Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Văn hóa cần thơ và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

NGUYỄN VĂN DỰA

VĂN HỐ CẦN THƠ VÀ VAI TRỊ
CỦA NĨ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH – 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------

NGUYỄN VĂN DỰA

VĂN HỐ CẦN THƠ VÀ VAI TRỊ
CỦA NĨ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRỊNH DỖN CHÍNH


TP.HỒ CHÍ MINH - 2008


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………1

Chương 1: VĂN HÓA CẦN THƠ – Q TRÌNH PHÁT TRIỂN
VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NĨ………………………………..11
1.1. Những điều kiện và tiền đề hình thành và phát triển văn hóa Cần Thơ…11
1.1.1. Khái quát điều kiện lịch sử Cần Thơ………………………………………..11
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Cần Thơ……………………………………..22
1.1.3. Đặc điểm dân cư và đời sống tác động tới văn hóa Cần Thơ……………….31
1.2. Q trình phát triển văn hóa Cần Thơ……………………………………..34
1.2.1. Khái quát lịch sử văn hóa Cần Thơ và sự hình thành các loại hình
văn hóa - nghệ thuật………………………………………………………………..34
1.2.1.1. Khái quát lịch sử văn hóa Cần Thơ……………………………………….34
1.2.1.2. Các loại hình văn hóa - nghệ thuật Cần Thơ……………………………...38
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của văn hóa Cần Thơ……………………………...63
Chương 2: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CẦN THƠ……………………………....79
2.1. Thực trạng của nền văn hóa Cần Thơ……………………………………..79
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội của Cần Thơ hiện nay……………….80
2.1.2. Sự phát triển của văn hóa Cần Thơ hiện nay……………………………….85
2.2. Sự tác động của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Cần Thơ hiện nay……………………………………………………………….103
2.2.1. Sự tác động của văn hóa đối với kinh tế - xã hội ở Cần Thơ……………...103
2.2.2. Sự tác động của văn hóa đối với chính trị - tư tưởng ở Cần Thơ………….106
2.2.3. Sự tác động của văn hóa đối với đời sống tinh thần của Cần Thơ……….. 109
KẾT LUẬN……………………………………………………………………... 132
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….. 136



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khơng phải cho tới bây giờ mà đã từ rất lâu, người ta đã nhận thức được
vai trò to lớn của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do
trình độ phát triển và do điều kiện lịch sử của mỗi nước nên có sự vận dụng
khác nhau cho phù hợp với đặc điểm tình hình của nước mình.
Cách đây đã hơn thế kỷ, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, khi nhấn mạnh
vai trò động lực, yếu tố quyết định của sản xuất vật chất, của văn hóa vật chất
và những nhân tố kinh tế đối với sự vận động lịch sử, đối với tiến trình phát
triển của xã hội lồi người, C.Mác và Ph.Ăngghen ln coi trọng sự tác động
trở lại, cả tính vượt trước của lĩnh vực sản xuất tinh thần, của những yếu tố tinh
thần và văn hóa tinh thần đối với lĩnh vực sản xuất vật chất, văn hóa vật chất và
những nhân tố kinh tế khác. Các ông quan niệm rằng, văn hóa ln có ảnh
hưởng, tác động đến tiến trình phát triển của lịch sử, đến sự phát triển xã hội.
Trong sự tác động và ảnh hưởng đó, văn hóa khơng chỉ tác động, ảnh hưởng
đến ngun nhân sinh ra nó - đến tồn tại xã hội, đến quá trình sản xuất vật chất
của con người, mà cịn “quyết định hình thức” của sự vận động lịch sử, của sự
phát triển xã hội, đem lại cho con người sự điều chỉnh và định hướng hoạt động
của mình và qua đó, điều tiết q trình sản xuất vật chất, điều tiết sự phát triển
xã hội, đồng thời về một phương diện nào đó, cũng đóng vai trị là cơ sở, là nền
tảng của sự phát triển xã hội, trở thành yếu tố cấu thành cơ sở, nền tảng xã hội.
Ph.Ăngghen viết: “Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, v.v…đều dựa trên sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả cũng có
ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế.” [32,271].
Kế thừa và phát triển quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về
văn hóa và vai trị của văn hóa, trong q trình lãnh đạo nhân dân Liên Xô (cũ)
xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước nơng nghiệp lạc hậu, trình độ văn hóa
của nhân dân cịn thấp kém, V.I.Lênin đã khẳng định tính cấp thiết của cách

mạng văn hóa. Ơng đã coi việc “tiến hành cơng tác văn hóa trong nơng dân” là
một trong “hai nhiệm vụ chủ yếu có ý nghĩa đánh dấu thời đại”, và ông khẳng


2

định “chỉ cần hoàn thành cuộc cách mạng này là đủ để…trở thành một nước
hoàn toàn xã hội chủ nghĩa xã hội”. Ngay sau khi nước ta độc lập, nhân dân ta
bắt tay vào công cuộc xây dựng xã hội mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã
khẳng định, để “biến một xã hội dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao”,
chúng ta phải phát triển đồng thời cả kinh tế và văn hóa, lấy phát triển văn hóa
làm cơ sở để phát triển kinh tế. Điều đó cho thấy, trong quan niệm của các nhà
sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa là nguồn
lực nội sinh của mọi sự phát triển, là cơ sở cho sự phát triển lâu bền, toàn diện;
rằng văn hóa khơng chỉ gắn liền với kinh tế, phát triển văn hóa khơng chỉ là
điều kiện cho sự phát triển kinh tế, mà hơn thế, phát triển văn hóa cùng với phát
triển kinh tế đều phải hướng tới phát triển xã hội, phát triển con người, hướng
tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, làm
“kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của mình trong lý luận cũng như trong thực
tiễn cách mạng, Đảng ta luôn xác định Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (năm 1960), đã chỉ ra sự
cần thiết phải tiến hành cách mạng tư tưởng và văn hóa đồng thời với cách
mạng kỹ thuật và cách mạng trong quan hệ sản xuất. Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IV (năm 1976) và lần thứ V (năm 1981) của Đảng, tiếp tục xác định một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội là xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa, có
hình thức dân tộc, có tính Đảng và nhân dân.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) nhấn mạnh: “Trong sự

nghiệp xây dựng nền văn hóa mới, đặc biệt chú ý xây dựng quan hệ xã hội lành
mạnh, khắc phục các hiện tượng tiêu cực; giữ gìn và phát huy tinh thần dân chủ,
nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng và những giá trị văn hóa khác của truyền thống
dân tộc và cách mạng” [21, 20]. Khơng có hình thái tư tưởng nào có thể thay thế
được văn học nghệ thuật trong việc xây dựng tính cách lành mạnh, tác động sâu
sắc vào việc đổi mới nếp suy nghĩ, lẽ sống của con người.


