Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La (Việt Nam) với 6 tỉnh Bắc Lào ( Luông Pha Bang, Phong Sa Lỳ, Bò Kẹo, Hủa Phăn, U đôm xay, Luông Nậm Thà) từ năm 1986 - đến năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.48 KB, 125 trang )

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ và xây dựng tổ quốc của bất cứ một dân
tộc, một quốc gia nào chẳng những phải phát huy nội lực mà còn phải xây dựng
khối đại đoàn kết quốc tế để tranh thủ sức mạnh thế giới đưa sự nghiệp xây dựng
bảo vệ đất nước đến thành công.
Lịch sử phát triển của tỉnh Sơn La nói riêng và của cả nước Việt Nam nói
chung luôn luôn có mối quan hệ trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội, an ninh, quân sự với các nước trên thế giới nhằm tranh thủ sự hợp tác giúp
đỡ của các nước đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân
dân, xây dựng bảo vệ tổ quốc, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia ở nước ta;
đồng thời cũng góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình, độc lập
dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Sơn La và Bắc Lào có biên giới liền kề, trong quá khứ lịch sử luôn luôn có
mối quan hệ về tất cả các mặt. Trong nội dung lịch sử của Sơn La và các tỉnh
Bắc Lào đều có lịch sử về mối quan hệ, vì vậy khi nghiên cứu lịch sử Sơn La
không thể không nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác giữa Sơn La và Bắc Lào.
Nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề
này. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “ Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La (Việt
Nam) với 6 tỉnh Bắc Lào từ năm 1986 - đến năm 2008” sẽ lấp đi khoảng trống
nghiên cứu trong lịch sử của Sơn La về mối quan hệ.
Nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc
Lào” chẳng những giúp chúng ta hiểu sâu sắc mối quan hệ hợp tác giữa Sơn La
1
và Bắc Lào, mà còn giúp chúng ta hiểu sâu sắc toàn diện hơn về mối quan hệ
Việt - Lào, cũng như hịểu sâu sắc toàn diện hơn lịch sử của tỉnh Sơn La.
Nghiên cứu đề tài này sẽ cung cấp những nội dung kiến thức lịch sử, tư
liệu lịch sử phục vụ cho nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy học tập lịch sử ở địa
phương Sơn La và lịch sử Việt Nam.
* ý nghĩa thực tiễn: Hiện nay chúng ta đang trong thời kỳ đổi mới đã đạt


được những thành tựu, nhưng vẫn đặt ra những thách thức khó khăn mới, nhất là
trong quan hệ hợp tác với quốc tế, trong đó có Lào. Chúng ta cũng đạt được
những thành tựu nhưng vẫn còn tồn tại khó khăn về nhận thức cũng như những
hoạt động thực tiễn để mối quan hệ được tốt hơn, đặc biệt là các lực lượng đế
quốc phản động đang tìm mọi cách chia rẽ, phá hoại mối quan hệ đoàn kết Việt -
Lào.
Việc xây dựng mối quan hệ hợp tác đang được đặt ra, nhất là trong điều
kiện hiện nay Việt Nam đang thực hiện hội nhập quốc tế kinh tế - văn hoá. Vị trí
vai trò của quan hệ ngoại giao đã được Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam
(tháng4 năm 2001) khẳng định: Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải đi đôi
với hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng
hợp. Do đó không thể không xây dựng, mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa Việt
Nam và các nước.
Nghiên cứu đề tài mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào
sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm xây dựng, củng cố và phát triển mối
quan hệ hợp tác giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào, để đóng góp cho công cuộc
xây dựng mối quan hệ giữa Việt Nam – Lào trong sáng, bền vững mãi mãi.
2
Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn còn là tài liệu giáo dục truyền thống
cho đồng bào các dân tộc, nhất là thế hệ trẻ tỉnh Sơn La về việc xây dựng khối
đoàn kết hợp tác cuả Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào nói riêng và tình hữu nghị Việt -
Lào nói chung.
Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài: “ Mối quan hệ
hợp tác của tỉnh Sơn La (Việt Nam) với 6 tỉnh Bắc Lào
( Luông Pha Bang, Phong Sa Lỳ, Bò Kẹo, Hủa Phăn, U đôm xay, Luông Nậm
Thà) từ năm 1986 - đến năm 2008” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Trong nghiên cứu về mối quan hệ của tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào
đến nay đã có một số những công trình nghiên cứu đề cập tới:

- Cuốn “Sơn La lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp” (1945-1954) do
Ban chấp hành quân sự tỉnh Sơn La biên soạn – NXB Quân đội Nhân dân, năm
1995. Trong nội dung cuốn sách đã viết khá chi tiết về mối quan hệ giữa Sơn La
và các tỉnh Bắc Lào, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự quốc phòng giữa 2 bên đã
có mối quan hệ đoàn kết đưa cuộc cách mạng giành độc lập và kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945-1954) đến thành công.
- Trong các cuốn : Lịch sử Đảng bộ huyện Mai Sơn (1945-1995); Lịch sử
Đảng bộ huyện Sông Mã( 1945-1995); Lịch sử Đảng bộ huyện Mộc Châu (1945-
1995; Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Châu (1945-1995) do Ban chấp hành Đảng bộ
huyện Mai Sơn, Sông Mã, Mộc Châu, Yên Châu biên soạn – NXB Chính trị
quốc gia, năm 2000. Trong nội dung của các cuốn sách này cũng đã phần nào nói
đến mối quan hệ của huyện với một số tỉnh Bắc Lào giáp biên giới (Hủa Phăn,
3
Luông Pha Băng) nhưng cũng chỉ là ở mức độ khái quát sơ lược trong phạm vi
địa phương.
- Cuốn “Sơn La lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước” (1954-1975) do
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La biên soạn – NXB Quân đội Nhân dân, năm
2004. Viết khá đầy đủ về mối quan hệ hợp tác hữu nghị của nhân dân Sơn La với
nhân dân Bắc Lào trong thời kì chống Mĩ cứu nước, xây dựng hậu phương miền
Bắc XHCN; đặc biệt là sự chi viện sức người, sức của của quân và dân Sơn La
góp phần cho thắng lợi của cách mạng Lào trong những năm 1954-1975.
- Cuốn “ Lịch sử bộ đội biên phòng Sơn La” (1959-2000) do Đảng uỷ- Ban
chấp hành Đảng bộ bộ đội biên phòng Sơn La biên soạn- NXB Quân đội Nhân
dân, năm 2004. Cuốn sách đã đề cập đến mối quan hệ giữa Sơn La với các tỉnh
Bắc Lào ở lĩnh vực giữ vững tình hình chính trị an ninh quốc phòng của 2 quốc
gia trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ và trong thời kì đổi mới (1959-
2000).
- Các cuốn “ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La” Tập 1;2 (1939-1975), và Tập 3
(1976-2000) do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La biên soạn – NXB Chính trị
quốc gia, năm 2002 và năm 2005. Đã đề cập đến mối quan hệ giữa Sơn La với

