Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Đảng bộ tỉnh phú yên lãnh đạo công tác xây dựng kinh tế vùng tự do trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.66 MB, 168 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

Y VĂN TUẤN

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC XÂY DỰNG KINH TẾ VÙNG TỰ DO
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945-1954)

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Mã số: 602256

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG

Người hướng dẫn khoa học:
Tiến sĩ: LÊ VĂN ĐẠT

TP.HCM, 2014


Mục lục
Các chữ viết tắt trong luận văn ................................................................................ 3
Danh mục các bảng trong luận văn .......................................................................... 4
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 6
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài .............................................. 9
3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 9
3.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 9


3.3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 9
3.4. Nhiệm vụ đề tài .......................................................................................... 9
4. Nguồn tư liệu ................................................................................................. 10
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 10
5.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 10
5.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 11
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 11
7. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 11
CHƯƠNG I ........................................................................................................... 13
TỔNG QUAN VỀ VÙNG TỰ DO PHÚ YÊN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
PHÁP (1945-1954) ................................................................................................ 13
1.1. Sự ra đời vùng tự do Phú Yên trong kháng chiến chống Pháp...................... 13
1.1.1. Sự ra đời của vùng tự do Phú Yên ......................................................... 13
1.1.2. Vị trí chiến lược của vùng tự do Phú Yên .............................................. 17
1.2. Điều kiện tự nhiên và tình tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên trước cách
mạng tháng Tám ................................................................................................ 19
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 19
1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên .................................................. 22
1.3. Truyền thống cách mạng và lao động sản xuất của nhân dân Phú Yên. ........ 26
1.3.1. Truyền thống cách mạng của nhân dân Phú Yên ................................... 26
1.3.2. Truyền thống lao động sản xuất của nhân dân Phú Yên ........................ 30
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 31
CHƯƠNG II.......................................................................................................... 32
ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG NỀN KINH
TẾ KHÁNG CHIẾN TRONG VÙNG TỰ DO (1945-1954) .................................. 32
2.1. Chủ trương, quan điểm của Đảng trong xây dựng nền kinh tế trong kháng
chiến chống Pháp ............................................................................................... 32
2.1.1. Chủ trương, quan điểm của Đảng ......................................................... 32
1.1.2. Nội dung xây dựng nền kinh tế trong kháng chiến chống Pháp .......... 35
2.2. Đảng bộ Phú Yên lãnh đạo công tác xây dựng nền kinh tế kháng chiến 19451954 ................................................................................................................... 38

2.2.1. Giai đoạn 1945-1950 ................................................................................ 38
2.2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong công tác xây dựng nền kinh tế
kháng chiến..................................................................................................... 38
1


2.2.1.2. Quá trình thự hiện, kết quả đạt được .................................................. 41
2.2.1.2.1. Phát triển sản xuất nông nghiệp ...................................................... 42
2.2.1.2.2. Về sản xuất cơng nghiệp .................................................................. 55
2.2.1.2.3. Q trình xây dựng thủ công nghiệp ................................................ 59
2.2.1.2.4. Củng cố, xây dựng nền tài chính...................................................... 65
2.2.1.2.5. Tăng cường phát triển giao thơng vận tải ........................................ 72
2.2.1.2.6. Xây dựng thương nghiệp ................................................................. 75
2.2.1.3. Đảng bộ thực hiện nhiệm vụ hậu phương kháng chiến ....................... 81
2.2.2. Giai đoạn 1951-1955 ................................................................................ 83
2.2.2.1. Chủ trương Đảng bộ tỉnh trong công tác xây dựng nền kinh tế kháng
chiến ............................................................................................................... 84
2.2.2.2. Quá trình thực hiện, kết quả đạt được. ............................................... 86
2.2.2.2.1. Về nông nghiệp................................................................................ 86
2.2.2.2.2. Phát triển thủ công nghiệp. ............................................................. 98
2.2.2.2.3. Về sản xuất công nghiệp ................................................................ 105
2.2.2.2.4. Về tài chính ................................................................................... 107
2.2.2.2.5. Về giao thơng vận tải..................................................................... 112
2.2.2.2.6. Thương nghiệp .............................................................................. 117
2.2.2.3. Đảng bộ Phú Yên thực hiện nhiệm vụ hậu phương kháng chiến........ 126
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 129
CHƯƠNG III ...................................................................................................... 132
MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ VIỆC VẬN DỤNG NHỮNG BÀI HỌC
ĐÓ TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH PHÚ YÊN GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY. ............................................................................................ 132

3.1. Một số bài học kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Phú Yên trong lãnh đạo xây
dựng nền kinh tế kháng chiến chống Pháp 1945-1954 ...................................... 132
3.2. Vận dụng vào thực tế xây dựng nền kinh tế của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
......................................................................................................................... 140
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 144
Tài liệu thanh khảo .............................................................................................. 146
Phụ lục ................................................................................................................ 153

2


Các chữ viết tắt trong luận văn
DT

:

Diện tích

ĐVBQ

:

Đơn vị bảo quản

GTVT

:

Giao Thông vận tải


HTX

:

Hợp tác xã

HTXNN

:

Hợp tác xã nông nghiệp

HĐNN

:

Hội đồng nhân dân

MNTB

:

Miền Nam Trung bộ

Nxb

:

Nhà xuất bản


SX

:

Sản xuất

TGSX

:

Tăng gia sản xuất

TPHCM

:

Thành Phố Hồ Chí Minh

TTLTQG

:

Trung tâm lưu trữ quốc gia

UBKCHC

:

Ủy ban kháng chiến hành chính


UBND

:

Ủy ban nhân dân

3


Danh mục các bảng trong luận văn
Bảng 1.2: Tổng số ruộng đất trồng trọt năm 1948
Bảng 2.2: Diện tích đất canh tác các loại của Phú Yên
Bảng 3.2: Diện tích của mía, thuốc lá, cau trong 2 năm 1947-1947
Bảng 4.2: Số lượng trâu bị xuất ra các tỉnh ngồi trong các năm 1946-1948
Bảng 5.2: Tình hình cơ sở hợp tác xã Phú Yên năm 1948
Bảng 6.2: Tình hình cho vay và thu nợ đến ngày 31-12-1948
Bảng 7.2: Tình hình tiến triển của HTX ở Phú Yên 1946-1949
Bảng 8.2: Số diện tích tưới nước trong các năm 1950-1951
Bảng 9.2: Tổng diện tích đất canh tác cuối năm 1953
Bảng 10.2: Tình hình tương trợ của Huyện Đồng Xuân từ tháng 6-11 năm 1953
Bảng 11.2: Tình hình tương trợ của huyện Tuy An từ tháng 11-1953 đến tháng 11954
Bảng 12.2: Mức sản xuất vải của tỉnh trong các năm 1951-1954
Bảng 13.2: Số cơ sở và mức sản xuất xà phòng của tỉnh trong các năm 1950-1954
Bảng 14.2: Lượng muối sản xuất trong tỉnh từ 1951-1954
Bảng 15.2: Diện tích trồng lạc và số lượng dầu sản xuất trong các năm 1951-1953
Bảng 16.2: Số cơ sở và mức sản xuất trung bình
Bảng 17.2: Số cơ sở và mức sản xuất chén bát trong các năm 1951-1954
Bảng 18.2: Mức sản xuất nón lá trung bình hàng tháng
Bảng 19.2: Mức sản xuất chiếu háng tháng
Bảng 20.2: Số km đường được sửa chữa trong năm 1951


