BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
____________________
Lê Thị Kim Liên
QUÂN VÀ DÂN NAM BỘ VỚI VŨ KHÍ
TỰ TẠO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
____________________
Lê Thị Kim Liên
QUÂN VÀ DÂN NAM BỘ VỚI VŨ KHÍ
TỰ TẠO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)
Chuyên ngành: Lịch Sử Việt Nam
Mã số: 60 22 02 13
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HỒ SƠN ĐÀI
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Học viên
Lê Thị Kim Liên
1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1
MỤC LỤC ........................................................................................................ 2
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tài liệu ................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................10
5. Đóng góp mới của luận văn ..........................................................................10
6. Kết cấu của luận văn .....................................................................................11
Chương 1: KHÁI NIỆM VŨ KHÍ TỰ TẠO VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG VŨ KHÍ TỰ
TẠO Ở NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP ................ 12
1.1.Vũ khí tự tạo và các loại vũ khí tự tạo ......................................................12
1.1.1.Khái niệm vũ khí tự tạo .......................................................................12
1.1.2 Các loại vũ khí tự tạo ...........................................................................13
1.2. Đặc điểm chiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp ..........16
1.2.1. Địa lý hành chính, địa lý tự nhiên và dân cư Nam Bộ ........................16
1.2.2. Địa lý quân sự .....................................................................................18
1.3. Truyền thống sản xuất và sử dụng vũ khí tự tạo trong lịch sử ..............21
1.3.1. Thời kỳ từ thế kỷ XVII đến năm 1859 ...............................................21
1.3.2. Thời kỳ 1859-1930..............................................................................23
2
1.3.3. Thời kỳ 1930-1945..............................................................................25
1.4. Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về sản xuất và sử dụng vũ khí
tự tạo trong kháng chiến chống Pháp ...................................................................27
1.4.1. Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng Cộng Sản Việt Nam. .......27
1.4.2. Quan điểm của Đảng về sản xuất và sử dụng vũ khí tự tạo trong chiến
tranh nhân dân ...........................................................................................................30
Tiểu kết chương 1 ..............................................................................................32
Chương 2: VŨ KHÍ TỰ TẠO Ở NAM BỘ GIAI ĐOẠN 1945 -1950 ...... 33
2.1. Những loại vũ khí thô sơ đầu tiên (1945-1946)........................................33
2.1.1. Giáo mác và gậy tầm vông trong những ngày đầu kháng chiến ở Nam
Bộ ..............................................................................................................................33
2.1.2. Sự ra đời của các xưởng sản xuất vũ khí và những loại vũ khí thô sơ
đầu tiên ......................................................................................................................35
2.1.3. Hoạt động sử dụng vũ khí tự tạo trong hai năm đầu kháng chiến
(1945-1946) ...............................................................................................................40
2.2. Ngành quân giới Nam Bộ ra đời và sự phát triển của vũ khí tự tạo
trong những năm 1947-1950 ..................................................................................47
2.2.1. Ngành quân giới Nam Bộ hình thành và hoạt động sản xuất vũ khí tự
tạo ..............................................................................................................................47
2.2.2. Sử dụng vũ khí tự tạo trong hoạt động tác chiến chống địch ở Nam Bộ
...................................................................................................................................53
Tiểu kết chương 2 ..............................................................................................61
Chương 3: VŨ KHÍ TỰ TẠO Ở NAM BỘ GIAI ĐOẠN 1951-1954 ....... 62
3.1.Quân và dân Nam Bộ khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất vũ
khí tự tạo những năm 1951-1952 ...........................................................................62
3
3.1.1.Kiện toàn ngành sản xuất vũ khí tự tạo ...............................................62
3.1.2. Khắc phục những khó khăn để sản xuất vũ khí tự tạo ........................68
3.2. Sản xuất và sử dụng vũ khí tự tạo trong những năm 1953-1954 ...........82
3.2.1. Sản xuất vũ khí tự tạo trong những năm 1953-1954 ..........................82
3.2.2. Sử dụng vũ khí tự tạo trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 ........84
Tiểu kết chương 3 ..............................................................................................91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 112
Phụ lục 1 ...........................................................................................................112
Phụ lục 2 ...........................................................................................................117
Phụ lục 3 ...........................................................................................................118
Phụ lục 4 ...........................................................................................................133
Phụ lục 5 ...........................................................................................................141
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vũ khí tự tạo là loại vũ khí có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản,
dễ chế tạo ở địa phương bằng những phương pháp và phương tiện thủ công,
dùng vật liệu tại chỗ, đạn dược hỏng hoặc cải tiến các loại đạn, bom thu được
của đối phương. Vũ khí tự tạo bao gồm vũ khí đánh xa, đánh gần, nóng,
lạnh… đánh trên mọi địa hình đồng bằng, trung du, miền núi, ven sông, ven
biển. Trong chiến tranh nhân dân ở Việt Nam, vũ khí tự tạo phát huy hiệu quả
sát thương cao.
Từ ngàn xưa, tổ tiên ta đã biết sử dụng công cụ bằng đá, cung nỏ làm
bằng bẫy tre, gỗ để săn bắt, hái lượm và chống lại thú dữ bảo đảm cho sự sinh
tồn và phát triển của dân tộc.Thời đại đồ đồng đã biết làm ra các loại rìu
chiến, giáo, mác, mũi tên để chống lại kẻ thù xâm lược.Lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm.Đây cũng
là quá trình hình thành và phát triển các loại vũ khí thô sơ tự tạo của Việt
Nam.Dân tộc ta tiến hành bảo vệ Tổ quốc luôn trong hoàn cảnh nước nhỏ,
nghèo mà đối chọi với kẻ thù luôn mạnh hơn ta gấp nhiều lần về tiềm lực kinh
tế, quân sự. Để đánh bại được kẻ thù, dân tộc ta luôn quán triệt tư tưởng “Lấy
ít địch nhiều”, tự cung tự cấp, sản xuất ra các loại vũ khí như nỏ, cung tên,
giáo, mác, qua, kiếm, long đao… và lấy gỗ đẽo nhọn thành cọc đóng xuống
lòng sông để đánh đắm tàu giặc. Nhờ đó, nhân dân ta đã làm nên những chiến
thắng thần kỳ, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng,
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Nguyên, Lê Lợi
đánh thắng quân Minh, Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh...
