Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Đánh giá thực trạng sức khoẻ và thực hiện chế độ chính sách đối với nhân viên y tế tại một số bệnh viện của Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 196 trang )

LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CƠNG ĐỒN NGÀNH Y TẾ

BÁO CÁO KHOA HỌC TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỨC KHỎE VÀ
THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN Y
TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN CỦA HÀ NỘI
Mã số: 01C-08/05-2015-2
Chủ nhiệm đề tài: BSCKI TRỊNH HUY TỒN
Chủ tịch Cơng đồn Ngành Y Tế Hà Nội

HÀ NỘI - 2017
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI


CƠNG ĐỒN NGÀNH Y TẾ

BÁO CÁO KHOA HỌC TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỨC KHỎE VÀ
THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN Y
TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN CỦA HÀ NỘI
Mã số: 01C-08/05-2015-2

Xác nhận của cơ quan
chủ trì thực hiện đề tài

Chủ nhiệm đề tài


BSCKI. Trịnh Huy Tồn

HÀ NỘI - 2017
LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CƠNG ĐỒN NGÀNH Y TẾ


BÁO CÁO KHOA HỌC TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỨC KHỎE VÀ
THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN Y
TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN CỦA HÀ NỘI
Mã số: 01C-08/05-2015-2
Đơn vị chủ trì đề tài: CƠNG ĐỒN NGÀNH Y TẾ HÀ NỘI
Chủ nhiệm đề tài: BSCKI. TRỊNH HUY TOÀN
DANH SÁCH CÁC CÁ NHÂN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. BS. Trịnh Huy Tồn: Cơng đồn ngành y tế Hà Nội – Chủ nhiệm đề tài
2. CN. Trịnh Tố Tâm : Cơng đồn ngành y tế Hà Nội – Thư ký đề tài
3. Ths. Trần Nhị Hà : Sở Y tế Hà Nội
- Thành viên
4. BS. Nguyễn Duy Thụy: Trung tâm BVSKLĐ&MT - Thành viên
5. BS. Hoàng Thúy Hải: Cơng đồn ngành y tế Hà Nội - Thành viên
6. BS. Nguyễn Văn Thắng: Cơng đồn ngành y tế Hà Nội - Thành viên
7. BS. Trần Ngọc Cường: Bệnh viện ĐK Hà Đơng
- Thành viên
8. Ths. Hồng Minh Hiền: Sở Y tế Hà Nội
- Thành viên
9. Ks. Tạ Văn Dưỡng: Liên đoàn lao động TP Hà Nội - Thành viên
10. CN. Nguyễn Thị Vân: Cơng đồn ngành y tế Hà Nội - Thành viên
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

- Sở Y Tế Hà Nội
- Học Viện Quân Y
- Trung Tâm Bảo Vệ Sức Khỏe Môi Trường
- Bệnh Viện Thận Hà Nội

HÀ NỘI - 2017


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATBX

: An toàn bức xạ

BMI

: Body Mass Index(chỉ số khối cơ thể)

BN

: Bệnh nhân

BV

: Bệnh viện

BVĐK

: Bệnh viện đa khoa


CBVC

: Cán bộ viên chức

CBYT

: Cán bộ y tế

CS

: Cộng sự

CSSK

: Chăm sóc sức khoẻ

GOT

: Glutamat Oxaloacetat Transaminase (men gan)

GPT

: Glutamat Pyruvat Transaminase (men gan)

GMHS

: Gây mê hồi sức

HBV


: Hepatitis B virus (Viruts viêm gan B)

HBsAg

: Hepatitis B surface Antigen (Kháng thể của virut viêm
gan B)

HCV

: Hepatitis C virus (Viruts viêm gan C)

HIV/AIDS

: Human Immuno-deficiency Virus/Acquired Immuno
Deficiency Syndrom
(Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người/ Hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải)


HSCC

: Hồi sức cấp cứu

KTV

: Kỹ thuật viên

NLYT

: Nhân lực y tế


NVBX

: Nhân viên bức xạ

NVYT

: Nhân viên y tế

PHCN

: Phục hồi chức năng

RHM

: Răng hàm mặt

SL

: Số lượng

ếmK

: Sức khoẻ

TMH

: Tai mũi họng

WHO


: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

XN

: Xét nghiệm

YHCT

: Y học cổ truyền


MỤC LỤC

Trang
Các chữ viết tắt
Mục lục
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1: TỔNG QUAN

3

1.1

Một số khái niệm liên quan và tính chất đặc thù của

3


nhân lực y tế
1.1.1

Một số khái niệm liên quan

3

1.1.2

Tính chất đặc thù của nhân lực y tế

5

1.2

Thực trạng sức khỏe, bệnh tật và đặc điểm nghề

6

nghiệp của nhân viên y
1.3

Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe NVYT

12

1.4

Các chế độ chính sách cho NVYT và các giải pháp bảo vệ


19

và nâng cao sức khoẻ cho NVYT
1.4.1

Các chế độ chính sách cho nhân viên y tế

19

1.4.2

Các giải pháp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân viên y tế

26

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

33

2.1

Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

33

2.1.1

Đối tượng nghiên cứu


33

2.1.2

Địa điểm nghiên cứu

34


2.1.3

Thời gian điểm nghiên cứu

34

2.2

Phương pháp nghiên cứu

34

2.2.1

Thiết kế nghiên cứu

34

2.2.2

Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu


35

2.2.3

Phương tiện, công cụ nghiên cứu

36

2.2.4

Nội dung, biến số, các chỉ số nghiên cứu

38

2.2.5

Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu định lượng

42

2.2.6

Tiêu chuẩn đánh giá và phân loại sức khỏe

42

2.2.7

Nội dung thảo luận nhóm (nội dung nghiên cứu)


43

2.3

Các biện pháp khống chế sai số nghiên cứu định lượng

44

2.4

Xử lý số liệu

44

2.5

Tổ chức nghiên cứu

44

2.6

Đạo đức nghiên cứu

45

2.7

Một số hạn chế trong nghiên cứu


45

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1

Đánh giá thực trạng sức khoẻ của nhân viên y tế tại

47
47

một số bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội, năm
2015 - 2016
3.1.1

Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

47

3.1.2

Thực trạng sức khoẻ, bệnh tật của NVYT

51

3.1.3

Thực trạng mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động ở

58


NVYT
3.2

Đánh giá việc thực hiện chế độ chính sách đối với

71

nhân viên y tế tại tám bệnh viện nghiên cứu
3.2.1

Tình hình thực hiện chế độ lương.

