Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

bao cao tom tat luan van thac sy chuyen nganh PP sinh hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.92 KB, 39 trang )

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đổi mới giáo dục là xu thế mà hiện nay Đảng, Nhà nước,
ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm.
1.2. Hệ thống kênh hình có vai trò rất quan trọng
1.3. Kiến thức về tiến hoá ở nhà trường phổ thông chủ yếu được
dạy theo phương pháp dạy học cổ truyền.
Việc sử dụng và khai thác hệ thống kênh hình là điều tất yếu
không thể thiếu.
Chính vì những lý do nêu trên chúng tôi quyết định chọn nghiên
cứu đề tài: “Sử dụng kênh hình để dạy học phần Tiến hoá - Sinh
học 12 ”
MỞ ĐẦU
2. Mục đích nghiên cứu
3. Giả thuyết khoa học
4. Đối tượng nghiên cứu
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Thực nghiệm sư phạm
8. Những đóng góp mới của đề tài
8.1 Xây dựng được quy trình thiết kế và sử dụng kênh hình trong
dạy học Tiến hóa.
8.2 Thiết kế và đề xuất hướng sử dụng một số dạng kênh hình
dùng trong dạy học Tiến hóa.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, sử dụng kênh hình
trong dạy học
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng kênh hình trong dạy học
trên thế giới
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng kênh hình trong dạy học ở
Việt Nam
Chương 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC
NỘI DUNG
1.1.3. Những vấn đề còn tồn tại trong việc xây dựng và khai thác hệ
thống kênh hình
- Trong dạy học chủ yếu dùng kênh hình sẵn có từ sách giáo khoa,
tranh ảnh được cung cấp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phần lớn các giờ dạy sinh học được thể hiện theo hướng giáo viên
chủ yếu dựa vào sách.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm kênh hình
KÊNH HÌNH = Phương tiện trực quan + Phương pháp sử dụng
+ Kỹ năng cảm giác của HS
1.2.2. Cơ sở lý luận dạy học
Có thể tổ chức logic dạy học Tiến hóa như sau:
1. Phân tích cơ sở tâm lý, đặc điểm và năng lực tư duy của từng đối
tượng học sinh, thực trạng học tập bộ môn.
2. Xác định mục tiêu của bài học.
3. Phân tích nội dung bài học, chọn lựa và bổ sung hình sao cho có
thể mã hoá kênh chữ trong bài học thành kênh hình.
4. Giáo viên thiết kế các hoạt động theo quy trình, tổ chức cho học
sinh thực hiện các thao tác khai thác, phân tích, phát hiện và xử lý
thông tin bằng các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, khái quát
hóa, trừu tượng hóa.
1.2.3. Vai trò của kênh hình trong dạy - học
- Kênh hình có thể đơn giản hóa các thông tin phức tạp, bỏ đi
những chi tiết không bản chất làm cho việc dạy học trở nên dễ
dàng hơn.
- Kênh hình dễ dàng gây được cảm tình và hứng thú khi theo dõi
bài giảng.

- Kênh hình nhấn mạnh các nội dung quan trọng bằng các bố cục,
trình diễn và màu sắc phù hợp.
- Kênh hình giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức đã học, giải
thích các nguyên lý tốt hơn nói và viết.
- Kênh hình hỗ trợ giáo viên kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
1.3. Cơ sở thực tiễn việc sử dụng kênh hình trong dạy học Tiến
hoá.
1.3.1. Phân tích cấu trúc nội dung sách giáo khoa phần Tiến hoá -
Sinh học 12.
1.3.2. Những đặc điểm về khả năng nhận thức của học sinh trung học
phổ thông.
1.3.3. Thực trạng về tình hình trang bị và sử dụng phương tiện dạy
học tạo kênh hình trong dạy học Sinh học 12.
1.3.3.1. Tình hình trang bị hệ thống phương tiện dạy học tạo kênh
hình.
1.3.3.2. Tình hình sử dụng kênh hình trong dạy học Tiến hóa.
Chương 2
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC TIẾN HOÁ
2.1. Thiết kế kênh hình trong dạy học Tiến hóa
2.1.1. Nguyên tắc thiết kế
- Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp -
phương tiện dạy học.
- Nguyên tắc trực quan.
- Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận
- Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng
- Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học
- Nguyên tắc đảm bảo tính thẩm mỹ, tính khoa học:
- Kênh hình phải phù hợp đặc điểm tâm sinh lý và trình độ học
sinh