5
Kế thừa, phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông, trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta đề ra đường lối quân sự với
quan điểm cơ bản là chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện.Khi thực hiện
vũ trang toàn dân, phát động toàn dân đánh giặc, Đảng ta luôn coi trọng vấn
đề cơ sở vật chất và kỹ thuật, vũ khí và trang bị. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Ai có súng dùng súng, ai có
gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc, ai cũng
phải ra sức chống thực dân cứu nước”. Để có vũ khí đánh giặc, quân và dân
ta đã sản xuất ra các loại vũ khí tự tạo từ nhiều nguồn: có loại rất thô sơ, có
loại được cải tiến từ phương tiện, dụng cụ sinh hoạt, sản xuất, có loại lấy của
địch cải tiến để đánh địch... Bằng chất liệu có sẵn ở địa phương tre, gỗ, đá…
thu nhặt thanh ray của đường sắt, mẩu sắt, thép, cướp vũ khí của địch, chế tạo
làm thành hầm chông, cạm bẫy, mã tấu, dao rựa, cung nỏ, ong vò vẽ, lá độc
… để đánh địch. Theo tài liệu của Cục Dân quân Tự vệ, tính đến đầu năm
1954, ta đã sản xuất được 50.000 sản phẩm nguyên chiếc và chi tiết các loại
súng đạn thô sơ tự tạo.
Ở Nam Bộ, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, do xa nguồn
chi viện từ Trung ương, với tinh thần tự lực tự cường, chủ động sáng tạo,
nhân dân và lực lượng vũ trang cách mạng đã sản xuất vũ khí tự tạo với nhiều
dạng, loại rất phong phú và hiệu quả. Các loại vũ khí tự tạo được sản xuất phù
hợp với mọi lứa tuổi, ai cũng có thể sản xuất và sử dụng để đánh địch ở bất cứ
nơi đâu, với mọi địa hình, thời tiết; nhờ đó tạo ra thế tiến công rộng khắp, liên
tục của chiến tranh nhân dân ở Nam Bộ, góp phần vào thắng lợi chung của
toàn dân tộc.
Vũ khí tự tạo không chỉ là sản phẩm của ý chí tự cường, trí thông minh,
óc sáng tạo của quân và dân ta mà còn phản ánh một cách sâu sắc đường lối
quân sự, nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đây chính là nét thần kỳ của chiến
6
tranh nhân dân ở Việt Nam.Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, về quân giới và vũ khí
trang bị chiến tranh trong đó có vũ khí tự tạo.Tuy nhiên, chưa có một công
trình nghiên cứu chuyên khảo về vũ khí tự tạo dưới góc độ lịch sử.
Vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Quân và dân
Nam Bộ với vũ khí tự tạo trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)” để viết
luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tài liệu
2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài vũ khí tự tạo trong kháng chiến chống Pháp từ trước đến nay đã
thu hút sự quan tâm của không ít cơ quan, cá nhân nghiên cứu trên cả hai
hướng lý luận và thực tiễn.
Trước hết, bộ sách “Vũ khí địa phương” gồm 3 tập do Bộ Tư lệnh Quân
giải phóng miền Nam Việt Nam biên soạn năm 1972. Đây là tài liệu đầu tiên
nói về sản xuất và cách sử dụng các loại vũ khí tự tạo ở Nam Bộ.
Tiếp đó, năm 1993 tác giả Đinh Thu Xuân đã bảo vệ thành công luận
án Tiến sĩ khoa học lịch sử tại Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
với đề tài: “Lịch sử ngành sản xuất vũ khí ở Nam Bộ trong kháng chiến chống
Pháp (1945-1954). Đề tài trình bày lịch sử hình thành và phát triển của ngành
sản xuất vũ khí nói chung ở Nam bộ, tuy nhiên chưa nghiên cứu một cách hệ
thống và chuyên sâu về vũ khí tự tạo và vai trò của vũ khí tự tạo đối với thắng
lợi của cuộc kháng chiến.
Sách “Lịch sử Quân giới Nam Bộ B2 trong chiến tranh giải phóng
(1945-1954)”của TS. Đinh Thu Xuân, doNxb Chính trị Quốc gia Hà Nội xuất
bản năm 2008. Sách ghi lại chặng đường lịch sử hình thành và phát triển của
ngành sản xuất vũ khí Nam Bộ với những biến động và thăng trầm trong suốt
chiều dài cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Nam Bộ. Thế nhưng
7
công trình này cũng chỉ đề cập tới ngành sản xuất vũ khí nói chung mà chưa
làm rõ vai trò và đặc điểm của vũ khí tự tạo trong kháng chiến.
Sách “Lịch sử quân giới Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp” của tác giả Đinh Thu Xuân (chủ biên), do Nxb Lao động xuất bản năm
1990. Trong cuốn sách này, tác giả đã giới thiệu khái quát thời kỳ bước
đường hình thành, xây dựng và phát triển của quân giới Nam Bộ trong chín
năm kháng chiến.