71

3.2.2

Tình hình thực hiện chế độ nghỉ bù, phụ cấp theo ngành

72

nghề


3.2.3

Tình hình thực hiện các chế độ chính sách về an toàn vệ

74


sinh lao động
3.2.4

Thực trạng việc thực hiện chế độ chính sách chung đối

77

với NVYT tại các khoa/ phịng
3.3

Đề xuất giải pháp cải thiện sức khoẻ, chế độ chính

80

sách cho NVYT làm việc tại tám bệnh viện nghiên cứu
3.3.1

Nhóm giải giáp về tăng cường nguồn nhân lực y tế cho

80

các bệnh viện để cải thiện chế độ làm việc, nghỉ ngơi bảo
đảm sức khoẻ cho NVYT
3.3.2

Nhóm giải pháp về chế độ đãi ngộ với nhân viên y tế

81

3.3.3


Nhóm giải pháp về chế độ làm việc và nghỉ ngơi

82

3.3.4

Nhóm giải pháp về đảm bảo an ninh, an toàn cho nhân

82

viên y tế thực hành nhiệm vụ
3.3.5

Củng cố công tác quan lý và chăm sóc sức khỏe cho nhân

83

viên y tế.
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1

Về thực trạng sức khỏe, bệnh tật của NVYT tại 8 bệnh

85
85

viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội (2015-2016)
4.1.1


Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

85

4.1.2

Về thực trạng sức khỏe của nhân viên y tế

86

4.1.3

Về một số yếu tố liên quan đến sức khỏe của nhân viên y

94

tế tại các bệnh viện nghiên cứu
4.2

Đánh giá việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhân

103

viên y tế tại tám bệnh viện nghiên cứu
4.2.1

Tình hình thực hiện chế độ lương

103


4.2.2

Tình hình thực hiện chế độ phụ cấp theo ngành nghề

103

4.2.3

Tình hình thực hiện các chế độ chính sách về an toàn vệ

104


sinh lao động
4.2.4

Thực trạng việc thực hiện chế độ chính sách chung đối với

105

NVYT tại các khoa/ phòng
4.3

Về đề xuất giải pháp cải thiện sức khoẻ, chế độ chính

105

sách cho NVYT làm việc tại tám bệnh viện nghiên cứu
4.3.1


Nhóm giải giáp về tăng cường nguồn nhân lực y tế cho

105

các bệnh viện để cải thiện chế độ làm việc, nghỉ ngơi bảo
đảm sức khoẻ cho NVYT
4.3.2

Nhóm giải pháp về chế độ đãi ngộ với nhân viên y tế

106

4.3.3

Nhóm giải pháp về chế độ làm việc và nghỉ ngơi

107

4.3.4

Nhóm giải pháp về đảm bảo an ninh, an toàn cho nhân

107

viên y tế thực hành nhiệm vụ
4.3.5

Củng cố công tác quan lý và chăm sóc sức khỏe cho nhân

108


viên y tế.
KẾT LUẬN

110

KIẾN NGHỊ

120

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC (BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU)


DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

1. Nguyễn Thị Hoà, Nguyễn Anh Tuấn, Trịnh Huy Toàn và Trịnh Tố
Tâm (2017), “Thực trạng sức khoẻ, bệnh tật của nhân viên y tế tại một số
bệnh viện thuộc Sở Y tế Hà Nội (2015 – 2016)”, Tạp chí Y học Cộng
đồng, Số 38 tháng 5+6/2017, tr 74 – 78.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhân lực y tế được coi là một thành phần rất quan trọng của hệ thống y tế,
là yếu tố chính bảo đảm hiệu quả và chất lượng dịch vụ y tế. Quan điểm chỉ đạo
của Đảng đã thể hiện rõ nhân lực y tế cần được quan tâm tuyển dụng, đào tạo,
sử dụng và đãi ngộ đặc biệt [1].

Nguồn nhân lực trong ngành y tế có vai trị quan trọng vì liên quan trực
tiếp đến tính mạng người bệnh, sức khỏe của nhân dân. Môi trường và điều kiện
lao động, làm việc của ngành y tế rất đa dạng, phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ
có thể ảnh hưởng đến sức khỏe (SK) của nhân viên y tế (NVYT), nhất là NVYT
làm việc trong môi trường bệnh viện (BV). NVYT trong các BV thường phải
làm việc với cường độ lớn, còn phải tham gia trực chuyên mơn 24/24 giờ liên
tục, thường xun [2]. Vì vậy, nguy cơ NVYT bị lây nhiễm các bệnh liên quan
đến nghề nghiệp là rất cao, ngồi ra cịn gặp những rủi ro nghề nghiệp như bị
bệnh nhân (BN), người nhà BN đe doạ, hành hung gây thương tích về tinh thần
và thể chất…
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình
Dương có đến 160 triệu người bị nhiễm virut viêm gan B và gây nên 360.000 ca
tử vong mỗi năm. Do đó, NVYT tham gia chăm sóc cho các đối tượng trên có
nguy cơ bị nhiễm vi rút viêm gan B, C cao hơn gấp nhiều lần so với những
người khác trong cộng đồng [3].
Ở Việt Nam, năm 2003 có 63 người mắc SARS chủ yếu là NVYT và khách
thăm BN ở BV Việt Pháp, có tới 58,7% trường hợp là NVYT bị bệnh do tiếp xúc
với BN, trong đó: y tá, hộ lý chiếm tỷ lệ cao nhất (62,2%), đến bác sỹ (24,3%). Có
3 bác sỹ và 2 y tá tử vong, đều là nhân viên BV Việt – Pháp [4].


