Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Ý nghĩa dụng học (hành vi tại lời) của các vị từ tình thái khảo sát trên diễn ngôn phỏng vấn của báo in hiện nay (khảo sát ngữ liệu trên báo tuổi trẻ từ nay 2014 đến nay) luận văn thạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 220 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN HÀ GIANG

Ý NGHĨA DỤNG HỌC (HÀNH VI TẠI LỜI) CỦA
CÁC VỊ TỪ TÌNH THÁI KHẢO SÁT TRÊN
DIỄN NGƠN PHỎNG VẤN CỦA BÁO IN HIỆN NAY
(Khảo sát ngữ liệu trên báo Tuổi Trẻ từ năm 2014 đến nay)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN HÀ GIANG

Ý NGHĨA DỤNG HỌC (HÀNH VI TẠI LỜI) CỦA
CÁC VỊ TỪ TÌNH THÁI KHẢO SÁT TRÊN
DIỄN NGƠN PHỎNG VẤN CỦA BÁO IN HIỆN NAY
(Khảo sát ngữ liệu trên báo Tuổi Trẻ từ năm 2014 đến nay)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60.22.02.40


Người hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH BÁ LÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện.
Các số liệu khảo sát, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực
và chưa từng được công bố ở bất kỳ cơng trình nào khác./.
Người cam đoan

Trần Hà Giang


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đã giảng dạy chúng tôi
trong suốt thời gian học ở giảng đường Đại học, Sau đại học, đặc biệt là quý thầy cô
Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Bộ môn Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM.
Bên cạnh đó, chúng tơi xin chân thành cảm ơn Thư viện Trường, Phòng Sau
đại học – Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trung tâm Ngôn ngữ học
tính tốn – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và các Phòng ban khác đã hỗ trợ và
tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi thực hiện luận văn này một cách tốt nhất.
Đặc biệt, tôi xin gửi đến Tiến sĩ Huỳnh Bá Lân lời tri ân sâu sắc nhất. Cảm
ơn Thầy đã ln nhiệt tình chỉ dẫn tôi ngay từ những ngày đầu tiếp nhận đề tài cho
đến khi luận văn được hoàn thành. Với sự tận tuỵ và trách nhiệm của một người
thầy, Thầy ln khích lệ tôi độc lập trong tư duy nghiên cứu, kịp thời bổ sung và
sửa chữa những thiếu sót của tơi.
Bằng tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, niềm trân q tiếng nói của
chính dân tộc mình, chúng tơi đã hoàn thành luận văn với đề tài Ý nghĩa dụng học

(hành vi tại lời) của các vị từ tình thái khảo sát trên diễn ngôn phỏng vấn của báo
in hiện nay (Khảo sát ngữ liệu trên báo Tuổi Trẻ từ năm 2014 đến nay). Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi cũng nhận thấy bản thân cịn nhiều
thiếu sót khơng chỉ về nội dung mà cịn ở mặt hình thức. Do đó, chúng tơi vơ cùng
biết ơn sự góp ý, nhận xét từ phía q thầy cơ và bạn đọc để luận văn được hồn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tác giả

Trần Hà Giang


MỘT SỐ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Một số từ viết tắt
- VTTT: Vị từ tình thái
- HVTL: Hành vi tại lời
- HVGT: Hành vi gián tiếp
- HNHT: Hàm ngôn hội thoại
- HNNN: Hàm ngôn ngôn ngữ
- TGĐ: Tiền giả định
- PV: Phóng viên, nhà báo (người hỏi trong cuộc phỏng vấn)
- KM: Khách mời (người được hỏi trong cuộc phỏng vấn)
- TT: Báo Tuổi Trẻ
- Các phép logic:
+ Phép phủ định: (~)
+ Phép tuyển: (˅)
+ Phép hội: (˄)
+ Phép kéo theo: (⟹)
2. Chú thích trích dẫn

- (TT, ngày 19/7/2015, trang 8): Trích dẫn được lấy từ báo Tuổi Trẻ, số ra
ngày 19 tháng 7 năm 2015, trang 8.
- [12; 158]: Trích dẫn từ danh mục tài liệu tham khảo theo thứ tự số 12, trang
158.


MỤC LỤC
DẪN NHẬP ................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu.......................................................9
5. Đóng góp của luận văn ...................................................................................11
6. Cấu trúc của luận văn .....................................................................................12
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................14
1.1. Vị từ tình thái .................................................................................................14
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................14
1.1.2. Nhận diện và phân loại vị từ tình thái trong tiếng Việt ............................15
1.1.2.1. Vị từ tình thái trên bình diện ngữ pháp ..............................................15
1.1.2.2. Vị từ tình thái trên bình diện ngữ nghĩa .............................................19
1.2. Hành vi tại lời ................................................................................................21
1.2.1. Khát quát về hành vi ngôn ngữ ................................................................21
1.2.2. Khái niệm, điều kiện sử dụng và phân loại hành vi tại lời .......................23
1.2.2.1. Khái niệm ...........................................................................................23
1.2.2.2. Điều kiện sử dụng hành vi tại lời .......................................................24
1.2.2.3. Phân loại hành vi tại lời .....................................................................25
1.3. Hàm ngôn và hàm ngơn của vị từ tình thái ....................................................28

1.3.1. Hàm ngơn .................................................................................................28
1.3.1.1. Khái niệm hàm ngôn ..........................................................................28
1.3.1.2. Phân loại hàm ngôn ............................................................................28
1.3.2. Hàm ngơn của vị từ tình thái ...................................................................31
1.3.2.1. Tiền giả định của vị từ tình thái .........................................................31
1.3.2.2. Hàm ngơn ngơn ngữ của vị từ tình thái .............................................32
1.3.2.3. Hàm ngơn hội thoại của vị từ tình thái ..............................................34
1.4. Khái niệm diễn ngôn và phỏng vấn trên báo in .............................................37
1.4.1. Khái niệm diễn ngôn ................................................................................37
1.4.2. Phỏng vấn trên báo in ...............................................................................38