Sách “Đặc trưng của chiến tranh du kích ở chiến trường miền Đông
Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp” của Nguyễn Ngọc Lân, Hồ Sơn Đài,
Nxb Quân đội nhân dân năm 1998.Đây là công trình tổng kết chiến tranh, đề
cập đến đặc trưng sản xuất vũ khí tự tạo và đánh địch bằng vũ khí tự tạo của
quân và dân Đông Nam bộ trong thời kỳ 1945-1954.
Về phía đối phương, có bộ “Sưu tập bằng hình vẽ 69 loại vũ khí của
quân giới Việt Nam sản xuất từ 1945-1954” do Bộ Tham mưu quân đội Pháp
ở Đông Dương biên soạn, lưu hành nội bộ năm 1963. Qua tài liệu thu thập
được của tổ chức tình báo quân đội và cơ quan nghiên cứu quân khí, Bộ Tham
mưu quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương công bố các loại vũ khí tự tạo của
Việt Minh để cho quân đội nghiên cứu phòng chống.
Ngoài ra, còn có nhiều công trình khoa học, luận án, luận văn nghiên
cứu về lịch sử chiến tranh, lịch sử kháng chiến Nam Bộ, lịch sử kháng chiến
của các quân khu 7, 8, 9, quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn và các tỉnh ở Nam Bộ
có đề cập rải rác đến vũ khí tự tạo trong các chương nói về công tác bảo đảm
vũ khí và hoạt động tác chiến đánh địch.
Các công trình nêu trên đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vũ khí tự tạo
cả về mặt lý luận, khái niệm cũng như về thực tiễn cách thức sản xuất, sử
dụng vũ khí tự tạo trong chiến tranh chống xâm lược. Có công trình thì trình
bày sơ lược trong mặt bằng chung là lịch sử quân giới, có công trình thì
8
chuyên nghiên cứu dưới góc độ khoa học vũ khí đơn thuần. Cho đến nay,
chưa có một công trình khoa học nào trình bày một cách hệ thống và toàn
diện lịch sử vũ khí tự tạo ở Nam Bộ. Tuy nhiên những công trình ấy đã cung
cấp nhiều luận cứ khoa học và tư liệu lịch sử quan trọng để chúng tôi kế thừa
và tiếp tục nghiên cứu trong luận văn này.
2.2. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn đã tham khảo, nghiên cứu tài
liệu từ các nguồn sau:
- Các tác phẩm lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
chiến tranh cách mạng, các sách lịch sử chiến tranh, lịch sử kháng chiến, các
luận án, luận văn khoa học. Các tác phẩm này lưu ở Thư viện Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,
Thư viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện khoa học Tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Trường Đại học sư Phạm Hồ Chí
Minh.
- Các văn bản chỉ thị, nghị quyết, tài liệu tổng kết, báo cáo chung niên,
báo cáo chuyên đề về vũ khí tự tạo ở Nam bộ, lưu ở Viện Lịch sử quân sự
Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2, Phòng Khoa học quân sự Quân khu
7, Phòng Khoa học quân sự Quân khu 9.
- Tư liệu khảo sát điền dã, hồi ký, lời kể của các nhân chứng lịch sử.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã nêu, đối tượng nghiên cứu của luận văn là “lịch sử vũ
khí tự tạo ở Nam Bộ”.Luận văn sẽ trình bày bối cảnh, sự ra đời của vũ khí tự
tạo, các loại vũ khí tự tạo được sản xuất và sử dụng ở Nam bộ trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc điểm và vai trò của nó trong lịch sử.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
9
Về thời gian, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khoảng từ
ngày 23-9-1945 (ngày Nam Bộ kháng chiến) đến ngày 11-8-1954 (ngày lệnh
ngừng bắn của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam-theo tinh thần
của hiệp định Giơnevơ được thực hiện hoàn toàn trên chiến trường Nam Bộ).
Về không gian, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở Nam Bộ gồm
thành phố Sài Gòn và các tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Chợ Lớn, Bà Rịa, Thủ
Dầu Một, Tây Ninh, Tân An, Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre, Sa Đéc, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Hà Tiên, Cà Mau.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng hai phương pháp
chính, phổ biến của khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp
logic.
Ngoài việc sử dụng hai phương pháp chính trên, luận văn còn sử dụng
một số phương pháp liên ngành khác như: so sánh (đồng đại, lịch đại), hình loại
học, điền dã, thẩm định nhân chứng, ...Những phương pháp này sẽ bổ trợ một
cách hữu ích cho hai phương pháp trên.
5. Đóng góp mới của luận văn
Kế thừa thành quả nghiên cứu của các công trình khoa học có trước,
luận văn dự kiến góp phần:
- Trình bày một cách hệ thống, toàn diện lịch sử sản xuất và sử dụng vũ
khí tự tạo để đánh địch ở Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp (19451954).
- Bước đầu phân tích đặc trưng của vũ khí tự tạo trong sự nghiệp kháng
chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ cùng một số đặc điểm của
vũ khí tự tạo.