Một nghiên cứu tại 6 BV khu vực Hà Nội (2012) cho thấy: tỷ lệ NVYT bị
tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn trong 12 tháng là 64,8%. Vị trí bị tổn
thương do vật sắc nhọn nhiều nhất là ở bàn tay và ngón tay (94,5%). Các trường
hợp tổn thương do vật sắc nhọn có thể phơi nhiễm với BN HIV (3,9%), BN
HBV/HCV (7,8%). Đáng lưu ý là có 52,8% NVYT ở các BV khơng hề có thơng
tin gì về BN mà họ tiếp xúc khi xảy ra tổn thương [5]
Trong thời gian qua Chính phủ, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan đã
ban hành nhiều chế độ, chính sách đối với NVYT như chế độ phụ cấp đặc thù
nghề nghiệp, chế độ phụ cấp chống dịch, chế độ phụ cấp trực, vv... Các chế độ,

chính sách đã góp phần quan trọng trong cơng tác chăm sóc bảo vệ SK cũng như
phòng chống bệnh nghề nghiệp cho NVYT. Theo Thống tư số 15/2016/TTBYT, ngày 15/5/2016 của Bộ Y tế, ngành Y tế có 7/34 bệnh nghề nghiệp được
bảo hiểm [50].
Đã có một số nghiên cứu về điều kiện lao động và SK nghề nghiệp cho
người lao động nói chung, nhưng nghiên cứu về chế độ, chính sách đối với
NVYT thì rất ít đề tài đề cập đến.
Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng sức khoẻ và
thực hiện chế độ chính sách đối với nhân viên y tế tại một số bệnh viện của
Hà Nội” với các mục tiêu:
1) Đánh giá thực trạng sức khoẻ của nhân viên y tế tại một số bệnh viện
công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội, năm 2015 - 2016.
2) Đánh giá việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhân viên y tế tại
một số bệnh viện nghiên cứu.
3) Đề xuất giải pháp cải thiện sức khoẻ, chế độ chính sách cho nhân
viên y tế làm việc tại các bệnh viện nghiên cứu.


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ CỦA
NHÂN LỰC Y TẾ

1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm về sức khỏe
Theo định nghĩa về sức khoẻ của WHO: "Sức khoẻ (Health) là một trạng
thái thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ khơng chỉ đơn thuần là
khơng có bệnh tật".
Đó chính là: các yếu tố về thể lực, thể chất và tâm thần của SK gắn liền
với hoạt động xã hội, trong lao động sản xuất, phát triển xây dựng và sáng tạo.
Xã hội phát triển, nhu cầu nghề nghiệp, tính chất cường độ lao động địi hỏi sự

phù hợp và đáp ứng của SK. Khi lao động với cường độ cao, tiêu hao nhiều
năng lượng thì địi hỏi con người phải có SK và thể lực (sức mạnh, sức nhanh,
sức bền...), thể chất là chức năng tim mạch, hô hấp tốt. Trong lao động sáng tạo,
phát minh địi hỏi con người phải có hệ thần kinh nhanh nhạy và khả năng tư
duy tốt [6].
1.1.1.2. Khái niệm nhân lực y tế
WHO đã đưa ra định nghĩa: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những người
tham gia chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khoẻ”. Theo đó, nhân
lực y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế, người làm công tác quản lý
và cả nhân viên giúp việc mà không trực tiếp cung cấp các dịch vụ y tế [2].
Ở Việt Nam các nhóm đối tượng được coi là “Nhân lực y tế” sẽ bao
gồm các cán bộ, NVYT làm công tác chun mơn y, dược, kể cả những người
khơng có trình độ chun mơn y dược như kế tốn, lái xe, nhân viên tin học,


KTV trang thiết bị y tế, cán bộ BHYT,…thuộc biên chế và hợp đồng đang làm
trong hệ thống y tế cơng lập (bao gồm cả qn y) hay ngồi cơng lập đang tham
gia vào các hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ CSSK nhân dân [2].
1.1.1.3. Khái niệm về bệnh viện
* Định nghĩa bệnh viện:
Năm 1957, WHO đã định nghĩa: “Bệnh viện là một bộ phận không thể
tách rời của một tổ chức xã hội và y tế, chức năng của nó là chăm sóc sức khoẻ
tồn diện cho nhân dân, cả phòng bệnh và chữa bệnh; dịch vụ ngoại trú của bệnh
viện phải vươn tới cả gia đình và mơi trường cư trú. Bệnh viện (BV) cịn là
trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu xã hội học” [7].
* Phân loại bệnh viện Việt Nam:
Căn cứ vào quy mô và tổ chức, Thông tư số 23/2005/TT-BYT năm 2005
của Bộ Y tế, quy định BV được phân làm 5 hạng: BV hạng đặc biệt; BV hạng I;
BV hạng II; BV hạng III; BV hạng IV [7].
Các BV huyện và một số BV Bộ, ngành có quy mô từ 30 -150 giường

bệnh được tổ chức như quy định đối với BV đa khoa hạng III. Các BV khu vực
thuộc tỉnh/thành phố và một số BV Bộ ngành có quy mơ từ 150 -400 giường
được tổ chức trên cơ sở BVĐK hạng II. Các BV Trung tâm tỉnh/ thành phố với
300- 700 giường có thể tổ chức khoa phòng như với BVĐK hạng II hoặc I. BV
Trung ương có quy mơ 500 -1500 giường được tổ chức khoa phịng như BV
hạng I và có thể tổ chức các khoa mang tính chuyên khoa sâu theo sự phát triển
của mỗi BV. BV hạng đặc biệt có quy mơ từ 1.200 giường trở lên và đạt 5 tiêu
chí xếp hạng BV hạng đặc biệt tại mục II [7].
1.1.1.4. Khái niệm nguy cơ và yếu tố nguy cơ
Theo Ropeik và Grey (2002): “Nguy cơ được định nghĩa là xác suất mà
việc phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ sẽ để lại một hậu quả xấu”.
Yếu tố nguy cơ (Hazard) là một chất, một vi sinh vật, một yếu tố… có khả
năng gây ra tác động tiêu cực lên sức khỏe nếu có sự tiếp xúc


