Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Khoa học máy tính: Nghiên cứu về quy trình kiểm tra bảo mật ứng dụng web

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.87 KB, 26 trang )

1



HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG



BÙI VIỆT THẮNG


NGHIÊN CỨU VỀ QUY TRÌNH
KIỂM TRA BẢO MẬT ỨNG DỤNG WEB

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH
Mã số: 60.48.01.01


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI – 2013
2


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN
THÔNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Mỹ Tú

Phản biện 1: TS Phạm Thanh Giang
Phản biện 2: TS Hoàng Xuân Dậu



Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông
Vào lúc: 13 giờ 30 ngày 15 tháng 02 năm 2014



Có thể
tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông

3

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, ứng dụng Web đã có mặt trong hầu hết
mọi lĩnh vực của cuộc sống hiện đại. Cùng với sự phát
triển nhanh chóng của ứng dụng Web thì vấn đề bảo mật
ứng dụng Web đang là lĩnh vực vô cùng nóng hổi nhằm
đảm bảo an toàn cho tất cả người dùng ứng dụng. Vậy nếu
có một lỗi bảo mật xảy ra trong ứng dụng Web thì đi
ều

này có thể ảnh hưởng tới tất cả người dùng, ảnh hưởng tới
uy tín của công ty, tổ chức đó, gây mất mát về mặt tài
chính và các ràng buộc về pháp lý,…

Luận văn “Nghiên cứu tìm hiểu về quy trình kiểm
tra bảo mật ứng dụng Web” sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu
cấp thiết về an ninh bảo mật hiện nay. Xây dựng nên quy
trình phục vụ cho việc kiểm tra và phát hiện các điểm yếu
an toàn thông tin trong ứng dụng Web, từ đó đưa ra báo
cáo đánh giá về an toàn thông tin cho Website.
4


Chương 1 – TỔNG QUAN VỀ AN NINH AN
TOÀN ỨNG DỤNG WEB

1.1 Khái niệm ứng dụng Web

Ứng dụng Web là các chương trình máy tính cho
phép người dùng Website đăng nhập, truy vấn vào ra dữ
liệu qua mạng Internet/Intranet trên trình duyệt Web của
người dùng. Dữ liệu sẽ được gửi tới người dùng trong
trình duyệt theo kiểu thông tin động từ ứng dụng Web qua
một Web Server.

1.2 Các công nghệ dùng trong ứng dụng Web

1.2.1 Giao thức HTTP

1.2.2 Công nghệ được sử dụng trong chức năng của ứng

dụng Web

1.2.3 Các lược đồ mã hóa (Encoding Schemes)

1.3 Cơ chế phòng thủ trong ứng dụng Web

+ Xử lý truy cập người dùng
+ Xử lý đầu vào người dùng
+ Xử lý kẻ tấn công
+ Quản lý ứng dụng
3


1.4 Các rủi ro thường gặp trong ứng dụng
Web


 Lỗi nhúng mã
 Hư hỏng cơ chế chứng thực và quản lý phiên làm
việc
 Thực thi mã script xấu

 Đối tượng tham chiếu thiếu an toàn
 Sai sót trong cấu hình bảo mật
 Phơi bày dữ liệu nhạy cảm
 Thiếu chức năng điều khiển mức truy cập
 Giả mạo yêu cầu (Cross Site Request Forgery)
 Sử dụng các thành phần dễ bị tổn thương đã biết

 Chuyển hướng và chuyển tiếp thiếu thẩm tra

4


Chương 2 – QUY TRÌNH KIỂM TRA BẢO MẬT

ỨNG DỤNG WEB

2.1 Quy trình kiểm tra việc thu thập thông tin từ ứng
dụng Web

2.1.1 Spiders, Robots, và Crawlers

Trên URL, gõ thêm “/robots.txt” ngay sau địa chỉ

của site sẽ thu được nội dung của tập tin robots.txt.

2.1.2 Sử dụng công cụ tìm kiếm

Sử dụng toán tử tìm kiếm (site, cache…) có thể hạn
chế kết quả tìm kiếm của Google cho một tên miền cụ thể.

2.1.3 Fingerprint ứng dụng Web

Sử dụng Httprecon để fingerprint ứng dụng web.

2.1.4 Khám phá ứng dụng

Ba yếu tố ảnh hưởng đến việc có bao nhiêu ứng
dụng liên quan đến một DNS nhất định (hoặc địa chỉ IP):


 Sự khác nhau dựa trên URL
 Các cổng không tiêu chuẩn
 Máy chủ ảo
5


2.1.5 Phân tích thông báo lỗi

Thông báo lỗi có thể được tạo ra bằng cách yêu cầu
một URL không tồn tại. Thông báo lỗi có thể cho thấy
những thông tin về phiên bản máy chủ Web, hệ điều hành,
môđun và các sản phẩm khác được sử dụng. Thông báo lỗi
này này cung cấp thông tin hữu ích về ứng dụng.