10
- Tập hợp, hệ thống hóa số tài liệu sưu tầm được phục vụ cho công tác
nghiên cứu lịch sử. Đồng thời làm tư liệu tham khảo trong việc giảng dạy,
giáo dục lịch sử cho học sinh, sinh viên.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận văn có 3 chương, gồm:
Chương 1. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sử dụng
vũ khí tự tạo ở Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp
Chương 2. Vũ khí tự tạo ở Nam Bộ giai đoạn 1945 -1950
Chương 3.Vũ khí tự tạo ở Nam Bộ giai đoạn 1951-1954
11
Chương 1: KHÁI NIỆM VŨ KHÍ TỰ TẠO VÀ NHỮNG YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ SỬ
DỤNG VŨ KHÍ TỰ TẠO Ở NAM BỘ TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG PHÁP
1.1.Vũ khí tự tạo và các loại vũ khí tự tạo
1.1.1.Khái niệm vũ khí tự tạo
Vũ khí tự tạo ra đời từ rất sớm, khi con người biết sử dụng những vật
liệu có sẵn trong tự nhiên để cải tạo lại, làm vũ khí chống thú dữ và kẻ thù,
duy trì cuộc sống và sinh tồn.Vũ khí gắn liền với lịch sử của các cuộc chiến
tranh khi xuất hiện xã hội có giai cấp.Mặc dù vậy, trong thời cổ đại và trung
đại chưa hề có khái niệm về vũ khí tự tạo.Khái niệm vũ khí tự tạo chỉ xuất
hiện trong thời đại công nghiệp. Theo từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam
định nghĩa: “Vũ khí tự tạo là vũ khí có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn
giản, dễ chế tạo ở địa phương bằng những phương pháp và phương tiện thủ
công, dùng vật liệu tại chỗ, đạn dược hỏng hoặc cải tiến các loại đạn dược
thu được của đối phương. Vũ khí tự tạo có nhiều kiểu loại, ví dụ: mã tấu,
giáo, mác, kiếm, dao găm, gậy tầm vông, cung nỏ, chông, bẫy đá, mìn, súng,
“ngựa trời”, vũ khí phóng (đạn cối, lượng nổ, lựu đạn, bom, mìn...). Trong
kháng chiến chống Pháp vũ khí tự tạo có vai trò quan trọng và sử dụng rộng
rãi trong lực lượng vũ trang địa phương”.
Từ khái niệm trên ta thấy:
Vũ khí tự tạo là vũ khí được cấu tạo đơn giản, bằng phương pháp thủ
công. Do đó mỗi người dân Việt Nam, từ các em nhỏ đến cụ già, không phân
12
biệt tuổi tác, ai cũng có thể làm ra được vũ khí và tự trang bị cho mình để
đánh giặc. Vũ khí tự tạo được sử dụng rộng rãi trong nhân dân vì đây là
phương tiện dùng để đối phó và tiêu diệt đối phương trong đấu tranh vũ trang.
Vũ khí tự tạo được làm từ các vật liệu có sẵn trong địa phương, dễ kiếm
như: tre, gỗ, đá, gạch, cành cây ong vò vẽ, lá độc, hoặc công cụ lao động cầm
tay ...và dây thép, đạn lép thu được của địch.
Vũ khí tự tạo có nhiều loại, rất phong phú và đa dạng.Có loại được chế
tạo rất thô sơ, có loại được cải tiến từ vũ khí lấy được của địch. Theo đó có
thể phân chia thành hai loại chủ yếu: vũ khí hoàn toàn tự tạo và vũ khí có cấu
tạo phức tạp hơn (thường do các binh công xưởng sản xuất).
1.1.2 Các loại vũ khí tự tạo
Do đặc điểm nguồn nguyên hóa liệu dễ kiếm, dễ chế tạo nên con người
đã sản xuất ra rất nhiều loại vũ khí tự tạo khác nhau. Trong kháng chiến
chống thực dân Pháp, quân và dân Nam Bộ đã sản xuất ra nhiều loại vũ khí tự
tạo, có thể chia thành hai nhóm sau đây:
Nhóm thứ nhất, về các loại vũ khí tự tạo thô sơ đầu tiên, dễ tìm kiếm
vật liệu và quy trình sản xuất đơn giản như: Gậy tầm vông, Mã tấu, Dao găm,
Giáo, Bẫy, Chông…
Gậy tầm vông: là loại vũ khí được làm từ cây tầm vông già vạt nhọn
hai đầu, sát thương đối phương bằng đâm, đánh. Gậy tầm vông xuất hiện
trong Cách mạng tháng Tám và những ngày đầu kháng chiến chống thực dân
Pháp.
Mã tấu: là loại dao to bản, cán ngắn, lưỡi dài và cong, mũi nhọn, dài
khoảng 60cm, cán tròn bằng gỗ hoặc thép liền với lưỡi. Mã tấu xuất hiện
trong Cách mạng tháng Tám và những ngày đầu kháng chiến chống thực dân
Pháp.
13
Dao găm: là loại vũ khí được dùng để đánh địch trong nhiều trường
hợp bằng các đòn: đâm, móc, cắt,... vào các bộ phận quan trọng của cơ thể,
diệt địch ngay tại chỗ hoặc làm cho địch bị tàn phế.
Giáo: là vũ khí có cán dài (bằng gỗ hoặc kim loại), mũi nhọn (bằng
thép), dùng để sát thương đối phương bằng dâm, phóng.
Bẫy: là loại vũ khí thô sơ được bố trí dấu kín hoặc ngụy trang theo địa
hình tự nhiên, nhằm sát thương đối phương khi vấp phải. Bẫy xuất hiện từ
những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp và được sử dụng rộng rãi
trong những năm về sau ở chiến trường Nam Bộ.
Cung tên: là loại vũ khí thô sơ, gồm một cánh, có tính đàn hồi (bằng
tre, gỗ, kim loại). Hai đầu cánh gò lại với nhau bằng một sợi dây bền dẻo,
dùng để bắn tên đi. Cung tên xuất hiện từ trước đó, thường do nhân dân và lực
lượng vũ trang người dân tộc thiểu số sử dụng trong những ngày đầu kháng
chiến chống thực dân Pháp.
Chông: là loại vũ khí có mũi nhọn, làm bằng sắt, tre, gỗ… (có ngạnh
hoặc không), có thể tẩm chất độc, chất bẩn, được bố trí ở những nơi nhất định
để sát thương sinh lực, cản trở việc cơ động của đối phương. Ở Nam Bộ trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có các loại: Chông hầm, Chông bốn
mũi, Chông gùi, Chông lăn, Chông thò, Chông nhím, Chông bằng sắt một
ngạnh.