1.4.2.1. Khái niệm phỏng vấn .........................................................................38
1.4.2.2. Các dạng phỏng vấn và đặc trưng của phỏng vấn báo chí .................38
1.4.2.3. Cấu trúc lượt lời và hình thức của một bài phỏng vấn trên báo in ....40
Tiểu kết 1 ...................................................................................................................41
CHƯƠNG 2. ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC HÀNH VI TẠI LỜI VÀ HIỆU LỰC
CỦA VỊ TỪ TÌNH THÁI TRONG CÁC HÀNH VI TẠI LỜI TRÊN DIỄN
NGÔN PHỎNG VẤN .............................................................................................43
2.1. Đặc trưng các hành vi tại lời trong diễn ngôn phỏng vấn..............................43
2.1.1. Hành vi tại lời trong lượt lời của người hỏi (phóng viên, nhà báo).........43
2.1.2. Hành vi tại lời trong lượt lời của người được hỏi (khách mời) ...............46
2.2. Phân tích hiệu lực của vị từ tình thái trong các hành vi tại lời ......................48
2.2.1. Khái qt vai trị của vị từ tình thái trong biểu thức ngữ vi .....................48
2.2.1.1. Vị từ tình thái là “dấu hiệu ngữ vi” trong hành vi tại lời ...................48
2.2.1.2. Vị từ tình thái tác động đến “lực ngơn trung” của hành vi tại lời .....49
2.2.2. Hiệu lực của các vị từ tình thái trong các hành vi tại lời..........................50
2.2.2.1. Vị từ tình thái trong những hành vi tại lời thuộc lớp biểu hiện .........51
2.2.2.2. Vị từ tình thái trong những hành vi tại lời thuộc lớp chi phối ...........59
2.2.2.3. Vị từ tình thái trong những hành vi tại lời thuộc lớp cam kết ...........66

2.2.2.4. Vị từ tình thái trong những hành vi tại lời thuộc lớp biểu cảm .........69
2.2.2.5. Vị từ tình thái trong những hành vi tại lời thuộc lớp tuyên bố ..........75
Tiểu kết 2 ...................................................................................................................77
CHƯƠNG 3. HÀM NGƠN CỦA VỊ TỪ TÌNH THÁI TRONG CÁC HÀNH VI
TẠI LỜI TRÊN DIỄN NGÔN PHỎNG VẤN ......................................................79
3.1. Phương thức xác định hàm ngôn ..................................................................79
3.2. Hàm ngôn ngôn ngữ .....................................................................................81
3.2.1. Hàm ngơn ngơn ngữ của các vị từ tình thái .............................................81
3.2.1.1. Hàm ngơn về tính hiện thực của sự tình trong hành vi tại lời ...........81
3.2.1.2. Hàm ngơn về tính chủ ý của sự tình trong hành vi tại lời ..................83
3.2.2. Hàm ngơn của các khung vị từ tình thái...................................................86
3.2.2.1. Vai trị của khung vị từ tình thái trong lập luận .................................86


3.2.2.2. Khung vị từ tình thái thể hiện mối quan hệ nhân quả: Tác tử định
hướng lập luận.................................................................................................88
3.2.2.3. Khung vị từ tình thái thể hiện mối quan hệ nghịch nhân quả: Tác tử
đảo hướng lập luận ........................................................................................100
3.3. Hàm ngôn hội thoại của các vị từ tình thái .................................................107
3.3.1. Vị từ tình thái trong các hành vi gián tiếp ..............................................107
3.3.1.1. Hành vi gián tiếp thuộc lớp biểu hiện ..............................................108
3.3.1.2. Hành vi gián tiếp thuộc lớp hành vi chi phối ...................................112
3.3.1.3. Hành vi gián tiếp thuộc lớp hành vi biểu cảm .................................116
3.3.2. Vị từ tình thái trong các hành vi tại lời vi phạm các phương châm hội
thoại ... ..............................................................................................................119
3.3.2.1. Các vị từ tình thái trong các hành vi tại lời vi phạm phương châm về
lượng .............................................................................................................119
3.3.2.2. Các vị từ tình thái trong các hành vi tại lời vi phạm phương châm về
chất ................................................................................................................119
3.3.2.3. Các vị từ tình thái trong các hành vi tại lời vi phạm phương châm về

quan hệ ..........................................................................................................122
3.3.2.4. Các vị từ tình thái trong các hành vi tại lời vi phạm phương châm về
cách thức .......................................................................................................123
Tiểu kết 3 .................................................................................................................124
KẾT LUẬN ............................................................................................................126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................131
DẪN LIỆU .................................................................................................................1
PHỤ LỤC ...................................................................................................................1


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 1.1. Phân loại VTTT trên phương diện ngữ nghĩa

20

2

Bảng 1.2. Phân loại các lớp HVTL theo J. Searle

27

3


Bảng 1.3. Phân loại VTTT theo hàm ngôn ngôn ngữ

32

4

5

6

7

8

9

10

11

Bảng 2.1. Thống kê khảo sát các VTTT trong các HVTL thuộc
lớp biểu hiện trên diễn ngôn phỏng vấn của báo in
Bảng 2.2. Bảng thống kê các VTTT trong các HVTL thuộc lớp
chi phối trên diễn ngôn phỏng vấn của báo in
Bảng 2.3. Bảng thống kê các VTTT trong các HVTL thuộc lớp
cam kết trên diễn ngôn phỏng vấn của báo in
Bảng 2.4. Bảng thống kê các VTTT trong các HVTL thuộc lớp
biểu cảm trên diễn ngôn phỏng vấn của báo in
Bảng 2.5. Bảng thống kê các VTTT trong các HVTL thuộc lớp

tuyên bố trên diễn ngôn phỏng vấn của báo in
Bảng 3.1. Bảng thống kê khung VTTT biểu thị mối quan hệ nhân
quả trên diễn ngôn phỏng vấn của báo in
Bảng 3.2. Bảng thống kê khung VTTT biểu thị mối quan hệ
nghịch nhân quả trên diễn ngôn phỏng vấn của báo in
Bảng 3.3. Bảng thống kê HVGT trên diễn ngôn phỏng vấn của
báo in

58

64

68

73

77

99

106

118


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình


Trang

1

Hình 1.1. Mơ hình vị trí VTTT trong cấu trúc câu

15

2

Hình 1.2. Vị trí khung VTTT trong câu

18

3

Hình 1.3. Phân loại hàm ngơn

29

4

Hình 1.4. Hình thức của một bài phỏng vấn trên báo in (dạng 4)

41

5

Hình 2.1. HVTL trong phát ngơn của người hỏi (phóng viên, nhà báo)


46

6

Hình 2.2. HVTL trong phát ngơn của người được hỏi (khách mời)

