Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Một số giải pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo tham gia tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.4 KB, 8 trang )

1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:……………………………………….
1. Tên sáng kiến:
“Một số giải pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo tham gia
tích cực”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn mầm non.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động chủ đạo của trẻ mầm
non, nhằm giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi và phát triển tồn diện ở trẻ. Bên
cạnh đó, hoạt động vui chơi còn là phương tiện làm phong phú vốn hiểu biết,
kinh nghiệm của trẻ về thế giới xung quanh.
Hiện nay, đa số trẻ em dành nhiều thời gian rảnh ở trong nhà để xem Tivi,
chơi game, xem điện thoại di động. Sự phổ biến của iPod, iPad, smartphone đã
thay đổi hoàn toàn cách trẻ lớn lên và phát triển. Từ đó trẻ ít tiếp xúc với mơi
trường bên ngồi, khơng vui chơi tự do nên lười vận động, kém phát triển thể
chất, dễ bị vi khuẩn tấn cơng và ốm yếu.
Hoạt động ngồi trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và cơ thể dễ thích ứng với
mơi trường tự nhiên, tăng cường hệ miễn dịch và tất cả các hoạt động của nội
tạng trong cơ thể làm cho trẻ ăn ngon miệng hơn và do đó càng khỏe mạnh.
Khi chơi ngồi trời, trẻ cịn có cơ hội hít thở khơng khí trong lành và hấp
thu vitamin D thông qua ánh nắng mặt trời. Việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử
trong thời gian dài có thể khiến thị lực của trẻ giảm sút nhưng vui chơi ngồi
trời có thể mang đến điều ngược lại.
Ở trường phần lớn thời gian các bé chỉ hoạt động trong lớp, nên đôi khi
giáo viên chỉ chú trọng tổ chức các hoạt động trong lớp mà chưa thực sự quan
tâm nhiều vào tổ chức hoạt động ngồi trời có hiệu quả.
Hình thức hoạt động ngồi trời cịn đơn giản, lặp đi lặp lại mà chưa có sự


linh hoạt, sáng tạo trong cách tổ chức. Các trò chơi vận động đơn giản, thường
giáo viên chỉ cho trẻ chơi với các đồ chơi có sẵn ngồi trời, ý tưởng chơi ở các
khu vực thường xoay quanh vài hoạt động quen thuộc.
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề trên, chúng tôi đã nghiên cứu và
chọn đề tài “Một số giải pháp tổ chức hoạt động ngồi trời cho trẻ mẫu giáo
tham gia tích cực”.


2
- Ưu, khuyết điểm của pháp đang áp dụng:
+ Ưu điểm:
Giáo viên nhiệt tình, ln trao dồi kiến thức giảng dạy trẻ đáp ứng yêu
cầu theo độ tuổi mầm non.
Sân trường rộng, sạch sẽ, thoáng mát.
Đa số trẻ hứng thú tham gia học, thích tìm tịi, khám phá, trải nghiệm với
thế giới xung quanh.
Trẻ yêu trường lớp, yêu cô giáo và bạn bè, ham thích đến trường.
+ Khuyết điểm:
Mơi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời chưa thật sự phong phú, một số
trẻ chưa tích cực tham gia.
Kỹ năng quan sát, phán đốn, suy luận của trẻ cịn hạn chế.
Do nhiều lớp hoạt động ngoài trời cùng thời gian nên làm phân tán sự chú
ý của trẻ.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
a. Mục đích của giải pháp:
Đây là một số hình thức tổ chức hoạt động ngoài trời đem đến cho trẻ
niềm vui, giúp trẻ học được cách phản xạ, khả năng vận động, sự nhanh nhẹn,
kích thích sự tìm tịi, khám phá cho trẻ. Giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên,
khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất, mở rộng thêm về kinh
nghiệm sống.

