Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của phân neb - 26 đến năng suất, chất lượng của giống cỏ va 06 và ảnh hưởng của cỏ va 06 bón phân neb - 26 đến năng suất, chất lượng của sữa bò nuôi tại mộc châu, sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.57 KB, 96 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





HOÀNG VĨNH LAM



NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN NEB - 26
ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG CỦA GIỐNG CỎ VA 06
VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA CỎ VA 06 BÓN PHÂN NEB - 26
ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG CỦA SỮA BÕ
NUÔI TẠI MỘC CHÂU - SƠN LA




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP










THÁI NGUYÊN - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




HOÀNG VĨNH LAM



NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN NEB - 26
ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG CỦA GIỐNG CỎ VA 06
VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA CỎ VA 06 BÓN PHÂN NEB - 26
ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG CỦA SỮA BÕ
NUÔI TẠI MỘC CHÂU - SƠN LA

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT
Mã số: 60.62.40


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. TRẦN TRANG NHUNG
2. PGS.TS. HOÀNG TOÀN THẮNG






THÁI NGUYÊN - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, những số liệu đã được sử dụng trong bản luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học
vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn.
Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Hoàng Vĩnh Lam













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sỹ
Khoa học Nông nghiệp, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này, chúng tôi
xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện giúp đỡ của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu,
Khoa Sau đại học, Viện Khoa học sự sống Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của hai thầy cô giáo
hướng dẫn: TS. Trần Trang Nhung và PGS.TS. Hoàng Toàn Thắng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Công ty giống bò sữa Mộc
Châu, gia đình anh chị Vũ Văn Chinh - Nguyễn Thị Thời tại tiểu khu Vườn
Đào đã quan tâm tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Nhân dịp này
tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè gần xa đã tạo điều kiện,
động viên, khuyến khích giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ

quý báu đó.
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các vị trong hội đồng chấm
luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái nguyên, ngày … tháng năm 2010
Tác giả

Hoàng Vĩnh Lam





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
MỤC LỤC


Lời cam đoan


Lời cảm ơn


Mục lục


Danh mục các bảng



Danh mục các biểu đồ, đồ thị


Danh mục các từ viết tắt

ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1.
Tính cấp thiết của đề tài
1
2.
Mục tiêu của đề tài
2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
1.1.
Cơ sở khoa học
3
1.1.1.
Ảnh hưởng của các loại phân bón tới cây trồng…
3
1.1.2.
Sự chuyển hoá ni tơ trong cây trồng và các nhân tố ảnh hưởng
6
1.1.3.
Vấn đề sản phẩm cây trồng an toàn cho sức khoẻ của người và vật nuôi

7
1.1.4.

Ảnh hưởng của nhân tố thức ăn tới năng suất, chất lượng sữa bò
9
1.1.5.
Vấn đề sản phẩm chăn nuôi an toàn và sữa an toàn sức cho con người
nói riêng

11
1.1.6.
Nitơrate và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ
16
1.2.
Giới thiệu về giống cỏ VA 06, Bò sữa ở Mộc Châu, phân bón NEB - 26

21
1.2.1.
Khái quát chung về cây cỏ hoà thảo
21
1.2.2.
Giới thiệu về cây cỏ Voi (Penisetum purpureum)
27
1.2.3.
Giới thiệu chung về giống cỏ VA 06
28
1.2.4.
Kỹ thuật trồng và sử dụng
30
1.2.5.
Giới thiệu về phân bón NEB - 26
34
1.2.6.

Giới thiệu về giống bò sữa tại Mộc Châu
36
1.3.
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
37
1.3.1.
Tình hình nghiên cứu trong nước
37
1.3.2.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

41
2.1.
Đối tượng nghiên cứu
41
2.2.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
41
2.2.1.
Địa điểm nghiên cứu
41
2.2.2.
Thời gian nghiên cứu

41
2.3.
Nội dung nghiên cứu
41
2.4.
Phương pháp nghiên cứu…
42
2.4.1.
Phương pháp thí nghiệm trên cỏ.
42
2.4.2.
Phương pháp thí nghiệm trên bò sữa
44
2.4.3.
Phương pháp phân tích ….
45
2.4.3.1.
Phương pháp phân tích thành phần hóa học của cỏ VA 06…
45
2.4.3.2.
Phương pháp phân tích thành phần hóa học của sữa …
47
2.5.
Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định
47
2.5.1.
Các chỉ tiêu nghiên cứu trên cỏ và phương pháp thực hiện
47
2.5.1.1.
Tốc độ sinh trưởng, tái sinh của cỏ VA 06 (cm/ngày)

47
2.5.1.2.
Khả năng đẻ nhánh…
47
2.5.1.3.
Năng suất xanh (kg/m
2
/lứa).
47
2.5.1.4.
Cường độ sinh trưởng tái sinh
47
2.5.1.5.
Thành phần hóa học của cỏ VA 06
48
2.5.2.
Các chỉ tiêu nghiên cứu trên bò sữa
48
2.5.2.1.
Năng suất sữa bò
48
2.5.2.2.
Chất lượng dinh dưỡng của sữa bò…
48
2.5.2.3.
Tiêu tốn thức ăn tinh và thức ăn thô xanh trong một kg sữa…
48
2.5.2.4.
Tiêu tốn vật chất dinh dưỡng…
49

2.5.2.5.
Sự an toàn về NO
3
-
trong sữa
49
2.6.
Phương pháp xử lý số liệu…
49
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
50
3.1.
Điều kiện khí hậu của vùng thí nghiệm
50
3.2.
Ảnh hưởng của các mức bón phân đạm và thay thế bằng NEB - 26 đến
sinh trưởng, năng suất, thành phần hoá học của cỏ VA 06



