Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bài thu hoạch module quản lý bệnh viện và module kinh tế y tế bạo hành nhân viên y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.5 KB, 21 trang )

Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

BẠO HÀNH NHÂN VIÊN Y TẾ

LÊ KHÁNH MÃO
MSSV: 125272062

Tp. HCM, 08/2017
1


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, các cô
trong bộ môn Quản lý bệnh viện và bộ mô Kinh tế y tế Khoa Y - Đại học quốc gia
TP.Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn chúng em trong môn học.
Các thầy, các cô không chỉ cung cấp kiến thức, những vấn đề mới nhất, tiến bộ nhất cả
ở trong nước và quốc tế mà còn giúp chúng em nêu bật lên các vấn đề nổi cộm trong
vấn đề Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế nước ta hiện nay. Không dừng lại chỉ về
chuyên môn, các thầy, các cô còn là những người truyền ngọn lửa đam mê đến với
chúng em, để chúng em sống và học tập hết mình với niềm đam mê được xây dựng trên
nền tảng ấy.


Với lòng biết ơn sâu sắc, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Thế
Dũng, người chủ nhiệm bộ môn tận tình cũng như là người thầy đã không tiếc thời
gian, công sức để đứng lớp giảng dạy, hướng dẫn chúng em từng chút từng chút một, từ
những vấn đề to lớn nhất đến những vấn đề chi tiết nhất của môn học, của cuộc đời
hành nghề y.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tạo điều
kiện, hỗ trợ cho chúng em nơi học tập vừa khang trang vừa có chút gì đó liên kết, gần
gũi hơn với môn học.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốc
gia TP.Hồ Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình, môn học này.
Bởi lẽ những kiến thức chúng em thu thập được từ đây không chỉ đơn giản là lý thuyết
suông mà chúng còn là hành trang quý báu trong suốt cuộc đời hành nghề y của mình,
với mục đích cuối cùng là để nâng cao chất lượng y tế nói chung và hướng đến sự
nghiệp chăm sóc sức khỏe cho toàn xã hội phát triển bền vững.
Với vốn kiến thức bản thân còn hạn chế và nhận thức chưa đạt đến độ sâu sắc
nhất định, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài thu hoạch
này. Kính mong nhận được sự cảm thông cùng những ý kiến đóng góp quý báu từ các
thầy, các cô.
Trân trọng.
TP Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 08 năm 2017

2


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

TÓM TẮT
Trong thời gian học 2 module – module Quản lý bệnh viện và module Kinh tế y
tế -quý thầy cô đã giúp em mở rộng tầm mắt, thấy được nhiều vấn đề nổi trội hiện vẫn

đang tồn tại. Tuy nhiên với thời lượng nội dung cho phép của bài thu hoạch em xin
được trình bày một vấn đề mà em quan tâm nhất đó là về vấn đề Bạo hành nhân viên y
tế.
Sau khi phân tích, vấn đề này dần bộc lộ các khía cạnh phức tạp, tiềm ẩn liên
quan đến nhiều vấn đề khác trong xã hội. Bạo hành nhân viên y tế là hệ quả cấu thành
từ nhiều vấn đề nhỏ hơn: sự đổi mới trong kinh tế y tế, lương công chức, quản lý thông
tin internet, văn hóa-giáo dục, luật pháp…. Bản thân các vấn đề này đã được bắt đầu
giải quyết từ lâu nhưng kết quả vẫn còn bị bỏ ngõ.
Bởi tính phức tạp, cần nhiều công sức và thời gian và sự quan tâm của cộng
đồng mới giải quyết được, cũng như thiếu tính đồng bộ, việc giải quyết vấn nạn bạo
hành nhân viên y tế vẫn cần nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng.

3


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn.

i

Tóm tắt.

ii


Mục lục.

iii

Danh sách hình vẽ.

iv

Danh sách các thuật ngữ viết tắt.

v

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2

2.1/ Quyền của người bệnh theo luật KBCB.

2

2.2/ Nghĩa vụ của người bệnh theo luật KBCB và Luật Bảo vệ sức khỏe

3

nhân dân.

2.3/ Quyền của người hành nghề theo luật KBCB.

4

2.4/ Nghĩa vụ của người hành nghề theo luật KBCB.

5

2.5/ Khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh

6

theo luật KBCB.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG

7

3.1/ Tình hình bạo hành NVYT tế hiện nay ở Việt Nam.
3.2/ Lý giải sự hình thành và gia tăng của bạo hành nhân viên y tế
3.3/ Hệ lụy của bạo hành NVYT

7
7
11

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo

14


4


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

DANH SÁCH HÌNH VẼ

Danh sách hình
Tên hình
Hình 01

Trang
Bác sĩ Dương bị bố bệnh nhi cầm cốc đánh thẳng
vào đầu.