4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hậu phương là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh,
đặc biệt trong chiến tranh giải phóng, cách mạng. Nếu khơng có hậu phương vững
mạnh đảm bảo sự chi viện thường xuyên về lực lượng, của cải và tinh thần, chính
trị cho tiền tuyến thì khơng một qn đội nào có thể thắng lợi. Một hậu phương
vững mạnh là một hậu phương có chế độ chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội tiên
tiến, đáp ứng được các yêu cầu của cuộc kháng chiến. Như V.I Lê Nin đã từng
khẳng định: “Khơng có qn đội nào trên thế giới khơng có hậu phương mà lại
chiến thắng địch. Hậu phương có tầm quan trọng bậc nhất đối với tiền
tuyến”[43;tr12].
Trong đó xây dựng và bảo vệ hậu phương về kinh tế là nhân tố quan trọng
quyết định vai trò của hậu phương đối với kháng chiến. Theo Ph Ăngghen: “Toàn
bộ việc tổ chức và phương thức chiến đấu của quân đội và do đó thắng lợi và thất
bại đều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất nghĩa là điều kiện kinh tế, vào
chất liệu của con người và của vũ khí, nghĩa là vào chất lượng và số lượng của
dân cư và kỷ thuật”[1;tr242,243]
Cách mạng tháng Tám năm 1945 vừa mới thành cơng, nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa vừa ra đời thì thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần
nữa. Để lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 22-12-1946
Đảng ta đã đề ra đường lối kháng chiến, kiến quốc “Toàn dân, toàn diện, trường
kỳ và dựa vào sức mình là chính”. Đường lối kháng chiến đúng đắn chứng tỏ
Đảng đã vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo những nguyên lý của Chủ nghĩa
Mác-Lênin về chiến tranh vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Để đáp ứng kịp
thời nhu cầu của cuộc kháng chiến, ngay từ đầu Đảng ta đã khẩn trương xây dựng
các vùng tự do, xây dựng hậu phương kháng chiến, nhân tố thường xuyên, quyết

định thắng lợi của chiến tranh. Tùy theo từng vùng, từng miền, chúng ta đã xây
dựng được hậu phương vững chắc, đảm bảo cung cấp mọi nhu cầu về sức người,
sức của cho cuộc kháng chiến, đảm bảo cho kháng chiến thắng lợi.
5


Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Phú Yên là tỉnh phía Nam của vùng
tự do rộng lớn Liên Khu V. Mặc dù liên tục bị bao vây và đánh phá, vùng tự do
Phú Yên vẫn luôn tồn tại, ngày càng phát triển. Thực dân Pháp đã từng sử dụng
đến mức cao nhất không quân, hải quân kết hợp với bộ binh, biệt kích, gián điệp,
đánh phá ác liệt, hịng làm cho vùng tự do kiệt quệ về kinh tế. Nhưng trong suốt 9
năm kháng chiến chống thực dân Pháp, vùng tự do Phú Yên luôn được giữ vững
và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng được nền kinh tế kháng chiến - kinh
tế dân chủ nhân dân tương đối ổn định, góp phần đáng kể cho cuộc kháng chiến
của địa phương nói riêng, của cả nước nói chung. Quân và dân Phú Yên đã góp
phần xứng đáng cùng quân và dân miền Nam Trung bộ và quân dân cả nước đánh
bại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ 2 của thực dân Pháp (1945-1954).
Lịch sử đấu tranh và xây dựng kinh tế tự cấp, tự túc trong kháng chiến chống
Pháp của vùng tự do Phú Yên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh vô cùng phong
phú. Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên trong xây dựng kinh tế ở
vùng tự do sẽ hiểu rõ hơn cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, hiểu rõ hơn
đường lối kháng chiến của Đảng.
Kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Phú Yên trong công tác lãnh đạo xây dựng và
phát triển kinh tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp có thể vận dụng trong
xây dựng kinh tế thời kỳ đổi mới hiện nay. Vì thế, tơi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh
Phú Yên lãnh đạo công tác xây dựng kinh tế vùng tự do trong kháng chiến chống
Pháp (1945-1954)” làm luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời gian vừa qua, vấn đề vai trò của hậu phương trong cuộc kháng

chiến chống thực dân Pháp đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều giới khoa
học đặc biệt là khoa học lịch sử, các cấp lãnh đạo địa phương. Tuy nhiên, vấn đề
“Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo công tác xây dựng kinh tế vùng tự do trong
kháng chiến chống Pháp (1945-1954)” vẫn còn hạn chế chưa được đề cập nhiều
trong các cơng trình nghiên cứu.
6


Về tài liệu và các cơng trình nghiên cứu, chúng tơi có thể đưa ra một số cơng
trình có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu như sau:
Các cuốn: “Công tác hậu cần trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm
lược” (Tổng cục Hậu cần xuất bản, Hà Nội 1981); “Lịch sử Hậu cần quân đội
nhân dân” tập 1, 1945-1954 (Ban khoa học Hậu cần, Tổng cục Hậu cần xuất Bản,
Hà Nội, 1985); “Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975)”,
(Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997) có phần
đề cập đến vùng tự do Liên khu V trong đó có vùng tự do Phú Yên.
Các cuốn: “Khu V – 30 năm chiến tranh giải phóng – tập 1 – Kháng chiến
chống thực dân Pháp” (Quân khu V xuất bản, 1986);“Nam Trung bộ kháng chiến
1945-1975” (Viện Lịch sử Đảng – Hội đồng biên soạn lịch sử Nam Trung bộ xuất
bản, Hà Nội 1992; bộ sách “Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954)’, 2 tập, của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (Nxb, Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 1994). Đây là các cơng trình nghiên cứu, khảo sát trên diện rộng của cuộc
kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài của quân dân Liên khu V, trong đó
nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh tế của các tỉnh trong vùng tự do.
Đến năm 1995, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành bộ sách “Nam trung Bộ
kháng chiến 1945-1975” của Viện lịch sử Đảng Việt Nam, Hội đồng biên soạn
lịch sử Nam Trung bộ xuất bản. Đây là một cơng trình khá hồn chỉnh, phản ánh
toàn diện cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân vùng tự do Liên khu V, tuy
nhiên cơng trình chỉ dừng lại ở mặt giới thiệu một cách tổng qt vùng tự do Liên
khu V, vì thế cơng trình chưa lột tả được hết hoạt động kinh tế ở vùng tự do Liên
khu V, trong đó có vùng tự do Phú n.