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
52
3.2.1.
Tốc độ sinh trưởng của cỏ VA 06 (cm/ngày)
52
3.2.2.
Tốc độ tái sinh của cỏ

54
3.2.3.
Khả năng đẻ nhánh ở các lứa của cỏ VA 06.
55
3.2.4.
Năng suất cỏ VA 06 qua các lứa cắt……….
56
3.2.5.
Cườ ng độ sinh trưở ng, tái sinh của cỏ VA 06 (kg/ha/ngày).
58
3.2.6.
Thành phần hóa học của cỏ VA 06……
59
3.3.
Ảnh hưởng của chất lượng sữa khi cho bò sử dụng cỏ VA 06 được bón
phân NEB 26

61
3.3.1.
Ảnh hưởng của cỏ VA 06 có bón NEB - 26 đến năng suất sữa của bò

61
3.3.2.
Ảnh hưởng của cỏ VA 06 có bón NEB 26 đến chất lượng sữa…
64
3.3.3.
Tiêu tốn thức ăn tinh và thô xanh cho 1 kg sữa…….
66
3.3.4.
Tiêu tốn vật chất dinh dưỡng cho 1 kg sữa…….

68
3.3.5.
Mối quan hệ giữa hàm lượng Nitrate có trong cỏ và trong sữa bò …

69
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ…………
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………
74
PHỤ LỤC…………………………
79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thời gian thải trừ kháng sinh theo sữa ở bò…
15
Bảng 1.2: Quy định giới hạn nitrate tối đa có trong nông phẩm…
20
Bảng 1.3: Thành phần hàm lượng các chất trong phân NEB - 26
36
Bảng 2.1: Công thức thí nghiệm.
42
Bảng 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên cỏ
43
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên bò
45

Bảng 3.1: Tình hình khí hậu, thủy văn huyện Mộc Châu
50
Bảng 3.2: Tốc độ sinh trưởng của cỏ VA 06
52
Bảng 3.3: Tốc độ tái sinh của cỏ VA 06
54
Bảng 3.4: Khả năng đẻ nhánh của cỏ VA 06
55
Bảng 3.5: Năng suấ t củ a cỏ VA 06 qua 5 lứ a cắ t .
56
Bảng 3.6: Cườ ng độ sinh trưở ng, tái sinh của giống cỏ VA 06
58
Bảng 3.7: Thành phần hóa học của cỏ VA 06 ở giai đoạn 35 ngày tuổi
60
Bảng 3.8: Năng suất sữa bình quân/con/ngày trong từng tuần thí nghiệm
62
Bảng 3.9: Kết quả phân tích chất lượng sữa của bò thí nghiệm……….
64
Bảng 3.10: Tiêu tốn thức ăn tinh và thức ăn thô xanh cho 1 kg sữa (kg)
67
Bảng 3.11: Tiêu tốn vật chất dinh dưỡng cho 1 kg sữa…
68
Bảng 3.12: Mối quan hệ giữa hàm lượng Nitrate có trong cỏ và trong
sữa bò (mg/kg).

70
Bảng phụ lục 3.2: Tốc độ sinh trưởng của cỏ VA 06 (cm/ngày)
79






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 3.1: Đồ thị tốc độ sinh trưởng của cỏ VA 06
53
Hình 3.2: Biểu đồ tổng năng suất xanh của cỏ VA 06 qua 5 lứa cắt
57
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn năng suất sữa bình quân/con/ngày trong
từng tuần thí nghiệm

63
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn tiêu tốn vật chất dinh dưỡng cho 1 kg sữa.
69























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ: Bình quân
CĐST: Cường độ sinh trưởng
CĐTS: Cường độ tái sinh
ĐC: Đối chứng
ĐCC: Độ cao cây
K
2
O: Kali
ME: Năng lượng trao đổi
N: Đạm
NS: Năng suất
NSX: Năng suất xanh
NTS: Nitơ tổng số
P

2
O
5
: Lân
TĐĐN: Tốc độ đẻ nhánh
TĐST : Tốc độ sinh trưởng
TĐTS: Tốc độ tái sinh
TN: Thí nghiệm
TPHH: Thành phần hoá học
TS : Tổng số
VCK: Vật chất khô
VCX: Vật chất xanh


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, chăn nuôi bò sữa ở nước ta đã được đẩy
mạnh, bò được nhập về nuôi không chỉ ở những tỉnh đồng bằng có khu vực
trồng cỏ nuôi bò thuận lợi mà còn được nhập về nuôi nhiều ở các tỉnh trung
du và miền núi, nơi mà từ trước đến nay việc trồng cỏ nuôi trâu bò không mấy
được chú ý và đầu tư đúng mức.
Theo lý luận về chăn nuôi thì thức ăn phải chuẩn bị trước một bước,
nhưng trong thực tiễn, đa số bò các nơi được nhập về trước khi chuẩn bị đầy
đủ thức ăn. Thực tế chăn nuôi bò sữa ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang có
những biến động lớn, cả tích cực và khủng hoảng dẫn tới tiêu cực. Xét trên
những mặt khủng hoảng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới điều đó và thiếu thức