Bản chất các yếu tố nguy cơ có thể là: Các yếu tố vật lý, hóa học, sinh vật; Các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, địa lý, sinh lý...Có nghĩa là nguy cơ thường
phụ thuộc vào xác suất xảy ra sự kiện, hậu quả khi xảy ra sự kiện, mức độ độc
hại của chất/ yếu tố phơi nhiễm và mức độ phơi nhiễm [8].
1.1.2. Tính chất đặc thù của nhân lực y tế
Nghị quyết số 46/NQ-TW, ngày 23/02/2005, của Bộ Chính trị đã nêu rõ
nguyên tắc chỉ đạo nguồn nhân lực y tế (NLYT), cụ thể là “Nghề y là một nghề
đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt…” [1]. Để
đổi mới quản lý nhà nước về nguồn NLYT, cần có nhận thức đúng về tính đặc
thù của nguồn NLYT. Hoạt động của ngành y tế liên quan trực tiếp đếÝTK
nhân dân, tính mạng người bệnh và địi hỏi nhiều lao động
Nguồn nhân lực trong ngành y tế có vai trị quan trọng vì liên quan trực
tiếp đến tính mạng người bệnh, SK của nhân dân, chất lượng cuộc sống, chất
lượng nguồn nhân lực phục vụ công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Việc
cung ứng các dịch vụ y tế theo từng người bệnh về bản chất đòi hỏi sử dụng
nhiều lao động. Trong cung ứng mỗi dịch vụ y tế, ít nhất cần có sự tiếp xúc

riêng trực tiếp giữa NVYT và người bệnh. Trong những ca phức tạp có thể cần
tới cả một kíp (tập thể) NVYT với các thành phần khác nhau dành riêng cho
việc chăm sóc cho một người bệnh. Thậm chí có những ca đơn giản nhưng vẫn
cần hàng loạt các dịch vụ kỹ thuật, chun mơn khác nhau phối hợp chăm sóc
cho một người bệnh. Vì vậy, bản chất của việc cung ứng dịch vụ y tế đòi hỏi
một lực lượng NLYT đủ lớn, và bất chấp nguồn chi trả, tỷ lệ tương đối lớn
ngân sách CSSK cần được dành cho NLYT. Việc đầu tư cho nguồn NLYT rất
có ý nghĩa về mặt kinh tế và xã hội, và cũng như việc đầu tư vào lĩnh vực khác,
khi đầu tư vào NLYT cần bảo đảm rằng nguồn lực này được sử dụng hợp lý và
tránh lãng phí. Nhân lực trong ngành y tế thường phải làm việc với cường độ
lớn (đôi khi liên tục 24/24 giờ; nhất là ở các BV quá tải); môi trường làm việc


độc hại (dịch bệnh, truyền nhiễm, phóng xạ,…) Chính vì thế họ cần được đãi
ngộ đặc biệt [2].
1.2. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE, BỆNH TẬT VÀ ĐẶC ĐIỂM NGHỀ NGHIỆP
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ

Lao động của NVYT là lao động đặc thù, đối tượng lao động của họ là
người bệnh, những người đang có vấn đềÝTK, tâm thần hoặc mắc bệnh truyền
nhiễm có khả năng lây nhiễm cao, những BN tâm thần, trầm cảm, hoang tưởng
có thể làm hại NVYT bất kỳ lúc nào.
Nghiên cứu của Prüss - Üstün A, Rapiti E, Hutin Y, trong năm 2000 trên
tồn thế giới có 16.000 người nhiễm HCV, 66.000 người nhiễm HBV và 1.000
người nhiễm HIV, có một tỷ lệ khơng nhỏ NVYT cũng mắc bệnh này do tiếp
xúc nghề nghiệp qua các vết thương da như 39% NVYT nhiễm HCV, 37%
NVYT nhiễm HBV và 4,4% nhiễm HIV ở NVYT do nghề nghiệp. Vì vậy phơi
nhiễm nghề nghiệp do tổn thương qua da là nguồn đáng kể gây các lây nhiễm
bệnh với các mầm bệnh đường máu ở các NVYT chăm sóc[9].
Nghiên cứu Fredrick Kateeraa, Timothy D. Walkerb,c, Leon Mutesac và

cộng sự [10] từ 10/2013-12/2013 thì Viêm gan B (HBV) và viêm gan C (HCV)
là những thách thức y tế cơng cộng tồn cầu quan trọng với NVYT nguy cơ phơi
nhiễm cao, vì vậy họ đã tiến hành nghiên cứu cắt ngang về tỷ lệ hiện nhiễm
viêm gan B và C trong NVYT tại BV đại học ở Rwanda trên 378 NVYT, kết
quả cho thấy tỷ lệ HBsAg (+) là 2,9% (11/378; 95% CI: 1,9-4,6%) và anti-HCV
dương 1,3% (5/378; 95% CI: 0,7-2,7%). tiếp xúc nghề nghiệp với máu đã được
báo cáo trong năm 57,1% (216/378).
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Tập tại 3 BV của TP. Hải Phòng (2012),
cho thấy: tỷ lệ nhiễm HBV chung của 3 BV là 14,8%, tỷ lệ này tăng dần theo
nhóm tuổi và tương đồng nhau ở hai giới nam và nữ (14,5% so với 14,9%). Tỷ
lệ nhiễm HBV cao nhất ở khoa lây (46,2%). Các khoa có tỷ lệ nhiễm tương đối
cao là Hồi sức cấp cứu – mổ (27,3%), XN (24,2%), sản (18,3%). Nguy cơ nhiễm