47

7

Hình 3.1. Sơ đồ biểu thị mối quan hệ nhân quả

88

8

Hình 3.2. Sơ đồ biểu thị mối quan hệ nghịch nhân quả

100


1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc, là phần giá trị cao đẹp thể hiện nét đặc
trưng của mỗi một quốc gia. Trong giao tiếp, ngôn ngữ trở thành một thực thể sống
động và nhiều màu sắc khi phản ánh tư duy và tình cảm của con người. Do vậy, nếu
việc tìm hiểu một ngôn ngữ chỉ dừng lại trên những cấu trúc hình thức thì e rằng sẽ
đánh mất đi những giá trị thuần tuý mà con người thật sự muốn hướng đến. Người

viết rất tâm đắc với ý kiến của Đỗ Hữu Châu: “Sức mạnh của một lý thuyết ngôn
ngữ không chỉ ở chỗ tìm ra cấu trúc, quy ước mà cịn ở chỗ tìm ra được sự vượt
khỏi cấu trúc, vượt khỏi quy ước của ngôn ngữ trong sự hành chức bình thường của
nó” [13; 688]. Từng phát ngơn khơng chỉ dừng lại ở việc truyền đạt thông tin mà nó
cịn là phương tiện truyền đi những dấu hiệu tâm lý, tình cảm của người nói, hay nói
đúng hơn đó là những dấu hiệu tình thái được thể hiện qua bề mặt ngôn từ. Mặt
khác, khi so sánh cách thức thể hiện tình thái trong các diễn ngơn mang văn phong
nghệ thuật như: thơ, văn,.... thì các yếu tố ngơn ngữ thể hiện tình thái được sử dụng
trên diễn ngơn báo chí là rất tinh tế và nên được quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn.
Bên cạnh đó, khi nói về vấn đề tình thái, trước đây đã có khơng ít cơng trình
nghiên cứu theo những hướng tiếp cận và quy mơ khác nhau. Do đó, đề tài này
khơng phải là nghiên cứu đặt nền móng hay cơng trình muốn tạo nên sự khác biệt
nhằm phủ định những vấn đề trước đó. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng khi nói đến
vị từ tình thái (VTTT) trong tiếng Việt thì tính đến nay loại từ này vẫn là đối tượng
rất đáng được quan tâm và khai thác nhiều hơn. Đặc biệt là việc nghiên cứu VTTT
dưới bình diện dụng học cịn chưa được tìm hiểu nhiều. Hơn nữa, khi xét trong quá
trình giao tiếp thì VTTT chiếm một vai trị đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện
quan điểm, thái độ của người nói. Bởi nếu lược bỏ đi các VTTT thì người nói sẽ
phải diễn giải khá dơng dài mới đảm bảo về mặt ý nghĩa do các VTTT đó đóng góp.
Thậm chí, hiệu quả giao tiếp sẽ mất đi đáng kể nếu khơng có sự xuất hiện của các
VTTT đó. Chính vì thế, tìm hiểu VTTT trên những phương diện khác nhau trong
ngữ cảnh sẽ góp phần cung cấp cho người học tiếng Việt cũng như những ai quan
tâm đến việc biểu đạt giá trị tình thái trên báo chí có thêm nguồn tư liệu tham khảo.


2

Tiếp theo, luận văn xuất phát từ quan điểm xem báo chí là phương tiện
truyền thơng hữu hiệu trong xã hội hiện nay. Do đó, chất liệu ngơn ngữ được truyền
đi không chỉ đơn thuần là ý kiến riêng của cá nhân mà cịn là tiếng nói phản ánh,

định hướng chung cho tồn xã hội. Đứng trên bình diện này, báo chí ln phải thể
hiện tính khách quan, như Anne Sinclair - nữ phóng viên truyền hình Pháp đã phát
biểu: “Tính khách quan, tức là năm phút cho Hitle và năm phút cho những người
Do Thái ư?” [77; 7]. Hơn nữa, khi tìm hiểu các thể loại báo chí, luận văn cũng nhận
thấy được giá trị to lớn của việc sử dụng hình thức phỏng vấn để giải đáp và truyền
đạt một cách trực tiếp những tin tức mới đến dư luận. Theo đó, việc tạo nên một
cuộc phỏng vấn “giàu thông tin” hầu như phụ thuộc rất lớn vào việc khơi gợi, dẫn
dắt từ phía phóng viên, nhà báo (người hỏi). Đặc biệt, nhà báo đương nhiên không
hỏi riêng cho bản thân mình biết và khách mời (người được hỏi) thông thường là
người đứng đầu, đại diện cho cơ quan tổ chức để thông tin về một sự việc nào đó
cũng khơng xuất phát từ những vấn đề của cá nhân mà trả lời. Chính vì lẽ này, việc
thể hiện cách đánh giá, thái độ, quan điểm mang sắc thái biểu cảm cá nhân dường
như là vấn đề phải được cân nhắc một cách rất cẩn trọng trên mặt báo. Làm sao vừa
để đảm bảo tính khách quan vừa thể hiện chủ kiến cá nhân, do đó trong một cuộc
phỏng vấn thường có rất nhiều “những giá trị hàm ẩn” được gửi gắm một cách khéo
léo đằng sau bề mặt lớp ngôn từ. Nguyễn Đức Dân gọi những giá trị này là “thơng
tin chìm trên báo chí”, ơng quan niệm: “Trên mặt báo, có những điều khơng được
phép nói, khơng tiện nói hoặc nói thẳng chưa chắc đã đạt hiệu quả cao bằng những
lời nói tế nhị, chứa đựng hàm ý. Vì thế, những nhà báo có quan điểm độc lập
thường lồng chúng vào bài viết của mình.” [26; 155-162]. Chính vì thế, việc giải
mã những “thơng tin chìm” qua việc tìm hiểu và phân tích những VTTT là điểm
cuốn hút khiến người viết tiếp cận đến đề tài này.
Nhìn chung lại, với đề tài Ý nghĩa dụng học (hành vi tại lời) của các vị từ
tình thái khảo sát trên diễn ngôn phỏng vấn của báo in hiện nay, luận văn muốn đi
vào tìm hiểu những VTTT trên bình diện dụng học mà rất ít cơng trình đề cập tới.
Hơn nữa, trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn luôn xác định dụng học là bộ
môn nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong mối quan hệ với ngữ cảnh xã hội, đặc
biệt là những ý nghĩa của phát ngơn xuất hiện trong các tình huống giao tiếp. Do đó,