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
5

13


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

NVYT: nhân viên y tế.
KBCB: khám bệnh, chữa bệnh

6



Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
Ngành y là ngành đã có từ lâu đời, đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe cá
nhân và cộng đồng, đóng góp không nhỏ trong quá trình ổn định và phát triển đất nước.
Ngành y chúng ta từ lâu đã chú trọng đến y đức, không ngừng học hỏi qua
những sai lầm trong quá khứ để từ đó phấn đấu, cải thiện chính mình ngày một tốt đẹp
hơn.
Từ lâu, hoạt động của ngành y tế ít khi được dư luận, báo chí nhắc tới. Tuy
nhiên, gần đây ngành y được nhắc đến ở nhiều câu chuyện khác nhau, đáng tiếc, hầu
hết trong số đó là những điều tiêu cực. Bạo lực y tế là một trong những vấn đề nổi cộm
trong số đó. Ngày càng có nhiều vụ có tính chất nghiêm trọng gây nên mối lo lắng về
sức khỏe, tính mạng trong giới NVYT. Hậu quả của nó bao gồm những thương tổn cả
về mặt vật chất lẫn tinh thần, cụ thể là: trang thiết bị y khoa, tổn thương cơ thể, thậm
chí là tính mạng, tổn thương tinh thần, ảnh hưởng đến công tác chuyên môn…
Dù đã gây nhiều bức xúc, dường như chưa có giải pháp nào được đưa ra để giải
quyết vấn đề này. Vì vậy, trong bài luận này em sẽ trình bày vấn đề dưới nhiều góc độ
khác nhau kèm với các dẫn chứng, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình
hiện tại với mong muốn góp phần nào đó để cải thiện, giải quyết mối lo ngại thường
trực này.

7


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1 Quyền của người bệnh theo luật KBCB:

Điều 7. Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực
tế
1. Được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh.
2. Được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy định
chuyên môn kỹ thuật.
Điều 8. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư
1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ
bệnh án.
2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh
đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán,
chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều
trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.
Điều 9. Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.
2. Được tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng.
3. Không bị phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội.
Điều 10. Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro
có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị.
2. Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Được lựa chọn người đại diện để thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ của mình
trong khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 11. Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa
bệnh
1. Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về
các khoản chi trong hóa đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 12. Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
8


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

1. Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc phương pháp điều
trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình, trừ
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.
2. Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng phải cam
kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái
với quy định của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của
Luật này.
Điều 13. Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực
hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6
tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
1. Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi
dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến
chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám
bệnh, chữa bệnh.
2. Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người bệnh, nếu không có
mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
2.2 Nghĩa vụ của người bệnh theo luật KBCB và Luật Bảo vệ sức khỏe nhân

dân:
Điều 14. Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề

Tôn trọng và không được có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính
mạng của người hành nghề và nhân viên y tế khác.
Điều 15. Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình, hợp tác
đầy đủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề, trừ trường hợp quy
định tại Điều 12 của Luật này.
3. Chấp hành và yêu cầu người nhà của mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 16. Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh
Người bệnh có trách nhiệm chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp được
miễn, giảm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bệnh tham gia bảo hiểm y
tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm y tế.
Điều 26 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân: Mọi tổ chức và công dân có trách nhiệm giúp
đỡ, bảo vệ thầy thuốc và nhân viên y tế khi họ làm nhiệm vụ. Luật cũng nghiêm cấm
9


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

hành vi làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của thầy thuốc và
nhân viên y tế trong khi đang làm nhiệm vụ.
2.3 Quyền của người hành nghề theo luật KBCB:

Điều 31. Quyền được hành nghề
1. Được hành nghề theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ
hành nghề.
2. Được quyết định và chịu trách nhiệm về chẩn đoán, phương pháp điều trị bệnh

trong phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề.
3. Được ký hợp đồng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh nhưng chỉ được chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cho một cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.
4. Được tham gia các tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Điều 32. Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
1. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh
mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn
của mình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh
đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này, người
hành nghề vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị
người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
khác.
2. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với
quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.
Điều 33. Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn
1. Được đào tạo, đào tạo lại và cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với trình
độ chuyên môn hành nghề.
2. Được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luật
về y tế.
Điều 34. Quyền được bảo vệ khi xảy ra tai biến đối với người bệnh
1. Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi thực hiện đúng quy
định về chuyên môn kỹ thuật mà vẫn xảy ra tai biến
2. Được đề nghị cơ quan, tổ chức, hội nghề nghiệp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình khi xảy ra tai biến đối với người bệnh
Điều 35. Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề
1. Được trang bị phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động để phòng ngừa,
giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tai nạn liên quan đến nghề nghiệp.
10



Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

2. Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể
3. Trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng, người hành nghề được phép
tạm lánh khỏi nơi làm việc, sau đó phải báo cáo với người đứng đầu cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất.
2.4 Nghĩa vụ của người hành nghề theo luật KBCB:

Điều 35. Nghĩa vụ đối với người bệnh
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy
định tại Điều 32 của Luật này.
2. Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.
3. Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 11 của
Luật này.
4. Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử
ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.
5. Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm
yết công khai theo quy định của pháp luật.
Điều 37. Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp
1. Thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.
2. Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.
3. Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục để nâng cao trình độ
chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
5. Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung
cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này.
6. Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối người
bệnh, đồng nghiệp hoặc vi phạm quy định của Luật này.