Giáo viên chủ động, có nhiều sáng tạo hơn khi xây dựng các hoạt động
ngoài trời hướng đến trẻ. Giáo viên và trẻ gần gũi hơn, trẻ tham gia học tích cực
làm động lực cho giáo viên tổ chức tốt các hoạt động khác cho trẻ.
Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc cho trẻ tham gia hoạt động
ngoài trời, cho trẻ đi học đúng giờ.
b. Nội dung giải pháp:
b.1. Tính mới của giải pháp:
Đề tài này giáo viên tổ chức được nhiều hoạt động ngoài trời với nhiều
hình thức khác nhau và hướng đến trẻ, hướng đến việc cho trẻ hòa nhập vào
thiên nhiên, tận dụng những ngun vật liệu có sẵn, dễ tìm.
Tính mới của các giải pháp này là luôn tạo điều kiện cho trẻ được thực
hành, trải nghiệm, quan sát, trò chuyện và được chơi theo nhóm nhỏ, nhóm lớn;
trẻ được hịa mình vào thiên nhiên; trẻ được thỏa sức chơi theo ý thích, các hình
thức tổ chức hồn tồn khác trong lớp học.
Tinh thần tập thể, tinh thần đồng đội và tính đồn kết được phát huy một
cách tích cực.


3
b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
Giải pháp cũ

Giải pháp mới

Chủ yếu cho trẻ ngồi hình trịn, xem Trẻ được chơi nhiều trị chơi, vận động
tranh, trị chuyện, chơi cầu tuột, xích nhiều, quan sát thực tế.
đu,...
Trẻ chưa hịa mình vào thiên nhiên.

Trẻ được hịa mình vào thiên nhiên


Trẻ cịn thụ động, chủ yếu là cơ Trẻ được thỏa sức chơi theo ý thích,
hướng dẫn, hình thức tổ chức trị hình thức tổ chức khác trong lớp học
chơi giống trong lớp học
Nguyên vật liệu chủ yếu từ thiên nhiên
Nguyên vật liệu mua chủ yếu mua
Cùng 1 trị chơi nhưng tổ chức hình
Chưa tổ chức đa dạng hình thức chơi thức phong phú giúp trẻ hứng thú hơn
b.3. Cách thức thực hiện sáng kiến:
Bước đầu khi làm sáng kiến giáo viên phải khảo sát hình thức tổ chức
hoạt động ngồi trời ở các lớp.
Tìm tài liệu liên quan đến vấn đề và suy nghĩ cách thực hiện để đạt hiệu
quả cao nhất.
Thử nghiệm với trẻ mình để minh chứng cho tín hiệu quả của sáng kiến.
Trong quá trình thực nghiệm cũng như sau khi thực nghiệm, giáo viên thu
thập minh chứng về sáng kiến và hiệu quả của nó.
Phân tích các số liệu thu thập được, so sánh kết quả trước và sau khi thực
hiện sáng kiến này, sau đó rút ra kết luận.
b.4. Các bước thực hiện của giải pháp:
Giải pháp 1: Tổ chức những hoạt động cần diện tích rộng, trẻ di
chuyển nhiều.
Khi trẻ ở trường thì hầu hết thời gian trẻ hoạt động chơi-học trong lớp,
thời gian cho trẻ hoạt động ngoài trời rất ít nên khi tổ chức hoạt động ngồi trời
chúng tôi ưu tiên chọn những hoạt động mà trong lớp chưa thực hiện được như
những hoạt động có quy mơ rộng, sử dụng nước, đất, cát,...những hình ảnh thực
tế, trải nghiệm, khám phá khoa học như quan sát cây, trồng cây, chăm sóc cá,
động vật ni...
Trong hoạt động góc, thường trẻ được chơi bán hàng nhưng chỉ là bán tại
chỗ, bán ít đồ dùng, vật dụng, gia vị, thực phẩm... vì diện tích lớp nhỏ, nên khi
hoạt động ngồi trời chúng tôi cho trẻ chơi bán hàng rong, buôn bán có rất nhiều

mặt hàng, nhiều quầy hàng, chợ nổi, siêu thị tự chọn vì đây là hình thức bán
hàng cần diện tích chơi rộng và để cho để trẻ biết thêm nhiều hình thức mua


