Hồng Dương, NXB
Khoa học Xã hội, H, 2001); Về nhà Cha- nghi thức thăm viếng và cầu hồn (dành
cho Huynh đoàn giáo dân Đa Minh); Nghi thức an táng và thánh lễ cầu hồn (Ủy
ban Giám mục về phụng vụ, Sài Gòn, 1971); Thực hành y khoa về vấn đề an tử -
trợ tử dưới nhãn quan luân lý Công giáo (Phạm Văn Tú, SJ., NXB An Tôn và Đuốc
12
Sáng, 2008); Niềm tin và hy vọng – nghi thức viếng xác và cầu hồn (Lm. Gioan B.
Nguyễn Văn Hiếu, NXB Tôn giáo, H, 2011);

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Công giáo ở giáo xứ Hoàng Xá tỉnh
Thái Bình hiện nay (Nguyễn Thị Đậm, luận văn thạc sĩ Văn hóa học, trường Đại
học Văn hóa Hà Nội, H, 2012); Tang chế của người Công giáo – nghiên cứu trường
hợp giáo họ Sen Hồ giáo phận Bắc Ninh (Trần Thị Huế, Khóa luận tốt nghiệp
ngành lịch sử văn hóa, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, H, 2012); Vấn đề thờ
kính tổ tiên của người Công giáo họ đạo Tử Nê (Nguyễn Thị Phong, Khóa luận tốt
nghiệp chuyên ngành Tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam, ĐHSP Hà Nội, 2008);…
1.1.2.5 Những công trình nghiên cứu phong tục tập quán và đời sống tín
ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam văn hóa sử cương (Đào Duy Anh, NXB Thời đại, H, 2010); Phong
tục thờ cúng trong gia đình người Việt (Toan Ánh, NXB Văn hóa dân tộc, H,1996);
Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam, 2 tập (Toan Ánh, NXB Trẻ, H, 2005); Việt Nam
phong tục (Phan Kế Bính, NXB Tổng hợp, Đồng Tháp, 1990); Việc tang lễ (Trương
Thìn, NXB Văn hóa dân tộc, H,1992); Một trăm điều nên biết về phong tục Việt
Nam (Tân Việt, NXB Văn hóa dân tộc, 1997); Việc hiếu sao cho đúng (Minh Anh,
NXB Văn hóa dân tộc, H, 2011); Thờ cúng tổ tiên trong phong tục Việt Nam (Y
Chu, NXB Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh, 2009); Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành
tôn giáo người Việt (Leopold Cadiere, NXB Thuận Hóa, Huế, 2010);…
Thọ mai gia lễ (Hồ Gia Tân, NXB Hà Nội, 2009); Phong tục dân gian nghi
lễ ma chay cưới hỏi (Thuận Phước, NXB Hồng Đức, H, 2011); Nghi lễ thờ cúng
trong đình- chùa –miếu – phủ (Minh Đường, NXB Thời đại, H, 2010); Tục cưới hỏi
ma chay của người Việt Nam (Đức Thành, NXB Thời đại, H, 2011); Hỏi đáp về
nghi thức tang lễ (Từ Liêm, NXB Thời đại, H, 2011); Lễ tục vòng đời (Phạm Minh
Thảo, NXB Văn hóa thông tin, H, 2009);
Dân gian sinh tử toàn thư (Thái Kỳ Thư, NXB Thời Đại, H,2011); Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt xưa và nay (Lê Thị Cúc, Tạp chí nghiên cứu
13
Phật học, số 5/2009); Tìm hiểu các điện thờ tư gia ở Hà Nội (Lê Thị Chiêng, luận
án tiến sĩ triết học, Viện KHXHVN Viện NCTG, H,2010);
1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tang thức của người Việt được nhắc đến trong một số công trình nghiên cứu
trực tiếp hoặc gián tiếp. Các công trình nghiên cứu này có thể chia thành một số
nhóm vấn đề cụ thể sau đây.
1.2.1 Tang thức của người Việt Bắc bộ được đề cập trong các công trình
bàn về quan niệm tang ma
Bàn đến quan niệm về cái chết, sự tồn tại của linh hồn con người, sự tồn tại
thế giới sau khi chết…được nhiều công trình đề cập đến. Tiêu biểu là một số công
trình được nêu dưới đây.