7. Không được kê đơn, chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, gợi ý
chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi.
Điều 38. Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp
1. Hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.
2. Bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.
Điều 39. Nghĩa vụ đối với xã hội
1. Tham gia bảo vệ và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.
2. Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành
nghề khác.
11


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

3. Chấp hành quyết định điều động của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định tại
khoản 2 Điều 4 của Luật này.
4. Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thiên
tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
Điều 40. Nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp
Người hành nghề có nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Y tế
2.5

Khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh theo
luật KBCB:

Điều 79. Khiếu nại, tố cáo về khám bệnh, chữa bệnh
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính về khám bệnh, chữa bệnh; việc tố cáo và giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về

khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 80. Tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh
1. Tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh là tranh chấp liên quan đến quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh giữa các đối tượng sau đây:
a) Người bệnh, người đại diện của người bệnh;
b) Người hành nghề.
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh được giải quyết như sau:
a) Các bên tranh chấp có trách nhiệm tự hòa giải về nội dung tranh chấp;
b) Trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa
án theo quy định của pháp luật.
3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh là 05 năm, kể từ
khi sự việc xảy ra.

12


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG
3.1 Tình hình bạo lực y tế hiện nay ở Việt Nam:

Khái niệm Bạo hành nhân viên y tế gồm nhiều hình thức khác nhau từ việc chửi
mắng, sỉ nhục đến các hành vi bạo lực, đe dọa sử dụng bạo lực, biểu tình, đòi tiền bồi
thường cho đến tống tiền nhân viên y tế.
Dường như chưa có nghiên cứu thống kê cụ thể về số lượng, mức độ nghiêm
trọng, nguyên nhân và hậu quả của các hình thức bạo hành nhân viên y tế tại Việt Nam
nhưng xu hướng gia tăng của vấn nạn này là điều rõ ràng.
Theo số liệu gần đây của Cục Quản lý khám, chữa bệnh [1], trong những vụ điển hình

về mất an ninh, trật tự thì đối tượng bị tấn công chủ yếu là bác sĩ (70%) và điều dưỡng
(15%). 90% số vụ việc xảy ra tại trong khuôn viên bệnh viện, trong khi thầy thuốc
đang cấp cứu, chăm sóc cho người bệnh (chiếm tới 60%) và 30% số vụ việc là xảy ra
khi thầy thuốc đang giải thích cho người bệnh, người nhà người bệnh.
Về thực trạng bạo lực y tế hiện nay xin được trích từ PSG.TS NGuyễn Lân Hiếu
- ĐBQH tỉnh An Giang [2]: “Trong thời gian vừa qua, tình hình bạo hành đối với nhân
viên y tế đã gia tăng ở mức báo động. Ví dụ, tính từ năm 2016 đến nay, tại bệnh viện
Bạch Mai đã có 23 vụ phạm pháp, bắt quả tang. Bệnh viện Thanh Nhàn, trong vòng
một năm 2016 có 8 nhân viên y tế bị hành hung.
PSG.TS NGuyễn Lân Hiếu nhận định, những con số đấy thực ra rất nhỏ so với thực tế.
Hiện nay có rất nhiều nhân viên y tế bị hành hung gây thương tích và không được báo
cáo thống kê. Đã có nhân viên y tế bị hành hung, gây thương tích nghiêm trọng, có
những côn đồ manh động vào tận bệnh viện truy sát, cắt cổ, giết người.”
3.2 Lý giải sự hình thành và gia tăng của bạo hành nhân viên y tế:
Ngành y từ lâu đã nhận được sự coi trong xã hội. Ngày xưa bác Hồ có nói : “Người
bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các
chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ
vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của
mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu, câu ấy nói rất
đúng”. Trong dân gian vẫn rỉ tai nhau: Học sinh giỏi phải thi ngành y.
Sự kính trọng đó luôn đi kèm các giá trị đạo đức cao quý, nhận được sự quý trọng
từ mọi người, bất kể giới tính, tuổi tác hay địa vị. Tuy nhiên người được xem là cao
quý thì sẽ sống cuộc đời bạc bẽo, không thể chăm lo đầy đủ cho bản thân và gia đình vì
nhu cầu khám chữa bệnh của người dân là ngày càng tăng trong khi không phải bất cứ
ai trong cộng đồng cũng có thể khoác lên mình chiếc áo trắng. Ai làm ngành y cũng
đều sống như vậy trong suốt chiều dài lịch sử đầy biến động của dân tộc Việt Nam.
Mọi việc bắt đầu thay đổi khi kinh tế thì trường thâm nhập vào trong nước và quan
hệ thầy thuốc bắt đầu được nhìn nhận là quan hệ người bán người mua. Bộ trưởng y tế
13



Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã yêu cầu bác sĩ phải luôn tươi cười, cúi chào bệnh nhân
và còn lập đường dây nóng để người bệnh phàn nàn hay ca ngợi cán bộ y tế. Tuy nhiên,
mức lương thay đổi chậm chạp hơn nhiều so với mức sống hiện nay.
Cần cù, chịu khó là điểm chung của nhân viên y tế. Đây là ưu điểm mà nếu không
có thì khó có thể vượt qua nhiều năm đèn sách, mài dũa trở thành bác sĩ. Nó giúp họ
vượt qua khó khăn của giai đoạn bao cấp khi mà sự nghèo khó của nhân dân, thiếu thốn
trang thiết bị đã tạo nên áp lực to lớn lên những người làm nghề y. Tuy nhiên, hiện nay,
khi nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc, đất nước đã thoát nghèo, nó lại bộc lộ nhược điểm
ngăn cản nhân viên y tế lên tiếng lên khó khăn của mình. Thu nhập thiếu thốn, áp lực
công việc cao làm phát sinh nhiều hậu quả như nạn “phong bì” hay thái độ không lắng
nghe, thậm chí là trịch thượng trước bệnh nhân.
Bất cứ người bệnh nào khi lâm vào cảnh ốm đau đều không dễ để giữ vững được
tinh thần và thậm chí còn có hiện tượng được ghi nhận trong ngành tâm lý học là hiện
tượng thoái lui tâm lý mà ở đó họ như một đứa trẻ bất kể tuổi tác, giới tính, thể trạng
hay địa vị ra sao. Họ dễ mất kiểm soát dẫn đến những hành động bồng bột. Bác sĩ đứng
ở ranh giới sinh tử phải hiểu rõ điều đó và có thái độ không phán xét. Nhờ đó chúng ta
mới có thể yêu thương bệnh nhân và trở thành từ mẫu yêu cả mặt sáng và mặt tối của
họ. Nhưng lòng người khó đoán và đời thì có vạn kiếp, chưa từng trải qua thì không thể
hiểu hết cảm nhận của người khác, do đó không thể tránh được những lúc cáu giận mất
kiểm soát.
Các cơ sở y tế tuyến trung ương luôn trong tình trạng quá tải, có khi một bác sĩ phải
lo một lúc nhiều bệnh nhân nặng, Với áp lực công việc lớn như vậy làm sao mà không
có những biến chứng, những sai sót chuyên môn? Nhiều bác sĩ, nhân viên y tế, đặc biệt
là ở các phòng cấp cứu, khi đứng trước bệnh nhân còn tập thói quen giữ khoảng cách,
dự trù trước đường thoát thân, đầu óc tập trung vào việc nắm bắt dấu hiệu “khả nghi”,
phát hiện hành vi “báo động”…. Với tâm trạng như vậy, làm sao mà luôn ân cần chu

đáo với bệnh nhân được?.
Sai sót trong y khoa là khó tránh khỏi nhưng sự tồn tại của sự cẩu thả của một bộ
phận NVYT là điều không thể chối cãi. Bởi những hệ lụy to lớn từ nó, đây là tính cách
không được phép tồn tại trong ngành. Thế nhưng, mặc dù đã có nhiều biện pháp xử lý,
vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Ngành y là ngành đặc thù phức tạp hơn các ngành khác do đó gây ít nhiều khó hiểu
cho bệnh nhân và thân nhân. Họ có lý do để nghi ngờ sự trung thực của NVYT mỗi khi
có vấn đề xảy ra. Tuy nhiên sự nhạy cảm khi ốm đau, mất mát khiến họ có cái nhìn cực
đoan hơn về ngành y. Một bộ phận không nhỏ người dân cho rằng đã đến với bác sĩ, vô
bệnh viện là sẽ khỏi bệnh nên một khi diễn tiến bệnh không như mong muốn thì mặc
định bác sĩ phải chịu trách nhiệm.
Một điểm đáng nói nữa là tình trạng quá tải không chỉ gây mệt mỏi cho NVYT
mà còn cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân. Những bức xúc, mệt mỏi khi chờ đợi
được khám bệnh, thất vọng khi những thắc mắc không được giải giải đáp cụ thể khiến
14


