Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

So sánh cấu trúc và chức năng của các tiểu loại động từ tiếng việt và tiếng hán (hiện đại)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.43 KB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHÂU QUỐC ĐẠT

SO SÁNH CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA
CÁC TIỂU LOẠI ĐỘNG TỪ TIẾNG VIỆT VÀ
TIẾNG HÁN (hiện đại)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH
MÃ SỐ: 5.04.27

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. HỒ LÊ

TP. HỒ CHÍ MINH -2005


LỜI CẢM ƠN

Trong quà trình thực hiện luận văn này tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và
động viên của nhiều thầy cô và bạn bè.
Trước hết, tôi xin chân thành biết ơn thầy Hồ Lê, người đã tận tình hướng
dẫn tôi chọn hướng nghiên cứu, cũng như đã dành nhiều thời gian đọc và nhận
xét sâu sắc cho bản luận văn này.
Tôi chân thành cám ơn các thầy, cô đọc bản biện luận văn này để có những
nhận xét quý báu cho luận văn.


Tôi cũng xin kính gởi lời cám ơn đến tất cả các thầy cô đã giảng dạy tôi
trong những năm học chương trình cao học. Tôi xin cám ơn các thầy, cô khoa
Ngữ văn báo chí và phòng Đào tạo sau đại học đã tổ chức khoà học.
Tôi xin cám ơn những người thân, bạn bè gần xa đã chia xẻ, khích lệ, động
viên và giúp đỡ cho tôi hoàn thành công việc trong thời giann qua.


MỘT SỐ QUY ƯỚC TRONG LUẬN VĂN

Chữ viết tắt:
V

động từ

kết cấu c-v

kết cấu chủ vị

VTP

Vũ Trọng Phụng (2001), Số đỏ, NXB Văn Học, HN.

TH1

Tô Hoài (2005), Dế Mèn phiêu lưu ký, NXB Hội nhà văn,
HN.

TH2

Tô Hoài (1999), Bàn Quý và ngựa con, NXB Văn hoá dân

tộc, HN.

NTT

Ngô Tất Tố (2004), Tắt đèn, NXB Văn Học, HN.

NQS

Nguyễn Quang Sáng (2004), Chiếc lược ngà, NXB Trẻ, tp
HCM.

NC

Nam Cao (2003), Sống mòn, NXB Văn Học, HN.

Ký hiệu:
*

dạng không thể được
dẫn đến dạng mới


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Với vị thế là một trong năm thứ tiếng thông dụng trên thế giới hiện nay, tiếng
Hán được xem là một trong những ngôn ngữ được nhiều người học nhất, trong đó
có cả người Việt Nam.

Một thời gian dài trong quá khứ, người Việt Nam đã từng dùng chữ Hán làm
chữ viết của mình, cũng như chịu ảnh hưởng mạnh mẽ những phong tục tập quán
của người Trung Quốc. Nhưng kể từ khi chữ quốc ngữ ra đời, người Việt Nam dần
dần không còn sử dụng chữ Hán nữa. Tuy nhiên, do vay mượn tiếng Hán một thời
gian dài, nên trong tiếng Việt hiện nay vẫn còn lưu giữ khá nhiều từ ngữ vốn có
nguồn gốc từ tiếng Hán (từ Hán – Việt).
Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan, Singapore... đầu tư vào Việt Nam, đây đều là những quốc gia nói tiếng Hán
hay ít nhiều cũng có sử dụng chữ Hán. Bên cạnh đó, nhu cầu xuất khẩu lao động
người Việt Nam sang các nước nói tiếng Hán ngày càng tăng. Đồng thời hiện nay
có nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp và những giảng viên trẻ Việt Nam sang du
học hoặc tu nghiệp tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore... với số lượng
năm sau lúc nào cũng cao hơn những năm trước. Đây đều là những nguyên nhân
khiến người Việt Nam học tiếng Hán ngày càng nhiều.
Tiếng Việt và tiếng Hán đều là những ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính. Tuy tiếng
Hán ngày nay ít nhiều đã mang tính chắp dính, nhưng âm tiết đơn lập vẫn còn
chiếm đa số. Do tiếng Việt vay mượn tiếng Hán trong suốt một thời gian dài, nên
trong tiếng Việt hiện đại vẫn còn nhiều vấn đề có liên quan trực tiếp đến tiếng
Hán. Nhưng vì thói quen sử dụng, cộng thêm nhận thức chưa đầy đủ mà nhiều


2

người Việt hiện vẫn còn lẫn lộn không phân biệt được đâu thuộc về phạm trù tiếng
Việt và đâu thuộc về phạm trù Việt hóa tiếng Hán trong giao tiếp hàng ngày.
Trong tiếng Việt, chúng ta thấy có một số lượng lớn những từ biểu thị ý nghóa
hành động, động tác, quá trình, trạng thái v.v... Tương tự, trong tiếng Hán cũng có
một số lượng không nhỏ những từ biểu thị hành động, hành vi, sự phát triển, sự
biến hóa v.v... Tuy cách diễn giải của từng ngôn ngữ có khác, nhưng chung qui thì
lớp từ này được gọi là động từ. Bởi vì sự nhận thức của người Việt Nam không

giống với người Trung Quốc, nên sự nhìn nhận về động từ của người Việt Nam
cũng có phần khác đi so với người Trung Quốc. Đặc biệt là trong cách phân loại
cũng như tiêu chí phân tiểu loại động từ giữa tiếng Việt và tiếng Hán.
Tiếng Việt và tiếng Hán là những ngôn ngữ có cùng chung hay về cơ bản có
cùng chung một loại hình, nên giữa chúng ít nhiều cũng có những điểm giống nhau.
Nhưng không vì thế mà giữa tiếng Việt và tiếng Hán không có những nét đặc thù
của từng ngôn ngữ. Việc đi sâu vào phân tích, so sánh – đối chiếu về cấu trúc và
chức năng của các tiểu loại động từ trong tiếng Việt và tiếng Hán sẽ tìm ra được
những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ này. Điều này sẽ giúp ích cho
việc dạy và học tiếng Hán đối với người Việt (và ngược lại), cũng như việc biên
soạn ra những bộ giáo trình dạy tiếng Hán dành riêng cho người Việt.
Trên đây là những lý do khiến người viết thực hiện đề tài này. Ngoài ra, đây
còn là đề tài mà từ trước tới giờ vẫn chưa có người nghiên cứu đến. Nếu như đề tài
này được hoàn thành sẽ góp phần lấp đầy thêm những khoảng trống về lãnh vực
nghiên cứu giữa tiếng Việt và tiếng Hán nói chung, giữa động từ tiếng Việt và
tiếng Hán nói riêng.