3

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) thông qua cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó chỉ rõ: xã hội
chúng ta xây dựng có một đặc trưng là có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá
VII) lần đầu tiên khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) khẳng định: “Văn hóa là
nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội” [23, 110].
Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá
VIII) là mốc đánh dấu sự đổi mới tồn diện trong tư duy về văn hố của Đảng:
“Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc” [25, 40]. Đây là văn kiện mang tính cương lĩnh của Đảng về văn hóa trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết chỉ rõ năm quan
điểm chỉ đạo cơ bản trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa
nước ta là: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nền văn hóa mà chúng ta đang
xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa Việt
Nam là nền văn hóa thống nhất, đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt

Nam. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của tồn dân do Đảng lãnh
đạo, trong đó đội ngũ trí thức đóng vai trị quan trọng. Văn hóa là một mặt
trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, địi
hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng” [23, 55 - 58].
Tiếp tục phát triển và hồn thiện các quan điểm, mục tiêu về văn hóa của
Đảng được thông qua tại các Đại hội trước, đặc biệt là trong Nghị quyết hội
nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII), Kết luận Hội
nghị lần thứ mười Ban chấp hành Trung ương (khoá IX), Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng (năm 2006) đã xác định: “Phát triển văn hóa - nền
tảng tinh thần của xã hội” [26, 212] và “Đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát


4

triển văn hóa đã được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10
năm 2001 – 2010 là “làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia
đình, từng người, hồn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các
giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của lồi người, tăng
sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi
hoạt động kinh tế, chính tri, xã hôi và sinh hoạt của nhân dân.…” [26, 212-213].
Ngày nay, khơng chỉ có nước ta mà ngay cả các nước phát triển trên thế
giới đều rất coi trọng vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh - xã hội. Vai
trị to lớn của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đã được Hội nghị
Đại hội đồng Liên hợp quốc (khoá 41), đặt lên bàn nghị sự và ra Nghị quyết
tuyên bố thập kỷ 1988-1997 là Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa được Hội
nghị thơng qua ngày 08-12-1986.
Gần đây, ngày 02-4-1998, tại Xtốckhơm (Thuỵ Điển), hội nghị về văn hóa
do UNESCO (Tổ chức khoa học, văn hóa và giáo dục của LHQ) tổ chức, đã
tuyên bố chương trình hành động 5 điểm nhằm thúc đẩy q trình phát triển văn
hóa, coi nó như là yếu tố chủ yếu của chiến lược phát triển. Ông F.Mayor, tổng

Giám đốc UNESCO nhấn mạnh: “Văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với
nhau, nó phải được coi là vị trí trung tâm có vai trò điều tiết đối với sự phát
triển xã hội”.
Hưởng ứng Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, cũng như các nước trên
thế giới, nước ta đã triển khai có hiệu quả. Những bài học của thập kỷ văn hóa
đang được tổng kết, rút kết ở các mức độ khác nhau; tuy nhiên, nước nào cũng
thừa nhận có một điểm chung là bảo tồn, lưu giữ, phát triển những giá trị văn
hóa truyền thống của mỗi dân tộc, bảo tồn tính phong phú, đa dạng của văn hóa
chung tồn nhân loại sẽ là hành động không thể thiếu để loài người vững bước
đi vào thế kỷ XXI.
Như vậy, chúng ta hồn tồn có thể khẳng định rằng, kinh tế khơng thể tự
mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa, văn hóa khơng phải là sản phẩm thụ
động, sản phẩm tự nhiên của kinh tế, mà là cội nguồn của sự tăng trưởng kinh
tế, là “nguồn lực nội sinh” của phát triển kinh tế. Phát triển văn hóa, giữ gìn và


5

phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, “giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế và
văn hóa trong q trình phát triển” chính là cơ sở, là nền tảng cho sự phát triển
lâu bền, phát triển vì mục tiêu nhân văn, vì giá trị nhân đạo.
Đối với Cần Thơ, trong những năm qua, nhiều cấp uỷ Đảng đã nhận thức
sâu sắc vai trị của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đã đưa nội
dung xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vào
nghị quyết Đại hội và Chương trình hành động hàng năm của cấp uỷ nên đã
phát huy tốt các nguồn lực, đổi mới cơng tác lãnh đạo, điều hành, khắc phục
khó khăn, giành được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế khá cao, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mức kế hoạch; các mặt
xã hội đều có bước phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện…Tuy nhiên,
cịn khơng ít cấp uỷ Đảng nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ vai trị của văn hóa

đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Văn hóa được xem là ngang hàng với kinh
tế, thậm chí là đứng ngoài kinh tế do kinh tế làm nền tảng và tài trợ, tức là chỉ
thấy một chiều, trong đó, văn hóa đóng vai trị thụ động. Từ những quan điểm
hết sức sai lầm này mà kinh tế của thành phố Cần Thơ phát triển chưa thật sự
vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của thành phố, quy mơ cịn
nhỏ, chất lượng và hiệu quả chưa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, các
ngành công nghiệp, dịch vụ có giá trị gia tăng lớn chậm phát triển; khả năng
cạnh tranh trên thị trường trong nước cịn yếu, chưa có sản phẩm chủ lực và
ngành kinh tế mũi nhọn. Vai trò trung tâm, sức lan tỏa và thu hút của Cần Thơ
đối với kinh tế trong vùng còn hạn chế.
Ngày nay, cùng với cả nước Cần Thơ bước vào thời kỳ phát triển mới
trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và cơ hội lớn, nhưng cũng có nhiều thách thức
gay gắt, nhất là trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Với vị trí
quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, giáo dục
đào tạo, dịch vụ, thương mại của vùng. Cần Thơ có tiềm năng vật chất phong
phú, thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ơn hịa, nước ngọt quanh năm, với nguồn nhân
lực dồi dào, lao động cần cù sáng tạo, biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất và đời sống, biết tận dụng khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của mình, lại


