Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi hữu cơ đến thính lực công nhân tiếp xúc và đề xuất biện pháp phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.68 MB, 143 trang )

BỘ Y TẾ
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

BÁO CÁO ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG MƠI HỮU
CƠ ĐẾN THÍNH LỰC CƠNG NHÂN TIẾP XÚC VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHỊNG NGỪA

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hà Lan Phương
Đơn vị chủ trì: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và mơi trường

HÀ NỘI - 2020



1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tiếng ồn vẫn được coi là yếu tố nguy cơ chính gây giảm sức nghe của cơng nhân tiếp
xúc và bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn cũng luôn là một trong những bệnh đứng hàng
đầu trong các bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng hóa chất cũng gây độc lên tai của cơng
nhân tiếp xúc. Hóa chất ảnh hưởng đến sức nghe bao gồm dung môi hữu cơ, hơi kim loại,
khí gây ngạt, hóa chất trừ sâu. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc nghề nghiệp với hóa
chất, riêng lẻ hay phối hợp, cũng là yếu tố nguy cơ gây giảm nghe [35, 46].
Dung môi hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, nhiều quy trình sản xuất:
sản xuất sơn, giầy, đồ gỗ, thuốc nhuộm, vật liệu kết dính, nhựa, cao su, điện tử, in,… trong đó
cơng nghiệp sản xuất sơn và giầy là một trong những ngành sử dụng nhiều dung môi hữu cơ cả
về số lượng, chủng loại cũng như số lượng công nhân tiếp xúc.
Qua nghiên cứu bước đầu của H.T.M.Hiền, 2002 trên 300 công nhân sản xuất sơn, giầy


và nhựa tiếp xúc với dung môi hữu cơ cho thấy tỷ lệ giảm sức nghe là 12,9 – 21,9% [10].
Tuy nhiên, để đánh giá cụ thể hơn thực trạng tiếp xúc và giảm sức nghe ở công nhân tiếp
xúc với dung môi hữu cơ cũng như đặc điểm cụ thể như thế nào, trên cơ sở đó đề xuất các
biện pháp dự phịng giảm sức nghe vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu "Nghiên cứu ảnh
hưởng của dung môi hữu cơ đến thính lực của cơng nhân tiếp xúc và đề xuất biện pháp
phòng ngừa” với 02 mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng ô nhiễm dung môi hữu cơ tại một số cơ sở sản xuất sơn, giày
da trên địa bàn Hà Nội, Hải Phịng.
2. Mơ tả tình hình, đặc điểm giảm thính lực của cơng nhân và mối liên quan đến tiếp
xúc dung môi hữu cơ trong các cơ cở sản xuất trên và đề xuất biện pháp phòng ngừa.
Đề tài tiến hành tại tại 07 cơ sở sản xuất sơn và giày trên 622 cơng nhân nhóm
nghiên cứu và 552 cơng nhân nhóm đối chứng.
Nội dung nghiên cứu bao gồm:
+ Đánh giá thực trạng ô nhiễm dung môi hữu cơ tại một số cơ sở sản xuất
- Khảo sát quy trình sản xuất, dây chuyền cơng nghệ.


2
- Phỏng vấn công nhân về yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, tình hình thực hiện cơng tác
an tồn vệ sinh lao động và trang thiết bị bảo hộ lao động để đánh giá các yếu tố nguy cơ
nghề nghiệp
- Đo đạc mơi trường lao động: Đo vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió); Đo cường
độ tiếng ồn; đo nồng độ các dung môi hữu cơ trong khơng khí vùng làm việc.
Các khảo sát, đo theo Thường quy kỹ thuật Y học lao động – Vệ sinh môi trường – Sức
khỏe trường học, 2002; Đánh giá các chỉ tiêu vi khí hậu, cường độ tiếng ồn theo quyết định
3733/2002/QĐ - BYT và AFS:2011:18 (Thụy Điển); nồng độ DMHC theo quyết định
3733/2002/QĐ –BYT và ACGIH, 1994 (Mỹ);
+ Tình hình, đặc điểm giảm thính lực của cơng nhân và mối liên quan đến tiếp xúc dung
môi hữu cơ, đề xuất biện pháp dự phịng
- Phỏng vấn cơng nhân theo phiếu phỏng vấn thiết kế sẵn về tiền sử nghề nghiệp, bệnh

tật, các triệu chứng cơ năng.
- Khám chuyên khoa tai mũi họng xác định tình trạng của tai, để loại trừ những đối
tượng không đạt yêu cầu.
- Đo nhĩ lượng để loại trừ đối tượng có bệnh lý tai giữa.
- Đo thính lực đơn âm sơ bộ để xác định tỷ lệ công nhân theo dõi giảm sức nghe.
- Đo thính lực đơn âm hồn chỉnh: để xác định tỷ lệ giảm sức nghe, dạng giảm sức
nghe và mức độ giảm sức nghe của đối tượng được đo.
- Đo điện thế kích thích thính giác thân não: xác định tổn thương trên đường dẫn truyền
cảm giác âm thanh từ tai về vỏ não.
- Xét nghiệm a xít hippuric niệu: xác định tình trạng thấm nhiễm sinh học dung mơi
hữu cơ (Toluen).
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tham khảo tài liệu liên quan đề xuất biện pháp phòng
ngừa điếc nghề nghiệp do dung môi hữu cơ.
Các kỹ thuật khảo sát, đo, khám theo Thường quy kỹ thuật Y học lao động – Vệ sinh
môi trường – Sức khỏe trường học, 2002. Đánh giá giảm sức nghe theo bảng tính sẵn Fowler
– Sabin và Felmann – Lessing; đánh giá và so sánh kết quả điện thính giác thân não với kết
quả nghiên cứu của H.L.Phương, 2000; nồng độ hippuric niệu theo ACGIH, 2009.