các tỉnh Bắc Lào, nhưng chủ yếu chỉ nói về các chủ trương, kế hoạch của Đảng,
Nhà nước về mối quan hệ giữa 2 bên qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, đế quốc Mĩ, và những năm đầu thời kì đổi mới (1986-2000).
- Cuốn “ Tỉnh Sơn La 110 năm” (1895-2005) do Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân
dân, UBND Tỉnh Sơn La biên soạn- NXB Chính trị quốc gia, năm 2005. Đã đề
cập đến mối quan hệ giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào từ rất lâu đời, tiếp tục
được đoàn kết qua hai cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, mối
4
quan hệ này đến nay ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Nhưng cuốn sách
cũng chỉ nêu lên mối quan hệ giữa 2 bên ở mức độ khái quát, sơ lược chưa đi
vào chi tiết cụ thể từng lĩnh vực.
- Trong đề tài nghiên cứu cấp trường của khoa Sử Trường Đại học Tây
Bắc “Bước đầu tìm hiểu quan hệ Sơn La( Việt Nam) - Hủa Phăn ( Lào) giai đoạn
1986-2005” của Dương Hà Hiếu và Phí Thị Toan, năm 2006, đã đề cập đến mối
quan hệ của tỉnh Sơn La với tỉnh Hủa Phăn trên các lĩnh vực: chính trị, an ninh
quốc phòng, kinh tế, văn hoá giai đoạn 1986-2005. Tuy nhiên nội dung của đề tài
chưa thật đầy đủ, mới chỉ đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ của Sơn La với một
tỉnh của khu vực Bắc Lào.
Như vậy cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về
mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào (Hủa Phăn, Luông Pha
Bang, Bò Kẹo, Phong Sa Lỳ, U Đôm Xay, Luông Nậm Thà) từ năm 1986 đến
năm 2008. Chính vì vậy vấn đề này cần được nghiên cứu để lấp đi khoảng trống
trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng.
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh
Bắc Lào (Luông Pha Băng, Phong Sa Lỳ, Bò Kẹo, Hủa Phăn, U Đôm Xay,
Luông Nậm Thà) từ năm 1986 đến năm 2008.
5
* Phạm vi nghiên cứu.

Luận văn tập trung nghiên cứu những hoạt động, vai trò của mối quan hệ
hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, an
ninh, quốc phòng của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào trong thời gian từ năm
1986 đến năm 2008.
Tuy nhiên, ở luận văn này chúng tôi chỉ mới đề cập đến những hoạt động,
vai trò về mối quan hệ chủ yếu của tỉnh Sơn La, còn những hoạt động của các
tỉnh bạn với Sơn La chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu đầy đủ.
* Nhiệm vụ nghiên cứu.
Trên cơ sở tư liệu lịch sử chọn lọc, chỉnh lý, luận văn dựng lại một cách
tương đối toàn diện, đầy đủ về mối quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực kinh
tế, văn hoá, chính trị, giáo dục, an ninh quốc phòng của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh
Bắc Lào trong những năm 1986 - 2008.
Góp phần đánh giá vai trò của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Sơn La
trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Sơn La và các tỉnh
Bắc Lào từ năm 1986 đến năm 2008; đồng thời qua đó cũng rút ra một số bài học
kinh nghiệm để phục vụ cho việc xây dựng phát triển mối quan hệ hợp tác giữa
tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào trong giai đoạn cách mạng mới.
6
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
* Nguồn tư liệu.
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng kết hợp nhiều nguồn tư liệu
khác nhau:
- Văn kiện của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh…về mối quan hệ
Việt- Lào nói chung, hay mối quan hệ của các tỉnh Tây Bắc với các tỉnh Bắc Lào
nói riêng. Loại tư liệu này giúp cho chúng ta có phương hướng, quan điểm
nghiên cứu đúng đắn và để giải quyết vấn đề trong đề tài đặt ra.
- Nguồn tư liệu gốc, lưu trữ: gồm các báo cáo, các văn bản, các báo cáo
tổng kết, thống kê, những kí kết…là những tư liệu gốc để xây dựng nên luận
văn.
- Những tài liệu sách, báo của Trung ương, địa phương viết về mối quan