HBV của đối tượng tiếp xúc trực tiếp cao hơn gấp 1,67 lần so với đối tượng tiếp
xúc gián tiếp. [11].
Nguyễn Tùng Linh, Trương Quang Dũng và CS nghiên cứu trên 1782
nhân viên y tế công tác ở các BV trong ngành quân y cho thấy: trong khi hoạt
động nghề nghiệp, có nhiều NVYT phải lao động ở tư thế bất lợi như 50,7% ở tư
thế đứng > 50% thời gian lao động, chỉ có 38,2% lao động ở tư thế ngồi > 50%
thời gian lao động, ngồi ra cịn tư thế cúi, tư thế xoay...các yếu tố này có thể
ảnh hưởng đến SK của NVYT [12].
Từ năm 2004 – 2006, Nguyễn Thị Bích Diệp, nghiên cứu tại 100 cở y tế
thuộc hệ điều trị của tất cả các tuyến (BV tuyến Trung ương (4.840 NVYT), BV
tuyến tỉnh (2.325 NVYT), BV tuyến huyện (881 NVYT) và trạm y tế xã (216
NVYT). Tổng số: 8.262 NVYT. Kết quả cho thấy: [13]
+ NVYT tự đánh giá về tình trạng SK hiện tại: cảm thấy SK tốt (24%), SK
trung bình (73,7%), yếu (2,3%).
+ Có 28,4% bị ốm trong 1 tháng qua tính từ trước ngày điều tra, trong đó
ho, cảm cúm chiếm tỷ lệ cao nhất (13,5%). Đáng chú ý là có 0,3% đang bị bệnh

viêm gan vi rút.
+ Có 28,6% cho rằng đang mắc các bệnh mạn tính, trong đó cao nhất là
loét dạ dày, tá tràng (96,2%).
+ Có 17,2% cho rằng bản thân đã từng bị lây bệnh tại nơi làm việc là BV,
cơ sở điều trị, trong đó các bệnh bị lây gồm: Bệnh hô hấp: 8% (SARS 0,75%;
Lao 2,2%; viêm phổi 1,9%…); Bệnh lây qua đường máu: 6,1% (Sốt rét 0,1%;
Phơi nhiễm HIV 0,3%; Viêm gan B 1,2%...); Bệnh đường tiêu hoá: 2,9% (Tả
0,1%; Lỵ 0,8%; Viêm gan A 0,1%...); các bệnh lây nhiễm khác (4,4%).
+ Tỷ lệ NVYT bị lây nhiễm bệnh theo chức danh chuyên môn: Bác sĩ
(20,8%), Dược sĩ (10,8%), Y tá/điều dưỡng (16,7%), Hộ lý (13,9%), Kỹ thuật
viên (14,6%), khác 12,4%.


+ Tỷ lệ NVYT bị lây nhiễm bệnh theo chuyên khoa: Khoa/phòng khám
bệnh (20,1%), Ngoại, GMHC (13,5%), HSCC (23,7%), Sản (10,5%), Nhi
(22,5%), Ung bướu (15,7%), Tâm thần (97,7%), Truyền nhiễm (25,3%), Xét
nghiệm (17,2%), Chẩn đoán chức năng (16,7%).
+ Tỷ lệ NVYT bị tổn thương do vật sắc nhọn là 57,3%.
+Tình hình sức khoẻ và bệnh tật của NVYT qua khám lâm sàng:
Bảng 1.1. Phân loại sức khoẻ NVYT qua khám lâm sàng (n = 1.087)
TT
1
2
3
4
5

Phân loại sức khoẻ
Số lượng (SL)
Tỷ lệ (%)

Loại I
220
20,2
Loại II
556
51,1
Loại III
273
25,1
Loại IV
33
3,0
Loại V
5
0,5
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bích Diệp, tr 82 [13]).
NVYT hệ điều trị chủ yếu có sức khỏe loại I và loại II (71,3%). Tuy

nhiên, vẫn có sức khỏe loại IV và loại V (3,5%)
Bảng 1.2. Tình hình mắc bệnh ở NVYT (n = 1.547)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15

Tên bệnh
Số lượng (SL)
Tỷ lệ (%)
Răng hàm mặt
631
40,8
Tai mũi họng
573
37,0
Mắt
428
27,7
Tiêu hố
130
8,4
Da
110
7,1
Tim mạch
84
5,4
Thần kinh
79

5,1
Cơ xương khớp
75
4,8
Hơ hấp
58
3,7
Gan mật
27
1,7
Ngoại
70
4,5
Sản khoa
123
9,0
Tiết niệu
10
0,6
Nội tiết
29
1,9
Bệnh khác
16
1,0
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bích Diệp, tr 84 [13]).


Ngồi tỷ lệ các bệnh thơng thường mắc cao chung như bệnh Răng hàm
mặt 40,8%, Tai mũi họng 37,05, Mắt 27,7% thì NVYT cũng có một tỷ lệ đáng

kể mắc các bệnh tiêu hóa 8,4%, da 7,1%, tim mạch 5,4%, hô hấp 3,7%.
Bảng 1.3. Kết quả xét nghiệm máu ở NVYT (n = 1.547)
TT

Tên bệnh

Số lượng (SL)

Tỷ lệ (%)

1

Hồng cầu giảm (n = 559)

55/500

11,0

2

Bạch cầu giảm (n = 557)

39/500

7,8

3

Bạch cầu tăng (n = 557)


35/500

2,6

4

GOT tăng (n = 648)

69/585

11,8

5

GPT tăng (n = 649)

71/585

12,1

6

HbsAg (+) (n = 689)

134/611

21,9

7


HIV (+) (n = 626)

0/556

0

8

IFA (+) (n = 82)

0

0

9

Mantoux (+) (n = 50)