Đặc biệt, trong cơng trình nghiên cứu Luận án tiến sĩ lịch sử về “Vùng tự do
Liên khu V trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)” của Tiến sĩ Lê
Văn Đạt (2002), Hà Nội, đã nêu lên một cách toàn diện các vấn đề về chính trị,
kinh tế, văn hóa, giáo dục... của vùng tự do Liên Khu V, trong đó có nhiều vấn đề
có liên quan đến hoạt động kinh tế của Phú Yên trong giai đoạn (1945-1954).

7


Các cuốn sách: “Phú Yên kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954)”, Ban Tuyên giáo tỉnh Phú Yên, xuất bản 1994; “Lịch sử chính quyền nhân
dân tỉnh Phú Yên (1945 - 2009)” của các tác giả Lê Xuân Đồng, Lê Thế Vịnh,
Phan Thanh Bình...., Ủy ban nhân dân tỉnh, xuất bản 2009; “Lịch sử dân vận
Đảng bộ tỉnh Phú Yên 1930-2000” được biên soạn: Th.s Huỳnh Tấn Việt, Ngô
Văn Quỳ, Lê Thanh Lam..., Ban Dân vận Tỉnh ủy, xuất bản 2009; “Phú Yên 30
năm chiến tranh giải phóng (1945-1975)” của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên,
xuất bản năm 1993. Trong một mức độ nhất định các cơng trình này cũng góp
nhiều tài liệu cụ thể sinh động làm rõ thêm tình kinh kinh tế của Phú Yên trong
thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Ngồi ra, cịn có nhiều cơng trình viết về cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp của quân và dân các xã và thị trấn trong các quận huyện.
Như vậy, cho đến nay việc nghiên cứu về vấn đề “kinh tế kháng chiến trong
vùng tự do Phú Yên” trong kháng chiến chống Pháp đã được đề cập ở nhiều cơng
trình khác nhau, tuy nhiên chưa có cơng trình nào trình bày một cách hệ thống,
đầy đủ, chi tiết và toàn diện, chưa làm sáng tỏ một số vấn đề:
- Khơi phục được bức tranh tồn cảnh về quá trình ra đời, hoạt động xây dựng
và bảo vệ vùng tự do Phú Yên trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Chưa làm sáng tỏ được bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế của Phú
Yên trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Chưa làm sáng tỏ được những đặc điểm, bài học kinh nghiệm vủa vùng tự
do Phú Yên trong xây dựng và phát triển kinh tế thời chiến.

- Chưa nêu được đầy đủ vai trò lịch sử cũng như những đóng góp của nhân
dân vùng tự do Phú Yên đối với các chiến trường xung quanh...
Tuy chưa có cơng trình nào nghiên cứu sâu sắc và tồn diện về q trình xây
dựng kinh tế của vùng tự do Phú Yên trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nhưng những cơng trình trên cũng giúp tác giả đề tài tham khảo, kế thừa trong
việc tiếp xúc các sự kiện lịch sử, nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu vào quá

8


trình thực hiện đề tài luận văn: “Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo công tác xây
dựng kinh tế vùng tự do trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)”
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng
tạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên trong lãnh đạo xây dựng kinh tế vùng tự do trong
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954); làm rõ những thành tựu xây dựng
kinh tế của vùng tự do Phú Yên trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng đã xây dựng và giữ vững nhiều vùng tự do rộng lớn làm hậu phương vững
chắc cho sự nghiệp kháng chiến của dân tộc thắng lợi. Đề tài luận văn chỉ tập
trung nghiên Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo công tác xây dựng kinh tế vùng tự do
trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo vùng
tự do xây dựng kinh tế thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Địa
bàn chính được nghiên cứu là tỉnh Phú Yên.
3.4. Nhiệm vụ đề tài
Đề tài đi sâu làm rõ sự ra đời, quá trình tổ chức xây dựng, bảo vệ cũng như

những đóng góp và vai trò của vùng tự do Phú Yên đối với thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trình bày một cách có hệ thống q trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên
trong xây dựng kinh tế thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954).
Phân tích, đánh giá kết quả tiêu biểu về xây dựng kinh tế của vùng tự do Phú
Yên.
Phân tích những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo xây dựng kinh tế trong
kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng bộ tỉnh Phú Yên.

9


4. Nguồn tư liệu
Để thực hiện được đề tài này, tơi đã nghiên cứu các văn kiện, bài nói, bài viết
của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, các chỉ thị, nghị
quyết của xứ ủy Trung bộ, Liên khu Ủy khu V, Đảng bộ tỉnh Phú Yên, Đảng bộ
các địa phương trong tỉnh. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để có thể tiếp cận
những quan điểm, đường lối của Đảng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu hậu
phương Phú Yên trong kháng chiến chống Pháp.
Các tư liệu lịch sử Đảng bộ, lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Lịch
sử chính quyền Phú Yên, lịch sử Đảng bộ của các huyện trong tỉnh, Lịch sử quân
sự Việt Nam, Viện Lịch sử Đảng, Quân khu V và của bộ chỉ huy quân sự tỉnh… là
những nguồn cung cấp tư liệu và những nhận định đánh giá quý báu cho việc
nghiên cứu các vấn đề đặt ra trong đề tài.
Một số tài liệu tổng kết chiến tranh du kích của các xã thị trấn thuộc các
huyện trong tỉnh cũng được tôi chú trọng tham khảo.
Nguồn tài liệu lớn nhất và hết sức quan trọng là nguồn tài liệu tôi khai thác tại
Thư viện Hải Phú (thư viện tỉnh Phú Yên) và Văn phòng Ban tuyên giáo tỉnh ủy
Phú n với các cơng trình nghiên cứu và các nghị định, thống kê, chỉ thị, báo cáo
của Đảng ủy tỉnh trong giai đoạn 1945-1954.