ăn cho bò, đặc biệt là cỏ là một trong những nguyên nhân chính. Trong thời
gian gần đây một số địa phương đã tiến hành trồng thử nghiệm giống cỏ VA 06
và đã cho kết quả rất tốt, tạo tiền đề cho các khu vực khác trong nước tìm ra
hướng giải quyết vấn đề cây thức ăn cho tương lai.
Cao nguyên Mộc Châu - tỉnh Sơn La có độ cao trung bình 1.050m so với
mực nước biển. Khí hậu đặc trưng vùng cận ôn đới mát mẻ quanh năm mang
cho Mộc Châu thế mạnh về cây ăn quả, là một huyện có điều kiện tự nhiên,
khí hậu, đất đai phù hợp cho sinh trưởng phát triển của giống cỏ VA 06 và
cho phát triển chăn nuôi bò sữa. Sản phẩm sữa bò Mộc Châu đã thực sự nổi
tiếng được thị trường ưa chuộng. Phần lớn thành công đó là nhờ sự chủ động
của đồng cỏ cây thức ăn được thâm canh cao.
Song cũng chính vì để tăng năng suất và sản lượng cây thức ăn nhanh
nhất người dân đã sử dụng một lượng lớn các loại phân vô cơ trong thời gian
dài, dẫn tới hiện tượng cây trồng hấp thu mất cân đối các nguyên tố xảy ra
phổ biến, làm cỏ trồng phát triển không bền vững, thoái hoá nhanh, chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
lượng suy giảm, sâu bệnh phát triển nhiều, đất đai bị thoái hóa, chai cứng, bên
cạnh đó còn dẫn tới sự tích tụ các sản phẩm như nitrate (NO
3
-
), làm ảnh
hưởng xấu tới chất lượng cỏ cho bò sữa, từ đó có thể ảnh hưởng tới chất
lượng sữa và ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Về vấn đề này ở nước
ta chưa có những nghiên cứu được thông báo, hơn nữa nuôi bò sữa ở nước ta
vẫn là một nghề mới mẻ, các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nâng cao năng
suất và chất lượng dinh dưỡng của sữa là chính. Các nghiên cứu về vấn đề an

toàn tới sức khoẻ từ sản phẩm sữa chưa được chú ý và đầu tư đúng mức.
Thời gian qua Mỹ đưa vào sản xuất cung ứng cho ngành trồng trọt một
phát minh mới về một loại phân bón trên nguyên lý của công nghệ NANO, có
tác dụng điều hoà sự cân bằng dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây khoẻ, sinh
trưởng tốt, tăng năng suất và chất lượng nông sản cũng như ảnh hưởng tốt tới
các chỉ tiêu lý - hoá tính của đất, vì thế có tác dụng bảo vệ đất cũng như cây
trồng trên đất. Phân bón này có tên thương mại là NEB - 26, bước đầu được
đưa vào sản xuất nông nghiệp ở nước ta và đã được thử nghiệm có kết quả rất
tốt trên một số loại cây trồng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của phân NEB - 26 đến năng suất, chất lượng của giống cỏ VA 06 và ảnh
hưởng của cỏ VA 06 bón phân NEB - 26 đến năng suất, chất lượng của
sữa bò nuôi tại Mộc Châu - Sơn La”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được ảnh hưởng của phân bón NEB - 26 đến năng suất, chất
lượng của giống cỏ VA 06 cũng như tính an toàn của cỏ khi sử dụng nuôi bò
sữa thông qua đánh giá chỉ tiêu NO
3
-
trong cỏ.
- Đánh giá ảnh hưởng của cỏ VA 06 được trồng bằng phân NEB - 26 đến
năng suất, chất lượng và tính an toàn của sản phẩm sữa bò khi đưa tới tay
người sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Ảnh hƣởng của các loại phân bón tới cây trồng
Phân bón là nguồn bổ sung cung cấp dinh dưỡng cho đất. Các nhà khoa
học đã khẳng định phân bón quyết định trên 50% việc tăng năng suất cây
trồng (FAO, Tome, 1984) [16]. Mục đích của việc bón phân:
- Nhằm làm cho cây trồng đạt năng suất cao, phẩm chất tốt.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất thỏa mãn đòi hỏi của các
loại cây trồng có tiềm năng về năng suất.
- Khắc phục các điều kiện bất lợi hoặc duy trì các điều kiện thuận lợi
cho trồng trọt. Tuy nhiên, tùy vào từng mục đích sử dụng mà người ta bón các
loại phân khác nhau, vào từng thời điểm cho thích hợp với từng đặc điểm sinh
lí của cây trồng.
* Phân vô cơ:
- Phân đạm và vai trò của đạm đối với cây trồng
+ Đạm trong cây:
Tỷ lệ đạm trong cây biến động từ 1 - 3% trọng lượng vật chất khô. Tỷ
lệ đạm ở bộ phận non lớn hơn bộ phận già. Trong thời kỳ hình thành quả, đạm
tập trung vào cơ quan sinh sản. Trong cây đạm ở dạng các protit đơn (các amino
axit), protit kép (protein), các alcaloit và glucozit (Nguyễn Xuân Trường và cs,
2002) [33].
+ Đạm trong đất: Tỷ lệ đạm trong đất dao động từ 0,02 - 0,4%. Trong
tổng số đạm trong đất có khoảng 95% ở dạng hữu cơ, còn có 5% ở dạng vô cơ
gồm: amoniac, nitrat, nitrit (NH
3
, NO
3
-
, NO
2
-)