4
hàng và bán hàng khác nhau. Trẻ sẽ được đi nhiều và xa hơn so với khi bán và
mua hàng trong lớp.
Với hình thức chơi khu vực tạo hình chúng tơi cho trẻ tự tìm ngun vật
liệu thiên nhiên xung quanh khu vực sân trường sau đó cho trẻ tự tạo thành sản
phẩm theo ý thích của trẻ hoặc tự tưởng tượng ra hình dáng của các đồ vật ngồi
sân trường mà trẻ nhìn thấy và nêu lên theo cảm nghĩ của mình từ đó được rèn
tư duy và trí tưởng tượng cho trẻ.
Một số trị chơi cần có khơng gian rộng như: Cho trẻ làm và chơi chong
chóng bằng lá dừa vì chỉ ở ngồi sân trẻ mới có thể trải nghiệm chạy hoặc có
sức gió để cho chong chóng quay được.
Các trị chơi vận động chúng tơi cho trẻ thực hiện những vận động liên
hoàn như: đi trên dây, bật qua vịng, đi dích dắt, bật qua vật cản, đi trên bụt, bò
chui qua ống, ...trẻ sẽ thực hiện liên tục các vận động khác nhau, chơi các trò
chơi vượt chướng ngại vật, để rèn những kĩ năng vận động cho trẻ.
Tổ chức trò chơi vận động dưới hình thức thể thao như: chia lớp thành 2
đội để đá bóng, chuyền bóng, thi chạy, thi đua vượt chướng ngại vật....
Các trị chơi vận động là nội dung khơng thể thiếu vì nó giúp trẻ phát
triển thể chất và kĩ năng giao tiếp xã hội từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, hịa
đồng, tạo sự đồn kết trong tập thể lớp.
Các hoạt động này giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, vận động giúp trẻ
tiêu hao năng lượng, trẻ sẽ ăn ngủ ngon hơn, việc chạy nhảy, vui đùa, hít thở
khơng khí trong lành, giúp đầu óc trẻ thoải mái, tiếp thu các bài học trong lớp dễ
dàng hơn.
Giải pháp 2: Cho trẻ hịa mình vào thiên nhiên
Cho trẻ được quan sát quang cảnh, bầu trời để nhận biết thời tiết, tiếp xúc

với ánh nắng tự nhiên rất tốt cho sự phát triển hệ xương của bé và cho bé cảm
nhận được sự thay đổi của ánh nắng bằng cách cảm nhận nhiệt độ của ánh nắng..
Bên cạnh đó, các bài học về quan sát thực tế các sự vật, cây cối cũng cung cấp
cho trẻ vốn hiểu biết về thế giới xung quanh mình. 
Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát cây giáo viên hỏi trẻ:
Đây là cây gì?
Cây được trồng để làm gì?
Bảo vệ cây bằng cách nào?
Quan sát xem có những cây nào giống với cây này?
Cho trẻ tham gia trồng và chăm sóc cây cùng cô, hằng ngày dành thời
gian cho trẻ ra nhổ cỏ, tưới nước, chăm sóc cho cây trẻ sẽ quan sát và nhận ra
được sự thay đổi và phát triển ở mỗi cây từ đó trẻ sẽ cảm thấy vui và yêu quý
cây cối hơn, giúp trẻ mở rộng mối quan hệ, sự hiểu biết của mình về thế giới
xung quanh, cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh.


5
Ưu tiên chọn những đồ chơi bằng nguyên vật liệu từ thiên nhiên như: đồ
chơi bán hàng bằng lục bình làm bánh mì, cắt sợi lá dâm bụt làm phở, cộng mì,
lá dừa làm trang sức...; nguyên vật liệu tạo hình bằng lá cây, nhánh cây,cát, sỏi,
nước.
- Ví dụ: Trị chơi thổi bong bóng xà phịng
Chuẩn bị: Lá mồng tơi và xà phịng làm nước thổi bong bóng, cọng dừa
quấn tròn làm cây thổi, chai nhựa cắt để đựng nươc thổi bong bóng.
Cách chơi:
+ Cách 1: Với trẻ nhỏ giáo viên để trẻ giữ cái vòng và đứng cách giáo viên
khoảng 1m. Giáo viên đứng đối diện với trẻ và thổi bong bóng. Trẻ sẽ đi nhanh tới
và đón càng nhiều bong bóng càng tốt. Giáo viên đếm số bong bóng mà bé đón
được.
+ Cách 2: Chia lớp thành 2 nhóm, 1 nhóm thổi bong bóng, 1 nhóm đón