6

giàu truyền thống cách mạng và chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng
chiến giải phóng dân tộc sẽ vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển
thành phố.
Để “Phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành
phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là
thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm công nghiệp,
trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa
học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của vùng đồng bằng sơng Cửu Long

và của cả nước” theo Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, Đảng bộ và nhân
dân Cần Thơ cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn vai trị của văn hóa đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo đảm sự gắn kết giữa
nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt
với khơng ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự
phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực này là điều kiện quyết định bảo đảm cho sự
phát triển toàn diện và bền vững của thành phố.
Từ những vấn đề vừa nêu trên, tác giả chọn đề tài “Văn hóa Cần Thơ và
vai trị của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội” làm luận văn Thạc sĩ Triết
học của mình. Đây là việc làm cần thiết và bổ ích.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về vai trị của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đã được nhiều
nhà triết học, xã hội học, văn hóa học…của nhiều nước quan tâm.
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, ở Liên Xô (cũ) đã có những cơng trình
nghiên cứu lớn chun khảo về đề tài văn hóa của các nhà lý luận mácxít.
Trong đó có những cơng trình viết tổng hợp thành hệ thống lý luận văn hóa
như: “Tính kế thừa trong phát triển văn hóa” (1969) của Bale A.E, Mátxcơva;
“Triết học văn hóa (1975) của Migơlatep A.A, Mátxcơva; “Cơ sở lý luận văn
hóa Mác-Lênin” (1976) do Acnơnđốp A.I chủ biên, Mátxcơva; “Một số vấn đề
lý luận văn hóa” (1977) của Actanốpxki S.N, Lêningrát; “Những vấn đề triết
học của văn hóa” (1984) của tập thể tác giả, Mácxcơva…


7

Các cơng trình này, chủ yếu đề ra những ngun tắc xây dựng nền văn hóa
chủ nghĩa xã hội. Trong đó, có những luận điểm khoa học có thể kế thừa, nhưng
cũng có những kết luận mà thực tiễn cuộc sống xã hội hiện đại đòi hỏi phải
được nghiên cứu, thảo luận thêm.

Ở Trung Quốc, từ thời kỳ cải cách đến nay, đã có nhiều cơng trình lý luận
khoa học nghiên cứu về vai trị của văn hóa dân tộc trong q trình tồn cầu hóa
như: “Cải cách thể chế văn hóa” (1996) do Khang Thức Chiêu chủ biên; “Thử
bàn về qui luật đặc thù của phát triển văn hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường” (1997) của Lưu Bôn; “Văn hóa trong sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở
khu vực Đơng Á” (2000) của Kyong-Dong Kim (Hàn Quốc)…
Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc và các quốc gia khác
đều đưa ra những quan điểm cảnh báo sự suy thoái trong chiến lược xây dựng
và phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia, nếu việc đánh giá mọi sự hiện đại
hóa theo tiêu chuẩn của phương Tây, bằng việc chối bỏ mọi truyền thống của
dân tộc. Đây là những vấn đề đáng được chúng ta tham khảo, nghiên cứu và vận
dụng trong đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
Ở Việt Nam, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội được
Đảng ta đặc biệt quan tâm và đã được thể hiện khá đầy đủ trong các văn kiện
của Đảng. Đồng thời, trên các tạp chí lý luận đã có rất nhiều bài viết về chủ đề
này và cũng khơng ít những cuốn sách, các cuộc hội thảo khoa học bàn về vai
trị của văn hóa đối với sự phát triển, trong đó phải kể đến những cơng trình
như: “ Văn hóa, phát triển và văn hóa học” (2001) của TS. Nguyễn Phúc; “Văn
hóa - nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững trong bối cảnh của nền
kinh tế thị trường” (2001) của TS. Triết học Nguyễn Hữu Tồn; “Văn hóa
trong sự phát triển kinh tế - xã hội” (2001) của TS. Triết học Lê Thanh Sinh;
“Văn hóa - mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội” (2006) của GS.TS.
Nguyễn Văn Huyên; “Vai trị của văn hóa trong đời sống xã hội” (2001) của
Thạc sĩ Trịnh Đình Bảy…là những cơng trình nghiên cứu, chỉ ra nhiều vấn đề
quan trọng về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở


8


lý luận cho các nhà hoạch định chiến lược nước ta nghiên cứu xây dựng đường
lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.
Ngồi ra, việc nghiên cứu vai trị của văn hóa đối với sự phát triển cũng
được nhiều nhà khoa học quan tâm. Nhiều cơng trình có giá trị đã được cơng bố
như: “Văn hóa và đổi mới” (1994) của Phạm Văn Đồng; “Một số vấn đề lý luận
văn hóa thời kỳ đổi mới” (1996) do GS.TS. Hồng Vinh chủ biên; “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa Việt Nam (1998) của nhiều tác giả; “Phác
thảo chân dung văn hóa Việt Nam” (2000) của tập thể các nhà nghiên cứu văn
hóa: Trần Đình Nghiêm, Trần Hồn, Nguyễn Phúc Khánh… Đây là những tác
phẩm đề cập đến khuynh hướng vận động của nền văn hóa Việt Nam và những
giải pháp nhằm hồn thiện văn hóa dân tộc trên một tầm cao mới.
Có thể nói, trong nhiều năm qua, vai trị của văn hóa đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu luận chứng và lý
giải. Những luận chứng và đề xuất khoa học về việc xây dựng nền văn hóa mới
ở Việt Nam nói chung và vai trị của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội nơi riêng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là những đóng góp
quan trọng và rất cần thiết đối với nhận thức và thực tiễn xây dựng, phát triển
văn hóa dân tộc trong tiến trình đổi mới. Tuy nhiên, các cơng trình này chỉ
nghiên cứu vai trị của văn hóa đối với sự phát triển ở tầm vĩ mơ và khu vực,
chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu vai trị của văn hóa đối với một địa
phương cụ thể. Đề tài “Văn hóa Cần Thơ và vai trị của nó đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội” chỉ là một nhánh nhỏ của một tổng thể chung - vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Luận văn sẽ nghiên cứu một cách có hệ thống và tập trung tiến
trình phát triển biện chứng của vai trị văn hóa qua các thời kỳ phát triển cơ bản
của nó dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Luận
văn cũng tiếp thu, hệ thống hóa các tư tưởng, các cơng trình khoa học đã xuất
bản quanh chủ đề này và góp thêm một số suy nghĩ vào việc luận chứng trên
bình diện triết học cho quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam



9

tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung và vai trị của văn hóa đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là chỉ ra được vai trò và sự tác động của văn hóa
đối với sự phát triển bền vững thành phố Cần Thơ.
Để đạt được mục đích đó, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trên cơ sở phân tích điều kiện lịch sử xã hội và những tiền đề
phát triển văn hóa Cần Thơ, luận văn trình bày nội dung phát triển văn hóa Cần
Thơ và những đặc điểm của nó.
Thứ hai, trình bày và phân tích vai trị của văn hóa đối với sự phát triển
thành phố Cần Thơ trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống các quan điểm cơ bản, phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa, về xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời còn sử dụng các phương pháp tiếp cận, hỏi
đáp, phân tích - tổng hợp, diễn dịch - qui nạp, lôgich - lịch sử, thống kê để
nghiên cứu và trình bày luận văn.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về lý luận, trên cơ sở trình bày hệ thống những quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam, luận
văn góp phần làm cho Đảng bộ và nhân dân Cần Thơ nhận thức sâu sắc hơn,
đúng đắn hơn vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Về thực tiễn, luận văn đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp có tính định
hướng để giải quyết những vấn đề cơ bản về xây dựng và phát triển nền văn hóa

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Cần Thơ; bảo đảm văn hóa thật sự là một
động lực tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế - xã hội.


10

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy mơn văn hóa trong các trường Đại học
và cao đẳng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được kết cấu thành hai chương:
Chương 1: Văn hóa Cần Thơ - q trình phát triển và những đặc điểm của
nó.
Chương 2: Sự tác động của văn hóa Cần Thơ đối với sự phát triển kinh tếxã hội.


11

Chương 1
VĂN HĨA CẦN THƠ - Q TRÌNH PHÁT TRIỂN
VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ
1.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
VĂN HĨA CẦN THƠ

1.1.1. Khái quát điều kiện lịch sử Cần Thơ
Thời điểm lịch sử hình thành vùng đất Cần Thơ được khai mở và có mặt
trên dư đồ Việt Nam là từ năm 1739, với tên gọi Trấn Giang. Nếu tính xa hơn
nữa, thì vùng đất này đã xuất hiện và tồn tại trong q trình hình thành vùng
Châu thổ sơng Cửu Long từ trước Công nguyên. Đến ngày 23 tháng 2 năm

1876, sau khi đã chiếm trọn Nam kỳ lục tỉnh, thực dân Pháp mới ra nghị định
lấy huyện Phong Phú (Trấn Giang xưa) và một phần huyện An Xuyên và Tân
Thành thuộc tỉnh An Giang (thời vua Minh Mạng) để thành lập hạt Cần Thơ
(Arrondissement de Can Tho) [49, 21].
Trên bản đồ Việt Nam, Cần Thơ hiện ra ở dải đất cực Nam của Tổ quốc,
nằm vào vị trí giữa các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long. Thủ sở Trấn Giang ở
phía Tây sông Hậu, lập ra từ năm Kỷ Vị 1739, do ơng Mạc Thiên Tích và được
ơng Nguyễn Cư Trinh đồng tâm xây dựng để làm hậu cứ cho mặt trận Hà Tiên
chống quân xâm lược từ phía Tây Nam, vừa là nơi phát triển kinh tế mở mang
bờ cõi. Nơi đây, một vùng đất mới nên thu hút người tứ phương miệt Hà Tiên,
Rạch Giá, Cà Mau đổ về và người từ vùng Đồng Nai đổ xuống để sinh cơ lập
nghiệp, mà nguồn gốc cũng từ miền Bắc, miền Trung đi vào, có cả người
Khmer, người Hoa hội tụ về đây trở thành cộng đồng dân cư các dân tộc làm ăn
sinh sống hoà thuận, khiến cho vùng đất này ngày trở nên trù phú, khởi sắc.


12

Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ
Trong sách Gia Định thành thơng chí (1765 – 1825) của Trịnh Hồi Đức
mơ tả: “Sơng Cần Thơ phía Tây Hậu Giang, thủ sở đạo Trấn Giang chợ phố trù
mật, người mua bán hội tụ”. Thời Gia Long sách viết về Trấn Giang cịn nói rõ:
“…mở mang đường sá, xây cất chợ búa, phố phường, việc mua bán ngày càng
phồn thịnh, dân tứ xứ kéo đến định cư, lập nghiệp ngày càng đông đúc…”. Tỉnh
Cần Thơ nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng 1 được tiếng tăm từ đó cho đến
nay. Ngồi thành phố Sài Gòn (trên 300 năm) được coi là “Hịn Ngọc Viễn
Đơng”, thì miền Tây Nam bộ có thành phố Cần Thơ (trên 150 năm), không phải
ngẫu nhiên mà từ lâu được mệnh danh là “Tây Đô”, bởi những điều kiện riêng
của nó.
Về tên gọi Cần Thơ, trong sử sách xưa nay, khơng có ghi chép xuất xứ rõ

ràng như tên gọi một số tỉnh khác, chỉ có những truyền thuyết do các bô lão địa
phương đời trước kể lại cho con cháu đời sau. Theo nhà nghiên cứu Huỳnh
Minh, trong quyển sách sưu khảo Cần Thơ xưa và nay xuất bản năm 1966 thì có
hai truyền thuyết như sau:
Truyền thuyết thứ nhất, ngày xưa, khi chưa lên ngôi vua, chúa Nguyễn
Ánh vào Nam và đã đi qua nhiều nơi ở vùng châu thổ sông Cửu Long. Một
1

Lúc bấy giờ, thành phố Cần Thơ là thành phố thuộc tỉnh Cần Thơ.