Bên cạnh đó, tơi cịn tiếp cận tài liệu nghiên cứu từ các thư viện Khoa học
Tổng hợp TPHCM, Thư viện Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
TPHCM, Trung tâm lưu trữ quốc gia II TPHCM, trung tâm lưu trữ Quốc gia III
Hà Nội.
Dù số lượng tài liệu chưa được tập hợp đầy đủ, song là cơ sở giúp tôi giải
quyết những nhiệm vụ do đề tài đặt ra.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối của Đảng về chiến tranh nhân dân, về xây dựng hậu phương, xây
dựng kinh tế trong kháng chiến.
10


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu, kết hợp
phương pháp lơgic. Ngồi ra, tơi cịn sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu,
phân tích, tổng hợp những sự kiện để làm sáng tỏ những vấn đề trình bày, thu thập
xử lý các nguồn tư liệu…
6. Đóng góp của luận văn
Về mặt thực tiễn:
+ Đề tài mong muốn được đóng góp nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu Lịch
sử kháng chiến chống Pháp của nhân dân Phú Yên và của cả nước nói chung trong
giai đoạn 1945-1954.
+ Tập hợp hệ thống các tư liệu đã công bố, bổ xung một số tư liệu mới của
Tỉnh Phú Yên trước đây, làm tư liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử kháng chiến
chống Pháp của nhân dân Phú Yên nói riêng và của cả nước nói chung.
+ Đề tài có thể dùng làm tài liệu khảo cứu, giảng dạy học tập lịch sử địa
phương trong tỉnh, góp phân giáo dục truyền thống u nước, lịng tự hào và tình
u q hương đất nước cho nhân dân tỉnh nhà.

Về mặt khoa học:
+ Đề tài trình bày một cách có hệ thống chủ trương, giải pháp của Đảng bộ
tỉnh Phú Yên về lãnh đạo xây dựng kinh tế trong kháng chiến chống thực dân
Pháp, thể hiện sự vận dụng sáng tạo đường lối kháng chiến, kiến quốc của Trung
ương.
+ Đề tài cũng trình bày rõ những thành tựu về xây dựng kinh tế của Đảng bộ
tỉnh trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Tổng kết một số kinh nghiệm về xây dựng kinh tế kháng chiến của Đảng bộ
tỉnh Phú Yên
7. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mục lục, phần mở đầu (12 trang), phần kết luận (2
trang), tài liệu tham khảo (7 trang), phụ lục (15 trang), nội dung luận văn được
chia làm ba chương (131 trang):
11


Chương I: Tổng quan về vùng tự do Phú Yên trong kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945-1954) gồm 19 trang.
Chương II: Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo công tác xây dựng nền kinh tế
kháng chiến trong vùng tự do (1945-1954) gồm 100 trang.
Chương III: Một số bài học kinh nghiệm và việc vận dụng những bài học đó
trong xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh Phú Yên trong giai đoạn hiện nay gồm
12 trang.

12


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VÙNG TỰ DO PHÚ YÊN TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP (1945-1954)


1.1. Sự ra đời vùng tự do Phú Yên trong kháng chiến chống Pháp
1.1.1. Sự ra đời của vùng tự do Phú Yên
Chiến tranh cách mạng là một cuộc chiến mà một dân tộc muốn giành lại nền
độc lập cho dân tộc mình trước sự xâm lăng của các thế lực nước ngoài đều phải
thực hiện. Trong chiến tranh cách mạng, hậu phương giữ vai trò là nhân tố quyết
định cho mọi thắng lợi. VI.Lê-Nin đã từng khẳng định: “Quân đội không thể tồn
tại lâu dài được nếu khơng có hậu phương vững chắc. Muốn cho tiền tuyến đứng
vững thì quân đội phải được tiếp viện đạn dược, lương thực một cách đều
đặn”[41;tr12]. Và tiếp tục khẳng định: “Những quân đội lớn nhất, được trang bị
tốt nhất, đều đã bị tan rã và biến thành tro bụi, vì khơng có hậu phương vững
chắc, khơng có sự đồng tình và ủng hộ của hậu phương, của nhân dân lao động”
[41;tr13]. VI. Lênin đã nhấn mạnh vai trò của hậu phương trong chiến tranh:
"Khơng có một qn đội nào trên thế giới khơng có hậu phương vững chắc mà lại
có thể chiến thắng được…Hậu phương có một tầm quan trọng bậc nhất đối với
tiền tuyến; chính hậu phương và chỉ có hậu phương mới cung cấp cho tiền tuyến
chẳng những các nhu cầu đủ loại, mà còn cả binh lính, cả tình cảm lẫn tư tưởng
nữa”[43;tr12,13,18].
Những quan điểm trên của chủ nghĩa Mác – Lê nin đã nói lên được tầm quan
trong của hậu phương trong chiến tranh cách mạng.
Muốn có một lực lượng vũ trang vững mạnh, phải dựa vào sức mạnh của toàn
dân, của hậu phương. Lê-nin đã chỉ rõ: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách
nghiêm chỉnh, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc”[42;tr497].
Muốn có một hậu phương vững chắc, đều căn bản nhất phải được nhân dân
nuôi dưỡng bảo vệ. Nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh cách
mạng và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã được Đảng cộng
sản Việt Nam vận dụng sáng tạo vào cách mạng và chiến tranh giải phóng dân tộc.
13



Trong chiến tranh cách mạng, muốn giành được thắng lợi “phải dựa vào dân, dựa
chắc vào dân, thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được”[42;tr133].
Trong xây dựng và bảo vệ hậu phương, xây dựng và bảo vệ hậu phương về
kinh tế là nhân tố quan trọng quyết định vai trò hậu phương đối với cuộc kháng
chiến. Ph. Ăngghen viết: “Toàn bộ việc tổ chức và phương thức chiến đấu của
quân đội và do đó thắng lợi và thất bại đều tỏ ra là phụ thuộc vào những điều
kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con người và vũ khí,
nghĩa là vào chất lượng và số lượng của dân cư và của cả kỹ
thuật”[1;tr242,243].
VI. Lênin cũng khẳng định trong nội chiến cũng như trong bất cứ cuộc
chiến tranh nào khác: “Nhân tố kinh tế vẫn là quyết định, đó là một chân lý mà
ai cũng biết và ngun tắc thì cũng khơng thể bác bỏ được”[41;tr55]
Tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về chiến tranh cách mạng,
Đảng ta hết sức coi trọng việc xây dựng, phát triển kinh tế kháng chiến. Ngày
22-12-1946, Trung ương Đảng ra chỉ thị: “Cần phải động viên nhân lực, vật lực
và tài lực, thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến và trường kỳ
kháng chiến, đồng thời đẩy mạnh “Tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc”.
Trong truyền thống dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã đối diện với những
kẻ thù hung bạo nhất từ sự đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc cho
đến cuộc kháng chiến chống hai đế quốc sừng sỏ Pháp và Mỹ, cha ông ta luôn
quán triệt tư tưởng dựa vào dân, dựa vào quần chúng nhân dân để đấu tranh đến
thắng lợi. Bên cạnh đó cha ơng ta biết xây dựng hậu phương vững chắc để thực
hiện cuộc kháng chiến toàn dân.
Hậu phương là nơi dừng chân của lực lượng cách mạng, nơi xuất phát của
lực lượng và cũng là nơi tiếp nhận, xử lý viện trợ quốc tế, nơi chi viện sức
người, sức của cho tiền tuyến. Hậu phương còn là nơi ni dưỡng niềm tin và ý
chí của từng người lính trên chiến trường.
Trong chiến tranh nhân dân Việt Nam, hậu phương có nhiều cấp độ, hậu
phương tại chỗ, hậu phương chiến lược và đặc biệt nhất là có những khu căn cứ
14