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

họ khó kiềm chế được cảm xúc và khi có chuyện xảy ra thì họ trút luôn sự bực bội lên
cả NVYT, dù người có lỗi là những người chịu trách nhiệm cho quy trình khám chữa
bệnh.
Sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện nay đã được tận dụng để
khuếch đại những điều tiêu cực nhằm câu view khiến cái nhìn đối với nhân viên y tế bị
đảo ngược. Một bộ phận không nhỏ nhà báo tạo nên scandal, thậm chí bẻ cong sự thật
hùa theo dư luận để kiếm sống. [3] Vụ cô giáo Hồ Thị Thảo (SN 1982) trú tại Làng
Cúng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang bị liệt nửa người sau khi tiêm tại
khoa Y học cổ truyền được báo Lao Động phản ánh đã gây nhiều bức xúc trong ngành
y. Nhà báo này đã dùng các câu như “BV khăng khăng bệnh nhân bị giảm vận động

trước khi tiêm” để chỉ mũi rìu của dư luận vào bác sĩ. Cho đến nay, gần một tháng kể từ
ngày đăng, sau khi đã được minh oan, bài báo này vẫn chưa được báo Lao Động gỡ
xuống. Thật buồn là dư luận dễ dàng tin vào những bài báo này, còn cơ quan chức năng
chịu trách nhiệm kiểm soát thông tin lại làm ngơ trong một thời gian dài. Với mỗi bài
báo đăng lên như vậy là một lần người ta lại nghi vấn về tài năng, đạo đức, thái độ của
y bác sĩ. Tôi nhớ đã từng có thời người dân hùa theo chê trách, nặng lời với cả ngành y
chỉ vì một vài cá nhân sai phạm. Câu nói “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” quả
thực chua chat!. Vì lẽ này mà NVYT luôn có thái độ dè dặt, tạo khoảng cách với báo
chí.
Sự kính trọng, “lớp áo bảo vệ” của nhân viên y tế xuyên suốt lịch sử, bất chấp
mọi thăng trầm đã biến mất. Khi người bệnh, người nhà bệnh nhân đã coi y tế là ngành
dịch vụ và coi mình là khách hàng thì họ bắt đầu ra các yêu cầu được phục vụ như…
Mỹ và nếu không đáp ứng thì không ngại ngùng đưa ra lời chê trách và một số còn
thực hiện các hành vi bạo lực. [4] Hai ví dụ điển hình là vụ sinh viên Phạm Lê Tùng
(sinh viên Lớp Y3, Đại học Y dược Thái Nguyên) trong ca trực tối ngày 29/4 tại Bệnh
viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã bị người nhà bệnh nhân hành hung. Do
không đáp ứng yêu cầu bế bệnh nhân đi chiếu chụp mà sinh viên thực tập bị người nhà
bệnh nhân bạt tai tại khoa cấp cứu Bệnh viên đa khoa Trung ương Thái Nguyên
[5] Vụ thứ hai có tính chất nghiêm trọng hơn xảy đến với bác sĩ Lê Quang
Dương, Phó khoa Hồi sức Cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất - Hà Nội, bị
người nhà hành hung phải cấp cứu vì chưa ký giấy chuyển tuyến theo yêu cầu người
nhà đối với bệnh nhi được chẩn đoán viêm họng và tiêu chảy do rota virus. Chưa dừng
lại, người nhà còn dùng nhiều lời lẽ hăm dọa, thậm chí là dọa giết các bác sĩ tại khoa
Nhi.