Nhóm thứ hai, các loại vũ khí tự tạo có cấu tạo phức tạp hơn, thường
do các xưởng sản xuất, như: lựu đạn, mìn, súng...
Lựu đạn: là loại vũ khí ném tay, được trang bị để đánh diệt sinh lực và
phương tiện quân sự. Ở Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
có nhiều loại lựu đạn tự tạo như: Lựu đạn ống tre, Lựu đạn quẹt, Lựu đạn có
tua đuôi vỏ gang, Lựu đạn đập kiểu Nhật, Lựu đạn đạp vỏ xi măng, Lựu đạn
14
cần bật, Lựu đạn ám sát, Lựu gài ngòi đơn giản, Lựu đạn vỏ gang ngòi cần
bật, Lựu đạn vỏ xi măng.
Mìn: là loại vũ khí nhằm tiêu diệt sinh lực, phá hoại công trình, phương
tiện và xây dựng vật cản, ngăn chặn sự cơ động đối phương bằng sức ép khí
thuốc và bằng các mảnh của mìn. Phương pháp đánh địch là đặt mìn tại một
điểm nhất định và mìn nổ do ta điều khiển hoặc do địch tác động vào cạm bẫy
ta đã đặt sẵn. Ở Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có các
loại mìn tự tạo như: Mìn đĩa, Mìn lật, Đạp lôi ống tre, Mìn đánh xe ngòi nổ
điện, Mìn đánh xe tự động bằng điện, Mìn lắc, Mìn lá, Mìn FT, Mìn pê-ta,
Mìn lõm (ba-dô-min) và Thủy lôi. Thủy lôi được sử dụng phổ biến trên các
địa bàn có nhiều kênh rạch, sông ngòi ở Nam Bộ.
Súng: là loại vũ khí có nòng, bắn ở các tư thế cầm tay, tỳ, vác vai, giá
đỡ (cơ động hoặc cố định). Súng được chế tạo theo cơ chế sử dụng nguồn
năng lượng sinh công để đẩy viên đạn ra khỏi nòng súng đến mục tiêu. Ở
Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thường có các loại súng
tự tạo: Súng ngắn, Súng kíp, Súng trường, Súng Ba-dô-ca, Súng T45, Súng
CA9, Súng SCA, Súng Browning, Súng Rulo Vina, Súng phóng bom, Súng
ngữa trời đánh tây, Súng tiểu liên Sten, Súng tiểu liên Tomxon, Súng phóng
lựu 51mm, Súng SKZ60mm, Súng SSA66, Súng AAT-53, Súng cối 60mm.
Đạn: Là vật thể mang phần tử sát thương hoặc công dụng đặc biệt, nạp
vào hỏa khí hay đặt lên thiết bị bắn (phóng) đến mục tiêu. Ở Nam Bộ trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có các loại dạn tự tạo: Đạn SKZ 60,
Đạn SSAL, Đạn SSAF, Đạn SSAT-53, Đạn SSAT-73 L, Đạn SSBL-73,
SSBL 81.
Từ các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật thô sơ như: giáo mác, cung tên đến
các loại vũ khí căn bản như: lựu đạn, mìn và các loại vũ khí được coi là tối tân
hiện đại lúc bấy giờ (súng không giật, súng phóng bom, bazoka) đã góp phần
15
tạo nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân chống lại các phương
tiện chiến tranh hiện đại nhất của Pháp, góp phần quan trọng và làm phá sản
chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
1.2. Đặc điểm chiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp
1.2.1. Địa lý hành chính, địa lý tự nhiên và dân cư Nam Bộ
Nam Bộ là vùng đất ở phía Nam của Tổ quốc. Theo sự phân chia địa
giới hành chính thời kỳ 1945-1954, tính từ Bắc vào Nam có các tỉnh: Biên
Hòa, Gia Định, Chợ Lớn, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Tân An, Gò Công,
Mỹ Tho, Bến Tre, Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Long Xuyên,
Châu Đốc, Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Sài Gòn.
Tổng diện tích các tỉnh nói trên là 64.100 km2, chiếm 20% trong tổng diện
tích cả nước (thống kê năm 1950).
Địa hình Nam Bộ tương đối bằng phẳng. Hệ thống núi có: núi Bà Đen
cao 986 mét (núi này còn được mệnh danh là “nóc nhà của Nam Bộ”), núi
Chứa Chan (Đồng Nai) cao 839 mét, núi Bà Rá (Bình Phước) cao 733 mét,
núi Bao Quan (Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 529 mét, khu vực phía Tây có dãy
Thất Sơn (An Giang) và dãy Hàm Ninh,... đến những ngọn núi thấp như Châu
Diên, Bửu Long cao vài chục mét.
Rừng ở Nam Bộ có đủ loại gồm rừng bán nguyệt, rừng đất đỏ, đất nâu,
đất xám, rừng đất phù sa cổ (Bà Rịa), rừng ngập mặn (Rừng Sác), rừng
nguyên sinh (Bình Long, Thủ Dầu Một, Định Quán, đông bắc Xuân Lộc,
Xuyên Mộc, bắc đông bắc Tân Biên (Tây Ninh).
Sông ở Nam Bộ có hai hệ thống sông chủ yếu là sông Đồng Nai và
sông Cửu Long. Hệ thống sông Cửu Long với hai nhánh chính là sông Tiền
và sông Hậu bồi đắp phù sa cho cả vùng châu thổ và là vựa lúa lớn nhất của
Việt Nam rồi đổ ra biển bằng chín cửa sông. Hệ thống sông Đồng Nai là hệ
16
thống sông lớn thứ hai ở Nam Bộ, bắt nguồn từ phía Bắc cao nguyên Lâm
Viên, Di Linh, Bảo Lộc và một phần của đồng bằng Nam Bộ.