3
Đề tài đạt được kết quả:
1. Đã mô tả được thực trạng ô nhiễm dung môi hữu cơ tại một số cơ sở sản xuất sơn,
giày
- Quy trình sản xuất sơn, giày sử dụng hỗn hợp nhiều loại dung môi hữu cơ, chủ yếu
là Toluen, Benzen, Xylen, Ethyl acetat, Butyl acetat.
- Hầu hết các vị trí khảo sát nồng độ DMHC đều trong giới hạn cho phép. Có 5/56
(chiếm tỷ lệ 8,9%) vị trí nồng độ Benzen vượt TCCP từ 1,16 – 2,7 lần.
- Đa số các vị trí chỉ số tiếp xúc dưới 0,5 chiếm tỷ lệ 73,2%. Chỉ có 6/56 mẫu có chỉ
số tiếp xúc >1 (mức tiếp xúc vượt TCCP) chiếm tỷ lệ 10,7%.
2. Đã đánh giá được tình hình đặc điểm giảm thính lực của cơng nhân tiếp xúc và mối

liên quan đến tiếp xúc đến tiếp xúc với DMHC trong các cơ sở sản xuất trên và đề xuất biện
pháp phòng ngừa
- Tỷ lệ giảm nghe chung của nhóm tiếp xúclà 35,4% trong đó giảm nghe dạng tiếp
nhận tần số cao 2 tai là 28,5%; giảm nghe dạng tiếp nhận 1 tai là 5,8% và giảm nghe dạng
khác là 1,1%.
- Tỷ lệ giảm nghe dạng tiếp nhận tần số cao 2 tai của nhóm tiếp xúccao hơn nhóm đối
chứng 27,11 lần (95%CI 12,78 - 60,01), sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với p <0,01.
- Giảm nghe tiếp nhận tần số cao với biểu đồ điển hình hình chữ J với điểm cao nhất ở
tần số 1000Hz.
- Mức độ giảm nghe nhẹ và vừa với PTA ≤ 65 dB chiếm đa số 98,9%.
- Giảm nghe mức độ nhẹ với ngưỡng nghe tại tần số 4000Hz ≤ 50dB chiếm đa số với
tỷ lệ 70,6%.
- Tỷ lệ giảm nghe tăng theo nhóm tuổi đời, tuổi nghề có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Tỷ lệ giảm nghe tăng theo hàm lượng a xít hippuric niệu, tuy nhiên sự khác biệt này
chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
- Thời gian tiềm tàng của các sóng, giữa các sóng I, III, V trên ABR của nhóm giảm
nghe tiếp nhận tần số cao 2 tai kéo dài hơn so với giá trị tham chiếu, sự khác biệt rất có ý
nghĩa thống kê với p < 0,001.


4
- Đề xuất biện pháp phòng ngừa: nhận biết nguy cơ, kiểm soát tiếp xúc, sử dụng trang
thiết bị bảo vệ cá nhân và biện pháp y tế
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tơi có một số kiến nghị với cơ sở sản xuất,
với cơ quan chuyên môn, quản lý nhà nước sau nhằm giảm thiểu và dự phịng ảnh hưởng
của DMHC trong mơi trường lao động đến sức khỏe công nhân tiếp xúc.


i


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG , HÌNH ......................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về dung môi hữu cơ ....................................................................... 3
1.1.4. Dung môi hữu cơ trong công nghiệp sản xuất sơn, da giầy ......................... 6
1.2. Giải phẫu và sinh lý thính giác ........................................................................ 9
1.2.1. Giải phẫu tai ................................................................................................. 9
1.2.2. Sinh lý thính giác ........................................................................................ 12
1.3. Cơ chế tổn thương thính giác do dung mơi hữu cơ ...................................... 15
1.4. Một số kỹ thuật đo sức nghe sử dụng trong đánh giá ảnh hưởng của dung
môi hữu cơ .............................................................................................................. 17
1.5. Các biện pháp dự phịng ................................................................................ 22
1.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................... 24
1.6.1. Nghiên cứu ngoài nước ............................................................................... 24
1.6.2. Nghiên cứu trong nước ............................................................................... 27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 32
2.1.1. Đối tượng .................................................................................................... 32
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: ................................................................................. 33
2.1.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu .................................................................................. 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 35


ii

2.2.2. Phương tiện và kỹ thuật nghiên cứu ........................................................... 35

2.2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 43
2.2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu ...................................................................... 44
2.3. Xử lý và phân tích số liệu............................................................................... 46
2.4. Sai số và biện pháp khắc phục ....................................................................... 47
2.5. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ........................................................................... 47
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 48
3.1. Thực trạng ô nhiễm dung môi hữu cơ tại một số cơ sở sản xuất sơn, giày .......... 48
3.1.1. Kết quả khảo sát quy trình sản xuất và thực hiện cơng tác an tồn vệ sinh
lao động, sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động .................................................. 48
3.1.2. Kết quả đo đạc môi trường lao động .......................................................... 56
3.2. Tình hình, đặc điểm giảm thính lực của công nhân và mối liên quan đến tiếp
xúc dung môi hữu cơ trong các cơ cở sản xuất trên. ............................................. 67
3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ................................................................. 67
2.2. Kết quả phỏng vấn các triệu chứng cơ năng ................................................. 68
2.3. Kết quả đo sức nghe....................................................................................... 71
3.2.4. Kết quả ghi đáp ứng thính giác thân não (ABR): ....................................... 74
3.2.5. Kết quả xét nghiệm a xít hippuric niệu ....................................................... 76
3.2.6. Mối liên quan giữa tiếp xúc nghề nghiệp với kết quả giảm nghe ............... 78
3.2.7. Đề xuất các biện pháp dự phòng ................................................................ 79
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 83
4.1. Thực trạng ô nhiễm dung môi hữu cơ tại một số cơ sở sản xuất sơn, giày .......... 83
4.1.1. Kết quả khảo sát quy trình sản xuất và thực hiện cơng tác an toàn vệ sinh
lao động, sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động. .................................................. 83
4.1.2. Kết quả đo đạc môi trường lao động .......................................................... 84