và được gọi là đạm dễ tiêu vì
cây hút đạm trong đất chủ yếu ở dạng này. Chỉ tiêu đạm tổng số (NTS) thể
hiện tổng số đạm có trong đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
NTS < 4,5 mg/100g đất - đất thiếu đạm trầm trọng.
NTS = 4,5 - 6 mg/100g đất - đất trung bình về đạm.
NTS > 6 mg/100g đất - đất giàu đạm.
Tỷ lệ đạm trong đất Việt Nam biến động từ 0,042% (đất bạc màu) đến
0,62% (đất lầy thụt) trung bình là 0,12% (đất phù sa sông Hồng).
+ Vai trò của đạm đối với cây trồng:
Đạm nằm trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của
cây như diệp lục và các loại men. Các bazơ có đạm là thành phần cơ bản của
axit nucleic và các thành phần khác của nhân tế bào, nơi dự trữ các thông tin
di truyền, có vai trò trong quá trình sinh tổng hợp protein.
Do vậy đạm là yếu tố cơ bản cần cho quá trình đồng hoá cacbon, kích
thích sự phát triển của bộ rễ và việc hút các yếu tố dinh dưỡng khác.
Cây trồng được bón đủ đạm lá có màu xanh thẫm, sinh trưởng khoẻ mạnh,
chồi búp phát triển nhanh, năng suất cao. Nếu bón quá nhiều đạm lá có màu
xanh tối, thân lá mềm, tỷ lệ nước cao, bộ rễ kém phát triển còn phần trên mặt
đất sẽ phát triển um tùm và yếu cây làm cho cây hay đổ lốp, dễ mắc sâu bệnh,
thời gian sinh trưởng của cây bị kéo dài, chín muộn, phẩm chất nông sản
giảm. Mặt khác nếu thừa đạm, nitrat bị kéo xuống tầng sâu làm ô nhiễm nước
ngầm. Cây thiếu đạm lá có màu vàng, sinh trưởng phát triển kém, còi cọc,
thậm chí rút ngắn thời gian tích luỹ, năng suất giảm.
- Phân lân và vai trò của lân đối với đời sống cây trồng
Lân là loại phân bón cần thiết bậc nhất cho quá trình trao đổi chất của

cây. Lân có tác dụng điều hoà phản ứng của cây khi điều kiện môi trường
thay đổi đột ngột. Trong cây lân chủ yếu nằm dưới dạng hữu cơ: Nucleoprotit,
Photphoprotit, Lexithin, Sacrophotphat, Photphatit và phần nhỏ nằm dưới
dạng ion H
2
PO
2
-
, HPO
4
2-
.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
Trong đất: Tỷ lệ lân biến động trong phạm vi từ 0,02 - 0,08%. Lân ở
lớp đất mặt thường cao hơn lân ở lớp đất dưới. Tỷ lệ lân trong đất biến đổi
theo từng loại đất nhưng tỷ lệ này biến đổi không đáng kể. Nói chung người
ta thường đánh giá sự giàu, nghèo lân tổng số trong đất như sau:
Hàm lượng P
2
O
5
< 0,01: đất rất nghèo lân.
Hàm lượng P
2
O
5

= 0,01 - 0,05: đất nghèo lân.


Hàm lượng P
2
O
5
= 0,05 - 0,10: đất trung bình về lân.
Hàm lượng P
2
O
5
= 0,10 - 0,20: đất giàu lân.
Hàm lượng P
2
O
5
> 0,20: đất rất giàu lân
+ Vai trò của lân đối với đời sống cây trồng:
Trong cây lân tồn tại ở 2 thể vô cơ và hữu cơ. Lân vô cơ đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành hệ thống đệm trong tế bào và là nguồn dự
trữ cho việc tổng hợp lân hữu cơ.
Lân hữu cơ rất đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi
chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất đó trong cây.
+ Tác dụng chủ yếu của lân thể hiện trên một số mặt sau đây:
Phân chia tế bào, tạo chất béo và protein; Thúc đẩy việc ra hoa, hình
thành quả và quyết định phẩm chất hạt giống; Hạn chế tác hại của việc bón
thừa đạm; Thúc đẩy việc ra rễ đặc biệt là rễ bên và lông hút do vậy phân lân
dùng bón lót sẽ có tác dụng tốt hơn là bón thúc.
Làm thân cây ngũ cốc vững chắc, đỡ đổ. Cải thiện chất lượng sản phẩm

đặc biệt là các loại rau và cỏ làm thức ăn gia súc. Điều hoà sự thay đổi đột
ngột về phản ứng với môi trường của cây.
- Vai trò của kali đối với đời sống cây trồng.
Bên cạnh đạm và lân, kali cũng có vai trò quan trọng trong đời sống
của cây trồng như: Kali làm tăng vai trò quang hợp của lá, tăng cường sự tạo
thành bó mạch làm cho cây cứng cáp, do đó nó tích cực góp phần vào việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
chống đổ lốp. Kích thích sự hoạt động của men do đó làm tăng cường hoạt
động trao đổi chất của cây, tăng cường sự tạo thành axit hữu cơ do đó làm cho
cây tăng cường tổng hợp protit.
Kali một mặt tăng cường áp suất thẩm thấu, tăng khả năng hút nước
của bộ rễ mặt khác điều hoà hoạt động của khí khổng khiến cho nước không
bị mất quá mức trong lúc gặp khô hạn. Nhờ vậy tiết kiệm nước giúp cây
quang hợp trong cả điều kiện thiếu nước.
Kali giúp cây tăng khả năng chịu rét, tăng cường sức đẻ nhánh của cây
ngũ cốc và kali đóng vai trò cơ bản và chắc chắn trong việc phân chia tế bào
do vậy trong các mô phân sinh rất giàu kali.
Ngoài những lợi ích đem lại cho cây trồng như trên, kali còn có tác
dụng làm giảm tác hại của việc bón quá nhiều đạm.
* Phân hữu cơ (phân chuồng)
Phân chuồng là loại không thể thiếu đối với cây trồng. Việc bón phân
hữu cơ là biện pháp quan trọng cải thiện tính chất, tăng độ phì nhiêu cho đất
và tạo tiềm năng cho năng suất cao. Trong phân chuồng có chứa nhiều
nguyên tố dinh dưỡng bao gồm dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi
lượng, giúp cây trồng phát triển cân đối.
Theo Nguyễn Ngọc Nông, 1999 [26]. Trong một tấn phân chuồng có