2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài


3

Từ xưa đến nay, động từ bao giờ cũng được các nhà ngôn ngữ học xem là loại
từ phức tạp nhất, sử dụng rộng rãi nhất và quan trọng hàng đầu so với các loại từ
khác. Đối với động từ tiếng Việt và tiếng Hán cũng không ngoại lệ.
Tuy động từ sử dụng phổ biến như vậy, nhưng việc xác định động từ luôn là
vấn đề không hề đơn giản kể cả trong tiếng Việt lẫn tiếng Hán, đặc biệt là giữa
động từ và tính từ (tiếng Hán gọi là hình dung từ). Bởi thế để tránh sự phiền hà,
một số nhà Việt ngữ học cũng như Hán ngữ học trước đây đã xếp động từ cùng tính
từ vào chung một nhóm gọi là vị từ.

Thứ nữa, giữa động từ và danh từ cũng có những trường hợp ranh giới không
thật rõ ràng. Như trong tiếng Việt, ở những câu “Anh cơm nước gì chưa?”, “Anh
đừng chồng chồng vợ vợ với tôi nữa!”, “Vừa gặp mặt đã tiền, tiền, tiền là thế nào?
v.v... Tưong tự trong tiếng Hán, các câu: “我跟你不兄不弟,找我干甚麼 ?” , “ 你
連口道德 道德,還看看自己干靜不干靜 ?” v.v... , coù vấn đề ranh giới giữa động từ
và danh từ.
Trong chuyên luận này, chúng tôi không xét đến những “dạng động từ ” tương
tự như những câu trên. Vì thật ra, những từ này vốn là danh từ chứ không phải là
động từ, chúng chỉ tạm thời đảm nhận vai trò như một động từ trong một số trường
hợp cụ thể mà thôi. Đối với tiếng Việt, động từ mà chúng tôi tập trung nghiên cứu
là những động từ mà về mặt ý nghóa phải biểu thị hành động, động tác, quá trình,
trạng thái v.v... còn về mặt hình thức có thể trực tiếp đặt sau những hư từ như đều,
chẳng, sẽ, hãy, đừng, chớ v.v… cũng như có thể đặt trước được những từ phủ định
không, chưa để tạo thành câu nghi vấn.
Về phía tiếng Hán, chúng tôi cũng chỉ xem xét những động từ về mặt ý nghóa
phải biểu thị hành động, hành vi, sự phát triển, sự biến hóa v.v... còn về mặt hình
thức có thể trực tiếp đặt sau những phó từ phủ định như 不, 没 (有) cũng như có


4

thể trực tiếp đặt trước các trợ từ động thái như 了, 着, 过. Ngoài ra, tiếng Hán mà
chúng tôi dùng để so sánh đối chiếu là tiếng Hán hiện đại (còn gọi là tiếng phổ
thông Trung Quốc).
Trong chuyên luận này, chúng tôi cũng không đề cập đến những “động từ
chuỗi” kiểu như: đi chơi, đi dạo, ngồi ăn, đứng uống v.v… (trong tiếng Việt) và 去
买, 去玩, v.v… (trong tiếng Hán), mà chỉ bàn đến những động từ đơn (tức chỉ gồm
có một động từ).
Nội dung chủ yếu mà chuyên luận này nghiên cứu là so sánh cấu trúc và chức
năng các tiểu loại của động từ tiếng Việt và tiếng Hán. Khi đề cập tới cấu trúc của

động từ bao giờ cũng phải xét đến cả hai phương diện: cấu trúc nội vi của động từ
(tức cấu trúc cố định của động từ) và cấu trúc ngoại vi của động từ (tức cấu trúc
ngữ nghóa của động từ ).
Cấu trúc cố định của từ, theo ngôn ngữ học đại cương, chính là cấu tạo bên
trong của từ, là vấn đề quan hệ kết hợp lẫn nhau giữa các hình vị trong từ. Nói cách
khác, khi nói đến cấu trúc của từ tức là nói đến sự tổng hoà của các thành tố tạo
nên từ, nằm trong những mối quan hệ nhất định để làm cho từ trở thành một chỉnh
thể, hoạt động với tư cách là một đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Chẳng hạn theo Đái
Xuân Ninh (1978), trong từ ghép tiếng Việt, động từ có các kiểu cấu trúc nội vi như
sau:
1) Đối với động từ ghép đẳng lập, ta có cấu trúc đẳng lập: động từ + động từ.
Thuộc lớp động từ này, tiếng Việt có những động từ như: ăn uống, mua bán, bơi
lội, dạy bảo, chạy nhảy, ca hát, nâng đỡ, chờ đợi, đi đứng, lùng sục, xóa bỏ, dụ dỗ
… Tiếng Hán có những động từ như: 参观, 解释, 吹拂, 服从, 丢掉 v.v…
Xét về mặt quan hệ ý nghóa, có thể thấy, hai thành tố của những động từ này có
ý nghóa giống nhau hay gần gũi nhau, liên quan với nhau, ví dụ: hò hét, đi đứng,