iii

4.2. Tình hình, đặc điểm giảm sức nghe ............................................................... 87
4.2.1. Kết quả phỏng vấn ...................................................................................... 87

4.2.2. Kết quả a xít hippuric niệu ......................................................................... 89
4.2.3. Kết quả đo sức nghe.................................................................................... 91
4.2.4. Kết quả ghi đáp ứng thính giác thân não ................................................... 94
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 98
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 1
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 8


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ABR

: Auditory Braistem Respone (Đáp ứng thính giác thân não)

ACGIH

: The American Conference of Governmental Industrial Hygienists
(Hội nghị các nhà vệ sinh công nghiệp quốc gia Mỹ)

ATVSLĐ

: An toàn Vệ sinh lao động

BEI

: Biological Exposure Incides (Giá trị ngưỡng sinh học)


CT

: Công ty

dBA

: Decibell A

dB

: Decibell

DMHC

: Dung môi hữu cơ

ĐNN

: Điếc nghề nghiệp

EI

: Exposure Index (Chỉ số tiếp xúc)

GTL

: Giảm thính lực

Hz


: Hertz

IL

: Interval Latency (Thời gian tiềm tàng liên sóng)

ILO

: International Labour Organization (Tổ chức Lao động quốc tế)

L

: Latency (Thời gian tiềm tàng xuất hiện sóng)

NIOSH

: National Institute of Occupational Safely and Health (Viện An
toàn sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ)

MEK

: Methyl Etyl Keton

MIBK

: Metyl Isobutyl Keton

MTLĐ

: Môi trường lao động


MTV

: Một thành viên

PTA

: Pure Tone Audiometer (Đo sức nghe đơn âm)

PTA2

: Pure Tone Average (Trung bình ngưỡng nghe)

PX

: Phân xưởng

PXCBĐ

: Phản xạ cơ bàn đạp

OAE

: Otoacoustic Emissions (Đo âm ốc tai)


v

OR


: Odd ratio (tỷ suất chênh)

SD

: Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)

SL

: Số lượng

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVSCP

: Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép

THTL

: Thiếu hụt thính lực

TLV

: Threshold Limit Value (Giá trị giới hạn ngưỡng)

TWA

: Timeweight Average (Trung bình theo thời gian)


VOCs

: Volatile organic compound (Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi)


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG , HÌNH
Hình 1.1: Giải phẫu tai ..............................................................................................10
Hình 1.2: Thiết đồ qua ốc tai [26] .............................................................................12
Hình 1.3: Dẫn truyền âm thanh ở tai .........................................................................13
Hình 1.4: Đường đi của luồng thần kinh thính giác ..................................................15
Hình1.3: Biểu đồ sức nghe của các nhóm theo kết quả nghiên cứu của Chang và cs,
2006, trên công nhân sản xuất vật liệu kết dính [28] ................................................18
Hình 2.1: Máy đo thính lực AD629e, Intercoustic, Đan Mạch .................................36
Hình 2.2: Máy trở kháng Titan IMP 440 Diagnostics, Interacoustics, Đan Mạch ...37
Hình 2.3: Máy ghi đáp ứng thính giác thân não Neuropack S1, MEB - 9400 ..........37
Bảng 2.1: Thời gian tiềm tàng của các sóng (ms) .....................................................41
Bảng 2.2: Thời gian tiềm tàng giữa các sóng (ms) ...................................................41
Bảng 3.2: Kết quả đo vi khí hậu tại các cơ sở sản xuất ............................................56
Bảng 3.3: Kết quả đo cường độ tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất ...............................57
Bảng 3.4: Nồng độ dung môi hữu cơ trong môi trường lao động Công ty sơn tổng
hợp Hà Nội ................................................................................................................58
Bảng 3.5: Nồng độ dung môi hữu cơ trong môi trường lao động Cơng ty CP hóa chất
sơn Hà Nội ................................................................................................................60
Bảng 3.6: Nồng độ dung môi hữu cơ trong môi trường lao động Công ty TNHH UR
Chemical (sơn Thái Lan)...........................................................................................61
Bảng 3.7: Nồng độ dung môi hữu cơ trong môi trường lao động Cơng ty CP sơn Hải
Phịng .........................................................................................................................63
Bảng 3.8: Nồng độ dung môi hữu cơ trong môi trường lao động Công ty giày Thượng