khoảng 30 - 50g MnO, 2g B, 2g Cu và 82 - 96g Zn. Bón phân chuồng còn dựa
vào đất và một số chất hoormon chứa trong đất có tác dụng kích thích sự phát
triển của rễ và các quá trình sống của cây. Để đảm bảo cho năng suất cây
trồng tăng, đất không bị suy kiệt dinh dưỡng và nền sản xuất bền vững thì
việc sử dụng phân chuồng là điều hết sức cần thiết.
1.1.2. Sự chuyển hoá ni tơ trong cây trồng và các nhân tố ảnh hƣởng
Nitơ tồn tại trong thiên nhiên chủ yếu dưới dạng phân tử hai nguyên
tử N
2
và là một nguyên tố khá phổ biến trong thiên nhiên, chiếm 78,03% thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
tích của không khí. Một cách gần đúng có thể coi thể tích của không khí gồm
có 4 phần N
2
và một phần O
2
.
Trong phân tử N
2
, nitơ liên kết với nhau bằng ba liên kết hoá trị. Để
phá vỡ liên kết này cần một năng lượng rất lớn khoảng 942 kJ/mol. Điều này
giải thích tính trơ của phân tử N
2
và giải thích tại sao đa số hợp chất đơn giản
của N
2

, mặc dù trong đó có liên kết bền, đều là hợp chất thu nhiệt. Cũng chính
vì thế mà phần lớn các sinh vật sống không thể sử dụng trực tiếp nó được.
Nitơ có trong mọi sinh vật dưới dạng hợp chất hữu cơ phức tạp như prôtêin,
axit nucleic, một số sinh tố và kích thích tố, chất màu của máu, clorophin
Nitơ là một trong những nguyên tố dinh dưỡng chính đối với thực vật.
Bởi vậy trong nông nghiệp, những lượng lớn hợp chất của nitơ được thường
xuyên cung cấp cho đất dưới dạng phân đạm để nuôi cây trồng. Trong nước
mưa có một lượng nhỏ axit nitơrơ (HNO
2
) và axit nitric (HNO
3
) được tạo
thành do hiện tượng phóng điện trong khí quyển.
Nitơ tồn tại ở nhiều trạng thái oxi hoá khác nhau như NO
3
- (+5), NO
2
-
(+3) và NH
4
+(-3). Trong các dạng này thì NO
3
- và NO
2-
được quan tâm hơn
cả vì chúng là những ion có khả năng gây độc cho con người. Ngoài các trạng
thái trên nitơ còn tồn tại ở trạng thái khí như N
2
, NO, N
2

O. Trong các dạng
tồn tại của nitơ thì NO
3
- là dạng bền nhất và được tìm thấy nhiều trong nước
ngầm tại các khu vực đất trồng trọt.
1.1.3. Vấn đề sản phẩm cây trồng an toàn cho sức khoẻ của ngƣời, vật nuôi
Sản phẩm cây trồng an toàn là những sản phẩm tươi (gồm các loại rau
củ, lá, thân, hoa, các loại quả ). Có chất lượng mang đặc tính giống của nó,
hàm lượng các chất độc, kim loại nặng, hàm lượng đạm nitrate, mức độ nhiễm
các vi sinh vật gây bệnh ở dưới mức cho phép đảm bảo an toàn cho người tiêu
dùng, vật nuôi và môi trường thì được coi là sản phẩm cây trồng đảm bảo an
toàn vệ sinh. Về chỉ tiêu hình thái phải được thu hoạch theo đúng yêu cầu kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
thuật của từng loại cây trồng, không được dập nát, không được hư thối, lẫn
tạp chất sâu bệnh.
Tuy nhiên, không phải bất cứ với người tiêu dùng nào cũng có kiến
thức hiểu biết về sản phẩm cây trồng an toàn để từ đó có ý thức hơn về trồng
trọt, chăm sóc và sử dụng sản phầm cây trồng an toàn đảm bảo sức khỏe cho
chính mình và cho toàn xã hội.
Việc sử dụng các sản phẩm cây trồng không an toàn có thể gây nên các
bệnh cấp tính hoặc mãn tính ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu
dùng. Có thể gây ra các bệnh như: Ung thư, thoái hóa khớp, loãng xương,
viêm gan hay gây ra các hiện tượng ngộ độc cho cả người và vật nuôi.
Hiện nay trong rất nhiều nông phẩm, các chất độc hại, thuốc bảo vệ
thực vật, hàm lượng


nitrate vượt quá giới hạn cho phép. Nguyên nhân là do:
Chế độ canh tác chưa hợp lý, chưa thực hiện đầy đủ, đúng quy trình sử dụng
phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hay sử dụng các loại phân bón không
đảm bảo chất lượng gây tồn dư các chất độc hại, làm thoái hoá đất, đất bị
bạc màu; môi trường nước bị ô nhiễm làm ảnh hưởng tính an toàn của nông
phẩm thực phẩm.
Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2001), kiểm
tra 218 mẫu phân bón trên thị trường và cơ sở sản xuất có 86 mẫu không đạt
yêu cầu, chiếm tỷ lệ 40%.
Khi kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm lưu
thông trên thị trường vẫn có tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn
cho phép, trong rau chiếm 11,65 - 13% trong quả từ 5 - 15,15%.
Để có được sản phẩm cây trồng an toàn thì trong quá trình sản xuất ta
phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đất trồng: Đất trồng không bị ảnh hưởng của các chất thải công nghiệp,
bệnh viện, nghĩa trang, nhiễm các loại chất hóa học cho người và vật nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
- Về phân bón: Sử dụng cân đối, hợp lý, không lạm dụng các phân vô
cơ để bón cho cây trồng, đặc biệt là phân đạm và các chất kích thích sinh
trưởng. Không sử dụng phân hữu cơ còn tươi bón cho cây trồng. Phải đảm
bảo thời gian an toàn sau khi bón đạm và sử dụng các chất bảo vệ thực vật.
- Nước tưới: Không sử dụng trực tiếp từ nước thải khu công nghiệp,
thành phố, bệnh viện, khu dân cư tập trung để tưới cho cây trồng.
- Khi phải phòng trừ sâu bệnh nhất thiết phải dùng các hóa chất ít độc
hại nhanh phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm cây trồng.
Tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly đối với từng loại thuốc.