5

kêu gào, ẵm bế… ; cũng có khi hai thành tố của những động từ này có ý nghóa trái
ngược nhau, ví dụ: mua bán, sống chết, còn mất, thêm bớt… Tuy nhiên, điều cần
chú ý ở đây là ý nghóa của từ ghép khái quát hơn, trừu tượng hơn ý nghóa của từng
thành tố cộng lại. Như ăn mặc không phải chỉ có nghóa đơn thuần là ăn và mặc mà
thôi, mà nó còn có nghóa khái quát là tư cách, đạo đức; mua bán không chỉ có nghóa
là mua và bán, mà có nghóa khái quát là làm ăn hay kiếm sống.
2) Đối với động từ ghép chính phụ, ta có các kiểu cấu trúc chính phụ như sau:
a) Trước tiên, động từ ghép chính phụ có cấu trúc: động từ + danh từ.
Trong cấu trúc này, các thành tố của chúng có quan hệ chi phối, nghóa là thành
tố đứng trước bao giờ cũng là một động từ biểu thị hoạt động, thành tố đứng sau

bao giờ cũng là danh từ biểu thị đối tượng mà hoạt động trên chuyển tới hay làm
cho phải thay đổi, biến chuyển. Thuộc loại này tiếng Việt có những động từ: bỏ
mạng, trả lời, lên án, kết tội, đánh chén, để ý, ăn khớp, vắng mặt, biết ơn, ra đời,
nản lòng… Tiếng Hán có những động từ như: 示威, 注意, 放手, 关心 v.v…
b) Động từ ghép chính phụ có cấu trúc: động từ + động từ.
Trong cấu trúc này, thành tố đứng trước bao giờ cũng biểu thị hoạt động chính,
còn thành tố đứng sau biểu thị kết quả của hoạt động đó. Đây được xem là kiểu
cấu tạo khá đặc biệt của động từ, bởi vì tuy nhiều loại từ khác cũng có từ ghép
theo quan hệ chính phụ, nhưng không có loại từ nào có những từ ghép chính phụ
mà các thành tố lại có ý nghóa như trên. Thuộc loại này tiếng Việt có những động
từ: đánh đổ, đập tan, đẩy lùi, lật nhào, chia rẽ, bỏ rơi, lột trần… Tiếng Hán có
những động từ : 打倒, 推翻, 打破, 开通 v.v…
c) Động từ ghép chính phụ có cấu trúc: động từ + tính từ.
Trong cấu trúc này, thành tố đứng trước bao giờ cũng biểu thị hoạt động chính,
còn thành tố đứng sau biểu thị trạng thái của hoạt động đó. Thuộc loại này tiếng


6

Việt có những động từ: bôi đen, tẩy sạch, coi nhẹ, coi thường, ăn gian, khoán trắng,
soi sáng, quét sạch… Tiếng Hán có những động từ: 说明, 放大, 提高, 扩大, 缩小
v.v…
Còn cấu trúc ngoại vi của động từ là cấu trúc cấu trúc ngữ nghóa của động từ
khi tham gia làm thành phần vị ngữ trong câu và trung tâm ngữ trong ngữ động từ.
Cụ thể, động từ có các kiểu cấu trúc ngoại vi như: “động từ + cụm danh từ” làm bổ
ngữ trực tiếp”; “động từ + cụm động từ/ cụm tính từ/ cụm danh từ” làm bổ ngữ chỉ
cách thức, bổ ngữ chỉ tính chất, bổ ngữ chỉ thời gian, bổ ngữ chỉ mục đích… Chẳng
hạn trong tiếng Việt ta có: “mua một ký thịt heo rất tươi”, “bắn trúng con chim
đang đậu trên nóc nhà”, “nuôi một con chó Phú Quốc”, “ngã nhào xuống sông”,
“cười tươi như hoa”, “đi nhanh như gió”, “ngủ một giấc đến tám giờ sáng”, “làm

đến nơi đến chốn” v.v… Còn trong tiếng Hán ta có: “接受你的意见”,“买三斤牛
肉”,“打得落花流水”,“站直全身”,“喊得很大”,“睡三个小时”,“学到能通晓这套办
法”v.v…
Về chức năng, cả động từ tiếng Việt lẫn tiếng Hán đều có chức năng cấu tạo từ
và chức năng cú pháp. Đối với chức năng cú pháp, động từ tiếng Việt và tiếng Hán
đếu có thể đảm nhận nhiều chức năng khác nhau, như: chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ,
bổ ngữ (hoặc tân ngữ) v.v… Tuy nhiên, chức năng quan trọng và phổ biến nhất của
động từ chính là làm vị ngữ. Vì chỉ khi đảm nhận vai trò vị ngữ trong câu, động từ
mới thể hiện hết các kiểu cấu trúc ngoại vi của mình.
Tóm lại, trong chuyên luận này, chúng tôi chỉ tập trung bàn về cấu trúc ngoại vi
(cấu trúc ngữ nghóa) của các tiểu loại động từ (dựa trên tính bắt buộc của bổ ngữ
hoặc tân ngữ) trong tiếng Việt và tiếng Hán. Còn về chức năng, chúng tôi sẽ đề
cập đến chức năng cấu tạo từ và chức năng cú pháp của động từ trong tiếng Việt
và tiếng Hán.


7

3. Nội dung nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu hai nội dung chính. Thứ nhất, trình bày
và miêu tả cấu trúc cùng chức năng của các tiểu loại động từ tiếng Việt và tiếng
Hán. Thứ hai, so sánh và đối chiếu cấu trúc cùng chức năng của các tiểu loại động
từ tiếng Việt và tiếng Hán trong câu, cụm từ. Từ đó sẽ thống kê, tổng kết những
điểm tương đồng và dị biệt về cấu trúc cũng như chức năng của động từ tiếng Việt
và tiếng Hán.
Việc tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt về cấu trúc cũng như chức năng
của các tiểu loại động từ tiếng Việt và tiếng Hán sẽ tạo thuận lợi cho việc dạy và
học tiếng Hán, cũng như biên soạn giáo trình dạy tiếng Hán dành riêng cho người
Việt và giáo trình tiếng Việt cho người nói tiếng Hán. Bên cạnh đó, đây còn là một
trong những yếu tố quan trọng để tìm ra bản chất đặc trưng của hai ngôn ngữ có

cùng loại hình này. Ngày nay, tiếng Hán đã bắt đầu có những biểu hiện của loại
hình ngôn ngữ chắp dính, mặc dù vẫn còn khá mờ nhạt. Ngược lại, tiếng Việt hiện
đại ngày càng được xem là một trong những ngôn ngữ đơn lập âm tiết tính điển
hình. Trong đó âm tiết đã đạt tới mức độ đơn lập khá triệt để về mặt ngữ âm cũng
như về mặt hình thái.