15


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế


Hình 01: Bác sĩ Dương bị bố bệnh nhi cầm cốc đánh thẳng vào đầu.
Đạo đức và pháp luật có vai trò điều chỉnh hành vi tỏ ra không hiệu quả. Đáng
buồn là ngay cả những nhà lập pháp cũng có vẻ không quan tâm đến vấn đề này. Hiện
không có điều luật riêng nào hướng đến bảo vệ nhân viên y tế. Liệu họ đã đánh giá quá
thấp vai trò của ngành y hay do chúng ta đã tự cao về chính mình? So sánh với ngành
công an nhân dân, giáo viên. Họ cũng phục vụ nhân dân và nhận được sự bảo vệ đặc
biệt cùa pháp luật, nhưng nhân viên y tế bảo vệ sức khỏe cho nhân dân thì lại không.
Dư luận, tòa án thường đứng về phía bệnh nhân có lẽ vì người ta dễ trở thành
người bệnh hơn là người đi cứu giúp người khác. Có lẽ tầm quan trọng của việc đứng
về phía bác sĩ, đứng về phía người giúp đỡ bị hạ thấp một cách quá đáng. Chúng ta
không còn lạ gì với sự vô cảm của xã hội, thấy người không cứu. Phải chăng chúng có
cùng một lý do là thiếu cơ chế bảo vệ cho những người được coi là người tốt, anh
hùng, hay từ mẫu. Lấy ví dụ vụ bác sĩ Hoàng Công Lương, bác sĩ khoa Hồi sức tích
cực - Đơn nguyên thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, bị tạm giam với lý
do vi phạm qui định về chữa bệnh dù thực tế người này hầu như vô tội. May thay, đây
lại là trường hợp hiếm hoi dư luận đứng về phía bác sĩ
Quả thực không ngạc nhiên khi cộng đồng ngày càng ràng buộc nhiều quy tắc
đạo đức lên ngành y tế hiện nay. Tuy nhiên sẽ không có gì đáng nói nếu các chuẩn mực
đạo đức này không trở thành lý do để buộc tội NVYT nếu họ vi phạm. Luật hóa hay
thậm chí hình sự hóa y đức đã đẩy mâu thuẫn giữa dư luận và ngành y lên cao trào,
mang tính chất hà khắc ép buộc lên NVYT. Điển hình của vấn đề này chính là việc
khởi tố bác sĩ phụ sản ở Quảng Trị do "vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc về nghề
nghiệp". [6] Theo luật, chỉ khi vị bác sĩ này vi phạm luật mới bị khởi tố trong khi vi
phạm quy tắc nghề nghiệp thì không. Sự nhập nhằng giữa đạo đức nghề nghiệp và luật
pháp cũng là nguyên nhân gây bức xúc giữa người dân và nhân viên y tế. Giờ đây
16


Khoa Y – ĐHQG-HCM

BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

không chỉ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, bản thân NVYT cũng bắt đầu nhìn
“khách hàng” của mình theo chiều hướng tiêu cực.
Một số điều luật hiện mà ngành y có thể sử dụng để tự vệ cho chính mình cũng
tỏ ra kém hiệu quả và bất tiện. Hành vi bạo hành phổ biến đối với người hành nghề
thường là các vi mang tính xúc phạm, gây thương tích ở mức độ không nghiêm trọng.
Tuy nhiên, chỉ có thể xử phạt theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP áp dụng chung cho bất
kỳ vi phạm hành chính xâm phạm trật tự an toàn xã hội nào. Không những thế, quy
trình xử lại cũng mất nhiều thời gian nên thực tế có rất ít trường hợp bị xử lý. Về phía
dư luận, thân nhân bệnh nhân chỉ cần viện cớ nóng lòng lo cho người bệnh là dư luận
mặc nhiên cho họ là “bình thường”, là vô tội.
Theo đuổi một vụ kiện cũng là vấn đề lớn với NVYT, nhìn chung họ không có
đủ thời gian, sức lực và cả tiền bạc để theo đuổi một vụ kiện mà ngay cả tòa án cũng có
xu hướng bênh vực cho người bệnh. NVYT để tránh rắc rối, nhiều lúc tự nhận lỗi về
mình nhằm “dĩ hòa vi quý” tránh tự làm thiệt thòi cho chính mình và đồng nghiệp.
Không ít đối tượng lợi dụng sự không phản kháng này để có những hành vi gây rối như
tấn công đội ngũ y tế
Lực lượng bảo vệ trong bệnh viện thường quá mỏng và đôi khi chỉ mang tính
hình thức. Họ tuy thực hiện chức phận bảo vệ nhưng cũng có thể chịu chung “số phận”
với NVYT nếu dám ngăn cản. Trích báo dân việt [7]: “Tuy nhiên, một lãnh đạo Bệnh
viện cho biết, lực lượng bảo vệ trong bệnh viện chỉ có thể xử lý các tình huống xô xát
đơn giản, bắt kẻ trộm, ngăn ngừa, nhắc nhở bệnh nhân và người nhà thực hiện đúng nội
quy bệnh viện. Họ cũng không được trang bị vũ khí thì khó có thể chống lại côn đồ
mang vũ khí có tính sát thương cao, lại đông người, hung hãn. “Lúc này chỉ có thể chờ
lực lượng công an, có kỹ năng và vũ khí để đối phó” – lãnh đạo này cho biết. Về an
ninh bệnh viện, đại tá Phạm Văn Tám - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ
Công an) cũng nhận định, hầu hết nhân viên bảo vệ tại các BV đã ít lại thiếu tính
chuyên nghiệp, đặc biệt là trong phản ứng với các tình huống nguy hiểm. Đồng thời,
nhân viên bảo vệ chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát trật tự bên ngoài bệnh viện, ít khi ở trong