2/34

5,9

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bích Diệp, tr 85 [13]).
Có nhiều loại nguồn bệnh như: BN, các dụng cụ y tế, môi trường ô
nhiễm...NVYT trực tiếp tiếp xúc với BN nên nguy cơ bị lây nhiễm bệnh rất cao.
Việc lây nhiễm các nhóm bệnh lây truyền qua đường máu, đường hơ hấp, đường
da và niêm mạc...có thể gặp ở bất cứ cơ sở KCB nào. Tỷ lệ NVYT đã từng mắc
bệnh liên quan đến nghề nghiệp là 15,7%, nhóm NVYT có tỷ lệ mắc bệnh cao
nhất là khoa truyền nhiễm 24,5%; khoa giải phẫu bệnh, pháp y là 19,4%; các
khoa nội, nhi, khám bệnh là 20,8% [14]. Nguy cơ bị lây nhiễm bệnh thường rất

cao tại các nước đang phát triển và các bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ trọng cao.
Năm 2003 tại Singapore, dịch Sars đã lan rất nhanh trong phạm vi NVYT, BN,
khách thăm BV và những người thân của họ với 238 người nhiễm Sars và 33
người tử vong, trong số 84 ca bệnh là NVYT (42%): 49 người là y tá, 13 là bác


sỹ và 22 là những người làm công việc khác (người phục vụ, KTV chụp X
quang, người quản lý, phu khuân vác và người giám sát công việc lau dọn) [4].
Nghiên cứu của Salih Hosoglu, Zana Ahmad, Mohammed Sami Tahseen
và cộng sự tại Iraq về tỷ lệ tiếp xúc nghề nghiệp trong NVYT năm 2010, Tổng
cộng có 177 người tham gia bao gồm 57 y tá / hộ sinh (32,2%), 59 bác sĩ
(33,3%), 27 nhân viên trong phịng thí nghiệm (15,3%), và 34 y công / nhân
viên khác (19,2%) từ 7 BV. Kết quả: 67,8% số người tham gia báo cáo ít nhất
một lần đã có tiếp xúc nghề nghiệp trong năm qua [15].
Đặc biệt các nhóm bệnh lây truyền qua đường hô hấp như: Sars, lao, sởi,
cúm...là những bệnh có khả năng lây truyền cao, khó phịng chống vì nhiều lý
do, trong đó phải kể đến lý do quan trọng là chất lượng trang thiết bị phòng hộ
đặc biệt là khẩu trang khơng đảm bảo tiêu chuẩn có thể ngăn cản mầm bệnh,
trong đó khẩu trang vải được sử dụng phổ biến ở Hà Nội (50%) tỷ lệ sử dụng
khẩu trang vải ở NVYT BV trong 8 giờ làm việc là 50%. NVYT vừa đeo khẩu
trang phẫu thuật và khẩu trang vải trong khi làm việc chiếm 31,6%, khẩu trang
vải và khẩu trang N95 là 2,2% và kết hợp 3 loại khẩu trang (vải, phẫu thuật,
N95) là 1,6% , tuy nhiên việc sử dụng khẩu trang vải thường xuyên và liên tục là
33,9% [16].
Việc tiếp xúc với các bệnh phẩm như máu, các sản phẩm của máu, phân,
nước tiểu...Các bệnh có khả năng lây truyền qua đường máu, qua các vết xước
tổn thương da như viêm gan B, HIV...cũng là tác nhân bệnh lý thường gặp ở các
khoa truyền nhiễm, XN, huyết học truyền máu, các NVYT làm việc trong các
phịng thí nghiệm, viện nghiên cứu. Nghiên cứu của Phạm Cơng Chính, Nguyễn
Quốc Anh năm 2015 tại BV đa khoa trung ương Thái Nguyên cho thấy, có

71,14% NVYT thường xuyên tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, phơi nhiễm xảy ra
nhiều nhất ở NVYT khối Ngoại – Sản (89,07%) [17].
Nghiên cứu trên nhóm NVYT làm việc tại BV giảng dạy phía bắc Thái
Lan, cho thấy: khả năng lây truyền các mầm bệnh qua đường máu do tổn thương


bởi vật sắc nhọn qua da và niêm mạc vẫn diễn ra hàng ngày, mặc dù đã phát
triển và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tại các cơ sở y tế. Nghiên cứu của
Darouiche M.H., Chaabouni T., Hammami K.J., Akrout F.M., Abdennadher M
và CS tại BV Trainee (2005 – 2009) cho thấy, trong 593 trường hợp được thơng
báo có tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của BN có 74,4% là bác sỹ, y tá, KTV y
tế, cịn lại 25,6% trường hợp là NVYT khác. Cơ chế tiếp xúc với máu và dịch cơ
thể thường là do bị kim đâm vào bàn tay (86,8%), khuôn mặt (4,3%) và chân
(1,4%) [18].
Nghiên cứu khác tại hai trường đại học ở Nigeria về các yếu tố phơi
nhiễm nghề nghiệp liên quan đến tiếp xúc với máu và dịch cơ thể trong NVYT,
cho thấy trong số 290 NVYT tham gia nghiên cứu, có 75,8% đã từng tiếp xúc
trực tiếp da với vết thương có máu; 44,7% tiếp xúc với kim tiêm của BN, 32,9%
từng bị tổn thương da do các vật sắc nhọn [19].
Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Với đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hội
ở Việt Nam hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường BV là vấn đề không tránh
khỏi. Đặc biệt ô nhiễm môi trường BV hay gặp ở các khoa truyền nhiễm, khoa
khám bệnh, khoa xét nghiệm...Vì vậy, NVYT làm việc tại đây cũng có nguy cơ
cao sẽ bị lây bệnh khi phải thường xuyên tiếp xúc với BN, bệnh phẩm, môi
trường ô nhiễm. Trong khi điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của các BV
còn thiếu, đặc biệt là ở những BV xây dựng lâu năm, các phương tiện trang thiết
bị phòng hộ cá nhân còn chưa đầy đủ, chất lượng kém như: găng tay, khẩu trang,
kính... Nhiên cứu của Nguyễn Thị Thu Dung (2012), cho thấy: Ở các mẫu khơng
khí, mẫu quệt tăm bơng đều tìm thấy sự có mặt của vi khuẩn lao; khu vực X
quang có tỷ lệ dương tính cao nhất 7/17 mẫu, sau đó đến khu vực XN 9/27 mẫu