hệ giữa Sơn La và Bắc Lào. Đây là những tư liệu tham khảo nhưng rất quan
trọng cung cấp cho chúng ta những nội dung về lịch sử, những nhận định, đánh
giá về mối quan hệ này để so sánh với những kết quả nghiên cứu của mình, để
nêu ra được nhận định đánh giá khách quan đầy đủ hơn.
- Tư liệu điền dã thực tế: gồm những tranh ảnh, lược đồ, số liệu thống
kê,những nhân chứng lịch sử, hồi kí…để bổ xung cho những thiếu sót của tư liệu
thành văn.
7
* Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài luận văn sử dụng phương pháp luận sử học macxít,
và kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgíc ( phương pháp lịch sử là
chủ yếu); chú trọng công tác tư liệu.
Là đề tài lịch sử địa phương nên trong khi nghiên cứu chúng tôi coi trọng
công tác điền dã, khảo sát thực tế địa phương…
5. Đóng góp của luận văn.
-Trên cơ sở tư liệu được chỉnh lí lần đầu tiên luận văn dựng lại một cách
tương đối hệ thống, toàn diện về các hoạt động và hiệu quả của mối quan hệ hợp
tác của tỉnh Sơn La với 6 tỉnh Bắc Lào trong những năm 1986- 2008.
-Góp phần đánh giá vai trò của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Sơn La;
buổi đầu rút ra những bài học kinh nghiệm đóng góp cho việc xây dựng, phát
triển của mối quan hệ hợp tác giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào. Phục vụ thiết
thực cho việc xây dựng phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Sơn La và các tỉnh
Bắc Lào nói riêng, và xây dựng phát triển mối quan hệ Việt – Lào nói chung,
đóng góp cho sự nghiệp xây dựng quê hương và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn
cách mạng mới.
-Đóng góp tư liệu lịch sử phục vụ cho nghiên cứu, dạy, học lịch sử Sơn
La, lịch sử đất nước trong những năm đầu thời kỳ đổi mới (1986-2008).
-Luận văn còn là tài liệu giáo dục truyền thống lịch sử cho nhân dân và thế
hệ trẻ Sơn La.
8

6. Bố cục của luận văn.
Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và 3
chương:
Chương 1: Khái quát về quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào
trước năm 1986.
Chương 2: Mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 3 tỉnh Bắc Lào (Hủa
Phăn, Luông Pha Bang, Bò Kẹo) từ năm 1986 đến năm 2000.
Chương 3: Mở rộng, phát triển mối quan hệ hợp tác của tỉnh Sơn La với 6
tỉnh Bắc Lào ( Hủa Phăn, Luông Pha Băng, Bò Kẹo, U Đôm Xay, Phong Sa Lỳ,
Luông Nặm Thà) từ năm 2000 đến năm 2008.
9
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC CỦA TỈNH SƠN
LA VỚI CÁC TỈNH BẮC LÀO TRƯỚC NĂM 1986.
1.1 ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ BIÊN GIỚI CỦA
TỈNH SƠN LA.
* Vài nét về địa lý hành chính:
Sơn La là một tỉnh miền núi vùng biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên toạ độ địa lý từ 20
0
39’ đến 22
o
5’ vĩ
bắc; 103
0
15’ đến 105
0
15’ kinh đông. Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai (252
km); phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình (135km), tỉnh Thanh
Hoá (42km); phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, và Lai Châu (85km); phía Nam giáp
tỉnh Hủa Phăn, và Luông Pha Băng của nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

(250km).
Sơn La một vùng đất có lịch sử từ lâu đời, theo sử cũ thời Hùng Vương
Sơn La thuộc bộ Tân Hưng; thời nhà Lý thuộc châu Lâm Tây; thời Trần thuộc
đạo Đà Giang. Đến thời nhà Lê, theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi thì phủ Gia
Hưng có một huyện, 5 châu, 42 động. Địa bàn 5 châu này thì có 4 châu thuộc
vùng đất tỉnh Sơn La ngày nay.
Từ sau khi thực dân Pháp đánh chiếm ( 3/12/1887) đơn vị hành chính tỉnh
Sơn La có nhiều lần thay đổi. Cho đến ngày 10/10/1895, Toàn quyền Đông
Dương cho nhập Tiểu quân khu Vạn Bú và Tiểu quân khu Lai Châu thành tỉnh
Vạn Bú. Cuối tháng 8 năm 1904, Nghị định Toàn quyền Đông Dương cho đổi
tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La.
Ngày 28/6/1909, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách các châu
Quỳnh Nhai, Điện Biên, Tuần Giáo, Châu Lai và phủ Luân Châu thành lập tỉnh
10
Lai Châu. Lúc này tỉnh Sơn La chỉ còn 6 châu: Sơn La ( hay Mường La), Thuận
Châu, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp,
tỉnh Sơn La thuộc các Chiến khu II, Khu XIV, Liên khu X, Liên khu Việt Bắc và
Khu Tây Bắc.
Sau hoà bình lập lại, từ tháng 5 năm 1955 đến tháng 10 năm 1962 các
châu của Sơn La thuộc Khu tự trị Thái- Mèo( không có cấp tỉnh). Tháng 10 năm
1961, Thị xã Sơn La được thành lập( trực thuộc Khu tự trị Thái- Mèo).
Ngày 24/12/1962, tỉnh Sơn La chính thức được lập lại gồm các huyện:
Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu
và Thị xã Sơn la. Đến tháng 1 năm 1976 thêm 2 huyện Bắc Yên, Phù Yên. Hiện
nay Sơn La có 201 xã, phường, thị trấn.
* Điều kiện địa lý tự nhiên:
- Đặc điểm về địa hình, địa chất:
Sơn La là một tỉnh miền núi cấu tạo địa hình phức tạp, có núi đá vôi xen
lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo, bồn địa và cao nguyên. Địa hình bị chia cắt bởi