- Kênh hình phải phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể
NỘI DUNG
2.1.2. Quy trình thiết kế kênh hình
2.1.2.1. Quy trình chung thiết kế kênh hình trong dạy học
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học
Bước 2: Phân tích nội dung của bài, mục kiến thức để xác định
các thành phần kiến thức (chương, bài, phần học thành những đơn
vị kiến thức), xác định mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức
Bước 3: Phân tích hệ thống kênh hình đã có trong sách giáo
khoa: Hệ thống kênh hình sách giáo khoa thể hiện mục đích gì
(minh họa hay khám phá kiến thức mới); kênh hình đã đủ cho nội
dung kiến thức đó hay chưa?
Bước 4: Lựa chọn, chuyển hóa nội dung thành hình ảnh (trực
quan hóa nội dung); tìm kiếm tư liệu hình ảnh, "chế biến" thành
kênh hình phù hợp với mục đích (bằng các phần mềm xử lý ảnh
như Photoshop, hay phim như Movie maker ).
Bước 5: Xác định các phương pháp và biện pháp dạy học phù
hợp với nội dung và khả năng chuyển tải thông tin của phương
tiện trực quan cho học sinh.
2.1.2.2. Yêu cầu khi thiết kế kênh hình.
- Phải chú ý đến tính khoa học, nghĩa là phải phản ánh được
logic phát triển bên trong tài liệu giáo khoa.
- Phải bảo đảm tính sư phạm: Dễ thực hiện đối với thầy, đồng
thời dễ hiểu đối với trò.
- Chú ý đến tính hữu dụng như dễ quan sát, thể hiện trọng tâm
bài dạy, dễ sử dụng, tổ chức có hiệu quả các hoạt động học tập cho
học sinh.
2.1.3. Quy trình xây dựng kênh hình dạy học Tiến hóa
2.1.3.1. Các bước xây dựng kênh hình tĩnh để dạy học Tiến hóa
Bước 1: Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa, xác định nội

dung kiến thức có thể chuyển hóa từ kênh chữ thành kênh hình.
Bước 2: Sưu tập, lựa chọn hình ảnh thích hợp với nội dung.
Bước 3: Biên tập, chỉnh sửa hình ảnh đã sưu tập được cho phù
hợp với mục đích. Bằng cách sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh.
Đơn giản và dễ thực hiện nhất là sử dụng phần mềm Paint được tích
hợp sẵn khi cài Win.
Ngoài ra có thể sử dụng các phần mềm khác như Photoshop,
Picasa, GIMP, ImageForge
2.1.3.2. Các bước xây dựng kênh hình động để dạy học Tiến hóa
Bước 1: Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa.
Bước 2: Sưu tập, lựa chọn bộ phim, đoạn phim thích hợp với nội
dung sách giáo khoa.
Bước 3: Biên tập các file thành hệ thống file dữ liệu, dùng các
phần mềm biên tập lại nội dung các đoạn phim sao cho phù hợp nội
dung bài học, và chỉnh sửa theo mục đích sử dụng.
2.2. Sử dụng kênh hình
2.2.1. Những quy tắc chung sử dụng kênh hình
- Biểu diễn đúng lúc, thời gian biểu diễn không quá lâu dễ gây
nhàm chán và cũng không nên biểu diễn quá nhanh chưa đủ để học
sinh quan sát.
- Kênh hình được sử dụng phải rõ, sắc nét, thể hiện đúng bản
chất sự vật, hiện tượng, quá trình, cơ chế, quy luật cần diễn đạt
đảm bảo cho học sinh có thể quan sát đầy đủ.
- Nhiệm vụ học tập phải được đưa ra trước khi học sinh quan sát
kênh hình.
- Yêu cầu hay câu hỏi đặt ra cho học sinh phải rõ ràng, ngắn gọn
mà súc tích, tránh hiện tượng câu dẫn quá dài dòng làm phân tán sự
chú ý của học sinh.
- Nội dung kiến thức trong kênh hình phải thể hiện theo trật tự
(từ ngoài vào trong, từ sơ bộ đến chi tiết) và nhất quán.

2.2.2. Phân loại kênh hình trong dạy học Tiến hóa
* Theo nội dung kiến thức
- Kênh hình về sự vật
- Kênh hình về nguyên nhân, cơ chế.
* Theo tính hiện thực
- Kênh hình hiện thực.
- Kênh hình tương tự.
- Kênh hình cấu trúc.
* Theo hình thức sử dụng
- Kênh hình cho cả lớp.
- Kênh hình cho từng cá nhân học sinh
2.2.2. Phân loại kênh hình trong dạy học Tiến hóa
* Theo tính động của kênh hình
- Nhóm hình tĩnh.
- Nhóm hình động
* Theo chức năng sử dụng trong dạy học
- Hình dẫn.
- Hình thay thế.
2.2.3. Các biện pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Tiến hóa
* Các biện pháp sử dụng kênh hình trong dạy kiến thức mới
- Sử dụng kênh hình để diễn đạt nội dung kiến thức từ kênh hình.
- Sử dụng kênh hình để tổ chức hỏi - đáp.
- Sử dụng kênh hình để tạo tình huống có vấn đề và giải quyết vấn
đề.
* Các biện pháp sử dụng kênh hình trong khâu củng cố
- Sử dụng kênh hình để tái hiện, khắc sâu kiến thức.
- Sử dụng kênh hình để hệ thống hóa kiến thức.
*Các biện pháp sử dụng kênh hình trong khâu kiểm tra
-
Sử dụng kênh hình để trả lời câu hỏi trắc nghiệm từ kênh hình.