4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Động từ được xem là từ loại phức tạp, sử dụng rộng rãi và chiếm địa vị quan
trọng hàng đầu trong hệ thống từ loại của nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
Cho đến nay, động từ trong tiếng Việt vẫn còn đang là vấn đề phức tạp và gây
nhiều bàn cãi giữa các nhà Việt ngữ học. Tuy còn nhiều vấn đề chưa thống nhất
với nhau về từ loại động từ, song các nhà Việt ngữ học hầu như đều thừa nhận vai
trò đặc biệt quan trọng hàng đầu của động từ ở trong câu. Theo nghiên cứu của


8

Nguyễn Kim Thản, số câu có vị ngữ là động từ trong tiếng Việt chiếm khoảng
88%. Trong khi đó, số câu có vị ngữ là tính từ chỉ chiếm khoảng 4%, và số câu có
vị ngữ là danh từ chỉ vào khoảng 8%. Như vậy, tỷ lệ câu có vị ngữ là động từ trong
tiếng Việt chiếm số lượng rất lớn.
Được sử dụng rộng rãi và có vị trí quan trong như thế nhưng động từ trong tiếng
Việt hầu như vẫn chưa được nghiên cứu thật kỹ càng. Những chuyên khảo về động
từ tiếng Việt có thể nói chiếm số lượng rất ít ỏi, cụ thể có: Le syntagme rerbal en
Vietnamien của Nguyễn Phú Phong (1973). Động từ trong tiếng Việt của Nguyễn
Kim Thản (1977). Vị từ hành động trong tiếng Việt và các tham tố của nó của
Nguyễn Thị Quy (1995). Còn lại, động từ hầu như chỉ thấy xuất hiện khá khiêm tốn
ở những chương, tiết trong các sách ngữ pháp tiếng Việt mà thôi.
Hầu hết các nhà Việt ngữ học đều thừa nhận sự tồn tại của động từ trong tiếng
Việt, nhưng giữa họ vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau như về định nghóa động từ, về

tiêu chí phân các tiểu loại động từ, về đặc điểm của các tiểu loại động từ, về các
hình thức biểu thị đặc điểm ngữ pháp của động từ v.v...
Chẳng hạn về định nghóa động từ trước giờ có khá nhiều, như Trần Trọng Kim
định nghóa động từ như sau: “Động từ là tiếng biểu diễn cái dụng của chủ từ” [12, tr
91]. Bùi Đức Tịnh thì lại định nghóa: “Động từ là những tiếng chỉ việc xảy ra cho
những người và sự vật hay một hành động của người và sự vật” [27, tr 268]. Trong
khi đó, Nguyễn Lân lại quan niệm: “Động từ là thứ từ dùng để biểu diễn một động
tác, một hành vi, một ý nghó hoặc một cảm xúc, một trạng thái hoặc sự phát triển,
sự biến hoá của một trạng thái” [24, tr 14] v.v…
Trần Trọng Kim và Bùi Đức Tịnh đã nhầm lẫn giữa từ loại và chức năng vị ngữ
của động từ. Tuy định nghóa về động từ nhưng cả hai lại nói đến chức năng ngữ
pháp (vị ngữ) của động từ. Còn Nguyễn Lân, dù đã phần nào nêu lên được ý nghóa
của động từ, song tác giả vẫn chưa nhắc đến đặc điểm ngữ pháp của động từ.


9

Về định nghóa động từ, Hoàng Phê được xem là một trong những tác giả nói khá
đầy đủ: “Động từ là từ chuyên biểu thị hành động, trạng thái hay quá trình, thường
làm vị ngữ trong câu” [28, tr 335].
Tác giả không những đã nêu bật được ý nghóa khái quát, mà còn nói lên chức
năng ngữ pháp chủ yếu của cả động từ. Đây có thể nói là một trong những định
nghóa về động từ được nhiều nhà Việt ngữ học đồng tình.
Về phân loại động từ, các sách ngữ pháp từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 30
của thế kỷ trước đã từng đề cập tới. Nhưng do mục đích phục vụ việc học tập tiếng
Việt của người Pháp hay người Âu, nên phần lớn các tác giả đã phân loại động từ
tiếng Việt rập khuôn tiếng Pháp, mà không hề dựa theo một tiêu chí cụ thể nào cả.
Như Trương Vónh Ký chia động từ ra thành các loại sau: động từ phụ trợ, động từ
chủ động (trong đó có động từ trung tính), động từ bị động, động từ phản thân, động
từ tương hỗ, động từ vô nhân xưng và đơn nhân xưng, động từ đơn giản và động từ

ghép, động từ liên tục và giảm nhẹ. Thậm chí để minh chứng cho những loại trên,
có khi tác giả dựa hẳn vào ngữ pháp tiếng Pháp. Ví dụ: có, là tương đương với
avoir, être trong tiếng Pháp là động tù phụ trợ. Còn muốn tạo ra động từ phản thân
thì phải dùng mình, muốn tạo ra động từ tương hỗ thì phải dùng nhau v.v...
Sau đó các tác giả E. Diguet, V. Barbier và Trương Vónh Tống về cơ bản cũng
thống nhất ý kiến với Trương Vónh Ký. Song trong số họ cũng có người hoài nghi
về cách phân loại này. Cụ thể là V. Barbier trong Grammaire annamite, 1925, có
đoạn: “Động từ bị động, một điều trái với đặc sắc của ngôn ngữ (tức tiếng Việt),
nói cho đúng, không có trong tiếng Việt” hay “Động từ phản thân về bản chất
không có trong tiếng Việt, nhưng một số động từ chủ động được dùng với hình thức
phản thân nhờ việc thêm những từ mình và nhau” [24, tr 96].
Dựa vào thực tế khách quan mà xét thì cách chia động từ như trên chưa phù hợp
với tiếng Việt. Điều này không có gì khó hiểu, bởi lẽ tiếng Việt vốn là ngôn ngữ