1.1.4. Ảnh hƣởng của nhân tố thức ăn tới năng suất, chất lƣợng sữa bò
Sữa được hình thành ở tuyến vú, các chất dinh dưỡng cần thiết cho
quá trình tạo sữa là do máu cung cấp và phụ thuộc vào chất lượng, số lượng
thức ăn được cung cấp.
Để tạo các chất dinh dưỡng có trong sữa, các chất dinh dưỡng do máu
đưa vào tuyến vú phải trải qua quá trình biến đổi phức tạp.
Theo Từ Quang Hiển và cs (2001)[18], trung bình muốn tạo thành 1 kg
sữa phải có từ 500 - 600 lít máu đi qua tuyến vú. Khi máu đi qua tuyến vú,
phải nhanh chóng chọn lọc và biến đổi các chất dinh dưỡng để tạo sữa. Tuyến
vú của bò chiếm 2 - 3% khối lượng cơ thể nhưng qua một chu kỳ vắt sữa (300
ngày) có thể cho một lượng sữa với lượng vật chất khô cao gấp 3 - 4 lần vật
chất khô của toàn bộ cơ thể.
Theo Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, (2007)[6], trong 45 lít sữa
có chứa trên 1350g mỡ, trên 1350g protein, trên 1800g lactose và trên 225g
khoáng. Tất cả các chất trên đều do thức ăn cung cấp.
Do đó, trong khẩu phần ăn cho bò sữa phải cung cấp cân đối và đầy đủ
về năng lượng, protein, xơ, khoáng, vitamin
Đặc biệt là tỷ lệ P /E (protein/năng lượng) phải thích hợp sẽ làm tăng
tối đa năng lượng axitamin hấp thu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
- Ảnh hưởng của chất xơ trong khẩu phần: Đối với loài nhai lại, nguồn
tạo mỡ sữa chủ yếu là acetate của máu, acetate của máu được hình từ axit
axetic ở dạ cỏ. Tỷ lệ xơ trong thức ăn đã ảnh hưởng tới sự lên men axit acetic
dạ cỏ, do vậy ảnh hưởng tới sự hình thành mỡ sữa. Trong khẩu phần nếu hàm
lượng xơ thích hợp sẽ làm tăng lượng acetate trong máu, từ đó sẽ làm tăng sản
lượng sữa và tỷ lệ mỡ sữa. Nhưng nếu khẩu phần quá nhiều xơ sẽ làm cho

năng lượng của khẩu phần giảm, giảm sản lượng sữa. Do vậy, đối với gia súc
tiết sữa cần đảm bảo tỷ lệ xơ thích hợp (tỷ lệ xơ thích hợp cho bò sữa là 20 -
30% tính theo khối lượng khẩu phần).
- Ảnh hưởng của chất bột đường: Đối với bò sữa nhu cầu về glucose rất
cao gấp 3 lần so với bò cạn sữa và khoảng 60 - 70% glucose tổng hợp trong
cơ thể được huy động cho tổng hợp sữa ở tuyến vú. Trong khẩu phần nếu
nhiều chất bột đường sẽ làm tăng nhanh sản lượng sữa, tăng trọng cơ thể, nếu
nghèo chất bột đường sẽ làm giảm nhanh sản lượng sữa. Do đó cần đảm bảo
tỷ lệ thức ăn tinh / thô cho gia súc tiết sữa và tỷ lệ thích hợp là 60/40 theo
lượng vật chất khô (Vũ Duy Giảng, 1997 [15]).
- Ảnh hưởng của protein thức ăn: Axit amin của thức ăn dùng để tạo
axit amin của sữa, từ đó tổng hợp nên protein sữa, ngoài ra axitamin còn dùng
cho tổng hợp sẽ làm giảm lactose trong sữa. Do đó khi khẩu phần thiếu
protein và axitamin sẽ làm giảm lactose trong sữa, giảm protein sữa và giảm
sản lượng sữa. tuy vậy nếu khẩu phần quá nhiều protein thì protein sữa tuy
tăng nhưng chủ yếu là tăng nitơphiprotein cho nên cần phải cung cấp đầy đủ
protein trong khẩu phần.
- Ảnh hưởng của mỡ thức ăn: Hàm lượng mỡ trong thức ăn cũng ảnh
hưởng tới số lượng và chất lượng sữa, đặc biệt là mỡ sữa. Theo Kronfeld
(1980), hiệu suất chuyển hóa các chất béo trong khẩu phần để tạo sữa của bò
biến động khoảng 55% nếu chăn thả trên đồng cỏ, 60 - 70% nếu cho ăn nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
hạt ngũ cốc và 58% cho ăn nhiều chất béo. Qua tính toán sản lượng sữa đạt hiệu
quả cao nhất khi 60% năng lượng trao đổi của khẩu phần ở dạng axit béo nhiều
cacbon. Nếu khẩu phần quá nhiều mỡ sẽ làm giảm hàm lượng mỡ trong sữa,
giảm sản lượng sữa (lượng mỡ thích hợp là 2 - 3% tính theo lượng khẩu phần).