khu vực khám chữa bệnh, do đó, nếu có xung đột cũng không can thiệp được kịp thời.
Do thiếu kỹ năng, nếu có đối tượng côn đồ mang vũ khí, hung hãn tấn công thì họ cũng
không dám lao vào khống chế đối tượng.”
Xem ra NVYT hiện nay ngoài viện khám chứa bệnh thì còn phải lo tự vệ cho
chính mình nữa. Chiếc khẩu trang giờ có thêm chức năng nghe có vẻ khôi hài: “chống
bị nhận diện”.
3.3. Hệ lụy của bạo hành NVYT:
Hậu quả trước mắt dễ thấy nhất là danh dự, nhân phẩm và tính mạng của NVYT
bị đe dọa. Vì các chuẩn mực đạo đức đặc thù, NVYT hầu như không thể tự vệ mà cam
chịu hậu quả. NVYT giờ đây trở thành bộ phận nhạy cảm và dễ bị tổn thương trong xã
hội. Áp lực này có thể trở thành giọt nước làm tràn ly, thôi thúc NVYT chuyển sang
làm bệnh viện tư, nơi cũng đòi hỏi trách nhiệm không nhiều hơn là bao nhưng “việc
17


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

nhẹ, lương cao”. Thiếu bác sĩ giỏi sẽ tạo áp lực lớn hơn trên số lượng NVYT còn lại,
những người “non tay” hơn. Sai sót y khoa tất yếu sẽ tăng cao
Để tự vệ, NVYT sẽ có thái độ dè dặt với giới báo chí, luật sư và bệnh nhân.
Thái độ dè dặt này làm giảm sự nhiệt tình trong công tác khám chữa bệnh mà người
chịu thiệt thòi ở đây lại là bệnh nhân. Đáng sợ nhất là trong giây phút sinh tử của bệnh
nhân, bác sĩ, người được coi là đang nắm giữ tính mạng người khác lại dè dặt sử dụng
tất cả các biện pháp có thể, những phương pháp ngoài phác đồ để cứu bệnh nhân.
Bạo hành y tế thường xảy ra ở phòng cấp cứu, nơi nhiều bệnh nhân nặng cần
được theo dõi đặc biệt, cần nhiều máy móc hỗ trợ. Mỗi vụ hành hung NVYT sẽ làm
gián đoạn công tác điều trị và có thể gây hư hỏng nhiều máu móc có giá trị và ít ỏi
trong bệnh viện.
Chắc sẽ ngày càng có nhiều cái chết không đáng có làm đau lòng người bệnh và

cả đội ngũ y bác sĩ điều trị. Ngay cả những bác sĩ nhiệt tình nhất cũng không tránh khỏi
sự vô tình đang ngày càng lớn dần trong mình theo nỗi sợ bị lên án, chỉ trích và vướng
vào vòng lao lý.
Khi tấm áo trắng của ngành y không còn là thứ người dân mong muốn, các trí
thức trẻ sẽ không còn hào hứng theo đuổi ngành nghề vốn đã đòi hỏi nhiều hi sinh này.
Tình trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành y đã dẫn đến việc đào tạo đại trà với số
lượng lớn. Sự gia tăng số lượng sẽ làm giảm chất lượng. Cộng với sự chuyển dịch
“chất xám” qua các ngành nghề khác, tương lai ngành y thật đáng lo ngại.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

Qua những phân tích trên, có thể thấy vấn bạo lực y tế chỉ là một trong số hệ lụy
phát sinh từ những vấn đề có tính chất xã hội. Nếu bạo lực y tế không được ngăn cản,
người dân hoặc sẽ nhìn nhận pháp luật lỏng lẻo hoặc thừa nhận bạo lực y tế không phải
là hành vi trái pháp luật. Cả hai hướng đều tiêu cực và cần được ngăn chặn trước khi có
hậu quả nghiêm trọng hơn xảy ra.
Đối với vấn đề có tính chất phức tạp này cần sự đa dạng trong hướng tiếp cận,
đòi hỏi nhiều sự quan tâm, nỗ lực và thời gian mới có thể dần cải thiện được tình hình
Vì thế các giải pháp cũng đa dạng và cần nhiều thành phần tham gia thực hiện.
Dưới đây là một số giải pháp đề nghị:
- Xây dựng các phòng cách ly để tạo môi trường không bạo lực trong quá trình khám,
chữa bệnh, đặc biệt là các phòng khám cấp cứu. Nhiều bệnh viện mới xây đã tính đến
điều này kể từ lúc thiết kế xây dựng bệnh viện. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều bệnh
viện cũ không có thiết kế sẵn nên cần được tu bổ thêm.
- Tuân thủ nguyên tắc trong những trường hợp cấp cứu do tai nạn, do đánh nhau hoặc