Đình ...........................................................................................................................64
Bảng 3.9: Nồng độ dung mơi hữu cơ trong môi trường lao độngCông ty giày Oriental
Sport Việt Nam .........................................................................................................65
Bảng 3.10: Phân bố tổng mức tiếp xúc DMHC theo cơ sở sản xuất ........................66


vii

Bảng 3.11: Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi đời ...................................................67
Bảng 3.12: Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi nghề .................................................67
Bảng 3.13: Một số triệu chứng cơ năng (1) ..............................................................68
Bảng 3.14: Một số triệu chứng cơ năng (2) ..............................................................70
Bảng 3.15: Tình trạng sức nghe theo nhóm nghiên cứu ...........................................71
Bảng 3.16: Trung bình ngưỡng nghe theo từng tần số..............................................72
Một số dạng biểu đồ giảm nghe của nhóm tiếp xúc DMHC ....................................73
Bảng 3.17: Mức độ giảm nghe theo PTA2 ...............................................................74
Bảng 3.18: Mức độ giảm nghe theo ngưỡng nghe tại tần số 4000Hz .......................74
Bảng 3.19: Thời gian tiềm tàng của các sóngtheo nhóm PTA .................................75
Bảng 3.20: Thời gian tiềm tàng giữa các sóng theo giới (N= 354) .........................76
Bảng 3.21: Kết quả a xít hippuric niệu theo nhóm nghiên cứu ................................77
Bảng 3.22: Mức độ thấm nhiễm sinh học theo mức nồng độ hippuric niệu .............77
Bảng 3.23: Phân bố giảm nghe theo nhóm tuổi đời ..................................................78
Bảng 3.24: Phân bố giảm nghe theo nhóm tuổi nghề ...............................................78
Bảng 3.25: Phân bố giảm nghe theo mức nồng độ a xít hippurc niệu ......................79


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiếng ồn vẫn được coi là yếu tố nguy cơ chính gây giảm sức nghe của cơng

nhân tiếp xúc và bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn cũng luôn là một trong những
bệnh ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng hóa chất cũng gây độc lên tai của
cơng nhân tiếp xúc, các hóa chất bao gồm dung mơi hữu cơ, hơi kim loại, khí gây
ngạt, hóa chất trừ sâu. Điều này cho thấy rằng tiếp xúc nghề nghiệp với hóa chất,
riêng lẻ hay phối hợp, cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh điếc nghề nghiệp. Hội nghị
các nhà Vệ sinh công nghiệp Mỹ (The American Conference of Governmental
Hygienists (ACGIH, 2007) đã khuyến cáo cần phải đo kiểm tra sức nghe định kỳ đối
với những công nhân tiếp xúc với tiếng ồn, dung mơi hữu cơ (styren, toluen, xylen),
CO, chì, mangan. Viện An toàn sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH, 2006) thấy
rằng cần phải thiết lập giới hạn tiếp xúc cho phép với hỗn hợp hóa chất gây độc cho
tai và tiếng ồn như là một vấn đề cấp bách. Trong quy định của các nước Châu Âu về
mức tiếp xúc nghề nghiệp tối thiểu với tiếng ồn đã đề cập rằng khi đánh giá các yếu
tố ảnh hưởng đến sức nghe phải lưu ý đến ảnh hưởng phối hợp của tiếng ồn với hóa
chất, tiếng ồn với rung chuyển (The European Directive 2003/10/EC)[51]. Bệnh gây
ra do tiếp xúc nghề nghiệp với dung môi hữu cơ là bệnh thuộc nhóm 1.1.38 trong
danh mục các bệnh nghề nghiệp của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) [39].
Dung môi hữu cơ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp:
công nghiệp sản xuất nhựa sơn, tổng hợp, băng keo, chất kết dính, hóa chất, sản xuất cao
su khơng độn, hóa dẻo và xi măng, sản xuất giày dép, mực in, xăng dầu, đồ gỗ với số
lượng công nhân tiếp xúc ngày càng lớn. Tính riêng ngành cơng nghiệp da giày hiện nay
có khoảng 450 doanh nghiệp với hơn 500 000 lao động, số lượng công nhân tiếp xúc với
dung môi hữu cơ chiếm khoảng 1/3 tổng số công nhân.
Ảnh hưởng của dung mơi hữu cơ lên thính giác của cả cơng nhân tiếp xúc và
động vật thí nghiệm đã được chứng minh bởi nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế
giới: Barregard & Axelsson, 1984; Morata và cs, 1993; 1997; 2000; 2002; Prasher và


2


cs, 2002; Sliwinska-Kowalska và cs, 2000, 2001, 2003, Lataye và cs , 2005; Adrian
Fuente và cs 2006,.. [36], [61].
Ở Việt Nam, có một nghiên cứu bước đầu của H.T.M.Hiền, 2002 đánh giá về
thực trạng sức nghe của 300 công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ cho thấy tỷ lệ
giảm sức nghe từ 12,9 – 21,9% [10]. Tuy nhiên để đánh giá cụ thể ảnh hưởng của
dung môi hữu cơ lên chức năng thính giác của cơng nhân tiếp xúc như thế nào, nó có
đặc điểm gì khác so với ảnh hưởng của tiếng ồn, vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên
cứu này với mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng ô nhiễm dung môi hữu cơ tại một số cơ sở sản xuất
sơn, giày da trên địa bàn Hà Nội, Hải Phịng.
2. Mơ tả tình hình, đặc điểm giảm thính lực của cơng nhân và mối liên quan
đến tiếp xúc dung môi hữu cơ trong các cơ cở sản xuất trên và đề xuất biện pháp
phòng ngừa.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về dung môi hữu cơ
1.1.1. Tính chất lý hóa của dung mơi
 Tính hịa tan: tính hịa tan mỡ là một đặc điểm của dung môi hữu cơ. Mỡ là
một thành phần cấu tạo của da nên DMHC có thể thấm qua da.
 Tính cháy và nổ: Một số DMHC dễ cháy và được dùng là nguyên liệu, một
số DMHC khác không cháy lại được dùng là chất dập tắt lửa (hydrocarbon halogen)
 Tính bay hơi: Một chất lỏng thường có tính bay hơi. Tính bay hơi của một
chất càng cao thì nồng độ chất đó trong khơng khí càng lớn. Tốc độ bay hơi của một
chất phụ thuộc vào điểm sôi của chất đó. Một lượng nhỏ dung mơi có điểm sơi thấp
như diethyl ether, dichloromethane, hoặc axêtôn sẽ bay hơi trong vài giây ở nhiệt độ
phòng, trong khi đối với các dung mơi có điểm sơi cao như nước hoặc dimethyl
sulfoxide, muốn bốc hơi nhanh cần có nhiệt độ cao hơn, sự lưu thơng khơng khí hoặc sử