“Chết đi về đâu” là cuốn sách tập hợp những bài pháp thoại của Thượng tọa
Thích Nhật Từ từng nói tại Hoa Kỳ, Châu Úc và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật
giáo, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã phân tích những trở ngại tâm lý trước cái chết
thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Dưới nhãn quan Phật
giáo, tác giả đã phân tích sự tương thích về nhân quả và nghiệp của con người trong
tiến trình tái sinh, đồng thời định hướng cho tín đồ các kỹ năng buông xả trước lúc
ra đi để cái chết diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và thanh thản. Tuy nhiên, cuốn sách
chưa bàn đến các nghi thức cụ thể cần cử hành trong tang lễ giúp cho tín đồ siêu
thoát và đến được cảnh giới an lạc.
Ở trang 40, tác giả viết: “Khi con người qua đời thì dòng cảm xúc cũng đã
hết, không nên có khuynh hướng đẳng thức hóa dòng cảm xúc tiếp tục tồn tại trong
cơ thể vật lý mà cần giải phóng nó. Hãy thực tập thoải mái theo cách thức sau khi
mình qua đời, người thân chôn, thiêu hoặc thậm chí bỏ thây ngoài đường không ai
quan tâm, chăm sóc, huơng án cũng không sao. Bởi vì cơ thể đó chỉ là phương tiện
để thần thức được gán vào… Quan niệm như thế sẽ làm cho người Phật tử thực sự
thoải mái, thong dong tự tại và không chao đảo trước cái chết, đồng thời tiến trình
đó giúp con người sống một cách an lành”. [150; 40]
Trong cuốn sách “Điều rất cần cho chúng ta”, tác giả Trần Hữu Thành tập
hợp những câu hỏi và câu trả lời về đức Chúa trời, linh hồn, kinh thánh, loài người
14
và hậu qủa của tội lỗi, về nguồn của sự sống và giải pháp cứu chuộc đức Chúa trời
qua chúa Giêsu. Tác giả diễn giảng về 3 ý nghĩa của chữ chết trong Kinh Thánh:

« chết thuộc thể là khi một người nhắm mắt tắt hơi, phân cách với thể xác; chết
thuộc linh là khi một người còn sống nhưng vì phạm tội, tâm linh người đó bị phân
cách với nguồn sống; chết đời đời là một người đang chết thuộc linh mà nhắm mắt
tắt hơi thì linh hồn người đó sẽ sống đời đời trong Hồ lửa” [125;18]. Cuốn sách bàn
đến quan niệm của Công giáo về cái chết, sự tồn tại linh hồn sau khi chết nhưng
chưa đề cập đến nghi thức tang lễ Công giáo.
“Tây Tạng sinh tử kỳ thư” của Liên Hoa Sinh - Tề Hân được chỉnh lý và
giải nghĩa từ cuốn “Trung ấm văn giáo cứu độ đại pháp” - một kinh điển Phật giáo
cổ xưa nói về cái chết và sự giải thoát. Qua hàng trăm hình vẽ và sơ đồ minh họa
kèm theo những chỉ dẫn, cuốn sách đã mô tả hàng loạt cảnh giới trong thế giới
Trung ấm (bardo) và đưa ra những biện pháp ứng phó.
Cuốn sách đưa đến cho người đọc một thông điệp là hoàn toàn có thể chuẩn
bị cho cái chết ngay từ khi còn sống. Không nên thiếu hiểu biết và giữ định kiến đối
với cái chết. Ngay từ khi còn sống, chúng ta phải biết tận dụng thời gian tu hành, đi
sâu quan sát bản chất vô sinh, vô diệt của vạn vật, nhằm giác ngộ về sự vô ngã của
cuộc đời, từ đó giải thoát khỏi sống - chết mà đạt đến cảnh giới Niết bàn.
Đây là tài liệu tham khảo thiết thực để luận án có cơ sở khảo cứu vấn đề
nhận thức luận của Phật giáo về tang thức và cách thức tổ chức các nghi thức tang
lễ Phật giáo.