13

hơm, đồn thuyền của chúa đi theo sơng Hậu vào địa phận thủ sở Trấn Giang
(Cần Thơ xưa). Đêm vừa xuống, thì đồn thuyền cũng vừa đến Vàm sơng Cần
Thơ 2 . Đoàn thuyền đang lênh đênh trên mặt nước ở ngã ba sơng này, chúa nhìn
vào phía trong thấy nhiều thuyền bè đậu dài theo hai bờ sông, đèn đóm chiếu
sáng lập loè. Giữa đêm trường canh vắng, vọng lại nhiều tiếng ngâm thơ, hò
hát, tiếng đàn, tiếng sáo hoà nhau nhịp nhàng. Chúa thầm khen về một cảnh
quan sơng nước hữu tình. Chúa mới có cảm nghĩ ban cho con sông này một cái
tên đầy thơ mộng là Cầm thi giang tức là con sông của thi ca đàn hát. Dần dần
hai tiếng Cầm thi được lan rộng trong dân chúng và nhiều người nói trại ra là
Cần Thơ. Tên Cần Thơ nghe thấy hay và đẹp nên được người trong vùng chấp
nhận và cùng gọi sông Cần Thơ.
Truyền thuyết thứ hai, ở hai bên bờ sông Cần Thơ ngày xưa, người dân
trồng rất nhiều rau cần và rau thơm. Ghe thuyền chở nhiều rau cần, rau thơm
qua lại rao bán đông vui từ năm này sang năm khác. Vì vậy từ xa xưa, cịn
truyền lại những câu ca dao:
“Rau cần, rau thơm xanh mướt,
mua mau kẻo hết

chậm bước khơng cịn”.
“Rau cần lại với rau thơm
Phải chăng đất ấy rau thơm có nhiều”
Cũng có thể từ đó mà người địa phương lại gọi sông này là sông Cần
Thơm, nói trại là Cần Thơ. Hai truyền thuyết Cầm Thi và Cần Thơm chưa biết
cái nào là đúng nguồn gốc. Nhưng dù nói thế nào đi nữa, thì từ xa xưa, người
dân địa phương đã gọi là sông Cần Thơ.
Đến năm 1876, khi Pháp lấy huyện Phong phú, lập ra hạt mới thì đã dùng
tên sơng Cần Thơ để đặt tên cho hạt Cần Thơ rồi sau đó là tỉnh Cần Thơ.
Về hai chữ Tây Đô, từ trước đến nay chưa có một văn bản Nhà nước nào
chính thức gọi Cần Thơ là Tây Đô (thủ đô miền Tây). Tuy nhiên, do vị trí địa lý
thuận lợi về giao thơng, thương mại, công kỹ nghệ và cả về quân sự đều ở trung
2

Bến Ninh Kiều ngày nay.


14

tâm khu vực châu thổ sông Cửu Long nên từ thời thực dân Pháp đô hộ đến thời
Mỹ xâm lược, cả phía ta và địch đều coi ở đây có vị trí trung tâm của vùng. Sau
ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã
hội thì thành phố Cần Thơ vẫn được Nhà nước ta xác định vị trí là trung tâm
của vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
Như vậy, chính hồn cảnh địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội
của tỉnh Cần Thơ đã từng tồn tại phát triển qua nhiều thời kỳ, tạo cơ sở, để
trước nay, không ai bảo ai, mà nhiều người ở nhiều nơi vẫn thường gọi Cần Thơ
là Tây Đô.

Bến Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Về điều kiện tự nhiên, thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của đồng
bằng sơng Cửu Long, là tâm của vùng có bán kính 200 km, nằm trên bờ Tây
sông Hậu, nối với đường biển quốc tế theo luồng Định An (cách biển 75 km).
Thành phố Cần Thơ còn là điểm giao nhau của các quốc lộ I, quốc lộ 80, 91, 61
và đường trục N2. toạ độ địa lý 9°58’ - 10°50’ vĩ Bắc và 105°40’ - 105°49’ kinh
Đơng. Địa giới hành chính tiếp giáp: Đông giáp tỉnh Vĩnh long; Tây giáp tỉnh
Kiên Giang, Bạc Liêu; Bắc giáp tỉnh An Giang, Đồng Tháp; Nam giáp tỉnh Sóc


15

Trăng, Hậu Giang. Cần Thơ có 8 đơn vị hành chánh (4 quận và 4 huyện), với 67
xã, phường, thị trấn 3 . Dân số 1.114.000 người.
Cần Thơ là nơi đầu mối hệ thống giao thông thuỷ, bộ đi toả các tỉnh trong
khu vực, nối với Sài Gòn ra cả nước và biển Đông, ngược lên Phnôm Pênh
(Campuchia) rất thuận lợi cho giao lưu về kinh tế, văn hoá. Về giáo dục có
trường Collège de Can Tho (1921) một trong những trường trung học sớm nhất
ở vùng Hậu Giang. Hiện nay, có nhiều trường trung học, khơng chỉ ở thành phố
Cần Thơ mà cịn có cả ở các huyện, thị trong tỉnh. Có trường đại học Cần Thơ
lớn nhất khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long; ngồi ra cịn có các trường Cao
đẳng sư phạm, trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề. Về y tế, ngoài
bệnh viện đa khoa của tỉnh (xây dựng trên 100 năm), bây giờ có thêm nhiều
bệnh viện, trung tâm y tế huyện, thị, thành v.v…
Cần Thơ có tờ “An Hà” nhật báo (năm 1912) và nhà in (Imprimerie de
L’Ouest) sớm nhất ở Đồng bằng sơng Cửu Long (1911), nay có báo Cần Thơ ra
hàng ngày, có đài phát thanh - truyền hình của tỉnh và trên 20 cơ quan thơng tấn
báo chí của Trung ương, thành phố Hồ Chí Minh; trong đó có Đài truyền hình
Cần Thơ khu vực và Đài phát sóng VN2 của Trung ương, thường trú tại Cần
Thơ. Cần Thơ còn có một số cơ sở kinh tế quan trọng.
Về quân sự, từ thời Pháp thuộc đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và

Mỹ xâm lược, Cần Thơ là trọng điểm của miền Tây, thành phố Cần Thơ luôn là
địa bàn đóng cơ quan đầu não của địch ở miền Tây, gọi là vùng IV chiến thuật
(1 trong 4 vùng chiến thuật ở miền Nam), có Qn đồn 4 và đủ các loại binh
chủng của địch. Khi Mỹ nguỵ sắp thất thủ Sài Gịn (tháng 4/1975), chúng có kế
hoạch di tản về Càn Thơ cố thủ để chống lại ta, thực sự chúng chuyển về đây
nhiều máy bay, một số lượng lớn phương tiện, vũ khí, hậu cần…
Về phía ta, xuyên suốt hai cuộc kháng chiến, tỉnh Cần Thơ, thành phố Cần
Thơ được coi là trọng điểm tấn công để giải phóng miền Tây Nam bộ (khu IX),
ngày nay cũng là địa bàn đứng chân của Bộ Tư lệnh Quân khu IX. Hệ thống lại
quá trình lịch sử vùng đất này, cốt để mọi người chúng ta tự khẳng định vị trí,
3

Tính đến cuối năm 2007, Cần Thơ có 71 xã, phường, thị trấn.