núi cao, suối sâu. Các dãy núi lớn và cao( có độ cao trung bình trên 2000m) đều
tập trung ở phía Bắc tỉnh thuộc vùng giáp giới giữa Sơn La - Lào Cai - Yên Bái.
Dọc biên giới Việt- Lào phía Tây của tỉnh có những dãy núi hiểm trở với độ cao
từ 1400-1800m. Vùng Tây Bắc nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng được kiến tạo,
hình thành trải qua một quá trình phát triển lâu dài, phức tạp. Sự đa dạng và phức
tạp về địa chất nên Sơn La có nhiều loại khoáng sản. Cả tỉnh có 150 mỏ và điểm
quặng khoáng sản ( bôxít, than, đồng, sắt, niken, vàng, nước khoáng, đá vôi, đất
11
sét...) được phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh và đã được phát hiện, khai
thác.
- Đặc điểm về khí hậu:
Vị trí địa lý, độ cao địa hình tạo nên những nét chung và nét riêng của khí
hậu Sơn La. Mặc dù có những nét đặc thù nhưng nhìn chung khí hậu Sơn La
mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa chí tuyến Bắc Bộ Việt Nam. Nhiệt
độ trung bình ngày mùa hè là 20
0
-25
0
c, mùa đông là 15
0
-25
0
c. Mưa nhiều vào
mùa hè- thu, lượng mưa trung bình của Sơn La là 1400-1800mm/ năm. Nguồn
nước mưa được tích tụ, lưu chuyển trong hệ thống sông, suối dày đặc và nguồn
nước ngầm phong phú đã đảm bảo yêu cầu về nước phục vụ cho sản xuất và đời
sống nhân dân trong tỉnh.
Mặc dù hàng năm vẫn có thiên tai: lũ lụt, hạn hán, rét, sương muối...
nhưng nhìn chung với đặc điểm khí hậu như trên khiến Sơn La có những điều
kiện để xây dựng, phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp.

- Đặc điểm về thổ nhưỡng:
Đất đai tỉnh Sơn La đa dạng, phức tạp có nhiều loại đất với đặc điểm sinh
thái phong phú; trong đó có các loại đất chính: đất đỏ vàng, đất mùn, đất phù
sa...Đặc điểm chung của thổ nhưỡng Sơn La là tầng đất khá dày, thấm nước tốt,
có tỷ lệ đạm, lân trong đất khá cao.
Đặc điểm đất đai như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Sơn La phát triển
sản xuất nông- lâm nghiệp. Trên các vùng đồi núi là những khu rừng già tự
nhiên, hoặc rừng mới được trồng mới. Tỉnh Sơn La có các loại động thực vật
rừng rất phong phú, gồm 69 họ với hơn 300 loài thực vật cùng với nhiều loài
động vật quí.
12
Vùng đồi thấp, sông suối, các thung lũng, bồn địa và trên hai cao nguyên
lớn Nà Sản, Mộc Châu của tỉnh là vùng sản xuất nông nghiệp trồng lúa nương,
lúa nước, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
- Đặc điểm về sông suối:
Sơn La có hai con sông lớn đều chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam đó
là sông Đà và sông Mã. Trong lịch sử bảo vệ và xây dựng tỉnh Sơn La, sông Đà
và sông Mã là huyết mạch giao lưu kinh tế giữa các vùng, là đường vận chuyển
lương thực, vũ khí, đảm bảo cho lực lượng vũ trang tác chiến trên địa bàn tỉnh,
góp phần chi viện quốc tế với nước bạn Lào, đảm bảo cho chiến lược phòng thủ
miền Tây Bắc của Tổ quốc. Ngoài hai con sông lớn, Sơn La còn có một hệ thống
các suối lớn, nhỏ tạo điều kiện thuận lợi phát triển thuỷ điện và thuỷ lợi nhỏ, đáp
ứng nhu cầu sản xuất và đời sống cho nhân dân.
- Sự hình thành đường biên giới Việt Nam- Lào ở địa phận tỉnh Sơn La:
Việt Nam có đường biên giới chung với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào dài 2067km, trong đó Sơn La có biên giới với hai tỉnh Hủa Phăn và
Luông Pha Băng (Lào) là 250km.
Qúa trình hình thành biên giới Sơn La với Lào đã có từ lâu đời trong lịch
sử, nhưng từ năm 1975 đến nay Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng
hoà Dân Chủ nhân dân Lào mới có điều kiện giải quyết vấn đề biên giới hai

nước một cách có hệ thống và phù hợp với luật pháp Quốc tế. Ngày 17/8/1977,
Chính phủ hai nước đã ký kết văn bản hoạch định biên giới Việt Nam- Lào. Đến
năm 1982, việc hoạch định và cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Sơn La và Lào
đã hoàn thành.
13
Đường biên giới Sơn La- Lào thuộc địa phận các huyện Sông Mã, Mai
Sơn, Yên Châu và Mộc Châu, qua đừơng phân thuỷ của các dãy núi chính, có
nhiều cao điểm có lợi thế về quân sự để phòng thủ lẫn bảo vệ đất nước.
Về giao thông: Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, đường qua Sơn La
sang Lào hiểm trở, khó khăn, chủ yếu sang đất Lào bằng các đường mòn và qua
đường thuỷ Sông Mã.
Trong kháng chiến chống Pháp, Chính quyền cách mạng đã tổ chức tu sửa,
mở thêm một số con đường mới( tiêu biểu như đường số 13 nối liền phía Đông
tỉnh Yên Bái đến phía Nam tỉnh Sơn La...) góp phần đưa cuộc kháng chiến ở Sơn
La và các tỉnh Bắc Lào đến thành công.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi (1954) miền Bắc hoàn
toàn giải phóng, các tuyến đường nội tỉnh Sơn La và sang Lào dần dần được xây
dựng thành hệ thống. Đến năm 2004, Sơn La có hai con đường quốc lộ: Đường
43 từ Mộc Châu qua cửa khẩu Pa Háng sang Sầm Nưa( Lào); đường 22 từ huyện
Sông Mã qua cửa khẩu Chiềng Khương qua Mường Ét tới Sầm Nưa (Lào). Các
cửa khẩu Pa Háng( hay còn gọi là Loong Sập- Mộc Châu), Chiềng
Khương( Sông Mã) là hai cửa khẩu Quốc gia ở Sơn La đi sang Lào. Ngoài ra
trên tuyến biên giới Sơn La còn có 23 đường tiểu ngạch, nhân dân hai bên biên
giới thường qua lại giao lưu.
Với điều kiện địa lý tự nhiên và đường biên giới như trên, Sơn La là một
tỉnh biên giới, có địa thế hiểm yếu, là một địa bàn chiến lược cả về kinh tế, chính
trị, quốc phòng, an ninh. Đồng thời với tài nguyên du lịch sinh thái, văn hoá, lịch
sử khá phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển quan
14
hệ hợp tác về mọi mặt giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào phục vụ cho công cuộc

xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước.
1.2 TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘI CỦA TỈNH SƠN LA
TRƯỚC NĂM 1986.
* Tình hình chính trị:
Trước khi thực dân Pháp xâm lược Sơn La mới đang ở thời kì đầu của chế
độ phong kiến. Suốt thời kì thống trị Sơn La, thực dân Pháp một mặt thiết lập bộ
máy Chính quyền của chúng, mặt khác chúng vẫn duy trì và biến bộ máy chính
quyền phong kiến địa phương làm công cụ tay sai để áp bức bóc lột nhân dân
Sơn La. Chúng thực hiện chính sách thâm độc “ dùng người Việt trị người Việt”,
“ dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”, thành lập ra cái gọi là “
Xứ Thái tự trị”, “ Vùng Mèo tự quản” nhằm tuyên truyền, bịp bợm cho chính
sách “ tôn trọng quyền dân tộc” giả hiệu của chúng. Thực ra chúng thực hiện âm
mưu chia rẽ các dân tộc thiểu số với dân tộc kinh, phá hoại khối đoàn kết chống
Pháp cứu nước của nhân dân các dân tộc trong tỉnh Sơn La, và nhân dân các dân
tộc giữa hai nước Việt – Lào, nhằm duy trì ách thống trị của chúng.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, đồng bào các dân tộc Sơn La
được hưởng chế độ mới chưa được bao lâu thì thực dân Pháp đã quay lại chiếm
Sơn La mới lập nên. Chúng tiếp tục thực hiện chính sách chia để trị với cái gọi là
“ Xứ Thái tự trị” hòng tạo nên sự chia rẽ, kì thị dân tộc trong đồng bào các dân
tộc Sơn La. Mặt khác chúng còn sử dụng đất Lào làm căn cứ để tung gián điệp,
biệt kích, phỉ... vượt biên giới Việt- Lào vào hoạt động phá hoại ở Sơn La; móc
nối với bọn phản động nằm vùng, dụ dỗ, lôi kéo, cưỡng ép một số đồng bào chạy
sang Lào.
15
Sau đại thắng Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, miền
Bắc của Tổ quốc được giải phóng, tình hình đó đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ mới
trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở Tây Bắc. Vì thế ngày 7/5/1955 Khu tự
trị Thái- Mèo( còn gọi là Khu tự trị Tây Bắc) được thành lập; bao gồm hai tỉnh
Sơn La, Lai Châu, hai huyện Văn Chấn và Than Uyên của tỉnh Yên Bái và
huyện Phong Thổ của tỉnh Lào Cai.

Từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc
Sơn La nhanh chóng ổn định tình hình, xây dựng bộ máy hành chính cơ sở; hàn
gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân và
bước vào công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù đã thất bại nhưng bọn đế quốc, phản động vẫn tìm mọi âm mưu,
thủ đoạn hòng phá hoại cuộc sống độc lập, hoà bình, hạnh phúc, đoàn kết hữu
nghị của nhân dân hai nước Việt- Lào. Chúng tung những toán quân báo tìm
cách xâm nhập biên giới, cho máy bay xâm phạm không phận, tung biệt kích,
gián điệp vượt biên vào các bản làng dọc biên giới, móc nối với bọn phản động
bên trong âm mưu bạo loạn; tung tin đồn nhảm, gây chiến tranh tâm lý, gieo rắc
hoang mang trong nhân dân, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước ta, kích động chia rẽ dân tộc. Chúng tung ra những luận điệu lừa bịp nhân
dân trong tỉnh như: Có vua H’Mông, vua Khơ Mú ra đời… cũng từ những hoạt
động phá hoại gây “ xưng vua, đón vua” mà bọn phản động đã dụ dỗ nhiều đồng
bào dân tộc Sơn La di cư sang Lào.
Suốt 20 năm( 1954 – 1975), dưới sự lãnh đạo sáng suôt của Đảng, Chính
phủ, Đảng bộ các cấp Chính quyền tỉnh Sơn La đã có những chủ trương, kế
hoạch, biện pháp đúng đắn, kịp thời chỉ đạo các tổ chức, đơn vị và các địa
16
phương nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, làm thất bại mọi âm mưu hành
động phá hoại của địch; đoàn kết phấn đấu hoàn thành các kế hoạch khôi phục
kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa( 1954 – 1960), hoàn thành kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất( 1961- 1965), đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ
và chi viện cho cách mạng miền Nam. Đồng thời củng cố tăng cường khối đoàn
kết giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào; nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương của
Đảng bộ Sơn La: Mở rộng, phát triển sự đoàn kết, hợp tác giữa Sơn La và các
tỉnh Bắc Lào, không chỉ về mặt quân sự mà cả về các mặt kinh tế, văn hoá, giáo
dục, y tế…
Mùa xuân năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nước Việt
Nam kết thúc thắng lợi. Miền Nam hoàn toàn được giải phóng cùng cả nước đi