Trong sách “Sống và chết theo quan niệm Phật giáo”, tác giả Thích Như
Điển bàn đến một số câu chuyện liên quan đến vấn đề đầu thai và khái quát một số
quan niệm về sống và chết của người Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc.
“Hiện tượng đầu thai” của Ian Stevenson mô tả lại những nghiên cứu khoa
học của đại học Virginia – Hoa Kỳ về hiện tượng đầu thai. Tác giả đã thống kê
hàng nghìn chứng cứ thu thập ở Ấn độ, Brasil, Liban, Alaska và chọn ra 20 trường
hợp tiêu biểu để khảo sát. Các bằng chứng về hiện tượng đầu thai đó được tác giả
dùng để chứng minh và lý giải vấn đề đầu thai là có thật.
15
“Học thuyết Phật giáo về đời sống sau khi chết” của Nayaka Thera
Piyadassi bàn đến câu hỏi hóc búa “Có sự sống sau cái chết không?”. Đây là vấn đề

được nhân loại quan tâm tìm hiểu từ xưa đến nay. Cuốn sách đã đưa ra các luận
điểm và chứng minh bằng lý thuyết Phật giáo để làm sáng tỏ vấn đề luân hồi. Đây
cũng là nguồn tài liệu tham khảo thiết thực cho luận án.
“Sự sống sau cái chết – gánh nặng chứng minh” của Deepak Chopra là tác
phẩm lay động hàng triệu người đọc khi xóa tan sự thần bí về những băn khoăn đối
với những vấn đề sâu thẳm của tâm linh con người. Cuốn sách đưa ra vô số bằng
chứng cho thấy “thế giới bên kia” không tách biệt với “thế giới bên này” bởi một
bức tường không thể vượt qua. Bằng kinh nghiệm cá nhân, trí tuệ và triết học Veda
cổ đại, thuyết vật lý hạt cơ bản, Chopra đã phân tích những lý thuyết coi cái chết là
ảo ảnh của các cảm giác, lý thuyết linh hồn sống sót trong vòng xoáy liên tục của sự
thanh lọc và kết thúc nơi cõi Niết bàn. Đồng thời cuốn sách đưa ra những bài tập
kích thích tư duy, cung cấp kinh nghiệm trực tiếp của các tư tưởng giúp chúng ta
sáng tỏ sự hiểu biết về tâm linh của mình.
“Sự sống sau khi chết” của Raymond A. Moody Jr - bác sĩ y khoa và tiến sĩ
triết học là cuốn sách tập hợp những bằng chứng về sự tồn tại sự sống sau khi chết.
Trên cơ sở những bằng chứng được rút ra từ chính những câu chuyện kể lại sự trải
nghiệm giống nhau về “thế giới bên kia” của hàng trăm trường hợp cận tử hay chết
lâm sàng và sống lại trên khắp thế giới, tác giả đã đưa ra các giải thích khác nhau về
hiện tượng chết. Đây là cuốn sách tham khảo thiết thực để tác giả luận án có thêm
cơ sở lý luận để bàn về vấn đề quan niệm của Phật giáo và Công giáo về cái chết.
“Tiền kiếp có hay không?” của Jim B. Tucker tập hợp, miêu tả và phân tích
các trường hợp trên khắp thế giới có dấu hiệu đã trải qua tiền kiếp. Tác giả lựa chọn
2500 trường hợp lấy từ dữ liệu của trường đại học Virginia (Hoa Kỳ) để trình bày
lại một cách rõ ràng và đi sâu vào việc phân tích giả thuyết ý thức vẫn có thể tồn tại
sau khi bộ não đã chết. “Ý thức được thể hiện ra bên ngoài thế giới tự nhiên thông
qua một bộ não vẫn có thể tồn tại được sau khi bộ não đó bị suy yếu hoặc chết đi và
nó có thể nhập vào một bộ não mới, hay một cơ quan truyền đạt mới, tại một thời
điểm sau này”.[76; 306]
16
“Bí ẩn về tiền kiếp và hậu kiếp” của Đoàn Văn Thông đề cập đến các hiện

tượng luân hồi, tái sinh, nhân và quả. Nội dung cuốn sách giúp luận án có thêm
nguồn tài liệu khi khảo cứu vấn đề quan niệm về tang thức của Phật giáo.