3

khi chọn nguồn ngữ liệu khảo sát trên các diễn ngôn phỏng vấn, luận văn không chỉ
muốn xem xét hiệu lực của các VTTT trong các hành vi tại lời (HVTL) mà cịn
muốn hướng đến việc lý giải các “thơng tin chìm” trên ngơn ngữ báo chí hiện đại
nói chung, cụ thể hơn là trong các diễn ngôn phỏng vấn nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tình thái và hành vi ngơn ngữ vốn đã là đối tượng tìm hiểu của khơng ít
cơng trình nghiên cứu trong lịch sử nghiên cứu ngơn ngữ học. Trong đó, vấn đề tình
thái từ lâu đã nhận được sự quan tâm tìm hiểu từ các nhà kí hiệu học, lơgích học,
ngơn ngữ học. Chính vì xuất phát từ những hướng tiếp cận khác nhau nên kết quả
thu được cũng có những điểm khác nhau. Với khả năng và điều kiện cho phép, luận
văn có dịp được tiếp cận tới những cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về lý
thuyết hành vi ngơn ngữ và vấn đề tình thái nói chung, đặc biệt là VTTT trong tiếng
Việt nói riêng.
2.1. Khái qt tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề ở ngoài nước
- Về vấn đề lý thuyết hành vi ngôn ngữ
Dựa trên nền tảng sự phát triển của lý thuyết dụng học cuối thế kỷ XX, cơng
trình Foundation of the Theory of Signs của Ch. W. Morris (1938) đã bàn đến việc
nghiên cứu ký hiệu học trên ba bình diện: Kết học (syntactics), nghĩa học
(semantics), dụng học (pragmatics). Ngoài ra, trong các cơng trình kế thừa và phát
triển lý thuyết dụng học, phải nhắc đến một trong những cơng trình nghiên cứu nền
tảng về lý thuyết hành vi ngôn ngữ của J. Austin (1962) trong How to Do Things
with Words, với việc xem xét chức năng thực hiện một hành vi nào đó qua lời nói:
“locutionary act” (hành vi tạo lời), “illocutionary act” (hành động tại lời),
“performance act” (hành động mượn lời). Cơng trình này đã góp phần quan trọng
giúp cho các cơng trình nghiên cứu sau nhận diện và lý giải nhiều hiện tượng ngơn
ngữ trong giao tiếp.
Tiếp theo đó, cơng trình của J. Austin đã được nhiều nhà ngơn ngữ học đi
sau nghiên cứu và phát triển thêm như: J. Searle (1969) với Speech Acts, ngoài việc

phân loại các hành vi ngơn ngữ tác giả cịn đề cập tới hành vi tại lời (illocutonary
act). Theo ông, đây là đối tượng mà ngữ dụng học cần đi sâu vào nghiên cứu.


4

Bên cạnh đó, cịn có các cơng trình nghiên cứu về lý thuyết hội thoại, tiêu
biểu có H.P.Grice (1975) trong “Logic and Conversation” [123]. Trong đó, ơng
trình bày về các nguyên lý cộng tác để một cuộc hội thoại được tiến hành thuận lợi
nhất như: “phương châm về lượng, chất, quan hệ và cách thức” (I call these
categories Quantity, Quality, Relation, and Manner) [123; 45], đồng thời đề cập
đến những hàm ngôn hội thoại (conversational and implicature).
- Về vấn đề lý thuyết tình thái
Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề tình thái, luận văn đã tham khảo và tiếp
cận đến một số cơng trình tiêu biểu sau:
Trong cuốn Ngơn ngữ học đại cương, Đỗ Thị Kim Liên (2014) có đề cập đến
một trong những nhà nghiên cứu tiêu biểu khi khát quát về lịch sử nghiên cứu “vấn
đề tình thái” như: “Ch.Balli (1942) là người nghiên cứu về tu từ học có đề cập đến
vấn đề tình thái của câu. Ông phân biệt phủ định miêu tả và phủ định với phủ định
siêu ngôn ngữ (hay sự phủ định phản bác). Sau ông, năm 1972, tác giả O. Ducrot
(1972) cũng tiếp tục khẳng định về sự miêu tả này...” [59; 297]
Hơn nữa, khi xem xét sức ảnh hưởng của những từ biểu thị tình thái tới
những HVTL, B. Fraser (1975) phân tích trong Syntax and Semantics 3: Speech
Acts đã chú ý nghiên cứu những câu chêm là: “Những câu có động từ tình thái đứng
trước một động từ ngữ vi khác, như: must, can, will, would, might, should” [dẫn
theo 22; 45]. Tác giả đã lấy trường hợp từ “must” để xét sự ảnh hưởng của nó trong
những HVTL. Ơng cho rằng: Những hành vi này có bị ảnh hưởng nhưng khơng mất
đi ý nghĩa, B.Fraser gọi những câu đó là “những biểu thức ngữ vi bị cản (Hedged
performatives)”. Và trong những câu đó, giả dụ từ “must” có tác dụng tăng cường
hiệu lực cho các HVTL thì “chúng được gọi là biểu thức ngữ vi mạnh (Strongly

performative)”. Trái lại, nếu từ “must” gây phương hại đến hành vi đó thì được gọi
là “biểu thức ngữ vi yếu (weakly performative)” [22; 45].
Bên cạnh đó, Nguyễn Đức Dân (1998) trong Ngữ dụng học đã đề cập đến
quan điểm của các tác giả K. Bach và R. Harnish (1992) khi xem xét từ “must”
trong trường hợp “I must ask you to leave” (Tơi phải mời anh đi). Theo đó, sự tồn
tại của từ tình thái “phải” (must) trong câu trên chắc chắn có lý do đặc biệt khiến


5

người nói phải sử dụng nó. Trong trường hợp này, người nói khơng muốn trực tiếp
dùng hành vi thỉnh cầu (ask). Đồng thời, các tác giả đó đã nhấn mạnh tới ngữ cảnh
giao tiếp góp phần đến việc hình thành các phát ngơn như trên. [22; 43-47]
Ngồi ra, Halliday (2001) trong cuốn Dẫn luận ngữ pháp chức năng đã đề
cập đến vấn đề hành động ngôn ngữ và vấn đề tình thái, đáng chú ý là vấn đề thức
của động từ trong việc thể hiện giá trị tình thái. [42]
2.2. Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề ở trong nước
Vấn đề hành vi ngôn ngữ và vấn đề tình thái từ lâu đã được các nhà Việt ngữ
học chú ý tới với rất nhiều cơng trình nghiên cứu. Do đó, luận văn tập trung tìm
hiểu những cơng trình liên quan một cách trực tiếp đến các vấn đề trong giới hạn
nghiên cứu của đề tài.
- Về vấn đề tình thái trong hành vi ngơn ngữ
Trong q trình tìm hiểu và tham khảo những cơng trình có đề cập đến yếu tố
tình thái trong các hành vi ngơn ngữ, có khá nhiều cơng trình đáng chú ý đã đề cập
đến như:
Nguyễn Đức Dân (1996), (1998), (2016) trong các cơng trình như: Lơgích và
tiếng Việt, Ngữ dụng học (tập 1), Logic – ngữ nghĩa từ hư tiếng Việt.... Tác giả đã
chỉ ra vai trò của các động từ tình thái với cương vị là các “dấu hiệu ngữ vi” trong
các “biểu thức ngữ vi”. Đồng thời, tác giả cịn nêu ra những quan hệ ngữ nghĩa –
lơgich để chỉ ra vai trị của các từ tình thái trong HVTL: “Có sự tương ứng giữa các