lên chủ nghĩa xã hội. Bước sang thời kỳ cách mạng mới( 1975- 1985), Sơn La
cùng các tỉnh trong cả nước có rất nhiều thuận lợi, nhưng cũng đứng trước rất
nhiều khó khăn, thử thách mới.
Không cam chịu thất bại, đế quốc Mĩ và các lực lượng phản động quốc tế,
trong nước tìm mọi cách phá hoại nền độc lập, hoà bình và công cuộc xây dựng
đất nước giàu mạnh của hai nước Việt – Lào; đồng thời ra sức phá hoại, chia rẽ
khối đoàn kết, hữu nghị của nhân dân các dân tộc hai nước Việt – Lào.
Năm 1976, một năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Khu tự trị
Tây Bắc giải thể, tỉnh Sơn La được tái lập lại trực thuộc Trung ương.
Trước yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng mới, lãnh đạo tỉnh đã tập trung chỉ
đạo các cấp, các ngành và các địa phương phấn đấu hoàn thành các kế hoạch nhà
nước( 1976 – 1980, 1981 – 1985), hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, cải
thiện đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị trật tự xã hội trong tỉnh và
17
vùng biên giới; góp phần đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới
Tây Nam và biên giới phía Bắc giữ vững độc lập chủ quyền của Tổ quốc.
Lãnh đạo tỉnh Sơn La cũng chủ trương đẩy mạnh hoạt động mở rộng hơn
nữa mối quan hệ giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào trên tất cả các lĩnh vực:
Chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng… thành lập Chi
Hội Hữu nghị Việt - Lào của tỉnh.
Những năm 1975 – 1985, công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, cải thiện
nâng cao đời sống của nhân dân Sơn La, cũng như cả nước đã dành được nhiều
thành tựu quan trọng. Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan nên
tình hình kinh tế xã hội Sơn La và cả nước rơi vào tình trạng khủng hoảng; đời
sống của cán bộ và nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó các thế lực đế quốc, và các thế lực phản động quốc tế hoạt
động ráo riết chống lại chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng, Nhà nước và tiếp
tục chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết truyền thống của nhân dân các dân tộc hai
nước Việt – Lào
Trước tình hình đó, Đảng bộ, Chính quyền các cấp và nhân dân các dân

tộc Sơn La thực hiện đổi mới mọi mặt theo đường lối chính sách của Đảng Cộng
sản Việt Nam và Nhà nước, nhằm đưa sự nghiệp cách mạng của Sơn La, và đưa
mối quan hệ hợp tác của Sơn La với các tỉnh Bắc Lào sang một giai đoạn mới
phát triển cao và toàn diện hơn.
* Tình hình kinh tế, văn hóa xã hội:
- Về Kinh tế: Trứơc cách mạng tháng 8 năm 1945, cũng như các tỉnh Bắc
Lào, tỉnh Sơn La có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nhưng dưới chế độ thực
dân phong kiến chúng ra sức cướp đoạt ruộng đất của nhân dân; duy trì chế độ tô
18
,thuế hà khắc, nặng nề; khai thác tài nguyên thiên nhiên…nên kinh tế Sơn La vẫn
là nền kinh tế tiểu nông, tự cung, tự cấp lạc hậu, kém phát triển. Đời sống của
nhân dân các dân tộc Sơn La ngày càng thêm đói khổ, lạc hậu triền miên.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954, nhìn chung nền kinh tế
Sơn La vẫn trong tình trạng nghèo đói, kém phát triển. Nhưng từ năm 1947, nhất
là từ năm 1949 trở đi, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La thi đua đẩy mạnh
từng phần sản xuất, thực hành tiết kiệm, thực hiện đường lối kinh tế độc lập tự
chủ, “ Kháng chiến kiến quốc” của Đảng và Chính phủ.
Vì vậy, sản xuất được đẩy mạnh, đời sống của nhân dân các dân tộc Sơn
La được cải thiện. Nhân dân các dân tộc Sơn La không chỉ hoàn thành nhiệm vụ
chi viện cho tiền tuyến, đánh thắng giặc Pháp, giải phóng Sơn La và miền Bắc
mà còn hoàn thành nghĩa vụ chi viện sức người, sức của cho cách mạng Lào.
Tháng 7 năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta
kết thúc thắng lợi. Bước vào giai đoạn cách mạng mới, nhân dân các dân tộc Sơn
La đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn: nền kinh tế sau chiến tranh
què quặt, nghèo nàn, chủ yếu sản xuất nông nghiệp độc canh, tự túc tự cấp; số
đông đồng bào sống trong cảnh đói rách,bệnh tật, mù chữ, thất học. Trong khi đó
bọn phản động, tay sai đế quốc, thổ phỉ, tội phạm hình sự nổi lên hoạt động
chống phá, gây rối trật tự trị an…
Trong những năm 1954 – 1975, tỉnh Sơn La vẫn hăng hái bắt tay vào việc
hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế và đã đạt được những thành

tích ban đầu. Các phong trào vận động nhân dân khai hoang, phục hoá, tăng diện
tích ruộng nước, định canh nương dãy, hạn chế phá rừng, cải tiến kĩ thuật canh
tác, cải tiến nông cụ, tích cự làm thuỷ lợi… đã mang lại kết quả quan trọng. Năm
19
1955, sản lượng lương thực qui thóc toàn Khu đạt 105. 674 tấn( bình quần đạt
323kg/người); năm 1957, đạt 114.000 tấn(bình quân là 372kg/người/năm).
[29.148] Cùng với sản xuất nông nghiệp, các nghề sản xuất truyền thống như
trồng bông, trồng lanh ở Mai Sơn, Phù Yên, Yên Châu; trồng chè ở Mộc Châu,
Phù Yên được khôi phục và phát triển.
Mạng lưới thương nghiệp quốc doanh, các tổ mua bán lưu động và các
Hợp tác xã mua bán được xây dựng ở nhiều nơi, kể cả vùng sâu, vùng xa, bảo
đảm lượng hàng hoá cần thiết đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Một số
thị trấn, phó nhỏ và chợ như: Vạn Yên, Mộc Lỵ, Tạ Khoa …được khôi phục hoạt
động trở lại.
Từ năm 1958 đến năm 1960, trên địa bàn Sơn La đã xây dựng được 19 cơ
sowr công nghiệp Quốc doanh như: cơ khí, gạch ngói, điện , than, thuỷ tinh và 5
hệ thống thuỷ nông. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1962 tăng 40% so với
năm 1961.
Để tạo thêm cơ sở vật chất - Kỹ thuật cho Nông - Lâm nghiệp, trong 3
năm (1963 – 1965) tốc độ đầu tư cho phát triển nông lâm nghiệp tăng bình quân
hàng năm gấp 3.5 lần so với năm 1962. Năm 1965, sản lượng lương thực qui
thóc đạt 106.684 tấn tăng 7579 tấn so với năm 1963; cây công nghiệp, cây thực
phẩm tăng hơn 2,5 lần so với năm 1963; bình quân lương thực đạt 410kg/người,
tăng 9kg so với năm 1964. Trên địa bàn tỉnh hình thành những vùng sản xuất tập
trung: chè ở Mộc Châu, bông ở Nà Sản…chăn nuôi cũng phát triển tăng từ 20%
so với năm 1962 [29.160- 161] .Đến năm 1968 đã có 96% số hộ nông dân vùng
thấp và 62% số hộ nông dân vùng cao vào hợp tác xã.
20
Công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển. Toàn tỉnh năm 1968, có 67 cơ
sở công nghiệp và thủ công nghiệp, sản xuất được nhiều mặt hàng mới phục vụ