-
Sử dụng kênh hình để ghép nối các thông tin, dữ kiện trong kênh
hình.
2.2.4. Quy trình sử dụng kênh hình trong dạy học Tiến hóa
2.2.4.1. Các bước sử dụng kênh hình để dạy Tiến hóa
Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập bằng cách: Giáo viên biểu
diễn kênh hình học sinh quan sát sơ bộ để xác định nhiệm vụ.
Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống câu hỏi, bài tập, yêu cầu định
hướng sự quan sát của học sinh.
Bước 3: Học sinh có thể tự mình tư duy hoặc thảo luận theo nhóm
nhằm gia công trí tuệ thông tin thu được để tìm dấu hiệu chung, bản
chất bằng báo cáo nói hay viết.
Bước 4: Giáo viên chỉnh lý nội dung kiến thức.
2.2.4.2. Các bước sử dụng kênh hình rèn luyện kỹ năng xử lý
thông tin từ kênh hình của học sinh.
Bước 1: Xác định nhiệm vụ.
Thông qua câu hỏi lớn. Hoặc:
- Hình tĩnh: Cho học sinh đọc tiêu đề của bức tranh và quan sát
bao quát bức tranh, xác định các đối tượng được thể hiện trong tranh.
-
Hình động: Cho học sinh xem qua một lần đoạn phim để xác định
nội dung chính của đoạn phim.
Bước 2: Thu nhận thông tin và xử lí thông tin.
Hướng dẫn học sinh quan sát chi tiết nội dung bằng những câu hỏi
gợi ý, tập trung vào những đối tượng đặc trưng nhất.
Sau đó giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi để học sinh tìm bản chất của
vấn đề.
X
Bước 3: Hoàn chỉnh kiến thức được khai thác. Bằng cách: đối
chiếu với bài đọc chính trong sách giáo khoa để bổ sung thêm những

chi tiết của đối tượng trong trường hợp kênh hình chưa nêu rõ. Tìm
cách cắt nghĩa kênh hình.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết, tóm tắt nội dung kênh
hình và khắc sâu kiến thức.
X
2.2.5. Vận dụng quy trình để thiết kế và sử dụng kênh hình dạy
học Tiến hóa
2.2.5.8. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý.
* Nội dung kiến thức
Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra từ từ trong thời gian
dài hàng vạn, hàng triệu năm do chọn lọc tự nhiên tích luỹ nhiều.
Trong trường hợp này, hoặc loài mở rộng khu phân bố của nó,
chiếm thêm những vùng lãnh thổ mới, hoặc khu phân bố của loài bị
chia nhỏ do các chướng ngại địa lý làm cho các quần thể của loài
cách ly nhau. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự
nhiên đã tích luỹ biến dị theo hướng khác nhau, dần dần tạo ra các
nòi địa lý rồi tới các loài mới khác khu.
2.2.5. Vận dụng quy trình để thiết kế và sử dụng kênh hình dạy
học Tiến hóa
2.2.5.8. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý.
* Nội dung kiến thức
Cách ly địa lý đóng vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho sự phân
hoá các quần thể trong loài gốc, sự hình thành loài mới diễn ra từ từ
qua các dạng trung gian là nòi địa lý, loài nửa, cuối cùng hình thành
hai hoặc một số loài mới có khu phân bố không trùm lên nhau.
* Mục tiêu
- Phân tích được vai trò của điều kiện địa lý, cách ly địa lý và
chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa
lý.
* Phương tiện hoạt động: Xem phim “3.2 - hình thành loài bằng

con đường địa lý”
* Hoạt động:
Bước 1: Giáo viên cung cấp phim “hình thành loài bằng con
đường địa lý”.
Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống câu hỏi để giúp học sinh khai
thác kiến thức từ phim:
+ Do đâu các quần thể trong loài bị cách li?
+ Điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên diễn ra như
thế nào? Kết quả của chọn lọc tự nhiên?
+ Vai trò của điều kiện địa lí và cách li địa lí?
Bước 3: Học sinh tự lực làm việc - Thảo luận.
Bước 4: Giáo viên sửa chữa, kết luận.

×