đếm bong bóng, sao đó đổi lại và đây là lúc để trẻ hịa mình vào thiên nhiên,
thỏa sức chạy nhảy và chơi đùa với những bong bóng.
Trị này kết hợp nhiều cơ trên cơ thể trẻ, một trị chơi ngồi trời lí tưởng
giúp trẻ phát triển thêm kỹ năng nhìn và vận động.
- Khi trẻ chơi với lá cây hoặc quan sát cây giáo viên gợi ý trẻ “phát hiện”
ra, cùng là lá, nhưng có chiếc lá bé xinh, có chiếc lá lại to bằng bàn tay người
lớn, có chiếc xanh mướt, nhưng cũng có chiếc đã ngả vàng.
Dạo chơi ngồi trời là một trong những hoạt động vui chơi có ý nghĩa vơ
cùng quan trọng giúp trẻ được hít thở khơng khí trong lành, được quan sát và
ngắm nhìn thế giới xung quanh, mà trẻ hứng thú nhất. Mang lại cho trẻ nhiều
niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ.
Tham quan thực tế vườn rau, với hoạt động này trẻ được hóa thân thành
những “người nơng dân nhí”, được tham quan, học cách tự tay gieo hạt, ươm
mầm chăm sóc và thu hoạch rau xanh. Trong q trình đó, chúng tơi dạy trẻ các
kiến thức về nguồn gốc thực phẩm mà trẻ đang ăn hàng ngày.
Khi trẻ tham gia hoạt động ngồi trời chúng tơi gợi ý cho trẻ chọn khu
vực chơi bằng hình thức quan sát bầu trời và ánh nắng, trẻ nhận biết được là sẽ
chọn những khu vực có bóng cây hoặc mái che để chơi khi trời nắng gắt, trẻ cảm
nhận được độ nóng của nắng từ đó trẻ sẽ nhận biết được sự thay đổi của ánh
nắng, bầu trời trong ngày.
Những hoạt động có ý nghĩa giúp các bé trải nghiệm thực tế, ni dưỡng tình
u thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn thực phẩm tự nhiên.
Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học ngoài trời
Đây là một trong những nội dung mà thu hút được sự chú ý, hứng thú của
trẻ nhất, bởi vì được trực tiếp làm và quan sát các thí nghiệm trẻ khám phá ra
nhiều điều mới lạ. Khi tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm, giáo viên cần nắm