sản xuất và đời sống. Năm 1968, thu ngân sách đạt 12.609.000 đồng (tăng
6.628.000đồng so với năm 1963), trong đó thu từ kinh tế địa phương đạt
5.622.000 đồng. Về cơ bản đến năm 1975 nhiều chỉ tiêu kinh tế của Sơn La đều
đã vượt so với chỉ tiêu tỉnh để ra. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện,
đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến để giải phóng hoàn
toàn miền Nam và chi viện cao nhất cho cách mạng Lào.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi, đó là điều kiện thuận lợi
cho tỉnh Sơn La cũng như các tỉnh Bắc Lào phát triển kinh tế.Vượt qua những
khó khăn, thủ thách, nhân dân các dân tộc Sơn La đã hăng hái lao động sản xuất,
đưa giá trị tổng sản lượng nông – lâm nghiệp năm 1976 tăng 4.5% so với năm
1975. Các khu vực sản xuất tập trung chuyên canh nông – lâm nghiệp tiếp tục
được mở rộng sản xuất và có tỷ xuất hàng hoá ngày càng cao. Quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa được giữ vững và củng cố. Năm 1980, sản lượng lương thực
qui thóc đạt trên 15 vạn tấn, tăng 43% so với năm 1975. Cây hoa màu toàn tỉnh
tăng 63%, chiếm 41% trong cơ cấu lương thực. Về chăn nuôi đã chú trọng duy
trì đàn trâu, đàn bò tập trung. Năm 1980, đàn trâu có 64.000con, đàn bò có
45.600 con, đàn lợn có 184000 con. Phong trào xây dựng “ Ao cá Bác Hồ” được
phát động rộng rãi.Ngoài ra diện tích trồng cây công nghiệp( mía, chè, cà phê…)
tiếp tục được mở rộng. Nghề rừng được coi trọng, nên giá trị tổng sản lượng lâm
sản khai thác tăng cao hơn trước.
21
Ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh có nhịp
độ tăng bình quân hàng năm 14%. Năm 1980, giá trị sản lượng đạt 28,6 triệu
đồng, tăng gấp hai lần so với năm 1975, đưa tỷ trọng từ 21% lên 29% trong
giá trị tổng sản lượng nông- công nghiệp [29.205].Về xây dựng cơ bản đến
năm 1980, tỉnh đã đầu tư khoảng 88 triệu đồng, dành 84,4% cho khu vực sản
xuất. Một số công trình lớn được các ngành, các cơ sở trự thuộc Trung ương
kết hợp đầu tư xây dựng như: sân bay Nà Sản, thuỷ điện Chiềng Ngàm, thuỷ
nông Chờ Lồng…
Trong thời kỳ thực hiện kế hoạch Nhà nước 1981-1985, về nông – lâm

nghiệp, sản xuất lương thực của tỉnh năm 1985 đạt 16,5 vạn tấn, tăng 3000
tấn so với năm 1982. Cây công nghiệp tăng khá nhanh, sản lượng chề búp
tươi tăng bình quân hàng năm 15,6%, mía tăng 4,75%, cây dược liệu tăng hơn
3 lần… đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh. Phong trào nuôi ong mật, thả cá,
trồng cây ăn quả, rau xanh được mở rộng ra các vùng.
Sản xuất lâm nghiệp từ năm 1981 – 1985, toàn tỉnh đã tăng gần 3000ha
rừng, khoanh nuôi, bảo vệ 10 vạn ha rừng tự nhiên…
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đảm bảo chỉ tiêu đặt ra.
Khôi phục các ngành thủ công truyền thống và phát triển thêm một số ngành
nghề mới. Mức sản xuất hàng năm tăng 9 %.
Tập trung nguồn vốn xây dựng nhiều công trình trọng điểm: thuỷ điện,
thuỷ lợi, thuỷ nông, mở mới 70 km đường ô tô…
Trong lĩnh vực phân phối lưu thông, tỉnh có nhiều cố gắng phát triển
hàng xuất khẩu. Mạng lưới bán lẻ được mở rộng. Mở rộng trao đổi kinh tế với
các tỉnh miền xuôi…
Tóm lại, Sơn La có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng dưới chế
độ phong kiến, đế quốc kinh tế Sơn La không phát triển mà còn nghèo, lạc
hậu thêm vì chính sách bóc lột hà khắc tàn bạo của chúng. Chỉ từ sau cách
22
mạng tháng 8 năm 1945, nhất là trong những năm 1954 – 1985 với đường lối
xây dựng, phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước Dân chủ Nhân
dân, nền kinh tế Sơn La ngày càng phát triển và có những bước tiến quan
trọng, đúng với yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và cải thiện nâng cao đời
sống của nhân dân địa phương. Do đó, nhân dân Sơn La không chỉ hoàn thành
nghĩa vụ đối với sự nghiệp cách mạng trong nước mà còn mở rộng mối quan
hệ, hợp tác và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân các tỉnh Bắc Lào.
- Về văn hoá, xã hội: Cũng như các tỉnh Bắc Lào, tỉnh Sơn La có nhiều
dân tộc anh em sinh sống từ lâu đời. Năm 1930, có khoảng 9 vạn người. Như
vậy, trước cách mạng tháng 8 năm 1945 Sơn La thuộc tỉnh đất rộng, người
thưa. Đến năm 1975 toàn tỉnh có 34.1vạn ngưòi, năm 1999 là 88.1 vạn người,