Một loạt các bài viết của Nguyễn Duy Hinh tập hợp trong “Một số bài viết
về tôn giáo học” như bài “Thần và Quỷ”, “Phàm và Thiêng”, “Người và
Thần” Những bài viết này đã bàn đến các cặp phạm trù – các cặp khái niệm cơ
bản đề cập đến thế giới siêu hình và thường được nhắc đến trong tôn giáo, tín
ngưỡng Việt Nam.
Qua một số công trình bàn đến vấn đề nhận thức về cái chết, chúng tôi thấy
bằng các góc độ khác nhau, các học giả đã đưa ra những quan niệm đa chiều về
cái chết và sự sống sau khi chết. Trong đó, các công trình nghiên cứu của các học
giả Phương Tây thường dùng phương pháp nghiên cứu trường hợp. Dựa vào những
bằng chứng xác thực là những người cận tử, chết lâm sàng hoặc những người nhớ
được những việc trong “quá khứ” mà từ lúc sinh ra đến thời điểm kể lại họ chưa
bao giờ biết sự kiện đó, các tác giả dùng làm cơ sở cho việc phân tích, lý giải và
đưa ra bằng chứng cho rằng có tồn tại thế giới sau khi chết. Phương pháp nghiên
cứu trường hợp dựa vào sự trải nghiệm tâm linh của các cá nhân có lẽ là một trong
những phương pháp nghiên cứu phù hợp để lý giải vấn đề thuộc văn hóa tâm linh
và triết học siêu hình.
Đây là nguồn tài liệu hữu ích mà tác giả luận án có thể tham khảo, đối chiếu
và kế thừa một phần khi giải quyết nội dung trong chương 2 của luận án (bàn đến
quan niệm về tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt).
1.2.2 Tang thức của người Việt Bắc bộ được đề cập trong các sách liên
quan đến Phật giáo
Một số sách tham khảo có nội dung liên quan đến tang thức của tín đồ Phật
giáo như sau:
“Nghi thức cầu an- cầu siêu- sám hối – cúng ngọ” là cuốn sách tập hợp các
bài kinh mà Phật tử cần tụng niệm trong các dịp lễ cầu an, cầu siêu, sám hối và cúng
ngọ.
17
“Nghi thức lâm chung” của Hòa thượng Thích Giải An là cuốn sách hướng

dẫn Phật tử thực hành một số nghi thức cho người đồng đạo đã mất như nghi thức
khai kinh, cúng ngọ, tống táng. Tuy nhiên, cuốn sách còn rất sơ lược chỉ mang tính
chất liệt kê các bài kinh cần tụng niệm cho người Phật tử đã chết.
“Phật giáo sinh tử kỳ thư” của Thích Điền Tâm là cuốn sách bàn đến triết lý
nhân sinh Phật giáo. Cuốn sách tổng hợp nhiều tri thức căn bản từ quan niệm đến
cách thức thực hành nghi thức tang lễ Phật giáo. Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến
các phương pháp Mật tu giúp con người ngay khi còn sống có thể để đối diện với
cảnh tượng giai đoạn Trung ấm (giai đoạn từ khi con người chết đến 49 ngày sau -
đây là thời điểm quyết định việc tái sinh của thần thức vào các cảnh giới khác nhau
hoặc vãng sinh lên cõi Niết bàn). Vì vậy, công trình giống như một loại sách công
cụ giúp tác giả luận án so sánh, đối chiếu khi bàn đến tang thức Phật giáo của người
Việt.