tình thái với các động từ ngữ vi. Mỗi nghĩa của một từ tình thái ứng với một hành vi
ngôn ngữ cụ thể. Chẳng hạn, có sự tương ứng giữa nghĩa cần phải (có bổn phận)
với hành vi mệnh lệnh... Trong khi đó, nếu dùng từ phải trong câu hỏi thì nó lại là
một tình thái nhận thức.” [20; 97]
Cơng trình nghiên cứu của Bùi Trọng Ngỗn (2004), Khảo sát động từ tình
thái trong tiếng Việt (Luận án tiến sĩ) đã mô tả các động từ tình thái trong tiếng Việt
với phạm vi cụ thể là về các mặt: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Một trong
những vấn đề mà luận văn rất quan tâm là cơng trình này có khảo sát các động từ
tình thái ở bình diện dụng học. Cụ thể hơn là việc nghiên cứu mối quan hệ của


6

“động từ tình thái” với các phát ngơn có HVTL mà nó tham gia biểu thị. Nhìn
chung, cơng trình này đã mô tả một cách khái quát những động từ tình thái thành
những hệ thống và mơ hình tổng qt trong từng nhóm HVTL.
Bên cạnh đó, cịn có Nguyễn Thị Thuận với nhiều bài viết phân tích, khảo
sát một số các động từ tình thái về mặt dụng học trong các hành động ngôn ngữ
như: “Phương diện dụng học (Hành động ngơn ngữ) của các động từ tình thái
“nên”, “cần”, phải”” trên Tạp chí Ngơn ngữ, số 1 (năm 1999) [91; 60-77] và “Các
động từ tình thái “phải”, “bị”, “được” xét từ phương diện dụng học (hành động
ngôn ngữ)” trên Tạp chí Ngơn ngữ, số 9 (năm 1999) [92; 30-42]. Ngoài ra, các tác
giả Nguyễn Thị Thuận, Bùi Thị Hường còn đề cập tới vai trò của các động từ đối
với việc biểu hiện tính lịch sự trong các hành động cầu khiến trong “Tính lịch sự
của hành động cầu khiến (Trên tư liệu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan)” trên Tạp
chí Ngơn ngữ, số 4 (năm 2001) [93; 32-39].
Trần Kim Phượng trong “Các phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái trong
tiếng Việt” trên Tạp chí Ngơn ngữ, số 3 (năm 2016) đã xuất phát từ địa hạt ngữ
pháp cho rằng, các phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái bao gồm: (1) Động từ
tình thái, (2) tình thái từ, (3) đại từ nhân xưng, (4), quán ngữ tình thái và (5) các

kiểu cấu trúc câu. Trong đó, nhóm động từ tình thái được tác giả quan niệm rằng:
“Nhóm này, xét về mặt ngữ nghĩa, biểu thị thái độ, cách đánh giá của người nói
liên quan đến nội dung câu; còn xét về mặt chức vụ cú pháp, chúng là trung tâm
của vị ngữ. Động từ tình thái thường khơng dùng một mình mà hay kết hợp với động
từ khác, với vị trí đứng trước động từ đó, làm thành vị ngữ của câu.” [74; 2]
Bên cạnh đó, cịn có những quan điểm khác trong việc nghiên cứu và nhận
diện lớp từ như trong cơng trình Thành phần câu tiếng Việt của Nguyễn Minh
Thuyết – Nguyễn Văn Hiệp (1991). Khi nghiên cứu các thành phần trong câu tiếng
Việt, các tác giả đã đề cập đến “tình thái ngữ” và cho rằng những từ như: có thể,
cần phải, nên… là các phó từ đi kèm với các vị ngữ. Đồng thời, cũng nêu lên lý do
cho quan điểm mình rằng:“Trong các ngơn ngữ khơng biến đổi hình thái như tiếng
Việt, sự phân biệt các phương tiện từ vựng và ngữ pháp trong việc biểu thị các nội
dung tình thái khơng được đặt ra nghiêm ngặt” [95; 221]. Nhìn chung, trong cơng


7

trình này, các tác giả chủ yếu nhấn mạnh sự thể hiện “tình thái ngữ” (là thành phần
phụ của câu ln ln đứng sau nịng cốt câu, bổ sung tình thái cho câu) thơng qua
những kết cấu có sự xuất hiện của các tiểu từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé, mà, ấy…
- Về vấn đề vị từ tình thái trong tiếng Việt
Trước tiên, một trong những cơng trình định nghĩa rõ ràng nhất về khái niệm
vị từ tình thái (VTTT) và cũng là cơ sở lý thuyết nền tảng cho nhiều nghiên cứu về
sau, đó là hai cơng trình của Cao Xuân Hạo: Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức
năng (tập 1 và tập 2) và Tiếng Việt: Mấy vấn đề ngữ âm – ngữ pháp – ngữ nghĩa.
Trong các cơng trình này, tác giả đã phân biệt tình thái trong hai loại câu trần thuật
(hay miêu tả) tức mang tính chất thơng báo thuần túy và những câu có giá trị ngơn
trung được đánh dấu: câu xác nhận, câu phản bác và câu ngơn hành (performative),
tình thái của hành động phát ngôn thuộc lĩnh vực dụng pháp. Hơn nữa, Cao Xuân
Hạo còn nhấn mạnh vai trò biểu thị ý nghĩa tình thái của VTTT rằng: “Cách thể