6
được mục đích của thí nghiệm, cần chuẩn bị những đồ dùng gì để thực hiện thí

nghiệm, giáo viên phải nắm rõ cách tiến hành thí nghiệm và kết quả của thí
nghiệm. Đặc biệt là giáo viên phải giải thích cho trẻ hiểu các hiện tượng xảy ra,
vì sao lại thu được kết quả như vậy?
Ví dụ:
- Tổ chức thí nghiệm khám phá sự tồn tại của gió và hướng gió
Chuẩn bị: Thời tiết trong xanh, có gió, lá dừa làm chong chóng
Cách tiến hành: Tổ chức hướng dẫn trẻ xếp chóng chóng bằng lá dừa, cho
trẻ ra sân, quan sát hiện tượng thời tiết, tổ chức đàm thoại với trẻ về thời tiết, trẻ
tham gia thí nghiệm với chiếc chong chóng mình làm ra, trẻ rút ra nhận xét, kết
quả của thí nghiệm.
- Cỏ có cần ánh sáng khơng?
Chuẩn bị: Chọn một đám cỏ xanh trong vườn, một chậu nhỏ.
Cách tiến hành: Cho trẻ quan sát đám cỏ xanh rồi úp chậu lên đó. Sau vài
ngày cho trẻ đốn xem đám cỏ dưới chậu như thế nào. Bỏ chậu ra rồi cho trẻ
quan sát đám cỏ dưới chậu.
Cho trẻ giải thích hiện tượng đó: Cỏ cần ánh sáng để sống, khi khơng có
đủ ánh sáng thì cỏ dưới chậu bị vàng úa đi.
- Bóng cây thay đổi: Giúp trẻ biết rằng ánh sáng mặt trời chiếu vào các
vật tạo ra bóng trên mặt đất. Bóng có thể thay đổi theo những thời điểm khác
nhau trong ngày khi mặt trời ở các vị trí khác nhau.
Chuẩn bị: Phấn để đánh dấu và thước đo.
Cách tiến hành: Đố trẻ biết bóng người hoặc bóng cây dưới ánh sáng mặt
trời trong ngày có thay đổi khơng?. Cùng trẻ đo bóng của một người hoặc của
một cây dưới ánh sáng mặt trời ở 3 thời điểm trong ngày. Cho trẻ nhận xét và so
sánh khi nào bóng ngắn nhất, khi nào bóng dài nhất ?
- Tổ chức trồng cây bằng gì: Giúp trẻ hiểu được ngồi cách trồng cây
bằng hạt, ngưởi ta có thể trồng cây bằng cành, bằng lá hoặc bằng củ.
 Chuẩn bị : 4 chậu hoặc một khoảng đất đủ độ ẩm tơi xốp để trồng cây,
một số dây khoai lang, cành cây trạng nguyên, một số lá bỏng, một số cành, lá
cây khác mà không thể trồng bằng cành, bằng lá được.

Cách tiến hành: Cô tổ chức cho trẻ chơi “Gieo hạt nảy mầm”. Sau đó, cơ
nêu câu hỏi : “Ngồi cách trồng cây bằng hạt, ta có thể trồng cây bằng cách
nào?”, trẻ trả lời. Tiếp treo cô sẽ nói với trẻ về thí nghiệm “Chúng ta sẽ đem
trồng 1số cành cây khoai lang, cây trạng nguyên, lá bỏng… và thử xem điều gì
sẽ xảy ra nhé?”. Cơ cho trẻ dự đốn chậu nào có các mầm cây mọc lên.
Hàng ngày, cô cùng trẻ tưới nước đủ độ ẩm để cây phát triển, cho trẻ thay
đổi diễn ra trong các chậu cây trồng. Khi thí nghiệm kết thúc, cơ trò chuyện với


7
trẻ về điều xảy ra và rút ra kết luận : ngồi cách trồng cây bằng hạt, ta có thể
trồng cây bằng cành hoặc bằng lá, song không phải cây nào cũng trồng được
bằng cành hoặc bằng lá và chỉ cho trẻ thấy rễ và mầm sinh ra từ mắt của cành
hoặc các mép lá. Lưu ý: Với những loại cây trồng bằng lá, thì chỉ cần phủ một
lớp đất mỏng lên lá.
nước.

- Nước chảy theo chiều nào: Giúp trẻ hiểu được chiều chuyển động của
Chuẩn bị: 1 bình nước, 1 cái máng (bằng tre, nứa, nhựa…), 1 cái chậu

Cách tiến hành: Cô đặt câu hỏi cho trẻ thảo luận, suy nghĩ và đàm thoại
xem nước có chuyển động khơng? Nước chảy theo chiều nào?. Cơ cùng trẻ làm
thí nghiệm: để 1 đầu ống máng cao, một đầu thấp và rót nước vào giữa máng:
cho trẻ quan sát và nhận xét: nước chảy theo chiều nào?
- Sự biến đổi của màu sắc: Trẻ biết sự kết hợp của hai màu cơ bản để tạo
thành một màu mới. Trau dồi óc quan sát và khả năng suy luận
Chuẩn bị : Ba hộp màu cơ bản, khay màu, bút lông, khăn lau bút. Các
mẫu vải vụn, khăn mặt màu trắng, vỏ chai nhựa…
Cách tiến hành: Đặt ba hộp màu cơ bản ở nơi trẻ có thể lấy được. Mỗi trẻ
một khay màu và bút lơng. Cho trẻ về từng nhóm phán đốn về sự kết hợp của