- Ảnh hưởng của chất khoáng trong thức ăn
Chất khoáng quan trọng với gia súc tiết sữa là Ca, P, Na, Fe, Cl, Cu, Mn
Tuy vậy hàm lượng Ca, P trong thức ăn nhiều hay ít không ảnh hưởng tới
lượng Ca và P có trong sữa mà chỉ làm tăng hoặc giảm sản lượng sữa.
- Ảnh hưởng của vitamin: Vitamin sữa chịu ảnh hưởng nhiều của
vitamin thức ăn. Nếu nuôi bò sữa bằng khẩu phần có nhiều vitamin A và
caroten sẽ làm tăng hàm lượng vitamin A và caroten trong sữa từ 10 - 15 lần
(nhưng không tăng sản lượng sữa). Hàm lượng vitamin D và vitamin E của
sữa phụ thuộc vào hàm lượng vitamin D và vitamin E trong khẩu phần. Riêng
vitamin B và C ít chịu ảnh hưởng của vitamin B và C trong khẩu phần vì nó
được vi sinh vật sử dụng là chủ yếu.
Việc chọn thức ăn có phẩm chất tốt, mùi vị thích hợp để làm tăng năng
suất và chất lượng của sữa, tăng mùi vị thơm ngon của sữa là rất cần thiết đối
với gia súc tiết sữa.
1.1.5. Vấn đề sản phẩm chăn nuôi an toàn và sữa an toàn cho con ngƣời
* Vấn đề sản phẩm chăn nuôi an toàn:
An toàn thực phẩm trong sản phẩm thực phẩm chăn nuôi không chỉ đơn
thuần là sản phẩm (trứng, thịt, sữa ) không nhiễm bẩn, ôi thiu, nhiễm khuẩn
(yếu tố gây độc cấp tính), mà còn ở chỗ sản phẩm không chứa các chất gây ra
ngộ độc tích lũy, hay mãn tính, hay trường diễn (hormone, kháng sinh, độc
chất ). Do đó để có sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng thì phải thực hiện
tốt từ khâu sản xuất đến giết mổ, vận chuyển, phân phối, chế biến, bảo quản.
Sản phẩm chăn nuôi an toàn phải được đánh giá theo 3 tiêu chuẩn sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
- Tiêu chuẩn vật lý: Thịt, trứng, sữa không chứa các vật ngoại lai sắc
nhọn, không biến đổi màu sắc, mùi vị đảm bảo yêu cầu cảm quan.

- Hóa học: Không chứa kháng sinh, hormone, kim loại nặng và hóa
chất độc, độc tố Aflatoxin, thuốc trừ sâu cả ở trong thức ăn vật nuôi và sản
phẩm chăn nuôi.
Theo Vũ Duy Giảng, (2009) khi con người ăn thịt hay tiếp xúc
với động vật, vật nuôi sử dụng thức ăn bổ sung kháng sinh, con người sẽ có
nhiều rủi do tiếp nhận các vi khuẩn bệnh đã kháng thuốc hoặc tích lũy kháng
sinh trong cơ thể và tạo cơ hội cho vi khuẩn kháng thuốc sinh sôi, nảy nở.
Chính vì vậy nhiều quốc gia đã cấm dùng kháng sinh trong thức ăn gia
súc, gia cầm (Đan Mạch, Thụy Điển). Hoặc cho phép dùng nhưng có quy
định chặt chẽ về loại kháng sinh, liều lượng được phép sử dụng (Nhật Bản,
Úc, Mỹ ). Đồng thời các nước này cũng quy định mức tồn dư kháng sinh tối
đa cho sản phẩm chăn nuôi.
- Vi sinh: Sản phẩm chăn nuôi không chứa ký sinh trùng như giun bao,
sán dây và vi trùng gây bệnh như: Salmonella, E.coli, Clostridium
Muốn vậy phải cho vật nuôi ăn các loại thức ăn không bị nhiễm các
loại vi sinh vật gây bệnh trên, đặc biệt là Salmonella, E.coli Đồng thời trong
quá trình giết mổ phải đảm bảo vệ sinh thú y trong quá trình giết mổ, lò mổ,
khu giết mổ, và phải cải tiến xây dựng các khu, lò giết mổ hiện đại, xa khu
dân cư. Có như vậy mới đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo báo cáo của Cục Nông nghiệp, (2003), kết quả phân tích các mẫu
thức ăn công nghiệp cho thấy hàm lượng độc tố vi nấm Aflatoxin gấp 4 lần so
với quy định tối đa; 14,3% mẫu bột cá nhiễm vi sinh vật gây bệnh E.coli và
11,4% số mẫu thịt và bột cá nhiễm Salmonella (2 loại vi sinh vật không được
phép có trong thức ăn chăn nuôi). Hàm lượng kim loại nặng như: Chì, asen,
kẽm, đồng trong thức ăn chăn nuôi vẫn còn cao hơn 1,8 - 5, 6 lần so với mức
quy định tối đa cho phép.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