16

tầm quan trọng của nó, để từ đó mỗi người dân Nam bộ tự xác định trách nhiệm
của mình - phải làm gì để xứng đáng hơn với một Trấn Giang - Cần Thơ - Tây
Đơ có cả một q khứ lịch sử hào hùng, đang vươn tới tương lai rực rỡ.
Cũng cần ngược dòng lịch sử để thấy rõ lịch sử hào hùng đó, khi những
lưu dân đầu tiên đặt chân vùng đất này, vùng đất hoang sơ đầm lầy, bưng trấp,
bạt ngàn lau sậy, rất nhiều thú dữ “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua”, xứ mà
“muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh”, “chim kêu cũng sợ, con cá
vùng cũng kinh”, những vết tích ấy ngày nay còn lưu lại thành địa danh như: Ba
Láng, Đầu Sấu, Cái Da, Láng Hầm, Sậy Niếu, Lung Ngọc Hoàng, Giồng Sao,
Cả Đỉa…Thuở hoang sơ ấy đã thử thách con người ghê gớm, phải chống lại thú
dữ, thiên nhiên khắc nghiệt đe doạ. Ở đây cơ cực, thiếu thốn mọi bề, hằng ngày
phải lo toan cái ăn, cái mặc, đói lạnh, đau yếu bệnh tật, một năm có đến 3 - 4
tháng lụt lội 4 , năm thì hạn hán mất mùa, sản xuất thủ công chỉ dựa dẫm vào

thiên nhiên, như ca dao cịn truyền lại: “…Trơng trời mưa xuống, lấy nước ta
uống, lấy ruộng ta cày…”, ruộng thì năm được mùa, năm mất mùa. Người giàu
dựa vào thế lực quan làng phong kiến bao chiếm, cướp đất trên tay nông dân trở
thành “điền chủ” cho thuê, cho mướn bóc lột tơ tức tá điền rất nặng nề. Khi
Pháp xâm lược nước ta, số này cấu kết hiếp đáp, bóc lột dân nghèo làm cho
cuộc sống của người nông dân càng thêm cùng cực và kiếp sống đoạ đày.
Trong hồn cảnh thách thức đó, phải nói ý chí và sức chịu đựng của người
dân ở đây bền bỉ dẻo dai và bản lĩnh trong cuộc sống. Họ nắm bắt được quy luật
của thiên nhiên để chinh phục thiên nhiên, để sinh tồn và lòng dũng cảm, ý chí
bất khuất đã liên tục đấu tranh chống kẻ thù xâm lược từ đời này sang đời khác
để giữ vững quê hương, đất nước. Phải chăng sự đọ sức kiên cường, quyết liệt
với thiên nhiên, với kẻ thù chứng tỏ bề dầy lịch sử, sự dày dặn đó đã tơi luyện
nên nhân cách của người đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Cần Thơ nói
riêng. Đó là tính cương trực, khẳng khái, bao dung, độ lượng trọng nghĩa nhân,
cùng với sự kiên nhẫn, cần cù chịu khó, chịu khổ “ăn chắc, mặc dày”, yêu nước

4

.Hay còn gọi là mùa nước nổi.


17

thương nòi, chung lưng đấu cật kiên cường chống đàn áp, bất công và giặc
ngoại xâm.
Trên vùng đất này đã sản sinh nhiều nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ,
nhạc sĩ, làm rạng rỡ đất Trấn Giang - Cần Thơ, hoặc họ chọn nơi đây dừng chân
vì “đất lành chim đậu”, như cụ Cử Trị về đây dạy học và giữ vững văn đàn yêu
nước chống Tây. Có thủ lĩnh Đinh Sâm lãnh đạo nông dân vùng Ba Láng - Trà
Niềng 5 nổi dậy cướp đồn Phong Điền, giết chết cai tổng Nguyễn Văn Vĩnh tay

sai của thực dân Pháp, khét tiếng gian ác để bênh vực quyền lợi cho người dân
cô thế. Những sĩ phu yêu nước như: cụ Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị cùng
đứng lên bút chiến với phường quan lại theo Tây. Cụ Lê Quang Chiểu, Nguyễn
Thần Hiến từ bỏ làm quan cho Pháp đứng về phía nhân dân và các sĩ phu yêu
nước để chống lại thực dân Pháp và bọn tay sai “mãi quốc cầu vinh”. Hai cụ
một đàng là cai tổng đệ nhất hạng tự giải chức , một đàng là thành viên Hội
đồng địa hạt từ nhiệm, còn đem cả tài sản, tính mạng của mình hiến dâng cho
đại nghĩa u nước. Truyền thống yêu nước được tiếp nối, lớp lớp người tiên
phong tiếp thu ánh sáng cách mạng đã lập ra các tổ chức chống thực dân Pháp
như: “Việt Nam phục quốc Đảng”, “Thanh niên cách mạng đồng chí Hội”, “An
Nam Cộng sản Đảng” v.v…Đồng chí Châu Văn Liêm, Bí thư An Nam Cộng
sản Đảng, một trong những lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam, người con
của quê hương Cần Thơ. Mang dòng máu con Lạc, cháu Hồng với hào khí anh
hùng khơng khuất phục thiên nhiên và với lịng dũng cảm, kiên cường đấu tranh
chống áp bức bất công, chống kẻ thù xâm lược hung bạo được chứng minh cả
một quá trình của các thế hệ con người Cần Thơ từ khi khai mở đất đai, thành
lập thôn ấp đầu tiên trên vùng đất này, cho đến những ngày đầu của phong trào
sĩ phu yêu nước và khi Đảng ra đời đã lãnh đạo phong trào cách mạng, Cần Thơ
đã góp phần làm nên một Nam kỳ khởi nghĩa 1940. Nhưng do chưa hội tụ đủ
những yếu tố nên cuộc khởi nghĩa thất bại, nhiều đảng viên cộng sản và quần
chúng yêu nước hy sinh hoặc bị tù đày, cơ sở cách mạng bị tan rã, dân bị giặc
5

. Ba Láng hay Láng Hầm nay thuộc xã Nhơn Ái, huyện Châu Thành A. Trà Niềng là tên
rạch ở cạnh chợ Phong Điền thuộc xã Nhơn Ái, tổng Định Bảo. Xưa có chợ tại vàm Trà
Niềng.