“Bardo – Bí mật nghệ thuật sinh tử” của pháp vương Gyalwang Drukapa là
cuốn sách tập hợp những luận giảng của Ngài về những vấn đề căn bản của sự sống
và chết theo quan điểm Phật giáo Kim cương thừa. Cuốn sách chia năm phần theo
thứ tự: Chương I. Khoa học sinh tử, Chương II – Bardo, Chương III – nghệ thuật
sinh tử, Chương IV – Giới thiệu pháp chuyển di tâm thức Phowa, Hộ niệm và quán
đỉnh Changwa; Chương V là toàn văn Bài Kệ cầu nguyện Bardo – giáo pháp khai
thị của đức Pháp vương. Cuốn sách có nhắc đến một số nghi thức cụ thể trong tang
lễ Phật giáo như nghi thức Hộ niệm và quán đỉnh Changwa nhưng rất trừu tượng và
khó hiểu. Đây cũng là tài liệu hữu ích giúp tác giả giải quyết nội dung luận án.
“Nghi thức hộ niệm” (Chùa Lân – Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử, tài liệu
lưu hành nội bộ) chủ yếu liệt kê các bài kinh phải tụng niệm trong khi cử hành nghi
thức này nhưng không đi sâu phân tích, lý giải mục đích, ý nghĩa của nghi thức.
“Nghi thức cúng Phật và tổ tiên” (Thích Tố Liên, phát hành 1948, Tư liệu
lưu hành nội bộ của thư viện Phật học) có nội dung hệ thống hóa một loạt các bài
kinh kệ, bài văn cúng được sử dụng trong một số dịp như ngày giỗ tổ tiên, lễ cầu
nguyện cho vong nhân mới mất, lễ cầu phúc, lễ thí thực và phóng sinh…
18
“Tang sự xưa và nay” của Đức Quang là cuốn sách có nội dung bàn đến vấn

đề phong tục tang ma ở Việt Nam chia thành hai phần trước đây và hiện nay. Cuốn
sách chủ yếu khảo cứu tang sự của người Việt và có nhắc sơ qua nghi thức khai thị
và trợ niệm trong lễ tang Phật giáo. Ngoài ra nội dung của sách còn bàn đến tập tục
ma chay của một số tộc người thiểu số như người Khơme Nam Bộ, Người Nùng,
J’rai và người Tây Tạng.
Tóm lại, chúng tôi thấy các tài liệu trên cơ bản đã đề cập đến những nghi
thức trong tang lễ Phật giáo nói chung như nghi thức khai thị, hộ niệm, cầu siêu,
nghi thức cúng Phật và tổ tiên… Đó là nguồn tài liệu cần thiết giúp tác giả luận án
giải quyết vấn đề liên quan đến tang thức hiện nay của tín đồ Phật giáo ở vùng Bắc
bộ được đề cập trong chương 3 của luận án. Tuy nhiên, trong số các tài liệu tham
khảo này chưa có công trình nào hệ thống hóa toàn bộ các nghi thức và bàn chuyên
sâu về qui trình tang lễ Phật giáo của người Việt ở Bắc bộ.
1.2.3 Tang thức của người Việt Bắc bộ được đề cập trong các sách liên
quan đến Công giáo
Tang thức của tín đồ Công giáo chủ yếu được giới thiệu, nghiên cứu bởi các
nhà thần học và giới chuyên môn. Dưới đây là một số công trình nổi bật.
“Phụng - Vụ học – Khoa” của F. Vuillard - Cố Huy là cuốn sách tổng hợp
ghi chép các qui định của Công giáo như ghi lại các kinh cầu nguyện hàng ngày,
cách thức tế lễ, những lễ nghi phải giữ khi làm các phép bí tích, những việc không
thuộc về phép bí tích và các lễ nghi phải giữ trong việc thờ phụng. Liên quan đến
vấn đề tang sự, cuốn sách có đề cập đến một số quy định từ giáo lý và giáo luật
Công giáo về nghi thức Xức dầu, thăm bệnh nhân, làm phép nghĩa địa, những kinh
phải đọc lúc bệnh nhân hấp hối, tắt thở hoặc lúc an táng….
Nhìn chung, cuốn sách nêu lại những quy định đã được quy chuẩn của Công
giáo về tang sự của người Kitô hữu. Chúng tôi nhận thấy cuốn sách đưa ra những
quy định riêng dành cho hai đối tượng linh mục hoặc tín đồ. Cuốn sách giống như
một cẩm nang tra cứu về các quy định của giáo luật Công giáo nói chung, trong đó
có quy định về tang ma.
19

×