dương tính, thứ ba là khu vực điều trị và phòng BN với 13/56 mẫu, thứ tư là khu
vực khám bệnh với 1/12 mẫu [20].
+ Tiếp xúc với bức xạ: Kỹ thuật có sử dụng bức xạ ion hóa như chiếu chụp
Xquang, cắt lớp vi tính, xạ trị...Đối với những người nhận liều chiếu xạ thấp


nhưng trong thời gian dài như các NVYT làm việc trong môi trường khoa X
quang, xạ trị và y học hạt nhân thì có thể bị cả những tổn thương sớm và hiệu
ứng muộn gây ra bởi bức xạ ion hóa, tia X, sóng điện từ trong mơi trường làm
việc như: các bất thường trong công thức bạch cầu, các bất thường bệnh lý ở
da... Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hòa ở NVYT đang làm việc tại các khoa X
quang, xạ trị ung thư và y học hạt nhân tại các cơ sở y tế tỉnh Thái Nguyên: tỷ lệ
bất thường dòng bạch cầu đa nhân và mono ở mức cao tương tự nhau (71%),
tiếp theo là bất thường dòng bạch cầu lympho (55,6%) và ưa acid (34,4%).
NVYT bức xạ bị mắc một số chứng bệnh ở hệ thống tâm, thần kinh gặp nhiều
nhất (36,9%), hệ vận động (28,6%), bệnh ở da (25,3%) [21].
+ Stress trong quá trình làm việc ở NVYT: đối tượng lao động, phục vụ
của cán bộ y tế chính là con người, đặc biệt là BN, những người thường xuyên
chịu đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Trong nhiều trường hợp, NVYT phải
làm việc trong trạng thái lao động khẩn trương, căng thẳng, tinh thần trách
nhiệm cao...Bên cạnh đó, do nhu cầu KCB của nhân dân ngày càng cao, điều
này càng làm cho áp lực căng thẳng đối với NVYT.
Nghiên cứu Trần Thị Phương về thực trạng stress nghề nghiệp ở nhân
viên điều dưỡng tại Trường đại học Y Hà Nội (2012) cho thấy: 100% Nhân viên
điều dưỡng bị stress nghề nghiệp ở các mức độ khác nhau; trong đó 18,4% số
nhân viên bị stress ở mức thường xuyên, 67,7% thỉnh thoảng bị stress trong
công việc; Nhân viên điều dưỡng khoa hồi sức cấp cứu có mức độ stress cao
(63,8%), điều dưỡng chuyên ngành lao (62,5%); thấp nhất là chuyên ngành
YHCT (15,8%) [22].
1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE NHÂN VIÊN Y TẾ


+ Yếu tố sinh học: Các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus ...có thể
gặp ở các cơ sở khám bệnh, nhất là ở khoa truyền nhiễm, khoa khám bệnh, khoa
XN. Mầm bệnh lây truyền qua đường máu: phơi nhiễm và lây nhiễm các tác
nhân gây bệnh qua đường máu có nguy cơ rất cao ở NVYT, cho đến nay đã có


hơn 20 loại tác nhân gây bệnh qua đường máu. Phơi nhiễm với các bệnh lây
truyền qua đường máu xảy ra do kim hoặc do các vật sắc nhọn bị dính máu/ dịch
tiết của người bệnh đâm phải hoặc do mắt, mũi, miệng, da không lành lặn tiếp
xúc với máu/ dịch tiết của người bệnh. Trong đó, chủ yếu qua tổn thương do
kim, vật sắc nhọn. Ngoài ra, máu, chất tiết và chất bài tiết cịn có thể từ mơi
trường và dụng cụ bị nhiễm truyền qua niêm mạc, da không lành lặn vào người
bệnh và NVYT [23].
Các rủi ro nghề nghiệp: nguy cơ này thường thấy ở các bệnh viện, NVYT
có nguy cơ lây nhiễm cao các bệnh lây truyền qua đường máu, nguyên nhân liên
quan đến vết thương do dụng cụ sắc nhọn đâm, nhất là các NVYT đang làm việc
tại các khoa phẫu thuật, phòng mổ, nơi chăm sóc BN HIV/AIDS. Phạm Cơng
Chính, phỏng vấn trực tiếp 537 NVYT cho thấy: khối chuyên Ngoại-Sản có số
NVYT tiếp xúc với máu và dịch thể chiếm tỷ lệ cao nhất. Do đó, nguy cơ phơi
nhiễm hoặc bị phơi nhiễm nghề nghiệp đối với HIV của các NVYT khối Ngoại sản chiếm tỷ lệ cao nhất (89,07%) so với các khối chuyên khoa khác (khối
chuyên khoa Nội-Nhi chiếm 27,61%) [17].
Nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp đối với NVYT: tai nạn rủi ro nghề
nghiệp do kim tiêm và các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất cứ bộ
phận nào trên cơ thể của NVYT và làm cho NVYT đứng trước nguy cơ phơi
nhiễm cao như: HBV (kim xuyên da) 22-40% , HCV (kim xuyên da) 10%, HIV
(kim xuyên da) 0,3%, HIV (niêm mạc) 0,09%, HIV (da không lành lặn) < 0,01%
[24].
Nguyễn Thị Thúy Linh, Nguyễn Minh Sang và CS (2011), nghiên cứu rủi
ro nghề nghiệp của các bác sỹ lâm sàng tại Hà Nội cho thấy: Tỷ lệ bác sỹ gặp rủi

ro là 69%, trong đó vật sắc nhọn đâm vào là 46,1%, stress liên quan trực tiếp
đến công việc là 41,9%, mắc bệnh lây truyền đường hô hấp là 40,5%, và bị BN,
người nhà BN đe dọa tấn công là 35,9% [25].