18


khủng bố, đàn áp đẫm máu, xóm làng bị thiêu rụi. Từ cuộc khởi nghĩa này,
Đảng bộ Cần Thơ đã rút ra bài học xương máu để rèn luyện, xây dựng phong
trào cách mạng vững chắc và đấu tranh càng mãnh liệt hơn. Tuy bị tổn thất,
phong trào cách mạng tạm lắng xuống, nhưng khơng làm chùn ý chí chiến đấu
của những chiến sĩ cộng sản, của người dân Cần Thơ yêu nước. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng, phong trào cách mạng được củng cố và phát triển, để rồi 5 năm
sau ngọn lửa cách mạng của Cần Thơ cùng cả nước bùng lên quật khởi làm
cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 thành cơng, giành chính quyền về tay
nhân dân, đập tan xiềng xích nơ lệ, ách thống trị của thực dân Pháp.
Niềm vui độc lập chưa bao lâu, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta
một lần nữa, nhân dân Cần Thơ lại nốp với giáo, tầm vông vạc nhọn nhất tề
đứng lên chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Cuộc kháng chiến thần thánh của
dân tộc ta với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ” [36, 480]. Nhân dân Cần Thơ tiến hành cuộc
kháng chiến trường kỳ, với bao chiến công lừng lẫy, đã góp phần cùng cả nước
giành thắng lợi vẻ vang “Chín năm làm một Điện Biên, nên vành hoa đỏ, nên
thiên sử vàng” (Tố Hữu). Hiệp định đình chiến Genève 1954 được ký kết, miền
Bắc được giải phóng, ở miền Nam Mỹ nhảy vào thay Pháp cùng bè lũ tay sai
thống trị nhân dân ta. Lại một lần nữa nhân dân Cần Thơ cùng với nhân dân
miền Nam với ý chí sắt đá “khơng có gì q hơn độc lập tự do” (Hồ Chí Minh)
đã kiên cường chiến đấu chống Mỹ - nguỵ kéo dài 21 năm đầy gian khổ hy sinh.
Có thể khẳng định rằng, kháng chiến chống Pháp hết sức gian khổ nhưng kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước còn gay go gấp bội, thật sự là “lửa thử vàng, gian
nan thử sức”. Trong lúc lực lượng vũ trang của ta tập kết ra miền Bắc, còn lại
cán bộ chính trị, một bộ phận cốt cán cùng với nhân dân phải đương đầu với
quân Mỹ nguỵ hiểm độc và tàn bạo chưa từng có. Từ những năm 1955 – 1956,
Mỹ nguỵ tiến hành tố cộng, diệt cộng và mở những chiến dịch truy quét sát hại,
bắt bớ tra tấn, tù đày những người kháng chiến cũ, những người yêu nước, gây
cảnh tang tóc ở miền Nam. Cách mạng miền Nam trong tình thế vơ cùng bất lợi,
lâm vào thời kỳ đen tối. Thế và lực của địch bao trùm, có cả một hệ thống kềm



19

kẹp từ Trung ương đến tận xóm ấp, tới từng nhà gọi là “liên gia”, chúng kiểm
soát hết sức gắt gao, nhằm đánh tróc cơ sở cách mạng ra khỏi dân để tiêu diệt.
Nhưng chúng không thể khuất phục những đảng viên cộng sản kiên cường,
những cán bộ trung thành với cách mạng, họ sẵn sàng chấp nhận hy sinh, gian
khổ “nằm hầm, ngủ bụi”, chết chóc, tù đày để hướng dẫn đồng bào đấu tranh
chống lại âm mưu thủ đoạn tàn bạo của Mỹ nguỵ.
Thời kỳ này, thực lực của ta bị tiêu hao, tổn thất rất nặng nề, người ngồi
cuộc khó mà hiểu nổi sự tồn tại và cách thức hoạt động của cách mạng lúc bấy
giờ. Có áp bức thì có đấu tranh, đó là một quy luật tất yếu được chứng minh rõ
nhất ở thời kỳ này. Sự kềm kẹp, đàn áp khủng bố phát xít của địch đến mức dân
tưởng chừng như không thể chịu nổi; nhưng dưới sự lãnh đạo, giáo dục, hướng
dẫn của Đảng tức thì phong trào quần chúng nổi dậy mạnh mẽ như “nước vỡ
bờ”, từ đấu tranh chính trị đến bạo lực diệt ác, trừ gian, bao vây lấy đồn bót địch
diễn ra nhiều nơi trong tỉnh, ngay trước thời điểm Đồng khởi năm 1960 (đồn
Vàm Xáng, xã Nhơn Nghĩa, huyện Châu Thành; đồn Cờ Đỏ xã Thới Đơng,
huyện Ơ Môn v.v…). Cuộc chiến ở miền Nam ngày càng lan rộng, do Mỹ nguỵ
gây ra (từ chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ đến
Việt Nam hố chiến tranh), chúng đẩy cường độ và quy mơ ngày càng lớn, tính
chất ngày một ác liệt. Cần Thơ lại là địa bàn đồng bằng sông nước, không rừng
núi, khơng có địa hình kín đáo, hiểm trở để làm căn cứ, đó là một trong những
nhân tố chiến tranh chống xâm lược mà Cần Thơ khơng có. Nhưng nhờ biết dựa
vào dân, xây dựng “căn cứ cách mạng trong lịng dân” cho nên dù địch đánh
phá, bình định ác liệt hòng tách dân ra khỏi Đảng để “tát nước bắt cá” nhưng
dân vẫn bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng, thể hiện rõ qua từng thời kỳ (thời kỳ
1959), địch ban hành luật 10/59 phát xít, lê máy chém đi khắp nơi giết hại
những người cộng sản, những người dân yêu nước. Thời kỳ địch phản kích ác

liệt sau tết Mậu Thân 1968 và thời kỳ sau Hiệp định Paris 1973, bình định,
chiếm đất, giành dân v.v…Dựa vào thế trận trong lịng dân, chúng ta mới hình
dung được phong trào cách mạng ở đây đã vượt qua khó khăn, thử thách cho
đến ngày toàn thắng 30-4-1975 là to lớn như thế nào.