du kích. Trong giai đoạn Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo tồn dân
đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền với thắng lợi của cách mạng
Tháng Tám lịch sử là nhờ ta có căn cứ địa vững chắc, bao gồm từ Việt Bắc, các
căn cứ xung quanh, các căn cứ tại địa phương và trên toàn quốc.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Việt Bắc trở thành căn
cứ địa chiến lược của cách mạng Việt Nam, bên cạnh đó ta cịn hình thành một số
căn cứ địa khác tại các tỉnh và các địa phương trong toàn quốc. Vùng tự do Liên
Khu V là căn cứ địa chiến lược của vùng Nam Trung bộ. Vùng tự do Liên Khu V
cùng với các chiến khu khác tạo nên thế trận liên hồn bao vây, cơ lập kẻ thù.
Vùng tự do Liên Khu V được xác định bao gồm 4 tỉnh: Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Trong đó Phú n nằm ở phía Nam vùng tự do tiếp
giáp với Khánh Hịa, Tây Ngun, Biển Đơng. Phú Yên là căn cứ địa vững chắc
tại chỗ của chiến trường Nam miền Trung, cũng như hỗ trợ đắc lực cho các chiến
trường xung quanh. Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi chính là nhờ sự
chi viện lương thực, thuốc men, đạn dược… từ các căn cứ địa chiến lược, các hậu
phương chiến lược của ta.
Ngày 23-9-1945, quân Pháp được quân Anh yểm trợ, bắt đầu nổ súng gây
hấn ở Sài Gịn, sau đó đánh rộng ra các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Cuối
tháng 9-1945, 4.000 quân Tưởng kéo vào đóng ở Đà Nẵng, Hội An, Vĩnh Điện
(Quảng Nam). Cuối tháng 10-1945, quân Pháp đánh chiếm Nha Trang. Ngày
30-11-1945 quân Pháp tấn công lên Tây Nguyên.
Đứng trước hành động quay trở lại xâm lược trắng trợn của Thực dân
Pháp, ngày 25-11-1945,, Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành chỉ thị
“Kháng chiến kiến quốc”. Chỉ thị nêu rõ Cách mạng nước ta phải tiến hành
đồng thời hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. Kháng chiến là nhiệm vụ
chủ yếu, kiến quốc là nhiệm vụ cơ bản: “Kháng chiến phải đi đơi với kiến
quốc, kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành cơng, kiến quốc có
thành cơng thì kháng chiến mới thắng lợi”[49;tr50].


15


Nghị quyết hội nghị cán bộ Trung ương Đảng (tháng 4-1947) khẳng định
sự cần thiết phải xây dựng căn cứ địa – hậu phương kháng chiến chống Pháp
trên các mặt trận chính trị, kinh tế, qn sự và văn hóa, nhằm làm cho “toàn
dân đoàn kết kháng chiến lâu dài”, “Vừa kháng chiến vừa kiến quốc, và lập
nền kinh tế tự túc”, “vừa kháng chiến, dân tộc ta vừa dựng nên một nền văn
hóa mới”[30;tr178,181,182].
Chủ trương xây dựng kinh tế tự túc, thực hiện tự túc, tực cấp về mọi mặt
đã được Đảng tiếp tục khẳng định tại Hội nghị cán bộ Trung ương (tháng 41947). Hội nghị chỉ rõ phương hướng phát triển kinh tế trong lúc kháng chiến
phải thích hợp với điều kiện chiến tranh: “Chỉ sản xuất những thứ cần dùng
cho mặt trận và đời sống của dân. Sự sản xuất ấy phải có Chính Phủ điều
khiển. Về các ngành kinh tế chú trọng nhất là nông nghiệp, thủ công nghiệp,
thương mại rồi mới đến kỹ nghệ (chú ý kỹ nghệ chế tạo vũ khí và khai
thác)”[30;tr181].
Về thành phần kinh tế, tập trung xây dựng ba hình thưc kinh tế chính:
“Kinh tế cá nhân, kinh tế hợp tác xã và kinh tế nhà nước”[30;tr181]. Trong đó,
hình thức kinh tế hợp tác xã giữ vai trò trọng yếu. Khẩu hiệu của dân tộc ta lúc
này là “vừa kháng chiến vừa kiến quốc, và lập kinh tế tự túc” tiến tới “Toàn
quốc tự túc, địa phương tự túc”[30;tr181].
Đứng trước tình hình Pháp quay trở lại xâm lược và có những hành động
leo thang chiến tranh, cuối tháng 9 năm 1945, Xứ ủy và Ủy Ban nhân dân
Trung Bộ đã mở Hội nghị quân sự bàn về kế hoạch ứng phó với tình chiến
tranh mở rộng. Đặc biệt Hội nghị nhấn mạnh phải đảm bảo giao thông thông
suốt để chi viện cho Nam bộ kháng chiến, huy động nhân dân chống thực dân
Pháp xâm lược. Điều động quân từ miền Bắc và Trung Trung bộ tiếp viện cho
các tỉnh cực Nam Trung Bộ. Lập ra Ủy ban quân chính Nam phần Trung bộ.
Căn cứ chủ trương và tình hình lúc bấy giờ Ủy ban Quân chính Nam phần

Trung bộ quyết định: "Tích cực đánh địch, đánh tiêu hao ngăn chặn từng bước;

16


vừa đánh vừa bảo tồn, xây dựng lực lượng, cố giữ cho được một vùng tự do để
làm căn cứ kháng chiến lâu dài"[20;tr148,151] .
Nhận thức rõ những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng hậu phương kháng
chiến, Đảng bộ, quân và dân Phú Yên đã tăng cường chiến đấu, kiên quyết đánh
bại các cuộc hành quân của địch, bảo vệ vùng tự do. Vùng tự do Phú Yên được
giữ vững cho đến kết thúc cuộc kháng chiến, làm nhiệm vụ hậu phương tại chỗ và
cho các chiến trường Khánh Hòa và Nam Tây Nguyên.
Sự ra đời của vùng tự do Phú Yên là sự kết hợp của nhiều yếu tố: Phú Yên có
điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phòng thủ và phát huy ưu thế, sức mạnh của
chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính. Thế trận
phịng thủ được xây dựng vững chắc. Tuyến phịng thủ Đèo Cả góp phần ngăn
chặn các cuộc tấn công của địch từ cực Nam ra vùng tự do. Quân và dân Phú Yên
có tinh thần và quyết tâm chiến đấu cao, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ quê
hương. Đảng bộ và chính quyền, các tổ chức đồn thể ở Phú n được xây dựng,
củng cố vững mạnh, đã lãnh đạo, tổ chức nhân dân quán triệt đúng và tiến hành có
kết quả dự kiến và chủ trương về chuẩn bị kháng chiến, chuẩn bị hậu phương của
Trung ương Đảng.
Dưới ánh sáng của chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, Đường lối kháng chiến
của Đảng, chỉ thị của Liên Khu ủy khu V, Đảng bộ tỉnh Phú Yên đã phát huy tinh
thần yêu nước, hào khí cách mạng tháng Tám, tổ chức và động viên quần chúng
nhân dân, huy động nhân tài vật lực để để xây dựng và phát triển vùng tự do vững
mạnh về mọi mặt, nhất là trên lĩnh vực kinh tế: nông nghiệp, công thương nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng kinh tế kháng chiến, đảm bảo tự túc, chống lại sự
phong tỏa kinh tế của thực dân Pháp, hướng toàn dân vào mục tiêu chung là kháng
chiến và kiến quốc, từng bước xây dựng tiềm lực kinh tế đáp ứng yêu cầu của