2.2 Quy trình kiểm tra việc quản lý cấu hình trong ứng
dụng Web

2.2.1 Kiểm tra SSL/TLS

a/ Kiểm tra giá trị chứng chỉ SSL

Bằng cách nhấp vào ổ khóa xuất hiện trong cửa sổ
trình duyệt khi truy cập vào một trang Web https, có thể
xem thông tin liên quan đến chứng nhận. Nếu ứng dụng
yêu cầu một chứng chỉ client, có thể cài đặt để truy cập.
Thông tin chứng chỉ có sẵn trong trình duyệt bằng cách
kiểm tra các chứng chỉ liên quan trong danh sách các
chứng chỉ được cài đặt.

b/ Kiểm tra các thông số kỹ thuật và thủ tục mật mã


SSL/TLS đối với site
6


Sử dụng nmap để xác định các dịch vụ SSL.

Sử dụng SSLDigger để kiểm tra các giao thức và
mật mã hỗ trợ.

2.2.2 Kiểm tra quản lý cấu hình cơ sở hạ tầng

Để kiểm tra cơ sở hạ tầng quản lý cấu hình, những

bước sau cần được thực hiện:

 Các thành phần khác nhau tạo nên cơ sở hạ tầng
cần được xác định để hiểu cách chúng tương tác
với một ứng dụng Web và cách chúng ảnh hưởng

đến an ninh.


Các thành phần của cơ sở hạ tầng cần phải
được


xem xét để đảm bảo không có bất kỳ lỗ hổng nào.

 Cần đánh giá lại bằng các công cụ quản trị để duy

trì, bảo dưỡng các thành phần khác nhau.
 Các hệ thống xác thực, nếu có, cần phải xem xét để
đảm bảo rằng chỉ phục vụ nhu cầu của các ứng
dụng và không bị thao tác bởi người dùng bên

ngoài để leo thang truy cập.


Danh sách các cổng xác định cho các ứng dụng
cần


được duy trì và tuân thủ dưới sự kiểm soát.
7
2.2.3 Ki

m tra quản l
ý
c

uhìnhứn
g
dụn
g


Kiểm tra các file và thư mục mẫu

Xem xét lời chú thích


2.2.4 Kiểm tra việc xử lý phần mở rộng tập tin

Để xác định các tập tin có phần mở rộng nhất định,
một kỹ thuật kết hợp là sử dụng máy quét lỗ hổng
(Nesuss, Nikto), công cụ mirroring (wget, curl, httrack) để
tải về cấu trúc trang Web nhằm xác định các thư mục Web
và cách các phần mở rộng tập tin riêng lẻ được phục vụ.

2.2.5 Kiểm tra các tập tin cũ, sao lưu, không được tham
chiếu

Kiểm tra các tập tin không được tham chiếu sử
dụng cả kỹ thuật tự động và thủ công, và thường liên quan
đến một sự kết hợp sau đây:

(i) Suy luận từ các sơ đồ đặt tên được sử dụng cho nội
dung xuất bản
(ii) Các đầu mối khác trong nội dung xuất bản

(iii) Phán đoán

(iv) Thông tin thu được thông qua lỗ hổng máy chủ và
cấu hình sai
8
2.2.3 Ki

m tra quản l
ý
c


uhìnhứn
g
dụn
g


2.2.6 Kiểm tra giao diện quản trị

 Liệt kê tập tin và thư mục
 Các ghi chú và liên kết trong Source
 Xem xét lại tài liệu máy chủ và ứng dụng

 Lựa chọn cổng máy chủ khác

2.2.7 Kiểm tra các phương thức HTTP

Phương pháp kiểm tra rất đơn giản là sử dụng
netcat (hoặc telnet).

2.3 Quy trình kiểm tra tính xác thực trong ứng dụng

Web

2.3.1 Kiểm tra thông tin xác thực được truyền qua kênh
mã hóa

Sử dụng WebScarab để bắt giữ header các gói tin
và kiểm tra chúng.

 Gửi dữ liệu với phương thức POST qua HTTP

 Gửi dữ liệu với phương thức POST qua HTTPS
 Gửi dữ liệu với phương thức POST qua HTTPS

trên trang HTTP
9


 Gửi dữ liệu với phương thức GET qua HTTPS

2.3.2 Kiểm tra việc liệt kê người dùng

 Kiểm thử với username và mật khẩu hợp lệ.
 Kiểm thử với username hợp lệ và mật khẩu sai.
 Kiểm thử với một username không tồn tại.

Sau đó xem xét lại các thông tin phản
hồi.