10

đơn lập, âm tiết tính trong khi đó tiếng Pháp thuộc loại ngôn ngữ biến hình. Giữa
hai ngôn ngữ thuộc hai loại hình khác nhau, có nhiều đặc điểm không giống nhau
là điều không có gì đáng ngạc nhiên.
Kể từ sau những năm 40 của thế kỷ XX, việc phân chia động từ tiếng Việt của
các nhà Việt ngữ học đã có những bước tiến đáng kể. Chẳng hạn, Trần Trọng Kim,
Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm trong Việt Nam văn phạm đã chia động từ ra làm hai
loại: động từ không có túc từ và động từ có túc từ. Đây được xem là một bước tiến
mới, khiến cho ta có thể nắm bắt được đặc tính cú pháp của một số động từ. Tuy
nhiên, mặt hạn chế là việc phân loại mới chỉ dừng lại tại đây. Hơn nữa, ranh giới
giữa các động từ có túc từ và không có tức từ cũng chưa phải thật dứt khoát.
Trà Ngân Lê Ngọc Vượng thì chia động từ làm thành hai loại: thi động từ và tự
động từ.
Bùi Đức Tịnh căn cứ vào ý nghóa để chia động từ ra thành bốn loại: động từ

viên ý, động từ khuyết ý, động từ thụ trạng và trợ động từ.
Nguyễn Lân lại chia những động từ không phải là trợ động từ ra làm hai loại:
nội động từ và ngoại động từ.
Còn Lê Văn Lý, sau khi phân những từ ở loại B ra thành một loại nhỏ nữa là B’
thì dừng lại, mà không tiến hành phân chia tiếp.
Trong khi đó, M. B. Emeneau tuy cũng có để ý tới việc phân loại động từ,
nhưng đã không thể tiến hành được. Trong quyển Studies Vietnamese greammar
(1951), ông viết: “không còn nghi ngờ gì nữa, động từ có những tiểu loại phân chia
ra trên cơ sở của nhiều loại hình cơ cấu cú pháp khác nhau. Một sự phân tích tỉ mỉ
hơn đang được tiến hành, nhưng không đủ để phát hiện ra tất cả những tiểu loại
chính” [24, tr 97].
Những năm gần đây, việc phân chia các tiểu loại động từ đã tiến thêm một
bước xa so với trước. Ngoài việc căn cứ vào ý nghóa (khái quát), các nhà Việt ngữ


11

học còn đặc biệt chú ý đến phương diện ngữ pháp (gồm khả năng kết hợp và cả
tính chất chi phối của động từ) để phân tiểu loại động từ, như:
-

Giáo trình tiếng Việt, tập 1, 1976, dựa vào khả năng dùng độc lập trong lời
nói, chia động từ thành hai nhóm:
• Nhóm động từ không dùng độc lập trong lời nói gồm có: động từ phụ
thuộc, động từ gây khiến, động từ biến hóa.
• Nhóm động từ dùng độc lập trong lời nói gồm có: động từ ngoại động;
động từ nội động; động từ tồn tại, xuất hiện, tiêu tan.

-


Nguyễn Kim Thản, trong Động từ trong tiếng Việt, 1999, dựa vào tính chất
chi phối của động từ, chia động từ ra thành 12 loại: động từ tác động, động
từ nửa tác động, động từ phát nhận, động từ có hạn chế, động từ gây khiến,
động từ đánh giá – nhận xét, động từ xuất hiện – tồn tại – tiêu hủy, động từ
chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể, động từ cảm nghó – nói năng, động từ
không tác động, động từ - hệ từ, động từ tình thái.

-

Đái Xuân Ninh, trong Hoạt động của từ tiếng Việt, 1978, dựa vào khả năng
kết hợp với các từ khác, chia động từ thành 2 loại lớn: động từ được xác định
và động từ không được xác định.

-

Lê Cận – Phan Thiều, trong Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, 1983, dựa
vào khả năng kết hợp của động từ với một số hư từ, chia động từ thành 9
loại: động từ tác động đến đối tượng, động từ phát nhận, động từ gây khiến,
động từ chuyển động, động từ xuất hiện – tồn tại – tiêu hủy, động từ biến
hóa, động từ tình thái, động từ cảm nghó – nói năng, động từ không tác động
đến đối tượng

-

Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung, trong Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1,
1991, dựa vào khả năng kết hợp của động từ với những nhóm phụ từ tình thái


12


có tác dụng “dạng thức hoa”động từ và khả năng kết hợp động từ với thực từ
biểu thị nội dung “ chi phối”của động từ, chia động từ ra thành 2 nhóm:
• Nhóm động từ không độc lập: động từ tình thái và động từ quan hệ.
• Nhóm động từ độc lập: nhóm động từ phân loại theo các phụ từ đi kèm
và nhóm động từ phân loại theo các thực từ đi kèm.
-

Hồ Lê, trong Cú pháp tiếng Việt, tập 2, 1992, dựa vào tiêu chí ngữ nghóa–cú
pháp, chia động từ thành 4 loại lớn: động từ tâm lý, động từ cảm thụ, động
từ trực hành và động từ hành đạt.

-

Lê Biên, trong Từ loại tiếng Việt hiện đại, tái bản 1999, đã dựa vào quan hệ
giữa các động từ trung tâm với các thành tố phụ sau, chia động từ thành hai
nhóm:
• Nhóm động từ độc lập gồm có: động từ tác động, động từ trao nhận,
động từ gây khiến, động từ cảm nghó – nói năng, động từ di chuyển, động
từ tồn tại, động từ tư thế.
• Nhóm động từ không độc lập gồm có: động từ chỉ quan hệ và động từ
tình thái.

-

Đỗ Thị Kim Liên, trong Ngữ pháp tiếng Việt, 1999, dựa vào khả năng kết
hợp với các thành tố phụ ở phía sau động từ, chia động từ thành 12 loại:
động từ nội động, động từ ngoại động, động từ phát nhận, động từ gây
khiến, động từ cảm nghó – nói năng, động từ biến hóa, động từ xuất hiện –
tồn tại, động từ tình thái, động từ chuyển động, động từ trạng thái, động từ
nối kết, động từ bị động.


-

Nguyễn Hữu Quỳnh, trong Ngữ pháp tiếng Việt, 2001, dựa vào khả năng kết
hợp với các loại từ khác, chia động từ thành 6 loại: động từ ngoại hướng,
động từ nội hướng, động từ gây khiến, động từ xuất hiện – tồn tại – tiêu tan,
động từ cảm nghó – nói năng, động từ tình thái.