dụng mơi trường chân khơng. Đường xâm nhập cơ thể DMHC thường là qua đường hô
hấp nên sự tiếp xúc với DM phụ thuộc vào tính bay hơi của DM.
 Cấu tạo hóa học: DM được phân chia thành những nhóm dựa vào cấu trúc
hóa học và các nhóm chức phận gắn vào đó. Tính độc của dung mơi có khuynh hướng
giống nhau nếu chúng cùng một nhóm. Ví dụ: nhóm hydrocarbon có chlor độc với
gan; nhóm aldehyde có tác dụng kích thích.
Cấu trúc cơ bản của DM là mạch thẳng, mạch vòng, nhân thơm. Nhóm chức phận
bao gồm các halogen, rượu, keton, glycol, este, ête, carbonxylic acid, amin và amid.
1.1.2. Sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa và đào thải
 Sự hấp thu
 Hấp thu qua đường hô hấp: Đây là đường tiếp xúc nghề nghiệp chủ yếu. Do
tính dễ bay hơi và tính hòa tan mỡ nên DMHC dễ hấp thu qua màng mao mạch phế
nang. Với phần lớn DMHC được giữ lại trong phổi, khoảng 40 - 80% lúc nghỉ. Khi
lao động làm tăng thơng khí phổi và lưu lượng máu, lượng DMHC đến phế nang và
được tăng hấp thu lên. Sự hấp thu lúc này có thể tăng lên 2 - 3 lần so với lúc nghỉ.


4

 Hấp thu qua da: Do tính chất hịa tan mỡ của DMHC làm cho phần lớn DMHC
được hấp thu qua da. Mức độ hòa tan tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc trực tiếp, mức
độ dây dính trên da. Tuy nhiên sự hấp thu qua da còn tùy thuộc vào sự hịa tan trong
nước và tính bay hơi. Dung mơi nào hịa tan vào cả nước và mỡ thì dễ hấp thu qua da
hơn. Còn chất dễ bay hơi thì kém hấp thu hơn do bay hơi khi đọng vào da.
 Sự phân bố: DMHC có xu hướng phân bố vào các mô giàu mỡ gồm hệ thần
kinh và gan. Vì sự phân bố qua máu và vì màng hàng rào của tế bào máu thường giàu
mỡ, DM còn được phân bố đến các cơ quan có lưu lượng máu chảy qua cao thí dụ
như cơ tim, cơ xương. Những người có các mơ đọng nhiều mỡ cũng sẽ tích chứa
nhiều DM hơn và do đó phải đào thải nhiều hơn nhưng chậm hơn sau khi ngừng tiếp
xúc. Phần lớn dung môi đi qua rau thai và xâm nhập vào sữa mẹ.

+ Sự chuyển hóa: một số DMHC được chuyển hóa và sự chuyển hóa này giữ
vai trị chủ yếu về độc chất học. Sau khi hấp thụ, dung mơi hữu cơ sẽ biến đổi thành
các chất chuyển hóa sinh học (quá trình này xảy ra chủ yếu ở gan) hoặc tích tụ trong
các mơ giàu mỡ như mơ của hệ thần kinh. Chuyển hóa ở gan nói chung gồm các phản
ứng oxy hóa được xúc tác bởi hệ thống oxy hóa hỗn hợp chức năng cytochrome P450 sau đó liên hợp với axit glucuronic, axit sulfuric, glutathione, hoặc glycine. Kết
quả là dung mơi hữu cơ giảm độc tính, hình thành các hợp chất hịa tan trong nước
được bài tiết qua nước tiểu hoặc mật. Tuy nhiên, sự chuyển hóa cũng có thể tạo ra
các chất chuyển hóa trung gian có độc tính hơn so với hợp chất ban đầu. Những chất
chuyển hóa này có khả năng liên kết cộng hóa trị với các đại phân tử thiết yếu (ví dụ,
protein, RNA và DNA) và tạo ra các ảnh hưởng độc hại. Loại hoạt hóa trao đổi chất
của các dung mơi này được cho là được hoạt hóa trung gian bởi hệ thống cytochrome
P-448, nó chiếm ưu thế hơn trong các mơ ngồi da [28, 63] .
Toluen là chất ái mỡ do vậy sau khi hấp thụ, phân bố nhanh vào các tổ chức
giàu mỡ như não, gan, thận, thần kinh trung ương. Toluen có thời gian bán hủy từ vài
phút đến hơn 1 giờ, 80% oxy hóa ở gan, phần lớn chuyển hóa thành a xít hippuric,
phần nhỏ chuyển hóa thành ortho và para cresols (khoảng 5%) và a xít sbenzylmercapturic và a xít s-p-toluylmercapturic [26]