2.3.3 Kiểm tra phán đoán, từ điển tài khoản người
dùng

Sử dụng Burp Suit hay một số công cụ khác để tấn
công từ điển tài khoản người dùng.

2.3.4 Kiểm tra Brute Force tài khoản

Một số công cụ được dùng để thực hiện brute force:

 THC Hydra: />

 John the Ripper: hn/

 Brutus />

2.3.5 Kiểm tra việc bỏ qua lược đồ xác thực

Một số phương pháp vượt qua lược đồ xác thực:

 Thay đổi tham số
10


 Trực tiếp yêu cầu một trang được bảo vệ thông qua
address bar trong trình duyệt.
 Dự đoán Session ID
 SQL Injection

2.3.6 Kiểm tra điểm yếu trong việc xác lập lại và lưu giữ

lại mật khẩu

2.3.7 Kiểm tra việc đăng xuất và quản lý bộ nhớ cache
của trình duyệt

2.4 Quy trình kiểm tra quản lý phiên trong ứng dụng

Web

2.4.1 Kiểm tra lược đồ quản lý phiên


 Sưu tập Cookie
 Kỹ thuật đảo ngược Cookie
 Thao tác sửa đổi Cookie

2.4.2 Kiểm tra các thuộc tính của cookies

Sử dụng WebScarab chặn tất cả các responses mà
một cookie được thiết lập bởi ứng dụng và kiểm tra các
thuộc tính của cookie có thể bị tổn thương sau:

 Thuộc tính secure
11


 Thuộc tính HttpOnly
 Thuộc tính domain
 Thuộc tính path
 Thuộc tính expires

2.4.3 Kiểm tra lỗ hổng ấn định phiên

Gửi yêu cầu tới site được kiểm tra và xem xét
response trả lời (WebScarab). Nhận thấy rằng ứng dụng
thiết đặt một định danh phiên mới cho client. Tiếp theo,
nếu xác thực thành công tới ứng dụng mà không có cookie
mới được ban hành vào lúc xác thực thành công, điều này
có thể dẫn tới việc cướp phiên.

2.4.4 Kiểm tra khả năng để lộ các biến của phiên


 Kiểm tra khả năng mã hóa và tái sử dụng session
token
 Kiểm tra khả năng lưu trữ trong bộ nhớ cache
 Kiểm tra phương thức gửi dữ liệu

2.5 Quy trình kiểm tra tính ủy quyền trong ứng dụng

Web

2.5.1 Kiểm tra khả năng tấn công Path Traversal
12


Tấn công Path Traversal nhằm mục đích truy cập
các tập tin và thư mục được lưu trữ bên ngoài thư mục
Web root. Bằng cách duyệt ứng dụng, kẻ tấn công tìm
kiếm các liên kết tới các tập tin được lưu trữ trên máy chủ
Web. Do đó cần phải liệt kê tất cả các phần của ứng dụng
mà chấp nhận nội dung từ người sử dụng.

2.5.2 Kiểm tra khả năng vượt qua lược đồ ủy quyền

Sử dụng một proxy (WebScarab) sửa đổi các tham
số (userID, groupID,…) để có thể truy cập vào các chức
năng không được phép.

2.6 Quy trình kiểm tra tính logic trong giao dịch

Phát hiện ra lỗ hổng bảo mật logic vẫn luôn là một
nghệ thuật. Ở đây đưa ra một phương pháp tiếp cận bao

gồm:

 Tìm hiểu về ứng dụng
 Thu thập dữ liệu để tạo các thử nghiệm logic

 Thiết kế các thử nghiệm logic
 Điều kiện tiên quyết tiêu chuẩn
 Thực hiện các thử nghiệm logic

2.7 Quy trình kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu
13


2.7.1 Kiểm tra lỗ hổng XSS (Cross site scripting)

2.7.1.1 Kiểm tra lỗ hổng Reflected Cross Site Scripting

Công cụ được khuyến nghị dùng cho việc này là:
CAL 9000 và OWASP Xenotix XSS Exploit Framework

2.7.1.2 Kiểm tra lỗ hổng Stored Cross Site Scripting

Stored XSS có thể bị khai thác bởi các framework
khai thác trình duyệt như BeEF, XSS Proxy, …

2.7.1.3 Kiểm tra lỗ hổng DOM based XSS

Kiểm tra hộp đen đối với DOM based XSS thường
không được thực hiện vì truy cập vào mã nguồn luôn được
dùng.


2.7.2 Kiểm tra lỗi SQL Injection

Phát hiện SQL Injection

Việc kiểm tra SQL injection cần một lượng lớn các
truy vấn. Tester có thể cần một công cụ tự động để khai
thác lỗ hổng như SQLDumper, CAL 9000, đồng thời có
thể kết hợp với một số thao tác thủ công thông qua các
testcase.