bệnh nhân nặng, nhất thiết chỉ có nhân viên y tế xử trí bệnh nhân, tuyệt đối tránh sự
hiện diện và can thiệp của người thân. Khi nào tình trạng bệnh nhân ổn định, thân nhân
mới được phép vào thăm hoặc chăm sóc.
- Củng cố an ninh trong bệnh viện. Ví dụ như cắt cử các chiến sỹ công an, túc trực
24/24h giờ tại các Bệnh viện lớn, nhanh chóng truy bắt các đối tượng manh động, tập
huấn các bộ phận chức năng trong việc phòng, chống, bạo hành y tế... Lắp camera theo
dõi 24/24 trong bệnh viện
- Mở các lớp dạy võ, lớp kỹ năng giao tiếp và tạo điều kiện, khuyến khích NVYT theo
học. Tăng cường đào tạo thực tế hoặc xử lý tình huống để giúp nhân viên y tế nhận
biết, phòng và tránh các tình huống nguy hiểm.
- Xử phạt nặng tay đối với vấn nạn “phong bì”, chụp hay quay phim NVYT trong quá
trình khám chữa bệnh. Kiểm điểm, nhắc nhở NVYT có tác phong không chuẩn mực.
- Nâng cao mức răng đe của pháp luật, xác định cụ thể hơn các hành vi bạo hành nhân
viên y tế trong luật chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Cần quy định rõ loại hình
bạo hành nào là vi phạm hành chính, loại hình nào là vi phạm pháp luật và có chế tài
xử lý với mỗi mức độ vi phạm. Đặc biệt nghiêm trị các hành vi quá khích, có tính chất
lợi dụng đòi tiền bồi thường, hành vi bôi nhọ công khai ngành y trên các trang cộng
đồng.
- Xác định cụ thể hơn các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, mức độ xử lý đối với
cán bộ y tế. Phân biệt rõ hơn các hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên y tế cũng
như mức độ xử lý, tuyên truyền rộng rãi cho dân chũng phân biệt thế nào là vi phạm

19


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

đạo đức y tế, thế nào là vi phạm luật khám chữa bệnh để tránh việc đánh đồng gây kích
động.

- Loại bỏ các quy định về y đức không còn phù hợp.
- Thành lập các tổ chức trung gian chịu trách nhiệm kiện cáo, hỗ trợ cho đội ngũ y bác
sĩ khi xảy ra các vấn đề pháp lý giúp cho NVYT an tâm thực hiện công tác chuyên
môn.
- Bắt tay với truyền thông nhằm cải thiện hình ảnh NVYT. Giúp người dân hiểu hơn về
thực trạng ngành y hiện nay, lên án các hành vi tiêu cực, thúc đẩy sự đồng cảm với
những khó khăn của ngành y trong nhân dân. Cộng đồng cần nhận thức rõ không chỉ
người bệnh mà còn cả NVYT cũng cần được bảo vệ. Cơ quan truyền thông cần thực
hiện nghiêm túc việc kiểm duyệt thông tin trước khi cho đăng, không để lọt các thông
tin sai lệch, kịp thời điều chỉnh và thông báo cho người dân biết.
- Giải quyết vấn đề thu nhập, giảm áp lực công việc lên NVYT, cải thiện điều kiện làm
việc trong hệ thống y tế. Cần có chế độ đặc biệt đối với nhân viên y tế làm trong môi
trường thiếu an toàn trong phòng cấp cứu.
- Cải thiện quy trình làm việc, tránh rườm rà, bức xúc cho người dân mỗi khi đi KBCB.

20


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Module Kinh tế y tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Thiên Lam (28/04/2017). Cần cơ chế bảo vệ nhân viên y tế khi họ bị “tước” khả
năng tự vệ!
Truy cập ngày 01/8/2017 từ />[2] Nhật Thanh (25/5/2017). Cần ban hành Luật để bảo vệ nhân viên y tế bị hành hung
Truy cập ngày 01/8/2017 từ />[3] Thùy Linh (05/7/2017). Cô giáo bị liệt sau khi tiêm: BVĐK tỉnh Hà Giang nói gì?
Truy cập ngày 02/8/2017 từ />[4] Như Ngọc (03/5/2017). Thái Nguyên: Sinh viên trường y bị đánh tại bệnh viện.
Truy cập ngày 02/8/2017 từ />[5] Diệu Thu (21/4/2017). Bác sĩ bị đập cốc vào đầu có nguy cơ ảnh hưởng trí nhớ.
Truy cập ngày 02/8/2017 từ />[6] Thanh Hà (07/01/2017). Quảng Bình: Khởi tố bác sĩ trong vụ sản phụ chết ở bệnh
viện.

Truy cập ngày 03/8/2017 từ />[7] Diệu Linh (09/5/2017). Lực lượng bảo vệ "không dám" xử lý côn đồ tấn công bệnh
viện.
Truy cập ngày 03/8/2017 từ />
21



×