13

V.v…
Trong số các tác giả kể trên, có người dựa vào đặc điểm cấu trúc của động từ
(tính chất chi phối của động từ) để phân chia tiểu loại động từ, cũng như cấu trúc
của từng tiểu loại của động từ. Chẳng hạn, Nguyễn Kim Thản dựa vào tiêu chí tính
chất chi phối của động từ, sau khi dùng các dạng thức cơ bản (N1 V N2) và các
dạng thức cải biến (1. N2 do N1 V; 2. N2 mà N1 V; 3. N2, N1 cũng V) của động từ,
tác giả đã chia động từ tiếng Việt ra thành 3 nhóm lớn: nhóm A, B và C.
1. Nhóm A (nhóm động từ ngoại hướng), có dạng thức cơ bản N1 V N2, trong
đó N2 biểu thị đối tượng mà hoạt động chuyển tới, và trong những dạng thức cải
biến, N2 bao giờ cũng giữ nguyên ý nghóa ngữ pháp là đối tượng chuyển tới của
hoạt động. nhóm này, tác giả lại chia tiếp ra thành 4 nhóm nhỏ có cấu trúc cơ
bản như sau:
A1: N1 V N2
A2: N1 V N2 N3
A3: N1 V1 N2 V2
A4: N1 V N2 C N3
a) Nhóm A1, áp dụng phương pháp cải biến tác giả chia tiếp ra thành 2 loại nhỏ:
- Động từ tác động, là những động từ biểu thị các hoạt động mà kết quả của
chúng làm cho đối tượng khách quan thay đổi về trang thái, tính chất hoặc vị trí

trong không gian và thời gian, như: ăn, bẻ, bắt, đá, đập, mở, mua, ném v.v…
- Động từ nửa tác động, là những động từ biểu thị các hoạt động chỉ chuyển tới
đối tượng khách quan chứ không làm cho đối tượng ấy phải thay đổi về trang thái,
tính chất hay vị trí trongkhông gian và thời gian, như: a dua, ám chỉ, bảo thủ, đe,
dọa, gạ, ganh tỵ v.v…
b) Nhóm A2, áp dụng phương pháp cải biến tác giả cũng chia nhóm này ra thành
2 loại nhỏ:


14

- Động từ phát nhận, là những động từ luôn luôn đòi hỏi phải có hai danh từ
biểu thị đối tượng mà hoạt động chuyển tới là đối tượng của hoạt động và kẻ tiếp
nhận đối tượng đó, như: ban, bán, biếu, bù, cấp, cho, giật, mượn, vay, nợ, lấy, lãnh,
nhận v.v…
- Động từ có hạn chế, cũng là động từ đòi hỏi phải có hai danh từ làm bổ ngữ,
trong đó dnh từ N2 biểu thị đối tượng phải biến đổi về trạng thái, tính chất…, và
danh từ N3 biểu thị đối tượng hạn chế hoạt độn, như: gí, giắt, giúi, đính, tra, thọc,
thục v.v…
c) Nhóm A3, nhóm này gồm có động từ gây khiến. Những động từ này cũng đòi
hỏi phải có hai bổ ngữ. Bổ ngữ thứ nhất là một danh từ và bổ ngữ thứ hai là một
động từ, như: bảo, bắt, buộc, cản trở, cho phép, cổ vũ, cưỡng bức, dìu dắt v.v…
d) Nhóm A4, nhóm này gồm có động từ đánh giá – nhận xét. Đây là những
động từ biểu thị sự đánh giá, nhận xét đối tượng, như: coi, gọi, lấy, nhận, thừa
nhận, công nhận, xác nhận v.v…
2. Nhóm B (nhóm động từ trung tính), có dạng thức cơ bản N1 V N2. Trong
nhóm này gồm có 2 loại:
- Động từ xuất hiện – tồn tại – tiêu hủy, là những động từ biểu thị sự xuất hiện,
tồn tại hay tiêu huỷ của đối tượng, như: có, còn, chết, hả, hết, mất, mọc v.v…
- Động từ chỉ hoạt động của cơ thể, là những động từ biểu thị hoạt động do chủ

thể gây ra và chuyển tới bộ phận cụ thể của cơ thể, như: bạch, bấm, biếu, bước,
cau, co, cúi, chau, chép v.v…
3. Nhóm C (nhóm động từ nội hướng), có dạng thức N V S-P . Trong nhóm
này gồm có 2 loại:
- Động từ cảm nghó – nói năng, là những động từ biểu thị hoạt động của trí não,
của các cơ quan cảm giác và ngôn ngữ, như: bảo, biết, cãi, cảm thấy, chê, chối
v.v…


15

- Động từ không tác động, là những động từ hoạt động không chuyển tới đối
tượng khách quan, như: ấm ứ, nẩn náu, ấp úng, bò, càu nhàu, cằn nhằn v.v…
Còn theo Hồ Lê, câu chủ – vị mà vị ngữ do động từ (trực hành) hoặc tổ động từ
đảm nhiệm thì chung quy chỉ có 6 kiểu cấu trúc cú nghóa tố tổng quát:
1. Chủ tố + động tố
Động tố này có thể do động từ đơn, động từ phức hay tổ hợp động từ đảm nhận,
như:
Ví dụ:
-

Nó ngủ.

2. Chủ tố + động tố + 1 cú nghóa tố bắt buộc
Sau động từ dạng câu này bao giờ cũng phải có một cú nghóa tố bắt buộc.
Ví dụ:
-

Nó đánh con rắn


-

Nó có nhiều sách

3. Chủ tố + động tố + 2 cú nghóa tố bắt buộc
Sau động từ dạng câu này bao giờ cũng phải có hai cú nghóa tố bắt buộc.
Ví dụ:
-

Nó tặng bạn nó hai quyển sách

-

Nó gửi ngân hàng hai triệu đồng

4. Chủ tố + động tố + bị tác tố + động tố thứ hai + khách tố
Sau động từ dạng câu này bao giờ cũng phải có ba cú nghóa tố bắt buộc.
Ví dụ:
-

Nó bầu anh ta làm đại biểu

-

Tôi coi nó như người nhà

5. Chủ tố + động tố + một trong các cấu trúc cú nghóa tố từ kiểu 1 đến kiểu 4
Ví dụ:



16

-

Nó bắt tôi ngủ

-

Nó yêu cầu tôi đánh con rắn

-

Nó khuyên tôi bầu anh làm đại biểu

6. Chủ tố + động tố + câu gọi tên hoặc một trong các cấu trúc cú nghóa tố từ
kiểu 1 đến kiểu 5
Ví dụ:
-

Ông ta kêu lên: “anh tâm”

-

Nó biết (rằng / là) tôi ngủ

-

Họ nghó (là / rằng) tôi bầu anh ta làm người đại biểu

Như vậy, dù không trực tiếp bàn luận đến cấu trúc của động từ, mà chỉ dùng sự

chi phối của động từ (Nguyễn Kim Thản) hay khả năng làm vị ngữ của động từ (Hồ
Lê), để phân tiểu loại động từ, các tác giả trên cũng đã phần nào gián tiếp nói đến
cấu trúc ngoại vi của từng tiểu loại động từ trong tiếng Việt.