13
Việc sử dụng các sản phẩm cây trồng, sản phẩm chăn nuôi không an
toàn đã gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm đáng tiếc. Từ năm 2004 - 2008 đã có
906 vụ ngộ độc, trung bình khoảng 181,2 vụ/ năm, số người ngộ độc là 6036
người/năm, số người chết là 267 người (trung bình là 53,4 người/năm). Mối
quan hệ sản phẩm cây trồng, vật nuôi, con người là mối quan hệ chặt chẽ
không thể tách rời. Theo Vũ Duy Giảng, (1997) [15], dinh dưỡng người và
vật nuôi gắn chặt với đất đai và đất nông nghiệp.
Chính vì thế ta luôn phải cung cấp cho vật nuôi những loại thức ăn có
nguồn gốc từ cây trồng an toàn, không nhiễm các chất độc hại, không sử dụng
các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn nhiễm vi sinh vật.
Theo Vũ Duy Giảng, (2009): Gia súc ăn thức ăn được bổ sung kháng
sinh, kháng sinh sẽ thải ra phân. Các loại sản phẩm cây trồng bón phân gia
súc nhiễm kháng sinh cũng tích lũy kháng sinh. Kháng sinh từ phân bón được
tất cả cây trồng hấp thu vào trong lá vào trong tất cả các mô, bao gồm cả hạt
và củ. Đây cũng là con đường phát tán mạnh vi khuẩn kháng thuốc trong cơ
thể người và động vật khi ăn các sản phẩm cây trồng này.
Sử dụng các sản phẩm cây trồng, vật nuôi an toàn là rất quan trọng,
nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bao gồm cả thể chất và trí tuệ, ảnh hưởng
đến giống nòi người Việt Nam; ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Cho nên mỗi người cần quan tâm hơn, có trách nhiệm hơn ở
mỗi vị trí của mình.
* Vấn đề sữa an toàn cho sức khoẻ con ngƣời
Trong sữa chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể động
vật như: Protit, gluxit, lipit, các vitamin, các chất khoáng vì sữa là thức ăn
tự nhiên có giá trị dinh dưỡng cao nên sữa và các chế phẩm của nó (bơ, pho
mát, sữa đặc, sữa chua, sữa bột ) là nguồn dinh dưỡng đóng vai trò quan
trọng trong cuộc sống con người. Việc đảm bảo an toàn về các sản phẩm của
sữa là rất quan trọng đối với sức khỏe của con người.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
Để có được sản phẩm sữa an toàn trước hết phải nuôi dưỡng tốt, khẩu
phần thức ăn hợp lý, cung cấp các loại thức ăn đảm bảo vệ sinh không bị
nhiễm các chất độc hại, các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là không có kháng
sinh trong thức ăn. Ngoài ra, phải tuân thủ những yêu cầu vệ sinh thú y trong
quá trình vắt sữa, thu nhận và chế biến sơ bộ ban đầu là rất cần thiết hạn chế
sự xâm nhập của vi khuẩn và sữa tạo điều kiện nâng cao chất lượng của sữa.
Bình thường, sữa tươi mới vắt từ vú ra đã có chứa vi khuẩn (khoảng
100 - 3000 vi khuẩn trong 1ml sữa). Nhưng lượng vi khuẩn trong sữa tăng lên rất
nhiều trong quá trình vắt sữa, bảo quản và chế biến sữa (Nguyễn Thị Kim Lan,
Nguyễn Văn Quang, 2000 [23]).
Theo tạp chí Milk Matters, số 1, (2008) [12], số lượng vi khuẩn trong
sữa cao là chỉ tiêu đánh giá điều kiện vệ sinh vắt sữa kém, trang thiết bị bảo
quản sữa không sạch và (hoặc) nhiệt độ bảo quản quá cao. Số lượng vi khuẩn
cao không phải là chỉ tiêu đánh giá bệnh viêm vú.
Vi khuẩn cũng là một trong các tác nhân gây bệnh viêm vú và là yếu tố
lây lan bệnh. Sữa bị viêm vú lượng đường lactose trong sữa bị giảm, Na và Cl
tăng lên, sữa viêm thường có vị mặn khác thường, sản lượng giảm từ 25 -
30%. Vú bị viêm, số lượng vi khuẩn tăng, tế bào soma tăng đột ngột, xuất
hiện các bạch cầu và tế bào biểu mô bao phủ bầu vú. Tế bào soma tăng biểu
hiện bò bị viêm vú.
Số lƣợng tế bào soma
Tình trạng
< 150.000 tế bào /ml
Vú rất khỏe (không bị viêm nhiễm)
150.000 - 250.000 tế bào /ml
Vú khỏe mạnh (không bị viêm nhiễm)

250.000 - 400.000 tế bào /ml
Viêm vú mức độ nhẹ
> 400.000 tế bào /ml
Viêm vú nặng
(Chất lượng sữa - dự án bò sữa Việt Bỉ)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
Trong sữa có thể tồn dư tất cả các sản phẩm hóa học bao gồm thuốc
điều trị thú y, thuốc trừ sâu, chất phụ gia trong thức ăn Những chất tồn dư
đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, tất cả những sản
phẩm hóa học phải được sử dụng đúng trên nhãn mác và tuân thủ đúng và đủ
thời gian tồn dư thuốc, thời gian tồn dư thuốc. Thời gian tồn dư thuốc chính là
số ngày quy định con người không nên dùng sữa sau khi sử dụng các loại
thuốc kháng sinh để điều trị bò. Có thể tham khảo bảng thời gian thải trừ một
số loại thuốc kháng sinh của Macarop và Koraznob(1981) như sau:
Bảng 1.1: Thời gian thải trừ kháng sinh theo sữa ở bò
Kháng sinh
Liều/gia súc
(gam)
Thời gian
thải trừ
(giờ)
Kháng sinh
Liều/gs
(gam)
Thời gian
thải trừ

(giờ)
Tiêm bắp


Tiêm vào vú


Benzinpenicillin
0,25
0,5
2,00
6
6
12
Penicillin
0,1
0,5
1,5 - 3,0
36
48
60
Streptomycin
2,00
15
30
48
Streptomycin
0,1 - 0,5
5 - 7 ngày
Tetracycillin

1
12
Clotetramycin
0,05 -
0,1
0,2
36
54
Oxytetracycillin
2,5
12
Kanamycin
0,1 -0,2
60
Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước
dồn dập đưa tin về melamine có trong các sản phẩm sữa của Công ty Tam Lộc -
Trung Quốc, làm cho người dân hoang mang, doanh nghiệp lo lắng về sản
phẩm của mình. Khi người tiêu dùng sử dụng sữa có nhiễm melamine mà

×