hai màu cơ bản và màu mới tạo thành. Cho trẻ thực hành pha màu tạo màu mới
và nêu kết quả. Trẻ ứng dụng các kiến thức đó vào nhuộm vải, vẽ tranh, chơi với
nước.
Giải pháp 4. Chọn mục tiêu kế hoạch và không gian tổ chức phù hợp
cho trẻ hoạt động ngồi trời tích cực đạt hiệu quả.
Để đảm bảo cho trẻ tham gia hoạt động ngồi trời một cách tích cực thì
việc lựa chọn mục tiêu và xây dựng kế hoạch phải phù hợp, tránh khơng bị
nhầm lẫn giữa hoạt động có mục đích với các đề tài của giờ khám phá môi
trường xung quanh. Khi đó việc tổ chức hoạt động sẽ hiệu quả mà không bị lan
man. Chú ý lựa chọn mục tiêu phải căn cứ vào khả năng của trẻ nhóm, lớp mình,
tình hình thực tế của trường để xây dựng kế hoạch hoạt động ngồi trời có hiệu
quả, sáng tạo, đảm bảo yêu cầu về nội dung, thời gian, không gian, đúng sự
kiện, kế hoạch tháng.
Thời gian các lớp cho trẻ hoạt động ngoài trời ở trường được thực hiện
cùng 1 lúc vì vậy để tránh tình trạng lựa chọn khu vực chơi bị trùng thì các lớp
phải phối hợp lên lịch chơi của từng lớp ở các khu vực chơi trong tuần nhưng
vẫn phải đảm bảo hình thức tổ chức hoạt động phong phú để trẻ không bị nham
chán.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Đây là một số hình thức tổ chức hoạt động ngồi trời dễ dàng thực hiện tại
trường mầm non, các nguyên vật liệu dễ tìm, phù hợp với lứa tuổi trẻ mẫu giáo,
ít tốn kém về chi phí thực hiện.


8
Trẻ có những kĩ năng, kiến thức trẻ được học qua chơi, chơi qua học nên
trẻ tiếp nhận chúng một cách rất tự nhiên và hiệu quả cao.
Các giải pháp sáng kiến này tôi áp dụng thực hiện đạt hiệu quả tại các lớp
mẫu giáo của chúng tôi và các nhóm lớp trong tồn trường; có khả năng áp dụng
cho tất cả các trường mầm non trong huyện và ngoài huyện, tỉnh.

3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được qua áp
dụng giải pháp:
- Đối với trẻ:
Qua tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngồi trời có hiệu quả , chúng tơi
nhận thấy có trên 98% trẻ trở nên thơng minh, nhanh nhẹn, tích cực và chủ động
trong mọi hoạt động tìm tịi khám phá thế giới xung quanh, giúp trẻ gần gũi với
thiên nhiên và hình thành tình yêu thiên nhiên cho trẻ.
Khi tham gia hoạt động ngồi trời đều đặn và có chế độ ăn uống hợp lí,
100% trẻ phát triển tốt về mặt thể chất, hấp thu tốt vitamin D từ nắng sáng, tăng
cường hấp thu các dưỡng chất, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trẻ thích đến trường, thích được chơi cùng bạn từ đó trẻ có nhiều mối
quan hệ, kĩ năng giao tiếp tốt, tự tin hơn.
- Đối với giáo viên:
Giáo viên và trẻ gần gũi hơn qua các hoạt động từ đó giáo viên sẽ yêu trẻ,
xây dựng các hoạt động hướng đến trẻ, thoải mái khi công tác.
Giáo viên chủ động, sáng tạo hơn khi xây dựng các hoạt động cho trẻ, có
nhiều kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Phụ huynh hài lịng tin tưởng và nhiệt tình tham gia các hoạt động khi nhà
trường tổ chức
- Đối với phụ huynh:
Phụ huynh yên tâm làm việc khi trẻ đến trường, hiều được tầm quan trọng
của việc cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, hạn chế được việc trẻ xem tivi,
điện thoại...
3.5. Tài liệu kèm theo: Khơng có
Chợ Lách, ngày 19 tháng 02 năm 2022



×