hiện phổ biến nhất của các tình thái của vị ngữ hạt nhân là những vị từ tình thái
như có, có thể, phải muốn, định, toan, suýt, trót, bắt đầu, đang, đã, khơng, chưa,
cũng, vẫn, thơi...” [47; 102]. Chính những cơ sở lý thuyết về VTTT trên đã góp
phần tạo điều kiện cho những cơng trình tiếp theo đi vào mơ tả sâu sắc hơn hệ thống
các VTTT trong tiếng Việt.
Tiếp theo, xuất phát từ quan điểm xem:“Vị từ là một từ có chức năng tự
mình làm thành một vị ngữ hoặc làm trung tâm ngữ pháp, hay làm hạt nhân ngữ
nghĩa của một vị ngữ biểu thị một nội dung của sự thể” [75; 42], Nguyễn Thị Quy
(2002) đã đề cập đến vai trò của các VTTT trong việc thể hiện khả năng tình thái
hố mang ý chủ động: “Có những vị từ tình thái bao hàm một cách tất nhiên tính
[+Chủ ý] của vị từ hạt nhân làm bổ ngữ cho nó. Đó là cố, gắng, cố gắng, dám,
đành, định, nỡ, hứa, quyết định, tính, toan, vội” [75; 77] hay “Nghĩa [+Chủ ý] của
vị từ hạt nhân chứa đựng ngay trong cái nghĩa của các vị từ tình thái này, mà phần
lớn đều biểu thị những hoạt động của ý chí, của ý thức trong khi toan tính làm một
việc gì” [75; 78]. Ngồi ra, tác giả cịn chú ý phân tích đến sự tác động của các
VTTT khi kết hợp với các vị từ bổ ngữ khi diễn đạt các hành động theo nghĩa biểu
hiện.


8

Đồng tình với quan điểm của Cao Xuân Hạo, các cơng trình nghiên cứu về
VTTT của Huỳnh Văn Thơng như: “Mấy nhận xét về vị từ tình thái và ý nghĩa thể
(espect) trong tiếng Việt” trên Tạp chí Ngơn ngữ, số 8 (năm 2000), số 10 (năm
2004) [86; 49-55]. Đặc biệt hơn, cơng trình Vị từ tình thái (Đối chiếu với tiếng
K’Ho- Mạ) (Luận án tiến sĩ) đã phân tích các vấn đề trọng tâm của các VTTT như:
cương vị và chức năng nghĩa của VTTT trong tiếng Việt (cương vị của VTTT trong
ngữ đoạn, chức năng tình thái hóa vị ngữ của câu). Bên cạnh đó, tác giả đi vào miêu
tả và phân tích các nhóm VTTT dựa trên tiêu chí ngữ nghĩa; các VTTT xét theo tiêu
chí hàm nghĩa và nhóm VTTT xét theo tiêu chí có hay khơng có chủ ý. Về phần ngữ

nghĩa, tác giả phân tích sự tương tác cú pháp giữa VTTT với các vị từ ngơn liệu.
Ngồi ra, trong phần đối chiếu với tiếng K’Ho – Mạ, tác giả tập trung đối chiếu các
VTTT trên bình diện nghĩa. Nhìn chung luận án đã lập thành danh sách chi tiết các
VTTT tiếng Việt; phân loại và trình bày các đặc trưng nghĩa học và cú pháp; mô tả
các quy tắc kết hợp của các VTTT trong tiếng Việt... [87].
Thơng qua những phân tích và lập luận, Nguyễn Đức Dương (2000) với cơng
trình “Nghĩa của “đều”, “cũng” và “vẫn”” trên Tạp chí Ngơn ngữ, số 2 [33] đã chỉ
ra tư cách VTTT của các từ “đều”, “cũng”, “vẫn” vốn được nhiều nhà ngôn ngữ học
cho là “phó từ”. Đồng thời, diễn giải những giá trị ngữ nghĩa của ba từ này trong
những chu cảnh khác nhau để làm rõ sự biểu đạt sắc thái về sự “đồng nhất”
(identity)/ “gần đồng nhất” (quasi-identity). Trong đó, tác giả nhận định: “Tóm lại,
đều, cũng, và vẫn” là ba trong số trên dưới 120 vị từ tình thái của tiếng Việt mà
cơng dụng chính là tình thái hố những ngữ làm phần T/t đi sau.” [33; 17]
Nói chung, vấn đề nghiên cứu VTTT trên bình diện dụng học mặc dù đã có
những cơng trình nghiên cứu trước đó nhưng số lượng các nghiên cứu cịn ít và
chưa đề cập một cách phong phú. Do đó, việc khảo sát và phân tích chi tiết hơn về ý
nghĩa ngữ dụng (HVTL) của các VTTT trên nguồn ngữ liệu là các diễn ngơn phỏng
vấn trên báo in hy vọng sẽ đóng góp một phần hữu ích cho những nghiên cứu về
sau.


9

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
VTTT là đối tượng khảo sát và nghiên cứu trong luận văn này. Trên bình
diện dụng học, luận văn khảo sát và phân tích những VTTT trong mối tương quan
với HVTL trong những phát ngơn có sự xuất hiện của chúng. Cụ thể là phát ngôn
trong những lượt lời của người hỏi và người được hỏi trong diễn ngôn phỏng vấn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Dựa trên bình diện dụng học, luận văn khảo sát VTTT trong những HVTL
gắn với một tình huống giao tiếp trong diễn ngôn phỏng vấn trên báo in. Từ đó, chỉ
ra sự tương tác của các VTTT trong các phát ngôn, ý nghĩa của chúng đối với chủ
thể phát ngơn và sự tình trong giao tiếp. Tuy nhiên, luận văn này khơng đủ điều
kiện để phân tích và chỉ ra tất cả các VTTT có trong tiếng Việt mà chủ yếu là xem
xét sự xuất hiện của các VTTT được sử dụng trong phong cách ngôn ngữ báo chí
nói chung và trong những diễn ngơn phỏng vấn đã khảo sát nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng rõ những vấn đề trong đề tài, luận văn có sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như sau:
- Phương pháp thống kê, miêu tả: Phương pháp này được vận dụng trong suốt
quá trình khảo sát ngữ liệu trên báo. Những kết quả thu được sẽ là cơ sở để rút ra
những đánh giá, nhận xét khoa học và khách quan về đối tượng nghiên cứu. Chẳng
hạn, với việc thu thập 284 diễn ngô phỏng vấn trên chuyên mục Thời sự của báo
Tuổi Trẻ, người viết đã tiến hành tách lọc các phát ngôn trong lượt lời của người hỏi
(phóng viên, nhà báo) và người được hỏi (khách mời). Sau đó nhận diện các VTTT
trong các HVTL, thống kê lại tần số xuất hiện của các VTTT trong từng tiểu loại
HVTL. Song hành cịn có phương pháp miêu tả, chẳng hạn như miêu tả sự tương
tác trên bề mặt kết cấu ngôn ngữ của các VTTT trong HVTL, miêu tả lại bối cảnh
xã hội của cuộc phỏng vấn,... Sự miêu tả này tạo bước hình dung ban đầu cho người
tiếp nhận.