Tuy đa phần thừa nhận sự tồn tại của động từ cập vật (ngoại động từ) và động
từ bất cập vật (nội động từ) trong tiếng Hán, song các nhà Hán ngữ học cũng không
hoàn toàn thống nhất về tiêu chí phân chia động từ cập vật và bất cập vật, cũng
như các tiểu loại của động từ trong tiếng Hán. Bởi vì, động từ xưa nay vốn luôn
được xem là từ loại phức hàng đầu trong hệ thống từ loại của các ngôn ngữ nói
chung.
Quyển sách nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán một cách có hệ thống được xem là
sớm nhất của Trung Quốc là Mã thị văn thông (马氏文通) của Mã Kiến Trung
(1898). Mã Kiến Trung đã chia động từ ra thành 5 loại: ngoại động từ, nội động từ,
động từ thụ động, động từ chung và trợ động từ.
-

Lê Cẩm Hi, trong Tân trước quốc ngữ văn pháp, 1924, đã chia động từ thành
4 loại: ngoại động từ, nội động từ, động từ chung và trợ động từ.


17

-

Mã Khánh Chu, trong Hán ngữ động từ và động từ tính kết cấu, 1992, đã dựa
vào đặc trưng phân bố và đặc trưng ngữ nghóa của động từ mang tân ngữ
thời lượng chia động từ thành 2 loại lớn: động từ mang tính liên tục và động
từ không mang tính liên tục.

-


Lý Dụ Đức, trong Hiện đại Hán ngữ thực dụng ngữ pháp, 1995, chia động từ
thành 6 loại: động từ chung, động từ hoạt động tâm lý, động từ sai khiến,
động từ năng nguyện, động từ xu hướng, động từ phán đoán.

-

Uông Lệ Viêm, trong Hán ngữ ngữ pháp, 1998, chia động từ thành 7 loại:
động từ tác động, động từ tồn tại, động từ hoạt động tâm lý, động từ sai
khiến, động từ năng nguyện, động từ xu hướng, động từ phán đoán.

-

Chu Đức Hi, trong Ngữ pháp giảng nghóa, 2000, chia động từ thành 6 loại:
động từ cập vật, động từ bất cập vật, động từ thể tân, động từ vị tân, danh
động từ và trợ động từ.

-

Ngô Khải, trong Hán ngữ cấu kiện ngữ pháp ngữ thiên học, 2002, chia động
từ thành 8 loại: động từ động tác – hành vi – biến hóa – phát triển, động từ
mở đầu – kết thúc hành động, động từ hoạt động tâm lý, động từ hành vi
giao tiếp, động từ mệnh lệnh, động từ năng nguyện, động từ xu hướng, động
từ phán đoán.

V.v...
Hai tác giả Trương Bân (张斌) và Phương Tự Thực (方绪实) căn cứ vào khả
năng mang tân ngữ của động từ, chia động từ ra thành hai loại lớn: động từ mang
tân ngữ và động từ không mang tân ngữ.
1. Động từ mang tân ngữ

Đối với động từ mang tân ngữ, dựa vào tiêu chí bắt buộc hay không bắt buộc
mang tân ngữ, mà có thể chia ra thành hai loại: động từ bắt buộc mang tân ngữ và
động từ không bắt buộc mang tân ngữ.


18

a. Động từ bắt buộc mang tân ngữ
Những động từ này bao giờ cũng bắt buộc phải có thành phần tân ngữ. Hơn nữa,
tân ngữ lúc nào cũng đứng liền sau động từ, mà không thể đứng ở các vị trí khác.
Căn cứ vào tính chất thành phần của tân ngữ, có thể chia động từ bắt buộc mang
tân ngữ thành những loại nhỏ hơn:
(1). Động từ mang tân ngữ danh từ.
Tân ngữ đứng sau những động từ này chỉ là những danh từ (hoặc ngữ danh từ),
như: 成为, 作为, 成为, 基于, 处于, 切合, 放眼, 当成, 姓 v.v…
(2). Động từ mang tân ngữ động từ.
Tân ngữ đứng sau những động từ này chỉ là những động từ, như: 给以, 加以, 足
以, 准予, 易于, 善于, 严加, 横加, 企图, 试图, 不便, 不宜 v.v…
(3). Động từ mang tân ngữ là danh từ hoặc động từ.
Tân ngữ đứng sau những động từ này vừ có thể là danh từ, vừ có thể là động từ,
như: 等于, 不比, 好比, 当做, 看作, 强似, 引起 v.v…
(4). Động từ mang tân ngữ là những tiểu cú.
Tân ngữ đứng sau những động từ này là những tiểu cú, như: 盖, 应当, 据说, 省
得, 免得, 觉得, 听任, 任凭, 犹如, 有如, 生怕 v.v…
(5). Động từ mang tân ngữ là tính từ.
Tân ngữ đứng sau những động từ này có thể là tính từ, như: 显得, 乐得, 甘于,
贪图 v.v…
b. Động từ mang tân ngữ thường