Mashoto K.O., Mubyazi G.M., Mushi A et al năm 2012, nghiên cứu trên
401 NVYT cho thấy: 96,3% NVYT cho rằng họ có nguy cơ tiếp xúc nghề
nghiệp với HIV, khả năng tiếp xúc với HIV thông qua các tổn thương, tai nạn từ
những vật sắc nhọn như kim tiêm, kéo và dao hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu,
dịch cơ thể của bệnh nhân HIV…[26].
Julienne S.N., Jerome.A., Bonaventure.J., Dora.M et al năm 2013 tại
Cameroon kết quả cho thấy: trong số 150 NVYT đã được phỏng vấn, có 36,7%
cho biết đã từng tiếp xúc với máu và dịch cơ thể ít nhất một lần trong trước 3
tháng, trong đó: 43,6% khơng được chủng ngừa HBV, 7,3% không được đeo
găng tay trong tai nạn và 41% các tổn thương xảy ra trên da bị tổn thương [27].
Kết quả điều tra tình hình nhiễm virut viêm gan B trên 694 NVYT tại một
số tỉnh miền Trung nước ta cho thấy: tỷ lệ các dấu ấn miễn dịch của HBV trong
nhóm nghiên cứu rất cao, tỷ lệ nhiễm HbSAg là 17,6%, tỷ lệ có Anti – HbS là
52,9% và tỷ lệ nhiễm HBV là 70,5%, NVYT làm việc tại BV tuyến tỉnh có
nguy cơ nhiễm HBV cao gấp 1,5 lần so với BV huyện [28].
Các nhóm bệnh lây truyền qua đường hơ hấp là nhóm bệnh khá phổ biến
và rất dễ lây do yếu tố truyền nhiễm nằm ở trong khơng khí, chỉ cần tiếp xúc với
người bệnh trong thời gian ngắn là có thể lây bệnh. Khi người bệnh ho, hắt hơi
hoặc làm những thủ thuật xâm lấn vào đường thở nhằm hỗ trợ hô hấp như hút
đờm, máy thở, nội soi đường thở. Khi những người bệnh này ho, hắt hơi sẽ làm
bắn ra những giọt bắn có chứa mầm bệnh có kích thước rất nhỏ, những hạt này
bay ra mơi trường xung quanh sẽ lơ lửng trong khơng khí, và khi khơ đi chúng
trở nên rất nhẹ, có thể bay đi rất xa, nếu chúng ta hít phải nó có thể đi vào trong
đường thở, vào tận phổi và gây bệnh. Vì vậy nhân viên y tế làm việc trong các
mơi trường có bệnh nhân bị bệnh lây truyền qua đường hô hấp sẽ dễ bị lây

nhiễm bệnh từ bệnh nhân. Những bệnh lây qua đường này bao gồm 3 nhóm
bệnh chính là lao, sởi và thủy đậu [23]. Nghiên cứu của Grobler L., Mehtar S.,
Adams K., Babatunde S. và CS (2016) cho thấy: NVYT chuyên ngành lao có


khả năng bị lây bệnh cao hơn so với cộng đồng xung quanh và dân số nói chung
do thường xuyên phải tiếp xúc trong môi trường rất nhiều vi khuẩn [29].
Nguyễn Thị Thu Dung về Thực trạng lây nhiễm lao ở Bệnh viện Lao và
Bệnh Phổi Thái Bình, cho thấy: kết quả phản ứng Mantoux dương tính ở nhân
viên BV Lao và Bệnh Phổi là 94,1%, trong khi tại BV Tâm thần, có 50% NVYT
có kết quả dương tính với phản ứng Mantoux. Đường kính trung bình của phản
ứng Mantoux nhóm nhân viên Bệnh viện lao và Bệnh Phổi là 16,7±6,4, chỉ số
này của nhân viên Bệnh viện Tâm thần là 10,3±3,2 [[20].
Phơi nhiễm nghề nghiệp của NVYT khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể
của bệnh nhân gây nên các tổn thương ở da và niêm mạc tạo thành nguy cơ lây
truyền mầm bệnh qua đường máu. Nghiên cứu 305 NVYT tại một số BV ở
Kenya cho thấy: 25% NVYT khai báo đã từng tiếp xúc với máu và dịch cơ thể
của BN trong vòng 12 tháng trước đó [30]. Trong 4 năm (2010 - 2013), N
Lakshmi Priya, K Usha Krishnan, G Jayalakshmi, S Vasanthi tại Ấn Độ tiến
hành nghiên cứu phân tích về các phương thức phơi nhiễm nghề nghiệp dẫn đến
nhiễm trùng huyết ở NVYT cho thấy: Phổ biến nhất là tiếp xúc với da (85%),
tiếp theo là niêm mạc (13%) và tiếp xúc trên da cịn ngun vẹn (2%). Các phân
tích về thực hành lâm sàng dẫn đến sự phơi nhiễm nghề nghiệp cho thấy: 45,7%
xảy ra trong quá trình tiếp xúc máu, 24,7% trong phẫu thuật, thực hành lâm sàng
khác liên quan đến phơi nhiễm nghề nghiệp bao gồm kim tiêm (3,8%), sinh thiết
(2,8%) [31].
Nghiên cứu của Gudeta Kaweti và Teferi Abegaz trên 526 NVYT làm
việc tại hai bệnh viện ở Hawassa, Ethiopia năm 2014 cho thấy: có 46% NVYT
đã từng bị tổn thương da khi đang làm việc, 28% trong số họ bị tổn thương trong
vịng 1 năm trước đó nhưng chỉ có 24% số trường hợp được dự phòng lây nhiễm

HIV. Nguyên nhân dẫn đến các tổn thương là do tình hình khẩn cấp (28,6%),
chuyển động đột ngột của BN (23,8%)...[32].


×