10

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trong q trình thực hiện đề tài, phương
pháp này được người nghiên cứu sử dụng để trình bày những biện giải của mình
nhằm làm sáng rõ một vấn đề nào đó, đặc biệt là việc giải mã những hàm ngôn
trong các diễn ngôn phỏng vấn báo chí. Hoặc, quy nạp lại các vấn đề đã nghiên cứu

một cách tổng quát sau khi đã luận giải chi tiết để rút ra những nhận xét chung.
Bên cạnh đó, luận văn này cịn có sử dụng phương pháp nghiên cứu chun
ngành như:
-

Phân tích diễn ngơn (discourse analysis): Theo David Nunan (1997) giải

thích trong cuốn “Dẫn nhập phân tích diễn ngơn” thì: “Phân tích diễn ngơn liên
quan đến việc nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng. Sự xác nhận ở đây là phân tích
diễn ngơn liên quan đến phân tích ngơn ngữ trong sử dụng – so sánh với sự phân
tích các thuộc tính cấu trúc của ngôn ngữ bị tách khỏi các chức năng giao tiếp của
chúng (mà Cook (1989), cịn có những người khác nữa, xem như phân tích văn
bản)…” [68; 21]. Đây là cơ sở quan trọng khi nhận diện và phân tích vấn đề phải
luôn gắn với ngữ cảnh giao tiếp. Đặc biệt là đối với những VTTT xuất hiện trong
những HVTL trên diễn ngơn phỏng vấn báo chí.
Ngồi các phương pháp nghiên cứu trên, luận văn còn thường xuyên sử dụng
các phương pháp và thủ pháp như: so sánh, mơ hình hóa...trong q trình phân tích
và trình bày luận văn.
4.2. Nguồn ngữ liệu
Để thực hiện đề tài này, luận văn tập trung khảo sát 284 bài phỏng vấn trên
chuyên mục Thời sự của nhật báo Tuổi trẻ, cụ thể là những số báo được phát hành
hàng ngày từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 6 năm 2016. Các bài phỏng vấn này đa
phần thường đề cập đến những vấn đề chính trị - xã hội đang được dư luận quan
tâm, chú ý.
- Khái quát một số thông tin về báo Tuổi Trẻ
+ Lịch sử hình thành và phát triển:
Báo Tuổi Trẻ ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975, là cơ quan ngơn
luận của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và đã phát triển thành một tổ hợp
truyền thông đa phương tiện, gồm các ấn bản: Tuổi Trẻ (nhật báo), Tuổi Trẻ Cuối



11

tuần (tuần báo), Tuổi Trẻ Cười (tạp chí hàng tháng hiện nay là bán nguyệt san),
Tuổi Trẻ Online (báo điện tử), Tuoitrenews (ấn phẩm tiếng Anh của báo Tuổi
Trẻ), Áo trắng (tạp chí hàng tháng), Tuổi Trẻ Mobile (phiên bản của Tuổi Trẻ
Online cho các thiết bị di động), Tuổi Trẻ Media Online (ấn phẩm đa phương tiện,
phát hành trên mạng).
Trụ sở đầu tiên của báo Tuổi Trẻ tại 55 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch,
Q.3, thành phố Hồ Chí Minh). Tiền thân của tờ báo này bắt đầu từ những tờ truyền
đơn và bản tin in roneo của sinh viên, học sinh Sài Gòn trong phong trào chống
Mỹ những ngày Chiến tranh Việt Nam.
Báo Tuổi Trẻ là một trong những tờ báo uy tín và nhận được sự tin yêu của
đông đảo độc giả cho đến hôm nay. Thời điểm khảo sát ngữ liệu phục vụ cho đề tài
này, tổng biên tập là ơng Tăng Hữu Phong. Tịa soạn đặt tại Số 60A, Hoàng Văn
Thụ, Phường 9, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Đơi nét về chuyên mục Thời sự
Theo Từ điển tiếng Việt của Hồng Phê, “thời sự” là: “Tổng thể nói chung
những sự việc ít nhiều quan trọng trong một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội –
chính trị, xảy ra trong thời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm.”
[71; 1490]
Trong khoảng thời gian khảo sát (từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 6 năm
2016), chuyên mục Thời sự của báo Tuổi Trẻ thường được trình bày từ trang 2 đến
trang 5. Theo ngữ liệu thu thập, chuyên mục Thời sự là chuyên mục thường xuyên
sử dụng hình thức phỏng vấn để giải đáp, thông tin những vấn đề đang được dư luận
chú ý quan tâm. Do đó, chuyên mục này được bố trí ở những trang đầu tiên của tờ
báo và cũng là những trang mà độc giả đón đọc nhiều nhất.
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Về mặt lý luận
So với những cơng trình đã nghiên cứu về vấn đề tình thái trong ngơn ngữ

nói chung và nghiên cứu về VTTT dưới bình diện dụng học nói riêng, thì luận văn
này nhằm góp phần tìm hiểu và ứng dụng một số lý thuyết trọng tâm sau:


12

Thứ nhất, xuất phát từ việc nhận diện và mô tả các VTTT trong những
HVTL, luận văn phân tích sự tác động của các VTTT đối với các HVTL, đồng thời
làm sáng rõ hơn vai trò quan trọng của các VTTT trong việc biểu đạt giá trị tình thái
trong phát ngôn.
Thứ hai, không chỉ xem xét hiệu lực của những phát ngôn trong mối tương
quan với xuất hiện của các VTTT, luận văn phân tích và lý giải những giá trị hàm
ngôn trong mối liên hệ giữa chủ thể phát ngơn với sự tình được đề cập đến.
5.2. Về mặt thực tiễn
Khi chọn khảo sát trên nguồn ngữ liệu là các diễn ngôn phỏng vấn báo in,
luận văn mong muốn góp một phần sự tìm tịi trong việc ứng dụng những vấn đề lý
thuyết của nhiều cơng trình đi trước để lý giải “những thơng tin chìm” được người
nói thể hiện trong ngơn ngữ báo chí hiện hành nói riêng, trong tư duy ngơn ngữ của
người Việt nói chung.
Cùng với những ví dụ minh hoạ và số liệu khảo sát thực tế, luận văn sẽ là
nguồn tư liệu đáng tham khảo cho những ai có nhu cầu tìm hiểu hoạt động ngơn
ngữ trên báo chí cũng như việc nghiên cứu sâu hơn những vấn đề được đề cập trong
đề tài.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài hai phần Dẫn nhập và Kết luận, nội dung của luận văn sẽ được trình
bày thành ba chương chính như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Ở chương này, luận văn trình bày một số vấn đề lý thuyết cơ bản, có thể kể
đến như: Vị từ tình thái, Hành vi tại lời, Hàm ngơn và hàm ngôn của VTTT... Đây là
những cơ sở tiền đề giúp cho việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài.