Ngoài hai hệ thống sông nói trên, có hàng ngàn kênh rạch và luồng lạch
chằng chịt.
Bờ biển Nam Bộ dài 1.350 km với thế hiểm lồi lõm, xen giữa những
bãi cát sỏi.Đặc biệt bờ biển Việt Nam có rất nhiều cửa biển, trong đó có biển
Cần Giờ được xem là cửa biển quốc tế.
Đường bộ ở Nam Bộ gồm có quốc lộ 1, quốc lộ 20, quốc lộ 13, quốc lộ
14, quốc lộ 15, quốc lộ 22,... trong đó quốc lộ 1 là con đường chạy xuyên suốt
từ Bắc vào Nam. Ngoài ra, còn có các quốc lộ 91A, 91B,...chạy ngang dọc nối
liền các quốc lộ, tỉnh lộ trên toàn Nam Bộ.
Từ Sài Gòn còn có 4 tuyến đường sắt đi các nơi: Sài Gòn- Hà Nội, Sài
Gòn- Đà Lạt, Sài Gòn- Lộc Ninh, Sài Gòn- Mỹ Tho.
Khí hậu ở Nam Bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa.Nhiệt độ cao quanh
năm, tiềm năng nhiệt dồi dào.Nhiệt đô trung bình quanh năm là 27 0C.Hàng
năm khí hậu phân định hai mùa rõ rệt, là mùa mưa và mùa khô.Từ tháng 5
đến tháng 11, gió nồm đem hơi nước thổi vào đất liền, đó là mùa mưa.Từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau là mùa khô mà đặc trưng của nó là nóng và
nắng, thuận lợi cơ bản của khí hậu là khá ổn định và ít thiên tai. Tuy vậy khó
khăn đáng kể là thiếu nước trầm trọng vào mùa khô và dư thừa nước vào mùa
mưa, gây ra hiện tượng ngập úng ở một số tỉnh (An Giang, Đồng Tháp, Kiên
Giang, ...)
Cộng đồng cư dân ở Nam Bộ có khoảng 3.782.000 người, chiếm 24%
dân số toàn quốc (theo thống kê năm 1950). Cư dân Nam Bộ là miền đất trẻ,
thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Cư dân tụ về có nguồn gốc từ nhiều địa
phương khác nhau trên cả nước. Đại bộ phận trong số họ là những người nông
dân yêu chuộng tự do và cần cù lao động. Nhu cầu tồn tại, làm chủ thiên
17
nhiên và đấu tranh chống ngoại xâm đã gắn bó họ thành một khối có tinh thần
yêu thương, đoàn kết nhất trí cao. Trên cơ sở lưu giữ phần tính cách cốt lõi
của dân tộc, quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển trong điều kiện lịch sử
mới đã góp phần định hình nên tính cách riêng của người dân Nam Bộ. Đó là
tình yêu quê hương đất nước tha thiết; là ý chí bất khuất, khẳng khái và năng
động trước mọi trở ngại của hoàn cảnh; là tinh thần chiến đấu táo bạo, kiên
cường, trí tuệ mưu lược; là phẩm chất tự lực tự cường, cần cù lao động; là
tinh thần đoàn kết tương thân tương ái; là thái độ trung thực và lối ứng xử
không chuộng hình thức, “trọng nghĩa khinh tài”, hào hiệp thủy chung.
Những đặc điểm vừa nêu trên chính là bắt nguồn từ tính cách của dân tộc, tính
cách này đã quyện chặt và góp phần tạo nên tính cách riêng của người dân
vùng Nam Bộ.
1.2.2. Địa lý quân sự
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến trường Nam Bộ
được tổ chức thành các chiến Khu:
Trong giai đoạn 1945-1950, Nam Bộ được chia thành 3 Khu, cụ thể:
- Khu 7 gồm Thành phố Sài Gòn và các tỉnh Chợ Lớn, Gia Định, Bà
Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh. (Từ năm 1948, Thành phố Sài Gòn
tách ra thành một Khu độc lập gọi là Khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Từ tháng 81950, gọi tắt là Đặc khu Sài Gòn- Chợ Lớn).
- Khu 8 gồm các tỉnh Tân An, Gò Công, Mỹ Tho, Sa Đéc, Vĩnh Long,
Trà Vinh, Bến Tre.
- Khu 9 gồm các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Cần Thơ, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá.
Trong giai đoạn 1951-1954, chiến trường Nam Bộ được tổ chức thành
hai phân liên khu và một đặc khu. Cụ thể:
18
- Phân liên khu Miền Đông gồm 5 tỉnh: Gia Ninh ( sát nhập hai tỉnh
Gia Định và Tây Ninh), Thủ Biên ( sát nhập hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên
Hòa), Bà Chợ (sát nhập hai tỉnh Bà Rịa và Chợ Lớn), Mỹ Tân Gò (sát nhập ba
tỉnh Mỹ Tho, Tân An và Gò Công), Long Châu Sa ( sát nhập ba tỉnh Long
Xuyên, Châu Đốc và Sa Đéc).
- Phân liên khu Miền Tây gồm 6 tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Trà ( sát nhập hai
tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh), Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Long Châu
Hà ( sát nhập hai tỉnh Long Châu Hậu và Hà Tiên).
- Đặc khu Sài Gòn- Chợ Lớn.
*
Như trình bày ở trên, Nam Bộ là phần đất cuối cùng phía Nam của tổ
quốc, có vùng núi chạy giáp liền với dãy Trường Sơn, có thành phố Sài Gòn,
có đồng bằng Sông Cửu Long phì nhiêu, có bờ biển dài với nhiều cửa sông và
đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia. Tựu chung chiến trường
Nam Bộ có ba vùng chiến lược hoàn chỉnh: rừng núi, đồng bằng và đô thị.