5

+ Sự đào thải: Sự đào thải DMHC nguyên vẹn qua hơi thở ra, đào thải chất
chuyển hóa qua nước tiểu hoặc dưới dạng liên kết. Những DMHC như
perchloroethylen kém chuyển hóa được đào thải chủ yếu qua hơi thở ra. Một số hợp
chất có thời gian bán hủy sinh học dao động trong khoảng vài phút đến vài ngày do
đó một số DM tích chứa ở một mức nào đó trong tuần lao động trong khi một số lại
khơng tích chứa [21].
Toluen đào thải hồn tồn qua nước tiểu dưới dạng a xít hippuric và một phần dưới
dạng cresols trong vòng 12 giờ sau tiếp xúc; khoảng 20% đào thải dưới dạng toluen tự
do trong khơng khí thở ra, một phần nhỏ đào thải qua dịch mật (khoảng 2%) [26].
1.1.3. Giám sát sinh học

Sự giám sát sinh học nhằm đánh giá sự tiếp xúc chính xác hơn so với giám sát
mơi trường. Việc giám sát sinh học có thể phân tích hàm lượng DMHC/chất chuyển
hóa trong máu tồn phần, huyết tương, trong nước tiểu hoặc trong hơi khí thở ra, tùy
thuộc vào tính chất của từng dung mơi khác nhau. Đối với dung mơi đào thải chậm
thì việc phân tích hàm lượng DM máu là một lựa chọn hợp lý như methyl chloroform
hoặc với dung mơi ít chuyển hóa, đào thải chủ yếu qua hơi thở thì việc phân tích khí
thở ra lại là lựa chọn thích hợp ví dụ: penchloroethylen.
Tuy nhiên có một số DMHC khó giám sát do chất đó hấp thu và đào thải rất
nhanh nhiều khi chỉ trong vài phút. Do vậy với một số chất thì việc đánh giá tiếp xúc
trong thời gian ngắn lại quan trọng hơn tiếp xúc trong thời gian dài hoặc trong cả lao
động (8 giờ).
Thời điểm lấy mẫu khác nhau phản ánh sự tiếp xúc khác nhau:
 Lấy mẫu máu ngay sau khi tiếp xúc: phản ánh tiếp xúc đỉnh của thời điểm đó.
 Lấy mẫu máu sau 15 – 30 phút sau khi ngừng tiếp xúc phản ánh sự tiếp xúc ít
giờ trước đó.
 Lấy mẫu máu sau 16- 20 giờ sau khi tiếp xúc (trước ca lao động) phản ánh tiếp
xúc trung bình trong ngày lao động trước.
Sự phân bố tiếp xúc trong ca lao động 8 giờ cũng ảnh hưởng đến giá trị của mẫu
sinh học.


6

1.1.4. Dung môi hữu cơ trong công nghiệp sản xuất sơn, da giầy
Dung mơi được định nghĩa là chất có khả năng hòa tan một chất khác tạo thành
dung dịch mà khơng làm thay đổi về mặt hóa học thành phần vật liệu. Dung môi hữu
cơ là dung môi mà trong thành phần có chứa nguyên tử cac bon. Hầu hết dung môi
sử dụng trong công nghiệp là dung môi hữu cơ, có khả năng hịa tan mạnh. Dung mơi
hữu cơ được sử dụng rất phổ biến ở nhiều ngành cơng nghiệp trong đó cơng nghiệp
sơn và da giày là một trong những ngành sử dụng dung môi hữu cơ nhiều cả về số

lượng lẫn chủng loại.
Vì tính bay hơi cao và điểm sôi thấp nên khả năng dung môi hữu cơ bay hơi và
khuếch tán vào khơng khí rất lớn. Đặc biệt, khi nhiệt độ nơi làm việc cao, hàm lượng
của dung mơi hữu cơ trong khơng khí sẽ gia tăng mạnh.
1.1.4.1. Trong sản xuất sơn
Dung môi hữu cơ có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong sản xuất sơn. Trong thành
phần sơn là nó được dùng để hịa tan chất tạo màng và làm thay đổi độ nhớt của sơn.
Sau khi màng đóng rắn tồn bộ dung mơi bay hơi không lưu lại trên màng. Thông
thường gồm các loại dung mơi hữu cơ sau:
 Nhóm dung mơi hydrocacbon
- Toluen: Thường được dùng chung với các dung môi khác. Được dùng chủ yếu
cho sơn: vinylic, cao su clo hóa. Trong sơn nitroxenlulo nó đóng vai trị là chất pha lỗng.
- Xylen: Là dung mơi cho sơn polyuretan, cao su clo hóa, vinylic, ankyd. Sức
hịa tan tốt, độ bay hơi trung bình, đủ chậm để có thể chảy tốt. Xylen rất thích hợp
cho màng sơn đóng rắn nóng.
- White spirit: Là loại hydro cacbon mạch thẳng, chứa 1518% hydro cacbon
thơm. Tốc độ bay hơi chậm, mùi khơng khó chịu lắm, hòa tan được dầu, nhựa thiên
nhiên, vecni, nhựa ankyd với thành phần khơng lớn hơn 50%. Nên nó được dùng rộng
rãi và là dung môi dùng để tẩy rửa, làm sạch.
 Nhóm dung mơi Este và Xeton
- Etyl axetat: Dung mơi có tốc độ bay hơi cao có mùi nhẹ, khá dễ chịu của hoa
quả. Được sử dụng chủ yếu để sản xuất sơn Nitroxenlulo.


7

- Butyl axetat: Có tốc độ bay hơi trung bình có mùi mạnh của hoa quả. Được sử
dụng chủ yếu trong sơn Nitroxenlulo.
- Axeton: Là loại dung mơi mạnh, có tốc độ bay hơi cao được sử dụng cho sơn
Nitroxenlulo và sơn vinyllic. Thích hợp cho phương pháp sơn phun.