2.7.3 Kiểm thử OS Commanding
14


Cung cấp các lệnh hệ thống hoạt động thông qua

đầu vào một giao diện web.

2.7.4 Kiểm thử Code Injection

Chèn một mã chương trình vào các đầu vào được
máy chủ web xử lí như các tập tin.

2.8 Quy trình kiểm tra việc từ chối dịch vụ trong ứng
dụng Web

2.8.1 Kiểm tra khả năng tấn công SQL Wildcard

Gửi chuỗi dữ liệu gồm một số kí tự đại diện qua


tính năng tìm kiếm của ứng dụng.

2.8.2 Kiểm tra khả năng khóa tài khoản người dùng

Kiểm tra một tài khoản không thực sự khóa sau
một số lần nhất định đăng nhập thất bại.

2.9 Quy trình kiểm tra Web services

2.9.1 Thu thập thông tin về Web services

Sử dụng công cụ online để tìm kiếm WS công cộng

như là seekda Web Services Search Engine hay WSindex.

2.9.2 Kiểm tra về WSDL
15


Sử dụng công cụ WSDigger để tự động hóa kiểm
tra an toàn WS.

2.9.3 Kiểm tra cấu trúc XML

Sử dụng công cụ WSDigger để chèn một dữ liệu
độc hại vào phương thức WS và xem kết quả ở đầu ra của
giao diện.

2.9.4 Kiểm tra lỗ hổng Replay


 Sử dụng Wireshark hay WebScarab để nắm bắt lưu
lượng http.
 Sử dụng TCPReplay để bắt đầu tấn công replay.

2.10 Giới thiệu một số mẫu biểu báo cáo

Báo cáo được khuyến nghị gồm ba phần
sau:


 Báo cáo tóm tắt
 Tổng quan về quản lý kỹ thuật
 Kết quả đánh giá
16


Chương 3 – TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM

3.1 Đặt vấn đề

Để hạn chế về trách nhiệm pháp lý, việc triển khai
thử nghiệm sẽ áp dụng với các site nước ngoài, cụ thể là


3.2 Áp dụng quy trình kiểm tra

3.2.1 Thu thập thông tin về ứng dụng Web

Kiểm tra tập tin robots.txt của site:




Hình 3.1: Truy cập tập tin robots.txt

Fingerprint ứng dụng web với httprecon:

 Server: Apache
 Version: 2.2.3
17


Khám phá ứng dụng web:



Hình 3.3: Xác định các cổng và dịch vụ với nmap



Hình 3.4: Xác định các hostname trên cùng IP của site
18


Phân tích thông báo lỗi:



Hình 3.5: Thông báo lỗi để lộ thông tin của site


3.2.2 Kiểm tra quản lý cấu hình trong ứng dụng Web

Giao diện quản trị được truy cập qua URL:



Lập cấu trúc ứng dụng site:



Hình 3.7: Cấu trúc site với công cụ Httptrack
19


3.2.3 Kiểm tra tính xác thực trong ứng dụng web

Thông tin xác thực không được truyền qua kênh mã hóa.

Liệt kê người dùng:



Hình 3.9: Kiểm thử với username và mật khẩu hợp lệ



Hình 3.10: Kiểm thử với username hợp lệ và mật khẩu sai
20






Hình 3.11: Kiểm thử với một username không tồn tại

Tấn công từ điển tài khoản người dùng:



Hình 3.12: Tấn công từ điển với Burp Suit
21


Bỏ qua lược đồ xác thực:



Hình 3.13: Vượt qua lược đồ xác thực

Ứng dụng hoàn toàn tin tưởng vào địa chỉ email
trong việc xác lập lại và lưu giữ lại mật khẩu.

3.2.4 Kiểm tra quản lý phiên trong ứng dụng

Đăng nhập với 2 tài khoản khác nhau sau, thu được
hai PHPSESSID hoàn toàn trùng khớp.

3.2.5 Kiểm tra tính ủy quyền trong ứng dụng web

Vượt qua lược đồ ủy quyền

22





Hình 3.16: Người dùng có thể upload file

3.2.6 Kiểm tra tính hợp lệ của dữ
liệu


Kiểm tra lỗ hổng
XSS:




Hình 3.17: Site có lỗi XSS
23


Kiểm tra lỗi SQL injection:



Hình 3.18: Site có lỗi SQL Injection

3.3 Đánh giá kết quả


Thông qua việc kiểm thử thủ công kết hợp với tool
tự động, kết luận rằng trang web này có các lỗi XSS, SQL
Injection và nên mã hóa các thông tin nhạy cảm để đảm
bảo an toàn cho người truy cập trang web.

×