cuộc kháng chiến.
1.1.2. Vị trí chiến lược của vùng tự do Phú Yên
Phú Yên nằm ở phía Nam vùng tự do Liên khu V có 3 vùng chiến lược: Rừng
núi, nông thôn và thành thị, cả 3 vùng có sự hỗ trợ cho nhau thuận lợi cho ta thực
17


hiện chiến tranh nhân dân và tác chiến của các binh đoàn chủ lực. Do địa bàn dài
và hẹp, lại bị bao bọc xung quanh ba mặt giáp núi nên dễ bị chia cắt với các chiến
trường xung quanh.
Phú Yên về hình thái là chiến trường thống nhất chung của chiến trường Liên
Khu V nhưng do sự khắc nghiệt về địa lý và dân cư, tình hình kinh tế xã hội cho
nên chiến trường Phú Yên được chia thành 2 địa bàn chiến lược đó là địa bàn
đồng bằng ven biển gồm các huyện Tuy Hịa, Tuy An, Sơng Cầu và Thị xã Tuy
Hòa và địa bàn miền núi gồm các huyện Sơn Hịa, Sơng Huynh, Đồng Xn. Mỗi
địa bàn có những đặc điểm và vị trí chiến lược riêng. Trong đó địa bàn ven biển là
nơi ta giằng co quyết liệt với địch nhất.
Tuy hình thành 2 địa bàn có những đặc điểm và vị trí chiến lược riêng, nhưng
đều có sự thống nhất trong hình thái phát triển chung của tỉnh, có mối quan hệ
khơng thể tách rời về kinh tế - chính trị - quân sự. Phú n có vị trị quan trọng
khơng những đối với các chiến trường xung quanh mà cịn đối với tồn Liên Khu
V và chiến trường cả nước. Phú Yên là cửa ngõ mở ra để đi vào chiến trường Nam
bộ.
Do những đặc điểm đó, Phú Yên nói riêng cùng với Liên Khu V nói chung đã
trở thành địa bàn ác liệt trong kháng chiến chống Pháp. Tại đây, ta và địch đã
giành đi, giật lại quyết liệt các địa bàn.
Phát huy sức mạnh to lớn của chiến tranh nhân dân, tiến hành cuộc chiến
tranh toàn dân, toàn diện và lâu dài, quân và dân Phú Yên cùng với quân và dân
cả nước vừa chiến đấu vừa xây dựng, từng bước đánh bại mọi âm mưu và thủ
đoạn chiến tranh nham hiểm của thực dân Pháp, phát động được phong trào du

kích trong vùng địch, giữ vững và xây dựng vùng tự do thành căn cứ địa vững
chắc, góp phần cùng cả nước đánh bại thực dân Pháp trong cuộc kháng chiến thần
thánh (1945-1954).

18


1.2. Điều kiện tự nhiên và tình tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú
Yên trước cách mạng tháng Tám
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Phú Yên là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ, nằm ở tọa độ từ 120- 5’
vĩ độ Bắc và từ 103041’ đến 10905’ kinh độ Đơng, phía bắc giáp Bình Định phía
Nam giáp Khánh Hịa, phía Tây giáp Gia Lai, Đắc Lắc, phía Đơng giáp biển
Đông[3;tr13].
Phú Yên là một trong những tỉnh lớn và trù phú của miền Trung Việt Nam, có
vị trí hết sức quan trọng của miền Nam Trung bộ. Phú Yên có đường quốc lộ 1A
và quốc lộ 25 đi qua và có tuyến đường sắt Việt Nam đi qua. Từ các thành phố
của Việt Nam có thể đến Phú Yên bằng nhiều tuyến đường: đường bộ, đường
hàng không, đường biển… một cách dễ dàng. Tồn tỉnh Phú n có diện tích
5.223km 2, chiều dài nhất là 116km, chiều rộng nhất khoảng 78km, chỗ hẹp nhất
khoảng 46km[4;tr7]. Theo tổng cục thống kê dân số Phú Yên vào năm 2012 là
877.200 người.
Theo Sách Đại Nam nhất thống chí: “Phía Đơng giáp biển, phía Tây giáp
núi, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định có đèo Cù Mơng hiểm trở, phía Nam giáp tỉnh
Khánh Hịa có đèo Đại Lãnh cao dốc. Núi cao thì có Đại Lãnh và Thạch Bi. Sơng
lớn thì có Đà Diễn. Ở thượng du thì có Thạch Lĩnh và Phước Sơn giữ vững biên
phòng. Ven biển các trấn Xuân Đài, Phú Sơn, Đà Nông và Đà Diễn để trấn mặt
biển. Địa thế tuy nhỏ nhưng dân cư đông đúc, cũng là một đất quan trọng
vậy”[54;tr75,76].
Trong Địa dư tỉnh Phú Yên năm 1935 của Trần Sĩ và Nguyễn Đình Cầm đã

viết: “Tỉnh Phú Yên ở miền Nam xứ Trung kỳ, các kinh thành Huế 469 cây số. Từ
Bắc vào Nam dài dặng 117 cây số, từ Đơng chí Tây rộng chừng 50 cây số. Diện
tích ước chừng 5800 cây số vng. Phía đơng giáp biển tàu, phía Tây giáp đạo
Gia Lai tại sơng Cà Lúi, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định tại dãy núi Cù Mơng, phía
nam giáp tỉnh Khánh Hịa tại dãy núi Đèo Cả, Phú Yên giống như một cái phòng