19

Là những động từ có thể mang hoặc không mang tân ngữ. Dựa vào số lượng tân
ngữ mà những động từ này mang, có thể chia ra thành hai loại: động từ mang một
tân ngữ và động từ mang hai tân ngữ.
• Động từ mang một tân ngữ
Đối với động từ mang một tân ngữ, dựa vào tính chất thành phần tân ngữ, có
thể phân ra thành các tiểu loại như sau:
(1). Động từ mang một tân ngữ là danh từ.
Đứng sau những động từ này chỉ có thể là một danh từ (hoặc ngữ danh từ), như:
爱护, 爱惜, 安慰, 办理,包围,暴露, 表达, 布置, 参观, 成立 v.v…
(2). Động từ mang một tân ngữ là động từ.
Đứng sau những động từ này chỉ có thể là một động từ, như: 能, 能够, 敢, 肯, 情
愿, 可能, 可以, 要, 好意, 忍心 v.v…
(3). Động từ mang một tân ngữ là danh từ hoặc động từ.
Ttân ngữ đứng sau những động từ này vừ có thể là danh từ, vừ có thể là động
từ, như: 批准, 破坏, 请求, 适应, 统计, 限制, 协助, 训练, 要求 v.v…
(4). Động từ mang một tân ngữ là tính từ.
Tân ngữ đứng sau những động từ này có thể là tính từ, như: 爱, 怕, 求, 贪, 讨厌,
喜欢, 追求 v.v…
(5). Động từ mang một tân ngữ là tiểu cú.
Tân ngữ đứng sau những động từ này có thể là một tiểu cú, như: 批评, 说, 避免,
表示, 承认, 以为, 判断, 期望, 声明, 说明, 讨论 v.v…
• Động từ mang hai tân ngữ


20

Dựa vào tính chất của thành phần tân ngữ, có thể chia động từ mang hai tân ngữ
ra thành ba tiểu loại:

(1). Động từ mang hai tân ngữ là danh từ.
Nghóa là cả hai tân ngữ của động từ đều là danh từ, như: 安, 安排, 帮, 报告, 补
助, 给, 叫, 送, 称呼 v.v…
(2). Động từ mang hai tân ngữ là danh từ và động từ.
Nghóa là trong hai tân ngữ của động từ, một tân ngữ là danh từ và một tân ngữ
là động từ, như: 帮助, 答应, 告诉, 教, 盘问 v.v…
(3). Động từ mang hai tân ngữ là danh từ và tiểu cú.
Nghóa là trong hai tân ngữ của động từ, một tân ngữ là danh từ và một tân ngữ
là tiểu cú, như: 告诉, 答复, 通知, 问 v.v…
2. Động từ không mang tân ngữ
Đây là những động từ có đặc điểm không mang tân ngữ. Căn cứ vào tình hình
có hay không có trạng ngữ đứng ở trước, có thể chia động từ không mang tân ngữ
thành hai loại: động từ luôn cần trạng ngữ ở trước và động từ không cần trạng ngữ
ở trước.
a. Động từ luôn cần trạng ngữ ở trước
Là những động từ bao giờ cũng cần phải có trạng ngữ cùng xuất hiện. Thành
phần trạng ngữ này thường là những ngữ giới tân , với những giới từ chủ yếu là: 以,
与, 和, 跟, 为, 向, 依 v.v…
Ví dụ:
-

以礼相待

-

与教授身份相称


21


-

和他作对

-

为他人着想

Những động từ loại này gồm có: 相待, 相称, 作对, 着想, 为主, 为重, 洗尘, 论
处, 效劳, 效命, 致敬, 道喜, 道别, 争光, 用事 v.v…
Ngoài ra, hình thức trạng ngữ của động từ cũng có thể là: tính từ, phó từ …
Ví dụ:
-

一再相劝

-

苦苦相劝

Trong đó, 一再 là phó từ, còn 苦苦 là tính từ.
b. Động từ không cần trạng ngữ ở trước
Là những động từ có thể mang hoặc không mang trạng ngữ ở trước. Trạng ngữ
đi cùng với những động từ này không chỉ giới hạn là những ngữ giới tân mà thôi.
Điều cần lưu ý là trạng ngữ đi cùng với những động từ này không có tính bắt buộc
(nghóa là có hoặc không có cũng được).
Ví dụ:
-

专机从北京机场起飞了。

Chuyên cơ đã cất cánh từ phi trường Bắc Kinh

-

专机已经起飞了。(không có trạng ngữ)
Chuyên cơ đã cất cánh rồi

Thuộc loại động từ này có: 起飞, 到来, 罢休, 徘徊, 劳动, 午睡, 奔跑, 奔走, 奔
驰, 旅游, 起义, 游泳, 微笑, 退休 v.v…


22

Tóm lại, những ý kiến về tiểu loại động từ trong tiếng Việt cũng như tiếng Hán
rất đa dạng và phong phú, làm cho việc đối chiếu và giảng dạy động từ và tiểu loại
động từ giữa tiếng Việt và tiếng Hán rất khó khăn. Vì vậy, chúng tôi dự định kế
thừa những thành tựu của người đi trước, sẽ đơn giản hoá hơn, với quan điểm khoa
học và thực tiễn có thể chấp nhận các tiểu loại động từ Việt – Hán. Rồi từ đó,
chúng tôi sẽ làm sáng tỏ cấu trúc và chức năng của từng tiểu loại. Đó là những tiền
đề chính yếu để có thể làm tốt công việc so sánh – đối chiếu đã nêu ở tiêu đề luận
văn.

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng theo nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưng
chủ yếu là sử dụng các phương pháp miêu tả, phân tích cấu trúc, so sánh – đối
chiếu và thống kê. Cụ thể luận văn được tiến hành với các bước như sau:
-

Lập dàn ý, liệt kê các mục chính cần nghiên cứu.


-

Thu thập các nguồn tư liệu liên quan đến đề tài, sau đó miêu tả và phân tích
chúng theo yêu cầu riêng của từng chương mục.

-

Trên cơ sở các vấn đề đã được miêu tả và phân tích, tiến hành so sánh - đối
chiếu giữa hai ngôn ngữ.

-

Cuối cùng, từ kết quả đã so sánh - đối chiếu tiến hành thống kê những đặc
trưng của từng ngôn ngữ.

Tóm lại, những phương pháp chính được sử dụng trong luận văn là: phương
pháp miêu tả cấu trúc, phương pháp phân tích ngữ nghóa ngữ pháp, phương pháp so
sánh đối chiếu và phương pháp thống kê định lượng.

6. Bố cục luận vaên


×