 Nhóm dung mơi Glycol và ete
- Rượu etylic: Được sử dụng rộng rãi là dung môi rẻ tiền, dùng chủ yếu để sơn
cho đồ gỗ: Sơn vecni. Ngồi ra cịn dùng cho sơn Nitroxenlulo.
- Butylic: Là dung môi cho nhiều loại dầu và nhựa, dùng chủ yếu cho sơn ankyd,
amin, Nitroxenlulo và sơn acylic.
- Etylenglycolmonoetyl ete: Thông dụng là Cellosolve, có tốc độ bay hơi chậm
nên được dùng chủ yếu cho các loại sơn quét khi không thể dùng dung môi White
spirit.
1.1.4.2. Trong công nghiệp sản xuất giày
Đối với ngành cơng nghiệp sản xuất giày, ngun liệu phụ đóng vai trị quan
trọng trong kết cấu, độ bền và độ bóng của sản phẩm. Nó bao gồm các loại keo dán,
hóa chất, dung mơi hữu cơ và xi bóng – được sử dụng hầu hết trong các công đoạn
sản xuất và là tác nhân chính gây ơ nhiễm mơi trường lao động. Một số loại keo dán
sử dụng trong sản xuất giày:
 Keo dung môi hữu cơ
Các loại cao su tự nhiên, cao su tổng hợp như polycloropren, nitil, nhựa nhiệt
dẻo đàn hồi tormoclastoplastic khi hòa tan trong xăng được gọi là xăng keo hoặc
hịa tan trong dung mơi hữu cơ như toluen, xylen, aceton, … được gọi là keo dung
môi hữu cơ.
Một số keo dung môi hữu cơ được sử dụng trong sản xuất giày như keo
polyuretan (PU), keo polycloropren (PC) tùy thuộc vào mối dán mà sử dụng keo liên
kết một cấu tử polycloropren hay keo liên kết hai cấu tử.
Khi sử dụng các loại keo xăng, keo dung mơi hữu cơ thì phát sinh hơi xăng hoặc
hơi dung môi hữu cơ.


8

 Keo trong môi trường nước: latex của cao su tự nhiên, latex của cao su tổng
hợp. Khi sử dụng keo này xuất hiện chất gây ơ nhiễm chính là NH3.

1.1.5. Giới hạn cho phép của một số dung môi hữu cơ
Theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn
vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động, quy định nồng độ
cho phép của một số dung môi như sau:
Trung
Tên hố chất
TT

(Phiên âm tiếng
Việt)

Tên hố chất

Cơng thức hố

(Tiếng Anh)

học

bình 8
giờ
(mg/m3
)

Từng
lần tối
đa
(mg/m3)

(TWA)


(STEL)

1.

Axeton

Acetone

(CH3)2CO

200

1000

2.

Benzen

Benzene

C6H6

5

15

3.

1,3-Butađien


1,3-Butadiene

CH2CHCHCH2

20

40

4.

Butylaxetat

Butyl acetate

500

700

5.

Butanol

Butanols

150

250

6.


Dung môi cao su

Rubber solvent

1570

-

Dung môi

Stoddard solvent

stoddard

(White spirit)

8.

Đicloaxetylen

Dichloroacetylene

ClCCCl

0,4

1,2

9.


Điclobenzen

Dichlorobenzene

C6H4Cl2

20

50

10.

Đicloetan

Dichloroethane

CH3CHCl2

4

8

11.

1,1-Đicloetylen

C2H2Cl2

8


16

C2H2Cl2

790

1000

HCHO

0,5

1

7.

12.
13.

1,1Dichloroethylene

Đicloetylen (1,2;

Dichloroethylene

Cis; Trans)

(1,2; Cis; Trans)


Fomalđehyt

Formaldehyde

CH3 COO[CH2]3
CH3
CH3(CH2)3 OH

525


9

Trung
Tên hố chất
(Phiên âm tiếng

TT

Việt)

Tên hố chất

Cơng thức hố

(Tiếng Anh)

học

bình 8

giờ
(mg/m3
)

Hexachlorobenzen

14.

Hexaclo benzen

15.

n-Hexan

n - Hexane

16.

Metyl axêtat

Methyl acetate

17.

Metyl etyl xeton

Methyl ethyl keton

18.


Styren

19.
20.

Từng
lần tối
đa
(mg/m3)

C6Cl6

0,5

0,9

C6H6

90

180

CH3COOCH3

100

250

C4H8O


150

300

Styrene

C6H5CH CH2

85

420

Toluen

Toluene

C6H5CH3

100

300

Xylen

Xylene

C6H4(CH3)2

100


300

e

1.2. Giải phẫu và sinh lý thính giác
1.2.1. Giải phẫu tai
- Tai ngồi gồm: có vành tai và ống tai ngoài.
- Tai giữa là bộ phận dẫn truyền âm thanh, gồm có:
Hịm nhĩ là một hốc xương nằm trong xương đá. Hòm nhĩ là một phần quan
trọng của tai giữa trong hịm nhĩ có chứa hệ thống xương con. Màng nhĩ và hệ thống
xương con có chức năng tiếp nhận và biến đổi âm thanh từ sóng âm thành chuyển
động cơ học để chuyền vào tai trong.
Màng nhĩ: là màng mỏng nhưng dai, chắc và cứng ngăn cách giữa ống tai ngồi
và hịm nhĩ.
Hệ thống xương con: Gồm ba xương (xương búa, xương đe, xương bàn đạp)
nối với nhau bởi các khớp búa đe, đe đạp và bàn đạp tiền đình.
Vịi nhĩ (vịi Eustachi): là một ống sụn – xương nối thơng hịm nhĩ với thành
bên của vịm mũi họng. Có chức năng: thơng khí, dẫn lưu và làm sạch, bảo vệ không


10

cho áp lực âm thanh và dịch từ vòm mũi họng xâm nhập vào tai giữa bằng phản xạ
đóng loa vịi, ngồi ra cịn có chức năng thu và phát âm thanh.