19


rộng ba bề kín mít. Muốn ra Bắc thì phải qua đèo Cù Mơng, muốn vào Nam thì
phải qua đèo Cả”[21;tr3].
Về địa hình, tỉnh Phú n có nhiều núi, theo số liệu ghi chép của Đại Nam
nhất thống chí, đạo Phú n có núi Cù Mơng, núi Mã Vụ, núi Xn Đài, núi Phú
Khê, núi Ơn Trì, núi Lương Sơn, núi Mỹ Thắng… trong số những dãy núi ở Phú
Yên thì dãy Cù Mơng và Đèo Cả là có vị trí quan trọng.
Nhìn khái qt, Phú n thấp dần về phía Đơng, so với mặt nước biển, điểm
cao nhất là núi Vọng Phu (cao 2.064m) ở phía Tây Nam, ở phía bắc là đỉnh núi La
Hiên hùng vĩ. Địa hình Phú Yên có thể chia thành 3 khu vực lớn, đó là: Vùng núi,
vùng bán sơn địa và đồng bằng[3;tr9].
Vùng núi gồm các huyện Sơn Hịa, Sơng Huynh, Đồng Xn và phía Tây các
huyện Tuy An, Tuy Hịa và Phú Hịa. Vùng này núi non trùng điệp, song khơng
cao lắm, địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch nhau nhiều.
Tiếp giáp với vùng núi là vùng bán sơn địa tương đối bằng phẳng chạy dọc
theo các con sông lớn của các huyện như La Hai, Xuân Quang (Đồng Xuân),
Củng Sơn, Sơn Hà (Sơn Hịa)… Ở đây có nhiều đồng bằng tự nhiên, bãi bồi rất
thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đàn gia súc, trồng hoa màu và các loại cây
cơng nghiệp ngắn ngày, đồng thời có thể khai phá thành đất canh tác nông
nghiệp[3;tr9].
Vùng đồng bằng là vùng cịn lại của các huyện và thị xã, có xu hướng nghiên
dần từ Tây sang Đơng. Ở đây có những cánh đồng chuyên canh lúa tập trung như

các Huyện Tuy Hịa, Thị xã Sơng Cầu, Thành phố Tuy Hịa, phía đơng huyện Tuy
An, Huyện Đơng Hịa.
Phú n có đủ các vùng núi, trung du, đồng bằng và thềm lục địa ven biển,
đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế Nông – Lâm – Ngư
nghiệp trong tỉnh.
Về sơng ngịi, ở Phú n đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Tây,
Cù Mơng ở phía bắc và Đèo Cả ở phía Nam. Hướng chảy chính của các con sơng
là tây bắc – đơng nam. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, tỉnh Phú Yên có 4 con
20


sông lớn: sông Đà Diễn, Bàn Thạch, Phú Ngân, Long Bình[54;tr72,74]. Bên cạnh
đó, Phú n cịn có một số sơng quan trọng khác: Sông Sinh, Cà Lúi, Krông
Năng, sông Con, sơng Đồng Bị, Trà Bương, Sơng Thá, sơng Cơ.
Sơng Đà Diễn hay cịn gọi là sơng Đà Rằng bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô
thuộc địa bàn tỉnh Kom Tum, có diện tích lưu vực 13.220 km 2 chủ yếu nằm trong
địa phận Gia Lai và Kom Tum. Phần diện tích nằm trong tỉnh Phú Yên là 2.420
km 2 . Sông chảy qua Phú Yên dài 90 km. Sông Đà Diễn và sông Bàn Thạch là
nguồn cung cấp nước và phù sa chính cho cánh đồng lúa Tuy Hịa.
Phú n có đường bờ biển dài 189km[4;tr10], chạy dài từ đầm Cù Mơng đến
cảng Vũng Rơ. Phú n có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, đảo, bán đảo. Theo Đại
Nam nhất thống chí, Phú n có phá Xn Đài, phá Cù Mơng, phá Phú Sơn, phá
Vũng Lắm, phá Quán Chùa, đầm Phú Long. Trong đó quan trọng nhất là phá
Xuân Đài, Cù Mơng, Vũng Rơ[54;tr75,76].
Khí hậu Phú n thuộc vùng khí hậu thủy văn Nam Trung bộ, có đặc điểm:
có gió mùa đơng bắc và tây nam, nhiệt độ cao, mưa ít, nắng nhiều khơng có mùa
đơng lạnh, mùa khơ kéo dài, mùa mưa lũ tập trung vào bốn tháng cuối năm.
Bên cạnh những đặc điểm chung, khí hậu Phú n cịn có một số đặc trưng
riêng chia theo khu vực do sự tác động của vị trí địa lý và địa hình.
Ở Phú n, gió chủ yếu là gió mùa và gió tín phong, hướng gió chủ yếu là từ

bắc, đơng bắc, đơng và tây. Nhiệt độ trung bình tồn tỉnh là 25 0C, ở các vùng
đồng bằng ven biển là 260C, vùng núi cao 22 0C-230C[61;tr72,74].
Về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Phú Yên có nguồn tài nguyên đất phong phú
gồm các loại đất đất cát biển, đất mặn phèn, đất phù sa, đất đỏ vàng. Phú n có
¾ diện tích là rừng. Rừng Phú Yên được phân thành các loại như sau: rừng nhiệt
đới núi thấp; rừng mưa ẩm nhiệt đới; rừng thưa nhiệt đới núi thấp rụng lá và nữa
rụng lá; rừng truông gai, cây bụi. Theo thống kê rừng Phú n có trên 32 lồi gỗ
q hiếm, đáng chú ý là bàng vuông, vũ hương, trắc, cẩm lai, kiền kiền, mun…
Về động vật phong phú có nhiều lồi quý hiếm, động vật trên cạn gồm 7 bộ và 22
họ, động vật dưới nước được phân thành 2 loại, loài nước ngọt và nước
21


mặn…[61;tr97,105]. Đây chính là kho dự trữ thực phẩm thật dồi dào của nhân dân
ta từ xa xưa, cho bộ đội và nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ.
Rừng và biển ở Phú Yên chẳng những là một nguồn tài nguyên kinh tế dồi
dào mà còn tạo nên nhiều quan cảnh hùng vĩ và nên thơ. Có những cánh đồng
thẳng cánh cị bay, những dãy núi hùng vĩ chạy ngang ra biển tạo nên những thắng
cảnh ngoại mục ở Hịa An, Bãi Tiên (Sơng Câu), Gành Đá Dĩa, Long Thủy (Tuy
An), Bãi Tiên, Vũng Rô (Tuy Hịa)…
Phú n có mạng lưới giao thơng khá phát triển. Có đường quốc lộ 1 và
đường sắt xuyên Việt. Hệ thống đường ngang có tỉnh lộ 6 từ Chí Thạnh (Tuy An)
đến Mục Thịnh (Vân Canh – Bình Định), quốc lộ 25 (số 7) từ thành phố Tuy Hòa
đi Cheo Reo tiếp giáp đường số 14, tỉnh lội 1 (số 5) từ Phú Lâm đi Sông Hinh.
Mới đây tỉnh đã đầu tư và nâng cấp tuyến đường DT644 đi từ Sông Cầu lên Đồng
Xuân dài 53,5km. Cùng với hệ thống giao thơng đường bộ, Phú n có sân bay
Đơng Tác phục vụ quân sự và dân dụng, có cảng biển Vũng Rô thuận lợi cho các
loại tàu thuyền.
Đặc trưng địa hình, thổ nhưỡng, hệ thống giao thơng này hợp thành một mạng