Vùng rừng núi từ Tây Bắc, Bắc và cực Đông của Nam Bộ có đặc điểm
thuận lợi cho việc cơ động và trú đóng quân, xây dựng lực lượng và dự trữ cơ
sở vật chất, hình thành căn cứ địa hậu phương chiến lược tại chỗ rộng lớn cho
cả miền Nam Đông Dương. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nơi đây
không những trở thành căn cứ địa của các cơ quan đầu não kháng chiến mà
còn là nơi thuận tiện để xây dựng các binh công xưởng. Với vị trí địa lý của
Nam Bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức huấn luyện và cơ động của
các đơn vị vũ trang tập trung. Đồng thời nơi đây còn là địa bàn lý tưởng để
thực hành các trận đánh và chiến dịch với việc sử dụng phương tiện kỹ thuật
chiến đấu quy mô lớn.
Vùng đồng bằng bao gồm rẻo duyên hải mạn thấp các tỉnh miền Đông
Nam Bộ, vùng ven thành phố Sài Gòn và đồng bằng Sông Cửu Long. Địa
19
hình bằng phẳng, sông rạch dọc ngang, chằng chịt những cánh rừng tràm,
rừng đước, dừa nước bạt ngàn, dân cư đông đúc, kinh tế trù phú, vùng nông
thôn đồng bằng có đặc điểm thuận lợi cho việc phát triển chiến tranh du kích
rộng khắp, cung cấp sức người, sức của phục vụ cho kháng chiến; nơi cung
cấp nguyên vật liệu cho sản xuất vũ khí tự tạo, nơi bố trí trận địa để sử dụng
vũ khí tự tạo chống địch càn quét bình định.
Vùng đô thị bao gồm Sài Gòn và các thành phố, thị xã lớn khác như
Biên Hòa, Vũng Tàu, Mỹ Tho, Cần Thơ,... Các đô thị thường nằm ở các địa
bàn xung yếu, trấn giữ các đầu mối hoặc trục đường giao thông chiến lược cả
về đường bộ, đường sông, đường biển và đường hàng không, có mối quan hệ
giao lưu mật thiết và thuận tiện với vùng nông thôn đồng bằng bao quanh.
Đây là nơi tập trung nhân lực có trình độ tay nghề cao về sản xuất vũ khí tự
tạo; cũng là nơi tập trung nhiều nhà máy, công xưởng, cung cấp máy móc,
nguyên vật liệu cho việc sản xuất vũ khí tự tạo của các binh công xưởng trong
chiến khu.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai, thực dân Pháp
chọn Sài Gòn làm nơi gây hấn đầu tiên, và từ đó tạo bàn đạp đánh chiếm các
tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ rồi các tỉnh Trung Bộ và phát
triển ra phạm vi cả nước. Tại đây chúng đật bản doanh trại của đạo quân viễn
chinh và xây dựng thủ đô của chính phủ ngụy quyền tay sai, biến Sài Gòn
thành trung tâm chính trị, đảng phái, tôn giáo, kinh tế, văn hóa và là nơi thực
hiện một cách tập trung và đầy đủ nhất chủ nghĩa thực dân kiểu cũ ở Việt
Nam và Đông Dương. Trong quá trình tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược,
thực dân Pháp đã ưu tiên bố trí ở Nam Bộ một bộ phận lực lượng lớn quân
viễn chinh với những đơn vị ứng chiến cơ động mạnh và trang bị binh khí kỹ
thuật hiện đại, xây dựng hệ thống các đường giao thông chiến lược xung yếu,
hệ thống sân bay cơ bản và dã chiến rộng khắp, xây dựng hệ thống kho tàng
20
dự trữ lớn, hỗ trợ tối đa cho tư bản thực dân khai thác ngành kinh tế coa su
phục vụ cho cuộc chiến tranh.
1.3. Truyền thống sản xuất và sử dụng vũ khí tự tạo trong lịch sử
1.3.1. Thời kỳ từ thế kỷ XVII đến năm 1859
Vũ khí xuất hiện ở nước ta từ rất sớm. Lúc đầu nó vừa là công cụ săn
bắt, vừa là vũ khí để tự vệ và có một quá trình phát triển liên tục.Từ thế kỷ
XVII, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ, nghĩa quân Tây Sơn với vũ khí thô
sơ tự tạo như: giáo, lao, dao găm, đoản đao, hỏa hổ (một loại súng phun lửa),
rơm bện thành con cúi tẩm dầu đốt,... đã đánh tan bọn phong kiến chúa
Nguyễn, tiêu diệt đạo quân xâm lược Xiêm và quân Nguyễn Ánh trong trận
Rạch Gầm- Xoài Mút (19-1-1785). Dưới thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ phất cờ
khởi nghĩa, vũ khí đã đóng vai trò rất quan trọng “nó biểu hiện trên các mặt
như: tăng cường vũ khí về số lượng, cải tiến vũ khí về chất lượng, tăng thêm
tính năng chiến đấu và sử dụng nó một cách đúng đắn” [ 76, tr. 348].