Hình 1.1: Giải phẫu tai
- Tai trong: Nằm tồn bộ trong xương đá, có cấu trúc rất phức tạp, gồm 2 bộ
phận: Ốc tai và tiền đình. Tai trong đảm nhiệm 2 chức năng chính là nghe và thăng
bằng. Trong phạm vi nghiên cứu này xin trình bày phần giải phẫu ốc tai hay loa
đạo.

+ Loa đạo xương: là khn xương rỗng rất cứng, cuộn thành hình xoắn ốc dẹt,
gồm hơn 2 vịng xoắn rưỡi quấn quanh một hình chóp nón rỗng gọi là trụ ốc. Loa đạo
xương có chiều cao khoảng 3-5 mm, đáy có đường kính khoảng 9mm. Loa đạo xương
chia làm 2 ngăn bởi mảnh xoắn ốc: ngăn trên là vịn tiền đình, ngăn dưới là vịn nhĩ,
hai vịn này thông với nhau ở chỏm ốc tai.
+ Loa đạo màng: Nếu cắt dọc theo trục ốc tai thì loa đạo màng có 3 thành: thành
trên là màng Reissner, thành ngồi là mảnh vịng quanh, thành dưới là màng đáy hay
màng nền đi từ mảnh xoắn ốc đến mảnh vòng quanh nhưng nằm ngang. Màng đáy
dài khoảng 30 - 35mm. Âm có tần số cao được tiếp nhận ở vùng đáy, âm có tần số
thấp được tiếp nhận ở vùng đỉnh.
Trên màng đáy có cơ quan Corti, đây là bộ phận tiếp thu các rung động âm thanh.
Cơ quan Corti gồm:


11

- Các trụ tạo thành khung ở giữa cơ quan corti, được bố trí thành 2 dãy trụ: trụ
trong và trụ ngoài.
- Các tế bào nâng đỡ bao gồm:
+ Tế bào nâng đỡ trong: đi từ chân màng mái, ở trên màng đáy tới tựa vào trụ
trong. Đầu trên các trụ này kết hợp với đầu trên các trụ trong thành yếu tố nâng đỡ
bao quanh các tế bào thính giác lơng trong.
+ Tế bào nâng đỡ ngồi: ở ngồi trụ ngoài, dựa trên màng đáy đi ra từ thành
ngoài. Gồm các lớp tế bào: tế bào Deiters, Hansen, Clandius.
+Tế bào lơng ngồi: Có 3 hàng với 13.500 tế bào. Mỗi tế bào có hàng trăm lơng
nổi lên bề mặt, cao thấp khơng đều, sắp xếp theo hình W, trong đó có một hàng cao
nhất tiếp xúc với màng mái ngay lúc nghỉ. Tế bào lơng ngồi giúp tai trong phân biệt
các tần số.
+ Tế bào lơng trong: Có khoảng 3500 tế bào [4], các lông không cắm vào màng
mái, có các tiếp nối với các sợi thần kinh ốc tai hướng tâm. Nơi đây diễn ra quá trình

tiếp nhận các tín hiệu.
- Màng mái là một phần màng xoắn trên toàn bộ chiều dài của cơ quan Corti,
chiều dày và chiều rộng tăng dần từ đáy lên đỉnh ốc tai.


12

Hình 1.2: Thiết đồ qua ốc tai [30]
1.2.2. Sinh lý thính giác
Đứng về phương diện sinh lý thính giác có thể chia thành 2 khối có cấu tạo giải
phẫu, chức năng khác nhau là khối dẫn truyền âm thanh và khối tiếp nhận âm thanh.
 Khối dẫn truyền âm thanh bao gồm:
+ Tai ngoài: Vành tai, ống tai.
+ Tai giữa: với các bộ phận như màng nhĩ, xương con (búa, đe, bàn đạp), các
dây chằng treo dãy xương con, cửa sổbầu dục, cửa sổ trịn.
+ Các mơi trường lỏng: ngoại dịch và nội dịch ở tai trong.
+ Các màng của ốc tai: màng Reissner, màng mái đặc biệt là màng đáy
(memibrane basilaire).
 Khối tiếp nhận âm thanh
+ Cơ quan Corti: có những tế bào cảm giác quan và những đầu dây thần kinh
thính giác.
+ Dây thần kinh thínhgiác.
+ Các khớp thần kinh.
+ Các đường thần kinh với 2 loại dây thần kinh (hướng tâm và ly tâm) và các
trung tâm thần kinh.
1.2.2.1. Sinh lý truyền âm
Như phần giải phẫu đã mơ tả: âm thanh đi qua một khối có tác dụng dẫn truyền
sóng âm. Trên đường đi âm thanh đã chuyển từ mơi trường khơng khí để vào mơi
trường nước ở tai trong.
Dẫn truyền sóng âm khơng phải chỉ có đường dẫn truyền sóng âm từ mơi trường

qua màng nhĩ, tiểu cốt để vào tai trong âm thanh cịn có thể truyền quamột số cách
khác:
-

Qua đường cốt đạo bằng cách trực tiếp đập vào cơ thể, vào xương hoặc gián

tiếp khơng khí đập vào vỏ sọ rồi vào tai trong.
- Vùng vòm mũi họng cũng tham gia vào truyền âm, từ vòi tai vào cửa sổ tròn.


×