lưới hồn chỉnh rất có ý nghĩa về xây dựng vùng hậu phương trong kháng chiến,
cả về quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội ở Phú Yên.
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên nêu trên, vùng tự do Phú Yên có
những điều kiện thuận lợi để phịng thủ trước các mũi tấn cơng của qn thù và
xây dựng nơi đây thành một vùng căn cứ địa, hậu phương của cuộc kháng chiến.
1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên
Sau một thời gian dài chuẩn bị, ngày 1-9-1858 thực dân Pháp chính thức nổ
súng xâm lược nước ta. Ngày 6-6-1884 triều đình Huế và Pháp ký kết hiệp ước tại
Huế. Hiệp ước chính thức xác lập quyền cai trị của thực dân Pháp trên cả 3 miền
Bắc, Trung, Nam.
Sau khi ký kết hiệp ước ngày 6-6-1884, người Pháp đã hồn thiện chính sách
“chia để trị” với những thể chế khác nhau trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thực dân
22


Pháp chia nước ta thành 3 kỳ: Nam kỳ là đất thuộc địa; Bắc kỳ là đất nữa thuộc
địa, nữa bảo hộ; Trung kỳ là đất bảo hộ.
Hệ thống chính quyền và chính sách thống trị ở Phú n khơng khác gì so với
các tỉnh trung kỳ.
Đến cuối năm 1887 một cơ chế chính quyền với đầy đủ nghĩa “chính quyền
lưỡng chế” được xác lập. Xuất phát từ những toan tính về chính trị, quân sự và
quyền lợi kinh tế, chính quyền bảo hộ chọn Vũng Lắm làm nơi tọa lạc tòa khâm
sứ tỉnh đầu tiên vào năm 1888.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy Pháp là kẻ thắng trận nhưng tình hình
kinh tế của nước Pháp gặp vơ cùng khó khăn. Với mục đích nhằm khơi phục lại
nền kinh tế của chính quốc, kể từ sau chiến tranh thế giớ thứ nhất (1914-1918),
thực dân Pháp đã mở rộng quy mô vốn đầu tư ở Đông Dương.
Trong giai đoạn 1919-1945, tư bản Pháp tập trung vốn vào các lĩnh vực thiết
yếu như nông nghiệp, đặc biệt đầu tư vào cao xu
Trong giai đoạn 1919-1945, thực dân Pháp đã chuyển dần chính sách khai

thác thuộc địa, từ khai thác, vơ vét các nguồn lợi kinh tế chuyển dần sang chính
sách đầu tư khai thác trong giai đoạn này.
Phú Yên, với việc cơng nhận đơn vị hành chính độc lập vào năm 1921, thực
dân Pháp đã triển khai chính sách khai thác quy mơ lớn trên nhiều lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Trên lĩnh vực kinh tế, chính quyền Pháp quy hoạch phát triển Phú Yên trở
thành trung tâm kỹ nghệ và canh nông ở khu vực Nam Trung kỳ với các ngành ưu
tiên cụ thể: Nông nghiệp – giao thông vận tải – công nghiệp và phát triển đơ thị thương mại và dịch vụ.
Hệ thống chính quyền và chính sách cai trị của thực dân Pháp đã tác động đến
nhiều mặt từ kinh tế đến văn hóa xã hội ở Phú Yên. Qua đó, kinh tế xã hội Phú
Yên từng bước thay đổi với nhiều ngành nghề và các giai tầng xã hội mới so với
kết cấu xã hội phong kiến.

23


Với nhiều biển hiện khác nhau, tình hình kinh tế xã hội Phú Yên trước cách
mạng tháng 8 – 1945 có những đặc điểm sau:
Chính sách khai thác thuộc địa là thứ nhất (1897-1918) của Pháp triển khai ở
Phú Yên chủ yếu tập trung vét hàng hóa nơng sản để xuất khẩu và phát triển hệ
thống cảng biển vận chuyển từ Cù Mông và Xuân Đài. Bước sang giai đoạn khai
thác thuộc địa lần thứ 2 (1919-1939), chính quyền Pháp đã đầu tư xây dựng một
số cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường sắt, hệ thống thủy nông Đồng Cam… đặc
biệt chú trọng đầu tư ở lĩnh vực nông nghiệp (lúa, mía, thuốc lá, bơng, gai…).
Biểu hiện của chính sách trên cho thấy chính quyền thực dân quy hoạch Phú Yên
phát triển theo 2 hướng: Trong giai đoạn khai thác lần thứ nhất, tư bản Pháp
hướng Phú Yên trở thành trung tâm cảng vận chuyển và xuất khẩu, trọng tâm là
Sông Cầu; trong giai đoạn khai thác lần 2, chính quyền Pháp hướng Phú Yên phát
triển trung tâm kỹ nghệ và canh nông.
Trước năm 1918, kết cấu kinh tế xã hội phong kiến vẫn chi phối và quyết định

đến xu hướng vận động của các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục ở
Phú Yên. Tuy nhiên, kết cấu kinh tế xã hội mới bắt đầu du nhập vào và lồng ghép
vào kết cấu kinh tế xã hội ở Phú Yên. Trong giai đoạn này, thực dân Pháp chú ý
mở mang hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy, tuy nhiên nó chưa đủ đáp
ứng nhu cầu khai thác hàng hóa xuất khẩu của chính quyền Pháp. Cuối cùng thực
dân Pháp chuyển hướng sang phát triển hệ thống cảng biển và mở rộng dịch vụ
vận chuyển hàng hóa xuất khẩu ở Phú Yên.
Việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu đã thúc đẩy quy mô sản xuất của một số
ngành nghề thủ công như làm muối, nấu đường… Bên cạnh việc phát triển xuất
khẩu thương mại, chính quyền Pháp còn chú ý phát triển đồn điền ở Phú Yên.
Thời kỳ này, đồn điền chủ yếu phân bổ ở miền tây Phú yên, chủ yếu là đồn điền
trồng trọt và chăn nuôi. Với sự xuất hiện của đồn điền, thực dân Pháp tiến hành
đẩy mạnh tốc độ khai thác các nguồn kinh tế ở Phú Yên để phục vụ xuất khẩu, tạo
ra những thay đổi lớn về cơ cấu kinh tế xã hội. Với hình thức phát canh thu tô
hoặc quản canh, đồn điền thuê một số lượng công nhân lớn lao động tập trung tại
24


×