năm 2002 số dân tăng lên là 94.2 vạn người, theo điều tra dân số thì tới tháng
4 năm 2009 dân số Sơn La có 1.080.641 người, như vậy tỉ trọng tăng dân số
là khá cao. Trong vòng một thế kỷ, dân số Sơn La đã tăng gấp 12 đến 13 lần.
Theo kết quả điều tra dân số tính đến năm 2009, tỉnh Sơn La có 12 dân tộc
anh em sinh sống.
Tỷ trọng các dân tộc ở tỉnh Sơn La:
Dân tộc Số dân (% tổng số dân số
trong tỉnh)
Thái 54%
Kinh 18%
Mông 12%
Mường 8.4%
23
Dao 2.5%
Còn lại là các dân tộc: Khơ Mú, Xinh Mun, Kháng,La Ha, Tày,
Lào,Hoa, sống rải rác trên khắp lãnh thổ của tỉnh.
Cũng như các dân tộc anh em ở các tỉnh Bắc Lào, các dân tộc anh em ở
tỉnh Sơn La nằm trong cộng đồng văn hoá Đông Nam Á thống nhất đa dạng.
Nền văn hoá của mỗi dân tộc ở Sơn La có nét đặc trưng riêng, nhưng cũng có
những điểm tương đồng như: Về ngôn ngữ, chữ viết, y phục, nghệ thuật ca
múa, phong tục tập quán, tín ngưỡng …
Như vậy, nền văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân các dân
tộc Sơn La phát triển từ rất sớm, độc đáo, phong phú, đa dạng và tiếp thu
được những tinh hoa trong nền văn hoá của các dân tộc khác trong nước và
các dân tộc của nước bạn.
Từ lâu đời các dân tộc Sơn La và các dân tộc ở Bắc Lào đã thường
xuyên qua lại, trao đổi kinh tế, văn hoá nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế,
văn hoá của mỗi dân tộc.
Dưới chế độ thực dân, phong kiến, bọn đế quốc và giai cấp thống trị
vừa tăng cường bóc lột về của cải vật chất, sức lao động của nhân dân; vừa

xuyên tạc nhằm xoá đi những giá trị văn hoá tinh thần tốt đẹp của đồng bào
các dân tộc Sơn La và Bắc Lào. Chúng không phát triển giáo dục mà thực
hiện chính sách “ Ngu dân” ; du nhập văn hoá, giáo dục thực dân đồi truỵ,
phản động; đồng thời chúng duy trì những phong tục, tập quán lạc hậu và các
tệ nạn xã hội. Đặc biệt chúng khuyến khích và bắt buộc đồng bào các dân tộc
uống rượu, hút thuốc phiện để nhằm huỷ hoại sức khoẻ, thể xác, tinh thần của
nhân dân, dìm nhân dân các dân tộc trong cuộc sông ngu dốt, lạc hậu để
chúng dễ bề áp bức, bóc lột, duy trì ách áp bức bóc lột của chúng.
24
Từ năm 1945 nhất là từ năm 1954 đến nay, Sơn La cùng miền Bắc tiến
lên Chủ nghĩa xã hội, vừa tiến hành khôi phục phát triển kinh tế vừa tiếp tục
phát huy, bảo lưu những giá trị văn hoá đặc sắc đậm đà bản sắc dân tộc.
Các dân tộc Sơn La cũng như các dân tộc Bắc Lào đều có được tính cần
cù , dũng cảm trong lao động và đấu tranh, có tinh thần đoàn kết và tính cộng
đồng cao…Đồng bào thường thờ cúng trời, đất, tổ tiên bằng những nghi thức,
lễ hội phong phú mang bản sắc riêng của từng dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nền
văn học dân gian cổ truyền rất phong phú về các thể loại như: Truyền thuyết
lịch sử, cổ tích, ca dao, dân ca… Dân tộc Thái có chữ viết riêng lâu đời thuộc
hệ chữ cùng với hệ chữ của các dân tộc Bắc Lào- Chữ Phạn. Nhiều bộ sử thi
dân gian như: Quắm Tố Mương( kể chuyện bản mường), Tay Pú Xấc( bước
đường chinh chiến của ông cha)… đã được lưu truyền lại. Nhiều tác phẩm văn
học: Sống trụ xon sao, Tản trụ xiết xương…đã làm phong phú thêm kho tàng
văn hoá Việt Nam. Những phong tục tập huấn lạc hậu ngày càng được cải tạo.
Ngoài vốn văn hoá cổ truyền tốt đẹp được khuyến khích phát triển, đồng bào
các dân tộc còn được tiếp thu những tinh hoa văn hoá hiện đại của các dân tộc
anh em trong nước và quốc tế.
Mặc dù văn hoá có những nét riêng, nhưng các dân tộc Sơn La và các
dân tộc Bắc Lào lại có nhiều nét tương đồng. Vì vậy, từ lâu đời hàng nghìn
năm nhân dân các dân tộc Sơn La và Bắc Lào đã có mối quan hệ gần gũi,
đoàn kết cùng nhau đấu tranh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước

Việt - Lào. Nhưng chỉ từ sau cách mạng tháng tám1945 thành công, mối
quan hệ đoàn kết hợp tác của nhân dân Sơn La với nhân dân các tỉnh Bắc Lào
mới được phát triển toàn diện và ngày càng vững chắc hơn.
1.3 TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC HỮU NGHỊ, XÂY DỰNG BẢO
VỆ TỔ QUỐC CỦA TỈNH SƠN LA VÀ CÁC TỈNH BẮC LÀO TRƯỚC NĂM 1986.
25

×