- Chương 2: Đặc trưng của các HVTL và hiệu lực của VTTT trong các HVTL
trong diễn ngôn phỏng vấn
Trong chương 2, nội dung chủ yếu của luận văn là tập trung đi vào việc trình
bày hiệu lực của các VTTT tác động lên các HVTL thông qua kết quả khảo sát các
diễn ngôn phỏng vấn. Tuy nhiên, không dừng ở việc khảo sát, liệt kê luận văn còn
đi sâu vào phân tích hiệu lực của VTTT trong từng tiểu loại HVTL.


13

- Chương 3: Hàm ngôn của VTTT trong các HVTL diễn ngơn phỏng vấn
Đây là chương trình bày và phân tích những giá trị hàm ngơn của VTTT theo
hai nội dung trọng tâm: Hàm ngôn ngôn ngữ và hàm ngôn hội thoại của VTTT
trong diễn ngôn phỏng vấn báo in. Đồng thời, tìm hiểu những ý nghĩa ngữ dụng
khác trong hội thoại như việc thể hiện “thơng tin chìm” trên báo chí và vai trị biểu
đạt phép lịch sự của VTTT.
Ngồi ra, cuối luận văn cịn có phần Tài liệu tham khảo, Dẫn liệu và Phụ lục.


14

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Vị từ tình thái
1.1.1. Khái niệm
- Thuật ngữ: Vị từ tình thái (VTTT) (tiếng Anh: modal verb; tiếng Pháp:
verbe modal)
Theo quan niệm của các ngôn ngữ Châu Âu, đặc biệt là các ngơn ngữ có hình
thái như: tiếng Anh, tiếng Pháp,.... Thuật ngữ modal verb được dùng để gọi các từ
có chức năng biểu thị tình thái như: Can, must, should,... hay verbe modal được

dùng để gọi các từ như: Vouloir, pouvoir, devoir...
Trong tiếng Việt, một số nhà Việt ngữ học dùng thuật ngữ động từ tình thái
như cách gọi của các tác giả: Đinh Văn Đức (2001) [38], Diệp Quang Ban (2010)
[7], .... để gọi những từ như: cần, muốn, phải, có thể, toan định, dám, bị, được….
Cách gọi này có liên quan hoặc được chuyển dịch trực tiếp từ thuật ngữ modal verb
(tiếng Anh) hoặc verbe modal (tiếng Pháp). Đa số các tác giả cho rằng, các từ này
biểu thị những ý nghĩa về điều kiện và thái độ của chủ thể đối với hành động.
Tuy nhiên, một số nhà ngôn ngữ khác lại dùng thuật ngữ vị từ tình thái
(VTTT), tiêu biểu có các tác giả như Cao Xuân Hạo (2007) [48], Huỳnh Văn Thông
(2004) [87], Nguyễn Thị Quy (2008) [76], Nguyễn Đức Dương (2000) [33],.... Các
tác giả này xuất phát từ quan niệm cho rằng sự phân biệt giữa “verbe” và “adjectif”
là một trong những nét đặc trưng nổi bật của các tiếng Châu Âu và đối với các ngơn
ngữ có hình thái học. Chẳng hạn, Cao Xuân Hạo định nghĩa rằng: “Vị từ tình thái là
vị từ biểu thị thái độ của người nói đối với sự tình hoặc đối với nội dung của sự tình
hoặc tham tố của sự tình.” [46; 42]
Hay, “Vị từ tình thái là vị từ có bổ ngữ là một ngữ vị từ cùng có một chủ thể
(diễn tố thứ nhất) chung. Chẳng hạn: Ắt, chắc, chẳng, dám, đã, đừng, hãy, không,
lại, muốn, phải, quyết, rất, toan, vừa, chính, đích, ngay, những,.. v.v ” [46; 42].
Ngoài ra, Nguyễn Thiện Giáp cũng định nghĩa VTTT là: “Vị từ chỉ ra thái
độ của người nói/ người viết đối với sự kiện được biểu hiện bằng một vị từ khác, tức


15

là nó chỉ ra những kiểu tình thái khác nhau” [41; 482].
1.1.2. Nhận diện và phân loại vị từ tình thái (VTTT) trong tiếng Việt
Để tiến hành nhận diện và phân loại VTTT khi xử lý và phân tích các ngữ
liệu, luận văn xem xét chúng dựa trên các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ
dụng. Song, luận văn chủ yếu dựa vào những cơ sở lập luận chung được nhiều nhà
nghiên cứu đi trước chấp nhận để tiến hành nhận diện các VTTT, đặc biệt là dựa

vào đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của chúng. Riêng việc xem xét về mặt ngữ
dụng, tức là tìm hiểu “quan hệ của tín hiệu với người dùng” là vấn đề liên quan trực
tiếp đến luận văn sẽ được trình bày một cách rõ ràng và cụ thể trong những phần
sau.
1.1.2.1. Vị từ tình thái trên bình diện ngữ pháp
Khi nhận diện VTTT trên bình diện ngữ pháp (kết học) tức là xem xét “quan
hệ giữa tín hiệu với tín hiệu”, đặt VTTT trong hệ thống và xét mối quan hệ với các
cấu trúc phức tạp hơn. Một trong những quan niệm nhận diện một cách rõ ràng về
VTTT là định nghĩa của Givón. Ơng xác định VTTT dựa trên ba tiêu chí quan trọng
là:
“1. Đứng trước vị ngữ (verb phrase);
2. Nhận vị ngữ đó làm bổ ngữ;
3. Đồng chủ thể với vị ngữ đó.”
C

VN

CN

C’

VT

VTTT

CN

VN

[dẫn theo 87; 22]

Hình 1.1. Mơ hình vị trí VTTT trong cấu trúc câu
Ngồi ra, Cao Xn Hạo (1991) quan niệm: “Các ngơn ngữ khơng biến hình,
vốn khơng thể diễn đạt tình thái bằng những biến vĩ, thường có một hệ thống vị từ


×