Theo quan điểm xây dựng quân đội Tây Sơn là một quân đội tiến công
nên Nguyễn Huệ đặt ra yêu cầu làm sao phải phát huy được uy lực sẵn có của
vũ khí. Vì vậy vào cuối thế kỷ XVIII, khi quân Thanh lăm le xâm lược nước
ta, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn đã tổ chức các trận đánh,
phản công mãnh liệt nhằm tiêu diệt quân địch. Điển hình, quân Tây Sơn đã
tiêu diệt đồn Gián Khẩu do quân Lê Chiêu Thống trấn giữ, bắt toàn bộ tàn
binh và quân do thám của địch. Thắng lợi này làm đà cho quân Tây Sơn thần
tốc tiến lên tiêu diệt đồn Ngọc Hồi- Đầm Mực. Nghĩa quân đã dùng đại bác,
hỏa hổ, đoản đao,... bắn thành lũy đốt cháy doanh trại của địch. Tại đây, quân
địch không chống đỡ nổi, bỏ đồn chạy, chết và bị thương quá nửa.Quân Tây
Sơn thừa thắng xông lên hạ các đồn xung quanh, dùng lực lượng xung kích
21
thọc sâu, đánh thẳng vào bản doanh trại của địch.Kết quả 29 vạn quân Thanh
đã bị quét sạch.Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Cũng trong năm 1790, quân đội của Nguyễn Ánh được sự giúp sức về
kỹ thuật của Đại tá Pháp Olivier de Puymanel đã cho đắp thành Gia Định theo
kiểu Vauban 1. Mặc dù xây thành Gia Định theo kiểu này nhưng Nguyễn Ánh
vẫn duy trì theo kiểu truyền thống là lợi dụng địa hình thiên nhiên để tăng
khả năng phòng thủ của thành bằng một hệ thống sông rạch bao quanh thành
cả ba mặt là sông Sài Gòn ở phía Đông Nam, rạch Bến Nghé ở phía Tây Nam,
rạch Thị Nghè ở phía Đông Bắc. Ba con sông này trở thành những con hào tự
nhiên, nó vừa có chiều rộng và vừa có chiều sâu, tất cả hợp thành một chướng
ngại vật ngăn cản các cuộc tiến công vào thành sau này. Sau khi xây dựng
thành Gia Định xong, Nguyễn Ánh quan tâm tới việc đặt kho vũ khí, kho
thuốc súng ở một vị trí đặc biệt trong thành “kho khí giới là cụm kiến trúc ở vị
trí đối xứng với kho lương, giáp kho thuốc súng của pháo đài giữa mặt Tây
Nam của thành. Kho thuốc súng phía Nam những pháo đài giữa của các mặt
Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nam của thành đều có kho thuốc súng, xây 12
gian nhà ngói, tường gạch. Thuốc súng đựng vào thùng gỗ để ở trên sàn. Cục
chế tạo ở bên hữu thành, có ba nhà ngói đối diện với đường Tốn và đường
Đoài. Nhà bên trái là chỗ để súng, nhà bên phải là chỗ thợ rèn làm việc.
Ngoài thành, cách cửa Khôn Trình hai dặm có trường thuốc súng rộng một
dặm, xung quanh trồng cây cỏ gai được dùng làm nơi chế thuốc súng. Khu
vực này cấm người ngoài không được qua lại”.[ 77, tr.217].
Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn Ánh rất chú trọng trong việc sản
xuất vũ khí.Sự ra đời của các binh công xưởng và quân cảng của ông làm cho
Vauban (1663- 1707), là một kỹ sư công binh, sau trở thành thống chế của Pháp. Ông là một trong những
công trình xây dựng thành lũy kiên cố.Từ đó kiến trúc Vauban được ứng dụng phổ biến trong việc xây cất
các công trình xây dựng về quân sự và là thành lũy của Pháo suốt từ thế kỷ VXII đến thế kỷ XIX.Thành kiểu
Vauban xuất hiện khi quân đội đã được trang bị vũ khí bắn xa bằng thuốc nổ.
1
22
người nước ngoài phải ngưỡng mộ, ngợi khen. Các loại vũ khí được sản xuất
trong thời gian này gồm có: súng ống, súng tác chiến, kệ súng, trái đạn,...với
đủ loại kích cỡ và hình dạng.
Tới năm 1835, sau khi dẹp xong cuộc khởi binh của Lê Văn Khôi,
Minh Mạng đã ra lệnh cho san bằng thành Gia Định. Từ đó thành Gia Định
trở thành bình địa, khiến ngày nay các nhà khoa học gặp rất nhiều khó khăn
khi nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử sản xuất vũ khí của một triều đại phong
kiến Việt Nam có quan hệ giao tiếp kỹ thuật mật thiết với phương Tây.
Bước sang thời Minh Mạng, có khá nhiều binh công xưởng làm vũ khí
“đúc súng đồng, làm súng bắn đá, làm thuốc súng, đóng thuyền, ở quân thứ
nào cũng có... nhiều thuyền trọng tải từ 12 tấn trở lên có đặt 6 hoặc 7 đại
bác ở trên” [92, tr.31]. Ngoài ra, Minh Mạng còn ra lệnh cho Bộ Công chế tạo
ra đạn súng, súng thần công và máy luyện thuốc súng ở kinh đô và đều có
xưởng đúc đại bác nhưng tất cả đều làm bằng tay. Đặc biệt, Nguyễn Công Trứ
cho đúc nhiều pháo lớn, đặt tại các pháo đài An Hải, Điện Hải và Hội An. Các
khẩu pháo được chế tạo với các tên gọi : Đại tướng quân, Thượng tướng quân,
Thần cơ doanh,...Nguyên vật liệu làm vũ khí thường làm bằng đá hay đúc
bằng gang, sắt, đồng.
Tóm lại trong thời kỳ này, việc sản xuất và sử dụng vũ khí tự tạo được
phát triển thêm một bậc nhờ có sự giúp sức về khoa học kỹ thuật của phương
Tây.Lịch sử chống giặc ngoại xâm dân tộc Việt Nam đã chiến thắng vẻ vang
bằng những vũ khí tự tạo.Tự chế tạo vũ khí đánh giặc giữ nước là kỳ công của
dân tộc ta, đồng thời đây cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt
Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
1.3.2. Thời kỳ 1859-1930
Tháng 2-1859, thực dân Pháp tấn công đánh chiếm thành Gia Định, với
các loại vũ khí hiện đại như: xe thiết giáp, tàu chiến, súng, pháo lớn. Bất chấp
23