20

Từ thuở mở đất lập nghiệp cho đến đấu tranh chống thực dân phong kiến
và trải qua 30 năm kháng chiến giải phóng đất nước, là cả một q trình lịch sử
tồn tại và phát triển của dân tộc ta nói chung, Cần Thơ nói riêng. Đó là cả một
sự hy sinh to lớn. Chỉ tính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Cần
Thơ có đến hàng vạn cán bộ, chiến sĩ hy sinh, hàng ngàn thương binh, hàng vạn
gia đình liệt sĩ. Đau sót hơn, cịn hơn 300 ngàn liệt sĩ cả nước đến nay chưa tìm
được mồ mả hài cốt, trong đó con em Cần Thơ chiếm một tỷ lệ không nhỏ 6 .
Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, sự hy sinh mất mát của Cần
Thơ là rất lớn, nhưng cũng rất đổi tự hào, đã có 33 cá nhân anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân, 26 đơn vị, địa phương anh hùng, cùng với trên 700 Bà mẹ
Việt Nam anh hùng.
Nếu như Đinh Sâm, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị, Lê Quang Chiểu,
Nguyễn Thần Hiến và các sĩ phu yêu nước đến Châu Văn Liêm cùng các vị lãnh
đạo cộng sản khác trong tỉnh là những bậc tiền phong anh hùng trước cách
mạng tháng Tám 1945, thì trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc đã có
hàng hàng lớp lớp anh hùng, họ làm nên những chiến tích oanh liệt như: trận
Cái Răng, 4 trận Tầm Vu oai hùng, trận Chày Đạp, Ơng Đưa, Ơng Hào, Một
Ngàn, Vịng Cung rực lửa, đợt tấn công dài ngày đánh bại 75 lượt tiểu đồn
nguỵ, bình định lấn chiếm sau Hiệp định Paris ở Long Mỹ, Vị Thanh và Nam
Phụng Hiệp, có ý nghĩa làm sụp đổ tinh thần sĩ quan, binh lính nguỵ ở vùng IV
chiến thuật. Hay những đợt tấn công và nổi dậy giữa sào huyệt, đầu não địch ở
thành phố Cần Thơ xuân Mậu Thân 1968, cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa

trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Cần Thơ, đã góp phần cùng cả
nước giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Lịch sử đã chứng minh, nhân dân Cần Thơ không chỉ hành động anh hùng
trong thời chiến mà tiếp tục nhân lên mạnh mẽ trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố tỉnh Cần Thơ (nay là thành phố
Cần Thơ) trong bối cảnh có những khó khăn thách thức mới. Phải chăng đó là
truyền thống bất khuất của con người Cần Thơ được hun đúc bởi một dân tộc
6

Tính đến tháng 10/2002.


21

Việt Nam anh hùng, luôn luôn nêu cao tinh thần yêu nước, tinh thần đại đoàn
kết toàn dân tộc là sức mạnh to lớn để chiến thắng quân xâm lược bạo tàn. Trải
qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn nêu cao truyền
thống: “Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
(“Bình Ngơ Đại Cáo” - Nguyễn Trãi)
Người Cần Thơ cịn thấm sâu đạo lý “Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng”, nên họ không chỉ chiến đấu, hy
sinh trên mãnh đất quê hương mà còn làm nghĩa vụ đối với nhiều chiến trường 7 .
Sự hy sinh to lớn đó để lại tiếng thơm mn đời, có một giá trị to lớn và ý nghĩa
sâu sắc cho độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc.
Tóm lại, từ thế kỷ XIX, thành phố Cần Thơ được coi như thủ đô của các
tỉnh Tây Nam bộ, được gọi là “Tây Đô”. Trong thời kỳ kháng chiến, đặc biệt là
thời kỳ chống xâm lược vẫn coi thành phố giữ vai trò là trung tâm kinh tế, văn
hoá, khoa học - kỹ thuật và quân sự của vùng đồng bằng Sơng Cửu Long. Sau
ngày giải phóng, thành phố đã được tập trung xây dựng để hoàn chỉnh các chức
năng của một thành phố trung tâm vùng và là nơi bố trí Bộ tư lệnh Quân khu 9,

Bộ tư lệnh Hải quân vùng 5.

Phà Cần Thơ
7

. Mặt trận chống Pháp ở Sài Gịn 1945; miền Đơng Nam bộ thời đánh Mỹ; biên giới phía Bắc, phía Tây Nam
của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế giúp bạn Campuchia thoát hoạ diệt chủng.


22

Với khí hậu mát mẻ ơn hồ, vùng đất đai phì nhiêu, màu mỡ nên thích hợp
cho việc thâm canh tăng vụ các loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây
công nghiệp nhiệt đới và cây hoa cảnh. Ngồi hệ thống giao thơng đường thuỷ,
đường bộ khá thuận tiện trong việc giao lưu với các tỉnh trong vùng và liên vận
quốc tế, Cần Thơ cịn có hệ thống sơng ngịi chằng chịt rất thuận lợi cho việc
ni trồng và đánh bắt thuỷ sản. Là một vùng sông nước nên từ rất sớm văn
hoá Cần Thơ đã mang sắc thái văn minh nông nghiệp sông nước, được thể hiện
qua các loại hình Chợ nổi như Phụng Hiệp, Cái Răng, Phong Điền. Đồng thời
đó cũng là nơi giao lưu văn hoá giữa các tỉnh trong vùng; đã tạo ra cho những
người dân nơi đây một phong cách sống đặc thù “trí tuệ, năng động, nhân ái,
hào hiệp”.

Chợ nổi Cần Thơ
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ là một trong những địa phương được Trung ương
quyết định chia tách đơn vị hành chính nhiều lần. Vì vậy, kinh tế - xã hội của
thành phố Cần Thơ có những đặc điểm riêng, có thể chia thành các thời kỳ phát
triển như sau:
a/. Thời kỳ hợp nhất tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng thành tỉnh Hậu Giang

(1976-1991)


×